Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng

Tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng: ... Ebook Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Trong quá trình gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do thương mại ASEAN, đã yêu cầu Việt Nam phải cải cách hành chính, chuyển đổi các mô hinh kinh tế với phần lớn các doanh nghiệp thuộc sở hữu phần vốn nhà nước dần chuyển sang doanh nghiệp đa sở hữu để thu hút vốn, lành mạnh hoá tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy trong thời gian tới chắc chắn có nhiều cơ chế chính sách của nhà nước sẽ thay đổi, bỏ xung. Đồng thời sẽ đồng loạt chuyển đổi mô hình các doanh nghiệp từ tổng công ty sang tập đoàn, công ty mẹ, công ty con, các công ty độc lập. Mục tiêu của công ty là mở rộng quy mô, mở rộng thị phần và thi trường tiêu thụ. Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Vì vậy, để đứng vững trên thị trường. Hiện nay công ty vật tư kỹ thuật xi măng cần có những phương hướng hoạt động mới dựa trên kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết, rõ ràng về mua và bán hàng đối với nguồn thu sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thấy được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ trong các doanh nghiệp nói chung và trong công ty thương mại - Vật tư Kỹ thuật Xi măng nói riêng, em đã chọn đề tài “ Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo:PHẠM NGỌC THẢO Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Phần II: Thực trạng về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng Phần III: Một số kiến nghị Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình hoàn thành chuyên đề. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH A. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIÊU THỤ HÀNG HÓA 1. Khái niệm: Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này, giá trị sản phẩm, hàng hóa được thực hiện qua việc doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp các lao vụ dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. - Tiêu thụ nói chung bao gồm: + Tiêu thụ nội bộ: Là việc bán hàng cho các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty….. hạch toán toàn ngành. + Tiêu thụ ngoài đơn vị: là việc bán hàng cho các đơn vị khác hoặc cho các cá nhân ngoài doanh nghiệp. Về bản chất, tiêu thụ chính là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Quá trình tiêu thụ được xác định khỉ xảy ra hai điều kiện: + Đơn vị xuất giao hàng hóa cho đơn vị mua. Đơn vị bán căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết để giao hàng cho khách hàng. Đơn vị bán có thể giao hàng bán trực tiếp hoặc gián tiếp. + Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng . - Quá trình tiêu thụ có các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu như các nghiệp vụ về xuất hàng hóa, thanh toán với người mua, tính ra các khoản doanh thu bán hàng, tính vào doanh thu bán hàng các khoản chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán và các loại thuế phải nộp nhà nước để xác định doanh thu thuần từ đó xác định lỗ, laĩ. 2. Ý nghĩa của vệc tiêu thụ hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đội với mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hóa đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành, các khu vực. Thông qua hoạt động tiêu thụ nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nhất định được thỏa mãn và giá trị hàng hóa được thực hiện. Bên cạnh chức năng điều hòa cung cầu trên thị trường, tiêu thụ còn góp phần quan trọng tạo ra luồng tiền hàng chu chuyển liên tục trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy quan hệ thanh toán trong phạm vi doanh nghiệp, ngành kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Quá trình tiêu thụ là quá trình tạo ra lợi nhuận, mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp. Vì vậy quá trình tiêu thụ luôn đóng vai trò hàng đầu trongu tất cả các doanh nghiệp. II. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU THỤ. Doanh thu bán hàng và thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng: Khái niệm: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 doanh thu là: “ tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Đối với các doanh nghiệp, doanh thu bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh từ các hoạt động khác nhau ( doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính , thu nhập khác ) b- Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là từ người bán sang người mua. