BẢNG THẢO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: KẾ TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CTY CP SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ XNK RAU QUẢ SÀI GÒN
Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ SÀI GÒN - VEGESA
Quá trình hình thành, phát triển – chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Quá trình hình thành:
Doanh nghiệp được thành lập với tên gọi
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn.
Tổng công ty rau quả Việt Nam với tên giao dịch là Vegetex.co trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
Tổng công ty rau quả Việt Nam có các công ty con được đặt tại các tỉnh thành trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… với các tên gọi công ty1, công ty2, công ty3.
Năm 1983, tất cả đều sát nhập vào công ty 3.Từ đó, công ty3 thành lập thêm 2 đơn vị, trong đó xí nghiệp sản xuất và dịch vụ xuất khẩu rau quả Sài Gòn( nay là công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất khẩu rau quả Sài Gòn)
Địa chỉ giao dịch: 473 – Lạc Long Quân – Q11 –Tp.HCM
Mã số thuế: 0302659529
Sự phát triển
Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu rau quả Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ năm 1991 theo quyết định số 131NN-TCCB/QĐ của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, trực thuộc chi nhánh tổng công ty rau quả Việt Nam tại TP.HCM.
Năm 1993, theo quyết định số 209NN-TCCB/QĐ công ty tiếp nhận thêm xí nghiệp vật tư- bao bì trực thuộc tổng công ty rau quả Việt Nam.
Năm 1997, xí nghiệp được đổi tên thành công ty sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn. Tên giao dịch quốc tế Sai Gon Vegetabla processing and exporting company.
* Chức năng kinh doanh ngành nghề:
Công nghiệp chế biến rau quả
Ngoại thương xuất nhập khẩu rau quả tươi, nông sản, thực phẩm
Tháng 9/2000, chấp hành chỉ thị của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (QĐ số 3729 QĐ/BNN – TCCB ngày 12/9/2000 công ty sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với 35% vốn nhà nước với mục đích tạo thêm về vốn kinh doanh, nguồn nhân lực để không ngừng phát triển việc sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ chức năng sẵn có.
Tháng 8/2002 công ty thực hiện chuyển đổi hạch toán theo công ty cổ phần
* Ngành nghề kinh doanh
Ngoại thương xuất nhập khẩu rau quả tươi, nông sản
Thương nghiệp buôn bán, bán lẻ các mặt hàng nông sản, lương thực, nước giải khát
Dịch vụ kho bãi
Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Chức năng:
Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chính của công ty là cung ứng cho thị trường bên ngoài, thông qua việc xuất khẩu.
Đây là doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty rau quả Việt Nam có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập với số vốn thừa hưởng từ xí nghiệp sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn với chức năng.
Cung ứng rau quả tươi, xuất khẩu và kinh doanh các loại hàng nông sản, kinh doanh xăng dầu.
Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập.
Nhiệm vụ:
Phấn đấu sản xuất kinh doanh đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đảm bảo cung ứng cho thị trường khi có nhu cầu. Thực hiện đầy đủ các quy định về chính sách chế độ quản lý tài chính. Đảm bảo việc thanh toán đầy đủ chính xác và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và quy mô hoạt động của công ty:
Cơ cấu tổ chức:
Công ty Vegesa là đơn vị hoạt động kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy cơ cấu nhân sự là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và hiệu quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng, sắp xếp hợp lý và tổ chức bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 1
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU 2
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG HÀNH CHÁNH
DỊCH VỤ
XUẤT NHẬP KHẨU HẢI SẢN
TỔ NÔNG SẢN
HÀNH CHÁNH
TỔ CHỨC NHÂN SỰ
TỔ RAU QUẢ 2
TỔ RAU QUẢ 1
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nhiệm vụ các phòng ban:
* Bộ phận lãnh đạo: gồm một Giám đốc và ban phó giám đốc
+ Giám đốc: điều hành trực tiếp các hoạt động của công ty, phụ trách công tác đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế. Trực tiếp chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản, với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành công ty, theo dõi phần dịch vụ, cho thuê kho bãi, mặt bằng, phối hợp với phòng hành chánh chịu trách nhiệm do giám đốc uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt.
* Các phòng ban tham mưu:
+ Phòng kế toán tài vụ: gồm 4 nhân viên
Đứng đầu là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trách trước giám đốc và cơ quan nhà nước về mặt tài chính của công ty.
Thanh toán và giải quyết kịp thời các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Đảm nhận công tác tài chính, phát triển hoạt động tài chính của công ty. Đề ra phương pháp kinh doanh hiệu quả, tham mưu cho giám đốc về vấn đề tài chính.
Luôn cung cấp kịp thời về tài sản và nguồn vốn cho bộ phận lãnh đạo công ty, tổ chức quản lý, cân đối và bổ sung nguồn vốn công ty.
+ Phòng hành chánh:
Quản lý nhân sự, đảm bảo thiết bị văn phòng và thực hiện các hành chính văn thư.
Tổ chức kinh doanh nội tiêu.
Phụ trách quản lý kho bãi.
Chịu trách nhiệm về hoạt động bán lẻ xăng dầu, cho thuê mặt bằng.
Tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân sự và tiền lương.
+ Phòng xuất nhập khẩu 1 và xuất nhập khẩu 2:
Đảm bảo công tác maketing của công ty.
Đưa ra các kế hoạch sản xuất, đáp ứng đúng thời hạn hợp đồng và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Tổ chức kế hoạch đề ra.
Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội tiêu các mặt hàng nông sản như cafe, nấm…
1.2.3 Quy mô hoạt động của công ty:
* Nguồn nhân lực:
Bộ phận trực tiếp điều hành: trong quá trình tham gia bán hàng, công nhân được bố trí sao cho có thể học hỏi kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của công ty đề ra.
Bộ phận gián tiếp điều hành: được phân công theo đúng yêu cầu chuyên môn của mình giúp họ phát huy tốt năng lực và đạt kết quả tốt với công việc được giao. Công ty đã đặt ra những yêu cầu chuyên môn để giúp nhân viên tự đánh giá khả năng của mình, để học hỏi kinh nghiệm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc như: nhanh nhẹn, chính xác, có tác phong công nghiệp, biết tiếp cận và xử lý các thông tin có hiệu quả cao…Ngoài ra, công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
* Vốn:
Tổng vốn điều lệ của công ty hiện nay 20 tỷ
Vốn nhà nước: 35%
Vốn góp CBCNV: 37,3%
Vốn góp bên ngoài: 27,7%
Công tác tổ chức kế toán của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Công ty Vegesa cũng như các công ty khác, phòng kế toán tài vụ đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc sắp xếp bộ máy kế toán sao cho hoàn thiện là một nổ lực thường xuyên của công ty.
Phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của Giám đốc. Thông qua các hoạt động tài chính để giúp ban giám đốc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế do cấp trên giao, đồng thời theo dõi kịp thời và chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Hạch toán hiệu quả kinh tế, kịp thời phát huy ưu thế, khắc phục những nhược điểm giúp cho công ty nâng cao hiệu quả kinh tế đạt lợi nhuận cao.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Công ty Vegesa có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, cho nên công việc tổ chức bộ máy Kế toán gọn nhẹ và đơn giản. Phòng Kế toán - tài vụ của công ty bao gồm 4 thành viên
+ Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Nguyễn Kim Phụng
+ Kế toán tổng hợp : Phạm Minh Trí
+ Kế toán thanh toán : Trần Ngọc Hoa
+ Thủ quỹ : Phan Thị Đức
Nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán:
+ Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo các kế toán viên. Có trách nhiệm nghiên cứu áp dụng chế độ chứng từ Kế toán tài chính của nhà nước vào đơn vị của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi chứng từ sổ sách trong đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong báo cáo.
+ Kế toán tổng hợp: phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty. Cuối tháng, tổng hợp số liệu, lập bảng phân phối tiền lương, trích các khoản theo chế độ như: (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn), tính doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, báo cáo thuế, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh tài chính lên Kế toán trưởng xét duyệt và trình lên Giám đốc ký duyệt. Sau đó gửi báo cáo tài chính đến các đơn vị thuộc phạm vi quản lý đúng thời hạn quy định. Do quy mô hoạt động của công ty vừa và nhỏ, nên Kế toán tổng hợp phải kiêm nhiệm việc theo dõi tăng giảm, khấu hao tài sản cố định, các khoản tiền gửi ngân hàng, vốn vay ngắn hạn, kê khai thuế giá trị gia tăng…
+ Kế toán thanh toán: theo dõi thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản tạm ứng, các khoản phải thu, theo dõi tình hình công nợ của công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước, theo dõi các hoạt động mua bán và xác định giá vốn. Ngoài ra còn theo dõi việc nhập khẩu, hàng tồn kho về số lượng, quy cách, phẩm chất…
+ Thủ quỹ: quản lý chặt chẽ việc thu chi tiền mặt, hằng ngày mở sổ ghi chép, theo dõi liên tục theo trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối tháng lập báo cáo quỹ tiền mặt, đối chiếu kiểm tra thực tế với kế toán thanh toán.
