Lời nói đầu
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dù là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay liên doanh … thì lợi nhuận luôn là một chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn đạt được lợi nhuận, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những quyết định sáng suốt trong sản xuất kinh doanh. Khi có nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cùng với sự xuất hiện các quy luật trong đó có quy luật cung cầu, quy luật cung – cầu, quy luật giá trị và quy luật cạn
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại D&T, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tranh. Chính vì cậy mỗi doanh nghiệp khi bước vào sản xuất kinh doanh đều phải tự mình tìm ra những đáp án trả lời một cách hữu hiệu nhất, đó là:
Sản xuất – kinh doanh là gì?
Sản xuất – kinh doanh cho ai?
Sản xuất – kinh doanh như thế nào?
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp có điều kiện để phát triển, trong đó hạch toán kế toán là một công cụ quản lý của quá trình sản xuất kinh doanh từ các yếu tố chi phí đầu vào đến kết quả đầu ra. đồng thời là nơi cung cấp những thông tin kịp thời chính xác cho nhà quản lý.
Cũng như doanh nghiệp khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp thương mại cũng là đơn vị sản xuất kinh doanh, do vậy cũng phải hạch toán kinh tế lấy thu bù đắp chi hí sao cho có lãi
Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy với sự phát triển của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có không ít những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí và có nguy cơ đứng trước sự phá sản, giải thể. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều song nhìn nhận một cách tổng quát khách quan thì nguyên nhân của sự đổ vỡ, phá sản trong các doanh nghiệp thương mại chủ yếu do sự yếu kém trong việc tổ chức công tác bán hàng, xác định kết quả kinh doanh. Vì vậy với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét các phương thức bán hàng xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và được đặt tra hàng đầu với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Mọi doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khác nhau thì cũng đều quan tâm đến đầu ra của sản phẩm, hàng hoá làm sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tạo ra hiệu quả thu về là cao nhất, đó mới là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đây là bài toán nhức nhối nhất đối với tất cả các doanh nghiệp. Khi họ bỏ vốn kinh doanh sản phẩm, một chu kỳ hoàn chuyển vốn, vốn mới sẽ được thu về một lượng là bao nhiêu theo chu trình tuần hoàn vốn:
T
-
H
-
SX
-
H’
-
T’
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Qua mỗi giai đoạn vận động vốn biến động cả về hình thái biểu hiện lẫn quy mô tiêu thụ sản phẩm hàng hoá từ đó đánh giá được năng lực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đồng thời là cơ sở để tích luỹ tái tạo sản xuất kinh doanh, mở rộng tăng tốc độ luân chuyển vốn biểu thị kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ sự cần thiết và tầm quan trọng cũng như yêu cầu đặt ra với kế toán trong việc hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại D&T. Được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo khoa kế toán và đặc biệt của cô giáo Trần Thị Mẽ em đã đi vào nghiên cứu chuyên đề “Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh”.
Nội dung của chuyên để ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về vấn đề hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại D&T.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dịch vụ thương mại D&T.
Phần I: Cơ sở lý về vấn đề hoàn thiện quá trình hạch toán
Nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường
Kinh doanh thương mại trong kinh tế thị trường
Hoạt động thương mại hay kinh doanh hàng hoá là quá trình trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường. Xét thực chất đó là quá trình trao đổi hàng hoá của nền kinh tế xã hội.
Sự hình thành hoạt động kinh doanh hàng hoá là tất yếu do quá trình phân công lao động xã hội và lợi thế so sánh giữa các vùng, các doanh nghiệp, các quốc gia với nhau. Phân công lao động là sự định ra sự cần thiết nhằm vừa làm thoả mãn nhu cầu lẫn nhau, vừa khai thác lợi thế so sánh lẫn tái đầu tư, tái sản suất (sức lao động và các sản phẩm khác).
Thương mại có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở chỗ:
Trước hết nó là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá qua khâu thương mại để hoặc tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá nhân. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất xã hội thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu bảo đảm tính liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn đến sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng.
Thương mại là một phần của sản xuất hàng hoá, sản phẩm hàng hoá có mục đích là thoả mãn nhu cầu của người khác để trao đổi, mua bán… hoạt động thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá.
Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền của nhà đầu tư đưa lại lợi nhuận. Kinh doanh thương mại có những đặc thù của nó: Đó là quy luật hàng hoá vận động từ nơ có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, quy luật mua rẻ bán đắt, quy luật của người có hàng hoá bán cho người cần (quy luật cung-cầu). Bỏ tiền mua hàng hoá, sau đó bán lại cũng có thu được lợi nhuận thậm chí siêu lợi nhuận. Vì vậy kinh doanh thương mại cũng trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.
ở tầm vĩ mô thương mại là điều kiện tiền đề để thúc đẩy sản xuất hàng hoá cùng các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích những người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất các hàng hoá lớn.
Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, người sản xuất sẽ tìm đủ mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học và công nghệ mới, giảm thiểu chi phí để thu được lợi nhuận. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn hoá và tính toán, thực chất hoạt động kinh doanh tiết kiệm các nguồn lực và nâng cao năng suất đem lại lợi nhuận cao nhất. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển.
Thương mại luôn kích thích nhu cầu và tạo ta nhu cầu mới. Thương mại một mặt làm cho nhu cầu trên thị trường sát thực với nhu cầu thực tế hơn, mặt khác nó còn làm bộ lộ tính đa dạng phong phú của nhu cầu trong kinh doanh thương mại. Từ đó đã buộc các nhà sản xuất phải sản xuất đa dạng về loại hình sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Điều này đã tác động ngược lại người tiêu dùng làm nổi bật những nhu cầu tiềm tàng trong thương mại. Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và đó là gốc rễ của sự phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua phát triển của hoạt động thương mại làm cho nền kinh tế trong nước gắn liền với kinh tế thế giới thực hiện chính sách kinh tế mở, góp phần mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với nét đặc trưng nổi bật là từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do nhà nước quyết định, các doanh nghiệp không cần quan tâm tới sản phẩm của mính có được thị trường chấp nhận tiêu dùng hay không mà chỉ quan tâm tới việc sản xuất cái sẵn có. Theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao cho, doanh nghiệp không quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh được hay mất lỗ hay lãi đã có nhà nước chịu.
Chính vì cơ chế quản lý như vậy nên các doanh nghiệp thường ỷ lại trông chờ vào nhà nước làm mất đi tính tự chủ nhạy bén trong việc sản xuất cung cấp sản phẩm-hàng hóa ra thị trường. đối với các doanh nghiệp thương mại thì họ thực hiện nhiệm vụ mua bán lưu thông hàng hoá theo yêu cầu của nhà nước. Nhà nước độc quyền trong việc phân phối hàng hoá thông qua các doanh nghiệp thương mại do nhà nước làm chủ, điều này đã gây nên sự hạn chế, mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường dẫn đến nền kinh tế bị trì trệ, kìm hãm lún sâu vào sự khủng hoảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1996 đã khai thông thế bế tắc đó, thông qua một chính sách kinh tế mới đó là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Chính sách kinh tế mới của nhà nước đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi song cũng chứa đầy những khó khăn thử thách đòi hỏi những doanh nghiệp thương mại phải có cái nhìn toàn diện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp phải hoạt động với phương châm hạch toán kinh doanh được ăn lỗ chịu và tự chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động của mình. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải năng động nhạy bén thích nghi với môi trường kinh doanh mới với mục tiêu hướng tới là thị trường, thị trường là sản xuất và phát triển, là đích để các doanh nghiệp chinh phục và khai thác. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải làm tốt công tác bán hàng, tiếp cận thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì hoạt động bán hàng cực kỳ quan trọng. Trong doanh nghiệp thương mại bán hàng là hoạt động chủ yếu cuối cùng và quan trọng nhất, nó giúp cho vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ và là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh sau này.
Đối với bản thân các doanh nghiệp: thực hiện tốt công tác bán hàng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh làm cho tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh làm cho doanh nghiệp bớt số vốn huy động từ bên ngoài từ đó giảm được chi phí về vốn. Doanh nghiệp có tiêu thụ được hàng hoá thì mới có doanh thu để bù đắp các chi phí, thực hiện được nghĩa với nhà nước và các đối tượng các có liên quan, cao hơn nưa là thực hiện nghĩa vụ thặng dư, từ đó giúp các nhà quản trị lãnh đạo biết được tinh hình hoạt động của doanh nghiệp mình và đưa ra các quyết định phù hợp. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp đóng vai trò là một đơn vị kinh tế cơ sở, sự lớn mạnh của doanh nghiệp góp phần ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu chung của quốc gia. Hàng hoá của doanh nghiệp thương mại được lưu thông trên thị trường đồng nghĩa với việc xã hội thừa nhận kết quả lao động của doanh nghiệp và hơn thế nữa doanh nghiệp đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Mặt khác thực hiện được tốt quá trình bán hàng đã góp phần điều hoà quá trình sản xuất tiêu dùng, giữa tiền hàng, giữa cung và cầu, là điều kiện đảm bảo sự phát triển cân đối trong ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đặc trưng của nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng của nó đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động hàng hoá nói riêng
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ chuyển biến từ nền kinh tế kém phát triển mang tính tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta thiếu một cái “cốt vật chất” của mọi nền kinh tế phát triển, thực trạng của nền kinh tế còn được thể hiện ở các mặt sau:
Cơ cấu hạ tầng vật chất còn thấp kém.
Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp được cải tiến song vẫn lạc hậu nhiều so với thế giới.
Sản xuất phân tán nhỏ lẻ, kỹ thuật thủ công mang nặng tính bao thủ trì trệ.
Phân công lao động xã hội chưa sâu sắc, các mối quan hệ kinh tế kém phát triển, thị trường được mở rộng song chưa đạt hiệu quả.
Thu nhập của dân cư quà thấp, sức mua thấp, thu nhập tiêu dùng tăng chậm làm trì trệ sản xuất kinh doanh đó là điều khó có thể tránh khỏi.
Thiếu đội ngũ người quản lý sản xuất, kinh doanh có khẳ năng tham gia cạnh tranh trong và ngoài nước.
