Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điện tử Công nghiệp

Lời mở đầu Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoa nông nghiệp và nông thôn vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp đã trở thành một mục tiêu kinh tế xã hội nóng bỏng. ở các thành phố ngoài thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu còn tồn tại, thất nghiệp do chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh tế, bố trí sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp. Theo thống kê mấy năm gần đây (năm 2005

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điện tử Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 5,88%; 2003: 6,01%; 2004: 6,85%). ở thành phố đã vậy còn ở nông thôn cùng với việc giao quyền sử dụng đất đến hộ nông dân và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì số người thiếu việc làm chiếm một tỉ lệ khá lớn. Như vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày một gia tăng trong các năm qua và có thể tiếp tục tăng trong các năm tới. Chính vì vậy lao động đóng vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chế độ chính sách của Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT. Vì vậy, tiền lương đóng vai là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Chi phí nhân công chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý lao động, công tác quản lý tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương cần chính xác, kịp thời đảm bảo quyền lợi của người lao động, tiết kiệm chi phí: chi phí nhân công đẩy mạnh hoạt động sản xuát, hạ giá thành sản phẩm và biện pháp tốt nhất trong việc quản lý và sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương, với kiến thức đã được trang bị cho mình và thông quá quá trình thực tập tại Công ty điện tử Công nghiệp (CDC). được sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô, các chú và các anh chị trong Công ty. Quan trọng hơn cả là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo bộ môn kế toán Lê Thị Bình, em mạnh dạn chọn đề tài cho mình để đi sâu nghiên cứu chuyên đề tài cho mình để đi sâu nghiên cứu chuyên đề 3 mang tên: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thu nhập khác của người lao động tại Công ty điện tử Công nghiệp". Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề chung về tiền lương và khoản trích theo lương. Phần II: Tình hình thực tế về công tác tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản thu nhập khác của Công ty. Phần III: Kết thúc hoàn thành công việc hạch toán kế toán lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty và một số ý kiến đóng góp. Phần I Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương I. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Vai trò lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm Lao động là sự hao phí có mục đich thể lực và trí lực của con người nhằm tác động và các vật tự nhiên để tạo thành sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá mà giá cả của nó được biểu hiện dưới hình thức tiền lương (nếu có0 1.2. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh Từ khái niệm trên, ta nhận thấy lao động có vai trò to lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy sử dụng hợp lý lao động là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. 2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 2.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại như sau: - Lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp tổ chức quản lý. - Lao động tạm thời mang tính thời vụ là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả. 2.2. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất * Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp gồm 2 loại: - Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp có: lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ lao động phụ trợ khác. - Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp chia thành 2 loại: + Lao động có tay nghề trung bình: gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn những chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế hoặc chưa được đào tạo chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế dài. + Lao động phổ thông: là lao động không phải qua đào tạo mà vẫn làm được. * Lao động gián tiếp: Là bộ phận lao động gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Phân loại cụ thể: - Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia như sau: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. - Theo năng lực và trình độ chuyên môn, loại lao động này chia thành: + Chuyên viên chính: là những người có trình độ đại học, trên đại học, có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết công việc mang tính tổng hợp phức tạp. + Chuyên viên: là người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học có thời gian công tác dài; trình độ chuyên môn cao. + Nhân viên,: là những người lao động gián tiếp, có trình độ chuyên môn thấp có thể qua những lớp đào tạo chuyên môn hoặc chưa qua. Phân loại lao động có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, trình độ của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập tính toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập qũy lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. 