Tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng: ... Ebook Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX. 21
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 22
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. 26
Sở đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tiêu thu theo phương thức gửi bán tại đơn vị giao đại lý. 27
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp. 28
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng. 28
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ nội bộ. 29
Sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 31
Sơ đồ 1.9: Quy trình hạch toán chi phí bán hàng. 33
Sơ đồ 1.10: Quy trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 36
Sơ đồ 1.11: Quy trình hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ. 37
Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. 39
Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái. 41
Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. 43
Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế tón theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. 44
Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. 45
Sơ dồ 1.16.kế toán xác định kết quả tiêu thụ theo kế toán Mỹ 47
Sơ đồ kế toán tiêu thụ theo hệ thống kế toán Pháp 48
Sơ đồ kế toán xác định kết quả theo hệ thống kế toán pháp. 48
SƠ ĐỒ 2.1: QUI TRÌNH SẢN XUẤT NỒI INOX 54
SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 55
SƠ ĐỒ 2.3: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY GODSUN - NHÀ MÁY GIA DUNG 57
Sơ đồ 2.4: tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng 61
Bảng 2.1 : Danh mục tài khoản 67
Hình 2.1: GIAO DIỆN CHUNG CỦA PHẦN MỀM EFFECT 69
Hình 2.2: MÀN HÌNH NHẬP LIỆU CHI TIẾT CỦA PHẦN MỀM EFFECT 70
Bảng 2.2:Bảng những chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng 73
Sơ đồ 2.4: quá trình tiêu thụ 78
Hnh 2.3: Màn hình nhập dữ liệu nghiệp vụ bán hàng 80
Bảng 2.3: sổ cái chi tiết tài khoản 5112 81
Bảng 2.4:sổ cái chi tiết TK 5212 84
Bảng 2.5:sổ cái chi tiết TK 532 86
Hình 2.4 : màn hình nhập dữ liệu nghiệp vụ hàng bán bị trả lại 91
Bảng 2.6sổ cái chi tiết TK 531 92
bảng 2.7 bàng tổng hợp nhập - xuất - tồn 96
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Mặt trời Vàng, em nhận thấy tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển và đã mở rộng thị trường ra thế giới. Những năm gần đây công ty rất chú trọng phát triển các ngành nghề kinh doanh và đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại, không ngừng mở rộng quy mô phát triển.Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ, nhưng trong suốt thời gian qua Công ty CP Mặt Trời Vàng đã cho thấy sự phát triển vững mạnh về cả số lượng và chất lượng trong việc cung cấp các sản phẩm ra thị trường.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, kết quả tiêu thụ thành phẩm là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. HIện nay, không ít các doanh nghiệp vì rất nhiều lý do khác nhau mà việc hạch toán tiệu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ không thực sự đảm bảo, các thông tin tài chính phản ánh sai lệch tình hình hoạt động của toàn doanh nghiệp dẫn đến tình trạng : lãi giả, lỗ thật, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của công ty. Để tạo những bước tiến vững chắc trên con đường khẳng định vị thế và chỗ đứng của mình trong bối cảnh hội nhập thì việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một vấn đề rất được chú trọng trong công ty cổ phần Mặt Trời Vàng. T Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hưỡng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Liên cùng ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty kết hợp với những hiểu biết sẵn có của bản thân đã được nhà trường và các thầy cô giáo trang bị, em đã chọn chuyên đề: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng” để hoàn thành báo cáo thực tập kế toán của mình.
Bố cục luận văn tốt nghiệp của e gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở doanh nghiệp sản xuất
Chương II : Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩn và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng.
Chương III: Hòan thành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1.KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1.1. Vai trò của tiêu thụ thành phẩm và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Vai trò của tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng lại có tác dụng chi phối đến các khâu trước đó, cụ thể là dựa vào kế hoạch tiêu thụ, doanh nghiệp mới lên được kế hoạch sản xuất và cung ứng. Do đó, khâu tiêu thụ mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ có thể giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện trang trải chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, nếu sản phẩm sản xuất ra không được tổ chức tiêu thụ tốt dẫn đến ứ đọng vốn, xí nghiệp không thể tái xuất, gây ảnh hưởng đến người lao động, gây tổn thất cho cả nhà sản xuất cũng như xã hội.
Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ không những thu hồi được toàn bộ chi phí bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế, tiêu thụ tạo ra dòng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng do đó điều tiết hoạt động của các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Để thực hiện tốt công tác tiêu thụ đòi hỏi bộ phận quản lý cần theo dõi, nắm bắt được khối lượng và giá thành của các sản phẩm tiêu thụ cũng như theo dõi chặt chẽ các phương thức tiêu thụ để từ đó có cơ chế giá, chính sách thanh toán nhằm thu hút khách hàng và thu hồi vốn nhanh chóng.
Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
+ Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản giảm trừ doanh thu và tình hình thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp.
+ Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
+ Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm.
1.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán.
1.1.2.1. Các phương pháp tính giá thành thực tế thành phẩm xuất kho:
Vì thành phẩm là hàng tồn kho tạo ra trong khâu sản xuất nên phải tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – VAS 02 về hàng tồn kho. Theo đó, giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo 1 trong 4 phương pháp sau:
Phương pháp giá thực tế đích danh:
+ Khái niệm: Là phương pháp quản lý thành phẩm theo lô, thành phẩm xuất kho thuộc lô nào thì lấy đơn giá nhập của kho lô đó.
+ Ưu điểm: Nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị thành phẩm tồn kho được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng.
+ Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có khối lượng lớn, mặt hàng ổn định và loại thành phẩm nhận diện được thì mới có thể áp dụng phương pháp này. Tốn nhiều công sức và chi phí do phải quản lý riêng từng lô hàng.
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những loại hàng tồn kho có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng. Trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhu doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý,…
Phương pháp nhập trước – xuất trước:
+ Khái niệm: Phương pháp này giả thiết rằng hàng tồn kho nào nhập kho trước sẽ được xuất kho trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau.
+ Ưu điểm: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá trị thành phẩm vào kho sau cùng. Cho phép kế toán có thể tính giá xuất kho kịp thời.
+ Nhược điểm: Phải tính giá theo từng lô hàng và phải hạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Phương pháp này còn làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá thị trường.
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm thành phẩm, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
Phương pháp nhập sau – xuất trước:
+ Khái niệm: Phương pháp này giả thiết rằng hàng tồn kho nào nhập sau cùng sẽ được xuất kho trước tiên.
+ Ưu điểm: Khắc phụ được nhược điểm của phương pháp FIFO. Phương pháp này đảm bảo được sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Cụ thêt là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cung cấp những thông tin đày đủ và chính xác hơn về thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Nhược điểm: Giá trị hàng tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực tế của nó.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả thị trường có xu hướng tăng lên hoặc lạm phát.
