Lời mở đầu
Nói đến nền kinh tế thị trường là nói đến tính cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải độc lập tự chủ, tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm thích nghi được với thị trường đồng thời cũng phải tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh việc tối thiểu hoá đầu vào doanh nghiệp cần phải chú ý, quan tâm đến khâu tiêu thụ nhằm tối đa hoá đầu ra. Có thể nói tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh nói ch
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp thực Phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung và của chu kỳ sản xuất kinh doanh nói riêng. Như Ăng-ghen đã nói “ Tiêu thụ không chỉ đơn thuần là kết quả của sản xuất, đến lượt nó, nó cũng tác động trở lại sản xuất ” bởi vì chỉ có thông qua tiêu thụ, mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới được thực hiện, doanh nghiệp có doanh thu để một mặt bù đắp những chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra, mặt khác có tích luỹ để đầu tư vào tái sản xuất ở chu kỳ sau. Chu kỳ sau quy mô sản xuất được quyết định mở rộng, giản đơn hay thu hẹp thì được căn cứ trực tiếp vào sản lượng tiêu thụ của kỳ trước. Có thể nói rằng hoạt động tiêu thụ là thước đo sự phát triển của doanh nghiệp đăch biệt là các doanh nghiệp sản trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ cung cấp các nguồn thông tin, số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp nắm được tình hình tiêu thụ trên cơ sở đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây là công ty sản xuất lương thực thực phẩm đầu ngành của Sở Công nghiệp tỉnh Hà tây. Do đặc trưng về sản phẩm là các mặt hàng bánh kẹo, bia, rượu ... có thời gian sử dụng ngắn, thị trường cạnh tranh cao nên công tác tiêu thụ và quản lý tiêu thụ luôn được quan tâm chú trọng, kế toán tiêu thụ thành phẩm là một trong những phần hành chính của công tác kế toán của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ thành phẩm trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất, kết hợp giữa lý luận về quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm và tình hình thực tế về hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây em đã chọn nghiên cứu đề tài:“Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây”
Nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm các chương sau:
Chương I: Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm tại các doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
Phần I
Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp
I.Kế toán thành phẩm
1.1 Khái niệm
Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp,được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
Bán thành phẩm là sản phẩm đã hoàn chỉnh một hoặc 1 vài giai đoạn chế biến(trừ giai đoạn cuối cùng) của quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp được nhập kho hoặc chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến
1.2 Đánh giá thành phẩm
Về nguyên tắc thành phẩm được đánh giá theo giá thành thực tế.Việc hạch toán tổng hợp nhập,xuất thành phẩm phải được tiến hành theo giá thành sản xuất thực tế.Cụ thể:
-Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và phụ của đơn vị sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất,bao gồm:chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
-Thành phẩm thuê ngoài gia công: giá thành thực tế bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc gia công: chi phí nguyên vật liệu,chi thuê gia công và các chi phí khác như vận chuyển,bốc dỡ,hao hụt.
-Thành phẩm xuất kho được sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành hàng xuất kho giống vật liệu.
1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm
1.3.1 Chứng từ kế toán
-Phiếu nhập kho
-Phiếu xuất kho
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với hàng điều chuyển nội bộ giữa công ty với các đơn vị trực thuộc)
-Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý bán(đối với hàng gửi bán đại lý)
1.3.2 Kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm theo từng kho,từng loại,từng nhóm,từng thứ thành phẩm và được tiến hành ở phòng kế toán và ở kho.Việc kế toán ở phòng kế toán được thực hiện trên sổ sách kế toán chi tiết.Để hạch toán chi tiết thành phẩm,doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 3 phương pháp:phương pháp thẻ song song,phương pháp đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư.
1.4 Kế toán tổng hợp nhập,xuất kho thành phẩm
1.4.1 Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
a.Tài khoản sử dụng
* TK 155-Thành phẩm
Công dụng:Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thành phẩm trong kho của doanh nghiệp theo giá trị thực tế.
Kết cấu TK 155:Bên Nợ-Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
-Trị giá thực tế của thành phẩm kiểm kê phát hiện thừa
Bên Có-Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho
-Trị giá thực tế của thành phẩm thiếu hụt
Số dư Nợ-Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
b.Trình tự kế toán
-Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công,kế toán ghi:
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có Tk 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
-Xuất kho thành phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng,xuất biếu tặng,thưởng,tiêu dùng nội bộ,kế toán ghi giá vốn của thành phẩm xuất kho:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
-Xuất kho thành phẩm gửi đi bán hoặc xuất cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý,ký gửi,kế toán ghi theo giá thành thực tế của thành phẩm:
Nợ TK 157-Hàng gửi đi bán
Có TK 155-Thành phẩm
-Khi thành phẩm đã xác định tiêu thụ,kế toán ghi:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có Tk 157-Hàng gửi đi bán
-Kiểm kê phát hiện thừa,thiếu thành phẩm,doanh nghiệp phải lập biên bản.Sau đó tìm nguyên nhân hạch toán xử lý hàng thừa thiếu theo từng trường hợp cụ thể.
+Nếu thừa(số thực tế kiểm kê>sổ trên sổ kế toán) kế toán ghi giá trị tài sản thừa:
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có TK 338 (3381-Tài sản thừa chờ xử lý)
+Nếu thiếu(số thực tế kiểm kê<sổ trên sổ kế toán) kế toán ghi giá trị tài sản thiếu:
Nợ TK 138(1381-Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 155-Thành phẩm
1.4.2 Trường hợp DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a.Tài khoản sử dụng
*TK 155-Thành phẩm
Công dụng:Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Kết cấu:
Bên Nợ:Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Bên Có:Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Số dư Nợ:Giá trị thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ
*TK 632-Giá vốn hàng bán
Công dụng:Tài khoản này dùng để phản ánh giá thành thực tế của thành phẩm nhập xuất trong kỳ.
Kết cấu:
Bên Nợ: -Giá thành thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ
-Giá thành thực tế của thành phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
Bên Có: -Kết chuyển giá thành thực tế của thành phẩm tồn cuối kỳ
-Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm đã tiêu thụ
b.Trình tự kế toán
-Đầu kỳ,kế toán kết chuyển giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
Có TK 157-Hàng gửi đi bán
-Cuối kỳ,kế toán phản ánh giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 631-Giá thành sản xuất
-Cuối kỳ,căn cứ vào kết quả kiểm kê,xác định giá trị thành phẩm tồn cuối kỳ,kế toán ghi:
Nợ TK 157-Hàng gửi đi bán
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có TK 632-Giá vốn hàng bán
-Cuối kỳ,kế toán xác định giá trị thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ,kế toán ghi:
Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632-Giá vốn hàng bán
II. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.1 Một số khái niệm liên quan đến tiêu thụ:
Tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm,hàng hoá,tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
Thành phẩm,hàng hoá của doanh nghiệp được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sỡ hữu về sản phẩm,hàng hoá cho khách hàng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Chiết khấu thương mại là số tiền giảm trừ của người bán cho người mua vig người mua mua hàng với số lượng lớn
Chiết khấu thanh toán là số tiền giảm trừ của người bán cho người mua vì người mua thanh toán tiền sớm trước thời hạn quy định trong hợp đồng
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ của người bán cho người mua vì hàng không phù hợp với hợp đồng(sai quy cách,kém phẩm chất..)