Trong công cuộc đổi mới nhà nước ta đã xác định chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế còn tồn tại dưới các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất trong đó các thành phần kinh tế cùng tham gia dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Việc đa thành phần kinh tế không chỉ trong sản xuất mà trong cả kinh doanh thương mại, mọi hoạt động kinhdoanh của mọi doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế quốc dân đều được phép hoạt động.
Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế hiện nay là: quốc doanh, tập thể, cá nhân, tư bản nhà nước..
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường của nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế lên khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển, kể cả trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp.
Nền kinh tế nhiều thành phần phản ánh tính đa dạng, phong phú trong việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội, vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế xã hội bằng hành lang pháp luật kế hoạch chính xác cụ thể.
Hiện nay xu thế hoá trong kinh doanh thương mại giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong công cuộc cải tổ nền kinh tế của mình việc mở rộng quan hệ kinh tế Việt Nam với quan hệ quốc tế là một điều tất yếu. Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất và hợp tác kinh doanh dưới nhiều hình thức: hợp tác liên doanh liên kết, cho phép các chủ đầu tư mở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước làm tăng khả năng cạnh tranh những mặt hàng mũi nhọn, có tương lai gắn với công nghệ mới trên thị trường thế giới, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nhịp điệu của nền kinh tế thế giới.
Trong cuộc cải tổ nền kinh tế, nhà nước ta luôn luôn xác định rõ vai trò và đường lối phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua tính chất vai trò quản lý của nhà nước. Nhà nước giải quyết vấn đề do chính cơ chế trường phát sinh như: thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng kinh tế... cản trở đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế.
Nhà nước sử dụng pháp luật và các công cụ vĩ mô để điều chỉnh kinh tế làm cho kinh tế lành mạnh hơn giảm bớt những tiêu cực, những thăng trầm đột biến xấu trên con đường phát triển.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào cũng đều nhằm đến mục đích cuôi cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận phản ánh kết quả và trình độ kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là phương tiện để duy trì và tái sản xuất mở rộng. Là phương tiện để ứng dụng trong công nghệ và kỹ thuật hiện đại. làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là phụ thuộc vào trình độ quản lý và sử lý thông tin kinh tế của chủ doanh nghiệp và những người làm kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng. Hoạt động tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường là tấm gương phản chiếu tình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đó vạch ra những hướng đi đúng đắn có cơ sở khoa học đảm bảo cho sự phát triẻn chung của doanh nghiệp
Những vấn đề chung của kế toán tiêu thụ hàng hóa
Khái niệm tiêu thụ hàng hoá
Hàng hoá là gì?
Trước hết để hiểu được khái niệm thế nào là hàng hoá? Trước hết ta cần tìm hiểu thế nào là hàng hóa? Theo quan niệm của Mác, hàng hoá là những vật do con người tạo ra thảo mãn 3 điều kiện:
Thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Sản xuất ra hàng hoá để bán hàng trao đổi. Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng: Là công dụng của một vật thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Công dụng của nó do thuộc tính tự nhiên của vật đó quyết định.
Giá trị trao đổi: Là mối quan hệ tỷ lệ giữa một giá trị sử dụng này với một giá trị sử dụng khác. Giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị. Bất kỳ một loại hàng hoá nào cũng được biểu hiện hai mặt số lượng và chất lượng. Số lượng của hàng hoá được thông qua đơn vị chất lượng hàng hoá được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tốt xấu hoặc phẩm chất của hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá
Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá thông qua quá trình trao đổi. Doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hàng hoá, vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ và hình thái kết quả tiêu thụ là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua quá trình tiêu thụ nhu cầu của người tiêu dùng về giá trị sử dụng nhất định được thoả mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện. Xét về góc độ kinh tế, tiêu thụ hàng hoá là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá để nhận lại một lượng giá trị tương đồng, theo đó quá trình tiêu thụ hàng hóa có thể được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đơn vị bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để giao sản hẩm hàng hoá cho đơn vị bên mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt về quá trình, vận động của hàng hoá. Tuy nhiên nó chưa phản ánh được kết quả của việc tiêu thụ được hoàn tất bởi hàng hoá gửi đi đó chưa được khặng định là sẽ được thu tiền
Giai đoạn 2: khách hàng trả tiền hoặc xác nhận là sẽ trả tiền. Khi đó quá trình tiêu thụ hàng hoá được hoàn tất và đơn vị có thu nhập để bù đắp chi phí và hình thành kết quả tiêu thụ.
Tóm lại, quá trình tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp có được điểm sau:
Đó là sự mua bán có thoả thuận, doanh nghiệp đồng ý bán, khách hàng đồng ý mua và trả tiền hoặc chấp nhập nợ tiền.
Có sự thay đổi quyền sở hữu hàng hoá từ doanh nghiệp sang cho khách hàng.
Doanh nghiệp giao cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại từ khách hàng một khoản tiền hoặc là một khoản nợ gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệp xác định kết quả tiêu thụ của đơn vị.
Vai trò của tiêu thụ hàng hoá
Thứ nhất: Đặc trưng lớn nhất của đơn vị sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định trong chương trình hoạt động của người sản xuât, của mỗi doanh nghiệp. Do đó tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội, quá trình sản xuất sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán với người mua đã diễn ra và qyền sở hữu hàng hoá đó đã thay đổi. Nó là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hoá là một hoạt động kinh doanh trong lưu thông hàng hoá. Thật vậy qúa trình sản xuất xã hội bao gồm:
Sản xuất
Lưu thông
Tiêu dùng
Và nó được biểu hiện dưới dạng sơ đồ sau:
Sản xuất
Lưu thông: tiền tệ của sản xuất, hậu cần sản xuất
Tiêu dùng
hàng hoá
hàng hoá
Sơ đồ 1: quá trình sản xuất
Tiêu thụ hàng hoá có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội.
Thực chất tiêu hàng hoá, cung cấp hàng hoá, cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, động bộ, đúng với số lượng, chất lượng, thuận lợi, khoa học đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nó phản ánh về việc cung cầu gặp nhau về một loại hàng hoá nào đó. Qua đó tiêu thụ góp phần khuyến khích tiêu dùng, hướng sản xuất phát triển để đạt được sự thích ứng tối ưu giữa cung và cầu. Trong lĩnh vực tiêu dùng, các cá nhân có thể dễ dàng thoả mãn một nhu cầu về hàng hoá tiêu thụ trên thị trường một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh nhờ hàng loạt các quầy hàng, cửa hàng siêu thị... cung ứng cho mọi đối tường trong xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, các doanh nghiệp nhận thấy tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn sản xuấTkinh doanh.
Như vậy thông qua thị trường, tiêu thụ hàng hóa, sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Giữa hàng hoá và tiền tệ trong lưu thông, giữa nhu cầu và tiêu dùng và khả năng thanh toán. Đồng thời đó là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ 2: Tiêu thụ hàng hoá là cơ sở hình thành nên doanh thu và lợi nhuận, tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí bỏ ra, đảm bảo phát triển vốn kinh doanh thông qua phương thức tiêu thụ, phù hợp với yêu cầu quản lý của khách hàng. Để quá trình tiêu thụ được diễn ra thuận lợi thì hàng hoá không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng luôn luôn biến động, cạnh tranh được các mặt hàng khác cả về mẫu mã chất lượng cũng như phương thức bán hàng và khâu phục vụ sau bán hàng, nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng.
Thứ 3: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng những biện pháp tiêu thụ đúng đắn, bảo đảm cho người tiêu dùng những hàng hoá tốt sẽ đẩy mạnh doanh số bán ra và nâng cao doanh thu do đó thị trường được mở rộng và khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong mối quan hệ đối với các chủ thể khác như khách hàng, chủ nợ, nhà đầu tư... Động viên người lao động hoàn thành và phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh.
Đồng thời với việc tiêu thụ hàng hoá, xác định đúng kết quả tiêu thụ là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thực lãi của doanh nghiệp là xác định phần nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước, giải quyết hài hoà mối qua hệ giữa lợi ích kinh tế nhà nước với tập thể và các cá nhân người lao động. Xác định đúng kết quả tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong thời kỳ kinh doanh tiếp theo, đồng thời cung cấp số liệu cho bên quan tâm thu hút đầu tư vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín cho doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh không còn chế độ bao cấp và cạnh tranh càng trở nên gay gắt, việc xác định kết quả kinh doanh trở nên một nhu cầu bức xúc cần thiết và cũng là một thử thách quyết định đối với tài năng của các nhà quản lý.
Như vậy tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy, sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Có thể khẳng định rằng hiệu quả kinh doanh của đơn vị được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá được thị trường thừa nhận và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
Các yêu cầu quả lý công tác tiêu thụ hàng hoá.
Doanh nghiệp thương mại là hợp phần tất yếu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nơi thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các mối quan hệ lớn trong xã hội và cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa cơ chế quản lý cũ chưa bị xoá bỏ hoàn toàn với cơ chế quản lý mới chưa hoàn chỉnh cùng đan xen tồn tại với nhau. Vì vậy phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Quá trình tiêu thụ hàng hoá phải được quản lý từ khâu ký kết hợp đồng tiêu thụ đến các khâu gửi hàng, xuất bản thanh toán tiền hàng... cho đến khi chấm dứt hợp đồng
Thường xuyên kiểm tra tình hình tiêu thụ, thực hiện kế hoạch tiêu thụ và thực hiện chính sách liên quan.
Quản lý tốt nguồn lực trong kinh doanh : lao động, vật tư, vốn... để sử dụng hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí xã hội sao cho thấp nhất.
Phải góp phần vào bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thực hiện nghĩa vụ đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, các vùng biên giới hải đảo, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các chế độ quản lý kinh tế nhà nước
Khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp không còn hoạt động theo hình thức chỉ tiêu kế hoạch ma luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng, nguồn lực thị trường kinh doanh để tiêu thụ sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp mình. Thực tế những phương năm qua cho thấy không ít những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản do không biết tổ chức tiêu thụ hàng hoá, hàng hoá kinh doanh không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, do vậy để có thể đững vững trên thị trường, các doanh nghiệp thương mại phả luôn xác định được kinh doanh cái gì ? Kinh doanh như thế nào ? Đồng thời tạo sự thuận tiện trong quan hệ mua bán trên cơ sở áp dụng linh hoạt các phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng.
