Kế toán tổng hợp tại Công ty Hatrosimex Thăng Long

Lời mở đầu Hệ thống kế toán là một trong những bộ phận quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong quá trình xử lý thông tin để tạo ra thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng. Để hiểu rõ cách làm việc và hạch toán của một hệ thống kế toán thì việc thực tập thực tế tại một công ty là rất cần thiết cho những sinh viên muốn tìm hiểu và học hỏi ngành kế toán. Chính vì vậy mà em đã xin đượ

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tổng hợp tại Công ty Hatrosimex Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thực tập tại một công ty sản xuất kinh doanh : Công ty cổ phần Hatrosimex Thăng Long. Dưới đây là những gì em đã học hỏi được tại công ty trong khi thực tập thực tế, dưới sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cô chú làm tại phòng Tài vụ – Công ty Hatrosimex Thăng Long. Vì trình độ nghiệp vụ còn non nớt nên trong bài có những phần thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Hatrosimex Thăng Long. 1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị. - Tên cơ quan : Công ty cổ phần Hatrosimex Thăng Long. - Địa chỉ : km 32 –Phủ Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. - Điện thoại : 043.765.8306. - Ngành nghề kinh doanh : Dệt may. Công ty cổ phần Hatrosimex Thăng Long được thành lập vào tháng 2/1982. Lúc đầu, công ty tên là Công ty Dệt kim Thăng Long. Công ty được sát nhập bởi hai xí nghiệp là xí nghiệp Cự Doanh và xí nghiệp may mặc Hà Nội do Sở Công nghiệp và uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định. Để tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, công ty đã phải trải qua nhiều giai đoạn với những khó khăn và thử thách : * Thời kỳ những năm 50. Trong những năm này, nền kinh tế nước ta còn dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tư nhân và một trong những doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng dệt kim. Người sở hữu doanh nghiệp lúc này là nhà tư sản Nguyễn Văn Can. Toàn bộ máy móc thiết bị đều được nhập trực tiếp từ Pháp và Anh. Cơ sở được đặt tại Hàng Quạt – Hà Nội. * Thời kỳ năm 1959 đến tháng 6/1982. Tháng 2/1959, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước là chủ trương chuyển đổi mọi loại hình thành phần kinh tế thành công thương nghiệp với hình thức công ty hợp doanh. Cơ sở sản xuất dệt kim bước sang một giai đoạn mới có sự đầu tư cũng như sự tham gia của nhà nước về quy mô và hình thức sản xuất. Công ty đổi thành xí nghiệp dệt Cự Doanh. Lúc này, công ty gồm hai cơ sở. Trụ sở chính của công ty vẫn đặt tại phố Hàng Quạt với dây chuyền sản xuất dệt may. Cơ sở hai đặt tại phố Trần Quý Cáp với nhiệm vụ tổng hợp sản xuất. Công ty đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều vì chủng loại phong phú. * Từ tháng 7/1982 đến 1986. Trong thời kỳ này, xuất phát từ thực tế khách quan là các xí nghiệp dệt may thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất nên sau nhiều lần hội thảo cân nhắc, UBND thành phố Hà Nội đã sát nhập xí nghiệp dệt Cự Doanh với xí nghiệp may mặc Hà Nội thành công ty Dệt kim Thăng Long. Khi quyết định được ký kết, hai xí nghiệp đã tổ chức lại dây chuyền sản xuất, bố trí phù hợp với các bước quy trình công nghệ của xí nghiệp để đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. *Thời kỳ năm 1986 đến 1992. ở thời kỳ này, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cũng có sự thay đổi về phương thức quản lý, được thể hiện trong quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Các doanh nghiệp đều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện thuận lợi đó, Công ty Dệt kim Thăng Long đã thu được những kết quả rất khả quan. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của công ty. Đặc biệt là trong quan hệ với các bạn hàng ở Đông Âu. Doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng lên đạt từ 10 đến 13 tỷ đồng, có năm lên đến 21 tỷ đồng. Năm 1992, khi Đông Âu sụp đổ, công ty đã gặp nhiều khó khăn lớn trong việc tìm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, công ty phải đối mặt với những thử thách như thiếu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng xuống thấp, đội ngũ công nhân dư thừa,…Đứng trước tình hình đó, công ty đã tìm cách tháo gỡ các khó khăn để đảm bảo cho quá trình sản xuất. *Thời kỳ 1992 đến nay. Đông Âu sụp đổ, gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn tìm mọi cách để phát triển công ty. Năm 2004, với chủ trương của thành phố Hà Nội, di dời các cơ sở doanh nghiệp ra ngoại thành. Công ty dệt kim Thăng Long với trụ sở chính tại 46 Hàng Quạt đã được thành phố ký quyết định di chuyển về huyện Từ Liêm – Hà Nội. Một lần nữa, công ty lại đương đầu với những khó khăn, thử thách. Sau khi đã ổn định sản xuất tại trụ sở mới, với những khó khăn như đường xá đi lại, đội ngũ công nhân lành nghề nghỉ việc do quá xa, công ty đã tìm cách vượt qua thử thách. Công ty đã tự trang bị một loại dây chuyền sản xuất mới. Đây là dây chuyền hiện đại bậc nhất hiện nay mà rất ít công ty tại Việt Nam áp dụng. Nhờ áp dụng dây chuyền hiện đại, tổ chức tìm kiếm thị trường, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và đạt thành tích đáng kể thông qua các chỉ số : TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Doanh thu Tr.đ 6.798 9.424 13.084 2 Thu nhập bình quân Ngh. đ 670 685 795 3 Lợi nhuận thực hiện Tr.đ 416 500 615 4 Giá trị KNXK USD 856.625 1.174.000 1.280.000 Và đầu năm 2009, công ty dệt kim Thăng Long đổi tên thành Công ty Cổ phần Hatrosimex Thăng Long. 2. Đăc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty chủ yếu làm các sản phẩm dệt kim từ dệt nhuộm hoàn toàn đến may thành phẩm. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính. * Phân xưởng dệt: Thực hiện công việc dệt vải mộc từ sợi nhập. Đây là khâu đầu tiên nhưng rất quan trọng. Vì chất lượng sản phẩn đầu ra cuối cùng của công ty phụ thuộc 36% vào chất lượng sản phẩm dệt. * Phân xưởng hoàn tất. Sau khi vải mộc được dệt sẽ được đưa sang đây để tẩy trắng hay nhuộm màu. Công việc này cũng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị hiếu màu sắc và định hình sản phẩm sau này. * Phân xưởng may: Sau khi qua phân xưởng hoàn tất, vay đưa sang phân xưởng may để hoàn thành sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng. Phân xưởng này gồm 4 bộ phận: Tổ may 1, tổ may 2, tổ may 3, tổ may 4. Việc phân chia này giúp cho sản phẩm may mặc được tỷ mỹ hơn, chuyên môn hơn. Được thể hiện qua sơ đồ. Giám đốc Phó Giám đốc Phân xưởng hoàn tất Phân xưởng may Phân xưởng dệt Tổ máy 1 Tổ máy 4 Tổ máy 2 Tổ máy 3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty Hatrosimex Thăng Long Dệt Đáo sợi Sợi Mạng vải Kiểm tra Kho vải mộc Vắt khô Làm sạch Tẩy, nhuộm Định hình Kiểm tra Sấy khô Kho vải thành phẩm Vải thành phẩm Cán May Kiểm tra Kho thành phẩm Kho thành phẩm Đóng gói Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, bộ máy quản lý được tổ chức ngày càng gọn nhẹ nhưng vẫn không hề làm giảm tính hiệu quả trong điều hành công việc. Bộ máy quản lý của công ty đã xác định được rõ được chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như xác định mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất được thể hiện qua sơ đồ: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ Tổ chức hành chính PGĐ Kế hoạch kinh doanh Kế toán trưởng PGĐ Kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Phòng Bảo vệ, Ytế Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kinh doanh Kế toán phân xưởng Kế toán công ty Phòng Kỹ thuật Phân xưởng Phân xưởng may Phân xưởng hoàn tất Phân xưởng dệt Qua sơ đồ trên, ta thấy bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp rất khoa học, gọn nhẹ và phù hợp với quy trình sản xuất của công ty. Ban Giám đốc điều hành chung toàn bộ công ty cùng với sự tham mưu của các phó giám đốc. Các phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng riêng của mình một cách độc lập, được sự quản lý của các phó giám đốc. Cụ thể các phòng có chức năng sau: - Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, sản xuất cho ba phân xưởng chính. Đưa ra các phương pháp sản xuất có hiệu quả, phù hợp với tình hình sản