Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Nội Bài

Lời nói đầu Hiện nay, thương mại đang được quan tâm như là một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng của nền kinh tế hiện đại. Sự phát triển ngày càng gia tăng với nhịp độ cao của hoạt động thương mại trong nền kinh tế đã và đang mở ra những cơ hội hấp dẫn lôi cuốn các tổ chức và các nhà kinh doanh tham gia vào các hoạt động kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này. Doanh nghiệp thương mại v

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới ý nghĩa là tế bào của nền kinh tế hoạt động nhằm cung cấp hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con người và nhu cầu sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Đối với doanh nghiệp thương mại, bán hàng là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong mỗi chu kỳ kinh doanh vị nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền, đảm bảo thu hồi vốn, có lãi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Lúc này doanh nghiệp mới thực sự thực hiện chức năng của mình là: “cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng”. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ là nghiệp vụ đặc trưng cơ bản nhất chi phối mọi loại nghiệp vụ khác. Các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng khi doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ, đó cũng là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà lợi nhuận chính là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu này, doanh nghiệp trước hết phải giải đáp các vấn đề: lựa chọn kinh doanh hàng hoá nào có lợi nhất? Hướng tới đối tượng khách hàng nào và kinh doanh như thế nào? Do vậy, phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ quá trình bán hàng của doanh nghiệp cũng như việc xác định lãi lỗ cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời giúp cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh đầu tư có hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ, cùng với mong muốn nâng cao nhận thức cả về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ tiêu thụ đồng thời góp phần cải tiến hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Nội Bài” làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và các lý luận cơ bản mà nhà trường đã đào tạo trong các môn: Kế toán tài chính, phân tích kinh tế, kinh tế chính trị, .... kết hợp với thực tế về kế toán bán hàng tại Xí nghiệp thương mại, từ đó đưa ra những vấn đề tồn tại và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị. Nội dung chuyên đề được chia làm 3 phần: Phần 1: Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Xí nghiệp Thương mại Hàng không Sân bay Nội Bài. Phần 1: Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Xí nghiệp Thương mại Hàng không sân bay Nội Bài 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Xí nghiệp Thương mại Hàng không sân bay Nội Bài thuộc Công ty dịch vụ Hàng không Nội Bài, một đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, đồng thời là một doanh nghiệp (DN) nhà nước hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. - Tên công ty : Công ty dịch vụ Hàng Không Nội Bài. - Tên giao dịch quốc tế: Noi Bai Airport Servises Company - Tên viết tắt : NASCO - Trụ sở chính : Sân bay quốc tế Nội Bài-Sóc Sơn-Hà Nội. - Điện thoại : 8860959 - Fax : 8865555 - Tài khoản tại : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Sóc Sơn, Đông Anh. Công ty hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là điều lệ về tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc số 2856 QĐ/TCCB ngày 14/02/1994 của Bộ Giao Thông Vận Tải. 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và các mốc thời gian cụ thể Theo Quyết định số 1921/QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/10/1994 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, một phần của cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam tại sân bay Nội Bài được tách ra thành lập công ty Cụm Cảng Hàng Không sân bay miền Bắc trực thuộc cục Hàng Không dân dụng Việt Nam - Bộ Giao Thông Vận Tải. Theo Quyết định số 32/CP ngày 22/05/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, cục Hàng không dân dụng Việt Nam chuyển từ đơn vị chủ quản là Bộ Giao Thông Vận Tải về trực thuộc chính phủ để giúp chính phủ tiến hành chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng. Và công ty dịch vụ Hàng không sân bay miền Bắc được đổi tên thành công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài, là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng Không dân dụng Việt Nam thuộc khối kinh tế trung ương trực thuộc Chính Phủ. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1050 ngươì tính đến ngày 31/12/2005. Cùng với xu thế chung của nền kinh tế thị trường, theo tính chất quản lý của Nhà nước tiến tới cổ phần hoá các DN Nhà nước. Tổng công ty Hàng không nói chung và Công ty Dịch vụ hàng không nói riêng cũng tiễn tới cổ phần hoá DN. Từ ngày 05/04/2008 Công ty Dịch vụ Hàng không tiến hành cổ phần hoá và chuyển đổi thành công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Quốc tế Nội bài. Tuy nhiên Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo (51% vốn của Nhà nước, 49% vốn do các cổ đông đóng góp). Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển lớn của công ty trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công ty gồm có các XN thành viên là các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phân cấp quản lý của công ty. Hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện ở các lĩnh vực sau: kinh doanh thương mại, kinh doanh hàng miễn thuế, vận chuyển hành khách hàng hoá, dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh khách sạn du lịch, các đại lý bán vé máy bay. Trong đó XN thương mại Hàng không sân bay Nội bài là một đơn vị trực thuộc Công ty. Xí nghiệp Hàng không sân bay Nội bài là một Xí nghiệp có tư cách pháp nhân, được ra đời cùng với công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Quốc tế Nội bài. 1.1.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp Do phạm vi của đề tài em tìm hiểu công tác kế toán tại đơn vị điển hình là Xí nghiệp Thương Mại Hàng Không. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp: Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 CL %CL CL %CL Tổng DT 54.539.946 58.978.657 72.777.282 4.438.711 108,1 13.798.625 123,4 Tổng chi phí 51.695.964 56.544.648 67.599.874 4.848.648 109,3 11.055.226 119,5 LN từ HĐKD 2.843.982 2.565.979 5.177.408 (409.973) 85,5 2.551.429 199,4 LN trước thuế 2.843.982 2.434.009 4.920.658 (429.730) 84,99 2.486.649 202,1 Số lao động 250 255 260 5 2 5 2 Thu nhập bình quân người 3150 3750 4310 600 19 560 15 Tỷ suất sinh lời 0.052 0.041 0.07 (0.011) 0.029 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây đạt 7.5 – 8 %/năm, trong đó ngành dịch vụ, vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng đạt mức tăng trưởng 9- 12%/năm. XN là đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại đã đạt mức tăng trưởng tương đương mức tăng trưởng bình quân của ngành . Tuy nhiên, năm 2007 so với năm 2006 DT tăng nhưng lợi nhuận giảm do chi phí thuê mặt bằng tăng 16%/m2/tháng. Việc này khiến chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.3% và lợi nhuận giảm 15%. Nhận xét kế hoạch hoạt động SXKD Công ty giao cho XN ta thấy tổng DT năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 23,4% tổng chi phí năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 19,5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 tăng hơn