Các phương thức bán hàng.
Các phương thức bán buôn
Bán buôn là quá trình bán hàng cho các đơn vị thương mại, sản xuất để tiếp tục các quá trình sản xuất hay chuyển bán. Như vậy đối tượng bán buôn là rất đa dạng. Có thể là sản xuất, có thể là thương mại, có thể là trong nước hay nước ngoài.
Đặc trưng của buôn bán là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, bán hàng theo phương thức này thường bán với khối lượng lớn và có nhiều hình thức để thanh toán. Có thể thanh toán qua ngân hàng hoặc theo phương thức đổi hàng hoặc hình thức mua bán chịu. Có hai hình thức buôn bán :
Buôn bán vận chuyển thẳng
Là phương thức bán hàng mà hàng hoá bán cho bên mua được giao thẳng từ kho của bên cung cấp (đơn vị bán) hoặc giao thẳng từ bến cảng, nhà ga... chứ không qua kho của bên mua. Đây là hình thức bán hàng tiết kiệm vì nó giảm được chi phí vận chuyển tăng nhanh sự vận động của hàng hoá.
Ký hợp đồng hai bên
Doanh nghiệp thương mại
kh
Chuyển hàng đến bằng phương tiện tự có hoặc cho thuê
Sơ đồ 2: Bán buôn chuyển thẳng
Gửi bán thẳng: theo hình thức công ty bán vừa tiến hành thanh toán với bên cung cấp về hàng mua với bên mua về hàng bán, có nghĩa là công ty đồng thời phát sinh nghiệp cụ mua hàng và nghiệp vụ bán hàng.
Trong trường hợp này số hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ chuyển quyền sở hữu khi bên mua thanh oán số hàng được giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng này được chấp nhận mới được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa đó.
Bán giao tay ba: trong phương thức bán hàng này doanh nghiệp là đơn vị trung gian trong mối quan hệ giữa bên bán và bên mua trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng với bên cung cấp trong trường hợp này công ty không phát sinh nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. tuỳ theo điều kiền ký kết hợp đồng mà công ty được hưởng một khoản tiền hoa hồng do bên cung cấp hoặc là bên mua trả.
Bán buôn theo phương thức giao hàng trực tiếp tại kho
Trong phương thức bán hàng này sau khi ký kết hợp đồng bên mua sẽ cử người được mình uỷ quyền tới nhận hàng tại kho của bên bán khi hàng đã xuất kho của bên bán khi hàng đã xuất ra khỏi kho thì quyền sở hữu thuộc bên mua.
Bên mua
Người uỷ quyền
Hợp đồng đã ký kết
Kho người bán
Nhận hàng đã được nhận về
Hàng hoá do bên mua
Tự tải về theo hợp đồng
Sơ đồ 3: Bán buôn theo phương thức giao hàng tại kho
Các phương thức bán lẻ
Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của sự vận động hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, hàng hoá bán lẻ chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng, khi đó giá trị hàng hoá đã được thực hiện, bán lẻ là giai đoạn cuối cùng.
Bán lẻ thu tiền tạm ứng
Đây là phương thức bán hàng mà nghiệp vụ thu tiền và giao hàng tách rời nhau nhằm mục đích chuyên môn hoá trong công tác bán hàng. theo tình hình này cửa hàng bố trí một số nhân viên chuyên thu tiền và viết hoá đơn tích kê mua hàng cho khách hàng. một số nhân viên bán hàng thực hiện giao hàn cho khách theo hoá đơn hay tích kê, đồng thời nhận loại hoá đơn hay tích kê này. Cuối ngày hoặc cuối ca các nhân viên thu ngân kiểm tiền, lập giấy nộp tiền bán hàng (đó chính là doanh thu của hàng đã bán).
Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Đây là hình thức bán hàng mà nhân viên trực tiếp giao hàng và thu tiền của khách hàng cuối ngày nhân viên bán hàng lập giấy nộp tiền bán hàng đồng thời kiểm kê hàng hoá còn ghi lại và xác định từng mặt hàng đã bán ra theo số lượng:
Lượng bán ra trong kỳ
=
Lượng còn đầu ngày
+
Lượng nhập đầu ngày
-
Lượng còn cuối ngày
Và lập tổng báo cáo hàng ngày.
Tổng doanh thu = Tổng số lượng bán ra mỗi loại x giá đơn vị
Chứng từ là giấy nộp tiền và báo cáo bán hàng do nhân viên bán hàng lập ra
Giao hàng cho các đại lý ký gửi hàng hoá
Giao hàng gửi đại lý chính thức là phương thức biến tướng của phương thức bán buôn, chuyển hàng. Hàng ký gửi được coi là hàng “gửi bán” và vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp đến khi tiêu thụ. Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, cán bộ phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho hay biên bản bàn giao hàng cho đại lý bán sẽ lập quyết toán và gửi cho doanh nghiệp về số hàng đã bán, số tiền bán hàn trừ hoa hồng đại lý. Khi đó hàng đã được coi là tiêu thụ và kết toán căn cứ vào biên bản giao hàng cho đại lý, quyết toán đã lập để ghi sổ kế toán.
Phương thức bán hàng này giúp doanh nghiệp tiế cận và khoai thác thị trường tốt, mở rộng phạm vi kinh doanh mà không phải đầu tư thêm vốn.
Bán hàng trả góp
Bán hàng trả góp là một biến tướng của phát triển bán hàng trả chậm khi giao hàng cho người mua thì hàng được coi là tiêu thụ ngay và doanh nghiệp bị mất quyền sở hữu hàng hoá đó. Doanh nghiệp lập hoá đơn bán hàng và hợp đồng thanh toán để căn cứ giao hàng và nhận tiền lần đầu. Phần còn lại người mua chấp nhận trả tiền ở kỳ tiếp theo nhưng ophải chịu mức lãi suất nhất định. Phần lãi suất thu trên tiền hàng trả dần dùng để bù đắp chi phí tăng trong phần thanh toán và dự phòng rủi ro có thể xảy ra. Thông thường số tiền phải trả ở các kỳ là bằng nhau bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm. Phương thức này giúp doanh nghiệp khai thác triệt để mọi thị trường tiềm năng. Ngoài ra còn có một phương thức tiêu thụ khác như: biếu tặng, cho, thưởng... bằng hàng hoá.
Các phương thức thanh toán tiền bán hàng
Thanh toán tiền bán hàng có thể coi là khâu cuối cùng của một doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá nói chung, đến thời điểm tiền bán hàng được thanh toán cho người bán thì thực chất quyền bán hàng được thanh toán cho người bán thì thực chất quyền sở hữu về tiền và hàng giữa bên bán và bên mua mới chính xác được thay đổi, việc thanh toán tiền bán hàng được phân ra thành các phương thức thanh toán như sau:
Thanh toán dùng tiền mặt
Là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán khi nhận được hàng hoá vật tư hoặc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành thì bên mua xuất tiền mặt trả trực tiếp cho người bán hoặc người cung cấp lao vụ dịch có thể tiến hành bằng đồng ngân hàng Việt Nam, vàng bạc, đá quý, ngân phiếu, ngoại tệ,...
Thanh toán không dùng tiền mặt
Là thanh toán trực tiếp bằng cách chuyển khoản từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán thông qua trung gian là ngân hàng. Có nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm các hình thức thanh toán sau;
Thanh toán chấp nhận: Hay còn gọi là phương thức thanh toán nhờ thu chậm trả là thể thức thanh toán mà nhờ ngân hàng thu hộ tiền bán hàng ở người mua, người bán chỉ được thanh toán khi có sự chấp nhận của bên mua. Theo phương thức này thì khi bên bán gửi hàng cho bên mua thì phải làm giấy nhờ thu gửi cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền._. bán hàng. Ngân hàng phục vụ bên mua khi nhận được chứng từ và nhận được sự đồng ý của bên mua sẽ trả cho bên bán thông qua ngân hàng phục vụ bên bán. Hình thức này được áp dụng khi hai bên giao dịch đã có sự tin tưởng lẫn nhau.
Thanh toán theo kế hoạch: Hình thức này áp dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên và có sự tín nhiệm lẫn nhau. Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng kinh tế bên bán định kỳ chuyển cho bên mua hàng hoá và bên mua định kỳ chuyển cho bên bán tiền hàng theo kế hoạch, cuối kỳ hai bên điều chỉnh thanh toán theo số liệu thực tế.
Thanh toán theo thư tín dụng: Hình thức thanh toán này khi hai bên giao dịch chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, khi thực hiện giao dịch hai bên sẽ thực hiện mở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng được chỉ định (mở LC) để thực hiện thanh toán, hình thức này thường được sử dụng trong giao dịch ngoại thương.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Bên mua là chủ tài khoản trong ngân hàng phục vụ mình sẽ thực hiện giấy uỷ nhiệm nhờ ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định trả cho người đã cung cấp hàng hóa.
Thanh toán bằng séc: Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền trên tài khoản của mình trả cho người được hưởng có trên tờ séc.
Thanh toán bằng hàng đổi hàng: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán lẫn nhau. Có thể nói phương thanh toán này là phương thức xuất hiện đầu tiên từ khi loài người thực hiện trao đổi hàng hoá, phương thức này giựa trên nguyên tắc ngang giá. Giá trị của hai loại hàng hoá là bằng nhau, hai bên tham gia mua bán đều đồng thời là người mua và người bán, lúc này chỉ xuất hiện hai dòng hàng hóa vận chuyển ngược chiều nhau, phương thức này khi mua và bán hàng hai bên sẽ theo dõi và cân đối giá hàng mua và hàng bán đến khi kết thúc hợp đồng nếu còn có chênh lệch thì sẽ thực hiện nốt theo phương thức thanh toán như trên.
Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thanh toán nhanh gọn, đảm bảo an toàn trong giao dịch, giảm nhu cầu về tiền, chống lạm phát... ngày nay quan hệ về thanh toán trên thế giới đã được toàn cầu hoá trở lên rất thuận tiện nhanh chóng và an toàn.
