Kế toán tổng hợp ở Xí nghiệp Hoá Dược

lời nói đầu Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo cơ cấu kinh tế thị trường, phát triển theo định hướng XHCN để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy đảng và nhà nước ta luôn chú trọng quán triệt các chủ trương, chính sách của mình vì chế độ quản lý kinh tế và khuyến khích trong quá trình quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xí nghiệp Hoá Dược là một doanh nghiệp nhà

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tổng hợp ở Xí nghiệp Hoá Dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước thuộc tổng công ty Dược Việt Nam thuộc bộ Y tế là một Xí nghiệp sản xuất các sản phẩm Hoá Dược cho toàn miền Bắc. Hoà nhập với guồng máy hoạt động của nền kinh tế Xí nghiệp Hoá Dược đã có nhiều bước chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ngày càng vững mạnh tiếp cận cạnh tranh với thị trường. Trong quá trính sản xuất Xí nghiệp Hoá Dược rất quan tâm đến công việc xây dựng, tổ chức công tác kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Coi đây là vấn đề căn bản gắn chặt với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, từ đó có những thông tin chính xác kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhận thức đúng vai trò phần hành kế toán này, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Hoá Dược với kiến thức đã được học và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Phương Lan và các cô chú trong phòng tài vụ. Mặc dù đã rất cố gắng và tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống bộ máy kế toán và bộ máy sản xuất thông qua việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ của thầy cô, cán bộ trong Xí nghiệp và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Tình hình thực hiện công tác hạch toán kế toán tại xí nghiệp hoá dược Phần I Kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định I. Khái quát chung về tài sản cố định. 1. Khái niệm tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, nhà nước quy định giá trị thời gian phù hợp với yêu cầu quản lý quốc giá trong từng thời kỳ nhất định. 2. Đặc điểm. Về hình thái vật chất tài sản cố định của một doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Vậy tài sản cố định của xí nghiệp Hoá dược chủ yếu là tài sản cố định hữu hình nên nó mang đầy đủ 3 đặc điểm của tài sản cố định là: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định hữu hình có đặc điểm sau: + Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng phải loại bỏ. + Giá trị tài sản cố định được khấu hao dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Tài sản cố định vô hình cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng. 3. Vai trò. Xí nghiệp Hoá Dược là một xí nghiệp sản xuất mà nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra các loại sản phẩm dược có tính dược điểm rất cao vì sản phẩm hoá dược bao gồm nhiều loại có tính chất đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người nên quy trình công nghệ sản xuất phải đảm bảo khép kín, sản phẩm xuất xưởng không thể có sản phẩm loại II mà phải là sản phẩm loại I, dây chuyền sản xuất theo quy trình công nghệ được dựa trên các phản ứng hoá học, cho nên về định mức vật tư, nguyên vật liệu cho từng sản phẩm phải được cụ thể cho từng loại vật tư, từng mặt hàng kể cả nguyên vật liệu chính cũng như nguyên vật liệu phụ. Trên đây là các loại nguyên vật liệu và các sản phẩm của xí nghiệp như: CaCl2, Na2SO4, HClP, DEP nước, NaCl tiêm, … Do đó tài sản cố định của xí nghiệp ngoài mặt bằng sản xuất và các phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất. Hơn nữa đứng trong nền kinh tế thị trường, do nhu cầu ngày càng cao của thị trường sản xuất kinh doanh cũng như đòi hỏi về vật chất về chất lượng sản phẩm phải có tính dược điển cao. II. Chứng từ sổ sách phương pháp tổng hợp và chi tiết của tài sản cố định, cách đánh giá tài sản cố định. Dựa vào chứng từ mua hoặc thanh lý khấu hao tài sản cố định kế toán tài sản cố định làm căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết tài sản cố định, kế toán mở từng trang sổ cho từng loại tài sản cố định riêng. - Chứng từ và sổ sách phải lập theo đúng quy định trong chế độ này và ghi chép đầy đủ kip thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Chứng từ kế toán bao gồm hai loại hệ thống. + Hệ thống bắt buộc. + Hệ thống hướng dẫn. - Chứng từ kế toán phải được lập ra những nguồn chịu trách nhiệm và đầy đủ số liệu theo quy định. Ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ số liệu theo quy định các yếu tố, gạch bỏ phần để trống. Các loại sổ sách. - Sổ kế toán gồm: Sổ của phần kế toán tổng hợp và sổ của phần kế toán chi tiết. + Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác. + Sổ kế toán chi tiết gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Sổ nhật ký chứng từ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán trong một đơn vị thời gian. - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các TK, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các TK đối ứng nợ. - Kết hợp chặt chẽ các nghiệp vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Nhật ký chứng từ phải mở từng tháng một, hết mỗi tháng phải khoá sổ nhật ký chứng từ cũ, mở nhật ký chứng từ mới cho tháng sau. Mỗi lầm mở phải chuyển sổ khi cần thiết từ nhật ký chứng từ cũ sang nhật ký chứng từ mới theo yêu cầu cụ thể của từng TK. Tóm tắt nội dung. + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Sổ cái dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, niên độ kế toán theo các TK kế toán, số liệu kế toán trên sổ cái, trên sổ cái phản ánh tình hình tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ cái phải ghi đầy đủ các phần như: + Ngày tháng ghi sổ. + Số liệu và ngày lập chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Tóm tắt nội dung kế toán của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Số tiền của nghiệp vụ phát sinh ghi vào bên nợ hoặc có của TK. - Sổ chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. - Bảng kê: Gồm có 10 bảng kê được đánh giá thứ từ bảng kê 1 đến bảng kê 11 (Không có bảng kê 7). Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể hoàn thành trực tiếp trên nhật ký chứng từ được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê, cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào nhật ký chứng từ có liên quan. Bảng kê có thể được mở theo vế Có hoặc vế Nợ của các tài khoản, có thể kết hợp phản ánh các số ghi hàng tháng, số phát sinh Nợ, phát sinh Có trong tháng và số dư cuối tháng, … Phục vụ cho điều tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối tháng. Số liệu bảng kê không sử dụng cho sổ cái. Hình thức sổ kế toán quy định của doanh nghiệp là hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. 1. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định tại xí nghiệp Hoá Dược. Xí nghiệp đã ứng dụng phần mềm tài chính kế toán vào việc tính toán và ghi chép theo sổ sách các nghiệp vụ khác có liên quan hàng ngay. Cuối kỳ kế toán viên lập các bút toán đối chiếu, kết chuyển số liệu căn cứ vào sổ sách kế toán có liên quan và các nghiệp vụ được nhập vào máy hàng ngày, máy sẽ tự động xử lý các thông tin theo yêu cầu người sử dụng mà các thông tin cần thiết sẽ được in thành các báo cáo cần thiết như: Sổ cái TK 211, TK 214 thẻ và sổ chi tiết, báo cáo tài chính. Theo dõi tình hình biến động ở xí nghiệp kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 211 – Tài sản cố định hữu hình. TK 214 – Hao mòn tài sản cố định. TK 241 - Đầu tư xây dựng cơ bản Và một số TK khác: TK 111, 112, 331, 627, 642. 1.1. Kế toán tăng tài sản cố định. Xí nghiệp Hoá Dược, tài sản cố định tăng chủ yếu là do mua sắm mà mua bằng nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung và các nguồn vốn khác. Ngoài ra tài sản cố định có thể tăng do thay thế thiết bị của dây chuyền sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Ghi tăng nguyên giá tài sản cố định. Nợ TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 111, 112: Thanh toán ngay (Kể cả phí tổn mới). Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng. Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư. Nợ TK 441: Đầu tư bằng xây dựng cơ bản. Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư. Có TK 411: Nếu tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Kế toán giảm tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng có một số tài sản cố định trở nên lạc hậu, cũ kỹ do hiệu quả sử dụng không còn cao để thu hồi vốn và để có điều kiện mua sắm tài sản cố định mới tiên tiến hơn có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp tiến hành thanh lý nhượng bán tài sản đó căn cứ vào tình hình cụ thể kế toán phản ánh các bút toán sau: Kế toán giảm tài sản cố định do nhượng bán. Bt1: Xoá sổ tài sản cố định nhượng bán. Nợ TK 2141: Giá trị hao mòn. Nợ TK 821: Giá trị còn lại. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Bt2: Doanh thu nhượng bán tài sản cố định. Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. Có TK 721: Doanh thu nhượng bán. Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra phải nộp. Bt3: Các chi phí nhượng bán khác. Phát sinh liên quan đến nhượng bán. Nợ TK 821: Tập hợp chi phí nhượng bán. Có TK 331, 111, 112, … Kế toán giảm tài sản cố định do thanh lý. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán: Bt1: Xoá sổ tài sản cố định. Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định. Nợ TK 821: Giá trị còn lại. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Bt2: Số thu hồi về thanh lý. Nợ TK 111, 112: Thu hồi bằng tiền. Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho. Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua. Có TK 3331: Thuế VAT phải nộp (nếu có). Có TK 721: Thu nhập về thanh lý. Bt3: Tập hợp chi phí thanh lý. Nợ TK 821: Chi phí thanh lý Có TK 111, 112, 331. Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ. Trong trường hợp này kế toán cần phải căn cứ vào giá trị của tài sản cố định để ghi các bút toán cho phù hợp. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 627, 641, 642: Tính vào các chi phí. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa và chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 142: Giá trị còn lại. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Nếu tài sản cố định còn mới, chưa sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 153: Nếu xuất kho. Nợ TK 142: Nếu đem sử dụng. Có TK 211: Nguyên giá tài sản cố định. Giảm do góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định. Những tài sản cố định gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý doanh nghiệp nữa lên được coi như khâu hao một lần phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của tài sản cố định góp vốn sẽ được ghi vào bên Nợ hoặc bên Có TK 412 “chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định”. Nợ TK 222 – Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn. Nợ TK 128 - Giá trị vốn góp liên doanh gắn hạn. Nợ TK 2141 – Giá trị hao mòn. Nợ hoặc Có TK412 – Phần chênh lệch Có TK 211 – Nguyên giá. Từ biểu tăng giảm tài sản cố định trên ta thấy xí nghiệp có thực hiện tăng tài sản cố định do mua sẵm mới phương tiện vận tải. Kế toán hạch toán: Nợ TK 211: Có TK 112 Nguồn dùng để mua sắm dùng quỹ phát triển kinh doanh. Kế toán ghi đồng thời bút toán kết chuyển nguồn: Nợ TK 414 Có TK 411 2. Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định ở xí nghiệp Hoá Dược. Việc tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định của công nhân được căn cứ vào cách phân loại tài sản cố định và cơ chế tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như sau: Mặc dù có 3 tiêu thức phân loại tài sản cố định nhưng chủ yếu xí nghiệp theo dõi chi tiết tài sản cố định dựa trên việc phân loại theo hình thái biểu hiện và cụ thể là theo dõi tài sản cố định hữu hình. Bên cạnh đó cơ cấu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là các phân xưởng, tổ đội nên việc lập kế toán chi tiết tài sản cố định là: + Tình trạng tài sản cố định. + Nguyên giá tài sản cố định. + Hao mòn tài sản cố định. + Giá trị còn lại tài sản cố định 3. Kế toán khấu hao tài sản cố định. Theo thông tư hướng dẫn của cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp về việc đăng ký mức chiết khấu hao tài sản cố định trong 3 năm 1999, 2000, 2001. Cách tính khấu hao theo thời gian sử dụng của tài sản cố định tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn mức khấu hao nhanh hay chậm để tính theo thời gian sử dụng tối thiểu của tài sản cố định cụ thể: Trong tháng 10/2001 xí nghiệp mua một phương tiện vận tải theo hoá đơn thì giá trị ban đầu của nguyên giá tài sản là 420.178.000 theo hệ số mua vào của công ty sản xuất ô tô (Toyota) thì thời gian sử dụng ít nhất 10 năm, thời sử dụng tối đa là 18 năm. Vì vậy, doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao trong một năm của phương tiện đó là: 420.178.000/18= 23.343.222 kế toán căn cứ vào bảng đăng ký đã được duyệt làm cơ sở để làm khấu hao cho năm 2002. 4. Kế toán hao mòn và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định, quản lý vốn khấu hao. Hiện nay, việc trích khấu hao tài sản cố định tại xí nghiệp Hoá Dược đang thực hiện theo số 166/199 ngày 30/12/1999 BTC. 4.1. Nguyên tắc khấu hao. Hiện nay xí nghiệp trích khấu hao theo năm. Mức trích khấu hao tài sản cố định trung bình được xí nghiệp đăng ký với cục quản lý và tài sản cố định nhà nước và xí nghiệp. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. + Khấu hao tài sản cố định tăng trong tháng này là do tài sản cố định tăng từ tháng trước. + Khấu hao tài sản cố định giảm trong tháng này là do tài sản cố định giảm từ tháng trước. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc tính toán khấu hao, ghi chép và theo dõi trên các sổ mà các xí nghiệp tính và trích khấu hao tài sản cố định theo quý. Nhưng nếu có tăng hoặc giảm tài sản cố định thì tài sản cố định đó sẽ được trích hay thôi trích khấu hao ngay trong tháng đó theo số tháng sử dụng còn lại. Điều này sẽ đảm bảo cho việc trích khấu hao được đầy đủ kịp thời và đầy đủ với quy định của nhà nước. 4.2. Phương pháp tính khấu hao. Khi tính giá thành cho sản phẩm hoặc mặt hàng thì kế toán phải trích khấu hao cho từng tiêu thức cần phân bổ đó. Thiếu Tại phòng kế toán, kế toán tài sản cố định đã làm tốt tất cả mọi yêu cầu của cấp trên giao cho. Các chỉ tiêu và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Căn cứ vào hoá đơn kiêm lý lịch máy móc thiết bị nếu mua bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình. Có TK 111, 112 + Mua cũ: Căn cứ vào hóa đơn, đơn vị bán bàn giao quy định. Nợ TK 211 Có TK 112 + Khấu hao: Nợ TK 211: Số khấu hao cũ. Có TK 214 + Khi góp vốn liên doanh cho thuê tài sản cố định. Nợ TK211 Có TK 241 4.3. Quản lý vốn khấu hao. Thường được tiến hành từ hai nguồn. Nguồn vốn ngân sách cấp Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Nguồn vốn ngân sách cấp mà doanh nghiệp đã khấu hao hết thì ta có thể lấy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để kinh doanh tiếp. Căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định là căn cứ để xác định các quy định tài chính về đầu tư khấu hao, đòi hỏi phải chính xác kịp thời. Trước khi lập cần xác định tổng giá trị tài sản cố định hiện có vào đầu năm khấu hao. Cơ cấu theo nguồn hình thành của giá trị đó và phạm vi tài sản cố định cần tính. Khi mua mới tài sản cố định kế toán cũng phải mở trang sổ riêng và tiến hành tính khấu hao tài sản cố định cho tài sản đó. Đồng thời vào sổ theo định khoản. Nợ TK 211, 213: Tài sản cố định hữu hình Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 5. Kế toán sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cố định, nguồn vốn sửa chữa lớn. Xí nghiệp Hoá Dược có bộ phận riêng chuyên sửa chữa những hư hỏng, không đòi hỏi kỹ thuật cũng như chi phí quá lớn. Đối với những sai hỏng không thể sửa chữa được thì xí nghiệp tiến hành sửa chữa. Vì thực tế công việc sửa chữa không nhiều nên doanh nghiệp tiến hành hạch toán giống nhau cho tất cả các loại hình sửa chữa như sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa nâng cấp, … Tài sản cố định trong thời gian sửa chữa phải ngừng hoạt động sản xuất. Các chi phí phát sinh trong sửa chữa thường xuyên được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất nơi có tài sản cố định để sửa chữa. Nợ TK 627, 641, 642, 241, … Có TK 111, 112 Do tính chất và mức độ hư hỏng của tài sản cố định nhằm khôi phục lại chức năng hoạt động của tài sản cố định. Người ta sửa chữa tài sản cố định thành hai loại: + Sửa chữa thường xuyên. + Sửa chữa lớn. Sửa chữa lớn tài sản cố định có nhiều phương thức tiến hành có 3 loại sửa chữa lớn. + Sửa chữa lớn theo phương thức tự làm. + Sửa chữa theo phương thức sản xuất phụ đảm nhiệm. + Sửa chữa theo phương thức cho bên ngoài nhận thầu hợp đồng. Sửa chữa phải có bản nghiệm thu và trả tiền mặt. Kế toán ghi Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 111, 112 Cuối năm tập hợp chi phí hạch toán tăng tài sản. Nợ TK 211 Có TK 111, 112 Tập hợp chi phí phát sinh sửa chữa lớn. Nợ TK 241 Có TK 111, 112 Khi công việc sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, khi hoàn thành các chi phí được kết chuyển sang tổng số chi phí sửa chữa lớn đã hoàn thành. Đối với sửa chữa nhỏ thì kế toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn sửa chữa lớn thì lấy từ nguồn vốn nhà nước cấp hoặc vốn tự có. 6. Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản, thanh lý, cho thuê, nhượng bán tài n cố định (nếu có), tài sản cố định đi thuê. Khi thanh lý tài sản cố định phải quyết định về việc thanh lý tài sản cố định đơn vị phải thành lập ban thanh lý, lập biên bản thanh lý được lập do ban thanh lý lập nên. Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản: Một biên bản được chuyển cho kế toán tài sản cố định để theo dõi nghi sổ. Một biên bản được lưu vào phòng tổ chức hành chính. Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ liên quan (phiếu thu) kế toán ghi sổ: Nợ TK 214: Phần giá trị hao mòn Nợ TK 821: Phần giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền thu được. Có TK 721 Nợ TK 821: Phần chi phí thanh lý tài sản cố định Có TK 111, 112, … Đối với kế toán nhượng bán. Khi nhượng bán tài sản cố định để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn căn cứ và chứng từ nhượng bán hoặc chứng từ thu tiền nhượng bán tài sản cố định số tiền đã thu hoặc phải thu của người mua kế toán ghi Nợ TK 111, 112 Có TK 721: Các khoản thu nhập bất thường. Tài sản cố định nhượng bán là những tài sản không cần dùng đến hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán phải đầy đủ các thủ tục cần thiết. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định, phản ánh đầy đủ giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm giá, giá trị đã hao mòn. Nợ TK 214: Nguyên giá. Nợ TK 821: Chi phí bất thường. Có TK 211 Các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhượng bán tài sản cố định được tập hợp vào bên Nợ TK 821. Đối với tài sản cố định đi thuê chủ yếu là các máy móc thiết bị nhưng thời gian sử dụng không kéo dài (chỉ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc một thời gian nhất định) nên doanh nghiệp không tiến hành trích khấu hao mà chi phí thuê đó được trích tiếp vào chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng tài khoản liên quan. 7. Ưu điểm và tồn tại của kế toán tài sản cố định tại đơn vị và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định của doanh nghiệp. Về hạch toán quản lý tài sản cố định. + Công tác quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp được phân loại một cách rõ ràng, phù hợp với yêu cầu sử dụng. Việc theo dõi bảo trì tài sản tương đối là chặt chẽ, không bị hỏng hóc hay thiếu hụt làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh. + Công tác kế toán tài sản cố định: Được phản ánh theo dõi tình hình biến động một cách chặt chẽ, sát sao, nó được phản ánh trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp mà các phân xưởng, tổ đội rõ ràng, chính xác. Tại doanh nghiệp số tài sản cố định được trích khấu hao cho từng bộ phận nên phần nào đã giảm bớt được tính phức tạp và ghi chép trùnglập. Việc trích khấu hao đó cho các bộ phận theo từng quý rõ ràng, đơn giản, phụ vụ tốt cho nhu cầu quản lý tài sản, quản lý chi phí sản xuất cũng như phân tích hoạt động sản xuất doanh nghiệp của toàn doanh nghiệp. Phần II Kế toán thu mua, nhập xuất và dự trữ vật liệu chi phí vật liệu trong sử dụng. Nguyên tắc hạch toán vật liệu. Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vật liệu có nhiều chủng loại khác nhau thường xuyên biến động nên việc hạch toán vật liệu phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau: Phải mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm, từng loại, từng thứ vật liệu cả về hiện vật lẫn giá trị. Phải thống nhất phương pháp tính giá vật liệu. 1. Phương pháp chứng từ và tập hợp chi phí vật liệu. Các chứng từ được hạch toán vật liệu tại xí nghiệp bao gồm: - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư theo hạng mức. - Đơn vị giao cho bộ phận tổ chức lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Căn cứ vào nhu cầu khối lượng, số lượng công việc và thời gian. - Đưa hàng về nhập kho, thủ kho phải tiến hành nhập kho theo số lượng thực nhập vào sổ chi tiết cho từng loại vật liệu, theo dõi cuối tháng lên phiếu nhập kho báo cáo về phòng tài chính kế toán, từ đó căn cứ vào phiếu nhập kho để lập báo cáo xem số lượng hoá đơn giữa khối lượng thực nhập để tiến hành tính nhập kho: Giá gốc, chi phí vận chuyển, chi phí bốc rỡ, chi phí thu mua thực tế nhập kho. Doanh nghiệp bố trí số lượng nguyên vật liệu nhập kho đến đâu thì sử dụng ngay đến đó không có dự trữ hoặc nếu có dự trữ là rất ít, phương pháp tập hợp chi phí được tính theo giá thực tế khi nhập kho vật liệu về. - Đem hàng về nhập kho, thủ kho của xí nghiệp cho tiến hành nhập kho theo số lượng thực nhập vào sổ chi tiết vật liệu, theo dõi cuối tháng, phiếu nhập kho báo về phòng tài chính kế toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu mua hàng vật tư xem số lượng giữa hoá đơn thực tế tiến hành nhập kho theo: giá gốc, chi phí vận chuyển, chi phí bốc rỡ, chi phí thực tế nhập kho. Sau đây là phiếu nhập kho của tổ BaSO4 tháng 2/2002. Phiếu nhập kho TT Tên, nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Định mức Thực nhập 1 2 3 4 Na2SO4 HCI CN H2SO4 KMnO4 Kg Kg Kg kg 2.55 075 85 1 2.55 075 85 1 1.346 1.450 2.235 17.662 3.342.300 108.750 289.975 17.662 Tổng 3.650.787 Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: - Một liên thủ kho gửi để làm bảng kê, báo cáo, thẻ kho. - Một liên chuyển về phòng tài vụ của xí nghiệp để theo dõi hạch toán Sau khi nhập kho vào thẻ kho đơn vị mỗi loại vật tư: Cụ thể phiếu nhập kho trên thủ kho lập thẻ kho cho từng loại vật tư: Đơn vị: Xí nghiệp Hoá Dược Địa chỉ: 273 – Tây Sơn - Đống Đa – Hà Nội. Thẻ kho Chứng từ Diễn giải Ngày nhập- Xuất Nhập Xuất Tồn Ký nhận Số Ngày tháng 01 26/026/0 Nhập cho Bích Hà Xuất cho tổ BaSO4 26/02 28/02 85 85 15 5 Tồn cuối tháng 20 Thẻ kho nhằm mục đích theo dõi số lượng nhập xuất, tồn cho từng thứ nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm từng kho. Phòng kế toán lập thẻ kho và ghi các chỉ tiêu: tên nhãn, tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Cuối tháng sau khi hoàn thành báo cáo sử dụng vật tư với số lượng lĩnh dùng, còn của tất cả các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, … để gửi lên cho phòng kế toán. Sau khi đưa lên phòng kế toán, phòng kế toán lấy số liệu tổng hợp lập nên bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu. Căn cứ vào tồn đầu kỳ và nhập đầu kỳ để tính giá xuất vật liệu: Đơn giá bình quân của Giá trị từng loại NVL Giá trị từng loại từng nguyên vật liệu = tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ xuất trong kỳ Số lượng từng loại NVL Số lượng từng loại tồng đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ Cụ thể dưới đây là (bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu tháng 2) được căn cứ từ “bảng sử dụng nguyên vật liệu” rồi sau đó phòng tài vụ tổng hợp đối chiếu để lập “bảng sử dụng nguyên vật liệu” cho năm 2002 trong quý I. Bảng sử dụng nguyên vật liệu Năm 2002 tổ BaSO4 Tên NVL Tháng 1 Tháng 2 … SL Tổng tiền(Đ) SL Tổng tiền(Đ) HCL CN H2SO4 Na2SO4 KMnO4 25 18 600 0,4 33.800 34.146 781.163 7.454 78 90 2568 1 116.766 198.810 3.456.528 18.255 643,4 856.563 2.734 3.790.359 2. Phương pháp tính giá xuất kho vật liệu. Trong thực tế, vật liệu được tính theo giá thực tế, căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất kho để tính toán kho vật liệu. Do đặc thù riêng biệt của xí nghiệp Hoá Dược chuyên sản xuất các loại thuốc mang tính dược điển cao cho nên có thể dễ dàng kiểm soát được việc nhập xuất và tính giá thành một cách chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn sản xuất ra sản phẩm. Trong kho số lượng nguyên vật liệu các tổ đội, thủ kho gửi các phiếu cho phòng tài vụ để hạch toán rồi sau đó gửi lên phòng giám đốc để duyệt, lập kế hoạch cho việc mua nguyên vật liệu và định mức cho quá trình sản xuất trong kỳ sau. Dựa vào phiếu xuất để căn cứ từ đó các thẻ kho xuất vật liệu làm phiếu xuất cho bộ phận sản xuất. + Với vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua trên hoá đơn người bán (+) thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên đi mua, …) từ các khoản hàng mua giảm giá được khấu trừ. + Với vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thực tế. + Với vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế gồm giá trị vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan. + Với vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế được tính theo giá thị trường tương đương (+) chi phí liên quan đến việc tiếp nhận. Phương pháp tính giá vật liệu. Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá trị bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ hay bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập) Giá vật liệu thực = Số lượng vật x Giá đơn vị tế xuất dùng liệu xuất dùng bình quân Trong đó: Giá đơn vị bình = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ quân cuối kỳ dự trữ Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ sau mỗi lần nhập Lượng vật liệu tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ Giá đơn vị bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập Lượng vật liệu tồn sau mỗi lần nhập Phương pháp nhập sau xuất trước những vật liệu mua sau sẽ xuất trước. Phương pháp trực tiếp: vật liệu được xác định giá theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho đến lúc xuất dùng. Phương pháp giá hạch toán: Toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ). Ví dụ: Trong tháng 12/2001 có tình hình nhập xuất như sau: Tồn đầu tháng 100kg, đơn giá 5.000đ/kg Ngày 5 nhập 300kg, đơn giá 6.000đ/kg Ngày 6 xuất 350kg Ngày 7 nhập 200kg, đơn giá 5.500đ/kg Ngày 15 nhập 150kg, đơn giá 5.000đ/kg Ngày 20 xuất 200kg Ngày 30 xuất 50kg Theo phương pháp nhập trước xuất trước. Ngày 6: Có 100 x 5.000 + 250 x 6.000 Ngày 20: Có 50 x 6.000 + 150 x 5.500 Ngày 30: Có 50 x 5.500 Tổng = 3.400.000 Tồn cuối kỳ 150 x 5.000 = 750.000 * Sau khi nhập xuất kho, tại các tổ sản xuất phải làm báo cáo để phục vụ cho việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mặt hàng, cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng kết có sự kiểm tra của nhóm kiểm kê các tổ trưởng gửi cho từng phòng tài vụ để làm (bảng xuất dùng nguyên vật liệu) ở sổ nháp để căn cứ vào đó lập (bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu) cả về số lượng, đơn giá bình quân xuất và tổng tiền từ đó tính được số dư là TK 154 căn cứ vào đó để tính giá vật liệu xuất. Đơn giá bình Giá trị từng loại Giá trị từng loại quân từng loại NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ NVL xuất = Số lượng NVL + Số lượng từng loại Trong kỳ tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế. Phương pháp nhập trước xuất trước. Số lượng vật liệu nhập trước thì được xuất trước, xuất hết số lượng nhập trước rồi mới đến số lượng nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Phiếu xuất kho Tháng02/2002 tổ BaSO4 Lý do Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan xuất kho:Sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: Xí nghiệp TT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá TT Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 HCL CN H2SO4 Na2SO4 KMnO4 Kg Kg Kg kg 78 90 2558 1 78 90 2558 1 1.450 2.235 1.346 17.662 113.100 201.150 3.443.068 17.662 Tổng 3.774.980 Căn cứ vào bảng số liệu để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là các chứng từ xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bao bì luân chuyển. Tháng 2/2002 3. Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí công cụ và dụng cụ và bao bì luân chuyển. - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định theo quy định. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặt điểm của tư liệu lao động, những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thòi gian sử dụng mới được coi là công cụ dụng cụ. + Các loại bao bì dùng để chứa đựng nguyên vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. + Những dụng cụ khác. + Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính giá riêng những vẫn tính giá trị hoa mòn để trừ dần vào giá trị bao bì trong quá trình dự trữ, bảo quản hay vận chuyển hàng hoá. + Các loại dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất, … - Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm: Các chi phí để mua công cụ dụng cụ như: chổi lau, quần áo bảo hộ lao động, … Một bộ phận tại văn phòng của đơn vị cũng có sử dụng công cụ dụng cụ nhưng chi phí này ít nên được tính gộp vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Còn chi phí vận chuyển, công cụ dụng cụ thì được tính luôn vào giá trị vật liệu công cụ dụng cụ nhỏ. Vì vậy, không có bao bì luân chuyển. Để hạch toán nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 152 – Ng._.uyên vật liệu. TK 157 – Hàng gửi bán. TK 133, 331, 112 ,111, … 4. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại kho và phòng kế toán. Hạch toán chi tiết vật liệu đòi hỏi phản ánh về cả giá trị, số lượng, chất lượng của từng thứ, từ danh điểm vật liệu theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. Trong thực tế hiện nay có 3 phương pháp hạch toán vật liệu: Phương pháp thẻ song song. Phương pháp đối chiếu luân chuyển. Phương pháp sổ số dư. Phương pháp thẻ song song. - ở kho: Thủ kho dùng thẻ phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn vật tư về mặt số lượng. Mỗi chứng từ làm một dòng. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập xuất, tính ra số tồn kho về mặt số lượng từng danh điểm vật liệu. - Tại phòng kế toán: Mở thẻ kho, mở thẻ kế toán chi tiết vật liệu cho từng danh điểm tương ứng với thẻ kho mở ở sổ kho, thẻ này có tương tự nội dung ở sổ kho chỉ khác là theo dõi cả về giá trị hàng ngày hoặc định kỳ ghi nhận các chứng từ nhập xuất kho của các thủ kho chuyển tới, kế toán vật liệu phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá thanh toán ra số tiền sau đó ghi toàn bộ các nghiệp vụ nhập xuất và thẻ kho. Cuối tháng tiến hành cộng và đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kho vào các thẻ kế toán chi tiết về lập bảng tổng hợp xuất nhập tồn kho về mặt giá trị của từng vật tư. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp. Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ thẻ kho, khi giao thẻ kho cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ Thẻ hoặc sổ chi tiết vật tư Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp nhập xuất, tồn kho vật tư Kế toán tổng hợp Thẻ kho Phiếu xuất kho Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất tồn vật tư về số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho, thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập xuất tồn. - Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết vật tư mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ (danh điểm) vật tư theo từng kho, sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập xuất phát sinh trong tháng của từng loại vật tư, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê nhập Phiếu nhập kho Kế toán tổng hợp Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Phương pháp sổ số dư. ở kho: Giống như hai phương pháp trên. Định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp mọi chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng vật tư, vật liệu quy định. Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập xuất. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật liệu tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vật tư vào sổ số dư rồi được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, trước ngày cuối tháng kế toán giao cho thủ kho để lưu vào sổ. Ghi xong thủ kho gửi về phòng kế toán để kiểm tra rồi tính thành tiền. - Tại phòng kế toán: Định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán) tổng cộng số tiền ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. - Đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật liệu (nhập riêng, xuất riêng) vào bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho vật liệu. Bảng này được mở theo từng kho, mỗi kho một tờ, được ghi trên các phiếu giao nhận nhập xuất. Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ số dư Thẻ kho Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật liệu Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ xuất Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 5. Kiểm kê vật liệu, công cụ và việc hạch toán xử lý vật liệu, công cụ thừa thiếu – vòng quay vật liệu tồn kho. Việc kiểm kê vật liệu và công cụ dụng cụ ở xí nghiệp Hoá Dược sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên trên các tài khoản, phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này tại thời điểm bất kỳ nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập xuất tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Hạch toán biến động tăng nguyên vật liệu: - Trường hợp mua hàng hoá đơn cùng về. Căn cứ vào hoá đơn, biên bản kiểm nhận xuất nhập kho, kế toán ghi. Nợ TK 152 – Giá thực tế vật liệu Nợ TK 133 – Thuế VAT khấu trừ. Có TK liên quan. Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn. Về nguyên tắc khi thừa phải làm văn bản báo cáo các bên liên quan cùng xử lý. Nợ TK 152 – Giá trị toàn bộ hàng hoá. Nợ TK 133 – Thuế VAT tính theo hoá đơn. Có TK 331 – Tổng giá thanh toán. Có TK 3381 – Số thừa chưa có VAT. Căn cứ quyết định xử lý Nợ TK 3381 – Trị giá thừa đã xử lý. Có TK 152 – Trả lại số thừa. + Nếu đồng ý mua tiếp hàng thừa. Nợ TK 3381 – Trị giá hàng thừa chưa có thuế VAT. Nợ TK 1331 – Thuế VAT số hàng thừa. Có TK 331 – Tổng giá thành toán hàng thừa. + Nếu thừa không rõ nguyên nhân. Nợ TK 3381 – Trị giá hàng thừa chưa có thuế VAT Có TK 721 – Số thừa không rõ nguyên nhân. * Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn kế toán chỉ ghi tăng vật liệu theo giá trị hàng nhập, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm, thông báo cho bên bán biết và ghi sổ. Khi nhập: Nợ TK 152 – Trị giá số thực nhập. Nợ TK 1381 – Trị giá hàng thiếu. Nợ TK 133 – Thuế theo hoá đơn Có TK 331 – Trị giá thành toán theo hoá đơn. Khi xử lý: Người bán giao tiếp số hàng còn thiếu. Nợ TK 152 – Người bán giao tiếp. Có TK 1381 – Xử lý số thiếu. + Nếu người bán không còn hàng. Nợ TK 331 – Ghi giảm số tiền phải trả. Có TK 1381 – Xử lý số thiếu. Có TK 133 – VAT số thiếu. + Nếu cá nhân làm mất. Nợ TK 1388, 334 – Cá nhân bồi thường. Có TK 133 – VAT hàng thiếu. Có TK 1381 – Xử lý số thiếu. + Nếu không xác định được nguyên nhân. Nợ TK 821 – Số thiếu không rõ nguyên nhân. Có TK 1381 – Xử lý số thiếu. Trường hợp hàng kém phẩm chất, sai quy cách, không đảm bảo như hợp đồng. Số hàng này được giảm giá hoặc trả lại cho người bán, khi xuất kho giao trả lại cho chủ hàng hoặc giảm giá: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 152 Có TK 133 Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn. Kế toán lưu phiếu kho vào hồ sơ. Nếu trong tháng có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng hoá đơn chưa về thì ghi sổ tạm tính. Nợ TK 152 Có TK 331 Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về. Kế toán lưu hoá đơn vào hồ sơ (hàng mua đang đi đường). Nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ bình thường, còn chưa thì: Nợ TK 151 Nợ TK 1331 Có TK 331, 111, 112, … Sang tháng sau khi hàng về. Nợ TK 152 – Nếu nhập kho Nợ TK 621, 622 – Xuất kho cho phân xưởng. Có TK 151 – Hàng đi đường kỳ trước đã về. Trường hợp tăng vật liệu khác. Nợ TK 152 Có TK 411, 412 Có TK 336 Có TK 642 Có TK 3381 Có TK 241. Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu. ở xí nghiệp Hoá Dược giảm do: + Xuất thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 154 – giá thực tế vật liệu xuất chế biến. Có TK 152 – giá thực tế + Giảm do vay tạm thời. Nợ TK 1368 – cho vay nội bộ. Có TK 152 – giá thực tế. Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 131,111,112,141,311 TK 152 TK 621 Tăng do mua ngoài Xuất chế tạo sản phẩm TK 133 TK 627,641,642 Thuế VAT được khấu trừ Xuất cho CPSXC, bán hàng, quản lý DN TK 151 TK 154 Hàng đi đường kỳ trước Xuất thuê ngoài gia công chế biến TK 411 TK 1381 Nhận cấp phát, tặng thưởng Thiếu phát hiện khi kiểm kê TK 642,3381 TK 412 Thừa phát hiện khi kiểm kê Đánh giá giảm Đánh giá tăng Phần III Kế toán chi phí nhân công, BHXH, BHYT, KPCĐ thu nhập của người lao động cấu thành công nhân viên và hình thức trả lương. 1. Cấu thành cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và hình thức trả lương: Cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp được chia thành hai bộ phận Bộ phận lao động gián tiếp Bộ phận lao động trực tiếp Bộ phận lao động gián tiếp: bao gồm các cán bộ làm việc tại văn phòng của xí nghiệp, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán. các phòng ban này có nhiệm vụ phục vụ các phân xưởng, tổ đội,sản xuất. Đối với bộ phận này của doanh nghiệp thì hình trả lương theo thời gian. Được căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng và hệ số cấp bậc lương của mỗi người. Bộ phận lao động trực tiếp: là các kỹ sư, đội trưởng và các công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đối với bộ phận này có hai hình thức trả lương cơ bản Các đội sản xuất được phân cấp quản lý theo các phân xưởng sản xuất riêng. Đứng đầu các phân xưởng này hoặc các tổ đội sản xuất là các quản đốc hoặc các đối tượng. Sau đó là các kỹ sư phụ trách về kỹ thuật trong đội sản xuất. Hình thức trả lương ở đây theo hai hình thức: + Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức này áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lương trả cho công nhân trực tiếp được tính cho mỗi tổ sản xuất theo công thức sau: Tiền lương trả cho Số lượng thành phẩm Đơn giá lương công nhân trực tiếp nhập kho vị sản phẩm Hình thức trả lương theo thời gian : áp dụng đối với cả lao động trực tiếp và gián tiếp + Đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đây là những khoả lương bổ xung bao gồm lương của công nhân nghỉ phép, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, lương hội họp, học tập an toàn lao động, xí nghiệp căn cứ vào mức lương, trên cấp bậc để trả cho công nhân sản xuất về các khoản lương sau này. + Đối tượng lao động gián tiếp : x = Tiền lương phải Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Số ngày LV trả theo thời gian Số ngày làm việc chế độ (26) TT trong tháng 2. Phương pháp theo dõi thời gian và kết qủa lao động để làm căn cứ tính lương. Xí nghiệp tiến hành theo dõi thời gian làm việc của CBCNV trên bảng chấm công và khối lượng công viêc hoàn thành. Bộ phận lao động gián tiếp do phòng tổ chức như: Tên nhóm càng, tên công việc hoặc sản phẩm thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành. Báo cáo sản lượng hoàn thành Của PXI + II tháng 2/2002 Tháng 2/2002 PXI+II thực hiện được kế hoạch sản xuất như sau: STT Tên sản phẩm Đvị Số lượng Ghi chú 1 MgCabonat Kg 2290 2 Can xicabonat Kg 4010 3 DEP nước Lít 2985 4 Nacl tiêm Kg 2660 5 Nảticitrat Kg 190 6 BaSO4 Kg 3976 Ngày tháng năm 2002 Quản đốc PXI +II Hành chính theo dõi - Bộ phận lao động trực tiếp do các tổ trưởng theo dõi đối với bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm căn cứ theo hàng thùng. Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trả theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. Lượng sản phẩm này được tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất như sau: + Tại các phân xưởng dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, tổ trưởng các tổ sản xuất, ngoài việc đôn đốc công nhân viên trong tổ thực hiện việc của mình đảm bảo cho đúng tiến độ yêu cầu kỹ thuật cần theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ chấm công. Cuối tháng tập hợp bảng chấm công gửi nên phòng tổ chức. + Căn cứ vào bảng chấm công của các tổ sản xuất do các phân xưởng đưa lên, phòng tổ chức để tiến hành tính ngày công sau đó chuyển sang phòng tài vụ do kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương. + Kế toán căn cứ vào “Bảng chấm công” của các tổ sản xuất, đồng thời căn cứ vào hệ số bậc của công nhân để tính toán vào “bảng thanh toán lương”. Để hạch toán kết quả lao động trên, kết toán xác định các loại chứng từ bao gồm các nội dung cần thiết. Phần IV Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I Đối tượng tợp hợp chi phí sản suất của doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. ở Xí nghiệp Hoá Dược do quy trình công nghệ sản xuất có những đặc điểm riêng, bao gồm nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau, sản phẩm hoàn thành được tạo ra trong một quy trình khép kín không thể phân đoạn được, việc tập hợp chi phí phải liên quan đến nhiều khâu, nhiều công đoạn. Mặt khác, sản phẩm sản xuất trong Xí nghiệp đa dạng, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất nhiều mặt hàng, việc xác định sản phẩm sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp là rất phức tạp. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp. Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì kế toán đã hạch toán được phần chi phí này cho từng sản phẩm bởi vì mỗi sản phẩm sử dụng một loại nguyên liệu khác nhau mặc dù có một số sản phẩm chung nhau ở một số loại nguyên vật liệu như: cồn 95 độ, tinh dầu bạc hà, ... nhưng vẫn có thể hạch toán riêng được (căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư định mức cho từng đối tượng sử dụng II. Quá trình tập hợp các loại CPSX. 1. Nội dung cơ bản của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất diễn ra tại doanh nghiệp . 