Doanh thu hàng bán trả lại là giá trị sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị người mua trả lại do không đảm bảo chất lượng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ (thuế xuất khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, doanh thu bán hàng trả lại)
Lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vị là phần chênh lệch của doann thu thuần trừ giá vốn hàng bán
2.2 Tài khoản sử dụng
*TK 157-Hàng gửi đi bán
Công dụng:TK này dùng để phản ánh giá trị sản phẩm,hàng hoá đã gửi đI bán nhưng chưa xác định tiêu thụ
Kết cấu TK 157 (Đỗi với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX)
Bên Nợ:-Giá trị sản phẩm,hàng hoá gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ
Bên Có:-Giá trị sản phẩm,hàng hoá,lao vụ,dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán
-Giá trị hàng gửi bán bị từ chối,trả lại
Số dư Nợ:Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận tiêu thụ
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ,kết cấu của TK 157 tương tự TK 155
*TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Công dụng:TK này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ.
Kết cấu TK 511
Bên Nợ:-Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu,thuế GTGT phảI nộp theo PPTT
-Kết chyển chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán và doanh thu bán hàng bị trả lại
-Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:-Doanh thu bán sản phẩm,hàng hoá và cung cấp lao vụ,dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
TK này không có số dư cuối kỳ
TK 511 được chi tiết thành 4 TK cấp 2:
+TK 5111-Doanh thu bán hàng hoá
+TK 5112-Doanh thu bán các thành phẩm
+TK 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ
+TK 5114-Doanh thu trợ cấp trợ giá
+TK 5117-Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Công dụng:TK này dùng để phản ánh doanh thu số sản phẩm,hàng hoá,dịch vụ,lao vụ tiêu thụ trong nội bộ
Kết cấu TK 512
Bên Nợ:-Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
-Kết chuyển chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán,doanh thu bán hàng trả lại
-Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK xác định kết quả
Bên Có:-Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ
TK 512 không có sổ dư cuối kỳ và được chi tiết thành 3 TK cấp 2
+TK 5121- Doanh thu bán hàng hoá
+TK 5122-Doanh thu bán các thành phẩm
+TK 5123-Doanh thu cung cấp dịch vụ
*TK 632-Giá vốn hàng hoá(đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX)
Công dụng:TK này dùng để phản ánh giá vốn của hàng hoá,thành phẩm lao vụ,dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu của TK 632
Bên Nợ:-Giá vốn của thành phẩm hàng hoá,dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
-Chi phí sản xuất chung cố định không dược tính vào giá thành do doanh nghiệp sản xuất thấp hơn công suất bình thường
-Giá trị hàng hoá vật tư hao hụt,mất mát sau khi trừ phần bồi thường
-Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho(Số lập lớn hơn số hoàn nhập)
-Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
-Khấu hao bất động sản đầu tư
Bên Có:-Giá vốn bán hàng trả lại
-Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho(Số lập nhỏ hơn số hoàn nhập)
-Kết chuyển giá vốn sản phẩm,hàng hoá,dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
TK 632 cuối kỳ không có số dư
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ,kết cấu của TK 632 đã được trình bày ở mục 1.4.2
2.3 Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm
Theo phương pháp kê khai thường xuyên khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm kế toán hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán.Theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán chỉ phản ánh danh thu không phản ánh giá vốn,giá vốn chỉ được phản ánh một lần vào thời điểm cuối kỳ.Kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ được trình bày ở mục hạch toán nhập xuất kho thành phẩm.Sau đây chỉ trình bày phần hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.
2.3.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ
Việc tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau như tiêu thụ trực tiếp,chuyển hàng theo hợp đồng,giao hàng cho các đại lý,bán hàng theo phương thức trả góp…
a.Phương thức tiêu thụ trực tiếp và chuyển hàng theo hợp đồng
Đỗi với phương thức tiêu thụ trực tiếp,sản phẩm được xác định tiêu thụ khi hàng đã giao nhận xong tại kho của doanh nghiệp
Đỗi với phương thức chuyển hàng theo hợp đồng,hàng xác định tiêu thụ khi khách hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.Doanh thu bán hàng ghi theo giá chưa thuế nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và ghi theo giá thanh toán nếu doanh nghiệp không nộp thuế GTGT hoặc nộp theo phương pháp trực tiếp
-Khi sản phẩm được xác định tiêu thụ,kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111-Tiền mặt
Nợ TK 112-Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131-Phải thu khách hàng
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 1331-Thuế GTGT phải nộp nếu có
b.Bán hàng qua đại lý
Khi giao hàng cho đại lý,nếu doanh nghiệp lập hoá đơn,lúc này hàng đã xác định tiêu thụ,nếu doanh nghiệp lập phiếu xuất kho hàng bán đại lý kế toán phản ánh hàng gửi đi bán,hàng được xác định tiêu thụ khi đại lý gửi báo cáo bán hàng định kỳ theo hợp đồng.Khi xác định hàng tiêu thụ,kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111,112:Nếu đại lý đã thanh toán tiền
Nợ TK 131(Chi tiết đại lý):Nếu đại lý chưa thanh toán tiền
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 1331-Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời kế toán phản ánh hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý được tính vào chi phí bán hàng,kế toán ghi:
Nợ TK 641-Chi phí bán hàng
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có)
Có TK 111,112,131(Chi tiết đại lý)
c.Bán hàng trả góp
-Khi hàng xác định tiêu thụ ngoài việc phản ánh doanh thu tính theo giá bán trả 1 lần,kế toán còn phản ánh lãi trả góp,kế toán ghi:
Nợ TK 111,112:số tiền thu lần đầu
Nợ TK 131:số tiền còn lại phải thu (bao gồm cả lãi trả chậm)
Có TK 511:giá bán trả 1 lần
Có TK 1331:thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 3387:lãi trả góp
-Định kỳ kế toán kết chuyển lãI góp từng kỳ:
Nợ TK 3387-Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính
-Định kỳ khi được thu tiền của khách hàng kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 131-Phải thu của khách hàng
d. Dùng thành phẩm để trả lương thưởng cho công nhân viên tiêu dùng nội bộ
Trong các trường hợp này doanh nghiệp phảI lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng như bán ra ngoài và phản ánh doanh thu như sau:
-Xuất thành phẩm trả lương thưởng cho công nhân viên:
Nợ TK 334-PhảI trả người lao động
Nợ TK 4311-Quỹ khen thưởng
