Tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng: LỜI MỞ ĐẦU
Đối với hầu hết những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh có triển vọng đạt được lợi nhuận mong muốn, hạ thấp các chi phí và giá thành sản phẩm là điều được quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, một đòi hỏi tất yếu là vốn sản xuất kinh doanh cần được đảm bảo bằng tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà công ty đang kiểm soát.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, t... Ebook Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản của doanh nghiệp thuộc tài sản lưu động, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi các ngân hàng, công ty tài chính và tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền được xem như là mạch máu lưu thông của các doanh nghiệp và có tính linh hoạt rất cao nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán, nhu cầu mua sắm và chi phí.
Vì vậy, với tầm quan trọng của vốn bằng tiền cùng với sự mong muốn được tìm tòi học hỏi, đi sâu vào thực tế em đã chọn phần hành” Kế toán vốn bằng tiền “ trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Nội dụng phần hành của em gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp sản xuất
Phần II: Thực tế công tác vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê thị Hồng Liên
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1/ Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp thuộc tài sản lưu động, được tồn tại dưới dạng tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán.
2/ Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
Ở những doanh nghiệp có thu ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán, theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi ngoại tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển và tài khoản 007 ''Ngoại tệ các loại'' (Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
Đối với bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với bên Có của tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước, xuất trước.....)
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản Tiền mặt, Tiền gởi ngân hàng, Tiền đang chuyển và tài khoản 007 ''Ngoại tệ các loại'' (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính.
Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế.
Khi tính giá xuất của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho như sau:
Bình quân gia quyền
Nhập trước - Xuất trước
Nhập sau - Xuất trước
Giá thực tế đích danh
3/ Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán vốn bằng tiền
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất, sự luân chuyển của nó có liên quan đến hầu hết các giai đoạn của quá trình SXKD như: mua vật tư hàng hoá, thanh toán tiền mua dịch vụ phục vụ cho quá trình kinh doanh, thu tiền bán sản phẩm, dịch vụ…
Vốn bằng tiền là một bộ phận vốn lưu động quan trọng của các doanh nghiệp. Nó vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao dễ dàng chuyển đổi thành tài sản khác.
Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản của đơn vị.
Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động các loại vốn bằng tiền, giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê quỹ tiền mặt, các chứng phiếu có giá trị, vàng, bạc, kim khí đá quý ở quỹ của doanh nghiệp cũng như tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Mở sổ sách kế toán kể cả tổng hợp và chi tiết theo mẫu biểu đã quy định, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán và số thực tế để tránh nhầm lẫn mất mát do sai sót trong công tác kế toán.
II.NỘI DUNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1/ Kế toán tiền mặt
1.1/ Khái niệm, nguyên tắc hạch toán
a. Khái niệm:
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh nghiệp bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.
b. Nguyên tắc hạch toán:
Chỉ phản ánh vào TK111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí … thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Còn đối với khoản tiền thu được “chuyển nộp ngay” vào ngân hàng thì không được hạch toán vào TK113 “tiền đang chuyển”
Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý … do doanh nghiệp khác và các cá nhân ký cược, ký quỹ tại đơn vị thì trước khi nhập quĩ phải làm đầy đủ về cân, đo, đong, đếm và giám định chất lượng, niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ và được hạch toán hoàn toàn như các tài sản bằng tiền của đơn vị.
Chỉ được nhận xuất quỹ tiền mặt khi có phiếu thu, chi và có đầy đủ chữ ký của người nhận và người giao, người cho phép nhận xuất theo qui định của chế độ kế toán.
Kế toán quỹ tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh lãi khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc …và tính ra sổ tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Còn vàng bạc … nhận ký cược, ký quỹ phải có một sổ riêng để theo dõi.
Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý nhận, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc …hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch phải xác nhận nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết.