xuất tại các phân xưởng. Tiếp nhận, cải tiến thí nghiệm với các quy trình sản xuất mới, hiện đại. - Phòng Tổ chức hành chính: Phụ trách về mặt nhân sự cũng như là đời sống của công nhân viên. Đồng thời bao quát điều chỉnh về lao động và trả lương cho công ty. - Phòng Kế hoạch vật tư: Nhiệm vụ đưa vào các kế hoạch sản xuất, tìm kiếm và phân phát vật tư phù hợp cho các phân xưởng sản xuất. - Phòng Kinh doanh: Tìm kiếm và phát triển thị trường. Tìm các nguồn hàng cũng như bạn hàng mới cho công ty. - Kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi tài chính của từng phân xưởng một cách cụ thể. - Kế toán Công ty: Có nhiệm vụ tập hợp báo cáo của các kế toán phân xưởng. - Phòng Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty. 3. Tình hình chung về công tác kế toán ở doanh nghiệp. Công ty có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ các công tác ghi sổ chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, báo cáo… được thực hiện tại phòng kế toán. ở dưới các phân xưởng bố trí các nhân viên kinh tế thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất dưới phân xưởng rồi định kỳ gửi báo cáo lên phòng kế toán công ty. a. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán Nguyên vật liệu Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhân viên kinh tế phân xưởng Kế toán Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Kế toán Vốn bằng tiền Kế toán Tài sản cố định b. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên. - Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công việc. Có trách nhiệm chỉ đạo cho c ác nhân viên. Tổ chức kiểm tra công việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ, đúc rút kinh nghiệm, vận động sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ phối hợp với điều kiện của công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, tình hình mua, bán, vận chuyển bảo quản, nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá thực tế xuất kho, tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao và phân bổ khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí… tình hình trích lập và sử dụng các nguồn vốn. - Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu, chi tài chính bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi thành phẩm, chi phí gia công, tập hợp chi phí và tính giá thành xác định kết quả kinh doanh rồi tiến hành kê khai thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên để phối hợp với các bộ phận khác tính toán tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ - công nhân viên, trích bảo hiểm theo chế độ quy định, lập bảng thanh toán, phân bổ lương. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình nhập, xuất kho thành phẩm, xác định doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ thành phẩm. - Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu thu nhận và có kiểm tra xử lý sơ bộ các chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất tại phân xưởng rồi định kỳ báo cáo về phòng. - Thủ quỹ là người cùng với kế toán tiến hành hạch toán thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi, tồn của quỹ tiền mặt, bảo quản quỹ tiền mặt của công ty. c. Hình thức ghi sổ. Công ty áp dụng hình thức: Nhật ký chung để ghi sổ kế toán: + Sổ tổng hợp: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái + Sổ chi tiết gồm: - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết sản xuất kinh doanh - Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) - Sổ chi tiết thành phẩm, vật liệu, công cụ dụng cụ - Sổ chi tiết bán hàng - Sở chi tiết tạm ứng. - … Sơ đồ hình thức sổ kế toán nhật ký chung của công ty Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ tiền mặt Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Giải thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu d. Phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty. * Phương pháp hạch toán thuế GTGT. Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc nên thuộc đối tượng nộp thuế GTGT và Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Khi mua hàng hoá thì thuế đầu vào được hạch toán riêng trên tài khoản 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào không tính vào giá trị hàng hoá mua về. - Khi bán hàng có thuế GTGT thì số tiền thuế này không được hạch toán vào doanh thu bán hàng mà chỉ phải được coi là khoản thu hộ nhà nước và được hạch toán trên tài khoản 333. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: Kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo giá thực tế. + Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp: tổng chi phí + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp. + Phương pháp khấu hao TSCĐ. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm 12 tháng Mức khấu hao bình quân ngày = Mức khấu hao bình quân tháng tố ngày dương lịch trong tháng Hàng ngày, kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau: Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao TSCĐ phải trích đầutháng + Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán trong một kỳ của doanh nghiệp. A- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá NVL, CCDC 1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu. * Khái niệm: Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở, vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. * Đặc điểm: Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.2. Khái niệm, đặc điểm CCDC. * Khái niệm: Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động do không đủ điều kiện về giá trị hoặc thời gian để trở thành tài sản cố định. * Đặc điểm: Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mà vẫn giữ nguyên được hình thái, vật chất ban đầu trong quá trình tham gia vào sản xuất, giá trị CCDC bị hao mòn dần voà dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do CCDC hoặc có giá trị nhỏ, hoặc có thời gian sử dụng ngắn nên được sắp xếp vào loại tài sản ngắn hạn và được mua sắm dự trữ bằng vốn lưu động của doanh nghiệp giống như nguyên vật liệu. 1.3. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. a. Phân loại NVL. Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng nhiều loại NVL khác nhau, mỗi loại vật liệu được sử dụng có nội dung kinh tế, có tính chất và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất. Vậy để quản lý tốt vật liệu, ta phải tiến hành phân loại vật liệu. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu được chia thành các loại sau: - Vật liệu chính: Là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó cấu thành nên sản phẩm, là loại vật liệu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn như vải trong ngành may mặc,gỗ trong ngành nội thất… - Vật liệu phụ là loại vật liệu đóng vai trò phụ trong quá trình sản xuất, nó được sử dụng để tăng thêm chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc quản lý, bảo quản đóng gói sản phẩm như các loại nhãn, chai… - Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó cung cấp cho quá trình sản xuất đó nhiệt lượng, năng lượng như dầu, hơi đốt, khí nén,… - Phụ tùng thay thế là những bộ phận của máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp mua về để thay thế cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. - Thiết bị xây dựng cơ bản: Gồm các thiết bị, phương tiện lắp đặc vào công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. - Phế liệu: Là loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như gỗ, sắt, thép, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ. b. Phân loại CCDC. - Theo cách phân bổ chi phí, CCDC được chia làm 2 loại: + CCDC thuộc loại phân bổ một lần (100% giá trị tính vào chi phí) + CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần (phân bổ dần giá trị tính vào chi phí) - Theo nội dung của CCDC thì CCDC gồm: + Các loại bao bì kèm theo giá trị hàng hoá có tính giá riêng + Đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ + Các phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng + Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động + Các loại ván, khuôn, dàn giáo…. c. Đánh giá NVL, CCDC. * Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. - Giá thực tế nhập kho: Căn cứ vào từng nguồn nhập khác nhau, mà ta có cách khác nhau để xác định trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho. + NVL, CCDC nhập kho do mua ngoài. Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quả + Các khoản thuế không hoàn lại - Các khoản giảm trừ + NVL, CCDC nhập kho do nhập góp vốn liên doanh liên kết. Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá trị thoả thuận của các bên liên doanh + Chi phí phát sinh khác (nếu có) + NVL, CCDC nhập kho do biếu tặng, viện trợ không hoàn lại. Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá trên thị trường tương đương cùng loại + Chi phí khác (nếu có) + Nếu nhập kho do doanh nghiệp tự sản xuất Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Nếu nhập kho do doanh nghiệp thuê ngoài gia công, chế biến. Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Chi phí NVL + Chi phí thuê gia công + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản 2 chiều - Giá thực tế xuất kho. + Phương pháp nhập sau xuất sau (FìO) + Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) + Phương pháp đơn giá bình quân Giá mua bình quân = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Trị giá NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá mua bình quân * Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán NVL, CCDC xuất kho trong kỳ x Hệ số chênh lệch giá Hệ số chênh lệch giá = Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập kho trong kỳ Trị giá hạch toán tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán nhập kho trong kỳ 2. Kế toán tăng, giảm NVL - CCDC. Tài liệu của Công ty Thăng Long trong tháng 1/2008 như sau: I- Tồn đầu kỳ của vật liệu sợi là: STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sợi Kg 1.200 25.000 30.000.000 II- Trong tháng 1 năm 2008, vật liệu sợi thay đổi như sau: 1. Phiếu nhập kho số 04 ngày 03/1, hoá đơn GTGT 265.106, nhập sợi Công ty Dệt Phú Bài. STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sợi Kg 3.100 65.000 201.500.000 2. Ngày 6/1, xuất kho vật liệu sợi để sản xuất vải theo phiếu xuất kho số 03. STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sợi Kg 1.700 25.000 42.500.000 * Chứng từ: Mẫu số: 01 GTKT-322 Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 03 tháng 01 năm 2008 Số: 265 106 Đơn vị bán hàng: Công ty Dệp Phú Bài Địa chỉ: Hưng Yên Số tài khoản: 000320000008802 Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Phạm Văn A Tên đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Địa chỉ: Km 32 Phủ Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. Số tài khoản: 00021000002208 Hình thức thanh toán: Tiền mặt - chuyển khoản Mã số: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Sợi Kg 3100 65.000 201.500.000 Cộng tiền hàng 201.500.000 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 20.150.000 Tổng tiền thanh toán 221.650.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm hai mươi mốt triệu sáu trăm năm mười nghìn đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Địa chỉ: Từ Liêm - Hà Nội Mẫu số 01-VT QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC Phiếu nhập kho Ngày…. tháng …. năm Số: 04 Nợ: 152 Có: 331 Họ tên người giao hàng: Công ty Dệt Phú Bài Theo HĐ GTGT số 265106 ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Công ty Dệt Phú Bài. Nhập tại kho: Công ty Hatrosimex Thăng Long. TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư, sản phẩm hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Sợi kg 3.100 65.000 201.500.000 Cộng 201.500.000 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Địa chỉ: Từ Liêm - Hà Nội Mẫu số 02-VT QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC Phiếu xuất kho Ngày 06 tháng 01 năm 2008. Số: 03 Nợ: 621 Có: 152 Họ, tên người nhận hàng: Anh Long Địa chỉ: Bộ phận phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất Xuất tại kho: Hatrosimex Thăng Long Địa chỉ: Từ Liêm - Hà Nội. TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Sợi kg 1.700 1.700 25.000 42.500.000 Cộng 42.500.000 Ngày 06 tháng 01 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị * Sổ chi