Phương pháp giá thực tế bình quân: Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị thành phẩm xuất bán như sau:
Giá thực tế thành phẩm xuất bán
=
Số lượng thành phẩm xuất bán
X
Giá đơn vị bình quân
Trong đó, đơn giá bình quân (giá đơn vị bình quân) có thể tính theo một trong các phương pháp.
Đơn giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá BQ cả kỳ dự trữ
=
Trị giá TP tồn kho ĐK + Trị giá TP nhập kho trong kỳ
Số lượng TP tồn kho ĐK + Số lượng TP nhập kho trong kỳ
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác. Hơn nữa, những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế là các doanh nghiệp thường không thể đo lường một cách chính xác về quá trính lưu chuyển của hàng nhập – xuất trong doanh nghiệp và do vậy nên xác định giá trị thực tế hàng xuất khi theo phương pháp bình quân. Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chunga có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán bị dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung, các phần hành kế toán khác nói riêng. Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của các thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại thành phẩm nhưng số lần nhập – xuất của mỗi thành phẩm nhiều.
Đơn giá thực tế bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá BQ cuối kỳ trước
=
Gia thực tế của TP tồn kho ĐK ( cuối kỳ trước)
Số lượng TP tồn kho ĐK (cuối kỳ trước)
+ Ưu điểm: Đơn giả, dễ tính toán nên giảm nhẹ khối lượng tính toán.
+ Nhược điểm: Trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại nên làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng biến động không đáng kể.
Đơn giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá BQ sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế của TP nhập kho sau mỗi lần nhập
Số lượng TP tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Ưu điểm: Chính xác, phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả của thành phẩm trong kỳ.
+ Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, phức tạp, tốn nhiều công sức,…
+ Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít loại thành phẩm và số lần nhập của mỗi loại thành phẩm không nhiều.
Phương pháp khác: Ngoài phương pháp nêu trên, các DN còn có thể áp dụng phương pháp giá hạch toán (một loại giá ổn định trong cả kỳ mang tính chủ quan của DN). Đến cuối kỳ, để ghi sổ tổng hợp và lập các bảo cáo tài chính, kế toán phải chuyển đổi giá hạch toán thành giá thực tế căn cứ vào hệ số chénh lệch giá:
Hệ số giá
=
Giá thực tế tồn kho ĐK + Giá thực tế nhập kho trong kỳ
Giá hạch toán của TP tồn kho ĐK + Giá hạch toán của TP nhập kho
Giá thực tê TP xuất bán
=
Giá hạch toán của TP bán ra
X
Hệ số giá
+ Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập – xuất thành phẩm hàng ngày, không phụ thuộc vào sô danh điểm thành phẩm, số lần nhập – xuất mỗi loại nhiều hay ít.
+ Nhược điểm: Việc tính giá không cập nhật, độ chính xác không cao.
+ Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho những DN có nhiều chủng loại thành phẩm, xuất – xuất kho TP diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
Theo quy định tại điểm 4.3.5, chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02) về hàng tồn kho cũng quy định các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho thực tế, bao gồm:
Giá đích danh.
Bình quân gia quyền.
Nhập trước – xuất trước (FIFO)
Nhập sau – xuất trước (LIFO)
Như vậy, về vấn đề này, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế hoàn toàn có sự tương dồng.
Theo CMKT quốc tế : Hàng tồn kho được tính theo giá trị thấp hơn giữa giá phí và giá trị thực hiện ròng, còn CMKT Việt Nam quy định: HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Như vậy, cả 2 chuẩn mực đều tính giá trị tồn kho theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc HTK đều bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh trong quá trình chuyển chúng về địa điểm và trong trạng thái hiện tại.
1.1.2.2. Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006:
Các chứng từ bắt buộc như:
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK – 3LL).
Phiếu xuất kho gửi hàng đại lý (04HDL – 3LL).
Các chứng từ hướng dẫn:
Phiếu nhập kho (01 – VT).
Phiếu xuất kho (02 – VT).
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (03 – VT).
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (05 – VT).
1.1.2.3. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán.
Tổ chức kế toán chi tiết thành phẩm trong các doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hạch toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lặp giữa các loại hạch toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát của kế toán đối với kế toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản. Hiện nay, các doanh nghiệp thường hạch toán chi tiết thành phẩm theo một trong ba phương pháo chủ yếu, đó là phương pháp thẻ song song, phương pháp số dư và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Phương pháp thẻ song song:
+ Ở kho, thủ kho dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất và những chứng từ khác để mở thẻ kho (sổ kho) (mở theo từng danh điểm) và chỉ ghi theo số lượng.
+ Phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết TP ghi theo số lượng và giá trị.
+ Cuối kỳ, kế toán tiến hành: Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết thành phẩm với thẻ kho, đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn thành phẩm với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp nhập – xuất thành phẩm.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra, dễ phát hiện sai sót.
Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp.
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm.
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Căn cứ vào phiếu nhập, kế toán lập “Bảng kê nhập thành phẩm”. Căn cứ vào bảng kê xuất, kế toán lập: “Bảng kê xuất thành phẩm”. Cuối kỳ, dựa vào 2 bảng kê này để vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán đối chiếu:
+ Số lượng thành phẩm trên Sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho.
+ Đối chiếu số tiền trên Sổ đối chiếu luân chuyển với Sổ kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Giảm khối lượng ghi chép của kế toán.
Nhược điểm: Dồn công việc vào cuối kỳ nên công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp khó khăn nếu số lượng chứng từ nhập – xuất của từng danh điểm TP nhiều.
Điều kiện áp dụng: DN có nhiều chủng loại TP, số lượng chứng từ nhập – xuất không nhiều.
Phương pháp sổ số dư: Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi thẻ kho, cuối kỳ còn phải ghi số lượng TP tồn kho từ thẻ kho vào sổ số dư. Tại phòng kế toán, định kỳ kế toán căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất ghi vào Bảng lũy kế Nhập – Xuất – Tồn. Từ bảng lũy kế nhập – Xuất – Tồn, kế toán lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn TP và đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Tránh ghi chép trùng lặp, phân bố đều công việc trong kỳ.
Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, phát sinh sai sót.
Điều kiện áp dụng: DN có nhiều chủng loại, số lần nhập – xuất của mỗi loại nhiều.
1.1.2.4. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán:
a.Tài khoản sử dụng:
* TK 155 – Thành phẩm.
TK này dùng để hạch toán tình hình tăng, giảm, tồn kho thành phẩm và có số dư bên Nợ.
* TK 157 – Hàng gửi bán.