Để phù hợp với quy mô hoạt động, cho nên công ty thực hiện giảm bộ máy nhân sự do vậy không có kế toán tiền lương. Công việc tính lương được giao cho phòng tài chính theo dõi và lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương. Cuối tháng tập hợp tất cả các bảng chấm công của các phòng ban, lập bảng lương sau đó chuyển về phòng Kế toán để thanh toán các khoản cho người lao động.
Hình thức hạch toán tại công ty :
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu 01/01 kết thúc 31/12
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép Kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.
*Sử dụng đồng Việt Nam
*Tỷ giá tính theo tỷ giá Bình Quân Liên Ngân Hàng
Hình thức sổ kế toán :
+ Nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ chi tiết tài khoản
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Quá trình xử lí số liệu:
* Xử lý bằng thủ công:
+ Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi vào sổ chi tiết tài khoản và sổ cái. Từ đó căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào cuối kỳ. Còn sổ cái thì làm cơ sở để lập bảng cân đối số phát sinh vào cuối kỳ, sau đó lập bảng cân đối kế toán, cuối cùng là lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối kỳ.
+ Sơ đồ:
Chứng từ
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Sổ chi tiết tài khoản
Bảng lưu chuyển tiền tệ
Nhập ký chung
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
* Quá trình xử lí bằng máy
Kế toán nhập dữ liệu vào máy theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày
Dữ liệu đầu vào từ chứng từ gốc.
Các thông tin máy yêu cầu
Khai báo yều cầu thông tin đầu ra cho máy
Máy vi tính xử lý thông tin và đưa ra sản phẩm
Dữ liệu đầu ra
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết
Sổ cái
Sau khi nhập dữ liệu xong máy vi tính tự động ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản có liên quan, sổ cái, lên bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối tài khoản và bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của người sử dụng máy vi tính sẽ cho sản phẩm đầu ra.
Tổ chức chứng từ kế toán tại công ty:
Tổ chức chứng từ sử dụng:
+ Phiếu thu: số hiệu PT000
Do Kế toán thanh toán lập, từ 1 đến 3 liên, luân chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc, Thủ quỹ. Nơi lưu trữ là Thủ quỹ, khách hàng và Kế toán, phiếu thu được lập dưới dạng biên bản và ghi sổ chi tiết.
+ Phiếu chi: số hiệu PC000
Do Kế toán thanh toán lập, từ 1 đến 3 liên, luân chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc, Thủ quỹ. Nơi lưu trữ là Thủ quỹ, khách hàng và kế toán, phiếu thu được lập dưới dạng biên bản.
+ Uỷ nhiệm chi: số hiệu UNC
Do Kế toán thanh toán và lập, 2 hoặc 4 liên, luân chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc, Kế toán Ngân hàng. Được lưu trữ ở phòng kế toán,
Uỷ nhiệm chi được lập dưới dạng biên bản và ghi sổ chi tiết.
+ Sổ phụ: bao gồm giấy báo nợ và giấy báo có
Do Kế toán ngân hàng lập, luân chuyển cho Kế toán trưởng và được lưu trữ tại phòng kế toán, sổ phụ được lập dưới dạng biên bản và được ghi sổ chi tiết.
+ Giấy đề nghị thanh toán:
Do người xin thanh toán lập, luân chuyển cho Kế toán thanh toán, Giám đốc, khách hàng và được lưu trữ tại phòng kế toán
+ Giấy đề nghị tạm ứng:
Do người xin tạm ứng lập, luân chuyển cho Kế toán thanh toán, Kế toán trưởng, Giám đốc và Thủ quỹ và được lưu trữ tại phòng kế toán.
Giấy đề nghị thanh toán được lập dưới dạng biên bản và ghi sổ chi tiết.
+ Bộ chứng từ xuất khẩu: bao gồm Invoice, packing list, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất sứ, hợp đồng ngoại Contract và bưu tàu.
