Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên

Tài liệu Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: ... Ebook Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội là mục đích mà mọi doanh nghiệp đều vươn tới. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm mọi biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vấn đề đặt ra đối với các nhà sản xuất là sử dụng các tiềm lực như: Tài sản cố định, công cụ dụng cụ, sức lao động, nguyên vật liệu đầu vào… để sản xuất được sản phẩm được thị trường chấp nhận và tin cậy. Song sản xuất chỉ là điều kiện cần cho quá trình phát triển của xã hội và tiêu thụ sản phẩm đó mới được coi là một điều kiện đủ. Tiêu thụ tạo ra mục đích và là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển và kéo theo đó là xã hội phát triển. Mặt khác trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào thì khâu tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, có vai trò vô cùng quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi chỉ khi nào tiêu thụ thành phẩm được thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi được vốn và tái sản xuất, tiếp tục kỳ kinh doanh mới. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thành phẩm là một trong những chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, muốn tiêu thụ được sản phẩm buộc các nhà quản lý phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, và có phương thức tiêu thụ hợp lý. Nếu như khâu sản xuất luôn tuân theo một quy trình nhất định thì ở khâu tiêu thụ lại diễn ra rất linh hoạt, phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, hoạt động tiêu thụ ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên nói riêng còn gặp nhiều khó khăn như: Thiếu thông tin về thị trường, tư duy kinh tế kiểu bao cấp còn nặng nề, tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh còn hạn chế. Trước tình hình đó trong những năm qua Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên đã hết sức coi trọng công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. Hạch toán tốt công tác này là sự cần thiết cho lãnh đạo công ty có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh đạt kết quả cao nhất, giúp công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ, em chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm các nội dung sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên. Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên. Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên. Trong quá trình thực tập, tìm hiểu em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS.Nguyễn Văn Công cùng sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của công ty. Nhưng do trình độ còn hạn chế, thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN 1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên có ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ: 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp nước ta Xí nghiệp Liên hợp luyện kim màu được thành lập ngày 25/09/1979 theo quyết định số 379/CP của hội đồng chính phủ trên cơ sở của các đơn vị thành viên. Sau một quá trình vừa sản xuất, vừa đầu tư mở rộng đa dạng hóa sản phẩm đồng thời để phù hợp với cơ chế thị trường và thực hiện lại chủ trương thành lập lại doanh nghiệp. Xí nghiệp Liên hợp luyện kim màu được thành lập và đổi tên thành Công ty Kim loại màu Thái Nguyên theo quyết định số 181/TTG ngày 24/04/1993 của Thủ tướng chính phủ và công văn số 1667/TCNĐT ngày 27/05/1993 của Bộ Công Nghiệp. Hiện nay công ty đã chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên theo quyết định số 130/2004/QĐ_BCN ngày 12/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Công ty có tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen non_ferrous metals corparation và trụ sở chính của Công ty hiện nay đặt tại: Phường Phú Xá_Thành phố Thái Nguyên. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên được cơ quan trọng tài kinh tế tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 106629 ngày 09/06/1993 với tổng số vốn pháp định là: 43.376.037.135 VNĐ. Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo điều lệ doanh nghiệp. Hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên có chức năng: Thực hiện việc kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng với các quy định của pháp luật hiện hành, liên doanh hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất nhằm quản lý tận thu những tài nguyên quý hiếm, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và nước ngoài góp phần ổn định thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, cũng như thu nhập của đơn vị đảm bảo đời sống cho công nhân toàn doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là: Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến, kinh doanh các loại khoáng sản và kim loại màu. Các mặt hàng chủ yếu của công ty như: Thiếc thỏi 99,75% và các loại thiếc hàn, Ăngtymon thỏi 99% Sb, Bột kẽm ôxit các loại từ 60% đến 90% ZnO, Tinh quặng kẽm tuyển nổi 50% Zn, Tinh quặng Crômit 46% Cr2O3, Tinh quặng đồng 18% Cu. Cùng với những bước thăng trầm trong quá trình phát triển, sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, công ty đã tiến hành nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng, chủ động trong khai thác mọi nguồn lực. Công ty đã bổ sung thêm một số máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Công ty đã có những biện pháp nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ nhân công các phân xưởng. Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí lại với mục tiêu gọn nhẹ và hiệu quả. Công ty đã tìm được các đối tác làm ăn lớn trong khu vực, đầu tư thêm máy móc thiết bị tiên tiến và thành lập tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Công ty đã mạnh dạn vững bước trên con đường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tiến tới tương lai với những thử thách và thắng lợi mới. Có thể khái quát tình hình tài chính của Công ty qua một số chỉ tiêu sau trong những năm gần đây: Bảng số1-1: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: VNĐ S TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu 109.576.252.116 124.099.284.636 197.360.223.839 2 Lãi gộp 17.225.362.032 17.367.217.548 26.473.829.835 3 Lợi nhuận sau thuế 1.052.281.487 1.212.198.574 4.153.009.181 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán_tài chính) 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng nhằm thực hiện mục tiêu hợp lý và gọn nhẹ, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Cụ thể như sau: * Giám đốc: Là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ Công ty dưới sự trợ giúp của Phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ, quyết định chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn trong các giai đoạn. Tổ chức bộ máy và quản lý điều hành công tác cán bộ của Công ty. Chỉ đạo giao nhiệm vụ, kiểm tra, bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật. Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty trước cơ quan cấp trên và các cơ quan tài chính. * Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về kỹ thuật và kế hoạch trong sản xuất. Quản lý kỹ thuật, chất lượng, thời gian và kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp tổ chức và quản lý sản xuất. Đảm bảo khi các thông tin của phòng kế hoạch vật tư chuyển lên phó giám đốc phải giải quyết ngay nếu thấy là hợp lý, nếu không hợp lý phải được họp bàn lại cho thống nhất. * Phó giám đốc phụ trách nội chính: Phụ trách về nhân sự cũng như đời sống của công nhân, giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần, vật chất của công nhân viên. Các phòng ban chức năng gồm: * Văn phòng tổng hợp: Tổng hợp về công tác quản lý của công ty, kiện toàn công tác tổ chức hành chính cho phù hợp với cơ chế sản xuất của từng giai đoạn, công tác hành chính quản trị, công tác thông tin liên lạc và quan hệ giao dịch. * Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của toàn công ty và các đơn vị thành lập và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo kế hoạch của công ty và tổng công ty, phối hợp với các phòng ban kinh tế, chức năng khác, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham gia hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để xây dựng giá thành sản phẩm nội bộ của công ty cho phù hợp với thực tiễn sản xuất đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Phòng tổ chức lao động: Chịu trách nhiệm về công tác điều động nhân sự và công tác đào tạo, tổ chức hợp lý về lao động và tiền lương, tính toán định mức lương và duyệt lương cho các bộ phận, đề bạt nâng lương cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện chế độ khoán quỹ lương và theo dõi quản lý các chế độ bảo hiểm, giải quyết các chế độ cho cán bộ công nhân viên. * Phòng kế toán thống kê: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan Nhà nước và trước cơ quan giám đốc về việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, đúng đối tượng. Kiểm tra giám sát và thực hiện đầy đủ các quy định và chế độ kế toán tài chính của Nhà nước trong công ty, cung cấp đầy đủ vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường và liên tục. * Phòng vật tư: Phụ trách việc cung cấp, dự trữ và bảo quản nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ để phục vụ kịp thời và đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. * Phòng xây dựng cơ bản: Phụ trách công tác về xây dựng cơ bản như xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà ở, các công trình văn hóa, lập kế hoạch và dự toán xây dựng, sửa chữa các công trình * Phòng cơ điện: Quản lý kỹ thuật về thiết bị cơ khí, cơ điện, phương tiện vận tải, phương tiện bốc xúc. Lập phương án và bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, lập các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về điện, quản lý mạng lưới điện, cung cấp điện cho quá trình sản xuất kinh doanh. * Phòng luyện kim: Phụ trách công tác kiểm tra công nghệ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng của công nghệ luyện kim, lập các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật cho công nghệ luyện kim. * Phòng KCS: Phụ trách công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, phân tích, xác định các thành phẩm tạp chất trong kim loại màu. * Phòng bảo vệ quân sự: Phụ trách công tác trật tự an ninh, bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống các tệ nạn xã hội trong cán bộ công nhân viên, công tác dân quân tự vệ, công tác phòng cháy, chữa cháy. * Phòng kỹ thuật mỏ: Làm công tác địa chất thăm dò và khai thác khoáng sản, quản lý kỹ thuật và thiết bị tuyển khoáng. Mô hình quản lý của công ty kim loại màu thể hiện ở sơ đồ sau: Chủ tịch công ty Giám đốc Phó giám đốc phụ trách nội chính Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Văn phòng tổng hợp Phòng bảo vệ quân sự Phòng vật tư Phòng kỹ thuật mỏ Phòng luyện kim Phòng cơ điện Phòng KCS Phòng xây dựng cơ bản Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch kinh tế Phòng kế toán thống kê Các XN thành viên trực thuộc công ty Các PX trực thuộc công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 1.1.3 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ: 1.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm tiêu thụ của Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên là một doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm chủ yếu là bột kẽm, thiếc thỏi. ăngtymon, các loại quặng như: quặng kẽm sunfua tuyển nổi, tinh quặng crômit, tinh quặng đồng 18% Cu. Sản phẩm của công ty được sản xuất qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy theo nhu cầu và giá cả của các loại sản phẩm trên thị trường mà Công ty có thể xuất bán thành phẩm hay bán thành phẩm. Trước khi đem xuất bán, sản phẩm của Công ty luôn được kiểm tra chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu nhập kho thành phẩm. Nếu những sản phẩm nào không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ bị loại bỏ ngay trên dây chuyền sản xuất hoặc đem vào chế biến lại trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy mà sản phẩm của công ty luôn giữ được chữ tín với khách hàng về yêu cầu kỹ thuật. Công ty có hai kho để quản lý thành phẩm gồm: Kho xuất khẩu dùng để lưu trữ thành phẩm xuất khẩu và kho nội địa lưu trữ bảo quản thành phẩm tiêu thụ trong nước. Giữa hai kho có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tiêu thụ thành phẩm. Khi thành phẩm ở kho xuất khẩu không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu thì được chuyển sang kho nội địa để tiêu thụ trong nước và thành phẩm ở kho nội địa lại được chuyển sang kho xuất khẩu để kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. 