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 (nếu có)
-Xuất thành phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tiêu dùng nội bộ,khuyến mại,quảng cáo phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT.Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331-Thuế GTGT phảI nộp
-Xuất thành phẩm tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
-Xuất thành phẩm tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
-Xuất thành phẩm tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512
Có TK 3331
e.Đối với thành phẩm xuất bán trong nội bộ
-Khi đơn vị cấp trên xuất hàng đến cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc phảI lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”
+Đơn vị cấp trên ghi giá vốn của hàng xuất kho
Nợ TK 157-Hàng gửi đi bán
Có TK 155-Thành phẩm
+Đơn vị cấp dưới nhận được hàng căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,kế toán ghi:
Nợ Tk 155-Thành phẩm
Có TK 356-Phải trả nội bộ
-Khi đơn vị trực thuộc bán hàng do đơn vị cấp trên chuyển đến:
+Đơn vị phụ thuộc phải lập hoá đơn GTGT (Hoặc hoá đơn bán hàng) theo quy định,căn cứ vào hoá đơn,kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
+Đơn vị cấp trên căn cứ vào Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do các đơn vị trực thuộc chuyển để lập Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng gửi cho các đơn vị trực thuộc.Căn cứ vào hoá đơn, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 157-Hàng gửỉ đi bán
+Các đơn vị trực thuộc khi nhận hoá đơn GTGT về hàng tiêu thụ nội bộ của cấp trên gửi đến, nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và đơn vị nộp theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 133-Thuế GTGT đựoc khấu trừ
Có TK 155-Thành phẩm (nếu chưa kết chuyển giá vốn)
Có TK 632-Giá vốn hàng bán (nếu đã kết chuyển giá vốn)
-Nếu khi đơn vị cấp trên xuất hàng hoá giao cho đơn vị trực thuộc,đơn vị cấp trên sử dụng hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng:
+Đơn vị cấp trên căn cứ vào hoá đơn phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ,ghi: Nợ TK 111,112,136
Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Và phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632-Giá vốn hàng bán
Có TK 155-Thành phẩm
+Đơn vị phụ thuộc nhận hàng và hoá đơn của cấp trên gửi đến, ké toán ghi:
Nợ TK 155-Thành phẩm
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,336
Khi đơn vị trực thuộc bán hàng,kế toán ghi doanh thu và giá vốn tương tự như bán hàng của đơn vị
2.3.2 Kế toán chiết khấu thanh toán, nhận chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán,hàng bán trả lại
a.Kế toán chiết khấu thanh toán
Trường hợp khách hàng thanh toán sớm và được hưởng chiết khấu thanh toán,doanh nghiệp ghi nhận chiết khấu thanh toán là chi phí tài chính
Nợ TK 635
Có TK 331
b. Kế toán chiết khấu thương mại
Trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại,giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá thì kế toán không hạch toán khoản chiết khấu thương mại này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Trường hợp khách hàng mua nhiều lân mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối cùng.Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoặc khi chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phảI chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.Kế toán phảI theo dõi chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng, từng loại hàng bán (sản phẩm hàng hoá, dịch vụ).Căn cứ vào biên bản đièu chỉnh và Hoá đơn đièu chỉnh kế toán,ghi:
Nợ TK 521-Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (ghi giảm thuế GTGT phải nộp-nếu có)
Có TK 111,112,131
c. Kế toán giảm giá hàng bán
Tương tự như chiết khấu thương mại, kế toán không hạch toán nếu khoản giảm giá được tính trừ ngay trên hoá đơn.Kế toán chỉ hạch toán khoản giảm giá chấp thuận cho khách hàng sau khi đã lập hoá đơn.Căn cứ vào biên bản đièu chỉnh và Hoá đơn đièu chỉnh, kế toán ghi:
Nợ TK 532-Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phảI nộp (nếu có)
Có TK 111,112,131
d. Kế toán hàng bán bị trả lại
Trường hợp doanh nghiệp đã xuất hoá đơn, khách hàng đã nhận hàng nhưng sau đó phát hiện hàng không phù hợp với hợp đồng trả lại một phần hay toàn bộ hàng, doanh nghiệp căn cứ vào Hoá đơn trả lại hàng cho người bán của người mua dể ghi sổ kế toán
Trường hợp khách hàng không có hoá đơn, khi khách hàng trả lại hàng, hai bên phải lập biên bản, biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng do người mua trả lại
Đây là cơ sỏ để doanh nghiệp ghi sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp đã xuất hàng và lập hoá đơn, khách hàng chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng không phù hợp hợp đồng phải trả lại toàn bộ hay một phần.Khi trả lại hàng hai bên phải lập biên bản và khách hàng phải trả lại hoá đơn cho doanh nghiệp.Nếu trả lại một phần thì doanh nghiệp phải lập hoá đơn cho số hàng không bị trả lại
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng trả lại:
Nợ TK 531-Hàng bán trả lại
Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp (ghi giảm số thuế phải nộp-nếu có)
Có Tk 111,112,131
Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán trả lại:
Nợ TK 155-Thành phẩm (nếu đem về nhập kho)
Nợ TK 157-Hàng gửi đi bán (nếu gửi lại người mua)
Có TK 632-Giá vốn hàng bán
Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì không ghi bút toán phản ánh giá vốn như trên
Cuối kỳ kế toán,kế toán kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. doanh thu hàng bán bị trả lại/
Nợ TK 511,512
Có TK 521-Chiết khấu thương mại
Có TK 532-Giảm giá hàng bán
Có TK 531-Hàng bán bị trả lại
2.4 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
2.4.1 Mục đích, đièu kiện lập dự phòng
Mục đích: Để đề phòng những tổn thất vè các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, đồng thời xác định giá trị thực của các khoản tiền tồn trong thanh toán khi lập Bảng cân đối kế toán/
- Điều kiện lập dự phòng
+ Phải có tên, địa chỉ từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng con nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi:
+ Phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của con nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bán thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ
- Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế,các khế ước vay nợ, hàng cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách đã nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể làm các thủ tục bán nợ cho các công ty mua,bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phảI thu khó đòi trên sổ kế toán.Việc xoá nợ này phảI được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính ( nếu là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền trong điều lệ doanh nghiệp.