so với năm 2008 là 99,4%. Điều này chứng tỏ Công ty và XN đã và đang thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí nhất là các chi phí phát sinh hoặc không liên quan đến hoạt động SXKD. Mặt bằng kinh doanh của XN chủ yếu là thuê nên chi phí mặt bằng gần như là cố định. Mặc dù, năm 2008 tại Cảng hàng không Nội Bài có rất nhiều DN quốc doanh, công ty cổ phần, tư nhân, công ty TNHH cùng tham gia kinh doanh các ngành nghề và mặt hàng như XN nên tốc độ tăng trưởng của XN theo kế hoạch vẫn ở mức cao nên đây có thể coi là một thành tích lớn của Xí nghiệp. Ta thấy năm 2007 DT thuần tăng nhưng lợi nhuận trước thuế không tăng do đó tỷ suất lợi nhuận đã giảm so với năm 2006 chứng tỏ công ty đã không tiết kiệm chi phí làm cho khoản mục chi phí năm 2008 tăng lên .Tuy nhiên đến năm 2008 tình hình đã được cải thiện, tỷ suất lợi nhuận đã tăng khá cao chứng tỏ DN đã thực hiện tốt việc kinh doanh và tiết kiệm được chi phí . Số lao động của XN qua các năm tương đối ổn định đồng thời thu nhập bình quân của người lao động qua các năm đều tăng đã bù đắp được trượt giá, cải thiện đời sống cho người lao động. Đồng thời chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của DN qua các năm. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Trong xu thế công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu đi lại của con người ngày càng cao. Với nhiều lợi thế như: thuận tiện, tiết kiệm thời gian, an toàn... vận tải Hàng không luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các hành khách. Lượng khách đi lại bằng máy bay ngày càng nhiều chính vì vậy các dịch vụ thương mại tại khu vực cảng sân bay ngày càng phát triển. XN thương mại Hàng không Nội Bài có tính chất đặc thù là kinh doanh thương mại dịch vụ, thị trường chính của XN chính là khu vực cảng sân bay Nội Bài. Chính vì vậy, thị trường của XN tương đối ổn định, đây chính là lợi thế cơ bản của XN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những thuận lợi, XN cũng gặp phải không ít khó khăn. Là một DN hạch toán phụ thuộc và luôn chịu sự điều tiết của Nhà nước, do vậy XN luôn phải chịu chế độ bao cấp nên các chế độ thu chi hay đầu tư sẽ phải chờ đợi, làm cho các quyết định mang tính chất quản trị mất rất nhiều thời gian, không mang tính kịp thời. Mặt khác trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng cao, XN cũng nằm trong quy luật cạnh tranh ấy. Hiện nay sự có mặt của nhiều DN tư nhân như: Cửa hàng bán hàng da Việt Thành, nhà hàng ăn uống Ngọc Sương, cửa hàng Lucky... và rất nhiều DN khác cạnh tranh trực tiếp trên mọi lĩnh vực mà XN hiện đang kinh doanh do vậy XN rơi vào tình trạng cạnh tranh gay gắt. Hơn thế nữa, vào tháng 4/2006 Công ty dịch vụ Hàng không đã chuyển từ DN Nhà nước sang DN cổ phần. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của XN nói chung và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nói riêng có sự thay đổi lớn. Chế độ bao cấp của Nhà nước ít, tính tự chủ của DN cao, đòi hỏi DN phải năng động, hoà nhập nhanh và có tính chiến lược lâu dài, kịp thời để mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Ngoài việc kinh doanh các mặt hàng đảm bảo các quy định chung của Nhà nước, các chính sách và chế độ của Nhà nước DN phải tự cân đối và mang lại lợi nhuận đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên và duy trì sự phát triển XN mà không còn sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc ít nhất là không còn nhận được nhiều sự chu cấp của Nhà nước như trước. XN thương mại là một đơn vị thành viên của công ty NASCO có chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh dịch vụ thương mại bao gồm: dịch vụ ăn uống, bán hàng bách hoá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ. Đặc điểm hàng hoá của XN rất đa dạng cả về chủng loại và hình thức. Tại XN, hàng hoá bao gồm hàng tự khai thác, hàng trả chậm và hàng tự chế biến. Hàng hoá của XN chủ yếu phục vụ hành khách đi máy bay, địa bàn hoạt động của XN chủ yếu là nhà ga T1, nên đòi hỏi XN phải đảm bảo chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá đầy đủ để giữ đựơc uy tín đối với khách hàng. Chính đặc điểm này đã chi phối rất lớn đến công tác tiêu thụ hàng hoá của XN. Do đó XN thường xuyên kiểm kê lượng hàng nhập, xuất, tồn, cũng như chất lượng của hàng hoá tiêu thụ. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Bộ máy quản lý của XN được tổ chức theo hình thức chức năng, phân rõ trách nhiệm để thực hiện. XN thương mại Hàng không Nội Bài là đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được Công ty giao laị một phần vốn để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được phân công. Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của XN. Ban giám đốc Phòng KT-TK Phòng KD_TT Văn phòng HC-TC Cửa Hàng SVN Cửa hàng Bách Hóa Cửa hàng Quốc tế Cửa hàng Giải khát Cửa hàng Fast Food Cửa hàng ăn uống á Âu Cửa hàng Phong phú Trong đó : Ban giám đốc lãnh đạo XN : Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung và phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động về kết quả kinh doanh toàn XN. Các phòng ban chức năng : Phòng Kế toán - Thống kê (KT-TK) : Có chức năng quản lý tài chính và hạch toán kế toán cho toàn XN và lập Báo cáo hàng tháng nộp cho Công ty theo qui định chung của công ty. Phòng Kế hoạch -kinh doanh (KH-KD): Có chức năng xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cả XN, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các cửa hàng, xây dựng dự án kinh doanh cho những năm tiếp theo . Văn phòng Hành chính tổ chức cán bộ (HC-TCCB): Có chức năng đối nội , đối ngoại và quản lý nhân sự toàn XN theo qui định của Công ty . Khối trực tiếp kinh doanh : - Cửa hàng Souvernir: Kinh doanh các hàng hoá làm quà tặng lưu niệm cho khách đi máy bay. - Cửa hàng Bách hoá : Kinh doanh các loại hàng tươi sống, cửa hàng Bách hoá phục vụ cho khách hàng đi máy bay. - Cửa hàng Quốc tế: Kinh doanh các mặt hàng ăn uống và phục vụ khách chậm, nhỡ chuyến và các tiếp viên. - Cửa hàng Giải khát: Kinh doanh các mặt hàng ăn uống giải khát và một số hàng bách hoá khác. - Cửa hàng Fastfood: Kinh doanh các hàng ăn uống điểm tâm và một số hàng tươi sống khác. - Cửa hàng á Âu: Kinh doanh các mặt hàng ăn, uống ( chủ yếu là hàng ăn ) và phục vụ hàng ăn cho tổ bay và tiếp viên. - Cửa hàng Phong Phú: Kinh doanh các mặt hàng ăn uống. 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Xí nghiệp 1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Theo quyết định của Bộ Tài Chính, kể từ ngày 01/01/2006 công ty đã áp dụng hệ thống chế độ kế toán DN của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 để thực hiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Do đặc điểm mô hình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo cho quá trình hạch toán không bị phân tán rời rạc công ty tổ chức công tác kế toán tại công ty và kế toán tập trung tại các XN, và áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ1.2: Tổ chức bộ máy kế toán XN TMHKNB Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán theo dõi các cửa hàng Kế toán thu chi Kế toán Tài sản Kế toán kho Thủ quỹ 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán Tại các XN thành viên, tổ chức bộ máy kế toán tập trung để trực tiếp thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính tại XN theo phân cấp quản lý tài chính. Phòng Tài chính- Kế toán trong Xí nghiệp gồm 12 người, tất cả đều có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó bao gồm một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và các kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán: -Kế toán trưởng: có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong phòng TC-KT, giúp giám đốc thực hiện hạch toán kế toán theo đúng chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước. Phụ trách chung công tác kế toán tài chính của Xí nghiệp, trực tiếp chỉ đạo tổ chức bộ máy kế toán, lập kế hoạch, cân đối tài chính. - Kế toán tổng hợp : Theo dõi tổng hợp các số liệu, lập các bảng báo cáo tổng hợp, cân đối chung của XN, theo dõi kiểm tra về mặt nghiệp vụ của các kế toán viên khác, thực hiện các bút toán điều chỉnh. - Kế toán cửa hàng: Theo dõi DT, hàng tồn, nhập , xuất của cửa hàng. Lập báo cáo tuần, tháng theo dõi định lượng các mặt hàng theo quy định chung. - Kế toán thu chi: Lập các phiếu thu, chi dựa trên các chứng từ gốc hợp lệ, lập báo cáo hàng tháng theo quy định. - Kế toán TSCĐ : Theo dõi tồn, nhập, xuất các dụng cụ và tình hình sử dụng và khấu hao TSCĐ của từng quầy và của toàn XN, lập báo cáo tài sản hàng tháng, quý. -Kế toán thanh toán: thường xuyên theo dõi việc thu chi và tồn quỹ tiền mặt, tình hình tăng giảm, số dư tiền gửi ngân hàng, theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phải trả người bán, khách hàng - Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất ,tồn hàng theo ngày, tháng. Lập báo cáo hàng tháng theo qui định chung. - Thủ quỹ : Thu tiền bán hàng của các quầy từng ngày, xuất tiền để chi theo các phiếu chi do kế toán thu chi lập. 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp 1.5.1. Các chính sách kế toán áp dụng tại Xí nghiệp Với đặc điểm của một DN thương mại dịch vụ, Xí nghiệp không thực hiện tính giá thành mà chỉ tiến hành hạch toán chi phí kinh doanh. Việc quản lý chi phí cũng được tập trung tại công ty và theo dõi chi tiết ở từng đơn vị Xí nghiệp thành viên. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 trong năm, sử dụng thống nhất đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (VNĐ). Kỳ hạch toán là tháng, hàng tháng kế toán tiến hành khoá sổ, lập các báo cáo tổng hợp cần thiết. Công ty sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo luật thuế GTGT ban hành từ ngày 01/01/1999 Công ty áp dụng kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là nguyên tắc giá gốc Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng . Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: theo phương pháp sổ số dư Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán đồng Việt Nam Xí nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ thống nhất do BTC ban hành.Chứng từ chủ yếu gồm có : phiếu xuất kho, nhập kho hàng hóa, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ … Công ty đăng ký sử dụng hệ thống TK thống nhất của BTC ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006). Hệ thống báo cáo gồm hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý nội bộ của Công ty. Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ để ghi sổ sách kế toán Bộ phận kế toán trong công ty được trang bị máy tính, công ty sử dụng phần mềm fast accounting 1.5.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán Chính sách kế toán mà công ty áp dụng dựa vào luật kế toán ban hành năm 2003, các chuẩn mực kế toán đã ban hành và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán. Đối với mỗi phần hành kế toán cụ thể Xí nghiệp sẽ áp dụng hệ thống chứng từ cụ thể với trình tự thời gian luân chuyển chứng từ được quy định rõ ràng Chứng từ tiền Phiếu thu: Phiếu thu được lập theo mẫu số 01-TT được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Phiếu thu này được in tên công ty, dập tên đơn vị trực thuộc và số phiếu. Khi khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay bằng tiền mặt, kế toán tiền mặt sẽ ghi phiếu thu và lập thành 3 liên. Liên 1: được lưu tại quyển hóa đơn Liên 2: giao cho khách hàng Liên 3: được dùng để hạch toán nội bộ Sau đó, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỹ đối chiếu số tiền thực tế với số tiền ghi trên phiếu thu trước khi ký tên. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu và chứng từ gốc chuyển cho kế toán quỹ để lập bảng kê thu tiền Phiếu chi: phiếu chi được lập theo mẫu số 02-TT do BTC quy định và được lập thành 2 liên. Liên 1 dùng để lưu Liên 2 để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán tiền mặt . Giấy đề nghị tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Biên lai thu tiền Biên bản kiểm kê quỹ Chứng từ bán hàng : Hóa đơn GTGT : Từ ngày 01/01/2003 Xí nghiệp sử dụng 2 mẫu hóa đơn GTGT,được ban hành theo công văn số: 40598/CT-AC ngày 23/12/2002 của Cục thuế Thành Phố Hà Nội, trên tờ hóa đơn GTGT có in tên , biểu tượng Công ty NASCO và được lập thành 3 liên : Liên 1: Được lưu tại quyển hóa đơn Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Được dùng để hach toán nội bộ, là cơ sở để ghi sổ DT Hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán. Có 2 loại hóa đơn GTGT: Mẫu số 01/NAS, ký hiệu AA/03-Đây là hóa đơn GTGT loại 3 liên lớn thường được sử dụng tại phòng kế toán thống kê Mẫu số 02/NAS, ký hiệu AB/03- Đây là loại hóa đơn GTGT loại 3 liên nhỏ dùng tại quầy hàng, cửa hàng . Chứng từ về vật tư: Phiếu xuất kho: phiếu xuất kho được dùng để theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho bán cho khách hàng, hoặc xuất bán lên các quầy. Phiếu xuất kho được in theo mẫu số 02/VT. Phiếu xuất kho được thành 2 liên bằng máy tính nhưng nội dung phải giống nhau Liên 1: lưu Liên 2: giao cho thủ kho để thủ kho xuất kho ghi thẻ kho sau đó đưa cho kế toán Phiếu nhập kho: là chứng từ để xác định số lượng, giá trị công cụ dụng cụ, hàng hoá nhập kho, là căn cứ để thủ kho nhập kho, ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1: lưu tại quyển phiếu nhập kho Liên 1: giao cho người nhập kho vào sổ quản lý Liên 2: giao cho thủ kho để thủ kho nhập kho ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật liệu. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Chứng từ tiền lương: Bảng chấm công Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương thưởng giấy đi đường Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lưởng Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 1.5.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng là hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006). Cùng với các tài khoản cấp 1, công ty còn sử dụng thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 cần thiết để phản ánh mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong công ty, mỗi bộ phận kế toán có nhiệm vụ theo dõi một số tài khoản nhất định theo từng phần hành công việc, căn cứ vào số lượng tài khoản kế toán đã sử dụng, chế độ thể lệ kế toán của nhà nước về quy mô hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý kế toán cũng như điều kiện trang bị kỹ thuật, tính toán, xử lý thông tin. Các TK loại 1 Xí nghiệp sử dụng gồm: 111, 112, 131, 133, 136, 138, 141, 142, 153, 155, 156, 157 Các TK loại 2 được sử dụng gồm: 211, 214, 242 Các TK loại 3 được sử dụng gồm: 311, 331, 333, 334, 335, 336, 338 Các TK loại 4 được sử dụng gồm: 411, 413 Các TK loại 5 được sử dụng gồm: 511, 515 Các TK loại 6 ,7 ,8 ,9 được sử dụng gồm: 627, 632, 635, 641, 711, 811, 911 1.5.4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán Công ty vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, qua đó các sổ sách dùng để ghi chép gồm Chứng từ ghi sổ: là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán, tổng hợp Sổ cái: sổ tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các sổ thẻ kế toán chi tiết: các sổ được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý theo yêu cầu quản lý Trình tự theo sơ đồ sau: Sơ đồ1.3: Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối TK Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu , kiểm tra Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật kết hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban, Công ty NASCO đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thực hiện hạch toán. Cụ thể là toàn bộ quá trình hạch toán của Công ty và các XN thành viên được tiến hành trên máy (Sử dụng phần mềm Fast accounting ) với hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Việc lựa chọn hình thức sổ này rất phù hợp với quy mô và tính chất của quá trình sản xuất của Xí nghiệp, giúp cho công việc kế toán trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các thông tin trên chứng từ gốc và chứng từ kế toán khác, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, máy tính sẽ chuyển vào các sổ liên quan. 1.5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán Việc thực hiện báo cáo quyết toán thuế GTGT định kỳ được thực hiện với cơ quan thuế địa phương (cục thuế Hà Nội). Riêng phần thuế thu nhập DN được chuyển lên tổng công ty thực hiện. Về tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính: Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty tuân thủ các yêu cầu tại QĐ 15/2006/QĐ-BTC (20/3/2006) và chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”. Báo cáo được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của Xí nghiệp là giám đốc ký và đóng dấu. Với hệ thống kế toán máy, số liệu trên các báo cáo kế toán được tự động nhập bằng phần mềm sau khi hoàn tất các số liệu ở sổ các các tài khoản . Kỳ lập báo cáo tài chính Lập báo cáo tài chính năm dương lịch kết thúc ngày 31/12 Lập báo cáo tài chính giữa niên độ, mỗi quý của năm (không bao gồm quý 4) Thời hạn nộp báo cáo Báo cáo quý là 20 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý Báo cáo năm là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm Nơi nhận do đặc thù phân cấp kinh doanh nên các báo cáo tài chính được Xí nghiệp nộp lên Tổng công ty. Biểu mẫu báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán B01-DN Báo cáo kết quả kinh doanh B02-DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DN Thuyết minh báo cáo tài chính B09-DN Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc, định kỳ Xí nghiệp lập các báo cáo bổ trợ cho quá trình điều hành và quản lý gồm: Báo cáo tình hình nhập xuất tồn hàng hoá Báo cáo chi tiết khoản phải thu phải trả (báo cáo công nợ) Báo cáo bán hàng Báo cáo chi phí bán hàng Báo cáo chi phí quản lý Báo cáo tổng hợp tồn theo kho. Phần 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại XNTMHK Nội Bài 2.1. Đặc điểm tiêu thụ và tiêu thụ hàng hóa tại XN XN thương mại là một đơn vị thành viên của công ty NASCO có chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh dịch vụ thương mại bao gồm: dịch vụ ăn uống, bán hàng bách hoá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ. Đặc điểm hàng hoá của XN rất đa dạng cả về chủng loại và hình thức. Tại XN, hàng hoá bao gồm hàng tự khai thác, hàng trả chậm và hàng tự chế biến. Hàng tự khai thác là hàng do XN mua về, mua đứt bán đoạn tiến hành thanh toán thẳng. Khi mua hàng về, bên bán sẽ viết hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng cho XN, hàng được nhập kho. Trong tháng XN tiến hành thanh toán tiền hàng cho người bán làm hai lần, một lần vào giữa tháng và một lần vào cuối tháng. Hàng trả chậm là hàng hoá mua của các chủ hàng về nhập kho nhưng chưa tiến hành thanh toán tiền hàng ngay. Đến cuối tháng, sau khi bán được hàng, kế toán xác định số lượng và trị giá vốn hàng bán theo từng chủ hàng trong kỳ. Căn cứ vào đó, chủ hàng sẽ viết hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng cho XN (chỉ ghi giá trị số hàng mà XN đã bán được trong tháng) và XN tiến hành thanh toán tiền hàng cho số hàng đã tiêu thụ được trong tháng cho chủ hàng. Việc thanh toán được tiến hành bắt đầu từ ngày 10 tháng sau. Thực chất đây là một hình thức chiếm dụng vốn (hàng hoá) của các đơn vị khác. ở XN hàng hoá chủ yếu là hàng trả chậm, còn hàng tự khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng gần 40% trên tổng vốn hàng. Hàng hoá của DN chủ yếu phục vụ hành khách đi máy bay, địa bàn hoạt động của XN chủ yếu là nhà ga T1, nên đòi hỏi XN phải đảm bảo chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá đầy đủ để giữ đựơc uy tín đối với khách hàng. Chính đặc điểm này đã chi phối rất lớn đến công tác tiêu thụ hàng hoá của XN. Do đó XN thường xuyên kiểm kê lượng hàng tồn, xuất, nhập trong kỳ để xác định số lượng hàng hoá cần nhập, số hàng kém phẩm chất để có quyết định xử lý. 2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp XN tổ chức bán lẻ tại các cửa hàng: Cửa hàng bách hoá(CHBH), cửa hàng souvenir (CHSVN), cửa hàng á âu (CHAA), cửa hàng FastFood (CHFF), cửa hàng giải khát (CHGK), cửa hàng Phong Phú (CHPP), cửa hàng Quốc tế (CHQT). Mặt hàng bán lẻ là tất cả các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu khách hàng. 2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1.1 Tính giá hàng tiêu thụ của Xí nghiệp Đối với hàng nhập kho, kế toán tính trị giá hàng nhập theo giá mua thực tế của hàng hoá chưa có chi phí thu mua, khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí bán hàng (TK 641). XN áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để xác định trị giá hàng tồn kho cho hàng hoá bán trong kỳ. Đối với hàng tự chế thì căn cứ vào hoá đơn bán hàng tại quầy, kế toán cửa hàng sẽ kiểm tra giá bán và số lượng hàng bán, dựa trên định mức nguyên vật liệu sau đó quy ra trị giá vốn hàng bán ra trong kỳ. Đơn giá bình quân gia quyền toàn kỳ dự trữ được xác định theo công thức sau: Trị giá hàng tồn đầy kỳ và hàng nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân gia quyền của mặt hàng A = Số lượng hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Ví dụ: Cuối tháng 1/2008 kế toán cửa hàng tính trị giá vốn của mặt hàng trà Dimah xuất bán như sau: Căn cứ vào báo cáo cân đối quầy tháng trước (số tồn cuối kỳ) kế toán xác định được trị giá tồn đầu của tháng này là: 6.107.916đ với số lượng là 354 hộp. Căn cứ vào các phiếu nhập trong tháng kế toán tổng hợp được giá trị hàng nhập là:11.751.860 đ với số lượng là 680 hộp. Căn cứ vào các hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng hàng ngày, kế toán xác định được số lượng hàng xuất trong tháng là: 578 hộp. Đơn giá bình quân = 6.107.916 + 11.751.860 354 + 680 = 17.272,51 (đ) Giá thực tế xuất kho = 17.272,51 x 578 = 9.983.510,78 (đ) Đối với hàng tự chế bán tại các cửa hàng ăn uống, giá trị hàng xuất bán được xác định như sau: 1 hộp Dimah có 25 gói pha chế được 25 cốc. Căn cứ vào sổ chi tiết hàng tự chế hàng ngày, kế toán cửa hàng tính được trong tháng bán được 876 cốc. Số hộp Dimah xuất bán trong kỳ 876 25 = = 35,04 (hộp) Căn cứ vào giá đơn vị bình quân tính được trong tháng, kế toán cửa hàng tính ra trị giá hàng xuất trong tháng (ví dụ giá đơn vị bình quân tính được là 17.272,51đ ) ta có: Giá thực tế xuất bán trong tháng = 35,04 x 17.272,51 = 605.228,75 (đ) Hàng ngày, kế toán kho sẽ cập nhật số liệu (mặt hàng, đơn giá mua, số lượng nhập kho, mã chủ hàng, ngày nhập...) nhập hàng hoá vào kho và số liệu hàng hoá xuất đi các quầy và xuất phục vụ mục đích khác (xuất pha chế, xuất tiếp khách...), trên cơ sở đó đến cuối tháng máy tính sẽ tự động tính trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. Sau khi kế toán kho đã lập xong báo cáo cân đối kho hàng hoá, tính được giá gốc của hàng bán trong kỳ thì giá này sẽ được sử dụng để tính giá vốn cho toàn bộ hàng xuất bán trong kỳ của Xí nghiệp. Các kế toán cửa hàng dựa trên giá vốn này để tính trị giá vốn cho hàng xuất bán của cửa hàng mình trong tháng. 