Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Dương Phú

Lời nói đầu Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức, các Công ty… chuyên kinh doanh sản xuất các loại mặt hàng tương tự nhau diễn ra hết sức gay gắt. Vì vậy thị trường là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải gắn liền với thị trường cho nên bản thân các doanh nghiệp phải tìm nguồn mua và tiêu thụ hàng hoá của họ để tồn tại và phát triển. Kinh doanh trong cơ chế thị trường gắn tr

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Dương Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiếp với mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh thực hiện chính sách bán hàng và tổ chức công tác kế toán bán hàng có ảnh hưởng lớn đến doanh số bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho hoạt động bán hàng. Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Quan tâm đến vấn đề này đã được sự giúp đỡ của Công ty TNHH Dương Phú - nơi em thực tập, em chọn đề tài: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Dương Phú" làm chuyên đề thực tập của mình. Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của Công ty. Trên cơ sở đó đối chiếu với chế độ kế toán của Việt Nam và từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm. Bài viết này gồm 3 chương chính: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Dương Phú Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh Dương Phú. Do kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bản chuyên đề này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh tại phòng kế toán của Công ty TNHH Dương Phú để hoàn thiện thêm bản chuyên đề này của em. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại I. bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. 1. Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng. - Quá trình bán hàng của doanh nghiệp thương mại là quá trình xuất giao hàng hoá cho người mua và người mua nhận được hàng, trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Khi đó được coi là tiêu thụ. - Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu chuyển hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng vì vậy đối tượng bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm: + Bán cho sản xuất. + Bán trực tiếp cho người tiêu dùng. + Bán trong hệ thống thương mại. + Bán xuất khẩu. - Quá trình này hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua và đã thu được tiền bán hàng. Quá trình này diễn ra đơn giản hay phức tạp, nhanh hay chậm có quan hệ chặt chẽ với phương thức bán hàng. 2.ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng. 2.1. ý nghĩa của công tác bán hàng. Trong doanh nghiệp, hàng đem đi tiêu thụ có thể là hàng hoá, vật tư hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc tiêu thụ này nhằm để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị kinh doanh khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị sử dụng của hàng hoá, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đối với doanh nghiệp thông qua tiêu thụ và quá trình sản xuất được thực hiện từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng. Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ hàng hoá và quản lý hàng hoá là rất cần thiết. Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý như sau: Trong công tác tiêu thụ phải quản lý chặt chẽ từng phương thức bán, từng loại sản phẩm tiêu thụ, theo dõi từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng. Đồng thời trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động. 2.2. ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng. Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa. Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Còn đợi các cơ quan Nhà nước thì thông qua số liệu đó biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp khác thông qua số liệu kế toán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay không. Để đạt được yêu cầu đó, quản lý hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi khâu của quá trình tổ chức quản lý thuộc bộ phận hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa được sắp xếp phù hợp đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực hiện kế hoạch trong thời kỳ. Tổ chức, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó tạo ra hệ thống chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. 3. Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại. 3.1. Bán buôn. Bao gồm hai hình thức: - Bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: là bên mua cử đại diện dến kho của doanh nghiệp thương mại xuất hàng giao cho bên mua thanh toán tiền hay chấp nhận nợ khi đó hàng hóa được xác định là tiêu thụ. - Bán buôn thông qua kho theo hình thức chuyển thẳng: là doanh nghiệp thương mại khi mua hàng và nhận hàng không đưa về nhập kho mà vận chuyển thẳng giao cho bên mua tại kho người bán. sau khi giao, nhận hàng đại diện bên mua ký nhận đủ hàng. Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì khi đó hàng hóa được chấp nhận là tiêu thụ. 3.2. Phương thức bán lẻ. Có 5 hình thức: - Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp: nhân viên bán hàng trực tiếp bán hàng cho khách và thu tiền. - Hình thức bán hàng thu tiền tập trung: Khách hàng nhận giấy thu tiền, hoá đơn hoặc tích kê của nhân viên bán hàng rồi đến nhận bàng ở quầy hàng hoặc kho. Nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn, tích kê để kiểm kê số hàng bán ra trong ngày. - Hình thức bán hàng tự phục vụ: khách hàng tự chọn hàng hóa và trả tiền cho nhân viên gán hàng. Hết ngày nhân viên bán hàng nộp tiền vào quỹ. - Hình thức bán hàng trả góp: người mua trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo hoá đơn giá bán hàng hoá còn thu thêm khoản tiền lãi trả chậm của khách. - Hình thức bán hàng tự động: Hình thức này không cần nhân viên bán hàng đứng quầy giao hàng và nhận tiền tiền của khách. Khách hàng tự động nhét thẻ tín dụng của mình vào máy bán hàng và nhận hàng (Hình thức này chưa phổ biến rộng rãi ở nước ta nhưng ngành xăng dầu cũng đã bắt đầu áp dụng bằng việc tạo ra một số cây xăng bán hàng tự động ở các trung tâm thành phố lớn). 3.3. Phương thức gửi đại lý bán: Doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Họ nhận hàng và thanh toán tiền cho doanh nghiệp thương mại rồi sau đó được nhận hoa hồng đại lý bán (hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại). Hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền cho bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 4. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của kế toán bán hàng. 4.1. Đặc điểm. - Hàng hoá được coi là hàng bán khi có đủ ba điều kiện sau:_ + Thông qua mua bán và thanh toán tiền hàng. + Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu hàng hóa nhưng được quyền sở hữu tiền tệ. + Hàng hoá bán ra phải là hàng hóa trước đây mua vào để bán hoặc qua gia công chế biến để bán. - Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khi không đủ ba điều kiện trên nhưng vẫn được coi là hàng bán: + Hàng nhận bán đại lý ký gửi sau khi bán được. + Hàng hoá dùng để thanh toán trả lương cho cán bộ công nhân viên. + Hàng hoá xuất đỏi lấy vật tư, hàng hóa khác. + Hàng hoá thiếu hụt trong quá trình bán hàng(theo quy định bên mua phải chịu). + Hàng hóa,thành phẩm dùng để biếu tặng. - Những trường hợpkhông được hạch toán vào chỉ tiêu hàng bán: + Hàng hóa xuất làm hàng mẫu. + Hàng hóa thiếu hụt trong quá trình bán nhưng bên bán phải chịu. + Xuất hàng hoá làm nguyên vật liệu cho sản xuất gia công. + Hàng hóa tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. + Hàng hóa gửi đi bán nhưng chưa bán được. 4.2. Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng. a. Thời điểm chung: là thời điểm doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa nhưng có quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có quyền đòi tiền. b. Thời điểm cụ thể: - Bán lẻ: Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng là thời điểm kiểm tra hay báo cáo bán hàng hàng ngày. - Bán buôn: + Bán buôn tại kho: Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng là sau khi giao hàng xong, người mua ký nhận vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. + Giao hàng tại kho người bán: người mua báo đã nhận hàng hoặc người mua đã chấp nhận thanh toán hoặc đã trả tiền. - Bán hàng trả góp: lấy thời điểm giao hàng cho khách và thu tiền lần đầu để ghi cháp nghiệp vụ bán hàng. - Bán hàng đại lý ký gửi: + Giao bán đại lý: lấy thời điểm bên nhận bán đại lý ký gửi báo đã bán được hàng hoặc bên bán đại lý chuyển trả tiền. + Nhận bán đại lý: lấy thời điểm doanh nghiệp đã bán được hàng để ghi chép. II. nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 1. Nhiệm vụ. - Tổ chức chặt chẽ, theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ vè tình hình thực hiện và sự biến động của từng loại hàng hóa trên cả hai mặt: hiện vật (số lượng và kết cấu chủng loại) và giá trị ghi chép doanh thu bán hàng theo từng nhóm mặt hàng, theo từng đơn vị trực thuộc. - Tính giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng. - Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tình hình bán hàng. Với hàng hóa bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép thep từng khách hàng, từng lô hàng, số tiền khách nợ thời hạn, tình hình tiền nợ. - Phải theo dõi, phản ánh chính xác và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ kịp thời các khoản: chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đúng chế độ, cung cấp kịp thời thông tin kinh tế cần thiết về tình hình bán hàng, phân tích kinh tế với các hoạt động tiêu thụ. 2. Nguyên tắc tổ chức hạch toán hàng hóa. Hàng hóa của doanh nghiệp mua vào bao gồm nhiều loại. Vì vậy, để quản lý và hạch toán chặt chẽ hàng hóa cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Phải tổ chức hạch toán hàng hóa theo từng loại, từng đơn vị mua, từng số lượng, chất lượng hàng hóa. - Phải kết hợp việc ghi chép giữa kế toán hàng hóa và thủ kho đảm bảo cho hàng hóa được phản ánh kịp thời, chính xác. - Công tác ghi chép ban đầu phải khoa kọc hợp lý nhằm phản ánh đúng tình hình biến động hàng hóa. - Hàng hóa khi nhập kho, xuất kho phải ghi giá trị thực tế, nếu hàng hóa xuất kho ghi giá trị hạch toán thì cuối kỳ phải tính ra giá thực tế. 3. Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. 3.1. Chứng từ ban đầu. - Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa, thuế suất, tiền thuế và số tiền phải thu của người mua. - Báo cáo bán hàng hàng ngày: phản ánh số lượng, chất lượng, trị giá giá trị hàng bán, thuế suất , tiền thuế, số tiền phải thu, số tiền thực thu sau mỗi ngày hoặc mỗi ca bán hàng đồng thời là cơ sở để ghi sổ kế toán. - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế và tổng số tiền phải thu của người mua. Đồng thời là cơ sở để ghi sổ kế toán. - Hoá đơn bán hàng giao thẳng: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán, thuế suất, tiền thuế, số tiền phải thu của người mua. Trong trường hợp bán hàng không giao hàng tại kho tại quầy. - Biên bản thanh toán hàng đại lý ký gửi: dùng để phản ánh số lượng, chất lượng trị giá của hàng hóa gửi bán đại lý ký gửi, hoa hồng bên bán được hưởng và số tiền phải thanh toán giữa hai bên. - Thẻ quầy hoặc thẻ kho: dùng để phản ánh số lượng của hàng hóa xuất, nhập hoặc tồn của cuối ngày hoặc cuối ca bán hàng. 3.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa. Hàng hóa khi xuất kho để tiêu thụ hay gửi đi để tiêu thụ đều phải xác định giá trị hàng hóa nhập kho và xuất kho,.. để phục vụ cho việc hạch toán kịp thời. Kế toán tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà tính giá vốn hàng hóa theo phương pháp thực tế hay giá hạch toán. a. Đánh giá theo phương pháp giá thực tế. - Để tính được trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho, trước hết phải tính trị giá mua thực tế của chúng, sau đó tính toán phân bổ chi phí mua hàng cho chúng và tổng cộng lại sẽ được trị giá vốn thực tế. Trị giá vốn thực Trị giá mua thực Chi phí mua hàng tế của hàng = tế của hàng + phân tổ cho hàng xuất kho xuất kho xuất kho Trong đó: Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất kho = Tổng chi phí mua hàng cần phân bổ x Số đơn vị tiêu thức phân bổ của hàng xuất kho Tổng đơn vị tiêu thức phân bổ của cả hàng xuất kho và lưu kho - Để xác định được trị giá mua thực tế của hàng xuất kho, các doanh nghiệp có thể áp dụng trong các hình thức sau: + Phương pháp giá đích danh (phương pháp nhận diện) Theo phương pháp này hàng xuất kho thuộc đúng lô hàng mua vào đợt nào thì lấy đúng đơn giá mua của nó để tính. + Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền: Theo phương pháp này trị giá mua thực tế của hàng xuất kho được tính bình quân giữa trị giá mua thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ vơi giá trị thực tế của hàng kho trong kỳ. Trị giá mua thực tế của hàng xuất = Số lượng hàng xuất kho x Đơn giá mua bình quân Trong đó: Đơn giá mua bình quân = Trị giá mua hàng tồn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Đơn giá mua bình quân có thể tính vào cuối kỳ, cũng có thể tính trước mỗi lần xuất. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này khi tính trị giá hàng xuất kho người ta dựa trên giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính giá hàng xuất kho. Như vậy hàng nào cũ nhất trong kho sẽ được tính là xuất trước, hàng nào tồn kho sẽ là hàng nhập kho mới nhất. Theo cách này trị giá hàng tồn kho sẽ sát với giá cả hiện hành và dĩ nhiên phương pháp này sẽ chiếm ưu thế theo quan điểm lập bảng cân đối kế toán (trị giá hàng tồn kho thường phản ánh sát giá thị trường tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán). + Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước để tính trị giá hàng xuất kho, khi xuất đến lô hàng nào thì lấy đơn giá mua của lô hàng đó để tính. Theo phương pháp này thì hàng nào mới nhất trong kho sẽ được xuất trước, còn hàng tồn kho sẽ là hàng cũ nhất trong kho. Nếu tính hàng xuất kho theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho (chi phí hàng bán hiện hành) tương xứng với thu nhập (tức là chi phí thuộc về hàng bán ta tương đối cập nhật). Cả bốn phương pháp trên đều được coi là những phương pháp được thừa nhận và được sử dụng trong việc tính toán trị giá hàng xuất kho và hàng lưu kho, không coi phương pháp nào là “tốt nhất” hay “đúng nhất”. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ doanh nghiệp. Khi lựa chọn phương pháp tính doanh nghiệp cần xem xét sự tác động của nó đến bảng cân đối kế toán, bảng kê khai thu nhập kết quả và thu nhập chịu thuế và xem nó có ảnh hưởng hoặc chi phối tới những quyết định kinh doanh, quyết định của việc xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa như thế nào. b. Đánh giá theo phương pháp giá hạch toán. Để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho và lưu kho, người ta có thể sử dụng phương pháp hệ số giá để tính. Theo phương pháp này hàng ngày kế toán sẽ ghi sổ theo giá hạch toán, cuối kỳ mới tiến hành tính toán điều chỉnh chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế để xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Trước hết tính hệ số giá theo công thức: Hệ số giá = Trị giá vốn thực tế hàng tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế hàng nhập trong kỳ Trị giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán hàng nhập trong kỳ Sau đó tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho: Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho = Trị giá hạch toán của hàng xuất kho x Hệ số giá Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán nhập, xuất kho hàng ngày, do vậy phương pháp này cũng ít được áp dụng. Một trong những hạn chế của phương pháp này cũng giống như phương pháp đơn giá thực tế bình quân là bình quân hoá sự biến động của giá (che dấu sự biến động của giá cả). 4. Phương pháp hạch toán kế toán bán hàng. 4.1. Một số khái niệm cơ bản. - Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền đã thanh toán hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán về khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu bán hàng là tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa có thuế GTGT. - Doanh thu bán hàng thuần là phần doanh thu còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản giảm giá, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng. - Giá vốn hàng bán: là giá mua vào của hàng hóa tiêu thụ. - Chiết khấu bán hàng: là tiền tính trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp trả cho khách. Chiết khấu hàng bán bao gồm: + Chiết khấu thanh toán là số tiền thưởng cho khách hàng đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. + Chiết khấu thương mại: là số tiền giảm trừ cho khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa (tính theo tổng số hàng đã mua trong thời gian đó) hoặc giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong một đợt. - Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém chất lượng, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn địa điểm được quy định trong hợp đồng,... - Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được xác định là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trọng hợp đồng như đã ký kết. - Lãi gộp: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. - Kết quả bán hàng: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Có thể khái quát mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu , chi phí và kết quả bán hàng bằng sơ đồ sau: Kết quả bán hàng Chi phí bán hàng chi phí quản lý Lãi gộp Trị gía vốn hàng bán Doanh thu bán hàng thuần Giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Doanh thu bán hàng 4.2. Kế toán bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên 4.2.1. Tài khoản sử dụng a. Tài khoản 632 : Giá vốn hàng bán. - Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. - Nội dung kết cấu: + Bên nợ: Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn. + Bên có: Hàng bán bị trả lại. Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ vào bên nợ tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. b. Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng. - Công dụng: TK 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp được thực hiện trong một kỳ sản xuất kinh doanh. + Doanh thu bán hàng là trị giá của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. + Giá trị mà sản phẩm hàng hóa có thể còn bao gồm lệ phí giao thông, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, hàng bán bị giảm giá vì vậy kế toán phải loại các khoản làm giảm doanh thu. + Doanh thu thuần là chỉ tiêu kinh tế dùng để xác định kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần = Doanh thu (Có 511) x Các khoản giảm doanh thu (Nợ 511) - Quy định kế toán tài khoản 511. + Chỉ hạch toán vào tài khoản 511 doanh thu của khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. + Lấy giá bán của hàng hóa để làm căn cứ tính doanh thu bán hàng (không gồm thuế VAT đầu ra, theo phương pháp VAT được khấu trừ). + Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp thì số tiền phải thu khách hàng bao gồm giá bán của hàng hóa cộng với lãi trả chậm. Nhưng doanh thu chỉ phản ánh giá bán còn số lãi trả chậm thì hạch toán vào thu nhập của hoạt động tài chính. + Đối với hàng hóa nhận bán đại lý ký gửi thì hạch toán doanh thu và hoa hồng doanh nghiệp được hưởng. + Những sản phẩm hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do nào đó hàng hóa bị trả lại hoặc giảm giá thì doanh thu của số hàng bị trả lại hạch toán vào TK 532. Cuối kỳ kết chuyển vào 511. + Trường hợp doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng, đã thu tiền của người mua nhưng cuối kỳ vẫn chưa giao được hàng hóa cho người mua thì giá trị của số hàng bán này không được coi là hàng đã tiêu thụ. Kế toán ghi: Đã thu Nợ TK 111, 112…. Có TK 131 + Doanh nghiệp mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý thì khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua không được hạch toán vào TK 511 và hạch toán vào TK 711. - Kết cấu TK 511. + Bên Nợ: - Thuế tiêu thụ đặc biệt 3332. - Thuế xuất khẩu 3333 - Lệ phí giao hàng 3339 - Hàng bán bị trả lại 531 - Giảm giá hàng bán - Kết chuyển doanh thu thuần 911 + Bên Có: Doanh thu bán hàng + Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ - Tài khoản 5111 có 4 tài khoản cấp 2 + TK 5111 : Doanh thu bán hàng hoá + TK 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm + TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 5114 : Trợ cấp, trợ giá. c. Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. - Công dụng: TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ, tiêu thụ trong nội bộ. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty… hạch toán toàn ngành. - Quy định kế toán tài khoản 512. + TK này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một Công ty hay tổng Công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ trong một kỳ hạch toán. + Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên cung cấp cho lẫn nhau. + Kkông hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp không trực thuộc Công ty, tổng Công ty. + Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của các đơn vị thành viên. - Nội dung kết cấu TK 512. + Bên Nợ: - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có) - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ. - Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. + Bên Có: Tổng doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ. + TK 512 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2. + TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá. + TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm. + TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. d. Tài khoản 531: Hàng bán bi trả lại - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh doanh, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ hạch toán. - Quy định kế toán của TK 531. + Tài khoản hàng bán bị trả lại chỉ phản ánh trị giá của số hàng bán bị trả lại (Tính theo đúng đơn giá ghi trên hóa đơn). Trường hợp bị trả lại một phần số hàng đã bán thì chỉ phản ánh vào TK này trị giá của số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán. Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại này mà doanh nghiệp phải chi phí được phản ánh vào TK 641 - Chi phí bán hàng. + Trong kỳ kế toán, trị giá của hàng hoá bị trả lại được phản ánh bên Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại, cuối kỳ, tổng trị giá hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang TK 511- doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. - Nội dung kết cấu của TK 531. + Bên Nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra. + Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK 511 (Doanh thu bán hàng) hoặc TK 512 (Doanh thu bán hàng nội bộ) để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán. + Tk 531 không có số dư cuối kỳ. e. Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán. - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của việc bán hàng trong kỳ hạch toán. + Giảm giá là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế . + Bớt giá là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua với khối lượng lớn, tính theo một tỷ lệ nào đó trên giá bán. Người bán hàng thực hiện việc bớt giá cho người mua ngay sau từng lần mua hàng. + Hồi khấu là khoản giảm trừ tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện với một khách hàng trong một thời gian nhất định. Người bán thực hiện khoản hồi khấu cho người mua hàng ngay sau khi đã bán được hàng. - Quy định kế toán TK 532: + Chỉ phản ánh vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng không phản ánh vào TK này số giảm giá (Cho phép) được ghi trên hóa đơn bán hàng và được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên hóa đơn. + Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu bán hàng này để xác định doanh thu thuần thực tế thực hiện trong kỳ. - Nội dung kết cấu TK 532. + Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng. + Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK doanh thu bán hàng. + TK 532 không có số dư cuối kỳ g. Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước trong kỳ kế toán. - Quy định kế toán của TK 333. + Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp trên cơ sở các thông báo của cơ quan thế. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp. + Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Mọi thắc mắc và khiếu nại (nếu có) về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định, không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. + Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp. + Những doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. - Nội dung kết cấu của TK 333. + Bên Nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp Nhà nước. + Bên Có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước. + Số dư bên Có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà nước. Trong trường hợp rất cá biệt TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp được xét miễn giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. - Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2. + TK 3331: Thuế GTGT. + TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt. + TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu + TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. + TK 3335: Thuế trên vốn + TK 3336: Thuế tài nguyên. + TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất. + TK 3338: Các loại thuế khác. + TK 3339: Phí, lệ phí các khoản nộp khác. h. Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh - Công dụng: Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động bất thường (đặc biệt). + Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệc giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính. + Kết quả bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường (đặc biệt) và các khoản chi phí bất thường. - Quy định kế toán của TK 911. + Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính. + Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, lao vụ dịch vụ, hoạt động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại, từng khâu lao vụ dịch vụ. + Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. - Nội dung kết cấu của TK 911. + Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ: 632 - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường: 811, 821. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : 641, 642. - Số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ 421 + Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ tiêu thụ trong kỳ: 511 - Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường: 711, 721 - Trị giá vốn hàng bán bị trả lại (giá vốn hàng bán bị trả lại đã kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả): 632. - Thực tế về hoạt động kinh doanh trong kỳ: 421. + Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 4.2.2. Phương pháp hạch toán (Đối với các doanh nghiệp hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) a. Bán lẻ hàng h._.oá - Kế toán căn cứ vào phiếu bán hàng và phiếu thu tiền mặt để ghi: + Nộp tiền cho thủ quỹ. Kế toán ghi: a. Doanh thu: Nợ 111 Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT. hoặc hàng hoá có thuế tiêu thụ đặc biệt: Doanh thu Nợ 111 Có 511 Giá xuất kho Thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ 511 Có 3332 b. Giá vốn hàng bán (giá xuất kho hàng hóa) Nợ 632 Có 1561 c. Thủ quỹ nộp tiền vào ngân hàng căn cứ vào giấy nộp tiền, phiếu chi và các chứng từ có liên quan để ghi: Nợ 112, … 311 : Nhận báo có trong ngày. Nợ 113 : Chưa nhận được giấy báo. Có 111 + Đơn vị không có thủ quỹ hoặc ở xa trung tâm. Người bán hàng nộp tiền vào ngân hàng. Kế toán căn cứ vào phiếu bán hàng và giấy nộp tiền để ghi: a. Nợ 111…. 311 : Nhận giấy báo trong ngày. Nợ 113 : Chưa nhận được giấy báo. Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT. Giá xuất kho b. Nợ 632 Có 1561 + Trường hợp bán hàng có phát sinh thừa thiếu theo nguyên tắc bán lẻ hàng hoá. Tiền thừa doanh nghiệp được hưởng và hạch toán vào TK 721. Tiền thiếu người bán hàng phải bồi thường, hạch toán vào Nợ 1388. Nếu số tiền thừa hoặc thiếu quá lớn thì hạch toán vào TK chờ xử lý. * Bán hàng phát sinh thừa tiền bán hàng. a. Ghi theo số thu: Nợ 111 : Thực thu Có 511 : Doanh thu không thuế. Có 331 : Thuế VAT. Có 721 : Số tiền thừa. Số tiền thiếu Giá xuất kho b. Nợ 632 Có 1561 * Bán hàng phát sinh thiếu tiền hàng a. Ghi theo số thực thu: Nợ 111 : Thực thu Có 511 : Doanh thu không thuế (trừ đi số thiếu) Có 3331 : Thuế VAT. b. Ghi số thiếu: Nợ 1388 Có 511 c. Phản ánh giá vốn hàng bán. Giá xuất kho. Nợ 632 Có 1561 d. Số tiền bắt bồi thường theo giá cao thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 721: Nợ 1388 : Giá phải bồi thường. Có 511 : Doanh thu không thuế (số tiền thiếu) Có 721 : Chênh lệch giá. b. Bán buôn qua kho - Bán buôn qua kho theo phương thức nhận hàng. Người mua hàng đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Kế toán căn cứ vào hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. a. Nợ 111, 112… 131 : Số tiền phải thu. Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT. b. Kết chuyển giá vốn hàng bán. Chi phí trả hộ. Giá xuất kho. Nợ 632 Có 1561 * Nếu bán hàng có bao bì đi kèm theo tính tiền riêng. Nợ 111, 112… 131 Có 1532 : Giá xuất kho bao bì Có 3331 : Thuế VAT - Bán buôn giao hàng tại kho người mua. Kế toán căn cứ vào hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu gửi hàng và các chứng từ có liên quan để ghi : a. Gửi hàng. Nợ 157 Có 1561 : Giá xuất kho hàng hoá Có 1532 : Giá xuất kho bao bì. Nếu có chi phí vận chuyển trả hộ người mua theo hợp đồng: Nợ 131 Có 111, 112, 141,… 331 b. Nhận giấy báo người mua đã nhận hàng hoặc người mua đã trả tiền. + Hàng hoá: b1. Nợ 131, 112, 311… Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT b2. Nợ 632 Có 157 + Bao bì: Nợ 131, 1112, 311… Có 157 : Bao bì Có 3331 : Thuế VAT + Chi phí vận chuyển: Số hàng thừa Số tiền chi phí mình trả hộ Số tiền chi phí mình trả hộ Nợ 112,… 311… Có 131 * Trường hợp bên mua kèm theo biên bản thừa thiếu hoặc hàng không đúng hợp đồng, kém phẩm chất tù chối. - Bên mua kiểm nhận phát hiện thừa: + Gửi người mua giữ hộ: Nợ 157 Có 3381 + Hàng thừa bán cho người mua: a. Nợ 111, 112, 131… Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT. b. Nợ 632 Có 3381 Hàng thiếu - Bên mua phát hiện thiếu: Nợ 1381 Có 157 - Hàng kém phẩm chất người mua từ chối. + Nhờ người mua giữ hộ -> Kế toán không phải ghi sổ. + Hàng mang về: Hàng bị trả lại Nợ 156 1, 621… Có 157 c. Kế toán bán hàng giao thẳng: Doanh nghiệp mua hàng hoá không mang về nhập kho mà tại nơi mua bán ngay, gửi bán hoặc giao cho cơ sở đại lý ký gửi. Kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hóa đơn giao hàng bán thẳng và các chứng từ có liên quan để ghi: a. Bán hàng: Nợ 111, 112, 131… : Số tiền phải thu Có 511 : Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT đầu ra. b. Mua hàng. Nợ 632 : Bán ngay Nợ 157 : Gửi bán, giao đại lý Nợ 133 : Thuế VAT đầu vào. Có 111, 112,… 311 : Số tiền phải trả. * Nếu có bao bì đi kèm theo tính tiền riêng: Nợ 111, 112, … 131: Bao bì đi kèm hàng bán ngay. Nợ 157 : Đi kèm hàng gửi bán. Nợ 133 : Thuế VAT đầu vào của bao bì. Có 111, 112,… 331 : Số tiền phải trả. Thuế đầu ra của bao bì đi kèm theo hàng hoá bán ngay. Thuế VAT đầu ra Nợ 111, 112, … 131 Có 3331 d. Kế toán bán hàng đại lý ký gửi Giao hàng đại lý Nhận hàng bán đại lý Giá xuất kho a. Giao hàng Nợ 157 Có 1561 a. Nhận hàng Nợ 003: Giá bán không thuế Giá xuất kho. Đã trả Thuế VAT của hoa hồng Trả tiền cho bên giao b. Nhận tiền hoặc giấy báo đã bán được hàng. Nợ 111, 112, … 131: Giá bán + thuế - hoa hồng Nợ 641 : Hoa hồng Có 511: Doanh thu không thuế Có 3331: Thuế VAT c. Nợ 632 Có 157 b. bán hàng Nợ 111, 112, … 131: Số tiền phải thu Có 511: Hoa hồng được hưởng Có 331: Số tiền phải trả (Giá bán + Thuế - hoa hồng) c. Trả tiền cho bên giao hàng Nợ 331 Có 111, 112… d. Xóa sổ hàng nhận bán đại lý. Có 003: Nếu nhận bán đại lý cao hơn giá bên giao thì khoản chênh lệch doanh nghiệp phải thu thuế VAT đầu ra và số thuế này phải nộp ngân sách Nhà nước. a. Nợ 003 b. Nợ 111, 112,… 131 Có 511: Hoa hồng + Chênh lệch giá bán cao Có 3331: Thuế VAT phần chênh lệch giá bán cao c. Nợ 331 Có 111, 112 d. Nợ 133 Có 3331 e. Có 003. e. Kế toán bán hàng có phát sinh chiết khấu Trường hợp bên mua trả tiền trước thời hạn cho bên bán theo hợp đồng đã ký kết. Chiết khấu Chi phí chiết khấu doanh nghiệp dành cho bên bán được hưởng hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính. Nợ 811 Có 111, 112, …131 g. Kế toán bán hàng có phát sinh giảm giá. Do hàng hoá kém phẩm chất người mua yêu cầu giảm gía, bới giá doanh nghiệp đã chấp thuận. Sau khi hạch toán kế toán bán hàng kế toán ghi: a. Nợ 532: Doanh thu do giảm giá Nợ 3331 : Giảm thuế VAT Có 111, 112, … 131 : Giảm số phải thu b. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu về 511 Nợ 511 Có 532 h. Hàng bán bị trả lại Hàng hoá được xác định là tiêu thụ bị bên mua từ chối trả lại vì hàng hoá không đúng hợp đồng hoặc không đúng cam kết. Kế toán điều chỉnh sổ và nhận lại hàng hoá. a. Nợ 331 : Doanh thu không thuế bị trả lại Nợ 3331: Thuế VAT Có 111, 112, ..131 b. Nợ 1561 : hàng về nhập kho Nợ 157 : Nhờ người mua giữ hộ Có 632 : Giá xuất kho. c. Chi phí vận chuyển hàng bị trả lại về nhập kho. Nợ 641 Nợ 133 Có 111, 112,… d. Cuối kỳ kết chuyển về 511 ghi giảm doanh thu bán hàng. 1 lần thu tiền Giá xuất kho Giá xuất kho Doanh thu không thuế bị trả lại Nợ 511 Có 531 k. Kế toán bán hàng nội bộ Doanh thu bán hàng nội bộ hạch toán vào TK 512. Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi: a. Nợ 111, 112,… 136 Có 512: Doanh thu không thuế Có 3331 : Thuế VAT b. Nợ 632 Có 1561 e. Kế toán bán hàng theo phương thức trả góp Là bán hàng giao hàng cho khách nhiều lần tiền bán hàng thu ngay khi giao hàng một phần còn lại thu dần sau một thời gian quy định. Số tiền khách hàng nợ thì phải chịu lãi trả chậm. Số tiền lãi trả chậm được hạch toán vào thu nhập của hoạt động tài chính. Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để ghi: a. Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu lần đầu Nợ TK 131 : Số tiền khách hàng còn nợ Có TK 511 : Doanh thu không thuế Có TK 3331 : Thuế VAT Có TK 711 : lãi trả chậm b. Nợ TK 632 Có TK 561 * Các lần thu tiền của khách hàng: Nợ TK 111, 112 Có 131 m. Kế toán doanh thu nhận trước Khi nhận trước tiền của khách hàng trả cho nhiều kỳ hoặc nhiều liên độ kế toán về cho thuê TSCĐ. Kế toán căn cứ vào hợp đồng cho thuê TSCĐ biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan đến việc thu tiền. a. Nhận tiền của khách: Nợ 111, 112 : Số tiền đã nhận. Có TK 3387 : Doanh thu nhận trước Có TK 3331 : Thuế. b. Doanh thu của kỳ này. 1 kỳ. Nợ TK 3387 Có TK 811 4.2.3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu. a. Nguyên tắc chung Trong những doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, việc hạch toán giá vốn hàng tiêu thụ cũng tương tự như doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Đối với bán hàng, doanh thu bán hàng ghi nhận ở Tài khoản 511 và tài khoản 512 là doanh thu (giá bán) bao gồm cả thuế VAT (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu) phải nộp. Số thuế VAT cuối kỳ phải nộp được ghi nhận vào chi phí quản lý, còn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu được trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần. b. Phương pháp hạch toán. Khi xuất sản phẩm để tiêu thụ hay lao vụ, dịch vụ phục vụ khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau: a. Phản ánh giá bán (gồm cả VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp): Doanh thu bán hàng Nợ TK 111, 112, 131… Có TK 51, 512 b. Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biết thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511, 512 Có TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 3333 : Thuế xuất khẩu. c. Phản ánh giảm giá hàng bán, doanh thu bị trả lại (nếu có) Nợ TK 532 : Giảm giá hàng bán Nợ TK 531 : Doanh thu bị trả lại Có TK 111, 112, 131… Thuế VAT phải nộp. d. Phản ánh số thuế VAT phải nộp được xác định vào cuối kỳ: Nợ TK 642 (6425) Có TK 3331 Các bút toán phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán, kết chuyển giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại, kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán hạch toán như các doanh nghiệp khác. III. kế toán xác định kết quả kinh doanh 1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu 1.1. Kế toán thuế. Thuế gắn liền với kế toán bán hàng và có nhiều loại: Thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nhiệm vụ của kế toán là phải tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số thuế phải nộp, tiến hành hạch toán đúng như trình tự quy định các tài khoản và sổ kế toán. Có 2 phương pháp xác định thuế: - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: = - Trong đó: = x - Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = Thuế suất x ( -) 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, trả tiền ngay, thanh toán trước thời hạn các doanh nghiệp thường sử dụng những chính sách sau: - Chiết khấu bán hàng: là số tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong trường hợp họ thanh toán trước hạn định hoặc mua thường xuyên với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: là số tiền mà doanh nghiệp phải giảm cho khách hàng, do không thực hiện đúng các điều khoản ký kết trong hợp đồng như: về chất lượng, thời hạn, địa điểm… - Hàng bán bị trả lại: là số hàng doanh nghiệp đã tiêu thụ nhưng so sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng không đúng về chủng loại, quy cách, chất lượng mà khách hàng không chấp nhận. Các khoản: Chiết khấu, giảm giá, doanh thu bán hàng bị trả lại được phép trừ vào doanh thu trước thuế, do đó kế toán cần phải theo dõi đầy đủ, chính xác và phải hạch toán chi tiết từng khoản vào các sổ sách kế toán làm căn cứ tính giảm doanh thu chịu thuế đối với các cơ quan thuế. 2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 334, 338 TK 641, 642 (1) TK 152, 153 (2) TK 214 (3) TK 111, 331 (4) TK 911 (5) Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau: 3. Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp được các khoản thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc thuế xuất nhập khẩu và các khoản chi phí kinh doanh. Đó là lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi (lỗ) = - ( + ) Trong đó: = - Thuế(XK,TTĐB )- Xác định kết quả kinh doanh kế toán còn sử dụng các tài khoản: 421, 641, 642 và trình tự được tiến hành như sau: - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ 911 có 632 - Kết chuyển chi phí : Nợ 911 Có 641: Chi phí bán hàng Có 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp - Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần: Nợ 511, 512 Có 911 - Kế toán xác định kết quả bán hàng: Nếu lãi: Nợ 911 Có 421 (lãi chưa phân phối) Nếu lỗ Nợ 421 Có 911 * Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ TK 511, 512 TK 111, 112, 131, 1368 TK 333 TK 111, 112, 131 TK 333 IV. Sổ sách kế toán trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp mà sử dụng các loại sổ sách khác nhau. Theo hình thức "nhật ký chứng từ" kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau: - Bảng kê số 5: Dùng để phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Sổ theo dõi nhập xuất thành phẩm tồn kho hàng hoá: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá theo giá hạch toán và giá thực tế. - Bảng kê số 10: "Hàng gửi bán" dùng để theo dõi phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán. - Bảng kê số 11: "Phải thu của khách hàng" dùng để phản ánh tổng hợp tình hình thanh toán tiền hàng với người mua. Chương II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Dương Phú I. Đặc điểm và tình hình chung của Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tiền thân của Công ty TNHH Dương Phú chỉ là một cơ sở sản xuất gia công nhựa với quy mô nhỏ. Nhưng càng ngày xã hội càng phát triển và tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, do đó con người cần phải có nhiều loại vật liệu thay thế hơn. Mặt hàng nhựa là những sản phẩm thay thế phần lớn các nguyên liệu thiên nhiên khác. Nên các sản phẩm nhựa là một trong những mặt hàng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày như: Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, các loại vật tư xây dựng (ống nước, trần nhựa, mái lợp…), các loại vỏ bao bì bằng nhựa, vỏ đĩa CD, VCD… Bởi vậy nhu cầu về nhựa trên thị trường là rất lớn. Trước tình hình đó, với một cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ không cung ứng đủ nhu cầu trên thị trường, chủ cơ sở sản xuất quyết định đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất này lên với quy mô lớn hơn và do đó Công ty TNHH Dương Phú ra đời. Công ty TNHH Dương Phú được thành lập ngày 26 tháng 9 năm 2001, dưới sự quyết định và cho phép của Phòng đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, mang giấy phép số: 0102003514. Và với số vốn điều lệ: 1.1.28.000.000 đ (một tỷ một trăm hai mươi tám triệu đồng Việt Nam). Địa chỉ trụ sở chi ủy: Số 110, Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, gia công và buôn bán các sản phẩm, cơ khí; + Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Sản xuất, gia công và cung ứng các sản phẩm nhựa, cơ khí trên thị trường, buôn bán các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn nhận làm đại lý, ký gửi hàng hoá. Đồng thời Công ty phải bảo toàn về vốn trong kinh doanh và có nghĩa vụ nộp các khoản thuế với ngân sách Nhà nước. 3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty. Công ty TNHH Dương Phú tuy là một đơn vị mới thành lập song trước đây đã có kinh nghiệm và thời gian đi sâu vào sản xuất dưới quy mô của cơ sở tư nhân nên đã đạt được một số kết quả thành công ban đầu, các sản phẩm gia dụng của Công ty mang tên: Tiền Thành, Đại Hưng… đã phần nào khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều năm qua. 4. Mạng lưới kinh doanh của Công ty TNHH Dương Phú Công ty TNHH Dương Phú mới được thành lập nên mạng lưới kinh doanh của Công ty chưa có gì đáng kể. Nhưng với sự nỗ lực của ban Giám đốc và phòng kinh doanh đã đưa sản phẩm của Dương Phú tiêu thụ tương đối nhiều ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Hòa Bình… 5. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý. - Bộ máy quản lý gồm có: Giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban và phân xưởng sản xuất được bố trí theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài chính - kế toán Phòng sản xuất kinh doanh - Vai trò và vị trí: + Giám đốc: là người nắm quyền hành quản lý trên toàn Công ty và là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo các phòng tìa chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh và báo cáo trước giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phòng Tài chính Kế toán: kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính trong toàn Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước và của Công ty, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh doanh kịp thời đầy đủ và chính xác cho quản lý và tham mưu cho giám đốc nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Tổng hợp các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo mẫu quy định với cơ quan Nhà nước. + Phòng sản xuất kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn cho Công ty và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tiến độ sản xuất, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh. 6. Đặc điểm về vốn kinh doanh. Khi mới thành lập Công ty TNHH Dương Phú có số vốn là 1.12.000.000đ trong đó vốn cố định là 667.344.600đ và vốn lưu động là 460.655.400đ. Với số vốn cố định này ban đầu công ty không sử dụng hết công suất do thị phần của Công ty trên thị trường chưa lớn lắm. Hiện nay, sản phẩm của Dương Phú rất có uy tín trên thị trường nên nhu cầu về sản phẩm của Dương Phú trên thị trường là rất lớn. Do đó Công ty cần phải mở rộng sản xuất bằng cách sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Và nhu cầu về vốn của Công ty đã tăng lên với tổng số vốn đầu tư là 1.367.600đ (trong đó vốn lưu động 700.000.000đ). 7. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty TNHH Dương Phú 7.1. Bộ máy kế toán Do Công ty mới thành lập nên Bộ máy kế toán hiện nay chỉ gồm 2 người một kế toán trưởng và một nhân viên. Kế toán trưởng phụ trách: - Kế toán nguyên vật liệu - Thanh toán với người bán, người mua - Hướng dẫn kế toán Kế toán viên phụ trách: - Lương, BHXH - Giá thành, chi phí tiêu thụ - Công nợ phải thu, thủ quỹ - Về khai thuế VAT 7.2. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty. Công tác kế toán ở Công ty được thực hiện qua 2 giai đoạn sau: - Hạch toán ban đầu: Tại phân xưởng có nhân viên làm công tác thống kê, tập hợp các chứng từ hạch toán ban đầu, sau đó chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ. Thủ kho (nguyên vật liệu, thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu theo đúng các chỉ dẫn của phòng kế toán, căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo "Nhật, xuất, tồn" chuyển lên phòng kế toán Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng: Bám sát quá trình sản xuất kể từ xuất kho vật liệu cho sản xuất đến khi giao thành phẩm về nhập kho. Hàng ngày tập hợp chấm công và thống kê các phiếu sản xuất phát cho công nhân thực hiện, cuối tháng tập hợp các phiếu giao khoản do Công ty giao xuống lên phòng kế toán để đối chiếu thanh toán cho phân xưởng và căn cứ vào đó để trả lương cho người lao động. - Hạch toán kế toán tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, cán bộ kế toán thực hiện sự kiểm tra hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thuộc phần hành mà mình phụ trách, lập bảng kê, bảng phân bổ nhật ký chứng từ… ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Tổng hợp số liệu kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của công ty. Từ đó phân tích nội dungkinh tế tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra quyết định. 7.3. Tổ chức sổ kế toán. - Là một Công ty TNHH mới đi vào hoạt động nhưng số lượng nghiệp vụ ở Công ty không phải là nhỏ. Do đó để đảm bảo phù hợp với hình thức kế toán của Việt Nam Công ty đã chọn và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ kế toán. Với hình thức đó, Công ty luôn tuân thủ theo những quy định của Bộ tài chính về việc sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán. Mọi hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp tính toán. - Hệ thống của Công ty hiện nay bao gồm: + Nhật ký - chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10. + Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11 + Bảng phân bổ số 1, 2, 3. + Sổ chi tiết tài khoản. + Sổ cái các tài khoản. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì vậy hệ thống tài khoản được sử dụng gồm hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, trừ các tài khoản 121, 129, 139, 156, 159, 212, 213, 221, 611, 631. Trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Báo cáo kế toán Sổ cái Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú 1. Công tác quản lý chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty. 1.1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty. Thành phẩm của Công ty TNHH Dương Phú được hoàn thành với quy trình công nghệ sau: Nguyên liệu Sấy trộn Sản xuất Hoàn thiện sản phẩm Thành phẩm Sàng Nghiền Phế phẩm Tạo hạt Sản phẩm chủ yếu của công ty là: Chậu ĐK 42 cm, chậu ĐK 35 cm, chậu ĐK 25 cm, rọ đũa đôi, bình đựng nước, xô sách nước loại 20 lít, xô sách nước loại 15 lít, ghế ngồi vuông, ghế ngồi tròn. Việc quản lý thành phẩm do phòng kế toán và người quản lý kho thực hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Việc nhập xuất kho bao giờ cũng có sự có mặt của ít nhất cả hai bên. Người quản lý kho có nhiệm vụ quản lý và bảo quản thành phẩm sau khi nhập kho. Nếu mất mát, hư hỏng thì người quản lý kho hoàn toàn chịu trách nhiệm. 1.2. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán. Tuy vừa mới thành lập song Công ty TNHH Dương Phú cũng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Những sản phẩm của Dương Phú tạo ra phần lớn được bán hết ngay do những khách hàng quen thuộc trong địa bàn Hà Nội và ngoại tỉnh. Công ty đã thực hiện một phương thức bán hàng là phương thức tiêu thụ trực tiếp. Với phương thức bán hàng này hình thức thanh toán là: Bán hàng thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt sau khi đã lập hóa đơn bán hàng tại phòng kế toán. Bán hàng trả chậm: Công ty cho phép một số khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. Hai hình thức này được Chi phí áp dụng linh hoạt tùy theo từng đối tượng khách hàng. Công ty chia ra 2 loại khách hàng: khách hàng có hợp đồng mua bán là những khách hàng chính, còn lại là những khách hàng lẻ. Khách hàng chính được mua chịu và được hưởng một tỷ lệ chiết khấu theo giá trị hàng mua trên hóa đơn tăng daàu. Với khách hàng quen thời hạn tín dụng rộng rãi hơn. Thông thường Công ty cho khách hàng chịu từ 30 - 50 ngày. Khi mua khách hàng phải thanh toán 30% trị giá lô hàng, sau 20 ngày thanh toán 40%, hết thời hạn thanh toán nốt phần còn lại. 2. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Kế toán sử dụng những chứng từ sau để hạch toán: - Hóa đơn giá trị gia tăng. - Phiếu thu - Giấy báo có của ngân hàng Khi khách hàng đến mua hàng, kế toán sẽ lập hóa đơn giá trị gia tăng loại 3 liên lớn theo chế độ. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt (thường là khách hàng lẻ, số lượng ít chiếm từ 3 - 5% doanh thu) sau khi thu tiền kế toán kiêm thủ quỹ sẽ đóng dấu "Đã thanh toán". Đối với khách hàng thường xuyên có hợp đồng, phát sinh quan hệ mua bán chịu, kế toán sẽ đóng dấu "bán chịu", nếu đổi hàng do sản phẩm hỏng kế toán sẽ đóng dấu "Đã thanh toán". Hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên và được luân chuyển như sau: - Liên 1 (màu đen): Nếu khách hàng thanh toán ngay thì tạm lưu ở chỗ thủ quỹ. Cuối ngày, căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu sau đó chuyển cho kế toán tiêu thụ để ghi sổ. Nếu là hóa đơn bán chịu thì kế toán ghi sổ chi tiết TK 331 (Phải thu của khách hàng), sổ chi tiết 5112 (Doanh thu bán hàng). Cuối tháng, sau khi ghi chép đẩy đủ số liệu vào sổ chi tiết, đối chiếu với số liệu ở thủ kho thì liên 1 sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và đóng vào đúng quyển (25 số một quyển). + Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng : việc thanh toán hoặc mua chịu của khách hàng được xác nhận ngay trên hóa đơn (có đóng dấu và ký xác nhận). + Liên 3 (màu xanh). Hóa đơn này được vào sổ giao nhận chứng từ định kỳ thủ kho gửi lên kế toán tiêu thụ, kế toán tiêu thụ phân loại hóa đơn, với khách hàng lẻ thì lập cùng phiếu thu, với khách hàng mua chịu thì phân loại theo đơn vị khách hàng và lưu lại. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng. Biểu số 1: Mẫu số 01. GTGT - 3LL CP/01 - 3 Hóa đơn (GTGT) Liên 1: (Lưu) Ngày 4 tháng 6 năm 2002 No 59188 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Dương Phú Địa chỉ : Số 110, Vĩnh Tuy, Hà Nội Điện thoại: MS: Họ tên người bán : Tuấn Anh Đơn vị: Công ty….. Địa chỉ: ….. Số TK:…… Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS:….. STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 X 2 1 2 3 Chậu ĐK 42 cm Chậu ĐK 35 cm Chậu ĐK 25 cm cái cái cái 8640 7450 1500 4.500 3.200 1.980 38.880.000 26.149.500 297.0000 Cộng tiền hàng : 100.377.000 Tiền thuế GTGT, thuế suất 10% : 100377.00 Tổng cộng tiền thanh toán : 110.414.700 Số tiền viết bằng chữ : Một trăm mười triệu bốn trăm mười bốn nghìn bảy trăn đồng Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) 3. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Dương Phú 3.1. Hạch toán doanh thu bán hàng Hàng ngày căn cứ vào liên 1 của hóa đơn GTGT, kế toán tiêu thụ ghi vào "Sổ chi tiết TK 5112 - Doanh thu bán hàng" Sổ chi tiết TK 5112 dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo từng chủng loại trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ được ghi hàng ngày với những hóa đơn thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (Hóa đơn GTGT và các chứng từ khác) làm căn cứ. Sổ gồm một quyển và mỗi trang sổ theo dõi một sản phẩm. Sổ chi tiết TK 5112 được mở theo mẫu sau: Biểu số 2: Sổ chi tiết TK 5112 Tên sản phẩm : Chậu ĐK 42 cm. Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Doanh số 2/6 5136 HĐ bán hàng có thuế 10% 1.530 4.500 6.885.000 3/6 5140 HĐ bán hàng có thuế 10% 15.835 4.500 71.257.500 4/6 5149 HĐ bán hàng có thuế 10% 8.640 4.500 38.880.000 Tổng cộng 45.432 4.500 204.444.000 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 3: Sổ chi tiết TK 5112 Tên sản phẩm : Chậu ĐK 35 cm. Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Doanh số 2/6 5136 HĐ bán hàng có thuế 10% 20.543 3.200 65.737.600 4/6 5142 HĐ bán hàng có thuế 10% 7.450 3.200 26.149.500 9/6 5147 HĐ bán hàng có thuế 10% 1.725 3.200 5.520.000 …. …. … Tổng cộng 53.637 3.200 171.753.600 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Cuối tháng kế toán tập hợp sổ chi tiết TK 5112 của từng loại thành phẩm vào "Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng - TK 511". Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng - TK 511 được mở theo mẫu (Biểu số 12 ). 3.2. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm Công ty có áp dụng phương thức bán chịu (bán trả chậm) cho một số khách hàng lớn và quen thuộc. Để theo dõi việc thanh toán với khách hàng kế toán mở sổ theo dõi khoản mục này là "Bảng kê phải thu của khách hàng". Bảng kê này gồm nội dung như sau: Cột 1 : Tên đơn vị khách hàng Cột 2 : Số dư nợ đầu kỳ Cột 3,4 : Số phát sinh Nợ, Có Cột 5 : Số dư cuối kỳ. Cột 6 : Số ngày thanh toán Bảng kê này có mẫu sau: Biểu số 4 Bảng kê phải thu của khách hàng Tài khoản: 131 Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Tên khách hàng Số dư Nợ đầu kỳ Số phát sinh Số dư nợ cuối kỳ Số ngày Nợ Có Cửa hàng BHTH - Bắc Giang 20.000.000 85.327.000 50.000.000 55.327.000 40 Anh Hải - Hà Nội 150.936.500 100.000.000 50.936.500 65 Chị Hương - Gia Lâm 53.254.000 23.254.000 30.000.000 58 …. …. …. Cộng 376.845.680 344.854.573 399.190.000 322.510.253 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.3. Hạch toán giá vốn hàng bán Thành phẩm của Công ty TNHH Dương Phú được tính toán và phản ánh theo một loại giá duy nhất đó là giá thực tế. Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho, kế toán căn cứ giá thành sản xuất của từng loại thành phẩm để tính. Đối với thành phẩm xuất kho, kế toán áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Việc tính giá thành thực tế thành phẩm xuất kho được tiến hành trên "Bảng tính giá vốn hàng bán". Định kỳ (10 ngày), kế toán lập "Sổ chi tiết nhập kho" và "Sổ chi tiết xuất kho". Sổ chi tiết nhập, xuất được dùng cả năm để theo dõi nhập, xuất kho của từng loại thành phẩm trong từng tháng về mặt số lượng. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất kho để tính ra lượng hàng tồn kho của từng loại thành phẩm như sau: Số lượng thành phẩm tồn cuối kỳ = Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ + Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ - Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Sau đó, kế toán căn cứ vào số liệu tổng cộng trên các sổ chi tiết nhập, xuất thành phẩm để ghi vào "Bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm" về mặt số lượng. Biểu số 5 Bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm tháng 6 năm 2002 Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Tồn cuối kỳ Nhập từ sản xuất Nhập khác Xuất bán Xuất khác Chậu ĐK 42 cm 13.464 43.527 45.432 11.559 Chậu ĐK 35 cm 8.735 50.105 53.637 5.203 Chậu ĐK 25 cm 7.342 42.530 46.528 3.344 Xô xách nước loại 20 L 3.587 9.583 10.346 2.824 Xô xách nước loại 15 L 9.672 10.864 15.825 4.711 Ghế ngồi vuông 10.126 8.346 15.324 3.148 Ghế ngồi tròn 7.352 13.134 14.459 6.027 Bình đựng nước 1.561 60.958 54.634 7.885 Rọ đũa đôi 851 50.127 46.570 4.408 …. ….. Kế toán dựa vào "Bảng tập hợp giá thành sản xuất" và "Bảng kê nhận - xuất - tồn kho thành phẩm" để lập "Bảng tính giá vốn" và để tính giá trị thành phẩm xuất kho như sau: ã 2 cột thành phẩm tồn đầu tháng về số lượng biểu giá trị được lấy từ bảng tính giá vốn hàng bán tháng trước. ã 2 cột số lượng, giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được lấy từ bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm trong tháng. ã Cột giá trị thành phẩm nhập kho được tính từ số lượng thành phẩm nhập và giá th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3406.doc
Tài liệu liên quan