2.4.2 Tài khoản sử dụng
TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
Công dụng: TK này dùng để phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng về các khoản thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán
Kết cấu TK 139
Bên Nợ-Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi
-Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Bên Có-Số trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Số dư Có-Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ
2.4.3 Phương pháp kế toán
-Cuối niên độ kế toán, kế toán tính ra số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập:
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa dùng hết, phần chênh lệch được tính vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa dùng hết, phần chênh lệch được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong niên độ kế toán, những khoản phải thu khó đòi trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng nhưng không thu được thì doanh nghiệp có thể xoá sổ những khoản nợ phảI thu khó đòi.Việc xoá các khoản nợ phảI thu khó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản lý doanh nghiệp và cơ quan tài chính ( nếu là doanh nghiệp Nhà nước).Căn cứ những văn bản xác nhận,có chứng cứ pháp lý, doanh nghiệp làm thủ tục xoá nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)
Có TK 131-Phải thu khách hàng
Có TK 138-Phải thu khác
Đồng thời ghi Nợ TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý
Số nợ này đuợc theo dõi trong thời hạn quy định của cơ chế tài chính chờ khả năng người mắc nợ có điều kiện thanh toán
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ nay lại thu được số tiền thu được sau khi trừ chi phí để thu hồi nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 771-Thu nhập khác
Đồng thời ghi có TK 004-Nợ khó đòi đã xử lý
Các khoản thu khó đòi có thể được bán cho các Công ty mua, bán nợ.Khi hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi
Nợ các TK 111,112.. (số tiền thu được từ việc bán nợ)
Nợ TK 139-Dự phòng phải thu khó đòi (số đã lập dự phòng)
Nợ các TK liên quan (phần còn lại, căn cứ theo quyết định)
Có các TK 131,138…..
III. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.1 Kế toán chi phí bán hàng
3.1.1 Nội dung chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh do có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,lao vụ,dịch vụ trong kỳ.Cụ thể:
Chi phí nhân viên: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng.
Chi phí vật liệu, bao bì: bao gồm giá trị các loại bao bì xuất đúng cho việc giữ gìn tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá cho tiêu thụ, dùng cho bảo quản, sửa chữa TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng
Chi phí dụng cụ,đồ dùng: bao gồm giá trị công cụ dụng cụ phục vụ cho tiêu thụ, như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là số khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng, như khấu hao nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, phương tiện tính toán đo lường, kiểm nghiệm chất lượng…
Chi phí bảo hành: bao gồm các khoản chi dùng cho việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê bến bãI, thuê bốc vác, vận chuyển hàng đI bán, hoa hồng trà cho đại lý cửa hàng…
Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã nêu ở trên, như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng, chi phi hội nghị khách hàng…
3.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 641-Chi phí bán hàng
Công dụng:Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phần hàng hoá, dịch vụ.
Kết cấu TK 641:
Bên Nợ:Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ/
Bên Có:Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 641 không có số dư cuối kỳ và có các TK cấp 2:
+ TK 6411:Chi phí nhân viên bán hàng
+ TK 6412:Chi phí vật liệu, bao bì
+ TK 6413:Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ TK 6414:Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6415:Chi phí bảo hành
+ TK 6417:Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Tk 6418:Chi phí bằng tiền khác
3.1.3 Phương pháp kế toán chi phí bán hàng
- Hàng kỳ, tính tiền lương, khoản phụ cấp, cơm ca phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 (6411-Chi phí nhân viên)
Có TK 334-Phải trả người lao động
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định theo lương của bộ phận bán hàng vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6411-Chi phí nhân viên)
Có TK 338 (3382,3383,3384) Phải trả, phải nộp khác
- Xuất kho vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6412-Chi phí vật liệu bao bì)
Có TK 152-Nguyên liệu, vật liệu
- Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6413-Chi phí dụng cụ, đồ dùng)
Có TK 153-Công cụ, dụng cụ
Có TK 142,242
- Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 (6414-Chi phí khấu hao TSCĐ)
Có TK 214-Hao mòn TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6417-Chi phí dịch vụ mua ngoài)
Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331
- Chi phí bảo hành sản phẩm:
* Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập
- Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, hàng kỳ trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6415-Chi phí bảo hành)
Có TK 352-Dự phòng phải trả
- Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm kế toán tập hợp chi phí bảo hành theo từng khoản mục vào bên Nợ TK 621,622,627 cuối kỳ kết chuyển vào bên Nợ TK 154 (chi tiết chi phí bảo hành).Khi sửa chữa, bảo hành sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 352-Dự phòng phải trả
Có TK 154-Chi phí SXKD dở dang
Cuối kỳ kế toán năm, kế toán xử lý chênh lệch giữa số trích trước và số thực tế phát sinh:
+ Nếu số trích trước chi phí bảo hành sản phẩm lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số trích thừa được ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 352-Dự phòng phải trả
Có TK 641 (6415-Chi phí bảo hành)
+ Nếu số chi phí thực tế lớn hơn số trích trước về chi phí bảo hành, thì số trích thuế được tính vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6415-Chi phí bảo hành)
Có TK 352- Dự phòng phải trả
+ Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành, khi sửa chữa, bảo hành sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6415-Chi phí bảo hành)
Có TK 352-Dự phòng phải trả
+ Phản ánh số tiền phải trả cho cấp dưới, cho đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành, ghi:
Nợ TK 352-Dự phòng phải trả
Có TK 336,111,112
+Khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm, tính và xác định số chênh lệch giữa chi phí thực tế so với số trích trước về chi phí bảo hành và hạch toán như trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc ._.lập
+ Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành, kế toán phản ánh số tiền phảI trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành, ghi:
Nợ TK 641 (6415-Chi phí bảo hành)
Có TK 111,112,336
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng vào TK xác định kết quả, kế toán ghi:
Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641-Chi phí bán hàng
3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2.1 Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí của bộ máy quản lý hành chính và các chi phí khác có tính chất chung.Cụ thể:
Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
Chi phí vật liệu quản lý : Bao gồm giá trị các loại vật liệu sản xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp, dùng cho sửa chữa TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý
Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là số khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp, như khấu hao nhà làm việc của các phòng ban, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý…
Thuế, phí, lệ phí: Bao gồm các khoản thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài…và các khoản phí và lệ phí như lệ phí giao thông, phí qua cầu, qua nhà…
Chi phí dự phòng: Bao gồm khoản dự phòng các khoản phảI thu khó đòi và dự phòng trợ cấp mất việc làm
Chi phí dịch vụ mua ngoài:Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý, như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước,điện thoại,bảo hiểm tài sản cháy nổ…
Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phát sinh dùng cho bộ phận quản lý ngoài các chi phí đã nêu ở trên.
