Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại xí nghiệp Hoá Dược - Bộ Y tế

LờI Mở ĐầU Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế quản lý kinh tế tài chính có sự đổi mới sâu sắc đã tác động đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lao động có vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà Nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiền lương nó hàm chứa

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại xí nghiệp Hoá Dược - Bộ Y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều mối quan hệ giữa sản xuất và nâng cao đời sống, giữa tích lũy và tiêu dùng , giữa thu nhập của các thành phần dân cư ... Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương, tiền lương là mối quan tâm hàng đầu. Thật vậy, tiền lương có vai trò tác dụng làm đòn bẩy nền kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Tiền lương còn là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì, nâng cao mức sống người lao động và gia đình họ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần phải tăng cường nâng cao công tác quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương chính xác, kịp thời để vừa đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, đẩy mạnh hoạt động sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được điều đó, với sự giúp đỡ của cô chú phòng tài vụ Xí nghiệp Hoá Dược - Bộ Y Tế cùng sự hướng dẫn chu đáo của giáo viên em đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương “ làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục báo cáo thực tập tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I: các vấn đề chung về tiền lương và các khoản Trích theo tiền lương . Chương II: thực tế công tác kế toán tiền lương và các Khoản trích theo tiền lương tại xí nghiệp Hoá dược - bộ y tế . Chương III: nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo tiền lương . CHƯƠNG I CáC VấN Đề CHUNG Về TIềN LƯƠNG Và CáC KHOảN TRíCH THEO TIềN LƯƠNG. 1.1. Vai trò của lao động trong quá trình SXKD. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Vậy lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của con người nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để bù đắp lại hao phí về sức lực thì người chủ sử dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thu nhập của họ, trong đó tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu. Ngoài ra, trong thu nhập của người lao động còn có các khoản khác như: trợ cấp BHXH, tiền lương, tiền ăn ca... 1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp SXKD. Trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của người lao động. Nhìn chung các doanh nghiệp có thể phân loại lao động như sau: * Phân loại lao động theo thời gian lao động:Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia như sau: - Lao động thường xuyên trong danh sách: Lao động thường xuyên trong danh sách là lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả tiền lương gồm công nhân SXKD cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác . - Lao động tạm thời mang tính thời vụ : Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh , sinh viên thực tập... * Phân loại theo quá trình sản xuất gồm : Lao động trực tiếp SX Lao động gián tiếp sx. - Lao động trực tiếp sản xuất: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nhất định.Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau: +/ Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành : lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động phụ trợ khác. +/ Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: ã Lao động có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. ã Lao động có tay nghề trung bình: bao gồm những người đã qua đào chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhièu hoặc chưa đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài, được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế . ã Lao động phổ thông: lao động không phải qua đào tạo vẫn làm được - Lao động gián tiếp SX là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình SXKD của DN . Lao động gián tiếp gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý KD trong DN. Lao động gián tiếp được phân loại như sau: +/Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này được phân chia thành: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. +/ Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau: ã Chuyên viên chính: là những người có trình độ từ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp . ã Chuyên viên: là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao . ã Cán sự: là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác chưa nhiều. ã Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo . *Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình SXKD - Lao động thực hiện chức năng SX, chế biến: bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình SX, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: công nhân trực tiếp SX, nhân viên phân xưởng... - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường... - Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như: các nhân viên quản lý kinh tế , nhân viên quản lý hành chính Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân định được chi phí và chi phí kịp thời. 1.3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch... 1.4. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo tiền lương Tiền lương ( tiền công ) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động và kết quả lao động của người lao động. Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ...do DNSX ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, năng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. 1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT. 1.5.1. Chế độ tiền lương của Nhà Nước quy định. Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua bản hợp đồng lao động. Chí ít thì mức lương nhận được của người lao động cũng phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà Nước quy định : 290.000 đ / tháng. STT Chức danh Hệ số mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Chuyên viên cao cấp, kế toán viên cao cấp, kỹ sư cao cấp Hệ số Mức lương 4,75 548,4 4,86 583,2 5,15 618 5,44 652,8 2 Chuyên viên chính, kế toán viên, kỹ sư chính - Hệ số - Mức lương 3,26 391,2 3,54 424,8 3,82 458.4 4,10 492 4,38 525,6 4,66 559,2 3 Chuyên viên, kế toán viên, kỹ sư Hệ số - Mức lương 1,78 213,6 2,02 242,4 2,26 271,2 2,5 300 2,74 328,8 2,98 357,6 3,26 387,6 3,48 417,6 4 Cán sự kỹ thuật viên Hệ số - Mức lương 1,46 157,2 1,58 189,6 1,7 204 1,82 218,4 1,94 232,8 2,06 247,2 2,18 261,6 2,3 276 2,42 290,4 2,5 306 2,68 321,6 2,81 337,2 5 Nhân viên phục vụ Hệ số - Mức lương 1,00 120 1,09 130,8 1,18 141,6 1,27 152,4 1,36 163,2 1,45 174 1,54 184,8 1,63 195,6 1,72 206,4 1,81 217,2 190 228 1,99 238,8 1.5.2. Chế độ về các khoản trích theo tiền lương của Nhà Nước quy định *Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH ) Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động . Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng DN phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động . Nội dung quỹ BHXH gồm : - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động. - Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . - Trợ cấp tử tuất. - Chi công tác quản lý quỹ BHXH . Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để chi BHXH. Hàng tháng DN trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau , thai sản ... trên cơ sở chứng từ nghỉ BHXH ( phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan ). Cuối tháng ( quý) DN quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại DN . * Quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT ) Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám, chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên . Theo chế độ hiện hành, DN trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí SXKD, người lao động đóng góp 1% thu nhập, DN tính trừ vào lương của người lao động . Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT. * Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ . Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN trích lập 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí SXKD. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở . 1.6 Các hình thức tiền lương . 1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. 1.6.1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. Khái niệm: Tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. 1.6.1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương. *Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: - Tiền lương tính theo ngày làm việc thực tế: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương Tiền lương tháng ngày = Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng. -Tiền lương tuần: là tiền lương phải trả cho một tuần làm việc. Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 tháng phải trả 52 tuần -Tiền lương tháng là tiền lương phải trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực.....( nếu có ) + Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất SX. + Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. ã Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình độ người lao động, nội dung công việc và thời gian công tác.Được tính theo công thức : ( Mi x Hi ) Mi = Mn x Hi + PC Trong đó : Hi : hệ số cấp bậc lương i Mn : mức lương tối thiểu Phụ cấp lương ( PC ) là khoản phải trả cho người lao chưa được tính vào lương chính ã Tiền lương phụ : gồm 2 loại. Loại 1:Tiền lương phụ = Mn x hệ số phụ cấp Loại 2: Tiền lương phụ = Mn x Hi x hệ số phụ cấp * Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong SX. Tiền lương thời gian = Tiền lương thời gian + Tiền thưởng có có thưởng giản đơn tính chất lương Tiền thưởng có tính chất lương như: thưởng năng suất lao động cao, tiết kiệm NVL, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao... * Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian: - Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể lập bảng tính sẵn. - Nhược điểm: + Hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động . + Chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động vì vậy DN cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất, hiệu suất lao động cao, 1.6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 1.6.2.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Hình thức tiền lương SP là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lương SP. 1.6.2.2.Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương SP. Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại SP, công việc. Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức tiền lương sản phẩm, như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... 1.6.2.3.Các phương pháp trả lương theo SP. - Tiền lương theo SP trực tiếp: là hình thức trả cho người lao động được tính theo số lượng SP hoàn thành đúng quy cách,phẩm chất và đơn giá tiền lương SP. Tiền lương SP = Khối lượng SP x Đơn giá tiền lương trực tiếp hoàn thành SP Hình thức tiền lương SP trực tiếp áp dụng đối với công nhân chính trực tiếp SX. Trong đó đơn giá lương SP không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động, nên gọi là hình thức tiền lương SP trực tiếp không hạn chế. - Tiền lương theo SP gián tiếp: được áp dụng đối với các công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị, vận chuyển NVL, thành phẩm.. Tiền lương SP = Đơn giá tiền lương x Số lượng SP hoàn thành gián tiếp gián tiếp của công nhân SX chính. - Tiền lương SP luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo SP trực tiếp và tiền thưởng tính theo tỷ lệ luỹ tiến, căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy định . Lương SP luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ SX để đảm bảo SX cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. - Tiền lương khoán khối lượng, khoán công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng SP, công việc. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm... Số lượng SP đã hoàn thành Đơn giá lương sản phẩm x Tiền lương SP luỹ tiến = + x x Tỷ lệ tiền lương luỹ tiến x Đơn giá lươngSP Số lượng SP vượt kế hoạch - Tiền lương trả cho SP cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho SP hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận SX. - Tiền lương trả theo SP tập thể: được áp dụng đối với các DN mà kết quả là SP của cả tập thể công nhân. Trường hợp tiền lương SP là kết quả lao động của tập thể công nhân, kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo một trong các phương pháp sau: ã Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ kỹ thuật của người lao động . x Ti Hi Li = Công thức : Trong đó: Li: Tiền lương SP của CNi Ti: Thời gian làm việc thực tế của CNi Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của của CNi Lt : Tổng tiền lương SP tập thể. n : Số lượng người lao động của tập thể ã Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ kỹ thuật của người lao động kết hợp với bình công chấm điểm. Điều kiện áp dụng: cấp bậc kỹ thuật của công nhân không phù hợp với cấp bậc kỹ thuật công việc do điều kiện SX có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ hoặc trong nhóm SX. Toàn bộ tiền lương được chia làm 2 phần: - Chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của mỗi người. - Chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm mỗi người. ã Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm: Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ, năng suất lao động chủ yếu do sức khoẻ và thái độ lao động của người lao động . Sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công, chấm điểm cho từng người lao động. Cuối tháng căn cứ vào số công điểm đã bình bầu để chia lương. Theo phương pháp này, chia lương cho từng người lao động tương tự phần 2 của phương pháp 2. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 1.7.1. Khái niệm quỹ tiền lương : Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của DN, do DN quản lý, sử dụng và chi trả lương. 1.7.2. Nội dung quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của DN gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế ( tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm ). - Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương ) như: phụ học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp công tác cho những người làm khoa học có tài năng... - Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng SX vì các nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép... - Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán. - Về phương diện kế toán, quỹ tiền lương của DN được chia thành hai loại : tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp ( phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ... ) + Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, như: thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ ngừng SX vì nguyên nhân khách quan được hưởng lương theo chế độ. - Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân SX thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí SX của từng loại SP, tiền lương phụ của công nhân SX được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí SX các loại SP có liên quan theo tiêu thức phân bổ. - Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng SX và năng suất lao động và thường là những khoản chi theo chế độ quy định. 1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính trích theo tiền lương - Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn đến chi phí SXKD, giá thành SP của DN, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà Nước. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở DN phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1)Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động . 2) Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, cho các đối tượng sử dụng có liên quan. 3) Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý vàc chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan. 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. 1.9.1. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng. * Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên. - Tài khoản 334 “ Phải trả công nhân viên “ dùng để thanh toán cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. - Nội dung kết cấu: Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho CNV Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên. - Các khoản tiền lương, ( tiền công )  tiền thưởng,BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương,( tiền công ) của công nhân viên. SD : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho CNV SD:(nếu có) – Số tiền đã trả lớn hơn Số phải trả cho công nhân viên. Cá biệt có trường hợp TK 334- Phải trả CNV có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên. * Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác: - Tài khoản 338 “ Phải trả phải nộp khác “ được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã dược phản ánh ở các tài khoản khác từ TK 331 đến TK 336 ). - Nội dung, kết cấu: TK 338 - Phải trả, phải nộp khác - Giá trị TS thừa chờ xử lý ( chưa rõ nguyên nhân) - Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD - Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của CNV - Các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, điện nước ở tập thể - BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù - Doanh thu chưa ghi nhận - Các khoản phải trả khác - Kết chuyển giá trị TS thừa vào cácTK liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - BHXH phải trả cho công nhân - KPCĐ chi tại đơn vị. -Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán: trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Các khoản đã trả và đã nộp khác. SD : - Số tiền còn phải trả, còn phải nộp - BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị TS phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu nhận trước của kỳ kế toán … tiếp theo SD:(nếucó)-Số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH đã chi, KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. - Tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác có các TK cấp 2 sau: ã TK 338.1 - Tài sản thừa chờ giải quyết. ã TK 338.2 - Kinh phí công đoàn. ã TK 338.3 - Bảo hiểm xã hội. ã TK 338.4 - Bảo hiểm y tế. ã TK 338,7 - Doanh thu chưa ghi nhận. ã TK 338.8 - Phải trả, phải nộp khác. * Tài khoản 335 - Chi phí phải trả. - Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. - Nội dung kết cấu: Tài khoản 335 - Chi phí phải trả. - Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí SXKD - Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số trích trước, được tính vào chi phí SXKD -Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả. -Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số trích trước, được tính vào vào thu nhập bất thường. DCK: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD 1.9.2 Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. ( Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo tiền lương ) (1) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho CNV. Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623 ( 623.1 ) - Chi phí sử dụng máy móc thi công. Nợ TK 627 ( 627.1 ) - Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 ( 641.1 ) - Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 ( 642.1 ) - Chi phí QLDN. Nợ TK 335 - ( Tiền lương công nhân SX nghỉ phép phải trả, nếu DN đã trích trước vào chi phí SXKD.) Có TK 334 - Phải trả CNV. Tính trước tiền lương nghỉ phép của CNSX Mức trích = Tổng số tiền lương chính thực x Tỷ lệ trích trước một tháng tế phải trả CNSX trong tháng trước (1%) Tổng số tiền lương nghỉ phép Tỷ lệ trong kế hoạch của CNSX trong năm Trích trước = Tổng số tiền lương chính x 100 kế hoạch của CNSX trong năm Hoặc có thể theo công thức sau: Tổng số tiền lương nghỉ phép Mức trích trong kế hoạch của CNSX trong năm trước một tháng = 12 tháng Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 - Chi phí phải trả. Tiền lương phải trả CNV: 3.1. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên ( thưởng NSLĐ: tiết kiệm NVL...) tính vào chi phí SXKD. Nợ TK 622, 627, 641, 642.... Có TK 334 - Phải trả CNV. . Tiền thưởng CNV trong các kỳ sơ kết, tổng kết....tính vào quỹ khen thưởng. Nợ TK 431 ( 431.1) - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 - Phải trả CNV. (4) Tính tiền ăn ca phải trả cho CNV. Nợ TK 622, 627, 641, 642... Có TK 334- phải trả CNV. BHXH phải trả CNV ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...) Nợ TK 338 ( 338.3 - BHXH ) Có TK 334 - Phải trả CNV. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SX. Nợ TK 622, 627, 641, 642... Có TK 338 ( 338.2-KPCĐ, 338.3-BHXH, 338.4-BHYT ) (7) Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả CNV ( như: tạm ứngBHYT, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý) Nợ TK 334 - Phải trả CNV. Có TK 141, 138, 338( 338.3-BHXH, 338.4-BHYT) Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp Nhà Nước ( nếu có) Nợ TK 334 - Phải trả CNV. Có TK 333 (333.8)-Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (9) Trả tiền lương và các khoản phải trả cho CNV. Nợ TK 334 - Phải trả CNV. Có TK 111, 112. Nếu DN trả lương cho CNV thành hai kỳ thì số tiền lương trả kỳ I thường khoảng giữa tháng ) gọi là số tiền lương tạm ứng. Số tiền cần thiết để trả lương kỳ II được tính theo công thức sau: Số tiền phải Tổng số thu Số tiền đã Các khoản khấu trừ trả kỳ II = nhập của CNV = tạm ứng - vào thu nhập cho CNV trong tháng kỳ I của CNV. (10) Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá. 10.1. Đối với SP, HH chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT. Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 333.1 (333.11)-Thuế GTGT phải nộp. Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá bán chưa có thuế GTGT) 10.2. Đối với SP, HH không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán. Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nộ bộ (giá thanh toán) Chi tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị. Nợ TK 338 ( 338.2-KPCĐ, 338.3 BHXH ) Có TK 111, 112.... (12) Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chức năng theo chế độ. Nợ TK 338 ( 338.2-KPCĐ, 338.3-BHXH, 338.4-BHYT) Có TK 111, 112... (13) Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối quý. Nợ TK 111, 112... Có TK 338 (338.3 - BHXH) sơ đồ kết toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (10) (5) (9) (11),(12) (13) (6) (1c) (3b) (8) TK627,661,642 (1b),(4),(3a) (7) (2) TK338 TK512 TK334 TK333(3338) TK191,138, 338 TK622, 623 TK335 TK111, 112 TK431 TK333(33311) CHƯƠNG 2 THựC Tế CÔNG TáC Kế TOáN TIềN LƯƠNG Và CáC KHOảN TRíCH THEO TIềN LƯƠNG TạI Xí NGHIệP HOá DƯợC - Bộ Y Tế. 2.1. Đặc điểm chung của Xí nghiệp. Quá trình phát triển của Xí nghiệp. Xí nghiệp Hoá Dược là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1966, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam - Bộ Y Tế. Tên gọi : Xí nghiệp Hoá Dược. Tên giao dịch quốc tế : Chemico Pharmaceutical - Factory. Địa chỉ : 273 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội. Tel : 8.534.148 - 8.533.396 - 8.533.368. Fax : ( 84.4 ) 8.534.148. Xí nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật, là đơn vị sản xuất kinh doanh Hoá dược phẩm. Do vậy, ngoài sự quản lý của Nhà Nước về pháp luật, Xí nghiệp còn được sự quản lý của Tổng Công ty Dược Việt Nam, Xí nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc: - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà Nước . - Thực hiên tự chủ về sản xuất kinh doanh theo pháp luật của Nhà Nước và sự quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. - Đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân trong đó lợi ích của người lao động là trực tiếp. Năm 1993 Xí nghiệp Hoá Dược được Bộ Y Tế ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà Nước số 404 / BYT - QĐ ngày 22 / 4 / 1993. -Về vốn của Xí nghiệp: Vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 2.227,6 triệu đồng, Xí nghiệp đã tăng vốn lưu động từ 889.000.000 đồng năm 1999 lên 981.000.000 triệu đồng năm 2001.Như vậy, nó thể hiện sự mở rộng hoạt động SXKD, đầu tư thêm vốn để tăng thêm lợi nhuận cho Xí nghiệp. -Về doanh thu bán hàng: 7,5 tỷ. Đây là một điều đáng mừng cho Xí nghiệp bởi nó thể hiện sự làm ăn phát triển. - Số lượng công nhân viên: Trong nền kinh tế thị trường, sau những tính toán lo toan cho SXKD, những vấn đề xung quanh người lao động luônlà đề tài tranh luận cho các DN. Với phương châm cùng tồn tại và phát triển Xí nghiệp H._.oá Dược đã từng bước sắp xếp lại đội ngũ lao động cho phù hợp với điều kiện SXKD của mình bằng cách cho nghỉ chế độ, nghỉ mất sức nếu đủ điều kiện. Cho đến nay, Xí nghiệp đã tinh giảm được bộ máy cũng như lao động từ 200 người năm 1998 xuống còn 161 người. Như vậy, tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp Hoá Dược là 161 người. - Thu nhập bình quân của công nhân viên: Hiện nay, các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên mà Xi nghiệp đang áp dụng là phù hợp với quy định về chế độ tiền lương của Nhà Nước và phù hợp với thực tiễn tình hình SXKD của Xí nghiệp. Đặc biệt, việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để trả cho người lao động trực tiếp là một bước đi đúng hướng nhằm mục đích nâng tới mức cao nhất của năng suất lao động và chất lượng SP và hiệu quả SXKD của Xí nghiệp. Hơn nữa, việc quy định chế độ phụ cấp cũng như tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã là nguồn động viên khích lệ rất lớn lao, tạo cho họ có lòng nhiệt tình say mê có tinh thần tìm tòi sáng tạo và có thái độ trách nhiệm cao trong công việc để từ đó góp phần thúc đẩy SX phát triển, KD có hiệu quả tạo thêm lợi nhuận cho Xí nghiệp và thu nhập chính đáng cho bản thân người lao động. Việc Xí nghiệp sử dụng quỹ tiền lương theo đơn giá SP chuẩn đã tạo ra được sự công bằng, chính xác cho công nhân viên. Khi sử dụng quỹ tiền lương theo phương pháp này thì công nhân viên sẽ làm ra nhiều SP chuẩn hơn bởi vì nó gắn liền với thu nhập của họ. Chính vì thế mà năm 2001 SP chuẩncủa Xí nghiệp đã tăng lên dẫn đến thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Thu nhập bình quân 795.000 đồng / người / tháng. Trải qua trên 30 năm hoạt động vừa tổ chức SXKD, vừa xây dựng và phát triển theo đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà Nước, được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng Công ty Dược Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân Quận Đống Đa Xí nghiệp đã liên tục phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường với những công nghệ SX tiên tiến, Xí nghiệp Hoá Dược luôn nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao chất lượng SP, bảo toàn và tích luỹ vốn từng bước tạo chỗ đứng và uy tín trên thị trường. Nhìn nhận một cách thực tế chúng ta thấy rằng Xí nghiệp là một DN có quy mô hoạt động SXKD tầm trung bình, nhưng cơ hội phát triển còn rất nhiều vì Xí nghiệp là đơn vị duy nhất hiện nay của ngành Y tế SX Hoá Dược 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của đơn vị kế toán. Hiện nay, Xí nghiệp SXra nhiều loại SP có hoạt tính sinh hoá học của các chất chế biến. Đặc biệt là mỗi một SP phải có một quy trình công nghệ hợp lý. Quy trình công nghệ SX ra SP phải đảm bảo cho SP đó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của Dược Điển. Bởi vì, SP của Xí nghiệp dùng để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cho con người trong đó bao gồm cả thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm ...có ảnh hưởng trực tiếp tơi sức khoẻ con người. Chính vì thế, sản phẩm SX không thể có SP laọi 2 mà phải là SP loai 1 đạt tiêu chuẩn của Dược Điển trong nước cũng như Dược Điển quốc tế. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị thực tập. * Các măt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của Xí nghiệp ; - Hoá chất dược dụng. - Hoá chất tinh khiết. - Các tá dược. - Bào chế các loại dược phẩm, sản phẩm hợp vệ sinh, sản phẩm định dưỡng y tế. - Đầu tư nghiên cứu khoa học, nghiên cứu công nghệ mới để đưa vào SX nâng cao chất lượng SP và tăng sản lượng SP. - Các dịch vụ có liên quan đến ngành y tế. - Kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật. * Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu: Quy trình công nghệ SX SP của Xí nghiệp là quy trình SX phức tạp, kiểu chế biến liên tục khép kín ( là những phản ứng hoá học liên tục của các hoá chất xảy ra kế tiếp nhau ). Mặc dù quy trình SX của Xí nghiệp phức tạp như vậy nhưng vẫn đảm bảo quy trình đó là SX hợp lý. Phải lựa chọn máy móc thiết bị khép kín và phải tính đến chất thải độc hại đồng thời phải có sự đa dạng trong sử dụng nguyên liệu khác nhau ( vô cơ, hữu cơ tổng hợp có nguồn gốc động thực vật được khai thác từ nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau ). Cụ thể đi sâu vào tìm hiểu quy trình SX SP của Xí nghiệp là các loại hoá chất như: HCl, H2SO4,Na2SO4, KMnO4, BaCl2, NaCl, CaCO3, ...Các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, các loại gốm nhập về kho nguyên vật liệu theo từng chủng loại. Các hoá chất được đưa vào tinh chế loại bỏ các tạp chất còn lại, sau đó đưa về điều kiện phản ứng ( nhiệt độ, nồng độ, môi trường...) tiếp đó là công đoạn cho các chất phản ứng với nhau. Sau khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn sẽ tạo ra SP, SP tạo ra sẽ được đem tẩy rửa một lần nữa để đảm bảo độ tinh khiêt của SP. Sau đó SP được chuyển sang cho bộ phận KCS kiểm tra chất lượng nếu SP nào đạt tiêu chuẩn thì SP đó được đem đi đóng gói, còn SP nào không đủ tiêu chuẩn thì sẽ bị loại. Trong quá trình đóng gói này phải sử dụng các vật liệu phụ, bao bì như lọ thuỷ tinh, lọ nhựa, túi PE, bao chứa. Bước cuối cùng là nhập kho SP chuẩn. a) Sơ đồ Muối NaCl Nguyên vật liệu đ Khuấy đ Lọc đ Loại tạp chất đ Phản ứng trung hoà ¯ Nhập kho ơ Đóng gói ơ Sấy hơi ơVảy rửa ơ Nhiệt đun XN cô b) Sơ đồ DEP Công nghệ dây chuyền SX DEP (Diethyl Phtalat) Nạp nguyên liệu đ Tạo phản ứng đ Khuấy lắng đ Rửa lần 1 ¯ Tạo mono ơ Khuấy lắng ơ Rửa lần 2 ơ Khuấy lắng este ¯ Rửa lần 3 đ Rửa lần 4 đ Tinh chế đ Lọc tẩy màu ¯ Đóng gói ¯ Nhập kho XN Tuy nhiên quy trình công nghệ của Xí nghiệp muốn áp dụng tốt cần phải có những điều kiện sau: - Nguyên vật liệu ở đầu vào có thể do nhiều ngành hỗn hợp khác nhau cung cấp cho Xí nghiệp chưa được phù hợp về chất lượng và những điều kiện riêng biệt của ngành SX Hoá Dược. Vì vậy nguyên vật liệu phải qua bộ phận KCS và tinh chế trước khi đưa vào sử dụng SX SP. - Quá trình SX ra SP hoá học trong điều kiện rỉ sắt, ăn mòn kim loại ….. xảy ra rất phức tạp khi tiến hành SX trong các môi trường phản ứng khác gây khó khăn cho việc lựa chọn máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ cho SX. - Quá trình SX của Xí nghiệp phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu dễ cháy nổ, nguy hiểm độc hại như các loại: Cồn, ête, axít, kiềm...Do vậy, đòi hỏi phải có biện pháp an toàn lao động, các thiết bị sử dụng an toàn. * Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất . Mô hình tổ chức quản lý ( và tổ chức sản xuất ) ở Xí nghiệp được tóm tắt qua sơ đồ sau: sơ đồ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp hoá dược Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế hoạch cung tiêu Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật nghiên cứu Phòng kiểm nghiệm Ban bảo vệ Phân xưởng hoá dược Phân xưởng bào chế Phân xưởng cơ điện Các tổ sản xuất Tổ nồi hơi Tổ điện Tổ sửa chữa Các tổ sản xuất X Mối quan hệ chỉ đạo gián tiếp Ghi chú : Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp - Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập. Xí nghiệp tổ chức quản lý theo mô hình “ trực tuyến chức năng ” nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho Giám đốc có những quyết định đúng đắn và giữa các phòng ban có sự trợ giúp lẫn nhau trong công việc. Quyền hạn quản lý của các phòng ban được phân công rạch ròi, không chồng chéo lên nhau vì thế mà cán bộ nhân viên có thể phát huy được hết khả năng về trình độ chuyên môn, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của từng người. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp khá gọn nhẹ, năng động phù hợp với cơ cấu kinh doanh . - Bộ máy quản lý bao gồm: 1) Ban Giám đốc gồm 2 người : 1 giám đốc, 1 phó giám đốc. + Giám đốc là người đứng đầu bộ máy của Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, cơ quan pháp luật và Tổng Công ty Dược Việt Nam về kết quả SXKD của Xí nghiệp. Đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trongXí nghiệp, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý với tất cả các bộ phận SX của Xí nghiệp. + Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc và thay thế cho Giám đốc khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp theo dõi và chỉ đạo khối kỹ thuật thông qua các trưởng phòng như: trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng nghiên cứu, trưởng phòng kiểm nghiệm và chỉ đạo SX thông qua các quản đốc phân xưởng. 2) Các phòng chức năng bao gồm: + Phòng tổ chức hành chính:có nhiệm vụ quản lý đội ngũ cán bộ công nhânviên trong Xí nghiệp, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXHvà chế độ chính sách khác, tham mưu cho Giám đốc, tổ chức bộ máy phòng ban ở phân xưởng. Tuyển dụng, diều động, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên theo quy định Thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động của Xí nghiệp. + Phòng kế hoạch cung tiêu: phòng này có nhiệm vụ chức năng phân tích thị trường, giá cả, nguồn hàng, chỉ tiêu kế hoạch được giao. Xây dựng chiến lược Marketing và kế hoạch SXKD cho từng tháng, quý, năm phù hợp với tình hình thực tế. Theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, quá trình cung ứng vật tư, nguyên liệu bán hàng, hệ thống kho hàng hoá, vận chuyển xếp dỡ. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch SXKD của các phân xưởng SX, quản lý các tiền bán hàng tại kho Xí nghiệp và các cửa hàng. Tổng kết và báo cáo tiến độ hoàn thành kế hoạch của các bộ phận và của cả Xí nghiệp từng giai đoạn trong năm. + Phòng kế toán tài vụ : có chức năng quản lý tài chính, tình hình thanh toán, quản lý tài sản, nguồn vốn và thực hiện các công tác tài chính của DN. Quan hệ với các cơ quan chức năng khai thác các nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho Xí nghiệp. Thực hiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt động tài chính của các bộ phận. Đối chiếu số liệu, hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước. Lập báo cáo định kỳ, phân tích đánh giá kết quả SXKD và lập quyết toán với các cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định + Phòng kỹ thuật nghiên cứu : có chức năng nhiệm vụ sau: ã Xây dựng và quản lý quy trình công nghệ. ã Xây dựng và định mức vật tư kỹ thuật, quy cách mẫu mã. ã Cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng SP. Nghiên cứu SX thử các SP mới trước khi đưa vào SX lớn. ã Hướng dẫn bàn giao quy trình công nghệ cho các bộ phận SX, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để họ có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả. + Phòng kiểm nghiệm : Có chức năng kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu trước khi đưa vào SX, kiểm tra việc thực hiện quy chế tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình SX, kiểm tra chất lượng SX. + Ban bảo vệ : có nhiệm vụ tổ chức lực lượng tuần tra canh gác đảm bảo an toàn tuyệt đối 24 / 24 giờ.Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các nội quy. Xí nghiệp là DN SXKD các loại SP Hoá dược theo quy trình công nghệ khép kín từ việc tinh chế các hoá chất đến khi đưa vào phản ứng hoá học tẩy rửa, đóng gói...bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng SP tương đối lớn, được chế biến từ các nguyên vật liệu là các loại hoá chất. Do vậy ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức SX. Xí nghiệp đã tổ chức hai phân xưởng SX chính phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ SX SP. - Phân xưởng Hoá dược : có nhiệm vụ là chuyên SX các loại thuốc bào chế. - Phân xưởng Bào chế: có nhiệm vụ chuyên SX các loại thuốc có dạng viên nén, thuốc dạng bột... - Ngoài hai phân xưởng chính ở trên Xí nghiệp còn có phân xưởng cơ điện, phân xưởng này có nhiệm vụ quản lý theo dõi, sửa chữa toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị SX phục vụ cho các phân xưởng SX chính và các phòng ban. Phân xưởng cơ điện có 3 tổ đó là: + Tổ nồi hơi: có nhiệm vụ bảo dưỡng, cung cấp nồi phản ứng, nồi hơi cho các phân xưởng SX. + Tổ điện: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng điện cho toàn Xí nghiệp. + Tổ sửa chữa: có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị tài sản hư hỏng. * Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp + Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của phòng kế toán. Phòng kế toán - tài vụ có chức năng quản lý tài chính, tình hình thanh toán, quản lý tài sản, nguồn vốn và thực hiện các công tác tài chính của DN. Quan hệ với các cơ quan chức năng khai thác các nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho Xí nghiệp. Thực hiện công tác giám sát và kiểm tra hoạt động tài chính của các bộ phận. Đối chiếu số liệu , hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận thực hiện đúng theo quy định của Nhà Nước. Lập báo cáo định kỳ, phân tích đánh giá kết quả SXKD và lập quyết toán với các cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định. + Hình thức tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của Xí nghiệp có chức năng tham mưu giúp việc, giám đốc công tác tài chính của Xí nghiệp, nhằm sử dụng tiền vốn vào đúng mục đích, đúng chế độ, hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời, bộ máy kế toán còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra chế độ kế toán trong phạm vi toàn DN, giúp ban lãnh đạo Xí nghiệp tổ chức công tác thông tin kinh tế và tổ chức hoạt động kinh doanh một cách kịp thời, có hiệu quả. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán ở Xí nghiệp Hoá dược được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, thể hiện ở sơ đồ sau: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở xí nghiệp hoá dược Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Kế toán TSCĐ kiêm kế toán NVL chính, kế toán tiêu thụ Kế toán lương, BHXH kiêm kế toán thanh toán với người bán, tạm ứng Kế toán NVL phụ,CCDC, phụ tùng thay thế và thống kê tổng hợp Kế toán chi phí SX và tính giá thành SP, TGNH Thủ quỹ kiêm kế toán bao bì Kế toán máy theo dõi công nợ Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu - Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán có nhiệm vụ giám sát phụ trách chung các hoạt động của phòng kế toán, hướng dẫn chỉ đạo phương thức hạch toán phù hợp với chế độ, kiểm tra công việc của các nhân viên kế toán. Đồng thời thực hiện kế toán tổng hợp để xác định kết quả SXKD của Xí nghiệp ...Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của Xí nghiệp - Một kế toán tiền lương, BHXH kiêm kế toán thanh toán theo dõi các khoản thanh toán với người bán, tạm ứng: có trách nhiệm tính toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH, các khoản khấu trừ vào lương và các thu nhập khác của người lao động. - Một kế toán TSCĐ kiêm kế toán vật liệu chính, kế toán tiêu thụ. - Kế toán NVL phụ, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế và thống kê tổng hợp chịu trách nhiệm theo dõi tình hình cung cấp, sử dụng các loại nguyên vật liệu phụ, CCDC và phụ tùng thay thế. - Một kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP kiêm kế toán TGNH có nhiệm vụ hạch toán các loại chi phí để tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ cho từng loại SP. - Một thủ quỹ kiêm kế toánbao bì có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thu - chi tiền mặt, các nghiệp vụ xuất nhập bao bì phục vụ cho chế tạo SP. - Một nhân viên kế toán chuyên về kế toán máy theo dõi công nợ. * Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: - Để kết hợp chặt chẽ giữa sổ sách kế toán với các mẫu biểu, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tạo điều kiện cho việc kiểm tra kế toán, đồng thời để phù hợp với các đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng là hình thức “ Nhật ký chứng từ “. - Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ( từ chứng từ gốc) hàng ngày được ghi vào sổ chi tiết, sổ quỹ, lên bảng kê, bảng phân bổ cuối tháng tập hợp vào các Nhật ký chứng từ và sổ cái. - Hệ thống sổ kế toán của Xí nghiệp: + Nhật ký chứng từ : NKCT 1, NKCT 2, NKCT 5, NKCT 7, NKCT 10, + Bảng kê : Bảng kê 1, Bảng kê 2, Bảng kê 3, Bảng kê 11. + Sổ cái tài khoản. + Sổ thẻ kế toán chi tiết: thẻ kho, sổ thống kê sử dụng NVL, bảng tổng hợp xuất dùng NVL, sổ chi tiết công nợ, sổ tài sản cố định, sổ tiêu thụ, sổ chi tiết vật tư. * Trình tự kế toán; Hàng ngày khi lập chứng từ kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ chi tiết. + Căn cứ vào các chứng từ xuất kho, phiếu lĩnh vật tư định mức, phiếu xuất - nhập kho, thủ kho ghi vào thẻ kho để theo dõi nhập - xuất - tồn; còn trên phòng kế toán vào sổ chi tiết vật tư, sau đó đối chiếu với kho rồi từ đó vào sổ tổng hợp nhập - xuất - tồn.Cuối cùng lập bảng kê, bảng phân bổ. + Các chứng từ thu - chi tiền mặt hàng ngày khi có phát sinh thủ quỹ ghi vào sổ theo dõi, sau đó chuyển sang cho bộ phận kế toán tổng hợp lên bảng kê số 1, nhật ký chứng từ số 1. + Các chứng từ ban đầu kế toán phân loại chứng từ tính toán tổng hợp lên bảng kê, bảng phân bổ cuối tháng được phân bổ vào các nhật ký - chứng từ, sổ cái và lập báo cáo kế toán theo quy định. sơ đồ hạch toán tổng quát (5) Sổ quỹ tiền mặt Chứng từ gốc Sổ chi tiết (4) (2) (4) (4) (3) (1) Bảng phân bổ (7) (6) (6) Bảng kê (1) Nhật ký chứng từ (1) (7) (7) Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tổng hợp Sổ cái Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng (1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào bảng kê, bảng phân bổ hoặc nhật ký - chứng từ liên quan. (2) Các chứng từ gốc cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh vào trong bảng kê , bảng phân bổ, nhật ký - chứng từ thì đồng thời ghi vào các sổ (thẻ) chi tiết (3) Các chứng từ liên quan đến thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ tiền mặt Cuối tháng căn cứ vào các số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê, nhật ký – chứng từ Căn cứ vào sổ (thẻ) chi tiết để ghi vào sổ tổng hợp số liệu chi tiết, bảng kê, nhật ký - chứng từ. Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa nhật ký - chứng từ với nhau, giữa các nhật ký - chứng từ với các bảng kê, giữa sổ cái với sổ tổng hợp chi tiết... Căn cứ vào các nhật ký - chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tổng hợp. 2.2. Thực tế công tác quản lý lao động và kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương. 2.2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở Xí nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sau những tính toán lo toan cho SXKD, những vấn đề xung quanh người lao động luôn là đề tài tranh luận trong các DN. Với phương châm cùng tồn tại và phát triển Xí nghiệp Hoá dược đã từng bước sắp xếp lại đội ngũ lao động cho phù hợp với điều kiện SXKD của mình bằng cách cho nghỉ chế độ, nghỉ mất sức nếu đủ điều kiện. Cho đến nay Xí nghiệp đã tinh giảm được bộ máy cũng như lao động từ 200 người năm 1998 xuống còn 161 người. Như vậy, tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp Hoá dược là 161 người. Mọi người làm việc theo nội quy làm việc số 95 TC - HD ngày 7-3-1998 của Xí nghiệp. Các phân xưởng làm kín 3 ca theo yêu cầu của SXKD, quản đố phân xưởng đề nghị Giám đốc duyệt thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc cho từng bộ phận nhưng phải thông báo trước cho người lao động và cố định thời gian cho bộ phân lao động đó. Người lao động ở các phân xưởng SX làm kín 3 ca, mỗi ca người lao động được sử dụng 30 phut ăn cơm trưa tính trong giờ làm việc. Nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật trừ trường hợp do yêu cầu của SXKD thì công nhân viên phải làm thêm vào những ngày đó. Đến nay, Xí nghiệp đã từng bước ổn định về lao động đảm bảo đủ việc làm cho công nhân SX. Bảng phân loại công nhân viên của xí nghiệp tính đến Tháng 12/ 2002 Đơn vị : Người Chỉ tiêu Số lao động Tỉ lệ % I. Về số lượng Tổng số Nhân viên quản lý Nhân viên phục vụ Công nhân trực tiếp SX II. Về chất lượng Tổng số Trên đại học và đại học Trung cấp Tốt nghiệp PTTH 161 20 59 82 161 32 12 117 100 12,42 36,65 50,93 100 19,88 7,45 72,67 Nguồn số liệu : Phòng kế toán tài vụ – Xí nghiệp Hoá Dược Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng cán bộ công nhân viên trực tiếp được sắp xếp tương đối hợp lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngày càng được phân bổ đồng đều ở các phòng ban, phân xưởng...Nhân viên quản lý chiếm 12,42 % trong tổng số lao động được phân bổ đồng đều ở các phòng ban chức năng và mỗi người đảm nhận một công việc nhất định. Thông thường ở một DNSX tỷ lệ này là tương đối cao nhưng có thể thấy rằng đây là một tỷ lệ hợp lý đối với Xí nghiệp. Nhân viên phục vụ chiếm 36,65% tỷ lệ này là không cao nó phù hợp với điều kiện và quá trình SXSP của Xí nghiệp. Công nhân trực tiếp SX chiếm 50,93% xong tỷ lệ này là phù hợp với quá trình SX, trình độ trang thiết bị, nhiệm vụ SX... Dựa vào cơ sở nói trên, Xí nghiệp Hoá dược đã xác định nhu cầu về lao động của mình với quy mô và cơ cấu lao động phù hợp với yeu câù của SX đặt ra. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên 161 người trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao và bố trí đều ở các bộ phận.Trình độ Đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ là 19,8% tỷ lệ này thông thường so với các DN SX là tương đối cao nhưng đối với Xí nghiệp và các DN lớn thì nó là tỷ lệ hợp lý. Trình độ của công nhân viên cần phải được nâng cao về chuyên môn để họ có thể làm việc tốt hơn. 2.2.2. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của Xí nghiệp. * Quỹ tiền lương của Xí nghiệp Quỹ tiền lương của Xí nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo công nhân viên trong danh sách của Xí nghiệp do Xí nghiệp quản lý, chi trả lương. Thi hành nghị định số 28 / CP ngày 28/ 3 / 1997của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lươngvà thu nhập trong các DN Nhà Nước tại thông tư số 13 ngày 10/ 3/ 1997. Căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch SXKD và kết quả thực hiện đơn giá tiền lương năm trước của Xí nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương cho năm sau. * Thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của Xí nghiệp. - Quản lý quỹ tiền lương bằng tổng doanh thu: + Phương pháp này có ưu điểm là nó khuyến khích người lao động làm việc hăng say, chăm chỉ và đảm bảo chất lượng. Bởi vì khi họ tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn lúc đó khách hàng tin cậy đặt mua nhiều làm cho doanh thu tăng lên. Đồng thời với việc doanh thu tăng lên là quỹ tiền lương cũng được tăng lên . Khi đó thu nhập của họ sẽ cao hơn vì vậy mà họ sẽ lao động tích cực hơn. + Nhược điểm là: như ta đã biết trong cơ chế thị trường thì doanh số bán hàng là do thị trường quyết định, có tháng thì rất cao, nhưng ngược lại có tháng lại có doanh số thấp ảnh hưởng đến quỹ tiền lương do đó sẽ ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân viên. - Quản lý quỹ tiền lương dựa trên đơn giá SP chuẩn. Cách quản lý này sẽ khuyến khích công nhân viên làm việc tích cực và tạo ra nhiều SP chuẩn, đồng thời nó cũng tạo ra được sự công bằng trong Xí nghiệp. - Quản lý quỹ tiền lương theo chi phí: + Ưu điểm: cách quản lý này giúp cho DN giảm tối đa được chi phí bởi vì nếu chi phí quá nhiều sẽ làm giảm đi nguồn quỹ tiền lương. Như vậy, nó buộc cho người công nhân phải có ý thức làm việc, tránh gây ra những sai hỏng. + Nhược điểm: đôi khi chi phí sử dụng lại vượt quá cả mức thu lúc đó việc tính tiền lương trở lên rất khó khăn. Do tính chất, đặc điểm đa dạng về lao động, công việc SXKD, chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, Xí nghiệp đã quản lý quỹ lương của mình bằng cách quản lý theo đơn giá SP chuẩn, sử dụng công tác quản lý này sẽ đảm bảo được sự chính xác, công bằng cho công nhân viên, khuyến khích được công nhân viên làm việc hăng say và có hiệu quả. - Quản lý quỹ tiền lương chung năm kế hoạch: + Đây là bước quan trọng nhất trong công tác quản lý quỹ tiền