1.2/ Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán tiền mặt:
a. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu - Mẫu 02 - TT/BB
- Phiếu chi - Mẫu số 01 – TT/BB
- Bảng kê vàng bạc, đá quý - Mẫu số 06 – TT/HD
- Bảng kiểm kê quỹ - Mãu số 07a, 07b – TT/BB
b. Sổ sách kế toán:
* HTKT Nhật ký chung :
Sổ nhật ký thu tiền
Sổ nhật ký chi tiền
(Sổ nhật ký chung ), sổ cái TK 111
* HTKT Chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 111
* HTKT Nhật ký chứng từ :
Bảng kê số 1
NKCT số 1
Sổ cái TK 111
1.3/ Tài khoản sử dụng, kết cấu, nội dung phản ánh các tài khoản:
TK sử dụng chủ yếu (TK 111; TK 007;…)
TK 111 - Tiền mặt
Kết cấu và nội dung phản ánh TK111:
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc xuất quỹ
- Các khoản tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Chênh lệch giảm do đánh giá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ…
Số dư đầu kỳ:…
Bên Nợ:
-Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc..Nhập quỹ
-Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê
-Chênh lệch tăng do đánh giá lại tiền mặt có gốc ngoại tệ…
Số dư cuối kỳ: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có
Tài khoản 111 – Tiền mặt: có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 111(1) - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111(2) - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam.
Tài khoản 111(3) - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập xuất tồn quỹ.
Nguyên tắc hạch toán các khoản thu chi bằng ngoại tệ:
Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức, được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận). Về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố, tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt bằng ngoại tệ, kế toán còn phải theo dõi nguyên tệ trên tài TK 007- Ngoại tệ các loại (nguyên tệ).
TK 007- Ngoại tệ các loại
Kết cấu:
Bên Nợ:
Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ)
Số dư cuối kỳ:
Số dư ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (nguyên tệ)
Bên Có:
Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ)
Trên tài khoản này không quy đổi các ngoại tệ ra Đồng Việt Nam
TK 007 - Mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ mà Doanh nghiệp có.
1.4/ phương pháp hạch toán tiền mặt:
a. Hạch toán tăng tiền mặt
* Thu tiền nhập quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 511, 512, 515 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ và doanh thu tài chính
Có TK 711- Thu nhập khác
Có TK 131, 138, 141- Thu hồi các khoản nợ phải thu
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 128, 222 – Thu hồi tiền đầu tư
Có TK 144, 244 - Thu hồi các khoản ký cước, ký quỹ
*Thu ngoại tệ:
- DT, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ:
Kế toán quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi:
Nợ TK 111 (2) - Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Thanh toán Nợ phải thu bằng ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt:
+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(2) - Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 131; 136, 138 (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK131)
Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán Nợ phải trả (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản phải thu) thì số chênh lệch được ghi:
Nợ TK 111 (1112) - Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (Tỷ giá bình quân liên ngân hàng)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại.
- Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
Trường hợp có lãi ( Tỷ giá hối đoái tăng ) thì số chênh lệch tỷ giá ghi :
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131, 4132)
- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:
Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính :
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (4131)
Có TK 515 – Doanh thu tài chính
b. Hạch toán giảm tiền mặt:
* Chi quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 152,153, 156, 211 - Chi tiền mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định
NợTK 331, 311,315 - Chi tiền trả nợ cho người bán, vay ngắn hạn
NợTK 333, 334, 336 - Chi tiền thanh toán với nhà nước, với công nhân viên, với nội bộ
Nợ TK 112, 113 - Chi tiền gửi vào Ngân hàng, gửi qua bưu điện, nộp thuế…
Nợ TK 121, 221, 128, 222, 228 - Chi tiền đầu tư
Nợ TK 144, 244 - Chi tiền ký quỹ, ký cược
Nợ Các TK 621, 627, 641, 642, 635 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ......
Có TK 111 - Tiền mặt
* Chi ngoại tệ:
- Khi xuất quỹ ngoại tệ để mua tài sản, vật tư, hàng hoá và chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ:
+ Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, 623, 627, 642 (Tỷ giá giao dịch, tỷ giá bình quân liên ngân hàng)
Có TK 111(2) - Tiền mặt (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 112)
Có TK 515 – DTTC (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
+ Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(1112) - Tỷ giá giao dịch
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111(1112) - Tỷ giá hối đoái ghi trên sổ kế toán
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 007 - Ngoại tệ các loại
Khi xuất quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ để trả nợ cho người bán, nợ vay …
+ Nếu phát sinh lãi trong giao dich thanh toán nợ phải trả ghi:
Nợ TK 311, 315, 331, 336…(tỷ giá ghi trên sổ kế toán các TK nợ phải trả )
Có tk 111(2) - Tiền mặt (tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 1112)
Có TK 515 – Doanh thu tài chính (Số chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK 331 lơn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK1112)
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả ghi:
Nợ Các TK 311, 315, 331, 336 (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111(1112) - (tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn vào bên nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại.