3.2.2 Tài khoản sử dụng
* TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí của bộ máy quản lý hành chính và các chi phí khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp
Kết cấu TK 641:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 không có số dư cuối kỳ và có các TK cấp 2:
+ TK 6421-Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 6422-Chi phí vật liệu quản lý
+ TK 6423-Chi phí đồ dùng văn phòng
+ TK 6424-Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6425-Thuế, phí, lệ phí
+ TK 6426-Chi phí dự phòng
+ TK 6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6428-Chi phí bằng tiền khác
3.2.3 Phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Hàng kỳ, tính tiền lương, các khoản phụ cấp phảI trả cho nhân viên bộ phận quản lý, ghi:
Nợ TK 642 (6421-Chi phí nhân viên quản lý)
Có TK 334-Phải trả người lao động
-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định theo lương của bộ phận quản lý tính vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6421-Chi phí nhân viên quản lý)
Có TK 338 (3382,3383,3384-Phải trả phải nộp khác)
- Xuất kho vật liệu dùng cho bộ phận quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6422-Chi phí vật liệu bao bì)
Có TK 152-Nguyên liệu, vật liệu
- Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6423-Chi phí dụng cụ, đồ dùng)
Có TK 153-Công cụ, dụng cụ
Có TK 142,242
- Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6424-Chi phí khấu hao TSCĐ)
Có TK 214-Hao mòn TSCĐ
- Các khoản thuế nhà đất, thuế môn bài…phải nộp nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6425-Thuế, phí, lệ phí”
Có TK 333-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Lệ phí giao thông, phí qua cầu, qua phà phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6425-Thuế, phí, lệ phí)
Nợ TK 1333-Thuế GTGT đuợc khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112…
- Dự phòng khoản phải thu khó đòi
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm:
+ Hàng kỳ kế toán trích trước khoản trợ cấp mất việc vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
+ Khi chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 351-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Có TK 111,112…
+ Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111,112…
+ Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần lập.Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phảI lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
+ Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phảI trả khác, ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352-Dự phòng phải trả
+ Nếu doanh nghiệp có hợp đồng rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phảI trả cho nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phảỉ trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi:
Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352-Dự phòng phải trả
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
+ Nợ TK 642 (6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài)
+ Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111,112,331
- Cuối kỳ kế toán, dự phòng phảI trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa dùng hết thì số chênh lệch hoàn nhâp, ghi:
Nợ TK 352-Dự phòng phải trả
Có TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
- Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK xác định kết quả, kế toán ghi:
Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phần II
Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty
cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây
I/ Đặc điểm chung về Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây:
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty:
. Quá trình hình thành :
Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là 1 doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Công nghiệp Hà Tây bắt đầu xây dựng năm 1969 nhưng chính thức hoạt động năm 1971 theo Quyết định số 467/UBHC ngày 28/10/1971 của Uỷ ban hành chính Hà Tây (nay là UBND tỉnh Hà Tây)
Tên Công ty: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây.
Địa chỉ: 267 đường Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội.
Điện thoại: 034. 3824. 230
Mã số thuế: 0500238265
Số tài khoản: 710A00005 tại Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây.
* Công ty bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1969 đến năm 1971 thì hoàn thành và đi vào sản xuất, mang tên: Nhà máy bánh mỳ Ba Lan - với quy mô sản xuất lớn do ba nớc giúp đỡ là Ba La, Liên Xô cũ và Rumani, có 3 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng bánh mỹ, phân xưởng sợi và phân xưởng bánh quy.
1.2. Quá trình phát triển :
- Trong những năm đầu thành lập, những chuyên gia của Balan, Liên Xô ở lại trực tiếp giúp đỡ, hoạt động của nhà máy được xem là dẫn đầu trong tỉnh.
- Năm 1974 được sự cho phép của Uỷ ban hành chính tỉnh cùng sự chỉ đạo của Sở Công nghiệp, nhà máy tiếp nhận thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo của công ty ăn uống thuộc Ty thương nghiệp Hà Sơn Bình (công suất khoảng 200 tấn/năm). Công ty đổi tên thành “Nhà máy Liên Hợp Thực Phẩm Hà Sơn Bình”.
- Năm 1980, trước sự khan hiếm nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho bánh mì và mì sợi, nhà máy dần thu hẹp và ngừng hẳn sản xuất 2 mặt hàng này để chuyển sang sản xuất bánh phồng tôm với nguyên liệu chính là tinh bột sắn.
- Sản phẩm này của nhà máy có thể xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu như : Liên Xô, Balan... Quá trình xuất khẩu tạo điều kiện cho nhà máy phát triển sản xuất thêm một số sản phẩm khác là lạc bọc đường và bánh phở khô.
Cho tới cuối những năm 80, những sản phẩm này cũng xuất khẩu được sang thị trường Balan, Mông cổ, Đức....hàng năm có thể xuất tới mấy trăm tấn sản phẩm.
- Năm 1989, ngoại cảnh lại một lần nữa chồng chất thêm những khó khăn cho nhà máy, đó là sự tan rã của thị trường các nước Đông Âu làm cho việc xuất khẩu sản phẩm bánh phở khô, bánh phồng tôm ngừng hẳn. Để có giải pháp tốt cho tình trạng này, bình ổn sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động, nhà máy chuyển sang đầu tư lắp ráp hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bia hơi và nước giải khát trong điều kiện tận dụng phân xưởng phồng tôm và bánh phở. Công suất lên tới 500.000 lít/năm.
- Năm 1991, nhà máy nâng công suất bia lên 1triệu lít/năm.
- Tháng 7 năm 1993 nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng của Balan với công suất 600 kg/giờ. Cũng trong năm này, do nhu cầu tiêu dùng tăng, công suất bia hơi được nâng lên 5 triệu lít/năm, nước giải khát cũng tăng từ 500.000 lít/năm lên 1 triệu lít/năm.
- Năm 1995, nhà máy lại đầu tư thêm 1 dây chuyền sản xuất bánh qui với công suất là 1000 tấn/năm, và1 dây chuyền sản xuất rượu vang.
- Đến 1/10/1997 nhà máy đổi tên thành “ Công ty Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây”
- Năm 1998 công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh kem xốp công suất 300 kg/ca.
- Năm 1999 đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh lương khô công suất 500kg/ca.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Đầu năm 2004 Công ty đã tích cực tiến hành các bước cổ phần hoá theo nghị định 64/CP của Chính phủ. Ngày 05/01/2005 Công ty đã tổ chức Đại hội cổ đông quyết định thành lập Công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây và được cấp giấy đăng ký kinh doanh từ ngày 15/01/2005 công ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/02/2005 đến nay.
Sau khi cổ phần hoá số vốn điều lệ của công ty là 12.530.000.000 đồng.
Hiện nay, công ty đang thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể sau:
+ Sản xuất kinh doanh chính: Sản phẩm chính của công ty có thể kể đến là Bia rượu HADO, khoáng ngọt, khoáng nhạt, nước hoa quả, kẹo lạc xốp, lạc mềm, kẹo gôm, kẹo cứng, bánh kem xốp, bánh qui, bánh trung thu, lạc bọc đường, mứt tết, lương khô...
+ Sản xuất kinh doanh phụ : Kinh doanh dịch vụ hàng thực phẩm, đồ uống.