Do trưởng phòng kinh doanh lập, bao gồm 4 liên, luân chuyển cho Kế toán thanh toán, Giám đốc, khách hàng và được lưu trữ tại phòng kế toán,
bộ chứng từ xuất khẩu được lập dưới dạng biên bản và hợp đồng.
+ Bảng chấm công:
Do người phụ trách lập, gồm 1 liên, luân chuyển cho phòng Tài chính, phòng Kế toán và được lưu trữ tại phòng kế toán, bảng chấm công được lập dưới dạng biên bản.
+ Bảng thanh toán tiền lương:
Do phòng tổ chức hành chánh lập, gồm 2 liên, luân chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc, Thủ quỹ, người nhận và được lưu trữ tại phòng kế toán, bảng thanh toán tiền lương được lập dưới dạng biên bản và ghi sổ quỹ
+ Hoá đơn GTGT:
Do Kế toán thanh toán lập, gồm 3 liên, luân chuyển cho Kế toán, khách hàng và được lưư trữ tại phòng kế toán.
Hoá đơn GTGT được lập dưới dang biên bản và ghi sổ chi tiết
+ Bảng kê chi tiết và bảng phân bổ chi phí:
Do Kế toán thanh toán lập, luân chuyển cho kế toán và được lưu trữ tại phòng kế toán.
Tổ chức luân chuyển chứng từ:
Kế toán thanh toán:
+ Phiếu thu: căn cứ vào giấy nộp tiền Kế toán thanh toán lập phiếu thu ghi thành 2 hoặc 3 liên và ký tên( 1 liên lưu tại quyển phiếu thu, 1 liên đưa cho khách hàng, 1 liên thủ quỹ giữ để ghi sổ). Sau đó chuyển cho Kế toán trưởng duyệt, Giám đốc duyệt và chuyển đến Thủ quỹ, Thủ quỹ nhận tiền ký tên. Cuối ngày, Thủ quỹ tập hợp tất cả các phiếu thu cùng các chứng từ gốc có đính kèm, đưa đến Kế toán tổng hợp để ghi sổ cái. Sau khi Kế toán tổng hợp ghi xong thì phiếu thu phải được bảo quản và hết năm chuyển sang lưu trữ.
+ Căn cứ vào bản đề nghị duyệt chi, Kế toán thanh toán lập thành 2 hoặc 3 liên và ký tên ( 1 liên lưu tại quyển phiếu chi, 1 liên dùng để thủ quỹ xuất quỹ và ghi sổ quỹ). Sau đó chuyển phiếu chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Sau đó trả về thủ quỹ, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi xuất quỹ và ký tên. Cuối ngày thủ quỹ chuyển liên phiếu chi cùng với chứng từ gốc cho kế toán ghi sổ và bảo quản. Sau khi chuyển cho người nhận tiền kiểm tra lại số tiền và ký vào phiếu chi.
Kế toán tiêu thụ, hoá đơn bán hàng:
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, Kế toán lập thành 3 liên và ký tên(1 liên lưu tại quyển hoá đơn bán hàng, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên giao cho thủ kho). Sau đó chuyển hoá đơn cho Kế toán trưởng và phòng kinh doanh duyệt. Người mua đến kho để nhận hàng và ký tên vào hoá đơn. Cuối ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển cho Kế toán để ghi sổ.
Tổ chức các phần hành kế toán của công ty:
Kế toán vốn bằng tiền
Tiền mặt
Chứng từ sử dụng
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Uỷ nhiệm chi
+ Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt
+ Giấy đề nghị thanh toán
Kế toán chi tiết
+ Sổ sách sử dụng: sổ chi tiết tiền mặt, sổ cái
+ Trình tự ghi chép
Các chứng từ gốc
Kế toán thanh toán kiểm tra, lập phiếu thu hoặc phiếu chi và ký tên
Kế toán trưởng
Giám đốc
Thủ quỹ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ thực hiện lệ thu và chi
Sổ quỹ
Kế toán tổng hợp
Nhật ký chung
Sổ chi tiết tiền mặt
Sổ cái tiền mặt
Ngoài ghi chép bằng tay, các nhân viên phòng kế toán linh hoạt trong việc ghi chép bằng máy sẽ nhanh và gọn nhẹ.