TK này được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
* TK 632 – Giá vốn hàng bán.
TK này được sử dụng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. TK 632 cuối kỳ không có số dư.
b. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX).
Đặc điểm: Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên tình hình hiện có, biến động tăng giảm thành phẩm trên các TK phản ánh chúng. Nghĩa là tất cả các nghiệp vụ nhập – xuất thành phẩm khi phát sinh đều được ghi chép ngay vào các TK hàng tồn kho. Trên cơ sở đó xác định số tồn cuối kỳ.
Tồn CK
=
Tồn ĐK
+
Nhập TK
-
Xuất TK
Ưu điểm của phương pháp này là: Theo dõi, phản ánh một cách liên tục, thường xuyên các thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và cập nhật, đem lại độ chính xác cao.
Phương pháp này được áp dụng cho các DN kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
TK 911
TK 632
TK 155, 157
TK 154, 155
TK 157
Xuất TP gửi bán
Hàng gửi bán đã
Xác định tiêu thụ
GVHB bị trả lại
Xuất thành phẩm tiêu thụ trực tiếp
TK 1381
Xử lý hao hụt mất mát HTK
TK 159
Lập dự phòng giảm giá HTK
CK, Kc GVHB
c. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Đặc điểm: Phương pháp KKĐK không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động của thành phẩm trên các TK hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi TP nhập kho theo nghiệp vụ (ghi theo giá thành sản xuất) và TP xuất kho được xác định trên cơ sở kiểm kê, đánh giá cuối kỳ (tồn kho), kiểm kê chứng từ (tồn gửi bán).
KKĐK thường áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm có quy cách và mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.
Phương pháp này tính toán đơn giản hơn, tốn ít công sức nhưng độ chính xác không cao. Trị giá vốn sản phẩm bán ra trong kỳ được tính như sau:
Trị giá vốn TP xuất bán trong kỳ
=
Trị giá vốn TP tồn ĐK
+
Trị giá vốn TP SX hoàn thành trong kỳ
-
Trị giá vốn TP tồn CK
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK
Kc trị giá vốn TP tồn ĐK
Kc trị giá vốn TP tồn CK
TK 155, 157
TK 632
TK 631
Kc trị giá vốn TP sản xuất
hoàn thành trong kỳ
Cuối kỳ, Kc GVHB
TK 911
1.1.3. Kế toan doanh thu tiêu thụ thành phẩm:
1.1.3.1.Khái niệm doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo quy định tại điểm 10, 16, 24 của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về doanh thu và thu nhập khác (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính) và các quy định của chế độ kế toán hiện hành, thì chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia. Khi không thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu,không hạch toán vài TK doanh thu.
Doanh thu bán hàng được xác định khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm.
Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
Tại điểm 14.3.3 – Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) quy định về các điều kiện ghi nhận doanh thu như sau:
Những rủi ro và lợi ích quan trọng gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang cho người mua.
Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không kiểm soát hàng bán ra.
Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Chi phí liên quan đến giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
Như vậy, điều kiện ghi nhận doanh thu tại VAS 14 và IAS 18 là hoàn toàn tương đồng.
1.1.3.2. Chứng từ sử dụng.
Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 thì việc hạch toán tổng hợp doanh thu sử dụng các chứng từ sau:
Hóa đơn GTGT ( Mẫu 01GTKT – 3LL).
Hóa đơn bán hàng thông thường ( Mẫu 02 GTTT – 3LL).
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (Mẫu 01 – BH).
Thẻ quầy hàng (Mẫu 02 – BH).
1.1.3.3. Tài khoản sử dụng.
* TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu.
TK 511 được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 trong đó TK 5112 – là TK doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được tiêu thụ. TK 5112 chủ yếu dùng trong các doanh nghiệp sản xuất như : công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, …
TK 5112 không có số dư cuối kỳ.
* TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ. TK này được chi tiết thành 3TK cấp 2, trong đó TK 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh doanh thu khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong cùng công ty hay tổng công ty. TK này chủ yếu dùng trong các doanh nghiệp sản xuất nhu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản.
TK 5122 cuối kỳ không có số dư.
1.1.3.4. Trình tự hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm:
Tùy thuộc vào việc DN áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp thì việc ghi nhận doanh thu bán hàng sẽ khác nhau. Trong bài viết này chỉ trình bày phương pháp hạch toán doanh thu tiêu thu trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi nhận doanh thu trên các TK 511, 512.
Việc tiêu thụ thành phẩm nhất thiết được gắn liền với việc thanh toán với người mua, bởi vì chỉ khi nào DN thu được đầy đủ tiền bán hàng hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán thì việc tiêu thụ mới được ghi chép trên sổ sách kế toán. Việc thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng nhiều phương thức như trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay bán chịu,…
Công tác tiêu thụ thành phẩm trong DN có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau: tiêu thụ trực tiếp, theo hợp đồng, giao hàng gửi đại lý, bán hàng trả góp,…
Phương thưc tiêu thụ trực tiếp:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp.
TK 911
TK 511
TK 111,112,131,…
TK 521, 531, 532
TK 33311
Kc giảm DT
Kc DTBH thuần CK
DT bán thành phẩm
VAT đầu ra
Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: Phương pháp hạch toán doanh thu tương tự như phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý:
Đơn vị giao đại lý là đơn vị chủ hàng. Sản phẩm khi giao cho các đại lý vẫn thuộc sở hữu của các đơn vị, chưa xác định tiêu thụ, chỉ khi nào bên nhận đại lý báo cáo hàng bán đại lý thì số hàng xuất ra mới chính thức được coi là tiêu thụ. Do đó, trình tự hạch toán giống phương thức tiêu thụ chuyển hàng theo hợp đồng. Riêng số tiền hoa hồng phải trả bên đại lý được ghi nhận chi phí bán hàng trong kỳ.
Sở đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tiêu thu theo phương thức gửi bán tại đơn vị giao đại lý.
TK 1331
TK 511
TK 131 (đv nhận đại lý)
TK 641
Doanh thu bán hàng
Hoa hồng đại lý
VAT đầu vào
VAT đầu ra
Đơn vị nhận đại lý
thanh toán
TK 3331
TK 111, 112
Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp.
Trả chậm
Chậm
Còn Pthu
TK 511
Doanh thu tính theo
Thời điểm giao hàng
Số tiền thu
Lần đầu tiên
TK 111, 112
TK 3331
VAT đầu ra
TK 515
TK 3387
TK 131
Đkỳ KC lãi
Lãi trả
Số tiền
Thu tiền
tiền
Hàng kỳ
Phương thức tiêu thụ hàng đồi hàng:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng.