Thời điểm xác nhận là hàng hoá
Đối với nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở một số doanh nghiệp thương mại với mỗi phương thức bán hàng thì thời điểm xác nhận hàng hoá là hàng bán là khác nhau do đó để phản ánh chính xác nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá vào các chứng từ ban đầu trước hết phải tìm hiểu thời điểm xác định là hàng bán. Bán hàng là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán. Người mua được quyền sở hữu về hàng hoá, mất quyền sở hữu về tiền, ngược lại người bán được quyền sở hữu về tiền tệ mất quyền sở hữu về hàng hoá, như vậy hàng hoá được xác định là hàng bán phải qua các điều kiện sau:
Phải thông qua trao đổi mua bán, thanh toán tiền hàng theo một thể thức nhất định.
Có sự trao đổi giưa người mua và người bán về tiền tệ và hàng hoá.
Ngoài ra có một số trường hợp cũng được xác định là hàng bán như là hàng xuất dùng làm văn phòng phẩm của đơn vị, hàng xuất dùng để sửa chữa TSCĐ, hàng bị tổn thất trong quá trình bán theo hợp đồng bên mua chịu.
Trường hợp không được thanh toán là hàng bán. Hàng xuất làm mẫu, hàng xuất để biếu tặng, hàng xuất kho để gia công hàng hoá hao hụt tổn thất trong quá trình bán theo hợp đồng bên bán chịu.
Thời điểm ghi chép là hàng bán: là thời điểm chuyển quyền sở hữu về tiền tệ giữa người mua và người bán nó phụ thuộc vào phương thức bán hàng và phương thức thanh toán:
Đối với bán buôn: được xác định khi đã nhận được tiền của bên mua hay nhận được giấy báo có của ngân hàng hay khi nhận được giấy có của ngân hàng, hay khi nhận được giấy chấp nhận thanh toán của bên mua.
Đối với bên bán lẻ: việc chuyển quyền sở hữu được thực hiện ngay tại nơi bán do đó thời điểm xác nhận là hàng bán là khi nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng và giấy nộp tiền.
Giá tiêu thụ hàng hoá
Giá cả hàng hoá luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của người mua, người bán. Giá cả hàng hoá phải thoả thuận yêu cầu bù đắp được chi phí, một phần lợi nhuận nghĩa là cả giá cả hàng hoá chính là giá thoả thuận giữa người mua và người bán.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thương mại được toàn quyền quyết định giá bán hàng hoá, nhà nước chỉ chống chế giá của một số mặt hàng chiến lược như xăng, dầu... trong khung gía nhất định, do tỷ lệ phần trăm số thặng dư trong cơ chế thị trường luôn luôn biến động linh hoạt. Đối với một doanh nghiệp việc xác định giá bán cho mỗi mặt hàng cần phải có sự điều chỉnh trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm tuỳ theo quan hệ cung cầu và sự biến động của thị trường. Giá bán hàng là một công cụ dùng để cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy việc xác định giá bán là một điều kiện rất quan trọng để hoạt động có hiệu quả chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ.
Giá bán của hàng hoá được xác định bằng giá mùa cộng với một phần bù đắp chi phí và hình thành một khoản lãi nhất định, phần đó gọi là thặng số thương mại. Giá bán của hàng hoá có thể được biểu diễn dưới dạng:
Giá bán = Giá mua + Thặng số thương mại
Trong đó:
Thặng số thương mại = Giá mua x Tỷ lệ % thặng số.
Trong thực tế kinh doanh việc quyết định một giá bán hợp lý là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi nhà kinh doanh phải có tầm nhìn báo quát, phải có khả năng khảo sát, nghiên cứu các yếu tố để quyết định mức giá hàng bán cho mỗi mặt hàng vào mọi thời điểm nào đó. Do vậy để có quyết định về giá đúng đắn có lợi thế trong kinh doanh nhà doanh nghiệp phải nắm bắt được thị trường mà kinh doanh để có chính sách hợp lý về giá.
Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ hàng hóa
Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ hàng hoá.
Thông qua các thông tin về kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, phát hiện kịp thời sai sót ở từng khâu trong quá trình lập và thực hiện quá trình mua, tiêu thụ và dự trữ hàng hoá. Từ đó có biện pháp cụ thể phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Đối với nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, kế toán có nhiệm vụ cung cấp tài liệu về quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp cho việc đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị, cụ thể kế toán tiêu thụ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Phản ánh giám sát thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá: mức bán ra, doanh thu ban hàng về thời gian và địa điểm theo tổng số, theo nhóm hàng. Quan trọng nhất là chỉ tiêu lãi thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phản ánh đầy đủ kịp thời và chi tiết hàng bán ở tất cả các trạng thái: hàng đi đường, hàng trong kho, trong quầy... nhằm đảm bảo hàng hoá ở tất cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị.
Phản ánh tình hình giám đốc thực hiện kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nghĩa vụ với nhà nước.
Phản ánh và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch bán hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại giá cả, thời hạn giám đốc sự an toàn của hàng hoá cho đến khi người mua được hàng.
Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ bán hàng nhằm xác định đúng đắn và kịp thời doanh thu tiêu thụ hàng hoá, kiểm tra giám sát quá trình thanh toán tiền hàng của khách hàng. Với nghiệp vụ tiêu thụ bán lẻ kế toán còn có nhiệm vụ kiểm tra việc đảm bảo an toàn của hàng hoá của đơn vị.
Kiểm tra việc nộp tiền bán hàng đủ và kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng.
Xác định đúng thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu, báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theo từng loại, từng hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, thời gian.
Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và chình tự luân chuyển chứng từ, chánh chùng lặp, bỏ sót không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu của quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Doanh nghiệp lựa chọn hình thức nhật ký sổ kế toán phù hợp để phát huy ưu điểm của chúng và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý, đơm giản, tiết kiệm.
Xác định đúng và tập hợp đầy đủ giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá cũng như chi phí về quản lý doanh nghiệp. Xác định đúng đắn chính xác kết quả tiêu thụ và thu nhập của đơn vị trên cơ sở đó có những biện phát kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho Ban lãnh đạo của đơn vị nắm được thực trạng tình hình tiêu thụ hàng hoá của mình mà kịp thời có những chính sách thích hợp với thị trường.
Nội dung hoàn thiện quá trình hoạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh
Sự cần thiết phải hoàn thiện
Sự cần thiết
Việc chuyển hoá nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một xu thế tất yếu, bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ và quan hệ thị trường. Trong sự chuyển hoá này ngành thương mại sẽ phải phát triển mạnh để mở rộng các quan hệ mua bán, mở rộng giao lưu buôn bán hàng hoá phục vụ và hướng dẫn tiêu dùng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng tăng của mọi tầng lớp trong xã hội, thực hiện vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh. Vai trò được xác định xuất phát từ hoạt động thực tế khách quan, hoạt động sản xuất kinh doanh và bản chất của haọch toán kế toán. Để quản lý hiệu quả các sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn, sử dụng các khoản kinh phí ở các doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết những thông tin chính xác về hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Chính công tác hoạch toán kế toán trong đơn vị sẽ thu thập một cách hệ thống chính xác kịp thời và đầy đủ khoa học những thông tin đó, đồng thời thực hiện kiểm tra xử lý phân tích các thông tin thu thập được cung cấp cho công tác quản lý doanh nghiệp. Có thể nói hạch toán kế toán như một phần hệ thống thông tin kinh tế quan trọng cấu thành hệ thống thông tin kinh tế của đơn vị. chính vì vậy mà hạch toán được khẳng định một cách khách quan là côg cụ quan trọng phục vụ công tác điều hành và sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn đồng thời là nguồn thông tin tin cậy cho nhà nước trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động của các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện không ngừng công tác kế toán thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường thực sự là một yêu cầu bức súc.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với xu thế quốc tế hoá thương mại, khi Việt Nam ngày mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, các tập đoàn kinh tế các khu kinh tế trên thế giới, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc nâng cao trình độ quản lý kinh tế là một việc hết sức quan trọng, trong đó có việc không ngừng hoàn thiệt công tác kế toán. hệ thống kế toán mang đặc trưng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung được thay thế bằng hệ thống kế toán mới thích ứng với cơ chế thị trường, đay là thành tựu đáng kể của công tác kế toán ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên trong nền kinh tế nước ta còn đang ở trong giai đoạn chuyển đổi, bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới.Các chính sách kinh tế tài chính trong đó có hệ thống kế toán tất yếu đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện.
Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng kết thúc quá trình kinh doanh của đơn vị. Thực hiện tiêu thụ hàng hoá đơn vị sẽ thu về từ người mua một lượng tiền nhất định theo giá bán để tiếp tục kinh doanh bù đắp chi phí, hình thành khoản lợi nhuận cho đơn vị đồng thời thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Trong cơ chế thị trường mục đích của doanh nghàng hoáiệp là lợi nhuận, do vậy mà tiêu thụ càng đóng một vai trò quan trọng. Nếu tổ chức tiêu thụ nhanh sẽ làm giảm thời gian hàng hoá nằm trong kho, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng vòng quay sử dụng vốn, giảm chi phí bảo quản, chi phí lãi vay.
Từ đó chúng ta nhận ra rằng kế toán nghiệp vụ tiêu thu hàng hoá trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp thương mại có vai trò hết sức quan trọng. Nhưng thực trạng của kế toán tiêu thụ hàng hoa của các doanh nghiệp thương mại hiện nay ở nước ta hầu hết chưa thể hiện được nhiệm vụ cũng như vai trò quan trọng của mình trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Nói chung công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá còn rất thụ động và chưa có sự tác động tích cực đối với quá trình tiêu thụ hàng hoá. Như vậy kết quả tiêu thụ zhàng hoá là điều kiện quyết định đến sự tồn tại, phát triền hay suy thái của một doanh nghiệp thương mại. vì vậy hoàn thiện quá trình hoạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa.