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau : + Người bán chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm và hàng hóa cho người mua + Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn + Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu: a. Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng do các nguyên nhân thuộc về người bán như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng, hàng lạc hậu…. b. Chiết khấu thương mại: là khoản của người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại bao gồm khoản bớt giá (là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán niêm yết vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong đợt số tiền) là khoản hồi khấu (là số tiền người bán thưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã mua một khối lượng hàng hóa) c. Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là gíá thành sản xuất thực tế hay chi phí sản xuất thực tế d. Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ ( đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu hồi hay được được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán.Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn của hàng bị trả lại ( tính theo giá vốn khi bán ra) và doanh thu của hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán bị trả lại. e. Chiết khấu thanh toán: là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua, cho người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng 3. Tài khoản sử dụng: Trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thường sử dụng các tài khoản sau: TK 157, 511, 512, 531, 532, 521, 641, 642, 911, 632 4. Các hình thức kế toán tiêu thụ theo phương phương pháp kê khai thường xuyên a. Tiêu thụ theo phương thức trực tiếp: Tiêu thụ sản phẩm trực tiếp là phương thức mà trong đó người bán (doanh nghiệp) giao sản phẩm cho người mua (khách hàng) trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) người bán. b. Tiêu thụ sản phẩm theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận Là phương thức mà bên bán chuyển hàng ( sản phẩm) cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng, số sản phẩm chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của biên bản. Khi được bên mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao ( một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó. c. Tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi Bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng ( gọi là bên đại lý) xuất hàng giao cho bên nhân đại lý ( gọi là bên đại lý) để án. Bên đại lý bán đúng giá quy định của chủ hàng sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng ( hoa hồng đại lý). d. Bán hàng trả góp, trả chậm: Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua.Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. e. Tiêu thụ sản phẩm theo phương thức hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá thoả thuận hoặc giá bán hàng hoá, vật tư tiêu thụ trên thị trường. Khi xuất sản phẩm hàng hoá đùn đi trao đổi với khách hàng, đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ giống như các phương thức tiêu thụ khác. 5. Các chi phí liên quan: a. Chi phí bán hàng: Là khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, lương cán bộ công nhân viên bán hàng, khấu hao TSCĐ. b. Chi phí quản lý doanh ngiệp Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào.Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, lương bộ phận quản lý, khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí tiếp khách…. B. ĐẶC ĐIỂM TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm: Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. 2. Đặc điểm: a. Đặc điểm hoạt dộng: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. b. Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về (hoặc hình thái từ các nguồn khác) với mục đích để bán. Hàng hoá trong doanh nghiệp đã được hình thành chủ yếu do mua ngoài. Ngoài ra, hàng hoá còn có thể được hình thành do nhận vốn góp, do liên doanh, do thu hồi nợ. * Trị giá hàng hoá trong kinh doanh thương mại * Giá thực tế nhập kho của hàng hoá được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. * Với hàng hoá mua ngoài: Giá thực tế bao gồm 2 bộ phận + Bộ phận trị giá mua của hàng hoá: Trị giá mua hàng hoá gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng, cộng (+) chi phí sơ chế, hoàn thiện (nếu có). + Bộ phận chi phí thu mua hàng hoá: Chi phí thương mại hàng hoá bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho, lưu hàng, lưu bãi. - Với