Cuối kỳ kế toán, đánh giá lại số dư tiền mặt có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
+ Trường hợp bị lỗ (Tỷ giá hối đoái giảm) thì số chênh lệch tỷ giá ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá (TK 4131, 4132)
Có TK 111 - Tiền mặt (TK 1112)
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối doái đánh giá lại cuối năm:
+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào cuối năm tài chính:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 413 (4131) – Chênh lệch tỷ giá
* Sơ đồ hạch toán TK 111(1111) - Tiền mặt Việt Nam:
511,512,515,711
131,138,141,112
128,222,144,244..
TK 338(1)
152,156, 211,331
311,315,333, 334
112,121,144,621...
TK 138(1381)
(1)Nhập quĩ tiền mặt…
(3)Kiểm kê quĩ p/h thừa…
(2) Xuất quĩ tiền mặt…
(4)Kiểm kê quĩ p/h thiếu..
TK111(1111)-Tiền mặt
* Sơ đồ hạch toán TK 111(1112) - Tiền mặt (ngoại tệ):
131,136,138..
511,711
311,315,331,336..
156, 211, 642, 133..
635
635
515
515
413(4131)
(1)Thu ngoại tệ nhập quĩ
(2)Chi ngoại tệ
(3) KKê phát hiện thừa
(4) Kiểm Kê phát hiện thiếu
(5a) Đ/giá lại n/tệ vào cuối năm
(5b) Đ/giá lại n/tệ vào cuối năm
(Tỷ giá tăng)
(Tỷ giá giảm)
(Lỗ)
(Lỗ)
(Lãi)
(Lãi)
TK 413(4131)
TK338 (3381)
TK138 (1381)
TK111(1112)
(Đồng thời ghi Có TK 007)
(Đồng thời ghi Nợ TK 007)
2/ Kế toán tiền gửi ngân hàng:
2.1/ Khái niệm, nguyên tắc hạch toán:
a. Khái niệm:
Tiền gửi là số tiền mà gửi tại các ngân hàng, Kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…
b. Nguyên tắc hạch toán:
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo hoặc Bản sao kê ngân hàng, và khoản chênh lệch sẽ được hạch toán vào bên nợ TK 138 (1381)- Phải thu khác.(Nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn số liệu trên giấy báo hoặc hoặc bản sao kê Ngân hàng ) hoặc hạch toán vào bên có Tk 338 (3381) - Phải trả, phải nộp khác. ( Nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng)
Sang tháng sau, phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm ra nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
+ Toán tổng hợp sử dụng TK 112 - Tiền gửi ngân hàng để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của tiền gửi Ngân hàng (kho bạc hay công ty tài chính).
2.2/ Chứng từ, sổ sách sử dụng:
a. Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo Có
- Giấy báo Nợ
- Các bảng sao kê của Ngân hàng
Kèm theo các chứng từ gốc: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
b. Sổ sách kế toán:
*HTKT NK chung:
-Sổ NK thu tiền
-Sổ NK chi tiền
- (Sổ NKC), Sổ cái TK112
* HTKT Chứng từ ghi sổ:
- Chứng từ ghi sổ
- SổĐKCTGS, SổcáiTK112
* HTKT NKCT:
- Bảng kê số 2
- NKCT số 2
- Sổ cái TK112
2.3/ Tài khoản sử dụng, kết cấu, nội dung phản ánh
TKSD: Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”
* Kết cấu: (tương tự như TK 111)
+ Số dư đầu kỳ: các khoản tiền gửi tồn đầu kỳ
+ Bên Nợ: Các khoản tiền gửi tăng
+ Bên Có: Các khoản tiền gửi giảm
+ Số dư bên Nợ: Số tiền gửi hiện còn ở các ngân hàng
Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 112(1) - Tiền Việt Nam: Phản ánh các khoản tiền gửi Việt Nam đang gửi tại Ngân hàng
Tài khoản 112(2) - Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
Tài khoản 112(3) - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí, đá quý đang gửi tại Ngân hàng.