1.1.3.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ: Hoạt động bán hàng chủ yếu là: Bán nội địa và bán xuất khẩu, xuất dùng nội bộ. Bán xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài hoặc ủy thác xuất khẩu (Tức là ủy thác cho đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân với một số khách hàng nước ngoài). Và khi bán xuất khẩu trực tiếp Công ty không phải nộp thuế GTGT (Thuế GTGT bằng 0) ngoài ra một số mặt hàng phải nộp thuế xuất khẩu khi bán xuất khẩu. Bán nội địa: Bán cho khách hàng trong nước khi họ có nhu cầu và chủ yếu là một số mặt hàng như bột kẽm 90%, khi bán nội địa Công ty phải chịu mức thuế GTGT 5% đối với sản phẩm qua chế biến (Thành phẩm) và mức thuế GTGT 10% đối với sản phẩm chưa qua khâu chế biến (Bán thành phẩm). Xuất dùng nội bộ: Như thiếc hàn dây xuất cho phân xưởng hàn, phục vụ nội bộ hay còn gọi là sản phẩm chu chuyển nó không được tính vào doanh thu. Khi bán hàng Công ty thường có một hợp đồng mua bán và theo hình thức khách hàng đặt trước tiền hàng. Khách hàng chấp nhận trả trước và chỉ để một số nhỏ để trả sau khi thanh lý. Khách hàng có thể đem tiền đến đặt trước khi mua hàng nhưng thường là khách hàng chuyển tiền trả trước vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng. Khi có giấy báo Có của ngân hàng thì Công ty mới quyết định xuất hàng . Do Công ty sản xuất loại mặt hàng là các kim loại quý hiếm nên có rất ít đối thủ cạnh tranh và do Công ty chuẩn bị tốt từ khâu chế biến đến khâu xuất bán nên đã tạo được niềm tin cho rất nhiều khách hàng quen thuộc cả trong và ngoài nước. Có rất nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của Công ty như: - Khách hàng trong nước: + Xí nghiệp khoáng sản Công ty Lương Thực Cao Lạng _Lạng Sơn + Công ty TNHH TMDV Hải Triều Thành phố Hồ Chí Minh + Công ty TNHH Quang Minh_Việt Nam + Trung tâm công nghệ vật liệu Thanh Xuân_Hà Nội… - Khách hàng nước ngoài: + Công ty TNHH Phúc Hội_Khoáng sản Đồng Phi_Trung Quốc… 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và mẫu sổ kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty: * Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của toàn doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cơ quan giám đốc và cơ quan cấp trên về toàn bộ công tác hạch toán kinh doanh của công ty. * Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giúp kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán ở các bộ phận, có đầy đủ chức năng như trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng Để thuận tiện cho việc hạch toán theo dõi các số liệu trong phòng kế toán được chia thành các tổ: - Tổ tài chính: Gồm 7 cán bộ công nhân viên kế toán thực hiện các phần việc về lưu chuyển tiền tệ, đảm bảo đủ vốn phục vụ cho quá trình sản xuất, công nợ nội bộ và bên ngoài công ty, cán bộ thống kê tổng hợp có nhiệm vụ thống kê toàn bộ các chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được gửi lên từ các phân xưởng, từ các xí nghiệp thành viên để lập báo cáo thống kê gửi lãnh đạo công ty và các cơ quan chức năng của Nhà nước. - Tổ tổng hợp: Gồm 12 cán bộ nhân viên kế toán thực hiện các phần việc như: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn sửa chữa lớn và tình hình thực hiện các chi phí về xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn, theo dõi việc thanh toán lương và các khoản bảo hiểm, theo dõi tình hình tăng giảm và sử dụng tài sản cố định, theo dõi việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, theo dõi thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Kế toán tổng hợp và bộ phận máy vi tính thường xuyên cung cấp những số liệu về thông tin kinh tế của nội bộ công ty cho lãnh đạo. Cuối quý, cuối năm lập báo cáo tài chính và các mẫu biểu báo cáo có liên quan theo chế độ tài chính của Nhà nước, để gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Trưởng phòng và phó phòng có trách nhiệm chỉ đạo chung, các kế toán chi tiết có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc, lập bảng kê, bảng