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). * Nội dung chi phí : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, … sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong GTSP, do đó thường được xây dựng định mức chi phí vào tổ chức quản lý theo định mức. * Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán, chứng từ thanh toán, bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. * Phương pháp tính giá vật tư tính giá vật tư hàng hoá xuất kho. + Tính giá vật tư hàng hoá xuất kho theo giá vốn thực tế: Phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp đơn giá thực tế bình quân Phương pháp đích danh Phương pháp nhập sau xuất trước + Tính giá vật tư hàng hoá theo giá hạch toán * Phương pháp tập hợp: Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp gián tiếp: + Phương pháp trực tiếp: áp dụng cho các chi phí nguyên vật liệu chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, bộ phận, …) và cho phép quy nạp trực tiếp chi phí vào đối tượng đó. + Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cần phải xác định, lựa chọn tiêu thiức phân bổ hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch. * Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX vào cuối kỳ phân bổ, kết chuyển toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp không có số dưe cuối kỳ. * Trình tự các nghiệp vụ kế toán chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 152, 153 (142, 611) TK 621 TK 152 (611) (1) Trị giá NVL xuất kho (3) Trị giá NVL còn chưa sử dụng TK 154 (631) trực tiếp sản xuất và phế liệu thu hồi nhập lại kho TK 111,112, 331, 141 (2) Trị giá NVL mua ngoài (4) Cuối kỳ kết chuyển (hoặc phân dùng trực tiếp sản xuất bổ) chi phí NVLTT cho các đối TK 133 tượng chịu chi phí Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 1.2 .Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, phiếu báo làm việc theo giờ, bảng tổng hợp thời gian lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán… Phương pháp tập hợp chi phí: Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì trước hết phải tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp (chi phí nhân công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất) cho các đối tượng sử dụng. Tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tập hợp và phân bổ để tính giá thành sản phẩm được căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp, căn vào tổng số lương công nhân sản xuất và tỷ lệ tính quy định theo quy chế tài chính hiện hành. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vào cuối kỳ kết chuyển, phân bổ toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp nên không có số dư cuối kỳ. Trình tự một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334 TK 622 TK 154 (631) (1) Lương chính, lương phụ phải trả CNSX trong kỳ TK 335 (4) Cuối kỳ kết chuyển (hoặc phân bổ) (2) Trích trước tiền lương chi phí NCTT cho các đối tượng chịu nghỉ phép của CNSX chi phí liên quan TK 338 (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX 1.3. kế toán chi phí sản xuất chung(CPSXC). Nội dung chi phí: Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: Chi phí về tiền lương và các khoản khác do nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Phương pháp tập hợp: Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ đội sản xuất). Nếu bộ phận sản xuất chỉ tiến hành một loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung được kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm đó. Nếu có nhiều loại sản phẩm thì sau khi tập hợp chi phí sản xuất chung đã tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ hợp lý (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khối lượng sản phẩm sản xuất). Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 – Chi phí sản xuất chung và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, vào cuối kỳ phân bổ, kết chuyển toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp nên không có số dư cuối kỳ. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vât liệu – công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK627. Trình tự kế toán các nghịêp vụ chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 334, 338 TK 627 TK 154 (631) (1) Chi phí nhân viên TK 152 (611) (6) Kết chuyển (phân bổ) chi phí (2) Chi phí vật liệu sản xuất các đối tượng liên quan TK 153, 142 (611) (3) Chi phí công cụ – dụng cụ TK 111, 152, .. TK 214 (4) Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 141, 331 (7) Các khoản thu giảm (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí sản xuất chung chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ. Trong các doanh nghiệp ngoài các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính còn tổ chức các phân xưởng, các bộ phận sản xuất phụ nhằm cung cấp sản phẩm, lao vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính với mục đích tận dụng năng lực sản xuất để sản xuất ra các mặt hàng phụ hoặc kinh doanh phụ nhằm tăng thêm thu nhập của doanh nghiệp. Mọi chi phí hoạt độnh sản xuất kinh doanh phụ khi phát sinh thực tế được tập hợp vào các TK 621, TK 622, TK 627. Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154, chi tiết cho phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh phụ. Sau đó tính giá thành và phân bổ cho các đối tượng mà sản xuất phụ cung cấp. TK 152, 153 TK 621 TK 154 TK 155 (1) Chi phí NVLTT (4) Kết chuyển (hoặc phân (5) Giá trị sản phẩm bổ) CPNVL cuối kỳ phụ nhập kho TK 334, 338 TK 622 TK 627, 641, 642 (2) Chi phí NCTT (4) Kết chuyển (hoặc phân (5) Giá trị sản phẩm bổ) CPNCTT cuối kỳ phục vụ SXKD chính TK 334, 338, 214, 111 TK 627 TK 632, 157 (3) Chi phí SXC (4) Kết chuyển (hoặc phân (5) Giá trị SP phụ tiêu bổ) CPSXC cuối kỳ thụ ngay, gửi bán 1.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu. 1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang thep chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trong đó Ddk và Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Cvl: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp) phát sinh trong kỳ. Stp: Số lượng thành phẩm Sd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp này đơn giảm, nhanh chóng nhưng lại kém hiệu quả chính xác, do đó chỉ áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nếu chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ thì khối lượng tính toán mà vẫn đảm bảo độ chính xác tượng đối cao. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều phân xưởng, giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuói kỳ các giai đoạn sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. 1.5.2 Đáng giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: + Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, ..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1). + Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (như chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Trong đó: C: Được tính cho từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ. S’d: Là khối lượng sản phẩm đ đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% HT). S’d = Sd x %HT. Phương pháp này có độ chính cao nhưng khối lượng tính toánlơn, đòi hỏi phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Do vậy, phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ lớn và không đồng đều giữa các kỳ lớn và không đồng đều giữa các kỳ đồng thời chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiến tỷ tọng không lứon lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất. 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp đã xâu dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý, công tác định mức đảm bảo tính khoa học và kiểm kê được sản phẩm làm dở ở từng giai đoạn. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định mức độ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khố lượng SPDD ơt từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Đối với phương pháp này, công việc tính toán nhanh vì có thể lập được các bảng tính sẵn sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn công nghệ nhưng lại không chính xác bằng các phương pháp dựa vào chi phí thực tế. 1.5.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng đối tượng tính giá thành theo các khoản mục chi phí quy định. Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là viẹc sử dụmg các phương pháp tính toán, pân bổ chi phí cấu thành trong sản phẩm, lao vụ trên cơ sở toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được và chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ. Các phương pháp tính giá thành thường áp dụng a. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Theo phương pháp này, ta căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ đã xác định, kế toán tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị. Phương pháp tính giá thành giản đơn áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn kép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kỹ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chp sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với báo cáo. Z = Ddk + C – Dck Trong đó: Z: Tổng giá thành Ddk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ Trường hợp trong kỳ có sản phẩm hỏng không sữa chữa được hù kh tính tổng giá thành, kế toán phải loại trừ giá thành sản phẩm hỏng. b. Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất nhiều. Đối tượng tập hợp chi phí pà từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn chế biến, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ; kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Do đối tượng tính giá thành có hai trượng hợp nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia ra hai phương pháp tương ứng: * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Để tính được giá thành của thành phẩm củ thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng thù trước tiên kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước kết chuyển snag giai đoạn sau một các tuần tự để tính tiếp giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Ta có sơ đồ kết chuyển chi phí như sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n – 1) chuyển sang Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang Chi phí nguyên vật liệu chính bỏ vào một lần từ đầu Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2 + + + Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1 … Tổng giá thành và giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm Znửa TP gđ i = Znửa TP gđ (i-1) + Dđk + CPSXp/sinh gđ i – D ck gđ i. Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ sản xuất cuói cùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vụ của thành phẩm. Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Nhưng đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình cong nghệ. Như vậy chỉ cần tính toán chính xác phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm (chi tiết theo từng khoản mục), sau đó kết chuyển song song từng khoản mục CPSX ở các giai đoạn trong thành phẩm ta có được giá thành thành phẩm CPSX phát sinh ở giai đoạn 1 CPSX giai đoạn 1 trong TP CPSX giai đoạn 2 trong TP CPSX phát sinh ở giai đoạn 2 CPSX phát sinh ở giai đoạn n CPSX giai đoạn n trong TP Giá thành sản xuất của thành phẩm Ta có sơ đồ minh hoạ sau: Kết chuyển song song từng khoản mục Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục) được xác định theo công thức: Chi phí sản xuất giai đoạn i x Thành phẩm CPSP làm dở đầu kỳ + CPSX trong kỳ SPHT giai đoạn i + SP làm dở giai đoạn i = Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiêp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. sau đó kết cuyển song song từng khoản mục để tính giá thành củ thành phẩm theo công thức: Giá thành thành phẩm = Chi phí sản xuất giai đoạn i c. Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất sản phẩm đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp còn có sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ phải có giá trị sử dụng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (dưới 10%). Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy trình sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán trừ đi chi phí sản xuất phụ tính theo quy ước sẽ tính được giá thành sản phẩm chính. Chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí sản xuất kế hoạch hoặc giá thành kế hoặch hoặc lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế. = + Tổng giá thành thực tế CPSXSP làm CPSXSP CPSXSP làm CPSX của sản phẩm chính dở đầu kỳ trong kỳ dở cuối kỳ SP phụ d. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mởi sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó để khi hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại có vật tư của đơn đặt hàng. e. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình coong nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều lo._. căn cứ vào yêu cầu quản lý chung theo thể chế Nhà nước đã ban hành nhằm quản lý chặt chẽ đồng vốn, doanh nghiệp chỉ áp dụng một số phương thức thanh toán sau: Thu: doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu séc (đối với các đơn vị không tin tưởng) hình thức này được thể hiện trên Bảng gia bán sản phẩm hàng hoá. Chi: doanh nghiệp sử dụng. + Chi bằng séc chuyển khoản + Thanh toán bằng các khoản quan hệ với ngân sách Nhà nước ngoài ra có thể chi bằng tiền mặt, ngân phiếu ( trường hợp này bắt buộc phải có giấy giới thiệu của cơ quan được hưởng tiền) Phần VIII Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 1. Thanh toán với khách hàng. Để hạch toán các khoản nợ phải thu Kế toán sử dụng TK 131 “ phải thu của khách hàng”. TK 131 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng với doanh nghiệp về số tiền cung cấp dịch vụ. Xí nghiệp Hoá Dược theo dõi khoản phải thu của khách hàng trên bảng kê số 11. Bảng Kê này gần có cột thứ tự, tên khách hàng, số dư, số phát sinh Nợ, bên có của TK 131 đối ứng có hoặc Nợ với tài khoản liên quan. Sau đây là các khoản thu của khách hàng này mà Xí ngghiệp đã thực hiện trong tháng 12/2001 sau: 2. Thanh toán với người bán. Để hạch toán phải trả cho người bán (kế toán sử dụng TK 331 “ phải trả cho người bán” XNHD sử dụng Nhật ký chứng từ số 5 để theo dõi tình hình thanh toán với người bán về số tiền mua vật tư - công cụ dụng cụ. NKCT số 5 gồm 2 phần + Phản ánh phát sinh bên có TK 331 đối ứng với Nợ các Tk liên quan và phần theo dõi thanh toán ghi Nợ TK 331 đối ứng có Tk liên quan. + NKCT số 5 gồm các cột, thứ tự, tên người bán, số phát sinh đầu tháng, số phát sinh bên có Tk 331, bên Nợ Tk 331số dư cuối tháng. Có số để ghi số NKCT sô 5: các phiếu nhập vật tư, các hoá đơn thanh toán, bảng kê nhập vật liệu công cụ dụng cụ. Cuối tháng, khoá sổ NKCT số 5 xác định tổng số phát sinh bên Nợ, có của TK 331 để vào sổ Cái TK 331 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ có Nợ Có 3.Thanh toán với Nhà nước * Thuế: Xí nghiệp Hoá Dược sau khi đã đăng ký sản xuất kinh doanh phải thực hiện nộp các khoả thuế sau: Thuế doanh thu Thuế lợi tức Thuế GTGT Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế sử dụng vốn ngân sách Thuế đất Thuế khác Việc quan hệ ngân sách được thể hiện trên Tk 333 Doanh nghiệp đã chấp hành tốt qui chế giá mà Nhà nước ban hành như ổn định giá thanh toán và lấy gốc tại thời điểm 31/12 của năm trước đó để tính ngược lại phần ra giá vốn cộng với thuế GTGT Khi tính thuế VAT doanh nghiệp phải nộp 10% (tính trên doang thu thực hiện theo giá vốn). Khi tính thuế VAT phải nộp kế toán khấu trừ (nên VAT đầu vào Nợ TK 3331 Có TK 133 * Các khoản phải nộp khác Ngoài ra các khoản thuế trên doanh nghiệp cần phải nộp các khoản khác. - BHXH 15% - BHYT 2% - KPCĐ 2% - Các khoản phải nộp khác Các khoản phải nộp được thể hiện trên TK 338 và TK chi phí Cuối tháng kế toán xác định tổng số phải nộp Các khoản phải nộp Nhà nước = thuế + các khoản phải nộp khác. Nợ TK: 333 Nợ TK: 338 Có TK: 111, 112 4. Kế toán các khoản thanh toán khác Các khoản thanh toán khác: như tạm ứng, chi phí trả trước, các khoản thanh toán nội bộ, kỹ quỹ thế chấp... thể hiện trên NKCT số 10 ( chi tiết cho từng tài khoản riêng) - Cuối tháng khoá sổ NKCT số 10, xác định số phát sinh lấy số tổng cộng của NKCT sô 10 để ghi vào sổ Cái. được thể hiện trên NKCT số 10 của TK 141 sau: Phần IX Kế toán hoạt động nghiệp vụ tài chính và bất thường 1. Chi phí hoạt động tài chính. + Thu nhập hoạt động tài chính. Thu nhập hoạt động tài chính được thể hiện trên TK 711, bao gồm các khoản thu nhập hoạt động tài chính được coi là thực hiện trong kỳ. Nội dung kết cầu TK 711. Bên nợ: Kết chuyển toàn bộ khoản thu nhập hoạt động tài chính sang TK 911 (xác định kết quả kinh doanh). Bên có: Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính. TK711 không có số dư cuối kỳ. Thực tế doanh nghiệp không có hoạt động về cổ phiếu, trái phiếu, không có hoạt động liên doanh liên kết mà chỉ có tiền gửi tại ngân hàng nên hoạt động tài chính chỉ có phần lãi tiền gửi ngân hàng. Khi ngân hàng thông báo phần tiền lãi thì kế toán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 Còn thực tế tại doanh nghiệp không có phát sinh. + Thu nhập hoạt động bất thường. Trong doanh nghiệp thu nhập hoạt động bất thường phản ánh trên TK 721. Kết cấu nội dung TK. Bên có: Các khoản thu nhập bất thường phát sinh. Kết cấu các khoản thu nhập bất thường. Bên có: Các khoản thu nhập bất thường thực tế phát sinh. Thực tế thu nhập bất thường chỉ tập trung trong hai lĩnh vực. - Xử lý nhượng bán tài sản không cần dùng. Nợ TK 111: thu tiền mặt Nợ TK 112: thu tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 131: phải thu Có TK 721 Thu về thanh lý. Nợ TK 111, 112: thu tiền mặt hoặc tiền gửi. Nợ TK 131: phải thu Nợ TK 152: phế liệu thu hồi Có TK 721 Ngoài ra còn có khoản thu nhập bất thường như: Khoản chiết khấu. Trong quá trình vận hành thu nhập bất thường thì doanh nghiệp phải vận hành hoá đơn GTGT và nộp thuế cho nhà nước 10% theo tổng số tiền thực tế thu được. Khi xử lý nhượng bán nếu giá trị thu được nhỏ hơn giá trị còn lại, thì phần chênh lệch thiếu giám đốc doanh nghiệp phải sử dụng vốn dự phòng tài chính để bù đắp. Khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót lại nay mới phát hiện ra. Nợ TK 111, 112 Có TK 721 + Chi phí bất thường để hạch toán kế toán sử dụng TK 821. Nội dung kết cấu. Bên nợ: Các chi phí bất thường phát sinh. Các khoản lỗ bất thường. Bên có: Kết chuyển chi phí bất thường vào TK 911 (xác định kết quả kinh doanh) 2. Chi phí bất thường trong doanh nghiệp gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định. Nợ TK 821 Có TK 111, 112, 331 Phần giá trị còn lại của tài sản cố định. Nợ TK 214 Nợ TK 821 Có TK 211 Cuối tháng kết chuyển số thu nhập và chi phí tài chính bất thường vào TK 911 (xác định kết quả kinh doanh) Nợ TK 721 Nợ TK 711 Có TK 911 Nợ TK 911 Có TK 821 Phần X Phương pháp kế toán tổng hợp và chi tiết nguồn vốn I. Kế toán nguồn vốn , ké toán đàu tư xây dựng cơ bản Tại Xí nghiệp Hoá Dược không có II. Kế toán ngồn vốn kinh doanh 1. Khía niệm : Là ngồn vốn được dùng voà mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này được hình thành khi mới thànhd lập doanh nghiệp do chủ sở hữu đóng góp ban đầu (hoặc do vốn của ngân sách cấp) và bổ sung thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh . Nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp là: + Nhận được nguồn vốn từ ngân sách cấp. +Hàng năm trích bổ sung từ kết qủa hoạt đọng sản xuất kinh doanh . 2. Hạch toán nguồn vốn kinh doanh. Khi hạch toán nguồn vốn kinh doanh, kế toán chi tiết theo từnh loại vốn kinh doanh, từnh nguồn hình thành … chi tiết cho từng đối tượng, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Tình hình thực hiện có biến đọng tăng giảm nguồn vốn kinh doanh được kế toán theo dõi tren TK 411- Nguồn vốn kinh doanh. * Hạch toán các nghiệp vụ tăng nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh ở Xí nghiệp Hoá Dược do nhận cấp phát , nhận tặnh thưởng. Nhận vốn do cấp phát , do viện trợ quà tặng, biếu. Nợ TK 111,112: Nhạn bằng tiền Nợ TK 151,152,156:Nhạn bằng vật tư hàng hoá Nợ TK 211,213:Nhạn bằng TSCĐ Có TK 411: Chi tiết theo nguồn Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận Nợ TK 421: Có TK 411: Bổ sung từ quỹ dự phòng tài chính Nộ TK 415 Có TK 411 -Bổ sung chênh lệch đánh giá TàI SảN Nợ TK 412 Có TK 411 Bổ sung từ vốn XDCB khi công tác XDCB, mua sắm TSCĐ đã hoàn thành Nợ TK 414,4312,441 Có TK 411 * Hạch toán các nghiệp vụ giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Tại Xí nghiệp Hoá Dược vốn chủ sở hữu giảm do trả vốn Ngân sách . -Trả vốn cho ngân sách bằng tiền Nợ Tk 411 Có TK 111,112,311,… Trả vốn cho ngan sách bằng hiện vật Nợ TK 411,412 Có TK 153,152,154,155,… - Số hkấu hao TSCĐ được chuyển đi nơi khác theo lệnh của cơ quan chủ quản : Nợ TK 411 Có TK 336,111,112,.. Nộp vốn cho cấp trên Nợ TK 411 Có Tk 111,112,.. -Giảm vốn kinh doanh do chênh lệch giá: Nợ Tk 411 CóTK412 Hàng năm xí nghiệp được cấp trên cấp vốn. III- kế toán các loại quỹ doanh nghiệp 1. Mục đích sử dụng Cấc quỹ Xí nghiệp bao gồm: - Quỹ đầu tư phát triển: quỹ này được sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinnh doanh, mua sắm TSCĐ cải tiếnđổi mới dây truyền sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV,… được