2.4/ Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng:
Hạch toán tăng tiền gửi ngân hàng:
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 112 (1121, 1122) - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 (1111, 1112) - Tiền mặt
Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán ghi :
Nợ TK 112 (1121, 1122) -Tiền gửi ngân hàng
Có TK 113 (1131, 1132) - Tiền đang chuyển
Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản :
Nợ TK 112 (1121, 1122) - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu khách hàng
Nhận lại tiền đã ký quỹ ký cược ngắn hạn hoặc dài hạn bằng chuyển khoản :
Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 144 - KÝ quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 - Ký cược, ký quỹ dài hạn
Nhận vốn góp liên doanh các đơn vị thành viên chuyển đến bằng tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Doanh thu bán hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp thu bằng chuyển khoản :
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711- Thu nhập khác
Căn cứ phiếu tính lãi của ngân hàng và giấy báo ngân hàng phản ánh lãi tiền gửi định kỳ :
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Khi có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng đến cuối tháng vẫn chưa tìm được nguyên nhân thì kế toán sẽ ghi theo số liệu của ngân hàng, khoản chênh lệch thiếu thừa chờ giải quyết:
Nếu số liệu trên sổ kế toán < số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 (3381) - Phải trả khác (Giá trị tài sản thừa chờ xử lý )
Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm ra nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
Hạch toán giảm tiền gửi ngân hàng:
Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tiền mua vật tư hàng hoá, tài sản cố định hoặc chi phí phát sinh đã được chi bằng chuyển khoản:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 213, 241
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Chuyển tiền gửi ngân hàng để đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:
Nợ TK 121- Chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn
Nợ TK 222 – Góp vốn liên doanh dài hạn
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Chuyển tiền gửi Ngân hàng để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến trả
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước
Nợ TK 338- Các khoản phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 341, 342 - Vay dài hạn, nợ dài hạn
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Chuyển tiền gửi ngân hàng để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn:
Nợ TK 144, 244 - Ký quỹ ký cược ngắn hạn, dài hạn.
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Khi có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng đến cuối tháng vẫn chưa tìm được nguyên nhân thì kế toán sẽ ghi theo số liệu của ngân hàng, khoản chênh lệch thiếu thừa chờ giải quyết:
Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng
Nợ TK 138 (1381) - Phải thu khác (Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm ra nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
Sơ đồ tổng quát kế toán tiền gửi ngân hàng:
111,113,131,144,244,411
511,515,711...
TK338 (3388)
TK112 (1121,1122)
TK138 (1388)
111,152,151,213
241,621,641,642..
635
635
515
515
413(4131)
413(4131)
(1)Nhận giấy báo có…
(3) Đối chiếu phát hiện thừa
(4) Đối chiếu phát hiện thiếu
(5a) Đgiá lại ntệ vào cuối năm
(5b) Đgiá lại ntệ vào cuối năm
(Tỷ giá tăng)
(Tỷ giá giảm)
(Lỗ)
(Lỗ)
(Lãi)
(Lãi)
(2)Nhận giấy báo nợ…
3/ Kế toán tiền đang chuyển
3.1/ Khái niệm:
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc, hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhung chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng .
3.2/ Chứng từ, sổ sách sử dụng:
a. Chứng từ sử dụng:
Phiếu chi
Giấy nộp tiền
Biên lai thu tiền
Phiếu chuyển tiền….
b. Sổ sách kế toán:
*HTKT NKCT:
-Bảng kê số 3
-NKCT số 3
-Sổ cái TK113
…….
3.3/ Tài khoản sử dụng, kết cấu, nội dung phản ánh
TK 113- Tiền đang chuyển
Số dư đầu kỳ:
Bên nợ: Các khoản tiền Việt nam, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng, gửi qua bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo và số chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại ngoại tệ đang chuyển cuối kỳ.