phân bổ để làm cơ sở tổng hợp và tính giá thành và xác định lãi, lỗ. Ngoài ra các xí nghịêp thành viên cũng được tổ chức thành phòng kế toán để theo dõi, ghi chép, hạch toán và quản lý tài chính theo sự phân cấp của công ty. Toàn bộ hoạt động về công tác kế toán thống kê đều chịu sự chỉ đạo của phòng kế toán công ty bằng thông tin hai chiều, thông qua các văn bản, các báo cáo về hệ thống điện tín. Ở các phân xưởng trực thuộc có các nhân viên thống kê phân xưởng cũng chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc của phòng kế toán công ty. TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TỔ TÀI CHÍNH TỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KT Quỹ KTĐTXCB và SCL BP vi tính KT tổng hợp KT TS CD KT Ngân hàng KT Công nợ KT TT vốn nội bộ Thủ quỹ T.kê tổng hợp KT vật liệu KT lương + BHXH KT tập hợp CP và ZSP KT tiêu thụ TP Kế toán thống kê các xí nghiệp thành viên Ghi chú: Thông tin chỉ đạo Thông tin báo cáo Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 1.2.2 Đặc điểm tổ chức mẫu sổ kế toán: Để đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý và yêu cầu của công tác kế toán trong điều kiện đổi mới. Việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên cũng không ngừng hoàn thiện theo chế độ kế toán mới hiện hành. Tổ chức công tác kế toán của công ty được áp dụng theo hình thức “Nhật ký chứng từ” hình thức này dễ phân công từng khâu công việc đồng thời nó cung cấp số liệu kịp thời cho công tác quản lý. Để kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên hàng ngày các chứng từ liên quan được sử dụng theo quy trình sau: Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như: Hóa đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế đã được kiểm tra kế toán tiến hành lập, ghi, lấy số liệu các nghiệp vụ phát sinh vào các Nhật ký chứng từ liên quan hoặc Bảng kê (5,8,10), sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán khách hàng… Đối với các loại chi phí kinh doanh như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ như: Bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào Bảng kê số 5 và Nhật ký chứng từ số 8. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê (5,8,10), sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký chứng từ số 8. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên nhật ký chứng từ số 8, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ số 8 với các sổ, thẻ kế toán chi tiết và lấy số liệu tổng cộng của Nhật ký chứng từ số 8 ghi trực tiếp vào sổ cái tài khoản (131, 511, 531, 532, 641, 642, 911…) Số liệu tổng cộng ở các sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trên nhật ký chứng từ số 8, Bảng kê (5,8,10,11) được dùng để lập báo cáo tài chính. Như vậy hàng ngày các chứng từ liên quan đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ gồm có: - Sổ tổng hợp: NKCT số 8, Bảng kê số (5,8,10,11) - Sổ chi tiết: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng - Sổ cái: TK 511, TK632, TK131, TK641, TK642, TK911… - Báo cáo tổng hợp: Báo cáo doanh thu tiêu thụ lãi, lỗ Quy trình kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên được khái quát qua sơ đồ sau: Chøng tõ gèc NhËt ký chøng tõ (liªn quan) B¶ng kª (5,8,10) Sæ chi tiÕt b¸n hµng Sæ chi tiÕt TK131 Sæ tæng hîp TK511 B¶ng kª sè 11 NhËt ký chøng tõ sè 8 Sæ c¸i c¸c TK (155,131,511,531,532,632,641,642,911…) B¸o c¸o tµi chÝnh Sơ đồ 3: Quy trình kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên theo hình thức NKCT Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN 2.1 Các phương thức tiêu thụ và tài khoản sử dụng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên 2.1.1 Các phương thức tiêu thụ: Hiện nay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên chủ yếu sản xuất và bán hàng theo đơn đặt hàng cho nên phương thức bán hàng của Công ty là phương thức bán hàng trực tiếp đây là phương thức mà trong đó người bán (Doanh nghiệp) giao sản phẩm cho người mua (Khách hàng) trực tiếp tại kho (Hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) người bán. Khách hàng và Công ty sẽ ký kết các đơn hàng, các hợp đồng kinh tế trong đó quy định rõ số lượng, chủng loại, quy cách chất lượng sản phẩm, phương thức giao hàng, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán…Công ty sẽ căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết để tiến hành sản xuất sản phẩm. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. * Quy trình bán một loại sản phẩm: Khi khách hàng có nhu cầu Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với cơ quan giám đốc Phòng kế hoạch Phòng vật tư (Viết phiếu xuất kho) Phòng kế toán Cơ quan giám đốc ký Phòng vật tư (Thủ kho xuất kho). Với mục tiêu tăng doanh thu, đẩy mạnh tiêu thụ Công ty luôn tiến hành tìm hiểu thị trường, đồng thời cũng có những hình thức quảng cáo phù hợp để sản phẩm của Công ty có thể giữ được uy tín trên thị trường một cách tốt nhất. 2.1.2 Tài khoản sử dụng: Để hạch toán kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK155: Thành phẩm TK131: Phải thu khách hàng TK511: Doanh thu bán hàng TK521: Chiết khấu thương mại TK531: Hàng bán bị trả lại TK532: Giảm giá hàng bán TK632: Giá vốn hàng bán TK641: Chi phí bán hàng TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Các tài khoản liên quan như: TK111, TK112….. 2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: 2.2.1 Kế toán doanh thu: Doanh thu bán hàng trong Công ty bao gồm doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Do Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT. * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán doanh thu là TK511_Doanh thu bán hàng * Chứng từ sử dụng: Căn cứ ghi sổ là hóa đơn GTGT, hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên. Sau khi đóng dấu, liên 1 được trả về cho phòng kế hoạch vật tư, liên 2 giao cho khách hàng (hóa đơn đỏ), liên 3 lưu tại phòng kế toán. Khi người mua lập giấy đề nghị mua hàng, hợp đồng mua bán (đơn đặt hàng) được ký kết, phòng kế hoạch vật tư lập hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho, đưa đến kế toán trưởng và Giám đốc Công ty ký duyệt hóa đơn, tiếp theo kế toán tiêu thụ lập phiếu thu và nộp cho thủ quỹ, thủ quỹ thu tiền và chuyển phiếu thu cho kế toán tiêu thụ, sau đó thủ kho căn cứ vào hóa đơn để xuất hàng và chuyển cho kế toán tiêu thụ, kế toán tiêu thụ ghi sổ kế toán và bảo quản lưu trữ hóa đơn. * Sổ sách sử dụng trong quá trình hạch toán doanh thu bao gồm: Bảng kê số 1 - Ghi Nợ TK111 - Tiền mặt Bảng kê số 2 - Ghi Nợ TK112 - Tiền gửi ngân hàng Bảng kê số 11 - Ghi Nợ TK131 - Phải thu của khách hàng Nhật ký chứng từ số 8, sổ chi tiết bán hàng, Sổ cái TK511 * Quy trình hạch toán được thực hiện như sau: Căn cứ vào chứng từ gốc là hóa đơn GTGT kế toán tiến hành hạch toán ghi sổ. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc kế toán sẽ viết phiếu thu, căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi vào bảng kê số 1 và sổ tổng hợp TK511. Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng kế toán sẽ căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng để ghi vào bảng kê số 2. Nếu khách hàng áp dụng phương thức trả chậm thì kế toán căn cứ vào hợp đồng (đơn đặt hàng) để ghi vào sổ chi tiết TK131, sổ tổng hợp TK511, bảng kê số 11. Ví dụ : Ngày 08/01/2008 Công ty bán cho Công ty TNHH Quang Minh, địa chỉ: 70_Tôn Thất Tùng_ Đống Đa_Hà Nội. Bao gồm hai loại sản phẩm: + Bột kẽm 90% ZnO số lượng 5 tấn với đơn giá là 16.080.000 đồng + Tinh quặng kẽm tuyển nổi 50% Zn số lượng 220 tấn với đơn giá là 4.575.000 đồng Số hóa đơn GTGT là 0043414 Tổng tiền chưa có thuế GTGT là 1.086.900.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 5%. Tổng cộng tiền thanh toán là 1.141.245.000 đồng. Hóa đơn GTGT được lập như sau: B¶ng sè 2-1 §¬n vÞ: C«ng ty TNHH MÉu sè 01 GTKT_3LL NNMTV_KLM TN KB/2008B 0043414 Hãa ®¬n gi¸ trÞ gia t¨ng Ngµy 08 th¸ng 01 n¨m 2008 §¬n vÞ b¸n hµng: C«ng ty TNHH Nhµ n­íc Mét thµnh viªn Kim lo¹i mµu TN §Þa chØ : P.Phó X¸_TP Th¸i Nguyªn Sè tµi kho¶n: §iÖn tho¹i: 0280.3847232_0280.3847097 MS: 4600103117_001 Hä tªn ng­êi mua hµng: Ph¹m V¨n Quang Tªn ®¬n vÞ: C«ng ty TNHH Quang Minh §Þa chØ: 70_T«n ThÊt Tïng_§èng §a_Hµ Néi Sè tµi kho¶n: H×nh thøc thanh to¸n: Thanh to¸n chuyÓn kho¶n TT Tªn hµng hãa, dÞch vô §VT Sè l­îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn A B C 1 2 3=1*2 1 Bét