lương, nó có tác dụng thúc đẩy SX phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành SP và nâng cao mức sống của người lao động trong Xí nghiệp + Cách xây dựng quỹ lương chung của Xí nghiệp: Vkh = Vsp + Vbs Vsp = Vđg x Tổng SP quy đổi ra SP chuẩn. Vbs = Lương bình quân 1 ngày x Số ngày nghỉ hưởng lương. Trong đó:Vkh : Quỹ lương chung năm kế hoạch. Vsp : Quỹ tiền lương SP. Vbs : Quỹ tiền lương bổ sung. Vđg : Đơn giá tiền lương theo một đơn vị SP chuẩn + Cụ thể tính quỹ lương kế hoạch năm 2003 như sau: ã Mức lương tối thiểu Xí nghiệp đang áp dụng : 290.000 đ. ã Hệ số lương bình quân toàn Xí nghiệp : 2,54 . ã Đơn giá lương bình quân 1 giờ : 2.851 đồng / phút. 290.000 đ ( 100% + 1,60% ) x 2,54 : 208 = 3.598 đ/ giờ. ã Đơn giá lương trên một đơn vị SP chuẩn ( DEP lít ) 1.98 x 3.598 đ = 7.124 đ/ 1SP. ã Quỹ lương tính theo đơn giá SP chuẩn 7.124 đ x 216.484 = 1.542.232.016 đ. ã Quỹ lương bổ xung : 139.112.343 đ. Như vậy tổng quỹ lương toàn bộ năm kế hoạch: 1.542.232.016 đ + 139.112.343 đ = 1.681.344.359 đ 2.2.3. Hình thức tiền lương áp dụng tại Xí nghiệp. 2.2.3.1. Hạch toán lao động. Xí nghiệp Hoá Dược Phân xưởng 3 Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành Tháng 02/ 2002 STT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng NK Giá Thành tiền I Lương sản phẩm 1 Gynalber gói 93.120 17,5 1.629.600 2 Alusi – 25g kg 250 8110,0 2.027.500 3 Kem Dep hộp 44.280 39,9 1.766.772 …….. 9 Cồn 90 – 50 ml lọ 10.080 31,6 318.528 10 Xanh metylen….. lọ 12.700 24,7 313.690 Cộng I đ 8.493.650 II Lương bổ sung 1 Sấy mgtrilicat Công 3 24635 73.905 2 Phép B6 (2) Công 33 21565 711.645 3 Phép B6 (3) Công 4 24635 98.540 4 Tết dương lịch B6 (2) Công 15 21565 323.475 5 Tết dương lịch B6 (3) Công 2 24635 49.270 Cộng II đ 1.256.835 III Tổng số được lĩnh đ 9.750.485 IV Đã lĩnh trong tháng đ 10.095.583 V Số tiền còn nợ XN đ 345.098 Nguồn tài liệu: Phòng kế toán tài vụ Xí nghiệp Hoá Dược 2.2.3.2. Trình tự tính lương, BHXH và tổng hợp số liệu * Hiện nay, theo chế độ tiền lương mới, lương tối thiểu là 290.000 đ / tháng. Đơn giá lương ngày = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương (NĐ 26 CP) Ngày công Như vậy, tiền lương CBCNV quản lý = Đơn giá x Số ngày làm việc tiền lương thực tế Cụ thể căn cứ vào bảng chấm công, tính lương cho đồng chí Đinh Việt Cường, căn cứ vào hệ số lương cơ bản của đồng chí là 4,32 ta có : Đơn gía tiền lương ngày = 290.000 x 4,32 = 48.184,6 (của đồng chí Cường) 26 Tiền lương của đồng chí Cường = 48.184,6 x 25 = 1.204.615 ( Ngày làm việc của đồng chí Cường trong tháng là 25 ngày) * Trợ cấp BHXH - Về trợ cấp BHXH, kế toán Xí nghiệp căn cứ vào các giấy tờ bệnh viện, lập phiếu trợ cấp theo lương cơ bản và tỷ lệ công nhân viên được hưởng. - Tỷ lệ được tính BHXH được quy định như sau : + Trường hợp ốm đau được hưởng 75% lương +Trường hợp bị tai nạn LĐ, thai sản thì được hưởng 100%lương - Cách tính BHXH phải trả cho công nhân viên + Lương bình quân một ngày bằng lương cơ bản / 26 ngày + Số tiền hưởng BHXH = Lương bình quân x tỷ lệ hưởng x số 1 ngày BHXH ngày nghỉ Cụ thể : trong tháng 06 năm 2003 ở phân xưởng Hoá Dược có phiếu nghỉ hưởng BHXH của đồng chí Trần Đức Duy như sau : phiếu nghỉ hưởng BHXH Họ và tên : trần đức duy Đơn vị công tác : Xí nghiệp Hoá Dược Lý do nghỉ : Loét dạ dày (nằm viện) Số ngày nghỉ : 15 ngày (Từ ngày 18/3 đến hết ngày 1/4/2003) Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH : 13 ngày Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : 13 ngày Lương tháng đóng BHXH 3,23 Lương bình quân ngày 30.027 đ Tỷ lệ % hưởng BHXH 75% Số tiền hưởng BHXH 351.262 Phụ trách BHXH đơn vị Ký tên * Về tiền thưởng: - Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo LĐ và nâng cao hiệu quả trong SXKD của DN. Nó còn là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người LĐ trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất LĐ, nâng cao chất lượng SP, rút ngắn thời gian làm việc. - Tiền thưởng là khoản tiên được hình thành từ quỹ lương sau khi đã chi lương 26/CP và lương đơn giá SP, tức là quỹ lương thực hiện trừ đi lương 26/CP và đơn giá SP, còn lại là khoản tiền thưởng. - Tiền thưởng của toàn Xí nghiệp biến động hàng tháng phụ thuộc vào quỹ lương thực hiện hàng tháng được tính trên cơ sở SP nhập kho và tiêu thụ. Đối với từng cá nhân, tiền thưởng cũng biến động theo tuỳ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và vai trò đóng góp cho việc hoàn thành nhiệm vụ SXKD của Xí nghiệp. - Xí nghiệp đã áp dụng bảng hệ số thưởng sau để tính tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên gián tiếp: bảng hệ số thưởng STT Chức danh Hệ số Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giám đốc Phó giám đốc Bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn Trưởng phòng, quản đốc phân xưởng Phó phòng, phó quản đốc, trưởng ban - Tổ trưởng SX công tác có từ 10 người trở lên, t tổ trưởng tổ dặc biệt - Phụ trách an toàn lao động Xí nghiệp - Chuyên trách quân sự, chuyên trách phòng cháy chữa cháy - Bí thư chi bộ có từ 10 Đảng viên trở lên - Thư ký công đoàn bộ phận có từ 3 tổ công đoàn trở lên - Tổ trưởng tổ SX, công tác dưới 10 người - Bí thư chi bộ có từ 9 Đảng viên trở xuống - Tổ trưởng công đoàn có từ 14 Đảng viên trở xuống Cán bộ nhân viên các phòng ban nghiệp vụ, công nhân SX và phục vụ SX 3 2,4 1,8 1,6 1,4 1,3 1,3 1,3 1,2 1,2 1,2 1,1 1,1 1 Ghi chú: + Nếu là cán bộ kiểm nghiệm thì chỉ được hưởng hệ số phụ cấp cao nhất của người đó + Hàng tháng xác định giá trị của đơn vị hệ số tiền thưởng bằng cách lấy số tiền thưởng của tháng đó chia cho tổng số hệ số thưởng X = Tiền thưởng Tổng hệ số thưởng Tiền thưởng của mỗi người = X x hệ số thưởng của người đó - Nội dung của tổ chức tiền thưởng: + Chỉ tiêu thưởng: là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hình thức tiền thưởng. Yêu cầu: rõ ràng, chính xác, cụ thể. + Điều kiện thưởng: được đưa ra để xác định tiền đề chuẩn mực để thực hiện một hình thức tiền thưởng nào đó, còn dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng. + Mức tiền thưởng: là số tiền thưởng cho người LĐ khi họ đã đạt các chỉ tiêu và điều kiện thưởng. Mức tiền thưởng được xác định cao hay thấp tùy thuộc vào nguồn tiền thưởng và yêu cầu khuyến khích và của từng công việc. + Nguồn tiền thưởng: có thể gồm nhiều nguồn khác nhau: lợi nhuận, từ tiết kiệm lương…. - Các hình thức tiền thưởng: + Là các loại tiền thưởng hiện đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay đó là: ã Thưởng giảm tỷ lệ SP hỏng ã Thưởng nâng cao chất lượng SP ã Thưởng tiết kiệm vật tư nhiên liệu ã Thưởng tăng năng suất LĐ + Ngoài các chế độ và các hình thức tiền thưởng như trên, Xí nghiệp có thể thưởng đột xuất - Hàng năm, chủ tịch công đoàn cùng với giám đốc Xí nghiệp tính số cân đối và công bố trước toàn thể cán bộ công nhân viên sau khi đã duyệt quyết toán năm chia các quỹ như sau: + Quỹ phát._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT508.DOC
Tài liệu liên quan