TK 511
TK 131
TK 152,153,211,156
TK 3331
DT TP đem đi trao đổi
VAT đầu ra
TK 111,112
Giá trị hàng nhận về
TK 1331
VAT đầu vào
Trả số tiền thiếu
Khi đổi hàng
Nhận số tiền thừa
khi đổi hàng
Các trường hợp tiêu thụ khác:
Ngoài các phương thức tiêu thụ chủ yếu trên, các DN còn sử dụng phương thức tiêu thụ nội bộ, nghĩa là DN sử dụng thành phẩm để thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng, hay sử dụng sản phẩm phục vụ SX – KD,… Về phương pháp hạch toán cũng tương tự như tiêu thụ bên ngoài, chỉ khác số doanh thu tiêu thụ được ghi nhận ở TK 512 – Doanh thu tiêu thụ nội bộ.
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ nội bộ.
TK 512
TK 431
TK 627, 641, 642
TK 334
TK 3331
VAT phải nộp
Xuất TP biếu tặng, khen thưởng
Xuất phục vụ sản xuất, bán hàng, QLDN
Giá bán chưa thuế
Xuất sản phẩm trả lương CNV
1.1.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
1.1.4.1. Kế toán chiết khấu thương mại (CKTM).
Đặc điểm: CKTM là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu ghi trên hợp đồng.
TK sử dụng: TK 521 – Chiết khấu thương mại.
TK này không có số dư cuối kỳ, có 3 TK cấp 2 là :
TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm.
TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ.
Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT trong đó khoản triết được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng khi phát sinh khoản triết khấu.
Hợp đồng mua bán trong đó có ghi rõ điều kiện được hưởng chiết khấu và số tiền hưởng chiết khấu.
Phiếu chi ( nếu có ).
Trình tự hạch toán: Sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.1.4.2.Giảm giá hàng bán (GGHB).
Đặc điểm: GGHB là khoản tiền giảm giá cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận vì các lý do chủ quan của DN (hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế).
TK sử dụng: TK 532 – Giảm giá hàng bán.
TK này cuối kỳ không có số dư.
Chứng từ sử dụng:
Biên bản đồng ý giảm giá.
Phiếu chi
Hóa đơn GTGT ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá.
Trình tự hạch toán: Sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.1.4.3.Hàng bán bị trả lại (HBBTL).
Đặc điểm: là trị giá hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán trả lại bằng số lượng hàng bán trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán.
TK sử dụng: TK 531 – Hàng bán bị trả lại.
TK này cuối kỳ không có số dư.
Chứng từ sử dụng:
Biên bản trả lại hàng.
Phiếu nhập hàng bị trả lại.
Phiếu chi ( nếu phải trả lại tiền cho khách hàng).
Trình tự hạch toán: sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
TK 1331
VAT đầu vào
CP PS liên quan đến
CKTM, HBBTL, GGHB
TK 621, 531, 532
TK 511
TK 641
CMTH, HBBTL
GGHB phát sinh
Cuối kỳ, Kc giảm
doanh thu
TK 111,112,141
TK 3331
VAT đầu ra
TK 111,112,131
Với hàng bán bị trả lại, đồng thời ghi:
TK 632
TK 155
Trị giá vốn hang bán bị trả lại
mang về nhập kho (PP KKTX)
1.2. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ.
1.2.1. Khái niệm về kết quả tiêu thụ và phương pháp xác định.
Kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí quản ly doanh nghiệp. Kết quả đó được tính theo công thức:
Kết quả tiêu thụ thành phẩm
=
Doanh thu thuần về tiêu thụ thành phẩm
-
GVHB
-
CPBH
-
CPQLDN
Trong đó doanh thu thuần về tiêu thụ thành phẩm được tính theo công thức sau:
DTT về tiêu thụ TP
=
Tổng DTBH
-
CKTM
-
GGHB
-
DTHBBTL
-
Thuế TTĐB, XK, GTGT theo pp trực tiếp
Như vậy để xác định chính xác kết quả tiêu thụ thành phẩm, bên cạnh việc phải tính toán chính xác doanh thu thuần về bán hàng, giá vốn tiêu thụ, kế toán còn phải tiến hành tập hợp các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ chính xác, kịp thời.
1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng.
Đặc điểm: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dich vụ trong kỳ.
TK sử dụng: Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641.
TK 641 – Chi phí bán hàng được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, lao vụ như chi phí bao gói, phân loại, chọn lọc, vận chuyển, bốc dỡ, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng,…
TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí sau:
TK 6411 – Chi phí nhân viên.
TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415 – Chi phí bảo hành sản phẩm.
TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418 – Chi phí khác bằng tiền.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.9: Quy trình hạch toán chi phí bán hàng.
TK 334, 338
TK 142, 242, 335
TK 111, 112, 141, 331,…
TK 152, 153
TK 133
TK 641
TK 352
Chi phí vật liệu, dụng cụ
CP lương và các khoản trích theo lương
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
CP phân bổ dần, Cp trích trước
TK 512
TK 3331
TP,hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ
TK 133
VAT đầu vào không được KT nếu được tính vào CPBH
CP dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền
Hoàn nhập dự phòng
Trích dự phòng
TK 111, 112
Các khoản thu giảm chi
TK 911
KC chi phí bán hàng
1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (C._.PQLDN).
Đặc điểm: CPQLDN là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động cua cả DN, mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. CPQLDN bao gồm nhiều loại, như chí phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chí phí chung khác.
TK sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK này dùng để tập hợp các khoản chi phí thuộc loại này trong kỳ.
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau:
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6425 – Thuế, phí, lệ phí.
TK 6426 – Chi phí dự phòng.
TK 6427 – Chi phí dịch vu mua ngoài.
TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.10: Quy trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 642
TK 911
TK 333
TK 334, 338
TK 142, 242, 335
TK 111, 112, 141, 331,…
TK 152, 153
TK 133
TK 352
Chi phí vật liệu, dụng cụ
CP lương và các khoản trích theo lương
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
CP phân bổ dần, Cp trích trước
TK 336
CPQL cáp dưới phai nộp cấp trên
TK 133
VAT đầu vào không được KT nếu được tính vào CPBH
CP dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền
Hoàn nhập dự phòng
Trích dự phòng
TK 111, 112
Các khoản thu giảm chi
KC chi phí QLDN
Thuế, môn bài, tiền thuê đất phải nộp
TK 139
Hoàn nhập dự phòng
phai thu khó đòi
Dự phòng phải thu khó đòi
1.2.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Đặc điểm: Sau một kỳ kế toán, kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ đến lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TK sử dụng: TK 911 – TK xác định kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. TK 911 được mở chi tiết cho từng hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác) và từng loại hàng hóa, sản phâm, lao vụ, dịch vụ,..