hàng hoá thuê ngoài hay tự gia công chế biến: Giá thực tế nhập kho = Trị giá mua hàng hoá xuất gia công + Chi phí liên quan đến việc gia công - Với hàng hoá do nhà nước cung cấp, cấp trên cấp: + Nếu doanh nghiệp hạch toán độc lập thì giá nhập kho là giá thoả thuận hay giá trên thị trường. + Nếu doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc giá nhập kho là giá ghi trên sổ sách của cấp trên. - Với hàng hoá nhận góp liên doanh, góp cổ phần: giá thực tế nhập kho là giá trị vốn góp do hội đồng đánh giá. - Với hàng hoá, vật tư do biếu tặng, viện trợ: giá thực tế nhập kho là giá trên thị trường * Trị giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc theo nguyên tắc giá phí, giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng hoá tồn kho ở đặc điểm và trạng thái hiện tại. Các chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. c. Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn (bán buôn trực tiếp qua kho, không qua kho). Bán buôn vận chuyển thẳng có hc không tham gia thanh toán và bán lẻ (bán lẻ thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp, bán hàng tự chọn, bán hàng trả góp và ký gửi) - Bán buôn trực tiếp: Là phương thức tiêu thụ hàng hoá mà trong đó người bán giao hàng trực tiếp là người mua với khối lượng lớn. - Bán buôn chuyển hàng, chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng (sản phẩm) cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. - Bán buôn vận chuyển thằng, không tham gia thanh toán. Về vật chất, doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả). Bên mua chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán. - Bán lẻ (bán lẻ thu tiền tập trung, bán thu tiền trực tiếp, bán hàng tự chọn). Căn cứ vào báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền và bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ để phản ánh tổng giá thanh toán của hàng đã bán. Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng: + Bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức trong đó việc thu tiền là việc giao hàng tách rời nhau. + Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Là hình thức nhân viên trực tiếp thu tiền khách hàng và giao hàng cho khách. + Bán hàng tự phục vụ: Khách hàng sẽ tự chọn lấy hàng sau đó mang hàng đến bộ phận thu tiền để thanh toán. d. Đặc điểm về sự vận động của hàng hoá. Sự vận động của hàng hoá trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tuỳ thuộc và nguồn hàng và khách hàng. Do đó phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VỐN CỦA LƯỢNG HÀNG TIÊU THỤ 1. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này, giả thiết rằng số hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. 2. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp này giả thếit những hàng hoá nhập kho sau sẽ được xuất trước tiên. 3. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giá thực tế đích danh) Theo phương pháp này, giá thức tế hàng hoá được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất kho (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất lô nào (hay cái nào) sẽ tính giá theo thực tế của lô đó. 4. Phương pháp giá đơn vị bình quân. Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hoá và trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính theo công thức. Giá thực tế từng loại xuất kho = Số lượng từng loại xuất kho x Giá đơn vị bình quân Trong đó đơn vị bình quân có thể tính theo 1 trong 3 cách sau: - Đơn giá giá bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá = Giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ + Giá thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ - Đơn giá bình quân cuối kỳ trước Đơn giá = Giá thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) Lượng thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) - Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập Đơn giá = Giá thực tế hàng tồn trước khi nhập + Giá thực tế của hàng nhập liền kề Số lượng hàng tồn trước khi nhập + Số lượng hàng nhập liền kề III. TÀI KHOẢN VÀ CHỨNG TỪ SỬ DỤNG * Tài khoản sử dụng Kế toán lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản chung sử dụng cho cả phương pháp kế khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”, TK 521 “Chiết khấu thương mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 641 “Chi phí bán hàng”, TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, TK 632 “Giá vốn hàng bán”. - Các TK sử dụng cho phương pháp kê khai thường xuyên: TK 156 “Hàng hoá” + TK 1561 “Giá mua hàng hoá” + TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá” TK 157 “Hàng gửi đã bán”; TK 151 “Hàng mua đang đi đường”; TK 632 “Giá vốn hàng bán”. - Các TK chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 611 (6112) “Mua hàng hoá”; TK 156 “Hàng hoá”; TK 151 “Hàng mua đang đi đường”; TK 157 “Hàng gửi bán”; TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Ngoài sổ sách và chứng từ sử dụng như trong các doanh nghiệp khác, đối với doanh nghiệp thương mại còn sử dụng: Thẻ quầy, sổ nhận hàng và thanh toán, báo cáo bán hàng…. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG A- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Quá trình hình thành: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Quá trình hình thành và phát triển của công ty là quá trình hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Tổng công ty xi măng Việt Nam trong từng thời kì cụ thể: - Ngày 12/02/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A/ BXD- TCLD về việc: thành lập xí nghiệp vật tư kĩ thuật xi măng - trực thuộc liên hợp các xí nghiệp xi măng ( nay đổi tên là Tổng công ty xi măng Việt Nam). - Ngày 30/09/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 445/BXD- TCLD về việc: đổi tên xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành công ty vật tư kỹ thuật xi măng- trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. - Ngày 10/07/1995 Tổng công ty xi măng Việt Nam đã có quyết định số 833/TCTy- HĐQL chuyển giao chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Nội và chi nhánh công ty xi măng Hoàng Thạch tại Hà Nội cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo phương thức làm tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho công ty Hoàng Thạch, Bỉm Sơn. - Ngày 23/05/1998 Tổng công ty xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 606/ XMVN- HĐQT về việc: chuyển giao hai chi nhánh của công ty. Xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng và chuyển từ phương thức làm tổng đại lý cho các công ty sản xuất sang hình thức tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng có hiệu quả để nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh đối với công ty. - Để mở rộng thị phần tiêu thụ xi măng, ngày 21/03/2000 Tổng công ty xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 97/XMVN- HĐQT về việc: chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản, lực lượng CBCNV đang làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của 4 chi nhánh tại Vĩnh Phúc, chi nhánh tại Phú Thọ, chi nhánh tại Lào Cai cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây, Hoà Bình cho công ty xi măng Bỉm Sơn để chuyên tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn. - Hiện nay để đáp ứng với nhu cầu của thị trường và tiến trình phát triển của đất nước công ty đang tiến hành cổ phần hoá. Theo văn bản số 959/XMVN- BCĐCH ngày 16/06/2006 của ban chỉ đạo cổ phần hoá tổng công ty xi măng Việt Nam về việc triển khai thực hiện cổ phần hoá 06 đối với công ty. Theo quyết định số 1665/QĐ- BXD ngày 11/12/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá công ty vật tư kỹ thuật xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Đến nay tiến trình cổ phần hoá được Bộ xậy dựng phê duyệt tại quyết định số 1775/QĐ- BXD ngày 25/12/2006 và đang tiến hành các thủ tục để bán đấu giá cổ phần 2. Chức năng nhiệm vụ: Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh và tiêu thụ xi măng. - Công ty có nhiệm vụ: + Mua xi măng từ các công ty sản xuất thuộc tổng công ty như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Tam Điệp, Công ty xi măng Hải Phòng, để đáp ứng nhu cầu xi măng của 14 tỉnh thành phố + Công ty có nhiệm vụ thực hiện các chế độ và quy định về quản lý tài sản, các quỹ về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của nhà nước và Tổng công ty. - Bên cạnh những nhiệm vụ trên, công ty có các chức năng: + Tổ chức lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công. + Xây dựng chiến lược phát triển hàng năm phù hợp với nhiệm vụ của công ty giao và nhu cầu của thị trường. + Quản lý các hoạt động về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, trang thiết bị và phương pháp tổ chức quản lý để mở rộng thị trường. + Thực hiện chỉ đạo điều hành đảm bảo cân đối và bình ổn giá thị trường xi măng tại càc địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết. + Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ lao động. + Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và an ninh quốc gia. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo theo định kỳ và theo quy định của nhà nước và Tổng công ty xi măng Việt Nam đồng thời chịu trách nhiệm về tính sát thực của báo cáo đó. + Chịu sự kiểm tra của Tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty a. Về địa bàn kinh doanh: Công ty có trách nhiệm lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn 14 tỉnh thành phố. b. Về mặt giá cả: - Giá mua vào tuỳ theo từng nhà máy bán ra theo sự quản lý của Tổng công. Hiện tại, giá mua của công ty với các công ty sản xuất trong nước được Tổng công ty quy định cụ thể (giá mua tuỳ thuộc vào thời điểm cụ thể) Bảng giá mua- 2006 Đơn vị: đồng/tấn Chủng loại Vận chuyển đường bộ Vận chuyển đường sắt Vận chuyển đường bộ Hoàng Thạch 618.182 505.454 590.909 Bỉm Sơn 604.545 577.272 590.909 Bút Sơn 636.364 618.182 577.273 Hoàng Mai 654.545 627.273 Tam Điệp 681.818 704.545 Hải Phòng 595.454 595.454 595.454 - Giá bán ra nằm trong khung giá trần- sàn của Tổng công ty quy định tuỳ từng thời điểm, thời kỳ nhất định và uỷ quyền cho giám đốc công ty phối hợp cùng các phòng ban định giá bán buôn bán lẻ cho phù hợp với chiến lược kinh doanh và điều kiện cụ thể của công ty. Do công ty mua xi măng bằng các phương thức vận chuyển khác nhau nên khi xây dựng các kênh bán hàng cũng khác nhau. Ví dụ: Giá bán xi măng Bỉm sơn bao PCB30 tại các trung tâm, cửa hàng khu vực Lào Cai như sau: Bảng báo giá 2006 ( Đơn vị : đồng ) Tại trung tâm, cửa hàng Giá bán Bán tại ga 800.000 Bán tại kho 810.000 Bán tại cửa hàng 811.946 (Nguồn từ phòng tiêu thụ) d. Ngành nghề kinh doanh: Công ty chủ yếu kinh doanh các loại xi măng; bên cạnh đó là sản xuất và kinh doanh các phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất xi măng. Sản xuất và kinh doanh bao bì( phục vụ sản xuất xi măng; dân dụng và công nghiệp ) . Kinh doanh vận tải, sông, biển, sắt, bộ. Sửa chữa ô tô, xe máy và các gia công cơ khí ; kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản, kinh doanh các nghề khác mà phát luật không cấm. 4. Tình hình kinh tế tài chính tại doanh nghiệp : Tại thời điểm 01/07/2006. Theo quyết định số 1665/QĐ-BXD ngày 11/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực tế là: 146.7040950.784đồng , trong đó giá tri thực tế phần vốn nhà nước tại công ty là : 41.503.781.200 đồng Tình hình về tống số vốn của công ty được thể hiện thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh: Để biết được doanh thu trong năm vừa qua và tìm hiểu trên bảng báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh của công ty: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 3.13 1.148.463.802.345 2. Các khoản giảm trừ 02 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 03) 10 3.14 1.148.463.802.345 4. Giá vốn hàng bán 11 3.15 1.059.819.978.791 5. Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 88.643.823.554 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.16 1.949.322.443 7. Chi phí tài chính 22 3.17 2.826.875.446 Trong đó: chi phí lãi vay 23 2.305.376.159 8 Chi phí bán hàng 24 3.18 67.877.878.258 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 319 18.934.461.416 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (2 1– 22) – (24 + 25)} 30 953.930.877 11. Thu nhập khác 31 3.20 6.552.593.310 12. Chi phí khác 32 3.21 4.151.074.303 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 2.401.519.007 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 =30 +40) 50 3.22 3.355.449.884 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 51 3.22 939.525.967 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 52 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 3.22 2.415.923.917 (Nguồn từ phòng kế toán) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12 năm 2006 của Công ty đã thể hiện được số tổng toàn bộ các chi phí và các khoản doanh thu thu nhập cả kỳ kinh doanh, phản ánh được phần lãi mà Công ty đạt được trong năm 2006 vừa qua. 5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: * Để tổ chức, điều hànhsản xuất kinh doanh ngoài trụ sở chính của công ty tại 348 Đường Giải Phóng - phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Công ty có mạng lưới chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, cửa hàng, các trạm tiếp nhận đầu nguồn, giao nhận cuối nguồn tại một số tỉnh thành Miền Bắc. Văn phòng giao tại 348- đường Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội Có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm điều hành chung và có phòng tiêu thu xi măng trực tiếp quản lý 6 trung tâm 119 của hàng làm công tác