2.2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán trong kỳ. TK sử dụng: * TK 157 “Hàng gửi bán”: TK này dùng để phản ánh tình hình biến động trị giá hàng hoá và trị giá CCDC tại các quầy hàng bán lẻ của XN. Kết ._.cấu TK 157: Bên Nợ: - Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá nhập vào các quầy, cửa hàng. - Trị giá của CCDC bao bì đi kèm hàng hoá chuyển lên các quầy bán lẻ. Bên Có: - Phản ánh trị giá của hàng hoá xuất bán tại các quầy, cửa hàng bán lẻ. - Chi phí bao bì, CCDC phân bổ trong tháng cho các quầy, cửa hàng. - Chi phí hàng xuất tiếp khách và hàng huỷ của các quầy, cửa hàng. TK 157 được chi tiết theo từng cửa hàng( theo chữ cái đầu của tên cửa hàng ví dụ tại hàng hoá của CHBH theo dõi theo TK 157B). * TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh trị giá vốn hàng đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ. Kêt cấu Bên Nợ: Trị giá mua của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ. Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ vào tài khoản 911. Hạch toán giá vốn hàng bán: * Hạch toán chi tiết: XN hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song. Hàng ngày, theo yêu cầu của các quầy hàng cửa hàng, kế toán kho sẽ lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Liên 1 lưu, liên 2 giao cho thủ kho để vào thẻ kho, liên 3 giao cho kế toán cửa hàng. Do XN tính giá hàng xuất theo phương pháp bình quân gia quyền (tính vào cuối tháng), nên phiếu xuất kho chỉ dùng để theo dõi về số lượng hàng hóa xuất tại kho và lượng hàng hóa nhập tại quầy, cửa hàng. Tại các quầy, cửa hàng, hết ca bán hàng, nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng hàng ngày (Hóa đơn GTGT chỉ được lập khi khách hàng yêu cầu) đối với hàng xuất bán, còn những hàng xuất trả về kho, xuất hủy, xuất tiếp khách thì khi phát sinh kế toán cửa hàng sẽ viết phiếu xuất kho cho hàng xuất đó. Báo cáo bán hàng hàng ngày và phiếu xuất kho là căn cứ để kế toán cửa hàng theo dõi lượng hàng hóa xuất trong quầy, cửa hàng mình. Cuối tháng, kế toán kho hàng tính được giá gốc của hàng xuất tại kho, kế toán cửa hàng căn cứ vào giá gốc tại kho hàng để tính ra giá hàng xuất tại cửa hàng mình (giá gốc xuất tại kho chính là giá nhập tại các cửa hàng). XN không sử dụng các sổ kế toán chi tiết, Kế toán cửa hàng căn cứ vào các Báo cáo bán hàng hàng ngày, phiếu xuất kho do mình lập và phiếu xuất do kế toán kho lập để lập Báo cáo cân đối quầy, cửa hàng. Báo cáo cân đối quầy cửa hàng là căn cứ để lập Bảng giải thích nhập xuất hàng trong tháng. Sơ đồ 2.1: Kế toán chi tiết hàng hóa Chứng từ nhập Chứng từ xuất Báo cáo cân đối Kế toán tổng hợp Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu Ví dụ: Ngày 03/01/2008 theo yêu cầu của cửa hàng Bách hóa, kế toán kho lập phiếu xuất kho, xuất cho cửa hàng Bách hóa: 400 hộp Coca, 480 lon Sprite, 200 lon Fanta (Cuối tháng sau khi tính được đơn giá bình quân thì kế toán mới nhập vào phiếu xuất kho). Biểu 2.1: Mẫu phiếu xuất kho phiếu xuất kho Mẫu số 02-vt Số :1134 Ngày viết phiếu 03/01/2008 Người nhận hàng : Nguyễn Thị Lan Đơn vị : Cửa hàng Bách hóa. Lý do xuất kho : Xuất lên quầy Xuất tại kho : Kho hàng hóa Loại tính: VNĐ tt Tên hàng hoá, dịch vụ MH Mã CH Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Nước Coca NUCO03 BM002 lon 400 2 Nước Sprite NUSP02 BM002 lon 480 3 Nước Fanta NUFA03 BM002 lon 200 Cộng: Ngày 08 tháng 1 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho Tại cửa hàng, khi bán hàng, theo yêu cầu của khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ viết hóa đơn GTGT cho hàng xuất bán. Biểu 2.2: Mẫu hóa đơn GTGT Hoá đơn (gtgt) Mẫu số: 01 gtkt Liên 2: (Giao khách hàng) Lp/99-b Ngày 3 tháng 1 năm 2008 N0: 051739 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Bách hóa Địa chỉ: Sân bay Quốc tế Nội Bài Số tài khoản: Điện thoại: MS: Họ tên người mua hàng: Trần Đức Trọng Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM MS: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Nước Fanta lon 7 6.000 42.000 2 Bia Tiger lon 5 6.000 30.000 3 Vina Hà Nội bao 2 8.000 16.000 Cộng tiền hàng: 88.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 8.800 Tổng cộng tiền thanh toán: 96.800 Số tiền viết bằng chữ: .Chín mươi sáu nghìn tám trăm đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Cuối ngày hết ca bán hàng, nhân viên bán hàng lập Báo cáo bán hàng hàng ngày (Biểu 2.3 ) Biểu 2.3: Báo cáo bán hàng hàng ngày Mẫu số 3/b QĐ Liên bộ tctknt Số 621-lb XNTMHKNB Cửa hàng BH Báo cáo bán hàng hàng ngày Ngày 03/01/2008 TT Tên hàng Mã hàng Mã chủ hàng Đơn vị Số lượng Theo giá bán lẻ nơi bán Theo giá vốn ĐG TT ĐG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Bia Tiger NUHE01 BM002 lon 20 6.000 120.000 2 Nước Fanta NUFA03 BM002 lon 28 6.000 168.000 3 Vina Hà nội TLVI02 DN001 Bao 5 8.000 40.000 4 Gừng hộp TPOM02 TKT Hộp 1 34.200 34.200 5 Mơ xào TPOM03 TKT Gói 3 34.000 102.000 .... ... ... ... ... ... ... Cộng số tiền phải nộp: 29.931.000 -Số tiền thực nộp 29.931.000 -Trong đó thu bằng séc 0 -Chênh lệch: thừa (+)....................,thiếu (-)..10.000................... Ngày 03 tháng 1 năm 2008 Đã kiểm toán, kế toán Người bán hàng Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu nhập phiếu xuất trong tháng, kế toán kho tính được giá gốc xuất kho của từng mặt hàng (cụ thể tính giá mặt hàng nước Coca hộp trong tháng). Căn cứ vào báo cáo cân đối kho hàng tháng trước (cột tồn cuối kỳ) kế toán xác định được trị giá tồn đầu của mặt hàng Coca tháng này là: 4.296.875đ với số lượng là 1.375 lon. Căn cứ vào phiếu nhập kho trong tháng kế toán tính được trị giá nhập trong kỳ là 2150 lon. 3.125(đ) = 4.296.875 + 6.718.750 = Đơn giá bình quân tại kho 1.375 + 2.150 Tại cửa hàng, kế toán cửa hàng lấy giá bình quân tại kho làm đơn giá nhập cho mặt hàng coca trong tháng của mình và xác định đơn giá xuất trong tháng. Căn cứ vào Báo cáo cân đối cửa hàng tháng trước (cột tồn cuối kỳ) kế toán cửa hàng xác định được giá trị tồn đầu tháng này là: 1.856.250đ, với số lượng là: 594 lon. Căn cứ vào các phiếu xuất kho do kế toán kho lập, kế toán cửa hàng xác định được giá trị hàng nhập trong tháng là: 2.796.875đ với số lượng là: 895 lon. Căn cứ vào các báo cáo bán hàng hàng ngày, kế toán cửa hàng xác định được số lượng hàng xuất bán trong tháng là: 1057lon, (các hàng xuất khác = 0) Giá đơn vị BQ hàng Coca = 1.856.250 + 2.796.875 594 + 895 = 3.125 (đ) Trị giá hàng Coca xuất bán trong tháng = 3.125 x 1057 = 3.303.125 (đ) Sau khi tính được giá vốn của từng mặt hàng xuất trong tháng, kế toán cửa hàng lập Báo cáo cân đối cửa hàng Bách hóa tháng 1/2008 (Biểu 2.4). Căn cứ vào Báo cáo cân đối cửa hàng kế toán lập bảng Giải thích nhập xuất hàng hóa trong tháng 1/2008 (Biểu 2.5) Biểu 2.4: Báo cáo cân đối cửa hàng xntmhknb Cửa hàng bách hoá Mẫu số 02 báo cáo cân đối Cửa hàng bách hóa tháng 01/2008 Tên hàng Đơn vị Mã hàng Dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Giá gốc trong kỳ Xuất bán Xuất Q+CK Xuất huỷ Xuất pha chế Xuất tiếp khách Xuất bao bì, DC Dư cuối kỳ SL ĐG TT SL ĐG TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT Loại có giá:VNĐ Hàng của BM002 Nc Coca lon NUCO03 594 3.125 1.856.250 895 3.125 2.796.875 3.125 1.057 3.303.125 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 432 1.350.000 Nc Fanta lon NUFA03 352 3.125 1.100.000 984 3.125 3.125 1122 3.506.250 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 214 668.750 Nc Sprite lon NUSP02 227 3.471,93 788.121,3 768 3.472 2.666.496 3.471,97 520 1.805.424,4 240 833.272,8 0 0 0 0 0 0 0 0 235 815.912,95 Cộng của BM002 1.173 2.699 8.614.799,4 240 833.272,8 0 0 0 0 0 0 0 0 881 2.834.662,95 ..... .. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng loại VNĐ 24.752 2.123.802.013 43.784 789.121.277 44.712 824.993.565 240 1.284.480 110 229.997 0 0 0 0 5146 14.386.937 18.148 2.081.028.311 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) Hải quan (ký, họ tên) Người lập (ký, họ tên) Ngày lập biểu 31/01/2008 Biểu 2.5: Bảng giải thích nhập xuất tồn XNTMHKNB Cửa hàng BH bảng giải thích nhập xuất hàng Tháng 01/2008 STT Nội dung TKĐƯ Tiền VNĐ I Tồn đầu kỳ 2.123.802.013 1 Tồn đầu kỳ hàng Tự khai thác 394.626.693 2 Tồn đầu kỳ hàng trả chậm gốc VNĐ 1.279.175.320 II Nhập trong kỳ 798.121.277 1 Nhập tại kho hàng hoá, hàng Tự khai thác 659.980.090 2 Nhập hàng trả chậm kho hàng hoá, gốc VNĐ 123.808.796 3 Nhập hàng kho hàng hoá 783.788.886 4 Nhập hàng dụng cụ tại kho XN 14.332.391 III Xuất trong kỳ 840.894.979 1 Chi vốn hàng Tự khai thác 632 695.577.327 2 Chi phí bao bì, dụng cụ Tự khai thác 6413 14.386.937 3 Chi huỷ hàng Tự khai thác 6418 229.997 4 Chi tiếp khách hàng, hàng Tự khai thác + trả chậm 6418 5 Hàng Tự khai thác trả về kho hàng hoá (Chênh lệch) 632 23.336 6 Hàng Tự khai thác trả về kho hàng hoá 1561 907.144 7 Chi vốn hàng trả chậm (gốc VNĐ) 632 129.416.238 8 Hàng trả chậm gốc VND trả về kho hàng hoá 1561 354.000 9 Chi xuất chênh lệch giá, hàng trả về kho HH: trả chậm 632 10 Chi huỷ hàng trả chậm (gốc VNĐ) 6418 11 Hàng trả chậm gốc VNĐ trả về kho SVN 1562 IV Tồn cuối kỳ 2.081.028.311 1 Tồn hàng Tự khai thác 357.814.433 2 Tồn hàng trả chậm gốc VNĐ 1.723.213.878 Giám đốc XN (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) CH trưởng (ký, họ tên) Kế toán CH (ký, họ tên) Ngày 31/1/2008 * Hạch toán tổng hợp: Do giá vốn được tính vào cuối tháng nên đến cuối tháng kế toán cửa hàng mới phản ánh giá vốn hàng bán được trong tháng. Căn cứ vào Báo cáo cân đối quầy, cửa hàng, kế toán cửa hàng xác định được trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ. Kế toán phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ: Nợ TK 632(Chi tiết cho từng cửa hàng)_ Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ. Có TK 157(Chi tiết cho từng cửa hàng)_ Trị giá hàng xuất bán của cửa hàng. Ngoài ra, ở XN còn thường xuyên phát sinh nghiệp vụ xuất hàng hoá từ các quầy trả về kho hàng hoá của XN để xuất trả chủ hàng hoặc chuyển lên các quầy hàng khác, do thời điểm xuất trả và nhập quầy khác nhau (khác tháng) mà giá vốn hàng xuất trong từng tháng đều tính theo giá vốn bình quân trong tháng đó, nếu giá vốn giữa các tháng có biến động thì dẫn đến phát sinh hiện tượng chênh lệch giá vốn của hàng hoá, để tránh rắc rối trong việc điều chỉnh các phiếu xuất nhập kho, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh chênh lệch giá vốn, tính vào chi phí kinh doanh như sau: Nợ TK 632 (Chi tiết cho từng cửa hàng)_ Chi phí chênh lệch giá vốn. Có TK 157 (Chi tiết cho từng cửa hàng)_ Trị giá phần chênh lệch. Đồng thời phản ánh trị giá hàng hóa trả về kho: Nợ TK 156 (Chi tiết cho từng kho hàng)_ Trị giá hàng hóa trả về nhập kho tính theo giá bình quân tháng trước. Có TK 157 (Chi tiết cho từng cửa hàng)_ Trị giá hàng từ quầy trả về kho. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng Giải thích nhập xuất hàng của cửa hàng để lập chứng từ ghi sổ về giá vốn hàng xuất trong tháng của cửa hàng. Kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ ghi sổ do các kế toán cửa hàng chuyển đến xác định tổng giá vốn hàng bán trong tháng, vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 632. Ví dụ: Căn cứ vào bảng Cân đối cửa hàng bách hóa tháng 1/2008, kế toán xác định được trị giá vốn của hàng xuất bán trong tháng là: 824.993.565 đ, căn cứ vào các phiếu xuất kho cho hàng trả về kho trong tháng (trị giá hàng xuất kho trong tháng trên các phiếu xuất này tính theo giá đơn vị bình quân của tháng trước) là 1.261.144 đ, trị giá hàng xuất trả về kho tính được vào cuối tháng của cửa hàng là 1.284.480 đ. Như vậy khi chuyển trả hàng về kho hàng hóa của XN phát sinh chênh lệch trị giá xuất kho là: 23.000 đ. Kế toán cửa hàng Bách hoá phản ánh - Trị giá vốn hàng xuất bán Nợ TK 632B 824.993.565 Có TK 157B 824.993.565 - Trị giá chênh lệch xuất kho: Nợ TK 632B 23.000 Có TK 157B 23.000 - Tri giá hàng trả về kho hàng hóa: Nợ TK 1561 1.261.144 Có TK 157B 1.261.144 Cuối tháng căn cứ vào bảng Giải thích nhập xuất hàng hóa trong tháng 1/2008, kế toán cửa hàng lập chứng từ ghi sổ phản ánh trị giá vốn hàng xuất của cửa hàng mình trong tháng1/2008. Biểu 2.6: Chứng từ ghi từ số 6 Xí nghiệp tmhk Chứng từ ghi sổ Mẵu số 01-skt Phòng KTTK _ Cửa hàng bách hóa Ngày 31/1/2008 số:6 Kèm theo: Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất kho bách hoá Xuất vốn hàng 632B 157B 824.993.565 Xuất chi phí bao bì và dụng cụ 6413B 157B 14.386.937 Xuất huỷ hàng 641810B 157B 229.997 Xuất trả kho Xí nghiệp 1561 157B 1.261.144 Xuất tiếp khách 641803B 157B Xuất chênh lệch giá xuất kho 632 157B 23.336 Xuất trả kho SVN 1562 157B Cộng 840.894.979 Trưởng phòng kế toán Người lập Kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ ghi sổ của các kế toán cửa hàng tính tổng số phát sinh của TK 632 là: 2.475.896.612 đ, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ kết chuyển trị giá vốn hàng bán trong kỳ (biểu 2.7) và vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái TK 632( biểu 2.8) Biểu 2.7: Chứng từ ghi sổ số 53 Xí nghiệp tmhk Chứng từ ghi sổ Mẵu số 01-skt Phòng KTTK Ngày 31/1/2008 số:53 Kèm theo: Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 632 2.475.896.612 Cộng 2.475.896.612 Trưởng phòng kế toán Người lập Biểu 2.8: Sổ cái TK 632 Sổ cái Tài khoản : “Giá vốn hàng bán” Số hiệu: 632 Năm 2008 NGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Tháng 01 31/1 Dư đầu kỳ 0 0 Cửa hàng AA 31/1 3 31/1 Chi phí vốn hàng 157A 535.298.727 31/1 3 31/1 CP chênh lệch xuất kho 157A 0 Cửa hàng BH 31/1 6 31/1 Chi phí vốn hàng 157B 824.993.565 31/1 6 31/1 CP chênh lệch xuất kho 157B 23.336 ... .. ... ... ... ... 31/1 53 31/1 Kết chuyển vốn hàng 911 2.475.896.612 Cộng phát sinh 2.475.896.612 2.475.896.612 Dư cuối kỳ 0 0 Kế toán trưởng (ký, họ tên) Người ghi sổ (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) 2.2.2 Kế toán DT bán hàng và các khoản giảm trừ DT tại XN TK sử dụng: * TK 511 “Doanh thu bán hàng”: Dùng để phản ánh DT thực tế thu được trong kỳ của XN bao gồm DT bán hàng, DT cho thuê mặt bằng và các khoản giảm trừ DT, tính DT thuần về bán hàng trong kỳ của XN. Kết cấu: Bên Nợ: Kết chuyển DT thuần về tiêu thụ và cung cấp dịch vụ trong kỳ. Bên Có: Phản ánh tổng DT tiêu thụ trong kỳ. TK này không có số dư cuối kỳ. Phương thức bán hàng của XN là bán lẻ, hàng bán ra cho từng khách hàng với số lượng ít, mặt khác, hàng trước khi nhập xuất kho đều phải được kiểm tra kỹ về mặt số lượng và chất lượng, do vậy XN không có trường hợp hàng bán bị trả lại cũng như giảm giá hàng bán nên XN không sử dụng TK 531, 532. Kế toán DT bán hàng tại XN * Hạch toán chi tiết: Hàng ngày vào cuối ca bán hàng, nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng tại quầy, cửa hàng và đem nộp số tiền bán hàng trong ngày cho thủ quỹ XN (tiền bán hàng sẽ được nộp thành 2 ca, ca 2 do hết giờ hành