tiết NVL - CCDC Tên vật liệu: Sợi Quy cách phẩm chất ĐVT: kg Chứng từ Diễn giải Số lượng Tồn Ghi chú NT Số phiếu Nhập Xuất Nhập Xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 1. Số dư đầu kỳ 1.200 2. Số phát sinh 03/01 PN04 - Nhập kho sợi 3.100 06/01 PX03 - Xuất kho sợi 1.700 Cộng phát sinh 3.100 1.700 3. Dư cuối kỳ 2.600 * Sổ cái 152 NT Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Từ NKC Số tiền Nợ Có SH NT Trang Dòng 1. Số dư đầu kỳ 29.022.875 2. Số phát sinh 03/01 HĐ 265106 03/01 - Mua NVL nhập kho chưa thanh toán 331 01 01 201.500.000 06/01 PX 03 06/01 - Xuất kho NVL 621 01 04 42.500.000 Cộng phát sinh 201.500.000 42.500.000 3. Số dư cuối kỳ 588.022.875 * Sổ nhật ký chung. Nhật ký chứng (trích) Trang 01 NT Chứng từ Diễn giải STT dòng SH Tài khoản Số phát sinh SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang 320.000.000 320.000.000 03/01 PX 09 03/01 Nhập kho sợi 01 152 201.500.000 02 331 20.150.000 03 131 221.650.000 06/01 Px03 06/01 04 621 42.500.000 05 152 42.500.000 Cộng chuyển trang sau 580.150.000 584.150.000 B- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương. * Tiền lương là thù lao lao động mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo chất lượng và số lượng lao động mà họ đã đóng góp nhằm bù đắp hao phí, sức lao động, nhằm tái sản xuất sức lao động. - Ngoài tiền lương, công nhân viên chức trong doanh nghiệp còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp như tiền ăn ca, phụ cấp chức vụ… * Các khoản trích theo lương. - Bảo hiểm xã hội được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ % trên tiền lương cơ bản của côngn hân viên phát sinh trong tháng. Theo chế độ quy định, tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó, 15% tính vào chi phí sản xuất do chủ doanh nghiệp phải đóng, còn 5% người lao động phải nộp. Quỹ BHXY chỉ được dùng cho những việc sau: Trả cho người lao động trong trường hợp người lao động ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… - Bảo hiểm y tế: Được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ % trên tiền lương cơ bản của CNV phát sinh trong tháng. Theo chế độ quy định, tỷ lệ trích BHYT là 3%. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất do chủ doanh nghiệp phải đóng, còn lại 1% do người lao động phải nộp. Quỹ BHYT trả thay cho người lao động trong trường hợp người lao động ốm đau, phải nằm viện, được trả các khoản viện phí, thuốc men, tiền khám chữa bệnh… - Kinh phí công đoàn được hình thành từ việc trích theo tỷ lệ % trên tiền lương thực tế. Theo chế độ quy định, tỷ lệ trích chi phí công nhân là 2%, đều do chủ doanh nghiệp phải nộp và tính vào chi phí sản xuất. Kinh phí công đoàn được sử dụng cho hoạt động của tổ chức công đoàn, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động của tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT,… => Tóm lại: BHXH 20% 15% CPSX BHYT 3% 2% CPSX 19% KPCĐ 2% 2% CPSX 5% người lao động 6% 1% người lao động 2. Các hình thức tiền lương. Việc tính và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp đựơc thực hiện theo các hình thức tiền lương sau: * Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương trả cho người lao động, tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và tháng lương theo qui định. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, việc trích trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách: - Lương thời gian giản đơn là lương tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Việc tính lương thời gian có thể được đựa thành: lương tháng, lương ngày, lương giờ… - Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn, kết hợp chế độ tiền thưởng trong sản xuất. * Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành, đảm bảo yêu cầu và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. 