kÏm 90% ZnO TÊn 5 16.080.000 80.400.000 2 Tinh quÆng kÏm tuyÓn næi 50% Zn TÊn 220 4.575.000 1.006.500.000 Céng tiÒn hµng: 1.086.900.000 ThuÕ suÊt GTGT: 5% TiÒn thuÕ GTGT: 54.345.000 Tæng tiÒn thanh to¸n: 1.141.245.000 Sè tiÒn viÕt b»ng ch÷: (Mét tû, mét tr¨m bèn m­¬i mèt triÖu, hai tr¨m bèn m­¬i n¨m ngh×n ®ång ch½n) Ng­êi mua hµng Ng­êi b¸n hµng Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký,ghi râ hä,tªn) (Ký, ghi râ hä,tªn) (Ký,®ãng dÊu,ghi râ hä, tªn) Nguồn số liệu: Phòng kế toán_tài chính) B¶ng sè 2-2 C«ng ty TNHHNN MTV_KLM TN Sæ chi tiÕt b¸n hµng Tªn s¶n phÈm(Hµng hãa, dÞch vô, B§S ®Çu t­…) N¨m 2008 QuyÓn sè Chøng tõ DiÔn gi¶i TK §¦ Doanh thu C¸c kho¶n gi¶m trõ SH NT SL §G TT ThuÕ Kho¶n kh¸c 08/01 CT TNHH Quang Minh 112 5 16.080.000 80.400.000 4.020.000 08/01 CT TNHH Quang Minh 112 220 4.575.000 1.006.500.000 50.325.000 Céng PS 1.086.900.000 54.345.000 Doanh thu thuÇn Gi¸ vèn hµng b¸n L·i gép Sæ nµy cã 96 trang, ®¸nh sè tõ trang 01 ®Õn trang 96 Ngµy më sæ: 01/01/2008 Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán_tài chính) Ví dụ : Trong tháng 01/2008 tổng doanh thu toàn bộ thành phẩm của Công ty là 10.691.750.485 đồng. Kế toán phản ánh: Nợ TK 131 : 11.226.338.009 Có TK 511 : 10.691.750.485 Có TK 3331 : 534.587.524 Trong tháng 01/2008, tại công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Cuối tháng, kế toán tổng hợp toàn bộ doanh thu kết chuyển sang TK 911_Xác định kết quả sản xuất kinh doanh Nợ TK 511 : 10.691.750.485 Có TK 911 : 10.691.750.485 Sau đó kế toán tổng hợp số liệu lên Nhật ký chứng từ số 8, từ số liệu trên nhật ký chứng từ số 8 vào sổ cái TK 511 Bảng số 2-3 Công ty TNHH NNMTV_KLM_TN NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Số 8 Tháng 1 năm 2008 ĐVT: Đồng Có Nợ TK 112 TK 131 TK 155 TK 333 TK 3334 TK 421 TK 515 TK 511 TK 111 1.447.563.717 TK 112 3.214.160.354 40.161.761 TK 131 376.205.950 10.691.750.485 TK 152 49.115.100 TK 331 2.815.168.239 TK 511 TK 515 TK 632 10.021.619.946 TK 635 1.833.342 151.660.141 TK 642 776.142 TK 821 35.192.739 TK 911 90.495.614 Tổng 1.833.342 7.629.328.593 10.070.735.046 376.205.950 35.192.739 90.495.614 40.161.761 10.691.750.485 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán _ Tài chính) Bảng số 2-3 Công ty TNHH NNMTV_KLM_TN NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Số 8 Tháng 1 năm 2008 ĐVT: Đồng Có Nợ TK 632 TK 635 TK 641 TK 642 TK 821 TK 911 Tổng cộng TK 111 1.447.563.717 TK 112 3.254.322.115 TK 131 11.067.956.435 TK 152 49.115.100 TK 331 2.815.168.239 TK 511 10.691.750.485 10.691.750.485 TK 515 40.161.761 40.161.761 TK 632 10.021.619.946 TK 635 153.493.483 TK 642 776.142 TK 821 35.192.739 TK 911 10.021.619.946 153.493.483 200.871.735 230.238.729 35.192.739 10.731.912.246 Tổng 10.021.619.946 153.493.483 200.871.735 230.238.729 35.192.739 10.731.912.246 50.309.032.408 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán _ Tài chính) Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu và ghi vào sổ cái TK511 như sau: B¶ng sè 2- 4 C«ng ty TNHHNN MTV KLM_TN Sæ c¸i tµi kho¶n Sè hiÖu TK: 511 Th¸ng 01 N¨m 2008 Sè d­ ®Çu n¨m Nî Cã §VT: ®ång Ghi Cã c¸c TK§¦ Nî TK nµy Th¸ng 1 Th¸ng 2 … Th¸ng 12 Tæng céng TK 911 10.691.750.485 10.691.750.485 Céng PS Nî 10.691.750.485 10.691.750.485 Céng PS Cã 10.691.750.485 10.691.750.485 D­ Nî D­ Cã Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng (Nguồn số liệu: Phòng kế toán_tài chính) 2.2.2 Kế toán thanh toán với người mua: * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thanh toán với người mua là TK131_Phải thu khách hàng * Chứng từ sử dụng: là hóa đơn GTGT * Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết thanh toán với người mua, bảng kê số 11, sổ cái TK131 Với những khách hàng thường xuyên, kế toán lập sổ chi tiết cho từng khách hàng. Còn với những khách hàng vãng lai thì được tập hợp trên cùng một sổ. * Quy trình hạch toán được thực hiện như sau: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế đã ký kết kế toán ghi vào sổ chi tiết TK131 khi nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời lập bảng kê số ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21528.doc
Tài liệu liên quan