2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động sản xuất kinh doanh -Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: gồm các lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng... - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị... - Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc thực tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác phân định này được chi phí và chi phí thời kỳ. 3. ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý, tổ chức lao động Công tác quản lý và tổ chức lao động có vai trò hết sức to lớn không chỉ riêng với các doanh nghiệp mà với cả người lao động. Đối với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý lao động, phân loại lao động đóng vai trò to lớn, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về số lượng trình độ nghề nghiệp của từng người,.. Để có thể lập các kế hoạch lao động, giúp ích cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. Đối với người lao động, nếu doanh nghiệp tổ chức, sử dụng lao động hợp lý sẽ tính được chính xác thù lao của người lao động, thanh toán kịp thời tiền lương, khuyến khích người lao động chăm chỉ sản xuất, làm việc có hiệu quả, tăng năng suất lao động. 4. Các khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc của tiền lương và các khoản trích theo lương 4.1. Khái niệm Tiền lương là biểu hiện của giá cả lao động, nó là sự phân phối kết quả lao động cho người lao động trên cơ sở sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên ở mỗi chế độ khác nhau, tiền lương lại được biểu hiện theo quan điểm khác nhau. Đối với nước ta tiền lương được định nghĩa như sau: "Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được người sử dụng lao động trả cho người lao động ứng với thời gian lao động chất lượng và kết quả lao động của người lao động". Khái niệm và nội dung các khoản trích theo lương: + Quỹ BHXH: là khoản để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động Nội dung: - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ... - Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức - Trợ cấp tử tuất - Chi công tác quản lý quỹ BHXH. + Quỹ BHXH: được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh. + Quỹ KPCĐ: được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. + Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: là khonả tiền lương được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh coi như một khoản chi phí phải trả nhằm tránh sự biến động cho giá thành sản phẩm. 4.2. ý nghĩa của tiền lương Chi phí tiền lươgn là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ... do doanh nghiệp sản xuất ra. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. 4.3. Quỹ tiền lương 4.3.1. Khái niệm và nội dung Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số lượng mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. 4.3.2. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: -Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm) - Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương0. - Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, nghỉ phép. - Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. 4.3.3. Phân loại quỹ tiền lương Để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản trích cấp (phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ...) - Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp, học tập... 6. Các hình thức tiền lương 6.1. Hình thức tiền lương trả theo tiền lương lao động 6.1.1. Khái niệm Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc theo quy định. 6.1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương * Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. = x - Tiền lương thời gian giản đơn bao gồm: + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng theo thang bậc lương quy định. Tiền lương tháng chủ yếu áp dụng cho công nhân viên công tác quản lý hành chính, kinh tế thuộc các ngành không có tính chất sản xuất. Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc Công thức: = + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ CNV trả lương cho cán bộ CNV những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. = + Tiền lương giờ: là tiền lương đưa cho 1 giờ làm việc, làm căn cứ tính phụ cấp làm thêm giờ, thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Công thức: = + Các khoản phụ cấp có tính chất lượng: - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: là khoảng lương trả cho CNV hưởng theo ngạch, bậc lương chuyên môn, nghiệp vụ khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo 1 tổ chức theo quyết định của nhà nước. - Phụ cấp trách nhiệm: là khoản tiền nhằm bù đắp cho người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn, nhiệm vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm, hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa xây dựng trong mức lương. - Phụ cấp khu vực: Nhằm bù đắp cho CNV làm việc ở vùng có khí hậu xấu, vùng xa xôi, hẻo lánh. - Phụ cấp thu hút: Nhằm khuyến khích CNV đến làm việc ở những vùng kinh tế hải đảo xa đất liền ở thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần người lao động. + Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương. Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: là kết hợp giữa hình thức tiền lương giản đơn và chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Công thức: = + - ưu điểm: Tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản. - Nhược điểm: Chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động: chưa gắn tiền lương với chất lượng lao động, vì vậy doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất cao. 6.2.Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 6.2.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lương sản phẩm 6.2.2. Phương pháp xác định mức trả lương theo sản phẩm Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhận tiến hành làm việc hưởng lương sản phẩm. 6.2.3.Các phương pháp trả lương theo sản phẩm * Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. = + ưu điểm: Mối quan hệ tiền lương của công nhân và kết quả lao động thể hiện rõ ràng do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động là tăng thu nhập. Chế độ tiền lương này dễ hiểu, công nhân có thể tính số tiền công của mình. * Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp: được áp dụng để trả lương cho người lao động làm các công việc phục vụ hay phụ trợ cho hoạt động của công nhân chính. Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho công nhân chính nâng cao năng suất lao động. Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ trợ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính. =+ * Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng: là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền lương trong sản xuất. Ưu điểm: khuyến khích CN tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản phẩm *Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả cho lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỉ lệ luỹ tiến, căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy định. = (+) + (xx) Ưu điểm; khuyến khích công nhân tích cực làm việc và tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Dễ làm tốc độc tăng của tiền lương khoán công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm, công việc áp dụng cho các công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất. * Hình thức tiền lương trả cho sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. Ưu điểm: Giảm thời gian lao động, làm người lao động tích cực cải tiến lao động để tối ưu quá trình làm việc. Nhược điểm: có thể làm cho công nhân không chú ý đầy đủ đến một số việc bộ phận trong quá trình hình thành công việc giao khoán. * Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Với hình thức này kế toán phải tiến hành chia lương cho từng công nhân theo một trong các phương pháp sau: + Phương pháp 1: Chia lương theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật. Công thức: Li = Trong đó: - Li: Tiền lương sản phẩm của công nhân i - Ti: Tiền lương làm việc thực tế của công nhân - Hi: Hệ số cấp bậc của công nhân - Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể - n: Số lượng người lao động của tập thể + Phương pháp 2: Chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kỹ thuật của công việc kết hợp với bình công, chấm điểm. Điều kiện áp dụng: Cấp bậc kỹ thuật của công nhân không phù hợp với cấp bậc kỹ thuật công việc do điều kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ hoặc nhóm sản xuất. Toàn bộ tiền lương được chia làm 2 phần: chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế, chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm mỗi người. + Phương pháp 3: Chia lương theo bình công chấm điểm. Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật đơn giản, công cụ thô sơ, năng suất lao động chủ yếu theo sức khoẻ và thái độ lao động của người lao động. * Nhận xét về hình thức trả lương theo sản phẩm + Ưu điểm: phương pháp trả lương khoa học, có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc vì tiền lương của họ nhiều hay ít là do kết quả lao động của họ tự quyết định. Đồng thời đây là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi người lao động trong sản xuát, thúc đầu các doanh nghiệp cải tiến tổ chức sản xuất. + Nhược điểm: là xây dựng đúng định mức trung bình tiến, thực hiện khó khăn, khó xác định đơn giá chính xác, khối lượng tính toán lớn và phức tạp. 7. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản khác có liên quan đến thu nhập người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương. 8. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHYT, BHXH, tiền ăn giữa ca của nhà nước quy định. 8.1. Chế độ của Nhà nước quy định về tiền lương * Các quy định cơ bản về các khung lương áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Thang lương: là biểu xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương ở trình độ thành thạo khác nhau trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau. Mỗi tháng lương đều có một bậc lương và hệ số cấp bậc tạo thành. - Bậc lương: là bậc phân biệt trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao (bậc 1,2,3.. hệ số cao nhất có thể là bậc 5,6,7). - Hệ số lương: là tỉ lệ ở cấp bậc khác so với tiền lương tối thiểu, hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở 1 bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề cao) được lương cao hơn công nhân bậc có trình độ lành nghề tháp trong nghề bao nhiêu lần. * Các chế độ quy định về mức lương tối thiểu. - Mức lương tối thiểu là mức lương được nhà nước quy định chung cho tất cả các doanh nghiệp trong các ngành nghề và các doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức này. Mức lương tối thiểu phải đáp ứng lương phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH quản lý. Nội dung chi quỹ BHXH - Trợ cấp cho CNV nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động. - Trợ cấp cho CNV bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp cho CNV nghỉ mất sức - Trợ cấp tử tuất - Chi công tác quản lý Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích lập BHXH nộp lên cơ quan quản lý xã hội để chi BHCH. * Quỹ BHYT: Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho CNV. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích luỹ BHXH theo tỉ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong đó 20% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng góp 1% thu nhập, doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHXH. * KPCĐ: Kinh phí công đoàn được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho CNV trong kỳ để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CNV hàng tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở. 8.3. Chế độ tiền ăn giữa ca Tiền ăn giữa ca phải được thực hiện theo ngày làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ 8 tiéng). Ngày không làm việc, hoặc làm việc không đủ giờ tiêu chuẩn (50%) thì CNV không được hưởng tiền ăn giữa ca. Ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp có thể quy định thêm những điều kiện khác phù hợp với hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cho tiền ăn ca không được vượt quá mức lương tối thiểu. 8.4. Chế độ tiền thưởng Ngoài tiền lương CNV có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng khoản tiền lương. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp. Tiền thưởng có tác dụng bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Các hình thức tiền thưởng. - Thưởng hoàn thành và hoàn thành một mức kế hoạch sản xuất - Thưởng nâng cao tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao - Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu 9. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 9.1. Hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động 9.1.1. Khái niệm Hạch toán số lượng lao động là hạch toán số lượng của từng loại lao động kèm theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề. Hạch toán tiền lương lao động là hạch toán tiền lương thực tế của từng công nhân trong bộ phận doanh nghiệp. 9.1.1.2. Nội dung - Bảng danh sách lao động (theo từng bộ phận). Bảng này phản ánh số lượng lao động, tình hình tăng lao động của doanh nghiệp nói chung và của từng bộ phận nói riêng dựa vào số liệu của bảng chấm công. - Bảng chấm công (mẫu số 01 LĐTL) và chứng từ hạch toán phản ánh thời gian làm việc thực tế trong tháng của từng CNV. Bảng này được lập theo tháng theo từng bộ phận do trưởng bộ phận chịu trách nhiệm ghi hàng ngày. - Phiếu báo làm thế giờ (mẫu số 07 LĐTL): Phiếu này dùng để hạch toán thời gian làm việc của cán bộ CNV ngoài giờ quy định. Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ khác như: + Bảng thanh toán bồi dưỡng nóng, độc hại. + Biên bản ngừng làm việc. + Phiếu nghỉ hưởng BHXH (MS 03 BHXH) 9.1.2. Hạch toán kết quả lao động Là phản ánh kết quả lao động của CNV có kết quả làm việc bằng số lương sản lượng, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng nhóm người lao động. Chứng từ hạch toán kết quả lao động được sử dụng là "Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (MS 05 LĐTL). Hợp đồng lao động giao khoán (MS 08 - TĐTL) 9.2. Cách tính lương 9.2.1. Tính lương và trợ cấp BHXH Nguyên tắc tính lương, phải tính lương cho người lao động: Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động tiền lương, BHXH do Nhà nước ban hành về điều kiện thực tế của doanh nghiệp. - Căn cứ vào các chứng từ lao động tiền lương, kế toán tính các hình thức tiền lương. Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụnglao động và phản ánh vào "Bảng thanh toán tiền lương". - Trong trường hợp CBCNV ốm đau, thai sản hay tai nạn lao động đã tham gia đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH. Trợ cấp BHXH được tính theo công thức sau: = x x - Tỷ lệ trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ ốm đau là 75% lương tham gia đóng góp BHXH, nghỉ thai sản, tai nạn lao động là 10% lương tham gia BHXH. - Căn cứ vào các chứng từ "phiếu nghỉ hưởng BHXH - MS 03 BHXH", "Biên bản điều tra tai nạn lao động - MS 09 LĐTL", kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả cho CNV và phản ánh vào "Bảng so sánh người lao động hưởng BHXH" (MS 04 BHXH). - Đối với các khoản tiền lương, kế toán cần tính toán và lập "Bảng thanh toán tiền lương" để theo dõi và chi trả theo chế độ quy định. Căn cứ vào "Bảng thanh toán tiền lương" của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho CNV đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ. Tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính quy định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong "Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương". 