Nghiệp vụ thu chi tiền mặt phát sinh, Kế toán sẽ nhập liệu vào máy vi tính, máy tính tự động chuyển sang sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt.
Kế toán tổng hợp
Để theo dõi tình hình thu chi và hiện có số tiền mặt trong công ty, Kế toán sử dụng tài khoản 111 “ tiền mặt” gồm 2 tài khoản cấp II
Tài khoản 1111 “ Tiền Việt Nam"
Tài khoản 1112 gồm các khoản ngoại tệ đã quy đổi ra tiền Việt Nam khi hạch toán.
Ngoài ra khi hạch toán nghiệp vụ tiền mặt, kế toán còn sử dụng các tài khoản đối ứng như: Tk 1311xx, Tk1312xx. Tk 331…
Tiền gởi ngân hàng:
Chứng từ sử dụng
Để tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi trả hoặc nhập quỹ gởi tại ngân hàng, Kế toán sử dụng các chứng từ gốc là giấy báo nợ, giấy báo có và uỷ nhiệm chi…
Thực tế, Ngân hàng thường sử dụng uỷ nhiệm chi đóng dấu báo nợ, thay cho giấy báo nợ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các tiền từ khách hàng, đối tác bên ngoài chuyển vào tài khoản của công ty thì Ngân hàng phát giấy báo có là xác nhận đã nhập vào tài khoản của công ty.
Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của công ty nhờ Ngân hàng chi hộ khi có yêu cầu. Giấy này được lập từ 2 đến 4 liên, Ngân hàng giữ từ 1 đến 3 liên, liên còn lại đóng dấu báo nợ và trả lại cho đơn vị làm chứng từ gốc để ghi sổ.
ỦY NHIỆM CHI
Chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện Lập ngày 07 / 03 / 2005
Tên đơn vị trả tiền: Công ty cổ phần sx & dv xnk rau quả Sài Gòn
Số tài khoản : 675189
Tại ngân hàng: Á CHÂU TP.HCM
Tên đơn vị nhận tiền: FPT – COMMUNICATIONS
Số tài khoản : 007.100.095427.3
Tại ngân hàng : NGOẠI THƯƠNG VN – HCM
Nội dung thanh toán: Thanh toán cước internet tháng 02 /2005
MÃ KH (ID) E16384
Số tiền bằng số: 299.500 USD
Số tiền bằng chữ: Hai trăm chín mươi chín ngàn năm trăm đồng
Phần do ngân hàng ghi:
Tài khoản nợ Tài khoản có
675189
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán trưởng Ghi sổ ngày… Ghi sổ ngày…
Kế toán kế toán
Sổ phụ là bảng kê chi tiết giao dịch phát sinh trong ngày của tài khoản mà Ngân hàng gởi cho đơn vị để theo dõi đối chiếu với sổ chi tiết của đơn vị.
NHTM CP Quốc Tế Việt Nam Số sổ: 20
Chi nhánh TP.HCM Ngày trước: 15/ 4/2005
SỔ PHỤ TÀI KHOẢN
Ngày 15 / 5 / 2005
Tài khoản: 20001499/ USD
Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn
Số chứng từ Tài khoản đối ứng Ghi nợ Ghi có Nội dung
T- AL00016 25.830.000 Gieascompteltd
Chuyển 220USD
Cho công ty Vegesa
Thanh toán
INV No:02/TN/020
Số dư đầu kỳ: 100,25
Doanh số Ngày 25.853,00
Tháng 25.853,00
Năm 542.279,14 542.379,39
Số dư cuối kỳ: 25.983,25
KẾ TOÁN KIỂM TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG
Tất cả các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi ngân hàng, Kế toán đều lập uỷ nhiệm chi, căn cứ vào các chứng từ gốc và chỉ có giá trị khi có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng, Giám đốc.
Kế toán chi tiết
Sổ sách sử dụng
+ Sổ chi tiết tiền gởi ngân hàng
+ Sổ cái tài khoản 112 “tiền gởi ngân hàng “(chi tiết cho từng Ngân hàng)
Trình tự ghi chép
Sổ phụ
Chứng từ gốc
Giấy báo nợ, giấy báo có
Phiếu tính lãi tiền vay
Phòng kế toán
Ngân hàng
Sổ chi tiết TGNH
Sổ Cái TGNH
Kế toán tổng hợp
Kế toán sử dụng tài khoản 112 “tiền gởi ngân hàng”. Tài khoản này gồm 2 tài khoản cấp 2.