ý nghĩa của việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ
Hoàn thiện quá trình tiêu thụ hàng hoá, phán ánh đúng đắn, kịp thời trong khi bán hàng, việc thanh toán tiền hàng và tình hình nộp tiền của nhân viên bán hàng, thu hồi vốn nhanh của đơn vị để tiếp tục đưa vào kinh doanh. Hoàn thành quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá cho phép quản lý hàng hoá và tiền hàng chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm thiểu chi phí cho đơn vị từ đó xác định đựợc kết quả kinh doanh, phân phối thu nhập một cách chính xác, kích thích người lao động và thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Khi quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hoàn thiện thì tài liệu mà nó cung cấp có độ chính xác cao, giúp cho nhà quản lý phân tích, đánh giá đúng đắn toàn bộ hoạt động kinh doanh, thấy rõ được thuận lợi khó khăn để có biện pháp thời điểm chỉnh.
Tài liệu kế toán được hoàn thiện sẽ nâng cao tính pháp lý của chúng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra , kiểm soát của cơ quản lý, các cơ quan thuế ... đồng thời hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ hàng hoá cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán của đơn vị.
Nội dung hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp thương mại
Hoàn thiện quá trình nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá phải được tiến hành theo một nội dung của tổ chức công tác hạch toán kế toán. Từ đó cụ thể để rút phương thức bao gồm:
Hoàn thiện về hạch toán ban đầu
Hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi, ghi chép hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Nó bao gồm việc xác chứng từ sử dụng, người lập chứng từ, sổ liên quan chứng từ cần lập và trình tự luân chuyển của các chứng từ đó. Các chứng từ ban đầu được sử dụng trong nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là các đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu .... các chứng từ này được bộ tài chính quy định phát hành hướng dẫn ghi chép cụ thể cho từng loại, việc sử dụng hình thức loại chứng từ nào đối với các doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động. Doanh nghiệp dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sẽ lựa chọn loại chứng từ phù hợp, ngoài ra doanh nghiệp có thể tự lập các chứng từ phù hợp, ngoài ra doanh nghiệp có thể tự lập các chứng từ ban đầu sẽ được lập thành cho mỗi loại chứng từ tuỳ thuộc đối với mỗi phương thức bán hàng cụ thể.
Xác định doanh thu
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu(ví dụ khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sơ hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Doanh thu chỉ được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ được thu. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp, giữa bên mua hoặc bên sử dụng tài sản nó được xác định bằng giá trị hợp lý bằng của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Chuẩn mực số 14 cúng quy định hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng gía trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả nợ thêm hoặc thu thêm.
Nhận biết giao dịch tạo ra doanh thu
Chuẩn mực số 14 chỉ rõ, tiêu chuẩn nhận biết giao dịch tạo ra doanh thu được áp dụng trong từng giao dịch. Trong một số trường hợp tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại. Trong trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giưa quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh nghiệp được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro với quyền sở hữu thì doanh nghiệp không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quền sở hữu hàng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà điều này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường.
Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng đó.
Khi hàng hoá được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành.
Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng bán hàng đó bị trả lại hay không.
Nếu doanh nghiệp chỉ còn chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận.
Đối với việc giao dịch và cung cấp dịch vụ doanh thu được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trong trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phân công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được thoả mãn 4 điều kiện sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
Xác định được chi phí phá sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thoả thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau;
Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ.
Giá thanh toán.
Thời hạn và phương thức thanh toán.
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ. Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo ba phương pháp sau tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
Đánh giá phần công việc đã hoàn thành.
So sánh tỷ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng công việc phải hoàn thành.
Tỷ lệ % chi phí phát sinh so với tổng chi phí để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Cần chú ý rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận chỉ khi đảm bảo doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ còn phụ thuộc vào yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong. Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ thu này là không thu được thì phải thanh toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là khôn chắc chắn thu được thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thật sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng như chi phí bảo hành và chi phí khác thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thoả mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà phải ghi nhận là khoản nợ tạo thởi điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trở về số tiền phải nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là khoản doanh thu khi đồng thời thoả mán các điều kiện ghi nhận về ghi nhận doanh thu. Khi kết quả của một giao dịch hoặc cung cấp dịch vụ không được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã được ghi nhận và có thể thu hồi. Trong giai đoạn đầu về một giao dịch về cung câps dịch vụ khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác địh vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phi sẽ phát sinh thì doanh thu sẽ được ghi nhận.
Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản sau để phản ánh tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hàng hoá trong kỳ tại các doanh nghiệp.
Tk 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “. Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế cùng các khoản giảm từ doanh thu. Từ đó, xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nội dung phản ánh của Tk như sau:
Nợ Tk511 Có
Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế.
Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ .
Tài khoản 511 cuối kỳ không có dư
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 dưới đây :
Tài khoản 511 “ doanh thu bán hàng hoá “
Tài khoản 512 “ doanh thu bán các thành phẩm “
Tài khoản 513 “ doanh thu cung cấp dịch vụ ‘
Tài khoản 514 “ doanh thu trợ cấp, trợ giá “.
Khi phản ánh doanh thu bán hàng ở bên có Tk 511, cần phân biệt theo từng trường hợp sau :
Hàng hoá sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa có thuế GTGT.
Hàng hoá sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng ghi theo giá thanh toán với người mua, gồm cả thuế phải chịu.
Tài khoản 512 “ doanh thu nội bộ “
Tài khoản này dùng để phán ánh doanh thu do bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ trong nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hoặc tổng công ty ..
Nội dung phán ánh của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511 đã được đề cập ở trên. Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư và gồm 3 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5121 “ doanh thu bán hàng hoá “
Tài khoản 5122 “ doanh thu bán các thành phẩm “ .
Tài khoản 5123 “ doanh thu cung cấp dịch vụ “ .
Tài khoản 5111,5121 “ doanh thu bán hàng hoá “
Tài khoản 5111 phản ánh số doanh thu thuần khối lượng hàng hoá đã xác định và tiêu thụ trong một kỳ hạch toán của doanh ngiệp.
Tài khoản 5121 phản ánh doanh thu khối lượng hàng hoá đã xác định và tiêu thụ và tiêu thụ trong kỳ thanh toán.
Tài khoản 5111,5121 chủ yếu dùng cho các ngành, các đơn vị kinh doanh hàng hoá vật tư, lương thực.
Tài khoản 5112,5122 “ doanh thu bán thành phẩm “
Tk 5112 phản ánh doanh thu , doanh thu thuần cả khối lượng sản phẩm ( thành phẩm bán thành phẩm ) đã được xác định là tiêu thụ trong một kỳ hạch toán của doanh nghiệp.
Tk 5122 phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty hay tổng công ty. Tài khoản 511.2,512.2chủ yếu dùng cho các ngành, các doanh nghiệp sản xuất như : công nghiệp, nông nghiêpk, ngư nghiệp...
Tài khoản 511.3,512.3 “ doanh thu cung cấp dịch vụ “
Tk 511.3 phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán .
Tk512.3 phán ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng lao vụ, dịch vụ cung cấp cho các đơn vị thành viên trong cùng một công ty hay tổng công ty.
Tài khoản 511.3 , 512.3 chủ yếu dùng cho các ngành doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ như ; giao thông, vận tải, bưu điện...
Tài khoản157 “hàng gửi bán”:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn hàng gửi bán, ký gửi đại lý (trị giá mua của hàng hoá, giá thành công xưởng của sản phẩm dịch vụ) chưa được xác định là tiêu thụ. Tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm, dịch vụ hàng hoá, từng lần gửi hàng từ khi gửi đến khi được chấp nhậ thanh toán.
Nội dung phản ánh của từng tài khoản như sau:
Nợ Tk 157 Có
Tập hợp giá vốn sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã di chyển đi bán hoạc giao cho bên nhận đại lý, ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Số dư: phản ánh giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã gửi đi chưa được xác định là tiêu thụ.
Kết chuyển giá vốn thực tế sản phẩm hàng hoá chuyển đi bán gửi đại lý, ký gửi và giá thành dịch vụ đã được các định là tiêu thụ.
Giá vốn sản phẩm, hàng hoá không bán được đã thu hồi (bị người mua, người nhận đại lý gửi trả lại)
Tài khoản 531 “hàng bán bị trả lại”: Tài khoản này dung để phản ánh doanh thu của số sản phẩm , hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc vi phạm hợp đồng kinh tế.
Nội dung phản ánh của tài khoản 531:
Nợ Tk 531 Có
Tập hợp doanh thu hàng hoá bị trả lại chấp nhận cho người mua trong kỳ (đã trả lạ tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu)
Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 531 không có số dư.
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
Tài khoản này dụng để phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng tính trên giá bán thoả thuận. Nội dung ghi chép của tài khoản 532 như sau:
Nợ Tk 532 Có
Khoản giảm giá đã chấp nhận với người mua
Kết chuyển khoản giảm giá sang tài khoản liên quan để xác định doanh thu thuần
Tk 532 không có số dư
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùnởng dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chập nhậncho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận.
Nội dung phản ánh tài khoản này như sau:
Nợ Tk 521 Có
Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ Tk 511, 512.
Tài khoản 521 không có số dư và chi tiết thành 3 tiểu khoản:
Tài khoản 5211 “chiết khấu hàng hoá”.
Tài khoản 5212 “chiết khấu thành phẩm”.
Tài khoản 5213 “chiết khấu dịch vụ”
Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”.
Tài khoản này dùng để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 không có số dư và có thể mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng dịch vụ … Tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin và trình độ cán bộ kế toán cũng như phương tiện tính toán của từng doanh nghiệp. Riêng trong các doanh nghiệp thương mại, tài khoản 632 còn phản ánh cả phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
Nội dung ghi chép Tk 632 như sau:
Nợ Tk 632 Có
Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất cố định không phân bổ, không được tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lơn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước)
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trong doanh nghiệp thương mại giá vốn được xác định để làm căn cứ ghi sổ dựa trên quyđịnh theo từng đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Để cho việc thanh toán giá vốn hàng hoá vừa đảm bảo độ chính xác, tin cậy, vừa tiết kiệm chi phí, lại phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của hàng xuất bán trong kỳ theo các cách sau:
Tính theo đơn giá thực tế từng loại hàng hoá theo từng lần nhập (giá đích danh). Phưong pháp này thích hợp với những doanh nghệp có điều kiện bảo quản riên từnglô hàng nhậpkh, vì vậy khi xuất lô hàng nào thì sẽ tính giá đích danh của lô hàng đó.