9.2.2. Thanh toán lương Theo nguyên tắc, việc trả lương cho CNV trong doanh nghiệp này thường được tiến hành trả làm 2 kỳ. - Kỳ 1: Tạm ứng lương cho cán bộ CNV đối với người có thời gian hoạt động trong tháng. - Kỳ 2: Sau khi tính lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác, doanh nghiệp thanh toán nốt số tiền còn được lĩnh trong tháng đó cho cán bộ CNV sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ (thu hồi tạm ứng, đóng BHXH, BHYT, KPCĐ…) tiền lương phải trả kỳ 2 được tính như sau: = - - Đến kỳ trả lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác cho CNV, doanh nghiệp phải trích lập giấy xin rút tiền mặt ở ngân hàng về quỹ tiền mặt chi trả lương đồng thời phải lập uỷ nhiệm chi. Số tiền thuộc KPCĐ, quỹ BHYH, BHXH nộp cho cơ quan quản lý có chức năng. * Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ gốc liên quan để tổng hợp, xác định chi phí nhân công phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động có liên quan. Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công có thể thực hiện bằng phương pháp trực tiếp hay phương pháp gián tiếp. Kết quả tính toán, phân bổ phản ánh "Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương", mẫu "Bảng phân bổ tiền lương". - Cơ sở lập: Các "Bảng thanh toán tiền lương", "Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn doanh nghiệp", các tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo luật định. - Cách lập: Căn cứ vào "Bảng tổng hợp tiền lương phải trả toàn doanh nghiệp" để ghi vào các cột phù hợp phần có ghi TK334. Căn cứ vào tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích tính để ghi vào TK338 (3383, 3383, 3384). Căn cứ vào tiền lương chính phải trả, phần trích tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để ghi Có TK335. 10. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCđ, BHXH, BHYT 10.1. Các tài khoản kế toán chủ yếu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng 3 tài khoản sau: TK334: Phải trả CNV TK335: Chi phí phải trả TK338: Phải trả phải nộp khác ã TK334 - Phải trả phải nộp khác TK 334 dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV. - Nội dung và kết cấu TK334 - Phải trả công nhân viên - Các khoản tiền lương và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho CNV - Các khoản khấu trừ và tiền lương, tiền công của CNV. - Các khoản tiền lương, tiền công phải trả CNV. - Số dư (nếu có): Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả cho CNV. - Số dư các khoản tiền lương, các khoản khác phải trả, phải chi cho CNV. Cá biệt trường hợp TK 334 có số dư bê nợ là phản ánh số tiền đã trả thừa cho CNV. ã TK338: Phải trả, phải nộp khác TK338 được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khá (từ TK331-TK336). - Nội dung và kết cấu: TK338 - Phải trả phải nộp khác - Kết chuyển giá trị TK thừa và TK liên quan. - BHXH phải trả cho CNv - KPCĐ chi tại đơn vị - BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước chi khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê TS. - Giá trị TS thừa chờ xử lý. - Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân tập thể (trong, ngoài đơn vị) theo quyết định do XĐ được nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, điện nước ở tập thể. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù - Doanh thu chưa thực hiện. - Các khoản phải trả khác. - Số dư (nếu có): Số tiền đã phải nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. - Số dư: Số tiền còn phải trả, phải nộp - BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý. - Doanh thu chưa thực hiện còn lại. TK338 - Phải trả phải nộp khác có TK cấp 2 sau: + TK3381 - TK thừa chờ giải quyết + TK3382 - KPCĐ + TK3383 - BHXH + TK3384 - BHYT + TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện + TK3388 - Phải trả, phải nộp khác ã TK335 - Chi phí phải trả TK 335 dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc nhiều kỳ sau. Nội dung kết cấu cụ thể: TK335 - Chi phí phải trả - Các khoản chi phí thực tế phát sinh đã tính vào chi phí phải trả. - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí. - Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. - DCK: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 8. Nội dung phương pháp tính tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả. Khoản chi phí này chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc nhiều kỳ sau: = x = x 100% - Hoặc có thể tính theo công thức: = Nợ TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK334 - Chi phí phải trả 3. Tiền lương phải trả CNV 3.1. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên (thưởng năng suấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6585.doc
Tài liệu liên quan