Số dư cuối kỳ: Các khoản tiền còn đang chuyển.
Bên có: Số tiền đang chuyển khi nhận được thông báo và số chênh lệch giảm tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại số dư ngoại tệ đang chuyển.
*TK 113 mở 2 tài khoản cấp 2:
- TK 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
- TK 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền ngoại tệ đang chuyển.
3.3/ Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Thu tiền bán hàng hoặc thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng, kho bạc không qua nhập quỹ, cuối kỳ chưa nhận được giấy báo của ngân hàng, kho bạc:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 131- Phải thu khách hàng
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng, nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng:
Nợ TK 113- Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
Làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng, bưu điện để thanh toán nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng :
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
Nhận được Giấy báo có của ngân hàng và khoản tiền đang chuyển ở kỳ trước:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 - Tiền mặt
Nhận được giấy báo về khoản nợ đã được thanh toán :
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được phản ánh tương tự như tiền mặt thay TK 1112 thành 1132).
Sơ đồ tổng quát kế toánTK 113 - Tiền đang chuyển:
TK 112
TK 331, 311, 315
TK 342
TK 333
TK 511 , 131
TK 112
(3)Xuất quỹ TM gửi vào NH nhưng
chưa có giấy báo Có (đến cuối tháng)
(7)NH báo Nợ về số tiền đã chuyển trả cho ngưòi bán,người cung cấp dịch vụ,người cho vay.. …
(8)Tiền đang chuyển trả vay dài hạn đã tới
(9)Tiền đang chuyển trả nợ dài hạn đã tới
(10)Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
TK 131- PTKH
(4)Khách hàng ứng trước tiền mua hàng bằng séc,DN đã nộp vào NH nhưng chưa nhận giấy báo Có
TK 138
(5)Thu nợ bằng séc nộp NH chưa nhận được giấy báo Có
TK 341
TK413
(1)Thu tiền BH,Thu nợ khách hàng
bằng TM hoặc séc nộp thẳng vào
Ngân hàng(không qua quỹ)trong khi chờ giấy báo Có của NH
(6)NH báo Có tiền đang chuyển
đã về TK của DN
TK 113-Tiền đang chuyển
TK413
TK 111
(2)NH làm thủ tục chuyển từ TKNH trả cho chủ nợ nhưng cuối tháng chưa nhận được giấy báo Có của NH
(11a)Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của ngoại tệ đang chuyển
(11b)Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của ngoại tệ đang chuyển
(Chênh lệch tỷ giá giảm)
(Chênh lệch tỷ giá tăng)
PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẰNG
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
1/ Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 22/01/1976 theo quyết định số 866/QĐUB do UBND tỉnh Quảng nam – Đà nẵng (cũ) ký thành lập Xí nghiệp nhựa Đà Nẵng, với diện tích 500m2 đóng tại 282 Hùng Vương – Đà Nẵng.
Khi mới thành lập đội ngũ cán bộ xí nghiệp chỉ có 15 nguời: 1 Giám đốc và 14 công nhân, trang bị máy móc còn thô sơ lạc hậu. Nhiệm vụ ban đầu xí nghệp là gom phế liệu, sàn lọc, say nhựa và tạo hạt đóng gói bán lại cho các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác làm nguyên liệu sản xuất. Nguồn vốn sử dụng chủ yếu của xí nghiệp là vốn vay.
Cùng với sự phát triển của công ty và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhà máy nhựa với sự giúp đỡ của cơ quan chủ quản đã chuyển sang cơ sở mới tại 199 Trần Cao Vân- TP Đà Nẵng (vào năm 1978) và hiện nay đổi thành 371 Trần Cao Vân- Q.Thanh Khê- TP Đà Nẵng, công trình được hoàn tất và đưa vào sử dụng trong năm 1981.