chính nên nhân viên bán hàng sẽ nộp vào ngày hôm sau). Số tiền nhân viên thu ngân nộp cho thủ quỹ cuối ca bán hàng sẽ được theo dõi trong sổ nộp tiền của cửa hàng (sổ nộp tiền theo dõi theo từng ca bán hàng gồm có tên nhân viên bán hàng, ngày, và các cột: loại tiền (ngoại tệ, séc ngoại tệ, séc VNĐ, VNĐ), tỷ giá thực tế trong ngày, tổng số tiền đã quy ra VNĐ trên báo cáo và cột thực nộp của nhân viên bán hàng). Dựa trên số tiền thực nộp của nhân viên thu ngân, kế toán quỹ ghi phiếu thu có đầy đủ chữ ký của người nộp tiền và đóng dấu vào sổ nộp tiền của cửa hàng, thủ quỹ sau đó cập nhật số liệu vào phiếu thu trên máy, thủ quỹ vào sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi thu chi. Đối với ngoại tệ mặc dù hàng ngày kế toán cập nhập số liệu thu chi ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ nhưng do hạn chế của chương trình phần mềm máy tính nên đến cuối tháng khi lên các báo cáo thì các tỷ giá này lại được tính bình quân thành một tỷ giá cố định không thay đổi trong tháng. Các báo cáo bán hàng được đem nộp cho kế toán cửa hàng để họ kiểm tra giá bán. Thực chất các báo cáo này cuối tháng sẽ được nhân viên của phòng kế toán sao chép về máy tại phòng kế toán thống kê. Cuối tháng kế toán lập các báo cáo - Căn cứ vào các Báo cáo bán hàng hàng ngày, phiếu thu, sau khi đối chiếu với sổ nộp tiền tại cửa hàng kế toán cửa hàng lập Bảng kê nộp tiền cửa hàng, Báo cáo bán hàng tại quầy, cửa hàng. - Căn cứ vào Bảng kê nộp tiền cửa hàng kế toán lập bảng kê thực nộp tiền bán hàng và bảng kê đối chiếu nộp tiền bán hàng trong tháng. - Căn cứ vào Báo cáo bán hàng tại các quầy, cửa hàng, kế toán cửa hàng lập Báo cáo tổng hợp kinh doanh của cửa hàng trong tháng. Ví dụ: Ngày 04/01/2008 Chị Trâm nộp Báo cáo bán hàng hàng ngày của ngày 03/01/2008 với số tiền trên báo cáo là: 29.931.000 đ với số tiền thực nộp của ca 2 là: 17.921.000 đ. Căn cứ vào số tiền thực nộp, kế toán quỹ viết phiếu thu: Biểu 2.9: Mẫu phiếu thu Mẫu số: 01-TT QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC Công ty DVHKSBNB XNTMHKNB Phiếu thu Số: 27 Ngày 04/01/2008 Nợ TK 1111 Có TK 131 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Trâm. Địa chỉ : Cửa hàng BH. Lý do nộp : Nộp tiền bán hàng. Số tiền: 17.921.000 đ (viết bằng chữ): Mười bảy triệu chín trăm hai mươi mốt nghìn đồng chẵn. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười bảy triệu chín trăm hai mươi mốt nghìn đồng chẵn. Tỷ giá quy đổi:………………….. Kèm theo:…………………………….chứng từ gốc. Ngày 04/01/2008 Người nộp (ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Người lập phiếu (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Căn cứ vào các Báo cáo bán hàng hàng ngày và phiếu thu tiền (Biểu 2.9) trong tháng, kế toán lập Bảng kê nộp tiền bán hàng tháng 1/2008 (Biểu 2.10) Biểu 2.10: Bảng kê nộp tiền bán hàng XNTMHKNB Cửa hàng Bách hoá Bảng kê nộp tiền bán hàng Tháng 1 năm 2008 Ngày (1) Tỷ giá (USD) (2) USD (3) VND (4) Séc USD (5) VND (6) Yên Nhật (7) VND (8) Séc VND (9) EURO (10) VND (11) VND (12) Tổng cộng (VNĐ =(12) (13) Báo cáo bán hàng (14) Thực nộp (15) Tổng tiền ngày (16) Thừa thiếu (17) 31 15.935 - - - - - - - - - - - - - - - 15.935 - - - - - - - - - 8.774.000 8.774.000 8.774.000 8.774.000 - 1 15.930 - - - - - - - - - 10.000.000 18.774.000 10.000.000 15.930 - - - - - - - 55 1.079.886 7.924.000 18.969.000 9.003.886 19.003.886 34.886 2 15.935 - - - - - - - - - 19.000.000 26.924.000 19.000.000 15.935 - - 50 796.750 - - - 20 393.839 9.854.000 30.029.000 11.044.589 30.044.589 15.589 3 15.935 - - - - - - - - - 12.000.000 21.854.000 12.000.000 15.935 - - - - - - - - - 17.921.000 29.931.000 17.921.000 29.921.000 -10.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 30 15.936 - - 254 4.047.744 - - 680.000 - - 11.000.000 20.042.000 15.727.744 15.936 - - 38 605.568 - - - - - 7.350.000 23.672.500 7.955.568 23.683.312 10.812 31 15.938 - - - - - - - - - 17.000.000 24.350.000 17.000.000 15.938 - - - - - - - - - 45.560.000 62.695.000 45.560.000 62.560.000 -135.000 1 45.560.000 Cộng 1.152 18.358.432 1.576 25.111.479 - - 1.481.000 375 7.353.832 1.274.314.559 1.274.314.559 1.326.629.750 1.326.619.302 1.326.619.302 -10.448 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) Người lập (ký, họ tên) Ngày 31/01/2008 Căn cứ vào Bảng kê nộp tiền bán hàng tháng 1/2008, kế toán cửa hàng xác định được số tiền hàng thu được trong tháng: Số tiền USD: 1.152 $, Séc USD: 1.576 $, Eur: 375 E, VND: 1.274.314.559 đ, Séc VND: 1.481.000 đ. Kế toán lập Bảng kê thực nộp tiền bán hàng trong tháng 1/2008 (Biểu 2.11) và bảng kê đối chiếu nộp tiền bán hàng (Biểu 2.12) (căn cứ vào bảng kê nộp tiền bán hàng tháng trước xác định được số tiền nộp bù tháng này là: 19.441 đ) Biểu 2.11: Bảng kê thực nộp tiền bán hàng XNTMHKNB Cửa hàng BH Bảng kê thực nộp tiền bán hàng Tháng 01 năm 2008 STT Loại tiền Số tiền Tỷ giá Quy ra VNĐ 1 USD 1.152 15.936,14 18.358.432 2 Séc ngoại tệ USD 1.576 15.933,68 25.111.479 2 EUR 375 19.610,22 7.353.832 4 Yên Nhật 0 0 0 5 VNĐ 1.274.314.559 1.274.314.559 6 Séc VNĐ 1.481.000 1.481.000 Cộng 1.326.619.302 7 Nộp bù tháng 01/2008 19.441 19.441 Tổng cộng 1.326.638.743 Kế toán CH (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) CH trưởng (ký, họ tên) GĐ Xí nghiệp (ký, họ tên) Ngày 31/01/2008 Biểu 2.12. Bảng kê đối chiếu nộp tiền bán hàng XNTMHKNB Cửa hàng BH Bảng kê đối chiếu nộp tiền bán hàng Tháng 01 năm 2008 STT Loại tiền Số tiền Tỷ giá Quy ra VNĐ 1 USD 1.152 16.000,00 18.432.000 2 Séc ngoại tệ USD 1.576 16.000,00 25.216.000 2 EUR 375 19.610,22 7.353.832 4 Yên Nhật 0 0 0 5 VNĐ 1.274.314.559 1.274.314.559 6 Séc VNĐ 1.481.000 1.481.000 Cộng 1.326.797.391 Thực nộp 1.326.638.743 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ - 178.089 GĐ Xí nghiệp (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) CH trưởng (ký, họ tên) Kế toán CH (ký, họ tên) Ngày 31/01/2008 Biểu 2.13: Báo cáo bán hàng xntmhknb Cửa hàng Bách hóa Mẫu số 08 báo cáo bán hàng tại Cửa hàng bách hóa Mã chủ hàng Mã hàng Tên hàng Loại thuế Đvị tính Xuất bán Thuế GTGT Giá gốc Chênh lệch TT SL ĐG TT ĐG TT Loại có giá VNĐ Loại thuế suất 5% ctvl1 dp0702 Sâm thái lát 25g 5% hộp 3 140.000 420.000 20.000 79.186,64 237.559,91 162.440 tkt dcru01 Rùa pin bé 5% con 2 64.000 128.000 6.095,24 45.000 90.000 31.905 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Loại thuế suất 5% 460.718.500 21.938.976 284.488.192 154.291.332 Loại thuế suất 10% bM002 NUCO03 Nước Coca 10% lon 1.057 6.000 6.342.000 634.200 3.125 3.303.125 2.404.675 BM002 NUFA03 Nước Fanta 10% lon 1122 6.000 6.732.000 673.200 3.125 3.506.250 2.552.550 BM002 NUSP02 Nươc SPrite 10% lon 520 6.500 3.380.000 338.000 3.471,97 1.805.424,4 1.236.575,6 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Loại thuế suất 10% 865.911.250 78.719.205 540.505.373 Loại có giá VNĐ Cộng thành tiền 1.326.629.750 100.658.181 824.993.565 400.978.004 Từ ngày 01/01 đến ngày 31/01/2008 Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) TP kế toán (ký, họ tên) Người lập (ký, họ tên) Ngàylập biểu 31/01/2008 Biểu 2.14: Báo cáo tổng hợp kinh doanh báo cáo tổng hợp kinh doanh cửa hàng bách hoá Tháng 01/2008 TT Danh mục Thu chưa trừ thuế Thuế GTGT Thu đã trừ thuế Chi vốn hàng Chênh lệch Tỷ lệ %DT Ghi chú 1 Hàng hóa chịu thuế 5% 460.718.500 21.938.976 438.779.524 284.488.192 154.291.332 35,16 2 Hàng hoá chịu thuế 10% 865.911.250 78.719.205 787.192.045 540.505.373 246.686.672 31,34 Tổng cộng 1.326.629.750 100.658.181 1.225.971.569 824.993.565 400.978.004 Trong đó Nộp tiền 01/2008 1.326.619.302 