3. Kế toán tiền lương và các khản trích theo lương. Đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Bộ phận: Bảng chấm công Tháng 01 năm 2008 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 … 26 27 28 29 30 31 32 33 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 … 26 27 28 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian 1 QĐ + + + + + + + + … + + + + + 22 2 QĐ + + + + + + + + … + + + + + 23 3 T.trưởng k k k k k k k k … k k k k k 22 4 CN k ô k k k k k k … k k k k k 23 5 CN k k k k k k k k … k k k k k 23 6 CN k k k k k k k k … k k k k k 23 7 T.trưởng k k k k k k k k … k k k k k 23 8 CN k k k k k k k k … k k k k k 23 9 CN k k k k k k k k … k k k k k 23 … … .. … … … … … … … … … … … … … … Cộng Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: - Lương SP: K - Nghỉ phép: P - Tai nạn: T - Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H - Lao động nghĩa vụ: LĐ - ốm: ô - Nghỉ bù: NB - Con ốm: C ô - Nghỉ không lương: Ro - Thai sản: TS - Ngừng việc: N Đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Bảng tổng hợp tiền lương Tháng 01 năm 2008 Phòng ban Số lương phải trả Khen thưởng, phụ cấp Tổng cộng Tạm ứng kỳ I Còn lĩnh Phòng tổ chức hành chính 4.863.744,2 612.000 5.475.744,2 2.000.000 3.475.744,2 Phòng tài chính 5.801.165 705.000 7.506.165 2.500.000 5.006.165 Phòng dịch vụ 1.725.277,98 150.000 1.881.277,98 1.000.000 881.277,98 Phân xưởng I 32.416.300 2.096.800 34.513.100 18.500.000 16.013.100 Phân xưởng II 24.763.339,88 1.945.700 26.709.099,88 14.500.000 12.209.099,88 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Hatrosimex Thăng Long Mẫu số: 11-LĐTL Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Tháng 01 năm 2008 TT Ghi có TK Đối tượng SD (ghi nợ TK) TK334- Phải trả cho CNV TK338- Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Cộng Có TK334 KPCĐ (3382) BHXH (3383 BHYT (3384) Cộng TK 338 (3382, 3384, 3384) 1 Phòng Tổ chức hành chính 4.863.744,2 612.000 5.475.744,2 109.514.884 821.361,63 109.514.884 1.040.391,4 6.516.135,6 2 Phòng tài chính 6.801.165 705.000 7.506.165 150.123,3 1.125.924,75 150.123,3 1.426.171,35 8.932.336,35 3 Phòng dịch vụ 1.713.277,98 150.000 1.881.277,98 37.625,6 282.191,7 37.625,6 357.442,9 2.238.720,9 4 Phân xưởng I 32.416.300 2.096.800 34.513.100 69.262 5.176.695 690.262 6.557.489 41.070.589 5 Phân xưởng II 24.763.339,88 1.945.700 26.709.039,88 534.182 534.182 534.182 5.074.729 31.783.829,9 Người lập bảng (Ký) Kế toán trưởng (Ký) * Sổ cái 338 Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Từ NKC Số tiền SH NT Trang Dòng Nợ Có 1. Số dư đầu kỳ 0 2. Số phát sinh Cộng phát sinh 21.758.906,5 3 Số dư cuối kỳ 21.758.906,5 C- Kế toán TSCĐ 1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, đánh giá TSCĐ. 1.1. Khái niệm. - TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ, sản xuất ra trong kỳ. 1.2. Đặc điểm của TSCĐ. - Là tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh giá trị dịch chuyển vào sản phẩm, lao vụ bằng hao mòn. - Có 2 loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình * TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. - Đặc điểm của TSCĐ hữu hình: Là hình thái vật chất cụ thể, sau khi tham gia vào quá trình kinh doanh, vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và giá trị tài sản bị giảm do được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mà TSCĐ đó tham gia sản xuất. - Một TSCĐ phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm + Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành * TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, CC dịch vụ hoặc cho thuê, phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ. - Đặc điểm của TSCĐ vô hình: Không có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ vô hình có đủ 4 điều kiện như trên 1.3. Đánh giá, phân loại TSCĐ. a. Đánh giá TSCĐ TSCĐ mua sắm = Giá mua + CP vận chuyển, lắp đặt chạy thử + Thuế, phí (lệ phí) (không được khấu trừ) - Các khoản giảm trừ (nếu có) - Giá trị của TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá, để xác định giá trị ở những thời điểm nhất định, theo những nguyên tắc chung. - Giá trị ban đầu (nguyên giá của TSCĐ) + Các xác định nguyên giá TSCĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh * Trong TSCĐ do mua sắm Nguyê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36968.doc
Tài liệu liên quan