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.11: Quy trình hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ.
TK 632
TK 911
TK 511
TK 641
TK 642
TK 421
KC giá vốn hàng bán
KC Chi phí bán hàng
KC chi phí QLDN
KC doanh thu thuần về tiêu thụ
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường là một chức năng cơ bản của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đê thực hiện điều này cần phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó đề ra các biện pháp nâng cao kết quả tiêu thụ.
Trên đây là phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của các DN sản xuất. Để có thể giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đòi hỏi kế toán phải phân tích được tình hình tiêu thụ, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ.
1.3.1. Nhiệm vụ tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
- Xây dựng quy tắc, chính sách kế toán cho việc ghi chép nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm.
- Tổ chức hợp lý quy trình, thủ tục cho nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và quy trình kế toán chi tiết, tổng hợp cho nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình tiêu thụ cho nhà quản trị doanh nghiệp và cho việc lập các báo cáo kế toán định kỳ cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ tại đơn vị.
1.3.2. Các hình thức sổ kế toán:
1.3.2.1. Hình thức Nhật ký chung:
Đặc điểm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Ưu điểm: Ghi sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy. Vận dụng cho các loại hình DN, đặc biệt là DN lớn.
Nhược điểm: Tách rời kế toán tổng hợp với chi tiết. Trong điều kiện kế toán thủ công khó phân công lao động kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký bán hàng)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ kế toán chi tiết TK 155, 511,641,642,131
Sổ cái TK 155, 511, 632, 641, 642, 911
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :
Chứng từ kế toán về tiêu thụ thành phẩm
1.3.2.2. Hình thức Nhật ký – Sổ Cái.
Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp chi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho kiểm tra, đối chiếu.
Nhược điểm: Những DN sử dụng nhiều TK, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì sổ phải mở rộng, khó phân công lao động kế toán vì vậy hình thức này chỉ áp dụng với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, DN có mô hình quản lý tập trung, trình độ nhân viên kế toán thấp và sử dụng ít lao động kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái.
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết TK 155, 511,641,642,131
NHẬT KÝ – SỔ CÁI TK 155, 511, 632, 641, 642, 911
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :
Chứng từ kế toán về tiêu thụ thành phẩm
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
1.3.2.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ:
Đặc điểm: Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ để lập “Chứng từ ghi sổ”. Từ “Chứng từ ghi sổ”, kế toán ghi vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và vào sổ cái.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, thuận tiện cho việc chuyên môn hóa cao, đảm bảo quan hệ đối chiếu, kiểm tra, thích hợp với kế toán máy. Vận dụng cho các loại hình DN, đặc biệt thích nghi với những DN sử dụng máy vi tính.
Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lặp, dễ dẫn đến sai sót và trong điều kiện kế toán thủ công, công việc kế toán sẽ tăng lên.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ kế toán chi tiết TK 155, 511,641,642,131
Sổ cái TK 155, 511, 632, 641, 642, 911
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :
Chứng từ kế toán về tiêu thụ thành phẩm
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ đang ký chứng từ ghi sổ
1.3.2.4. Hình thức Nhật ký – Chứng từ:
Đặc điểm:
Kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trong cùng một quá trình ghi chép trên cùng một loại sổ sách.
Kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Không phải lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra tài liệu kế toán trước khi lập báo cáo vì việc kiểm tra có thể thực hiện ở dòng cộng cuối kỳ trên mỗi bảng kê, mỗi nhật ký chứng từ.
Ưu điểm: Rất thuận tiện vận dụng cho các DN lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, tránh được việc ghi chép trùng lặp, công việc phân bố đều, dễ phân công lao động kế toán.
Nhược điểm: Kết cấu sổ sách phức tạp nên đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế tón theo hình thức Nhật ký – Chứng từ.
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Bảng kê số 5,8,10,11
Sổ kế toán chi tiết TK 155, 511,641,642,131
SỔ CÁI TK 155, 511, 632, 641, 642, 911
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra :
Chứng từ kế toán về tiêu thụ thành phẩm
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8
1.3.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Đặc điểm: Công việc kế toán trên máy vi tính được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phầm mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức ghi số kế toán hoặc kết hợp giữa các hình thức kế toán trên.
Ưu điểm: Thích hợp cho các loại DN, đặc biệt là các DN lớn. Cung câp thông tin kế toán kịp thời, độ chính xác cao và có thể cho báo cáo bất cứ lúc nào.
Nhược điểm: Chương trình kế toán máy có thể bị lỗi làm sai thông tin kế toán, mất tài liệu.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp.
-Sổ chi tiết TK 155, 511, 632, 641, 642, 911
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày :
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm :
Đối chiếu, kiểm tra :
1.4.ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.4.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo hệ thống kế toán Mỹ.
Các phương thức tiêu thụ: Tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ với hợp đồng sẽ mua lại hàng, tiêu thụ với quyền mua được trả lại hàng, bán hàng ủy thác.
Nguyên tắc hạch toán:
Không áp dụng thuế GTGT và phản ánh trên sổ sách rất đơn giản. Hình thức áp dụng là hình thức Nhật ký chung, đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác số liệu, thông tin kế toán.
Doanh thu bao gồm doanh thu tính gộp trừ đi doanh thu hàng bán bị trả lại và phần doanh thu bị chiết khấu. Doanh thu tính gộp bằng tổng doanh thu bằng tiền mặt và doanh thu trả chậm trong vòng một năm.
Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giữa hóa đơn và giá niêm yết mà người mua được hưởng khi mua hàng. Chiết khấu thương mại này đã được phản ánh trong giá bản thực tế của doanh nghiệp.
Chiết khấu thanh toán: Là số tiền người mua được hưởng do thanh toán trước thời hạn quy định. Chiết khấu thanh toán thường được quy định trên hợp đồng là 2/10, n/30 có nghĩa là người mua phải thanh toán tiền hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua, nếu thanh toán trong 10 ngày đầu tiên thi sẽ được hưởng chiết khấu 2%.
Sơ dồ 1.16.kế toán xác định kết quả tiêu thụ theo kế toán Mỹ
TK “tổng hợp doanh thu”
TK “lãi lưu trữ”
TK “Doanh thu”
TK “chi phí”
Khóa sổ các TK chi phí
Khóa sổ các TK thu nhập
Chênh lệch DT > CP
Chênh lệch DT < CP
1.4.2.Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo hệ thống kế toán Pháp.
Đặc điểm:
Giá bán hàng hóa được xác định là giá bán thực tế, tức là giá trị trên hợp đồng trù đi cá khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho người mua.
Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm các khoản thuế GTGT thu hộ Nhà nước. Kế toán chỉ áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nếu có chiết khấu chấp nhận cho người mua thì chiết khấu được hạch toán vào chi phí tài chính.
Tại Pháp và nhiều nước trên thế giới, công cụ thanh toán thương phiếu sử dụng phổ biến. Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng thương phiếu rất thuận tiện trong việc thanh toán giữa các bên liên quan.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo kế toán Pháp sử dụng hệ thống tài khoản:
TK 70: Bán sản phẩm chế thạo, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
TK 701: Bán sản phẩm chế tạo ( thành phẩm)
TK 706: Cung cấp dịch vụ
TK 707: Bán hàng hóa
TK 709: Giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp thuận cho người mua.
TK 411 : Khách hàng
TK 530 : Tiền mặt
TK 512: Ngân hàng
TK 4457: Thuế GTGT thu hộ nhà nước.
Sơ đồ kế toán tiêu thụ theo hệ thống kế toán Pháp
Sơ đồ kế toán xác định kết quả theo hệ thống kế toán pháp.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦM MẶT TRỜI VÀNG
2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MẶT TRỜI VÀNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Mặt trời vàng
Tên giao dịch quốc tế là :GOLDSUN JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt là: GOLDSUN CORP
Địa chỉ giao dịch: Lô CN7, cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ xã Minh Khai- huyện Từ liêm- Hà Nội .
SĐT :04.7658111 FAX:7658110
Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng tiền thân là công ty TNHH Nhật
Quang, được thành lập ngày 23 tháng 7 năm 1996, theo quyết định số 1591/GPUB của UBND thành phố Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất, gia công các loại bao bì carton sóng, bao bì duplex.
Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường. Trong suốt 10 năm hoạt động, từ khi thành lập tới nay công ty đã không ngừng cố gắng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thành quả của sự nỗ lực này đã được thể hiện rất rõ trong quá trình phát triển của công ty: Tháng 11 năm 1997 công ty TNHH Quang Vinh được thành lập, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thiết bị nhà bếp và gia dụng khác. Sau một thời gian ngắn tham gia phân phối, công ty đã nhận ra tiềm năng của thị trường này. Vì vậy công ty TNHH Nhật Quang đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm này tại nhà máy bao bì hiện hữu. Sau khi dự án sản xuất đồ dùng nhà bếp được chứng tỏ là khả thi, công ty TNHH Nhật Quang đã quyết định thành lập công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 vào tháng 2 năm 2004 tại khu công nghiệp minh khai- từ liêm- Hà Nội. Công ty này tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm gia dụng inox và lắp ráp bếp gas.
Cũng trong thời gian này, công ty TNHH Quang Vinh đã mở rộng thị trường ra khắp cả nước thành lập các văn phòng, các chi nhánh tại 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Đà Nẵng vào năm 2002 và 2004. Do vậy hiện nay công ty đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh và đại lý với số lượng trên 300 đại lý tại khắp các tỉnh thành trong cả nước và hệ thống showroom được trang bị hiện đại tại Hà Nội, Vinh, Đà nẵng, Sài Gòn.
Đến cuối năm 2005 công ty đã thực sự đánh dấu bước chuyển mình vượt bậc khi công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần bằng việc sát nhập 3 công ty : Công ty TNHH bao bì Nhật Quang, công ty cơ khí và gia dụng Nhật Quang 2 và công ty TNHH Quang Vinh, để chính thức trở thành công ty cổ phần Mặt Trời Vàng với 30% vốn góp của doanh nghiệp Mê kông, sự kiện này diễn ra vào ngày 1/12/2005.Từ đó công ty chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần, một hình thức mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hướng tới, với số đăng ký kinh doanh: 0103010076 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Điều đáng nói ở đây là công ty cổ phần Mặt Trời Vàng là công ty đầu tiên ở miền bắc tiến hành cổ phần hoá công ty và đồng thời cũng là công ty đầu tiên của Hà Nội nhận được sự đầu tư của quỹ Mêkông capital.
Với sự cố gắng không ngừng của ban giám đốc, cùng toàn thể các nhân viên công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã liên tục nhận được các giải thưởng quý giá. Trong 3 năm liền từ 2002 đến 2004 các sản phẩm của Mặt Trời Vàng đều đạt huy chương vàng hội trợ EXPO, năm 2004 đạt giải thưởng sao vàng đất việt. Sở dĩ có được thành quả như vậy là ngay từ khi mới thành lập công ty TNHH Nhật Quang đã xác định rõ phương châm: chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu trong mọi hoạt động. Vì vậy công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của toàn thể cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo chất lượng cho mỗi sản phẩm.
Khi mới thành lập công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các loại bao bì carton sóng, bao bì duplex. Sau khi mở rộng sản xuất thì công ty bắt đầu sản xuất thêm một số loại sản phẩm gia dụng inox và lắp ráp bếp gas. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của công ty thì công ty cũng đã bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối trong khắp cả nước.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay công ty cổ phần Mặt Trời Vàng luôn tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng và công ty cũng đã thực hiện tốt mọi nghĩa vụ đối với nhà nước như về thuế, ... chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, hoàn thành tốt các hợp đồng ký kết với các bạn hàng. Vì vậy công ty đã không ngừng cải thiện được uy tín và lôi cuốn được thêm nhiều bạn hàng.
2.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng.
Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất bao bì carton, sản xuất đồ gia dụng inox, bếp gas bàn và phân phối các thiết bị nhà bếp cao cấp. Để đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khác nhau trong và ngoài nước, công ty không ngừng cải tiến nâng cao các công nghệ sản xuất, từng bước mở rộng kinh doanh và đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, giá cả phù hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi người tiêu dùng. Hiện nay ,các sản phẩm chủ yếu của công ty là: nồi inox (6 dòng sản phẩm), bếp gas bàn (21 dòng sản phẩm), bếp gas âm (23 dòng sản phẩm), máy hút khói, máy khử mùi (8 dòng sản phẩm), bình tắm dùng gas (1 dòng sản phẩm), máy sấy bát (3 dòng sản phẩm). Ngoài ra, công ty còn cung cấp các sản phẩm khác như: ấm siêu tốc, nồi cơm điện, bếp điện từ ... Các sản phẩm của Công ty luôn được thiết kế có thẩm mỹ cao theo các tiêu chuẩn chung của thế giới, đặc biệt là các sản phẩm inox được thiết kế với mẫu mã đẹp, bền theo thời gian, nên từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến khâu sản xuất công ty luôn đặt mục tiêu tạo ra các sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng một môi trường trong sạch thoả mái nhất.