Nộp bù 01/2008 19.441 Tiền nôp thiếu 10.448 Cộng 1.326.629.750 TP kế toán (ký, họ tên) Kế toán cửa hàng (ký, họ tên) Giám đốc XN (ký, họ tên) Ngày 31/01/2008 Cửa hàng trưởng (ký, họ tên) Căn cứ vào các Báo cáo bán hàng hàng ngày và phiếu thu tiền (Biểu 2.9) trong tháng, kế toán lập Bảng kê nộp tiền bán hàng tháng 1/2008 (Biểu 2.10), và Báo cáo bán hàng tại cửa hàng tháng 1/2008 (Biểu 2.11). * Hạch toán tổng hợp - Căn cứ vào báo cáo tổng hợp kinh doanh cửa hàng, bảng kê đối chiếu nộp tiền cửa hàng sau khi đã đối chiếu với thủ quỹ(bảng giải thích doanh thu, sổ nộp tiền thủ quỹ lập trên cơ sở số tiền thực nộp của nhân viên bán hàng) kế toán cửa hàng sẽ lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu cửa hàng và V.A.T phải nộp. - Phản ánh doanh thu nhân viên thu ngân nộp tiền bán hàng trong tháng. Nợ TK 131(Chi tiết kho và cửa hàng)_ Số tiền nhân viên thu ngân nộp. Nợ TK 138_ tiền bán hàng nội bộ Có TK 511(Chi tiết kho và cửa hàng) _Doanh thu bán hàng. - Đối với bán hàng thu tiền ngoại tệ, do XN sử dụng 2 loại tỷ giá là tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán nên trong tháng có phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Cuối tháng, kế toán cửa hàng điều chỉnh phần DT chênh lệch quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế so với quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá hạch toán bằng bút toán: Nợ TK 413_ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Có TK 511_ Số tiền chênh lệch khi quy đổi VNĐ theo tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán. Và phản ánh thuế GTGT đầu ra: Nợ TK 131(Chi tiết kho và cửa hàng)_ Tiền thuế GTGT hàng bán. Có TK 33311_ Tổng thuế GTGT của số hàng đã bán được trong tháng Phần thuế GTGT đầu ra đã được chương trình máy tính tập hợp và lọc theo từng mức thuế suất khác nhau dựa trên cơ sở các báo cáo bán hàng hàng ngày. Ví dụ: Căn cứ vào Bảng kê nộp tiền của CHBH, Báo cáo kinh doanh cửa hàng Bách hoá tháng 1/2008, kế toán xác định được DT bán hàng trong tháng là 1.225.971.569 đ, thuế GTGT là: 100.658.181 đ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ là: -178.089 đ, DT bán hàng nội bộ trong tháng là 0 đ, kế toán phản ánh: Nợ TK 131AB 1.225.971.569 Có TK 511AB 1.225.971.569 Nợ TK 131AB 100.658.181 Có TK 33311 100.658.181 Nợ TK 413 (178.089) Có TK 511AB (178.089) Sau khi đối chiếu số liệu với kế toán quỹ, kế toán cửa hàng lập chứng từ ghi sổ (Biểu 2.15) phản ánh DT thực tế trong tháng. Biểu 2.15 : Chứng từ ghi sổ số 4 Xí nghiệp tmhk Chứng từ ghi sổ Mẵu số 01-skt Phòng KTTK Ngày 31/1/2008 số:4 Kèm theo: Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Doanh thu cửa hàng bách hoá DT đã nộp VNĐ 131AB 511AB 1.173.656.378 DT đã nộp séc VNĐ 131AB 511AB 1.481.000 DT đã nộp séc USD (16.000) 131AB 511AB 25.216.000 1.576,00 DT đã nộp TM USD (16.000) 131AB 511AB 18.432.000 1.152,00 DT đã nộp tiền mặt EURO 131AB 511AB 7.353.832 DT đã nộp tiền mặt Yên Nhật 131AB 511AB 0 DT chưa nộp 131AB 511AB 10.448 DT báo nợ nội bộ 138 511AB 0 DT chênh lệch tỷ giá USD 413 511AB (178.089) Cộng: 1.225.971.569 Trưởng phòng kế toán Người lập (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 5 Xí nghiệp tmhk Chứng từ ghi sổ Mẵu số 01-skt Phòng KTTK Ngày 31/1/2008 số:5 Kèm theo: Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Thuế GTGT phải nộp Hàng hoá dịch vụ thuêsuất 5% 131AB 33311 21.938.976 Hàng hoá dịch vụ thuêsuất 10% 131AB 33311 78.719.205 Cộng: 100.658.181 Trưởng phòng kế toán Người lập Cuối kỳ kế toán tổng hợp căn cứ vào chứng từ ghi sổ của các kế toán cửa hàng gửi tới tính ra tổng DT trong tháng là: 4.899.912.475 đ, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ kết chuyển DT bán hàng trong kỳ, và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái các TK 511, 333. Biểu 2.17: Chứng từ ghi sổ số 52 Xí nghiệp tmhk Chứng từ ghi sổ Mẵu số 01-skt Phòng KTTK Ngày 31/1/2008 số:52 Kèm theo: Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển DT bán hàng 511 911 4.899.912.475 Cộng: 4.899.912.475 Trưởng phòng kế toán Người lập Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản 511 Sổ cái Tài khoản : “Doanh thu bán hàng” Số hiệu: 511 Năm 2008 NGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Tháng 01 31/1 Dư đâu kỳ 0 Cửa hàng á âu 31/1 1 31/1 DT đã nộp tiền mặt 131AA 235.020.810 31/1 1 31/1 DT chưa nộp 131AA 203.000 31/1 1 31/1 DT báo nợ nội bộ 138 0 Cửa hàng Bách hoá 31/1 4 31/1 DT đã nộp VNĐ 131AB 1.173.656.378 31/1 4 31/1 DT đã nộp Séc VNĐ 131AB 1.481.000 31/1 4 31/1 DT đã nộp séc USD 131AB 25.216.000 31/1 4 31/1 DT đã nộp tiền mặt USD 131AB 18.432.000 31/1 4 31/1 DT đã nộp tiền mặt EUR 131AB 7.353.832 31/1 4 31/1 DT chưa nộp 131AB 10.448 31/1 4 31/1 DT báo nợ nội bộ 138 31/1 4 31/1 DT chênh lệch tỷ giá USD 413 (178.089) ... .. ... ... ... ... 31/1 52 31/1 Kết chuyển DT bán hàng 911 4.899.912.475 Cộng phát sinh 4.899.912.475 4.899.912.475 Dư cuối kỳ 0 Giám đốc Xí nghiệp Trưởng phòng kế toán Người ghi sổ (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2.19 : Sổ cái tài khoản 333 Sổ cái Tài khoản : “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” Số hiệu: 333 Năm 2008 NGS CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Tháng 01 31/1 Dư đầu kỳ 0 31/1 2 31/1 Thuế V.A.T bán hàng CHAA 131 17.847.633 31/1 5 31/1 Thuế V.A.T bán hàng CHBH 131 100.658.181 ... ... ... ... ... ... ... 31/1 8 31/1 Thuế V.A.T DT thuê mặt bằng 131 7.687.784 31/1 31/1 Báo trả thuế V.A.T 336 312.511.442 Cộng phát sinh 312.511.442 312.511.442 Dư cuối kỳ 0 0 Giám đốc Xí nghiệp Trưởng phòng kế toán Người ghi sổ (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2.3. Kế toán thanh toán với khách hàng TK sử dụng: TK 131 Bên nợ: - Số tiền phải thu khách hàng mua chịu hàng - Trả lại tiền cho khách hàng - Xoá sổ khoản phải thu khách hàng mà không thu được - Chênh lệch do điều chỉnh tỷ giá hối đoái Bên có : - Số nợ phải thu từ khách hàng đã thu được - Chênh lệch điều chỉnh tỷ giá hối đoái - Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng Chứng từ sử dụng trong thanh toán với khách hàng gồm hai nhóm: chứng từ bán hàng và chứng từ thanh toán. Chứng từ bán hàng gồm: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường, Phiếu xuất kho Chứng từ thanh toán gồm: Giấy nhận nợ, Phiếu thu, Giấy báo có, Lệnh phiếu do khách hàng lập Xí nghiệp sử dụng mẫu Sổ chi tiết thanh toán với người mua theo chế độ. Sổ được mở chi tiết tới từng khách hàng. Đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên thì theo dõi riêng trên một tờ sổ chi tiết. Đối với những khách hàng vãng lai thì doanh nghiệp theo dõi chung trên một tờ sổ chi tiết. Đối với công nợ bằng ngoại tệ thì phải có sổ chi tiết riêng để theo dõi nợ PT bằng đơn vị nguyên tệ và sử dụng tỷ giá hối đoái thích hợp để quy đổi thành VNĐ. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết, kế toán tổng hợp tình hình thanh toán với người mua. Cuối ngày dựa trên các hoá đơn bán lẻ, trước khi lập báo cáo bán hàng hàng ngày kế toán phải tổng hợp tình hình thanh toán với người mua theo tính chất nợ phải thu hay nợ phải trả. Chứng từ thanh toán gồm giấy nhận nợ để ghi nhận khoản nợ của khách hàng, khi khách hàng trả tiền thì kế toán viết phiếu thu. Biểu 2.20: Sổ chi tiết thanh toán với người mua Tài khoản : 131 Đối tượng: AP Tháng 1/2008 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Số dư SH Ngày Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 26.345.525 T1201 02/12 Thu tiền bán hàng 1111 26.345.500._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2004.doc
Tài liệu liên quan