kinh doanh tiêu thụ xi măng tại địa bàn Hà Nội, Hà Tây. Các chi nhánh : + Chi nhánh tại Thái Nguyên: Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý 26 cửa hàng, tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. + Tại Vĩnh Phúc: Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý 14 cửa hàng, tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. + Chi nhánh tại Phú Thọ: Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý 20 cửa hàng, tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang. + Chi nhánh tại Lao Cai: Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý 10 cửa hàng, tổ chức kinh doanh tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai Các trạm điều độ giao nhận xi măng: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng , Hoàng Mai, Tam Điệp. * Công ty là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tiếp tuyến chức năng. Với tổng số lao động của toàn công ty tai thời điểm 01/01/2006 là 765 lao động. Tuy nhiên đến thời điểm 01/01/2007 tổng số lao động của công ty còn 336 người. Giám đốc Kế toán PGĐ kỹ thuật PGĐ kinh doanh Phòng tiêu thụ Các chi nhánh Phòng kế hoạch Phòng quản lý thị trường Văn phòng Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật đầu tư Xí nghiệp vận tải Phòng kế toán tài chính Phòng điều độ và quản lý kho Các trung tâm Các cửa hàng Đội xe vân tải Xưởng sửa chữa Trạm Kho Sơ đồ bộ máy quản lý II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 1, Hình thức tổ chức công tác kế toán : Công tác vật tư kỹ thuật xi măng tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán, trong đó phòng kế toán của công ty là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán khi các phòng kế toán của chi nhánh nộp về vào cuối thánh. Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty Bộ máy kế toán thể hiện qua sơ đồ : Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán SCL và XDCB Kế toán hàng hoá Kế toán chi phí Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ, CCDC Kế toán bán hàng Thủ quỹ Phó phòng Kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán Phòng kế toán tài chính: Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, phó phòng kế toán, kế toán tổng hợp và các kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung cho công tác kế toán tài chính. Giúp giám đốc trong công tác tham mưu, quản lý tài chính, chỉ đạo nghiệp vụ kế toán, theo dõi số liệu phát sinh trong quá trình quản lý và kinh doanh. - Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong công tác chỉ đạo nghiệp vụ kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt và trực tiếp phụ trách trong lĩng vực đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. - Kế toán tổng hợp : Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các phòng ban kê toán của toàn công ty - Kế toán sửa chữa và xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sửa chữa và xây dựng cơ bản . - Kế toán hàng hoá : Theo dõi tình hình nhập xuất tôn kho của hàng hoá tính giá trị thực tế nhập kho hàng hoá. - Kế toán chi phí : Theo dõi toàn bộ chi phí, tập hợp chi phí, phân bổ chi phí cho các đối tượng - Kế toán thanh toán :Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán, công nợ với khách hàng - Kế toán vốn bằng tiền : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền mặt và tiền gửi tại công ty ; thực hiện nhiệm vụ giao dịch với các ngân hàng. - Kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC; tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao, đánh giá giá trị TSCĐ. - Kế toán bán hàng:Theo dõi và phản ánh quá trình bán hàng do kế toán các chi nhánh, các trung tâm các cửa hàng gửi chứng từ lên. - Thủ quỹ: Thực hiện việc kiểm tra tiền mặt, thu tiền và trừ tiền tại đơn vị, chi trả lương thưởng… cho cán bộ công nhân viên. 3. Đặc điểm phần mềm kế toán sử dụng : - Công ty áp dụng phần mềm kế toán SAS : Với phần mềm kế toán này giúp cho kế toán viên giảm thiểu những khó khăn khi phải ghi vào sổ , tiết kiệm thời gian với những công việc kế toán có khối lượng lớn - Khả năng lưu trữ, tìm kiếm nhanh khi cần thiết. - Tốc độ xử lý hết sức nhanh chóng, thời gian cập nhật chứng từ, các sổ và rút số dư các tài khoản chỉ tính bằng phần nghìn giây. Trình tự ghi sổ kế toán theo phần mềm SAS Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các chứng từ kế toán Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toản quản trị 4. Hình thức sổ kế toán áp dụng * Công ty áp dụng hình t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31866.doc
Tài liệu liên quan