Cùng với sự vận động để hoà nhập nền kinh tế thị trường, xí nghiệp thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu một số sản phẩm theo giấy phép kinh doanh do Bộ Thương mại cấp ngày 16/02/1992; Ngày 20/11/1992 theo NĐ 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và quyết định số 3299/UBND. Ngày 27/11/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nhà máy Nhựa chính thức là một Doanh nhgiệp nhà nước và đổi tên thành Công ty Nhựa Đà Nẵng theo Quyết định số 1844/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ngày 20/11/1993.
Do xu hướng vận động chung của nền kinh tế và theo yêu cầu cổ phần hoá các Doanh Nghiệp nhà nước nên ngày 04/08/2000 theo Quyết định số 90/2000 QĐ- TTG và Nghị định số 03/2000/NĐCP ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/2001 Công ty Nhựa Đà Nẵng đã chính thức trở thành công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng .
Vốn điều lệ khi thành lập: 15 965 200 000 đồng (bắt đầu năm 2000)
Cơ cấu cổ đông:
+ Sở hữu khác : 65.06%
+ Sở hữu nhà nước : 31.50%
+ Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài : 3.44%
Các cổ đông lớn bao gồm:
Họ và tên
Số cổ phần
% sở hữu
Ngày cập nhật
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước(SCIC)
500.000
31.5
20/12/2006
Sở tài chính Đà Nẵng
250.000
0
01/01/2001
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
175.610
0
01/01/2005
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
151.300
0
10/04/2006
Trần Tiểu Phụng
34.850
0
01/01/1990
Đỗ Văn Lộc
5.100
0
03/05/2006
Nguyễn Thị Bàng
3.000
0
12/05/2006
Trần Quang Dũng
1.950
0
07/06/2006
Hà Thị Trang
350
0
17/08/2006
Ngày 09/11/2001 Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng cho công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Loại chứng khoán mà công ty phát hành là cổ phiếu 2 loại: Cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên.
Ngày 23/11/2001 Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DPC, vốn điều lệ khi thành lập: 15.965.200.000 đồng. Vốn điều lệ được chia làm: 1.596.520 đồng/ cổ phiếu. Với mệnh giá mỗi cổ phiếu 10.000 đồng.
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng và kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ ngành nhựa.
2/ Quá trình phát triển:
Qua hơn 25 năm hoạt động và không ngừng phát triển công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã khắc phục được nhiều khó khăn, từng bước đi lên mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm nhựa cho địa phương và khu vực. Sản phẩm của công ty từng bước hoàn thiện và thay thế hàng ngoại nhập tiến đến xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Những thành quả mà công ty đạt được:
Năm 1981 được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3
Năm 1986 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3.
Năm 1994 sản phẩm công ty được thưởng “Danh hiệu vàng” của công ty Quản lý chất lượng toàn cầu (GLOBAL QUALITY MANAGEMENT) là một trong những đơn vị hoạt động có hiệu quả với lượng hàng hoá sản xuất tăng trung bình hàng năm 5.9%.
Hiện nay, công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất bao bì các loại, đặc biệt là túi xốp cao cấp xuất khẩu, liên doanh sản xuất khung của nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì Ciment. Đặc biệt, đây là công ty độc quyền cung cấp nhựa HDPE cho chương trình “Cung cấp nước sạch cho nông thôn” của UNICEF với doanh số trung bình 2 triệu USD/ năm. Đồng thời công ty còn ký hợp đồng dài hạn sản xuất bao bì Ciment với các công ty Ciment Hải Vân, Chinfon…
Sau khi cổ phần hoá, công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. với chất lượng sản phẩm tốt và công tác sản xuất quy mô rộng, công nghệ mới (80% thiết bị ngoại nhập), công ty đã góp phần vào công cuộc chuyên môn hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp nhựa của thành phố Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung.
3/ Thị trường của công ty:
Trong nước: Đà Nẵng (40%), các tỉnh miền trung và Tây Nguyên (45%), thành phố HCM (15%).
- Xuất khẩu: sang các nước Châu Âu, Châu Á.
4/ Chiến lược phát triển:
Phát triển và duy trì hệ thống khách hàng sẵn có của công ty một cách ổn định và lâu dài.
Đẩy mạnh việc kinh doanh nguyên liệu hạt nhựa giúp cho công ty một mặt ổn định giá nguyên liệ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18003.doc