+ Tài khoản 1121 “tiền Việt Nam” dùng để ghi chép phản ánh sự biến động của tiền Việt Nam gởi tại Ngân hàng. Đơn vị mở chi tiết cho từng Ngân hàng.
Tài khoản 1121A “tiền Việt Nam gởi tại ngân hàng Á Châu(ACB).
Tài khoản 1121B “Tiền Việt Nam gởi tại ngân hàng Thương Tín (SACOMBANK).
+ Tài khoản 1122 “ ngoại tệ” dùng để phản ánh sự biết động các loại ngoại tệ gởi tại Ngân hàng theo tỷ giá tiền Việt Nam. Đơn vị mở chi tiết cho từng Ngân hàng( được mở tại 4 ngân hàng).
Tài khoản 1122A Tiền USD gởi tại Ngân hàng Á Châu (ABC).
Tài khoản 1122B Tiền USD gởi tại Ngân hàng Thương Tín (SACOMBANK).
Tài khoản 1122C Tiền USD gởi tại ngân hàng Ngoại Thương TP.HCM
Tài Khoản 1122D Tiền CAD gởi tại Vietcombank
Ngoài ra Kế toán còn sử dụng các tài khoản đối ứng với Tk 112 như: Tk 111, Tk156, Tk 331, Tk 511, Tk 413…
* Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá:
Do chức năng của công ty VEGESA là kinh doanh những mặt hàng nông sản, xuất khẩu các loại rau quả tươi ra nước ngoài. Cho nên nguồn thu ngoại tệ của công ty là từ tiền bán hàng xuất khẩu.
Theo quy chế quản lý ngoại tệ, các công ty không được phép thu, chi và lưu trữ tiền mặt bằng ngoại tệ. Nhưng công ty đã linh hoạt nhận ngoại tệ từ những khách hàng, sau đó bán lại cho những Ngân hàng theo tỷ giá từng thời điểm để lấy tiền Việt nam.
Để theo ngoại tệ bán ra hay thu vào Kế toán sử dụng Tk 007 “Ngoại tệ các loại”
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thu ngoại tệ, Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh để hạch toán số tiền nguyên tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh. Do việc hạch toán theo tỷ giá thời điểm phát sinh, cho nên sẽ phát sinh việc chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Để phản ánh sự chênh lệch này Kế toán sử dụng Tk 413 “Chênh lệch tỷ giá”. Tuy nhiên, Kế toán không hạch toán chênh lệch cho từng nghiệp vụ mà sẽ tổng hợp hạch toán vào cuối kỳ báo cáo tài chính. Nghĩa là khi đến cuối kỳ kế toán căn cứ vào số dư nguyên tệ ghi trên Tk 007 theo tỷ giá mua vào thực tế trong ngày hôm đó, sau đó so sánh với số dư trên Tk 1112, Tk112(chi tiết cho từng loại ngoại tệ). Tùy theo chênh lệch tăng hay giảm mà hạch toán chênh lệch sao cho số dư chi tiết trên Tk 1112, Tk1122 phản ánh đúng theo tỷ giá thực tế mua vào tại thời điểm. Ngoài ra, trong kỳ khi số dư Tk 007 bằng không thì Kế toán cũng tiến hành hạch toán chênh lệch tỷ giá tăng hoặc giảm sao cho số dư trên Tk 1112, Tk 1122 tương ứng cũng bằng không.
Kế toán các khoản phải thu:
Kế toán tiền tạm ứng:
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán tiền tạm ứng Kế toán sử dụng các chứng từ giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi…
Kế toán chi tiết
+ Chứng từ sử dụng: hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng.
+ Trình tự ghi chép: căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng đã được Giám đốc và Kế toán trưởng đã ký duyệt hoặc hóa đơn đã được ký, Kế toán lập phiếu chi và tiến hành chi tạm ứng tiền hàng. Nếu tạm ứng thực chi nhỏ hơn số tạm ứng thực thế thì người nhận tạm ứng nộp lại cho công ty, Kế toán tiến hành lập phiếu và ngược lại.