Trong những năm qua, công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, số đông người tiêu dùng đã biết đến và quen dùng các sản phẩm của công ty.Tuy nhiên trong những năm gần đây, công ty gặp nhiều khó khăn do tình hình chung, song công ty vẫn cố gắng ổn định sản xuất kinh doanh, thực hiện đủ nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong toàn công ty.
Bảng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1.Doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4.Chi phí hoạt động SXKD
5.Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
6.Thu nhập hoạt động tài chính
7.Chi phí hoạt động tài chính
8.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
9.Các khoản thu nhập bất thường
10.Chi phí bất thường
11.Lợi nhuận bất thường
12.Tổng lợi nhuận
18.129.055.270
15.905.378.856
2.223.676.414
2.200.613.144
23.063.270
87.224.490
40.150.150
47.074.340
136.390.443
8.237.653
126.152.790
196.290.400
24.370.156.530
20.518.779.606
3.851.376.924
2.818.662.509
1.032.714.415
127.864.328
108.896.759
18.967.569
8.920.315
8.254.167
666.148
1.052.348.132
2. Đặc điểm tổ chức quản lí, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lí:
Xuất phát từ đặc điểm là 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiệm vụ ban đầu và cũng là nhiệm vụ chính là sản xuất lương thực thực phẩm đồ uống phục vụ nhân dân quanh vùng và xuất lẻ, công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây có mô hình tổ chức với những nét chính sau :
Công ty tổ chức quản lý theo hình thức tập trung từ trên xuống dưới trong đó bộ phận lãnh đạo cao nhất là ban giám đốc. Ban giám đốc công ty có chức năng là xác định mục tiêu của công ty trong từng thời kỳ, các phương hướng, biện pháp lớn, tạo dựng bộ máy quản lí của công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự như tuyển dụng, lựa chọn nhân viên quản lí cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp... phối hợp hoạt động với các phòng chức năng xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tới công ty.
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc :
+ Giám đốc là thủ trưởng cao nhất có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt do mình phụ trách . Trong đó:
- Phó giám đốc sản xuất : có trách nhiệm tổ chức và chỉ huy hoạt động sản xuất hàng ngày,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trực tiếp chỉ huy các phân xưởng sản xuất và phòng kỹ thuật KCS .
- Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách kinh doanh (mảng đối ngoại ) từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết đến công tác mua vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketting. Trực tiếp chỉ huy các phòng vật tư và phòng kinh doanh .
- Phó giám đốc tài chính : phụ trách các vấn đề về tình hình tài chính của doanh nghiệp . Quản lí trực tiếp phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch tổng hợp.
Công ty gồm có 6 phòng chức năng sau:
ã Phòng kế hoạch tổng hợp : có chức năng lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, giám sát và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn và thường xuyên máy móc thiết bị, nhà xưởng...
ã Phòng tổ chức: có chức năng là quản lí nhân sự trong công ty, giải quyết các chế độ chính sách và các thủ tục về chế độ trả lương, khen thưởng, kỉ luật đồng thời tuyển chọn lao động,xác định mức lao động về các tiêu chuẩn mẫu để dựa vào đó đánh giá việc thực hiện công việc của công nhân viên, thực hiện trả công lao động và khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả.
ã Phòng kế toán – tài vụ: có nhiệm vụ chủ yếu là quản lí, theo dõi, phán ánh số liệu và tình hình luân chuyển vốn, thường xuyên kiểm tra và báo cáo cho phó giám đốc tài chính tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình lợi nhuận... Giải quyết các thủ tục tài chính, quan hệ với các cơ quan ngân hàng tài chính, thánh toán công nợ, quản lí giá thành các loại sản phẩmvà vật tư. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tài chính và kiểm kê tài sản theo định kì.
ã Phòng kỹ thuật KCS : chức năng của phòng này là kiểm tra vật tư, sản phẩm so với tiêu chuẩn, chất lượng quy định trước khi xuất nhập . Giúp phó giám đốc về kỹ thuật công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giúp giám đốc chỉ đạo, quản lí chất lượng hàng hoá trong công ty. Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứuvà thực hiện phương án phát triển khoa học, kỹ thuật, luận chứng kinh tế kỹ thuật . Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ, qui phạm kỹ thuật, giao cho các phòng ban thực hiện và theo dõi kịp thời định mức đó. Quản lí trưng bày hàng mẫu, các sản phẩm mẫu, các sản phẩm mẫu, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
ã Phòng vật tư : có chức năng cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời tìm hiểu thị trường, đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm . Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là đảm bảo nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, tìm tòi, nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ của công ty, làm công tác khuyến mại, marketting.
ã Phòng kinh doanh: phụ trách vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, làm công tác marketting, thâm nhập thị trường mới, chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm.
Các phòng ban, phân xưởng sản xuất của công ty quan hệ qua lại trong đó có sự phân công, chuyên môn hoá rõ rệt . Mối quan hệ đó được thể hiện rất rõ qua mô hình sau đây :
sơ đồ 5: Mô hình bộ máy tổ chức công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Giám đốc
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Tài chính
PGĐ sản xuất
Phòng Tổ chức
Phòng kinh doanh
Phòng vật
tư
Phòng kế
hoạch tổng hợp
Phòng kế toán tài vụ
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng bia
Phòng kỹ
thuật
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm sản xuất của công ty là những thành phẩm nhỏ lẻ, sản xuất liên tục và cho ra hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, từ khi đưa nguyên liệu vào đến khi ra thành phẩm chỉ tính theo giờ, phút. Riêng sản xuất bia chu kỳ kéo dài từ 8 đến 12 ngày.
Hiện nay công ty có 4 dây chuyền công nghệ sản xuất chính :
- Qui trình công nghệ sản xuất bánh kem xốp
- Qui trình công nghệ sản xuất bánh qui
- Qui trình công nghệ sản xuất bia
- Qui trình công nghệ sản xuất nước khoáng
Công ty tổ chức sản xuất theo 3 phân xưởng :
- Phân xưởng bia, nước giải khát : chuyên sản xuất bia, nước giải khát, rượu.
- Phân xưởng bánh, mứt, kẹo :sản xuất bánh qui, bánh trung thu, kẹo mềm, kẹo cứng, kẹo lạc bọc đường, mứt tết, lương khô, bánh kem xốp...
- Phân xưởng cơ điện : làm nhiệm vụ duy trì, bảo quản toàn bộ máy móc thiết bị của công ty.
Các phân xưởng là các đơn vị trực tiếp sản xuất, không có chức năng tuyển dụng công nhân, mua sắm, tiêu thụ vật tư sản phẩm, tổ chức đời sống tập
thể. Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc sản xuất cùng sự phối hợp của các phòng chức năng liên quan.