Cùng với dây truyền sản xuất, hệ thống máy móc (các loại máy như: máy cắt tôn, máy dập thuỷ lực, máy dập trục khuôn, máy viền, dây truyền tẩy rửa ...) cùng với hệ thống kiểm tra chất lượng hiện đại được nhập khẩu từ đài loan, Nhật bản, Trung Quốc...để trang bị cho nhà máy cơ khí và đồ gia dụng. Đối với nhà máy bao bì carton công ty cũng đã trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, chất lượng như máy: carton sóng, máy in FLEXXO, máy phủ UV hoạt động 8h/ngày với công xuất đạt 32.000sản phẩm /ngày.
Bên cạnh việc lắp đặt một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng trên 15.000 m2. Trong đó riêng nhà máy kim khí và đồ gia dụng được xây dựng, có diện tích là 11.000m2 tại khu công nghiệp vừa và nhỏ Minh Khai –Từ Liêm –Hà Nội. Điều này phần nào cho thấy, Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã thấy rõ tiềm năng của thị trường đồ dùng bếp cao cấp và Công ty đã cố gắng phát triển sâu vào lĩnh vực này, thực tế đã chứng minh hướng đi này của Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng là hoàn toàn đúng đắn.
Là một Công ty cổ phần vừa kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, vừa kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, yếu tố con người cũng được công ty rất chú trọng. Hiện nay, tổng số lao động tại công ty là 1200 người, riêng ở nhà máy cơ khí và đồ gia dụng số công nhân viên là 466 người, trong đó số nhân viên quản lý là 96 người. Các nhân viên quản lý đều có trình độ cao đẳng trở lên và đa số các công nhân của công ty đều được đào tạo nghề tốt trước khi đến với Mặt Trời Vàng.
Tất cả các yếu tố trên cho phép công ty cổ phần Mặt Trời Vàng có thể sản xuất được hàng loạt các sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng khác nhau, đáp ứng được lượng hàng lớn cho thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Với một hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ công nhân, nhân viên quản lý có trình độ tay nghề cao công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã xây dựng cho mình một quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao. Điều này được thể hiện ở quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty cũng như là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất và quy trình xử lý thông tin cho quá trình kinh doanh và sản xuất.
SƠ ĐỒ 2.1: QUI TRÌNH SẢN XUẤT NỒI INOX
Máy dập thuỷ lực
Máy viền
( viền vành nồi)
Nguyên liệu đầu vào
Máy cắt
( cắt pha tấn)
Máy dập trục khuỷu
( cắt tiền)
Máy dập thuỷ lực
(dập thúc lần 1)
Máy tôi cao tần
(tôi vành)
Máy dập thuỷ lực
(dập thúc lần 2-vành trên)
Máy trục khuỷu
(cắt vành nồi)
Tẩy rửa trên
băng tải rửa
Máy hai đầu trục
(đánh bóng)
Máy trục khuỷu
(dập gân cứng đáy nồi)
Nồi máy hàn bấm
( hàn quai)
Nhập kho
Bao gói đóng hộp
Bán cho khách hàng
(dập thúc lần 1)
SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Đã thực hiện nhiều lần nhưng không đạt kết quả
Sản phẩm đầu vào
Kiểm tra
Cân chỉnh, điều chỉnh, gá lắp...
Kiểm tra
Quá trình sản xuất
Ktra định kỳ
Nhập kho ( hoặc chuyển công đoàn)
Kiểm tra
Sản phẩm sản xuất xong
Phân loại
Kiểm tra
tra
Phân loại
Xử lý
Nhận xét : Với hệ thống các máy móc được trang bị để sản xuất sản phẩm ( như đã minh hoạ bằng qui trình sản xuất nồi Inox trên) cùng với một qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm khoa học, nghiêm ngặt, các sản phẩm của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng, một khi đã được cung cấp ra thị trường, đều đảm bảo được chất lượng của mình và ngày càng phát triển được thương hiệu trên cả thị trường trong nước và thế giới. Hơn thế nữa, công suất thiết kế của các máy móc trong các dây truyền sản xuất rất cao: máy dập thuỷ lực có công suất tối đa là 400 tấn, máy hai đầu trục dùng để đánh bóng có công suất là 5.5KW. Điều này giúp công ty cổ phần Mặt Trời vàng đã đáp ứng được cung về thị trường đồ bếp cao cấp - một thị trường đang phát triển với tốc độ rất nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đang áp dụng mô hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng hay nhiệm vụ nhất định, giữa các tuyến có sự gắn bó hữu cơ và có sự phối hợp trong các hoạt động của công ty.
PX lắp ráp
PX đánh bóng
PX đột dập
Kho
Công nghệ kĩ thuật
Bộ phận quản lý và khai thác KHQT
Quản lí chất lượng
Ban quản đốc
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
TRỢ LÝ KIỂM TOÁN
BỘ PHẬN R&D
Phòng ĐPSX
Thống kê
PGD kinh doanh
CN MIỂN BẮC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CN M.NAM
CN M.TRUNG
Kế hoạch điều phối
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỎ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAO BÌ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIA DỤNG
BỘ PHẬN KHSX-KD
BỘ PHẬN MUA
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Bộ phận BH và hỗ trợ kt sp
Kế toán
Hành chính nhân sự
Xuất - nhập khẩu
Giám đốc sản xuất
Bộ phận vận tải
PhòngMarketing
Phòng KD1
Phòng KD2
Phòng KD3
Phòng KD4
SƠ ĐỒ 2.3: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY GODSUN - NHÀ MÁY GIA DUNG
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty và có nhiệm vụ là đưa ra các quyết định về số lượng cổ phần có thể được bán hoặc đưa ra mức cổ tức của từng cổ phiếu, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, quyết định sát nhập hay giải thể công ty, định hướng phát triển công ty, đồng thời thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty( trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Các nhiệm vụ cụ thể là: quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lí nội bộ công ty, thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện...
- Tổng giám đốc : quyết định và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty.
- Phó tổng giám đốc : chịu trách nhiệm điều hành chung cùng tổng giám dốc, thay quyền giám đốc khi giám độc vắng mặt, và chỉ đứng dưới quyền giám đốc.
- Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của từng nhà máy cụ thể và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên.
- Giám đốc tài chính và trợ lý kiểm toán : chịu trách nhiệm về mặt tài chính của toàn công ty, đánh giá về các mặt hoạt động của công ty trên khía cạnh tài chính, đồng thời trợ giúp và tư vấn cho Tổng giám đốc và trình bày các vấn đề về tài chính trước hội đồng quản trị.
- Giám đốc nhân sự : chịu trách nhiệm về mặt nhân sự và quản lý các nhân viên trong công ty. Điều chuyển , sa thải hay tuyển nhân viên đều do giám đốc nhân sự phụ trách.