trích theo tỷ lệ từ 50% trở nên khong hạn ché tối đa. - Quỹ dụ phòng tài chính: được dùng để bảo đảm cho hoạt động của Xí nghiệp được họat động bình thường khi gặp rủi ro, thua lỗ trong kinh doanh hay thiên tai hảo hoạn trích nộp lên cấp trên 10% cho đén khi số dư của quỹ này xấp xỉ 255 vốn điều lệ . - Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng cho tập thể cá nhân đóng góp nhiều thành tích đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Quỹ phúc lợi: dùng để chi tiêu các nhu cầu phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, mục đích từ thiện,… - Mức trích tối đa vào 2 quỹ bâừng 2 hoặc 3 tháng lương (Tuỳ voà tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh so với năm trước) - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Quỹ này dùng để chi cho việc đào tạo CNV do thay đổi cơ cấu hoậc tổ chức đào tạo nghề và bồi dưoững tay nghề cho người lao động có thời gian lao động từ 1 năm trở lên. 2. Hạch toán quỹ Xí nghiệp Để theo dõi nguồn hình thành và sử dụng các quỹ kế toán sử dụng các TK sau: +TK414. Quỹ đàu tư phát triển +TK 415. Quỹ dự phòng tài chính +Tk 416. Quỹ dự phòng về mất việc làm +Tk 431. Quỹ khen thưởng phúc lợi Sơ đồ hạch toán các quỹ của Xí nghiệp: TK 336,111,112,… TK414,415,416,431,… TK 421 Số quỹ xí nghiệp phải nộp cấp trên Trích quỹ XN từ lợi nhuận hay cấp trên bổ sung cho cấp dưới TK 111,112,334,512 TK 1368,111,112,… Chỉ tiêu quỹ xí nghiệp trong kỳ Số quỹ xí nghiệp do cấp trên bổ sung TK 411,4313 TK 151,152,153,111,112,… Kết chuyển giảm xí nghiệp khi Nhận viện trợ, tặng thưởng Mua sắm TSCĐ, XDCB hoàn nhận vốn góp…dùng để bổ Thành bàn giao đưa vào sử dụng sung quỹ XN Phần XI Tìm hiểu công tác kế toán quyết toán Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tiến hành khoá sổ tài khoản, tiến hành ghi bút toán điều chỉnh tính ra số dư cuối kỳ của tài khoản và lập báo cáo ké toán theo quy định. * Phương pháp và trình tự kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh được xác định như sau. DTt= DTbán hàng- thuế- chiết khấu bán hàng-hàng bán bị trả lại –giảm giá hàng bán Lợi tức gộp= DTt –giá vốn hàng bán Lợi tức thuần từ hoạt động KD =lợi tức gộp – CF bán hàng – CF quản lý KQHĐ tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – CF hoạt động tài chính KQHĐ bất thường = Thu nhập bất thường – CF bất thường. Để hạch toán kết quả kế toán sử dụng TK911 +Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu thuần vào TK 911- xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511 Có TK 911 + Kết chuyển trị giá vốn của lao vụ, dịch vụ tiêu thụ Nợ TK 911 Có Tk 632 + Cuối kỳ kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính,thu nhập bất thường Nợ TK 711 Nợ TK 721 CóTK 911 +Cuối kỳ két chuyển CFHĐ bất thường Nợ TK 911 Có TK 821 + Kết chuyển số CF quản lý Nợ TK 911 Có TK 642 Sau khi kết chuyển nếu có lãi thì Nợ TK 911 Có TK 421 Nếu lỗ Nợ TK 421 Có Tk 911 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quí IV năm 2001 như sau: Chỉ tiêu MS Quý trước Quý này Luỹ kế đ/năm Tổng doanh thu 01 2.306.915.297 1.673.191.105 7.242.840.173 1. Danh thu tuần 10 2.306.915.297 1.673.191.105 7.242.840.173 2. Giá vốn hàng bán 11 1.633.729.380 1.402.739.211 5.937.255.930 3. LV gộp (20 = 10 – 11) 20 403.185.917 270.397.894 1.305.584.243 4. Chi phí bán hàng 21 96.687.324 40.400.011 222.875.818 5. Chi phí quản lý DN 22 223.158.887 207.440.000 87.086.236 6. LN phần từ HDKD 30 83.339.709 22.557.883 205.622.159 7. Thu nhập HĐTC 31 589.377 1.162.646 3.217.998 8. LN thuần từ HDTC 40 589.377 1.162.646 3.217.998 9. Tổng LN trước thuế 60 83.929.086 23.720.529 208.840.187 10. Thuế TNDN phải nộp 70 26.857.308 7.590.569 66.828.860 11. LN sau thuế 80 57.071.778 16.129.960 142.011.327 Bảng cân đối kế toán phát sinh thử. Quý IV năm 2001 Tài sản MS Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 3.413.743.629 3.456.263.766 Tiền Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) Tiền gửi ngân hàng Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Các khoản phải thu. Phải thu của khách hàng. Trả trước cho người bán. Thuế VAT được khấu trừ. Hàng tồn kho. NVL tồn kho. Công cụ dụng cụ. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Thành phẩm tồn kho. Hàng hoá tồn kho. Hàng gửi bán. Tài sản lưu động khác. 1. Tạm ứng. 110 111 112 120 130 131 132 133 140 142 143 144 145 146 147 150 157 126.648.700 13.598.010 113.050.630 779.104.658 765.813.317 13.291.341 2.434.838.283 678.135.625 2.139.590 104.450.310 1.602.370.970 3.616.883 44.124.905 19.795.800 19.795.800 102.090.881 2.544.742 99.546.139 582.723.736 562.354.089 10.126.855 10.242.792 2.762.749.149 822.259.820 4.112.270 3.853.853.715 1.853.391.077 0 44.402.270 8.700.000 8.700.000 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định. Tài sản cố định hữu hình. Nguyên giá. Giá trị hao mòn luỹ kế. 200 210 211 212 213 7.984.007.490 7.984.007.490 7.984.007.490 3.642.402.217 (2.844.011.468) 778.306.479 778.306.479 778.306.479 3.703.386.625 (2.925.080.146) Tổng tài sản. 250 4.212.144.378 4.234.570.245 Nguồn vốn MS Số đầu năm Số cuối năm Nợ phải trả. 300 922.430.588 988.510.341 Nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn. Nợ dài hạn đến hạn trả. Phải trả cho người bán. Người mua trả tiền trước. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Phải trả cho công nhân viên. …………. 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ dài hạn. ……….. Nợ khác. ………… 310 311 312 313 314 315 316 318 320 330 922.430.588 63.000.000 729.497.244 784.100 (5.637.771) 82.631.935 52.155.026 988.510.341 63.000.000 868.343.448 639.000 0 37.392.570 19.135.323 Nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn, quỹ. Nguồn vốn kinh doanh. Quỹ đầu tư phát triển. Quỹ dự phòng tài chính. Lợi nhuận chưa phân phối. Nguồn vốn đầu tư XDCB. Nguồn kinh phí, quỹ khác. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Nguồn kinh phí sự nghiệp. 400 410 411 412 413 414 415 420 421 422 424 3.289.713.790 3.079.713.090 2.284.411.536 334.458.064 54.630.146 175.999.773 171.888.312 268.325.999 27.315.051 31.010.948 210.000.000 3.246.059.904 3.110.676.819 284.414.536 406.521.604 59.736.460 188.118.907 171.888.312 135.383.085 29.868.228 25.514.857 80.000.000 Tổng nguồn vốn. 430 4.212.144.378 4.234.570.245 Phần XII. Các loại báo cáo kế toán. I. Các báo cáo tháng, quý năm. Xí nghiệp Hoá Dược gồm các báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán MS01 – DN Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh MS02 – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ MS03 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính MS04 – DN Bảng cân đối phát sinh. Báo cáo quỹ. II. Phương pháp lập báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh: Phần Lãi – Lỗ. Cột năm trước: Căn cứ vào cột năm nay của báo cáo này kỳ trước. Cột “Luỹ kế đầu năm”: Căn cứ vào số liệu của từng cột này trên báo cáo kỳ trước + Số liệu ở cột năm nay của báo cáo kỳ này. Cột “năm nay”: Từng chỉ tiêu được lập như sau: Tổng doanh thu: Số liệu ghi vào căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có trong kỳ của TK 511, 512. Các khoản giảm trừ: Phản ánh các khoản giảm trừ vào doanh thu bao gồm: + Triết khấu: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có (Nợ) của TK 521 trong kỳ. + Giảm giá: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có (Nợ) của TK 532. + Hàng bán bị trả lại: Số liệu dựa vào phát sinh bên Nợ (Có) của TK 531. + Thuế DT, XK phải nộp: Số liệu dựa vào số phát sinh bên Có của TK 332, 333. (chi tiết thuế XK đối ứng với bên Nợ các TK 511, 512). Doanh thu chuẩn bằng tổng DT – Các khoản giảm trừ. Giá vốn hàng bán: Số liệu căn cứ vào bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911. Lợi tức gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng: Số liệu dựa vào phần phát sinh Có TK 641, 1422 đối ứng với bên Nợ TK 911. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Số liệu dựa vào số phát sinh bên Có TK 642 và đối ứng bên Nợ 911. Lợi tức hoạt động kinh doanh = Lợi tức gộp – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp). Thu nhập hoạt động tài chính: số liệu dựa vào tổng số phát sinh Nợ TK 711 đối ứng với bên Có TK 911 Chi phí hoạt động tài chính: Số liệu dựa vào phần phát sinh Nợ (Có) TK 811. Lợi tức từ hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính. Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi tức từ hoạt động kinh doanh + Lợi tức từ hoạt động tài chính + Lợi tức bất thường. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế. Số liệu căn cứ vào phần phát sinh Có TK 333 đối ứng bên Nợ TK 421. Lợi tức sau thuế: Là phần còn lại của Lợi nhuận kinh doanh sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng lợi tức trước thuế – Thu nhập doanh nghiệp. Phần II. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cột “Số còn phải nộp đầu kỳ”: Căn cứ vào số còn phải nộp trên báo cáo kỳ trước để ghi Cột “Luỹ kế đầu năm”: Số phải nộp: Căn cứ vào cột này trên báo cáo kỳ trước + Số liệu ở cột số phải nộp của phát sinh trong kỳ ở báo cáo kỳ này. Cột “Còn phải nộp cuối kỳ” = Số phải nộp đầu kỳ + Số phải nộp phát sinh trong kỳ – Số đã nộp trong kỳ này. Cột “Số phát sinh trong kỳ” phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp theo từng loại phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu dựa vào số phát sinh có trong quý báo cáo của TK 333. Phần III. Thuế VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Cột “Luỹ kế đầu năm” Căn cứ vào số liệu của cột này trên báo cáo kỳ trước + số liệu ở cột “kỳ này” trên báo cáo kỳ này. Cột 3 kỳ này. Mục 1 thuế VAT được khấu trừ. Thuế VAT được khấu trừ hoàn lại: Số liệu dựa vào số dư Nợ đầu kỳ của TK 133 hay số liệu chỉ tiêu của báo cáo này kỳ trước. Số VAT được khấu trừ phát sinh. Số liệu căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 133 trong kỳ báo cáo. Số VAT được khấu trừ, hoàn lại: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 trong kỳ báo cáo. Số VAT đã khấu trừ: Số liệu dựa vào phần phát sinh Có TK 133 đối ứng bên Nợ TK 333. Số thuế VAT đã hoàn lại: Số liệu dựa vào sổ chi tiết thuế VAT được hoàn lại hay phần phát sinh Có TK 133 đối ứng bên Nợ TK 111, 112. Số thuế VAT được khấu trừ, hoàn lại triết khấu: Số liệu dựa vào số dư Nợ của TK 133 Mục hai: Thuế VAT được hoàn lại. Số VAT được hoàn lại đầu kỳ: Số liệu được dựa vào sổ kế toán chi tiết thuế VAT được hoàn lại hay dựa vào số liệu chỉ tiêu 4 (MS23) của báo cáo này từ trước. Số VAT được hoàn lại: Số liệu dựa vào thông báo của cơ quan thuế hoặc sổ chi tiết thuế VAT được hoàn lại. Số VAT đã hoàn lại: Số liệu dựa vào sổ chi tiết thuế VAT được hoàn lại hoặc Sổ kế toán chi tiết TK 133, phần phát sinh Có TK 133 đối ứngvới bên Nợ TK 111, 112. Số VAT được hoàn lại triết khấu: Số liệu có thể dựa vào sổ kế toán chi tiết VAT được hoàn lại hay bằng cách tính (MS20 + 21 – 22) Mục 3: Thuế VAT được miễn giảm Số VAT được miễn giảm đầu kỳ: Số liệudựa vào sổ kế toán chi tiết thuế VAT được miễn giảm hoặc số liệu báo cáo này kỳ trước ở chỉ tiêu 4 (MS33). Số VAT được miễn giảm: Số liệu dựa vào số VAT miễn giảm. Số VAT được miễn giảm cuối kỳ số liệu ghi trên chỉ tiêu này dựa vào sổ kế toán chi tiết VAT được miễn giảm hay (MS33 = 30 + 31 – 32). 