Tính giá thực tế bình quân gia quyền
Giá hàng hoá thực tế xuất kho
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
+
Số lượng nhập trong kỳ
Trong đó:
Trị giá mua
thực tế
=
Số lượng hàng xuất bán
x
Đơn giá
bình quân
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm hàng hoá, t._.
...........................
....................................
....................................
....................................
....................................
....................................
....................................
Cộng phát sinh
2.081.041.866
2.081.041.866
1.910.327.765
1.910.327.765
4.946.858.273
4.946.858.273
Tên tài khoản : DT
Số hiệu : 511 ( DT của dịch vụ )
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh
Trang số
Số TT dòng
N
C
7/9
0046432
DT bán hàng
55
2741
111,333
1.623.759
7/9
0046433
DT bán hàng
55
2744
111,333
868.759
7/9
0046434
DT bán hàng
55
2747
111,333
1.648.956
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
30/9
0032413
DT bán hàng
63
3128
111,333
753.699
30/9
0032416
DT bán hàng
63
3134
111,333
4.139.134
30/9
0032417
DT bán hàng
63
3137
111,333
1.167.344
30/9
0032418
DT bán hàng
63
3140
111,333
504.772
30/9
0032419
DT bán hàng
63
3143
111,333
1.850.832
30/9
0032420
DT bán hàng
63
3146
111,333
476.505
Kết chuyển sang 911
911
1.432.037.243
Cộng phát sinh
1.432.037.243
1.432.037.243
Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa
Năm 2004
Tài khoản: 156
Tên kho : Khu CN Sài Đồng- Gia Lâm – Hà Nội
Tên, quy khách hàng : Dầu nhớt ExxônMbil – Lube HD 80W-90 loại 44l/thùng.
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số HĐ
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
17/08/04
0020444
17/08/04
Nhập hàng Exxon Mobil
327.360
3
982.080
3
982.080
17/08/04
0020444
17/08/04
Nhập hàng Exxon Mobil
327.360
3
982.080
3
982.080
17/08/04
0042647
17/08/04
Xuất Công ty CP Tùng Lâm
327.360
3
982.080
0
0
19/08/04
0020482
19/08/04
Nhập hàng Exxon Mobil
334.080
3
1.002.240
3
1.002.240
20/08/04
0046402
20/08/04
Xuất Công ty CP Bánh kẹo
334.080
2.5
835.200
0.5
167.040
Tổng cộng cả năm
6
1984.320
5.5
1.817.280
0.5
167.040
Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa
Năm 2004
Tài khoản: 156
Tên kho : Khu CN Sài Đồng- Gia Lâm – Hà Nội
Tên, quy khách hàng : Dầu nhớt ExxônMbil – DT E Heavy medium loại 18l/thùng.
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số HĐ
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
28/01/04
0008567
28/01/04
Nhập hàng Exxon Mobil
288.288
4
1.153.152
4
1.153.152
............
............
............
............
............
..........
............
............
............
.........
............
............
............
............
............
............
..........
............
............
............
.........
............
............
............
............
............
............
..........
............
............
............
.........
............
15/09/04
0022498
15/09/04
Nhập hàng Exxon Mobil
306.000
8
2.448.000
13
3.889.440
15/09/04
0046484
15/09/04
Xuất văn phòng Fl,smiDT h site
288.288
5
1.441.440
8
2.448.200
15/09/04
0046484
15/09/04
306.000
3
918
5
1530.000
Tổng cộng cả năm
20
6.086.304
15
4.448.304
5
1.638.000
Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa
Năm 2004
Tài khoản: 156
Tên kho : Khu CN Sài Đồng- Gia Lâm – Hà Nội
Tên, quy khách hàng : Dầu nhớt ExxônMbil – Gear 629 loại 208l/thùng.
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số HĐ
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12/02/04
0094647
12/02/04
Xuất bán Công ty CP
Nhơn Hữu
2733.271
0
10
27.332.710
............
............
............
............................
............
..........
............
..........
................
.........
............
............
............
............
............................
............
..........
............
..........
................
.........
............
............
............
............
............................
............
..........
............
..........
................
.........
............
02/12/04
0027303
02/12/04
3.120.000
1
3.120.000
13/12/04
0048189
13/12/04
3.120.000
1
3.120.000
Tổng cộng cả năm
4
12.230.400
14
39.563.110
0
0
Kế toán tổng hợp bán hàng.
Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình bán hàng theo phương thức trực tiếp và phương thức gửi bán, kế toán công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu sau :
TK 511- DT bán hàng
Tài khoản cấp hai : Tk 5111 “ DT bán dầu Mobil “
Tk 131- phải thu của khách hàng.
Tk 136 – phải thu của đơn vị nội bộ.
Và một số tài khoản khác như : Tk 111,112,333...
Do sản phẩm sản xuất ra được các viện hoá dầu lấy mẫu dầu để kiểm tra chặt chẽ nên chất lượng dầu bán ra rất đảm bảo, các khoản giảm trừ chi phí như : Tk 521 – Chiết khấu hàng bán, Tk 532 – Giảm giá hàng bán, Tk 531 – hàng bán bị trả lại không có phát sinh. Công ty TNHH dịch vụ thương mại D&T là một công ty có một khu vực thị trường tương đối lớn, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục, đã tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm. Công tác hạch toán của công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán là một năm, ngày bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Định kỳ hàng tháng khoá sổ vào ngày cuối tháng và lập báo cáo tháng, quý, năm.
Sổ sách ghi chép tổng hợp
Nhật ký chuyên dùng : Sau khi định khoản trên chứng từ gốc mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào một dòng trên sổ nhật ký chuyên dùng
Nhật ký chung : cuối tháng từ nhật ký chuyên dùng, máy tính sẽ tổng hợp theo từng tài khoản để ghi vào sổ nhật ký chug.
Sổ cái được tổng hợp theo từng tài khoản ghi vào sổ cái cho từng tài khoản.
Hàng ngày kế toán bán hàng từ sổ theo dõi phiếu thu( đã đối chiếu ) với kế toán tiền mặt, kế toán TGNH và hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, kế toán bán hàng nhập số liệu vào máy tính để vào nhật ký chuyên dùng.
ở công ty hệ thống máy tính chưa được nối mạng mà số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn nên không thể vào nhật ký chung theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh được , Vì vậy mỗi phần hành nghiệp vụ được sử dụng trên một máy tính riêng và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hàng ngày vào sổ nhật ký chuyên dùng. sau đó từ số liệu tổng hợp từng tải khoản của nhật ký chuyên dùng mới vào sổ nhật ký chung và sổ cái của toàn công ty. Chương trình trong máy vi tính đã được lập trình sẵn chỉ cần nhập các chứng từ vào thì máy tính sẽ tự động đưa các số liệu vào các bảng biểu mà kế toán cần sử dụng. Khi số liệu đã chính xác thì in ra các bảng biểu cần sử dụng chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp lấy số liệu tổng hợp trên nhật ký chuyên dùng của từng phần hành để lập nhật ký chung cho toàn công ty và làm các phần hành kế toán tiếp theo của bộ phận kế toán tổng hợp.
Hạch toán tổng hợp
Sơ đồ tổng hợp kế toán bán hàng (5)
(7)
Tk 632
(6)
(1)
(2)
(3)
Tk 111,112
Tk 641,642
Tk 131
Tk 511
Tk 911
(4)
Tk 3331
1.1
Ghi chú :
DT công ty bán.
Thuế GTGT đầu ra
Chi phí hoa hồng uỷ thác, chi phí bán hàng.
Thanh toán với với các đơn vị mua hàng.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trực tiếp
Kết chuyển DT bán hàng
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp căn cứ vào các phiếu xuất kho,hoá đơn, giá vốn và DT, chi phí quản lý doanh nghiệp để vào sổ nhật ký chung.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn, nhật ký chung kế toán lập sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán.
Các chứng từ khác và các hoạt động khác cũng tương tự vào sổ nhật ký chung, căn cứ vào nhật ký chung để vào sổ cái các tài khoản như : 632, 641,642,911,421.
Sau khi kế toán vào sổ cái các tài khoản kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ, phiếu xuất và các sổ cái tài khoản khác để đưa vào bảng tổng hợp cân đối phát sinh.
Ví dụ: Trong hợp đồng số 15 Công ty bán cho Công ty xi măng Tam Điệp 1 can dầu mobil one 4 lít, thuế GTGT 10%, hoá đơn số 32420 theo giá bán 19.126 (đ/lít) thanh toán chậm, giá vốn là 17.340 đồng/lít.
Khi xuất bán cho khách hàng căn cứ vào hoá đơn, phiếu xuất đã được phản ánh trong sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán, còn phần DT được phản ánh trên sổ tổng hợp DT bán hàng.
Hạch toán chi phí bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ
Để tính được kết quả tiêu thụ sản phẩm, kế toán còn có nhiệm vụ phản ánh chính xác các chi phí phát sinh trong tiêu thụ và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho sản phẩm tiêu thụ. ở Công ty TNH H Dịch vụ và thương mại D & T có nhiệm vụ tập hợp các chi phí bán hàng cuối tháng kết chuyển cho kế toán tổng hợp để phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Hạch toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Theo nội dung từng định khoản chi phí liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Theo nội dung từng khoản chi phí kế toán tổng hợp phản ánh trên tài khoản 621.
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương cho cán bộ lương tháng 9 (như bảng tiền lương phải trả cho CBCNV : TK 334), căn cứ vào bảng tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương tháng 9/2004
Tài khoản 334: Phải trả người lao động
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Nhật ký chung
TK đối ứng
Số phát sinh
Trang số
Số TT dòng
N
C
30/9
Kết chuyển lương vào 642
54
2706
334
30.500.000
30/9
Trả lương CBCNV
63
3149
334
30.500.000
Cộng phát sinh
30.500.000
30.500.000
Căn cứ vào báo cáo quyết toán của Công ty, sổ chi tiết hoá đơn phiếu xuất, sổ theo dõi chi phí bán hàng và các sổ chi tiết khác, kế toán tổng hợp lại tổng hợp ên sổ tổng hợp chi phí bán hàng để đối chiếu với sổ cái các tài khoản và lập sổ chi tiết bán hàng để kiểm tra đối chiếu.
- Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DOANH NGHIệP
+ Kế toán chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí cước vận chuyển hàng bán, kế toán căn cứ vào hoá đơn cước vận chuyển, sổ nhật ký chung để vào sổ cái tài khoản 641.
+ Kế toán chi phí quản lý DOANH NGHIệP bao gồm: Phí xăng dầu, cước vận chuyển, cước điện thoại, tiền lương và các chi phí khác bằng tiền. Căn cứ để ghi là các hoá đơn, chứng từ, bảng tính lương để vào nhật ký chung. Từ các chứng từ, hoá đơn và các sổ trên vào sổ cái TK 642.
+ Cuối kỳ kết chuyển giá vốn, DT, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán căn cứ vào phiếu kết chuyển, các bút toán kết chuyển, giá vốn, DT, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào phiếu kết chuyển để vào nhật ký chung, sau đó dựa vào các số liệu trên để xác định kết quả kinh doanh để vào sổ cái TK 911.
Các bút toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: 1.102.216.121
Có TK 632: 1.102.216.121
Kết chuyển DT tài chính
Nợ TK 515: 74.582.204
Có TK911: 74.582.204
+ Kết chuyển DT bán hàng
Nợ TK 511: 1.432.037.243
Có TK 911: 1.432.037.243
+ Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911: 23.809.500
Có TK 641: 23.809.500
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911: 40.349.398
Có TK 642: 40.349.398
Kết quả kinh doanh = Nợ TK 911 - Có TK 911
= 1.506.619.447 – 1.166.375.019 = 340.255.428
Lãi : Nợ TK 911: 340.255.428
Có TK 421: 340.255.428
Bảng tổng hợp hàng hoá
Tháng 09 năm 2004
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Tài khoản Đ/Ư
Nợ
Có
Chú thích
01/9
024985
Mua xăng
6427
1.654.550
Thuế GTGT khấu trừ
133
165.450
phí XD
6425
140.000
Trả tiền mua xăng
111
1.960.000
01/9
0008669
Tiếp khách
6428
197.000
Trả tiền tiếp khách
111
197.000
03/9
0022390
Mua dầu Mobil 0409-020
156
0
Giảm giá
Thuế GTGT khấu trừ
133
0
Giảm giá
Phải trả Mobil 0409-020
331
0
Giảm giá
03/9
0046430
DT bán hàng Mobil
5111
10.168.700
Thuế GTGT phải nộp
333
1.016.870
Phải thu Đức tấn SG
131
11.185.570
30/9
0032420
DT bán hàng
511
476.505
DHL
Thuế GTGT phải nộp
333
47.651
Thu tiền bán hàng
111
524.156
Trả lương CBCNV
334
30.500.000
Chi trả lương
111
Kết chuyển lương
642
30.500.000
334
30.500.000
Kết chuyển thuế
133
141.735.207
333
141.735.207
3.647.767.292
3.647.767.292
Sổ chi tiết bán hàng
Năm 2004
DT của dịch vụ DHL (5111)
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Tài khoản Đ/Ư
Số phát sinh
Số dư
N
C
07/9
0046433
DT bán hàng
111.333
868.759
07/9
0046434
DT bán hàng
131.333
1.648.956
07/9
0046435
DT bán hàng
131.333
4.163.661
07/9
0046436
DT bán hàng
131.333
1.011.590
07/9
0046437
DT bán hàng
131.333
1.264.792
07/9
0046438
DT bán hàng
131.333
13.874.435
07/9
0046439
DT bán hàng
131.333
1.441.862
07/9
0046441
DT bán hàng
131.333
3.245.190
24/9
0032401
DT bán hàng
111.333
462.707
24/9
0032402
DT bán hàng
111.333
639.378
28/9
0032408
DT bán hàng
111.333
376.391
29/9
0032412
DT bán hàng
111.333
4.702.123
30/9
0032413
DT bán hàng
111.333
753.699
30/9
0032416
DT bán hàng
111.333
4.139.134
30/9
0032417
DT bán hàng
111.333
1.167.344
30/9
0032418
DT bán hàng
111.333
504.772
30/9
0032419
DT bán hàng
111.333
1.850.832
30/9
0032420
DT bán hàng
111.333
476.505
Cộng phát sinh
1.432.037.243
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Tài khoản 131
Năm 2004
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Tài khoản Đ/Ư
Số phát sinh
Số dư
N
C
Số dư đầu kỳ
625.179.614
08/9
0046459
Phải thu Li&Furg
112
885.601
(348.689.911)
08/9
TôTo ck
112
3.880.499
(352.570.410)
08/9
0046462
Phải thu NH Nhật
112
4.268.639
(348.301.771)
09/9
0046468
Phải thu Công ty thương maịi D&Ty Xuân Kiên
112
7.859.280
(340.442.491)
09/9
Thuỵ Khuê CK
112
32.079.041
(372.521.532)
10/9
0046472
Phải thu MTS
112
907.987
(371.613.545)
10/9
0046474
Phải thu Vinaconex
112
5.714.456
(365.899.089)
13/9
0046477
Phải thu hạ Lào
112
35.749.542
(330.149.547)
13/9
0046478
Phải thu Kein Hing VN
112
1.000.001
(329.149.545)
24/9
MSD CK
112
1.586.048
(166.400.892)
27/9
0032403
Phải thu Tam Điệp
112
5.279.120
(161.121.772)
28/9
Sumitomo CK
112
9.045.000
(170.166.772)
28/9
0032406
Phải thu Thái Nguyên
112
423.280.000
253.113.229
28/9
0032409
Phải thu Thái Nguyên
112
414.814.400
667.927.629
29/9
0032410
Phải thu Orion Hanel
112
4.754.464
672.682.093
29/9
0032411
Phải thu Orion Hanel
112
14.592.446
687.274.539
29/9
Fao CK
112
5.112.927
682.161.612
30/9
Canon CK
112
1.293.600
680.868.012
30/9
0032415
Phải thu CP Hanel Xố
112
14.981.824
695.849.836
Số dư cuối kỳ
576.518.184
Tài khoản chi phí bán hàng
Tài khoản 641
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản Đ/Ư
Số phát sinh
Trang số
Số tt dòng
N
C
29/9
0062825
Cước vận chuyển
62
3118
111
23.809.500
Kết chuyển sang 911
911
23.809.500
Cộng phát sinh
23.809.500
23.809.500
Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản Đ/Ư
Số phát sinh
Trang số
Số tt dòng
N
C
01/9
024985
Mua xăng
54
2709
111
1.654.550
01/9
024985
Phí XD
54
2711
111
140.000
01/9
0008669
Tiếp khách
55
2713
111
197.000
05/9
0034937
Tiếp khách
55
2721
111
196.000
08/9
Phí CK
57
2822
112
3.300
13/9
441403
Cước ĐT
58
2877
111
93.182
13/9
441404
Cước ĐT
58
2880
111
101.280
13/9
441405
Cước ĐT
58
2883
111
2.940.013
13/9
073140
Mua xăng
58
2886
111
1.654.545
13/9
073140
Phí CK
58
2888
112
140.000
16/9
752391
Cước ĐT
59
2942
111
140.510
16/9
Phí CK
59
2949
112
3.300
20/9
Phí CK
60
2972
112
3.300
23/9
0011629
Mua văn phòng phẩm
60
3007
111
431.818
23/9
Phí CK
60
3011
112
3.300
23/9
Phí CK
60
3014
112
3.300
23/9
0047016
Trang phục nhân viên
61
3024
111
168.182
24/9
0068970
Mua quà trung thu
61
3040
111
689.455
25/9
Mua quà trung thu
61
3043
111
363.636
27/9
0032544
Mua bơm dầu
61
3056
111
750.000
27/9
05727
Mua quà trung thu
61
3058
111
172.727
Kết chuyển lươmg
63
3151
334
30.500.000
Kết chuyển 642 vào 911
911
40.349.398
Cộng phát sinh
40.349.398
40.349.398
Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối
Tài khoản 421
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
TK đối ứng
N
C
30/9
xxx
Lợi nhuận chưa phân phối
3130
911
340.255.428
Cộng phát sinh
340.255.428
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 911
Ngày
Số HĐ
Diễn giải
Nhật ký chung
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
xxx
xxx
Kết chuyển từ 511
92
511
1.432.037.243
xxx
xxx
Kết chuyển từ 5111
92
5111
1.432.037.243
xxx
xxx
Kết chuyển từ 515
92
515
74.582.204
xxx
xxx
Kết chuyển từ 642
92
642
40.349.398
xxx
xxx
Kết chuyển từ 641
92
641
23.809.500
xxx
xxx
Kết chuyển từ 632
92
632
102.216.121
xxx
xxx
Kết chuyển từ 421
92
421
340.255.428
Cộng
1.506.619.447
1.506.619.447
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty thương mại và dịch vụ D & T
Đánh giá khái quát tình hình kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Công ty thương maịi và dịch vụ D & T ra đời hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay và có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện môi trường nưh vậy, Công ty có những điều kiện thuận lợi là không chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp làm kìm hãm, ràng buộc, có điều kiện tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong kinh doanh và trong quản lý. Bên cạnh đó, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn như thị trường dầu mỡ nhờn trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng hiện nay không còn là mặt hàng kinh doanh độc quyền của Nhà nước như trước nữa, có rất nhiều hãng dầu mỡ nổi tiếng trên thế giới có tiềm lực cạnh tranh như Castrol, Caltex, Cell, BP… hệ thống các doanh nghiệp, xí nghiệp, cửa hàng, đại lý, tư nhân…
Tuy nhiên, Công ty cũng có các ưu điểm sau: Qua thời gian tìm hiểu với tiềm năng sẵn có, sự năng động, linh hoạt của mình, cùng với lãnh đạo Tổng công ty Exxon mobil Việt Nam, Công ty đã đạt được một số thành tựu lớn trong kinh doanh. Kết quả đó được thể hiện qua số liệu phản ánh tình hình kinh doanh của năm 2003, 2004, 2005, DT bán hàng tăng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên tại công ty cũng được cải thiện. Nhờ đó mà uy tín của hãng Exxon mobi đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới với lợi thế là lấy chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Nhờ đó mà Mobil đã có chỗ đứng vững trên thị trường, lấy được lòng tin về chất lượng đối với các khách hàng.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Việc áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập chung rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh hàng hoá tại Công ty, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tạo điều kiện cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò chức năng giám đốc kiểm tra mình. Hơn nữa, bộ máy tổ chức kế toán này cũng giúp cho việc phân công lao động chuyên môn hoá được đẩy mạnh, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán.