ở các phân xưởng thủ trưởng cao nhất là quản đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp trước phó giám đốc công ty. Trong các phân xưởng sản xuất có các tổ chuyên môn, mỗi tổ có từ 8 đến 12 người do 1 tổ trưởng chịu trách nhiệm. Cụ thể là :
ã Phân xưởng bia, nước giải khát gồm 7 tổ
ã Phân xưởng bánh mứt kẹo gồm 5 tổ
ã Phân xưởng cơ điện gồm 4 tổ
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty:
3.1. Đặc điểm bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức quản lí tập trung theo tuyến dọc từ trên xuống. Công việc kế toán được tiến hành tại phòng kế toán, ở các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên theo dõi, ghi chép nghiệp vụ, thống kê, ghi sổ sách, theo dõi nghiệp vụ phục yêu cầu quản lí sản xuất tại phân xưởng đó, lập báo cáo nghiệm thu nội bộ và chuyển chứng từ về phòng kế toán để hạch toán.
Bộ máy kế toán gồm 6 người được phân công theo khối lượng các phần hành và cơ cấu lao động kế toán của công ty. Yêu cầu về chất lượng cũng như tính chất thi hành của công việc và tố chất nghiệp vụ của công nhân viên là cơ sở để thực hiện phân công lao động kế toán. Ngoài ra, sự phân công này còn dựa trên nguyên tắc có hiệu quả và tiết kiệm, chuyên môn hoá và hợp tác hóa lao động .
Cụ thể, sự phân công ấy thể hiện như sau :
- 1 kế toán trưởng kiêm kế toán TSCĐ, kế toán chi phí , tiền lương, tổng hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm đồng thời vào cuối kỳ phải tổng hợp số liệu, lập các báo cáo quyết toán trình cấp trên.
- 1 kế toán (phó phòng) chuyên kế toán về tiền mặt, kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và thanh toán tiền hàng.
- 1 kế toán phụ trách về kế toán nguyên vật liệu và công cụ lao động.
- 1 kế toán chuyên về kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay và dịch vụ đời sống.
- 1 kế toán chuyên viết hoá đơn bán hàng và theo dõi công nợ .
- 1 thủ quĩ.
Sơ đồ 6: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán tiền mặt,
Tiêu thụ thành phẩm và thanh toán
Kế toán
NVL và công cụ lao động
Kế toán TGNH, tiền vay và dịch vụ đời sống
Kế toán theo dõi công nợ và viết hóa đơn bán hàng
Thủ quĩ
Kế toán trưởng
(kiêm kế toán TSCĐ, tiền lương, chi phí và tính giá thành)
3.2. Chính sách kế toán tại công ty:
- Chế độ kế toán : Công ty áp dụng hệ thống kế toán ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 quy định về chế độ kế toán Việt nam.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : Đồng Việt nam
- Hình thức kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán tài sản cố định :
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : Theo nguyên giá ( Giá mua + chi phí liên quan )
+ Phương pháp khấu hao áp dụng : phương pháp đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên
+ Nguyên tắc đánh giá : Theo giá trị thực tế ( Giá mua + chi phí liên quan)
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền
Trị giá của thành phẩm tồn kho cuối kỳ
=
Số lượng thành phẩm tồn kho
x
Giá bình quân đơn vị
II/ Tình hình kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều phải xác định và lựa chọn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với đặc điểm của công ty, phù hợp với yêu cầu của thành phẩm và của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia rượu, nước giải khát, bánh mứt kẹo ... nên công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây có một số đặc điểm sau:
- Các sản phẩm của công ty thường là các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là người tiêu dùng trong tỉnh, nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu ngày càng cao nên công ty đã mở rộng quy mô tiêu thụ sang một số tỉnh bạn ở khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hưng Yên. Bắc Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang.....Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín với khách hàng và hoạt động tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng.
- Thành phẩm của công ty sau khi sản xuất xong phải được kiểm tra chất lượng rồi đem nhập kho sau đó mới được tiêu thụ. Do vậy ở công ty không có phương thức tiêu thụ trực tiếp không qua kho mà hiện nay công ty sử dụng các phương thức tiêu thụ sau: bán buôn trực tiếp, bán buôn chuyển hàng, bán gửi đại lý và bán lẻ qua các quầy hàng của công ty. Nhưng chủ yếu vẫn là phương thức bán buôn chuyển hàng.
- Bộ phận tiêu thụ của phòng vật tư được chia thành 4 tổ: tổ 1, tổ 2, tổ 3 và tổ 4. Mỗi tổ sẽ có một tổ trưởng, các tổ trưởng này lại được coi như một khách hàng của công ty, đứng ra quản lí và chịu trách nhiệm mang hàng đi giao bán gửi đại lý. Do đặc điểm thành phẩm của công ty là các mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp, tiêu thụ ngay trong ngày như bia hơi, bia chai, nướckhoáng, bánh kẹo... nên khi xuất bán các tổ sẽ viết hoá đơn xuất kho và thu tiền ngay. Sau 10 ngày, phòng kế toán sẽ tổng hợp các phiếu xuất kho trong vòng 10 ngày đó của mỗi tổ để viết một hoá đơn bán hàng.
- Hiện nay công ty chỉ sử dụng phiếu xuất kho cho trường hợp giao bán gửi đại lý còn đối với những khách lẻ trong và ngoài tỉnh thì hoá đơn bán hàng và hóa đơn GTGT sẽ kiêm luôn phiếu xuất kho.
- Do các mặt hàng của công ty thường là các sản phẩm đóng chai, đóng két do vậy khi tiêu thụ thì vỏ chai, két gỗ bên mua có thể cược tiền hoặc nợ, khi đó kế toán vẫn viết hoá đơn coi như xuất bán vỏ chai, két gỗ khi nào bên mua trả lại vỏ chai, két gỗ thì ghi phiếu nhập chai két.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy công tác tiêu thụ thành phẩm cần phải được quản lí chặt chẽ từ khi ký kết hợp đồng tiêu thụ, giao hàng cho khách, thanh toán tiền hàng, thuế giá trị gia tăng và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước cũng như khi xác định kết quả kinh doanh.
2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu :
Hiện nay đối với hoạt động tiêu thụ thành phẩm, công ty sử dụng các chứng từ như : Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu,...và các chứng từ khác có liên quan như bảng kê tiêu thụ thành phẩm, giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng....
biểu số 1
hóa đơn bán hàng
Liên 1 ( Lưu )
Ngày 13 tháng 2 năm 2007
Mẫu số :02.GTTT-3LL
AY/01-B
AN 090919 R
Đơn vị bán : Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây. Tổ 1
Địa chỉ : Số 267- Quang Trung - Hà Đông. Số tài khoản :................................
Điện thoại : ............. Mã số: 0500238265-1
Họ tên người mua hàng : Vũ Như Quang.
Đơn vị : Hàng giao bán các điểm đại lí từ 1ữ10/2/2007
Địa vị : PXK 41973 ữ42200 ; 42051 ữ4207. Số tài khoản: ..............................