2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Xí nghiệp Hoá Dược được lập theo phương pháp trực tiếp và được lập bằng cách xác định và phân tích trựuc tiếp các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt đọng và theo nội dung thu chi căn cưs lập báo coá lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: Cách lập các chỉ tieu cụ thể: Phần I. Lưu chuyển tiền từ hoạt đọng sản xuất kinh doanh. tiền thu bán hàng:(MS 01), chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã được thu do bán hàng thành phẩm dịch vụ trong kỳ báo cáo. tièn thu từ các khoản nợ phải thu (MS020). Chỉ tiêu này được lập vào căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ các khảon phải thu trong kỳ báo cáo. tiền thu từ các khoản khác (MS03): Được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khảon khác ngoái tiền thu bán hàng và các khoản nợ phải thu, liên quan đến hoạt đọng sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo nhue tiền thju về bồi thường được phạt thông qua các TK theo dõi Nợ phải thu… Tiền đã trã cho người bán (MS04). Chỉ tiêu này đuược lập vào căn cứ tổng số tiền đã trả cho người bán, thông qua TK331 trong kỳ báo cáo Tiền đã trả CNV (MS05): Chỉ tiêu này đã được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho CNV thông qua TK334 trong kỳ báo cáo. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước (MS06): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước trong kỳ báo cáo, trừ khoản nộp khấu hao cơ bản TSCĐ đối với doanh nghiệp nhà nước Tiền đã trả cho các khoản phải nộp, phải trả khác:(MS07) chỉ ttiêu được lập căn cứ vào tổng số tiiền đã trả cho các khoản nợ phải trả nhưu phải trả cho các đơn vị trong nội bộ, BHXH,BHYT,CPCĐ,Nợ đài hạn đến hạn trả, các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản đến hạn trả khác. Tiền đã trả cho các khoản khác: (MS080). Cỉh tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất knh doanh chưa phản ánh trong các cỉh tiêu trên như mua hàng trả tiền ngay, các khoản trả ngay bằng tiền không thông qua các TK theo dõi Nợ phải trả Phần II. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng số liệu các chỉ tiêu từ Mã01 đến Mã 08. Nếu số liệu chỉ tiêu này âm thì xẽ được ghi trong ngoặc đơn Lưu chuyển tiền thuần tù hoạt động đầu tư (MS30): chỉ itêu này được tính bằng cách tổng cộng số liệu từ MS21 đến số26 Phần III. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. 1.Tiền thu do đi vay(MS31): chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác 2.Tiền thu do góp vốn (MS32): chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã sản xuất Z thu do chủ sở hữu góp vốn dưới hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền 3.Tiền thu từ lãi gửi(MS33): chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tìa chính trong kỳ báo cáo. 4.Tiền đã trả nợ vay (MS34): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay các ngân hàng, tổ chức taìi chinnhs và các đối tượng khác 5.Tiền hoàn vốn góp (MS35): Chỉ tiêu này được lập căn cứd vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các sỏ hữu của doaonh nghiệp dưới hình thức bằng tiền 6.Trả tiền cho các nhà đàu tư (MS36): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lại cho các bên góp vốn liên doanh các cổ đông , chủ doanh nghiệp . * Chuyển tiền từ hoạt đọng tài chính(MS40): Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra hoạt đọng tìa chính trong kỳ báo cáo. * Tiền tồn quỹ (MS60): Cỉh tỉêu này được lập căn cứ voà số dư vốn bằng tìn đàu kỳ của kỳ báo cáo(Số liệu MS110 cột số cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của kỳ trước ) đối chiếu với chỉ tiêu tièn tồn cuối kỳ trên báo cáo kỳ trước và số dư ĐK trên sổ kế toán ghi, chi tiền kỳ báo cáo. * Tiền tồn cuối kỳ(MS70)= MS50+MS70). Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằngv tiền cuối kỳ(Số liệu MS110) cột “Số cuối kỳ “ trên bảng cân dối kế toán. Xí nghiệp Hoá Dược Kết quả hoạtn động sản xuất kinh doanh Năm 2001 Phần lãi – Lỗ Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu MS Quý trước Quý này Luỹ kế đ/năm Tổng doanh thu 01 2.036.915.297 1.673.191.105 7.242.840.173 1. Danh thu tuần 10 2.036.915.297 1.673.191.105 7.242.840.173 2. Giá vốn hàng bán 11 1.633.729.380 1.402.793.211 5.937.255.930 3. LV gộp (20 = 10 – 11) 20 403.185.917 270.397.894 1.305.584.243 4. Chi phí bán hàng 21 96.687.321 40.400.011 222.875.818 5. Chi phí quản lý DN 22 223.158.887 207.440.000 877.086.236 6. LN phần từ HDKD 30 83.339.709 22.557.883 205.622.189 7. Thu nhập HĐTC 31 589.377 1.162.646 3.217.998 8. LN thuần từ HDTC 40 589.377 1.162.641 3.217.998 9. Tổng LN trước thuế 60 83.929.086 23.720.529 208.840.187 10. Thuế TNDN phải nộp 70 26.857.308 7.590.569 66.828.860 11. LN sau thuế 80 57.071.778 16.129.960 142.011.327 Phần III. Thuế GTGT được khấuc trừ dược hoàn lại , dược miễn giảm năm 2001 Chỉ tiêu MS Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm Thuế GTGT được khấu trừ Thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại. Số thuế GTGT được khấu trừ PS Số thuế GTGT đã được KT ,hoàn lại(13+14+15) Trong đó : Số thuế GTGT đã kế toán. Số thuế GTGT đã hoàn lại Số thuế GTGT không được KT Số thuế GTGT còn được KT , hoàn lại cuối kỳ(10+11-12). 10 11 12 13 14 Thuế GTGT được hoàn lại Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ. Số GTGT được hoàn lại Số thuế GTGT được hoàn lại Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ(20+21+22) 20 21 22 23 24 Thuế GTGT được miễn giảm Số GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ Số thuế GTGT được miễn giảm Số thuế GTGT đã đựoc miễn giảm Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ(30+31+32) 30 31 32 33 34 III. Sử dụng tác dụng cuả các báo cáo đối với quản lý doanh nghiệp. Tác dụng rất lớn trong việc quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh và xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD. Tác dụng của báo cáo chi phí XS và giá thành sản phẩm + Giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí SX và thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp. Cung cấp số liệu cho việc phân tích giá thành. Căn cứ vào các bảng tính giá thành thực tế của công ty xây lắp hoan thành trong kỳ báo cáo đẻ ghi vào tổng hợp các cọt tương ứng cho phù hợp của giá thành thực tế SP . Tác dụng của bảng tổng kết tài sản: Bảng tổng kết sản phẩm phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản hiện có của Xí nghiệp theo kết cấu vốn kinh doanh và ngồn hình thành vốn kinh doanh tại một thời điểm nhất định nào đó bao gồm cột hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng loại, từng mục và từng khoản của vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo có tính chất phản ánh các khoản thu chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo tùng hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư và tài chính . Tác dụng của các báo cáo này là một tác dụng rất lớn đối với việc quản lý doanh nghiệp. IV. thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời , bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính ở trên. Bảng thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được xác định. Thuyết minh báo cáo tài chính báo cáo tài chính được lập căn cứ vào: Các sổ kế toán kỳ báo cáo . Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo (Mua B01- DN) Báo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo “Mẫu B02- DN”. Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước, (Mẫu B04-DN). Tổng công ty Dược VN Xí nghiệp Hoá Dược Thuyết minh báo cáo tài chính Năm 2001 Đặc điểm doanh nghiệp Hình thức sở hữu vốn: Nhà Nước Hình thức hoạt động:DN Nhà Nước Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp, kinh doanh thương mại, Xuất nhập khẩu Tổng số công nhân viên: Những annhr hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo Chế độ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/kết thúc 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác Đơn vị tiền tệ sử dụng là:Đồng VN phương pháp chuyển đổi tiền tệ: theo tỷ giá thực tế Hình thức sổ kế toans áp dụng: Chứng từ ghi sổ Phương pháp kế toán TSCĐ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo giá hiện thời Phương pháp khấu hao áp dụng vào phương pháp khấu hao đặc biệt Khấu hao theo tỷ lệ cố định . Phương pháp kế toán hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá:theo giá thực tế Phương pháp xác giá trị hàng tồn kho cuối kỳ :theo giá thực tế tồn kho 2.6. Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình trích lập và hoàn Kết luận Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, xí nghiệp Hoá Dược đã gặp nhiều gian nan thử thách. Chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cạnh tranh để đáp ứng đến ngày nay. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào hệ thống kế toán luôn giữ vị trí rất quan trọng và không thể thiếu được. Để quản lý việc sử dụng và cập nhật được những thông tin về chế độ quản lý tài chính một cách có hiệu quả, trong năm gần đây doanh nghiệp luôn cố gắng thực hiện bộ máy kế toán và theo dõi một cách sát sao các nghiệp vụ kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích từng đối tượng thông tin. Qua qúa trình thực tập tại xí nghiệp Hoá Dược với sự giúp đỡ của cán bộ phòng tài chính kế toán và cô giáo hướng dấn Trần Trung Lan, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức thực tế qua 12 phần hành kế toán của xí nghiệp và hoàn thiện thêm kiến thức đã học trong nhà trường. Nhận thức được điều đó nên tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá chung hệ thống kế toán tập hợp một cách tổng quát. Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót, với mong muốn học hỏi và tìm hiểu về nghiệp vụ chuyên môn. Tôi mong được sự giúp đỡ đóng góp của phòng tài vụ và thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đọc để kiến thức của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơncô giáp Trần Phương Lan và tập thể phòng tài vụ Xí nghiệp đã giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành báo cáo tổng hợp này. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29014.doc
Tài liệu liên quan