- Giám đốc sản xuất (giám đốc kinh doanh): điều hành về từng mặt hoạt động sản xuất ( hay hoạt động sản xuất kinh doanh) của công ty và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mặt sản xuất của công ty.
- Các bộ phận:
+ Bộ phận R&D: là bộ phận chuyên nghiên cứu, tìm ra và phát triển các sản phẩm mới cho công ty để tiến hành kinh doanh, phát triển việc kinh doanh các sản phẩm này,
+ Bộ phận kế hoạch sản xuất kinh doanh: là bộ phận đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
+ Bộ phận kế toán: nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, quản lý, hạch toán kế toán đối với toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ, tình hình nhập xuất vật tư, hàng hoá của công ty về mặt giá trị theo hệ thống kế toán doanh nghiệp
+ Bộ phận hành chính nhân sự: giúp giám đốc về công tác tổ chức hành chính và quản lí lao động cho công ty
+ Bộ phận xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty
+ Bộ phận quản lý chất lượng: có trách nhiệm đảm bảo và kiểm soát chất lượng các sản phẩm, hàng hoá của công ty, đồng thời thiết kế các qui trình quản lý chất lượng.
* Các phân xưởng: Xét về khía cạnh sản xuất sản phẩm, nhà máy cơ khí gia dụng có 3 phân xưởng chính:
+ Phân xưởng đột dập: phụ trách việc tạo khuôn hình cho các sản phẩm gia dụng.
+ Phân xưởng lắp ráp: phụ trách việc lắp ráp các khuôn hình để tạo thành sản phẩm.
+ Phân xưởng đánh bóng: phụ trách việc đánh bóng sản phẩm sau khi lắp ráp xong.
2.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế tóan tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
2.1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tóan tại công ty.
Xuất phát từ chức năng của phòng kế toán là giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về mọi mặt trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã rất coi trọng đến đội ngũ kế toán viên. Tất cả các kế toán viên của công ty đều phải trải qua kỳ sát hạch nghiêm túc trước khi vào làm việc tại công ty và mọi người đều có trình độ đại học, nắm vững các kiến thức kế toán. Để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy kế toán, bộ máy kế toán của công ty đã được tổ chức theo cơ cấu hợp lý, phân biệt rõ nhiệm vụ của từng kiểm toán viên và bộ máy này được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc tài chính.
Hàng ngày các kế toán viên phải thực hiện rất nhiều công việc bao gồm: nhập dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu các sổ sách báo cáo; các nghiệp vụ được tiến hành vào cuối tháng gồm: tính chênh lệch tỷ giá cuối tháng, tính tiền lương lao động, tính lại giá vốn của hàng hoá sản phẩm đồng thời còn có mục điều chỉnh tồn kho cuối tháng, kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ 2.4: tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Mặt Trời Vàng
Giám đốc tài chính
KT tổng hợp bộ phận sản xuất
Kế toán Quản trị
Kế
toán kho
KT tiêu thụ và công
nợ
Kế toán thu chi
KT tổng hợp bộ phận thương mại
KT tiền lương
KT
tiền gửi
NH
KT giá thành, giá h.hoá
KT
giao dịch thuế
- Giám đốc tài chính: là người nắm quyền bao quát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty đồng thời chỉ đạo sự hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về tình hình tàI chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp sản xuất : kiểm tra phần hành của các kế toán sản xuất khác, theo dõi và điều chỉnh các vấn đề về sản xuất, giá vốn… đồng thời làm kết chuyển báo cáo tài chính (BCTC), phân tích BCTC
- Kế toán tổng hợp bộ phận thương mại: kiểm soát giá hàng hoá, kiểm soát và ký các chứng từ thu, chi,...kiểm soát chi phí, doanh thu, chiết khấu theo kế hoạch kinh doanh, kiểm soát báo cáo thuế, lập báo cáo tình hình công nợ tổng hợp...
- Kế toán quản trị: có trách nhiệm cung cấp thông tin nội bộ về tình hình sản xuất và kinh doanh cho giám đốc tài chính, thiết lập các quyết toán và dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay của ngân hàng, lập các chứng từ và giao dịch với các ngân hàng mà công ty lập tài khoản; nhập liệu các số liệu liên quan đến các TK 112 trên phần mềm; lập các báo cáo liên quan..
- Kế toán kho: phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến các loại kho. Kế toán kho được chi tiết theo các kho gồm:
+ Kế toán kho hàng hoá, kho bảo hành, kho Showroom.
+ Kế toán kho linh kiện nồi, nguyên vật liệu phụ.
+ Kế toán kho linh kiện bếp ( kế toán này cũng đảm nhiệm luôn việc kế toán tài sản cố định).
+ Kế toán kho dở dang, kho phế liệu.
Các kế toán này có nhiệm vụ nhập các nghiệp vụ nhập-xuất liên quan đến kho của mình vào phần mềm; kiểm tra thường xuyên tình hình hàng hoá trong kho; lập các báo cáo phân tích tốc độ chu chuyển của các vật tư, sản phẩm, hàng hoá do mình quản lý.
- Kế toán tiêu thụ và công nợ: vào phần mềm để lập các phiếu xuất bán, tính chiết khấu và theo dõi việc thu nợ cho từng đối tượng khách hàng, lập báo cáo tình hình công nợ định kỳ, đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng để đảm bảo việc xuất hàng được thực hiện liên tục và tạo niềm tin cho khách hàng
- Kế toán thu chi: kiểm soát và lập các phiếu thu, chi trên phần mềm EFFECT đồng thời thực hiện việc cập nhật và theo dõi các khoản tiền vay các đối tượng khác. Kế toán này còn có trách nhiệm lập các báo cáo chi phí theo đối tượng và khoản mục.
- Kế toán giá thành, giá hàng hoá: Tập hợp chi phí, tính giá vốn của thành phẩm và giá bán của hàng hoá, kiểm soát trên phần mềm giá thành của các thành phẩm, tính giá hàng hoá đồng thời tính giá bán kế hoạch các loại sản phẩm.
- Kế toán tiền lương: Tính lương và Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất, tính toán và cập nhật số liệu các khoản thu nhập và chi phí liên quan đến tiền lương của cán bộ công nhân viên và công nhân sản xuất.
- Kế toán giao dịch thuế: đảm nhiệm việc nhập các số liệu về thuế đầu ra và thuế đầu vào, quản lý các dữ liệu, thường xuyên kiểm tra số liệu thuế đầu vào, đầu ra và lập các tờ khai thuế hàng tháng...
2.1.4.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
a. Chế độ kế toán chung tại công ty.
Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng đã áp dụng theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, cụ thể như sau._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21392.doc