Kế toán tổng hợp
+ Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tk 141 “tạm ứng” để theo dõi các khoản tạm ứng của công ty cho cán bộ công nhân viên. Công ty cũng mở chi tiết cho từng người nhận tạm ứng, ngoài ra còn có các tài khoản đối ứng như: Tk 1561, Tk331xx, Tk641xx,Tk 642xx…
+ Sổ sách sử dụng: Kế toán sử dụng sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết thanh toán tạm ứng để theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho từng nhân viên.
Kế toán phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác
Chứng từ sử dụng: Căn cứ vào các hóa đơn, phiếu thu, giấy báo có để hạch toán.
Kế toán chi tiết
+ Chứng từ sử dụng: hóa đơn, phiếu thu, giấy báo có
+ Trình tự ghi chép bằng tay:
Sổ Chi tiết Bán hàng
Chứng từ gốc
Hóa đơn
Phiếu thu
Chứng từ
Sổ Chi tiết Thanh toán với người mua
Bảng Tổng hợp tình hình Thanh toán với người mua
Bảng cân đối kế toán
Phải thu khách hàng
Công việc ghi chép trên máy được thực hiện ngắn gọn và đơn giản, minh họa
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
( Nhập liệu)
Máy vi tính
Sổ Chi tiết Thanh toán với người mua
Sổ Chi tiết Bán hàng
Kế toán tổng hợp
+ Tài khoản sử dụng: để theo dõi và phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng cũng như các khoản phải thu khác, Kế toán sử dụng các tài khoản như: Tk 131 “phải thu khách hàng”, Tk 138 “phải thu khác”
Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:
Kế toán nợ phải trả:
Phải trả người bán
+ Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Kế toán sử dụng các chứng từ như: hóa đơn bán hàng, bảng kê mua hàng, phiếu chi, biên bản thanh toán bù trừ công nợ.
Trình tự luân chuyển chứng từ bằng tay
Chứng từ gốc
Sổ Chi tiết Thanh toán với người bán
Bảng cân đối kế toán
BảngTổng hợp tình hìnhthanh toán với người bán
Phải trả cho người bán
* Trình tự luân chuyển chứng từ trên máy
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(Nhập liệu)
Máy vi tính
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
+ Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tk 331 “phải trả người bán” và các tài khoản đối ứng khác như Tk 335, Tk 111, Tk 151…
Tk 331 “phải trả ngườn bán” không có tài khoản cấp II, vì công ty VEGESA chủ yếu là xuất khẩu nên không phân cấp theo trong nước hay ngoài nước mà chỉ phân cấp theo từng đối tượng khách hàng.
Các khoản phải trả khác (gồm khoản thuế phải nộp cho nhà nước): trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế phải nộp như: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, việc thanh toán này được công ty thanh toán vào cuối quý.
+ Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: Kế toán sử dụng các chứng từ như hóa đơn, tờ khai thuế GTGT, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước.
Hằng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ về mua hàng, bán hàng có kèm theo hóa đơn thuế GTGT, nhân viên bán hàng sẽ tập hợp các hóa đơn phát sinh trong ngày chuyển cho phòng Kế toán. Đối với việc bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng, thì Kế toán căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hóa (do nhân viên bán hàng lập) để xác định giá bán chưa thuế, số thuế VAT phải nộp ghi hóa đơn thuế GTGT. Cuối tháng, cuối quý căn cứ vào hóa đơn đã xuất, hóa đơn mua hàng, các bảng kê mua hàng của người không có hóa đơn, kế toán tiến hành lập “bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa và dịch vụ bán ra, mua vào”, đối chiếu với số liệu chi tiết, sau đó lập tờ khai thuế GTGT. Trường hợp, thuế đầu ra lớn hơn thuế đầu vào thì cục thuế căn cứ vào “tờ khai thuế” sẽ thông báo nộp thuế. Căn cứ vào thông số thuế phải nộp, Kế toán lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước và được lập thành 6 liên: 1 liên lưu tại gốc, 1 liên kế toán giữ, 4 liên còn lại chuyển cho Ngân hàng để thanh toán cho ngân sách. Trường hợp thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì sau 3 tháng lũy kế mà TK 133 có số dư bên nợ, kế toán sẽ lập hồ sơ xin hoàn thuế. ( Hồ sơ bao gồm: giấy đề nghị hoàn thuế GTGT, bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu vào và đầu ra, các bảng kê chứng từ hóa đơn mua vào và bán ra, bảng kê chứng từ chứng minh hàng xuất khẩu).
+ Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ. Kế toán sử dụng Tk 133 “ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”, Tk 3331 “ Thuế GTGT phải nộp”.
HÓA ĐƠN GTGT MÃ SỐ: 010TKT- 3LL.BA/2005 N
Liên 2: giao cho người bán 0087439
Ngày 15 tháng 4 năm 2005
Đơn vị bán hàng: Công ty VEGESA
Địa chỉ: 473 Lạc Long Quân – phường 5 – quận 11 – TP.HCM
Số tài khoản
Điện thoại: Mã số thuế: 0302659625
Họ và tên người mua hàng
Tên đơn vị: Công ty TNHH OLAM VIỆT NAM
Địa chỉ: Sùng Đúc – Gia nghĩa – Daknong – Daklak
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán Mã số: 6000346337
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Tiêu đen 50 gr. HĐ 519/56 – 01 ngày 10 / 04 / 05
Kg
30.000
19.540
586.200.000
Cộng tiền hàng: 586.200.000
Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT : 29.310.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 615.510.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm mười lăm triệu năm trăm mười ngàn đồng chẳn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ và tên) (Ký ghi rõ họ và tên) (Ký ghi rõ họ và tên)
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Vay ngắn hạn
+ Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển:
Hồ sơ thế chấp tài sản
Giấy bảo lãnh của các cơ quan chủ quản
Khế ước nhận nợ
Giấy báo nợ, giấy báo có.
Khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng, Kế toán tiến hành làm thủ tục cần thiết như: Hồ sơ thế chấp tài sản, giấy bảo lãnh của các cơ quan chủ quản, khế ước nhận nợ, cùng với sự đồng ý của ban giám đốc chuyển đến ngân hàng căn cứ vào hóa đơn vay vốn, giấy báo có vào tài khoản của công ty .
+ Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 311 “ vay ngắn hạn” để theo dõi các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng. Tài khoản này được công ty mở chi tiết cho từng Ngân hàng.
Nguồn vốn tự có của công ty
1.5.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
+ Chứng từ sử dụng:
Sổ tổng hợp, số chi tiết các tài khoản có liên quan như: Tk 511, Tk 641, Tk 642, Tk 632, Tk 711, Tk 811, TK 515, Tk 635,…
+ Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng các tài khoản như: Tk 911, Tk 811, Tk 711, Tk635,... để xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
Kế toán phân phối lợi nhuận vào năm 2004:
+ Trích thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% ( Khi mới tách ra làm công ty cổ phần, hai năm đầu công ty được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp)
+ Trích 11% để khuyến khích kinh doanh( nhằm làm tăng vốn điều lệ)
+ Số còn lại được chia cổ tức và trích lập các quỹ như: quỹ phát triển sản xuất, kinh phí công đoàn, quỹ đầu tư phát triển…
Thuận lợi, khó khăn từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
* Thuận lợi:
Công ty hoạt động ổn định và có chiều hướng nâng cao dần hiệu quả kinh tế cũng như đời sống CB CNV ( cán bộ công nhân viên). Kinh doanh có chiều hướng phát triển và từng bước ổn định.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: nấm, gạo, cafe, tiêu đã chiếm lĩnh một số thị trường trên thế giới, làm cho doanh số và lợi nhuận của công ty ngày càng nâng cao.
Công ty có một đội ngủ nhân sự có nhiều kinh nghiệm, làm việc có hiệu quả.
* Khó khăn:
Hiện nay, trong kinh doanh vốn luôn là một lợi thế cho sự tồn tại và phát triển của một công ty. Do vậy, vấn đề thiếu vốn là một khó khăn lớn nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Do ngành nghề kinh doanh của công ty ít, trong khi đó yêu cầu của thị trường ngày càng cao. Cho nên, công ty không thể hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình và luôn bị động trong lĩnh vực kinh doanh.
Cán bộ công nhân viên, chủ yếu xuất thân từ ngành nông nghiệp. Cho nên, có một số nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoạch toán chưa đạt yêu cầu cao.
Do ngành nghề kinh doanh là các mặt hàng nông sản, chủ yếu là nông sản thô chỉ qua sơ chế. Cho nên, giá trị kinh tế thấp, thị trường bấp bênh. Dẫn đến khó khăn trong việc tăng doanh số và lợi nhuận của công ty.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Những vấn đề chung về tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của nhiều hoạt động tạo thành như hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch gi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tranom.doc
- BIA(TR).DOC