Hình thức thanh toán :TM. Mã số :
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
2
3
Bia hơi
Bia hơi chai nhựa 1L
Bia hơi chai nhựa 1,2L
lít
chai
chai
2.010
3.090
2.825
2.500
2.600
3.200
5.025.000
8.034.000
9.040.000
22.099.000
Hỗ trợ vận chuyển - 94.000 Hoa hồng đại lý T 1/03 1.655.700
Cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ : 20.349.300
Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi triệu ba trăm bốn mươi chín nghìn ba trăm đồng.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, ghi rõ
họ, tên)
biểu số 2
Hóa đơn (gtgt)
Liên 1 (Lưu)
Ngày 17 tháng 2 năm 2007
Mẫu số : 01 GTKT- 3LL
KM/01-B
EV 052314 R
Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Địa chỉ: Số 267- Quang Trung- Hà Đông. Số tài khoản :...........................
Điện thoại :........... Mã số: 0500238265-1
Họ tên người mua hàng: DNTN Hải Phượng
Đơn vị : Tổ 1- Phường Yên Ninh
Địa chỉ: Tỉnh Yên Bái Số tài khoản: ................................
Hình thức thanh toán: Nợ . Mãsố:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
2
3
Bánh quy
Bánh kem xốp 300g
Xuất khuyến mại bánh quy
gói
gói
gói
1500
800
75
2910
6180
4.365.000
4.944.000
9.309.000
Cộng tiền hàng: 9.309.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 930.900
Tổng cộng tiền thanh toán 10.239.900
Số tiền viết bằng chữ : Mười triệu hai trăm ba mươi chín nghìn chín trăm đồng.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, ghi rõ
họ, tên)
biểu số 3
Hóa đơn (gtgt)
Liên 1 (Lưu)
Ngày 21 tháng 2 năm 2007
Mẫu số : 01 GTKT- 3LL
KM/01-B
EV 052537 R
Đơn vị bán hàng : Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Địa chỉ: Số 267- Quang Trung- Hà Đông. Số tài khoản :...........................
Điện thoại :........... Mã số: 0500238265-1
Họ tên người mua hàng: Cửa hàng thực phẩm ứng Hòa
Đơn vị : 60 Phan Chu Trinh
Địa chỉ: ứng Hòa. Số tài khoản: ................................
Hình thức thanh toán:Nợ. Mãsố:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Bánh kem xốp 300gr
gói
500
6180
3.090.000
Cộng tiền hàng: 3.090.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 309.000
Tổng cộng tiền thanh toán 3.399.000
Số tiền viết bằng chữ : Ba triệu ba trăm chín mươi chín nghìn đồng.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, ghi rõ
họ, tên)
biểu số 4
Đơn vị .......................
Địa chỉ........................
Mã số thuế:
phiếu xuất kho
hàng gửi bán đại lý
Liên 1: Lưu
Ngày 23 tháng 2 năm 2007
Mẫu số: 04/XKĐL-3LL
Ban hành theo TT số: 140 ngày 2 tháng 12 năm 1999 của Bộ Tài Chính
AL / 00 - B
N9 042175
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số:.......................ngày...........tháng........năm.......... của......................với (tổ chức, cá nhân).........................về việc .........................
Họ tên người vận chuyển: Anh Tuất xe lam HĐ số (nếu có)............
Phương tiện vận chuyển: Chị Nhàn – La cả
Xuất tại kho: Cô Bé
Nhập tại kho:
Số
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
1
2
Bia hơi
Bia hơi chai 1,2L
lít
chai
24,5
550
2.500
3.200
61.200
1.760.000
Cộng :
1.821.200
Xuất, ngày.......tháng......năm........ Nhập, ngày.......tháng.......năm.......
Người nhận
hàng (ký, họ tên)
Người lập phiếu (ký, họ tên)
Thủ kho xuất
(ký, họ tên)
Người vận chuyển
Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 5
Công ty Liên cổ phần Hợp Thực Phẩm Hà Tây
Phiếu thu
Ngày 23 tháng 2 năm 2007
Số: 521
TK Nợ: 111
TK Có: 131
Họ và tên người nộp : Cửa hàng thực phẩm ứng Hòa
Địa chỉ : ứng Hòa
Lý do nộp : Nộp tiền hàng
Số tiền phải thu (VNĐ) : 3.399.000
Chiết khấu thanh toán ngay 0,5% : 17.000
Số tiền thực thu : 3.382.000
(Viết bằng chữ :Ba triệu ba trăm tám mươi hai nghìn đồng.)
Kèm theo : chứng từ gốc.
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Người lập phiếu
(ký, họ tên)
Người nộp tiền
(ký, họ tên)
Thủ quỹ
(ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :.....................................................
..............................................................................................................
2.2. Tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
Do đặc điểm thành phẩm của công ty là các mặt hàng nhỏ lẻ, giá trị thấp, chủng loại phong phú. Mặt khác, công ty cũng đang áp dụng hệ thống kế toán máy chương trình A&F 5.0 nên để thuận tiện cho công việc hạch toán và vào sổ sách, chứng từ công ty đã mã hoá tên các mặt hàng như sau:
Mã hàng: - KHOANG1: Khoáng ngọt 0,50
- QUY1: Bánh quy túi hoa và túi chữ 170g
- BIA: bia hơi, bia chai nhựa 1L, bia chai nhựa 1,2L
- KXOP3: bánh kem xốp 300g
- LKHO: bánh lương khô 200g
- MUT2: mứt 200g
- MUT3: mứt 300g
- MUT4: mứt 400g
.........
Trong việc hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm công ty hiện sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng
Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản 155: Thành phẩm
Để chi tiết các tài khoản này kế toán công ty thường ghi kèm thêm mã
hàng ngay sau tên tài khoản.
Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
Chi tiết: + 131-TO1: Phải thu của tổ 1
+ 131-TO2: phải thu của tổ 2
+ 131-TO3: phải thu của tổ 3
+ 131-TO4: phải thu của tổ 4
+ 131-CHTPƯNG
..................
Ngoài ra công ty còn sử dụng thêm 1 số tài khoản như: 111, 112, 531, 532, 157,......
2.3. Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây.
ã Bán hàng theo hình thức gửi đại lý:
Do công ty không viết hoá đơn bán hàng cho từng lần xuất kho thành phẩm gửi bán đại lý mà thường sau 10 ngày phòng kế toán sẽ tổng hợp các phiếu xuất kho trong vòng 10 ngày của mỗi tổ để viết 1 hoá đơn bán hàng.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho 41973 á42200, 42051á42072 kế toán lập hóa đơn bán hàng số 090919 (biểu số 1).
- Kế toán ghi nhận doanh thu sau khi trừ đã trừ luôn hoa hồng tháng 11 vào doanh thu :
Nợ TK 131-TO1 : 20.443.30._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2537.doc