- Về tổ chức lao động kế toán: Đã được Công ty lựa chọn kỹ càng, đảm bảo đội ngũ nhân viên kế toán có đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện các nghiệp vụ của mình. Hiện nay phòng kế toán có 6 người, tuy khối lượng công việc tại phòng kế toán nhiều nhưng với sự sắp xếp, phối hợp hài hoà, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nên mọi hoạt động đều được diễn ra một cách thuận lợi., Đặc biệt, kế toán trưởng là người có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm trong nghề , hiểu biết về chế độ kế toán, chế độ tài chính giúp cho việc chỉ đạo các hoạt động của Công ty luôn được chính xác, nhanh gọn.
- Về tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá: Công ty đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận khác. Bộ phận kế toán tiêu thụ hàng hoá đã đảm bảo tốt cấc thông tin kinh tế, cập nhật số liệu kịp thời giúp cho việc theo dõi, phản ánh chính xác lượng hàng và xuất bán và xác định kết quả kinh doanh.
- Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán “nhật ký chung” cùng với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy tính nên đảm bảo được khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi cho việc lập báo kế toán và thích hợp với việc chuyên môn hoá lao động kế toán tại Công ty.
- Về kế toán giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được kế toán tính toán xác định một lần vào cuối tháng, được tính chi tiết cho từng loại dầu mỡ kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo xí nghiệp nắm được tình hình kinh doanh số lượng tồn nhập, xuất trong kỳ của từng loại dầu mỡ.
- Về chính sách giá cả: Về giá cả được Công ty xây dựng trên cơ sở những quy định của ngành do vậy mà mức giá có sự biến động của thị trường thế giới.
Ngoài những ưu điểm trên, Công ty còn có một số nhược điểm sau:
- Liên quan đến luân chuyển chứng từ: Hiện nay, hầu hết các đơn vị, cửa hàng nộp chứng từ gốc vào cuối tháng, kèm báo cáo tiêu thụ dẫn tới công việc kế toán tại Công ty rất bận rộn và cuối tháng.
- Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung công việc của kế toán dồn vào cuối tháng gây khó khăn và ách tắc trong công việc.
Do đặc thù riêng của ngành và đặc thù của Công ty không tách rời được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, mà đèu coi là chi phí nghiệp vụ kinh doanh. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh đều được tính hết vào hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, không phân bổ chờ kết chuyển. Như vậy, dẫn đến việc phản ánh chi phí nghiệp vụ kinh doanh trong kỳ chưa thật chính xác và cụ thể.
Những đề suất và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty thương maịi và dịch vụ D&T
yêu cầu của việc hoàn thiện
Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế đã và đang đi dần vào ổn định. Chính sách mở cửa đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và vươn lên. Công ty thương maịi và dịch vụ D&T là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh dầu nhờn, mỡ dưới sự điều hành và quản lý của hãng Exxon mobil, công ty luôn quan tâm và quán triệt chế độ hạch toán kế toán trong kinh doanh. Doanh nghiệp đã tập trung giải quyết một loạt vấn đề một cách đồng bộ với mục đích làm cho hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Do xác định và tìm ra được điểm yếu của mình, nên trong những năm vừa qua Công ty đã thu được kết quả rất tốt, đã chiếm lĩnh được thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng.
Trong năm 2003, công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch tài chính. Nộp ngân sách 2.654.700.000 bằng 160% kế hoạch năm, DT đạt 30.540.000.000 bằng 210% kế hoạch năm. Kết quả lợi nhuận đạt được của Công ty là do sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần phải hoàn thiện hơn nữa. Việc hoàn thiện này phải quán triệt tuân thủ theo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phải đảm bảo sao cho phù hợp với chế độ quản lý và chế độ kế toán hiện hành của nhà nước nhưng không cứng nhắc mà linh hoạt. Nhà nước ban hành những văn bản này với mục đích đáp ứng nhu cầu quản lý đồng bộ hoạt động kinh tế tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước. Đây là những văn bản pháp quy có tính chất bắt buộc, do vậy khi hoàn thiện công tác kế toán trong đơn vị, người quản lý cần xem xét đến chúng sao cho việc hoàn thiện là không vi phạm chế độ. Trong quá trình áp dụng hệ thống tài khoản cần phải sử dụng cho linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
- Việc hoàn thiện còn phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về tổ chức sản xuất kinh doanh, loại hình và mặt hàng kinh doanh, trình độ nhân viên và yêu cầu quản lý. Do vậy, việc vận dụng hệ thống, chế độ thể lệ tài chính kế toán trong doanh nghiệp phải hợp lý sáng tạo phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
- Việc hoàn thiện công tác kế toán phải đáp ứng yêu cầu tiết kiệm hiệu quả bằng cách xây dựng cơ cấu sổ sách kế toán sao cho khối lượng công việc thực hiện ít nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do vậy sẽ tiết kiệm nhân lực và chi phí.
- Kế toán là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, do vậy khi hoàn thiện công tác kế toán phải đảm bảo việc công tác thông tin cho người quản lý kịp thời đầy đủ và chính xác. Qua đó, giúp người quản lý trong việc nắm bắt được toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó có quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một số đề xuất và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty
Xuất phát từ một số điểm chưa hợp lý trong công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty về tính chưa kịp thời của chứng từ luân chuyển trong sử dụng tài khoản, phương thức phân bổ chi phí. Cùng với mong muốn ngày càng được hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán đảm bảo chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động nói chung và trong tiêu thụ hàng hoá nói riêng phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc quản lý của Công ty và cho các cơ quan nhà nước. Tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:
Về chứng từ kế toán
Do hầu hết các đơn vị, cửa hàng nộp báo cáo tiêu thụ, báo cáo thu tiền… dồn vào cuối tháng nên khối lượng công việc rất nhiều gây tình trạng phản ánh DT chủ yếu vào cuối tháng.
Để đảm bảo tính kịp thời của chứng từ luân chuyển, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn bằng cách quy định thời hạn nộp báo cáo tiêu thụ hàng hoá và tiêu thụ tiền hàng.
Về chứng từ kế toán – TK 156
Thực tế Công ty không hạch toán các khoản chi phí thu mua, chi phí liên quan đến hàng mua vào TK 156 – “chi phí mua hàng”, mà đưa vào TK641 – “chi phí bán hàng”. Như vậy là sai so với chế độ kế toán hiện hành, bản chất của chi phí này được phân bổ tỷ lệ với hàng bán, việc đưa chi phí mua hàng vào TK 641 đã không phản ánh đúng đắn chi phí bán hàng trong kỳ.Hàng hoá mua về trong kỳ không chỉ liên quan đến một kỳ hạch toán mà còn có thể tồn tại ở kỳ tiếp theo. Do đó, toàn bộ chi phí mua hàng trong kỳ không thể đưa hết vào chi phí của kỳ đó mà còn phải được phân bổ sang cả kỳ tiếp theo nếu hàng còn tồn. Việc hạch toán chi phí này tại Công ty sẽ làm cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ thiếu chính xác gây khó khăn cho việc phân tích, đánh giá công tác tiêu thụ hàng hoá giữa các kỳ hạch toán.
Từ những hạn chế trên, việc sử dụng TK 15612 để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá là rất cần thiết. Với đặc điểm là hàng hoá nhập khẩu giá trị cao, chi phí thu mua lớn thì việc tổng hợp, phản ánh phân bổ chính xác chi phí mua hàng là rất quan trọng và thiết thực trong công tác kế toán tại công ty. Việc hạch toán chi phí mua hàng nên hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Về phương thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Để đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa chi phí nghiệp vụ kinh doanh TK 642, và DT trong kỳ khi mà quy mô chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là phát sinh lớn trong kỳ, Công ty có thể để lại 1 phân chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đến kỳ sau
Nợ TK 1422
Có TK 641, 642
Sang kỳ sau kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 911
Có TK 1422
Việc hoàn thiện hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá
Trong quá trình hạch toán kế toán Công ty đã không chi tiết theo từng khoản mục, hoạt động mà chỉ tính chung kết quả hoạt động của toàn công ty. Làm như vậy mới thấy được hướng phát triển chung của toàn công ty mà chưa thấy được mức tăng trưởng của từng bộ phận. Do vậy, việc chi tiết là hết sức cần thiết.
Hiện nay kế toán công ty đã chi tiết theo từng hoạt động nghĩa là xác định được riêng DT bán hàng trong và ngoài công ty.
Kết luận
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Hoạt động tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường là tấm gương phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh lỗ hoặc lãi, là thước đo để đánh giá sự cố gắng và chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đó vạch ra những hướng đi đúng đắn có cơ sở khoa học, đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
Với những nhận thức đúng đắn đó, đến nay Công ty ít nhiều đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng những sản phẩm có chất lượng cao với giá bán ổn định góp phần không nhỏ vào việc ổn định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán - tài chính tại Công ty, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các thày cô khoa Kế toán – kiểm toán trường Cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Trần Thị Mẽ, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành kế toán. Được thực tập tại Công ty và được các anh chị trong phòng kế toán tạo điều kiện giúp đỡ em bổ xung thêm được rất nhiều kinh nghiệm và những kiến thức mới và đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công việc. Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp đề tài về: “ Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty.
Với chuyên đề này chưa tìm được nhiều ý kiến đóng góp và những biện pháp cụ thể nhưng em mong rằng nó sẽ góp phần cùng với Công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng tại Công ty.
Vì kiến thức và lý luận chưa được đầy đủ, hạn chế, do đó báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô, các bạn để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn nữa.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Mẽ, các anh chị phòng kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
MụC LụC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32869.doc