LỜI NÓI ĐẦU
Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá của loài người, lao động của con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho Xã hội. Một doanh nghiệp, một xã hội được coi là phát triển lao động khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả.
Như vậy trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố con người luôn đặt vị trí hàng đầu. Người lao động chỉ phát huy hết khả
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lươnggồm BHXH, BHYT và KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên.
Có thể nói rằng tiền lương và các khoản trích theo lương là một số không ít các vấn đề được các doanh nghiệp và toàn thể người lao động quan tâm. Vì vậy việc hạch toán và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lươngcho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kê hoạch sản xuất, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên
Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An luôn quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp hạch toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống của người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ phòng kế toán và sự hướng dẫ tận tình của Ths Phạm Minh Hồng em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An”
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Cơ khí và Xây Dựng Tân Thành An
Phần III: Một số nhận xét ưu nhược điểm và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
VÀ XÂY DỰNG TÂN THÀNH AN
1 - KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An
Địa chỉ: 24/80 Ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa – Hà Nội.
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu và trong không khí cả nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng nói riêng đang nỗ lực hết mình để tiếp cận với công nghệ mới đang ngày càng phát triển mạnh.
Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 01002351 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 25/08/2003. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và có chuyên môn với tinh thần lao động hăng say ham học hỏi, tuổi trẻ và năng động, với sự hỗ trợ của ban giám đốc cộng với định hướng phát triển của Công ty Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An đã vượt qua được những khó khăn nhất định của một doanh nghiệp mới được thành lập để đạt được những thành quả hết sức đáng ghi nhận.
Là một công ty mới được thành lập và phát triển trong mấy năm nhưng Công ty cũng đã có một số những thành tựu đáng kể trong công việc. Do mới thành lập mà về thị trường xây dựng cơ bản thì có thể nói đây là một Công ty còn khá non trẻ, mức cạnh tranh khá gay gắt và việc tìm được một chỗ đứng vững là rất khó khăn nhưng với đội ngũ cán bộ CNV được lựa chọn non trẻ, năng động nhiệt tình có trình độ, với sự sáng tạo và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn mà Công ty đã dần gỡ bỏ được các vướng mắc đó và tìm được chỗ đứng trên thị trường đã tạo ra được những niềm tin cậy cho chủ đầu tư cũng như đối với bán hàng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của Xã hội
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An được thành lập để thực hiện các hoạt động xây dựng các công trình dận dụng và tư vấn các vật tư thiết bị cung cấp cho công trình xây dựng.
1.2.2 Nhiệm vụ
* Cung cấp các dịch vụ xây dựng
* Cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho việc xây dựng công trình
* Tư vấn đầu tư cho các công trình dân dụng
* Tư vấn lựa chọn, thiết kế và sử dụng các hệ thống đường nước và đường điện của các công trình
* Khảo sát khả năng công nghệ của hệ thống thiết bị;
* Khảo sát sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị
1.2.3 Sản phẩm chủ yếu của Công ty:
Chuyên cung cấp các dịch vụ xây dựng công trình và thiết kế các công trình xây dựng.
Cụ thể trong suôt thời gian hoạt động vừa qua công ty cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các khách hàng và đạt được một lượng doanh thu đáng kể như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu
18.282.000.000
20.110.200.000
21.903.600.000
Giá vốn hàng bán
18.037.000.000
19.842.690.000
21.616.600.000
Lợi nhuận
245.000.000
267.510.000
287.000.000
Chi phí quản lý
87.125.000
86.876.000
92.000.000
Lợi nhuận thuần
157.875.000
180.634.000
195.000.000
Thuế phải nộp
50.520.000
57.802.880
62.400.000
Lợi nhuận sau thuế
107.355.000
122.831.120
132.600.000
Tổng quỹ lương
748.000.000
896.400.000
1.005.320.000
Quỹ lương BQ năm
9.360.000
10.800.000
12.260.000
Qua các chỉ tiêu của các năm ở bảng trên ta rút ra được nhận xét sau:
Trong 3 năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng lên, thu nhập của công nhân viên cũng được tăng lên: Cụ thể tổng quỹ lương của Công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng thêm 19.8% tương ứng với số tiền là: 148.400.000đ, năm 2006 so với năm 2005 tăng 12.1% tương ứng với số tiền là: 108.920.000đ. Vì tổng quỹ lương tăng lên nên dẫn đến lương bình quân hàng năm cũng tăng lên. Cụ thể năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 15.38% tương ứng với số tiền tăng là 1.440.000đ/người/năm , năm 2006 so với năm 2005 tăng 156.67% tương ứng với số tiền là: 1.460.000đ/người/năm. Điều này cho thấy thu nhập của người lao động ba năm trở lại đây tăng lên đáng kể. Tông doanh thu mà Công ty đạt được ba năm gần đây tăng gần như nhau, năm 2005 so với năm 2004 tăng 10% tương ứng với số tiền là 1.828.200.000đ, năm 2006 so với năm 2005 tăng 8.9% tương ứng với số tiến là: 1.793.400.000đ. Doanh thu của Công ty hàng năm tăng lên kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo như sau: Năm 2005 so với năm 2004 tăng 14.42% tương ứng với số tiền là: 8% tương ứng với số tiền là: 9.768.880đ. Như vậy số liệu của ba năm 2004, 2005, 2006 cho ta thấy hoạt động của Công ty ngày càng phát triển mạnh thông qua các chỉ tiêu đã được trình bày và phân tích ở trên. Ngoài việc tìm mọi cách giảm thiểu chi phí ra thì việc đảm bảo chất lượng công trình phải được đặt lên hàng đầu có như vậy thì mới đứng vững được trên thị trường. Đây là phương hưóng đúng đắn cho các bước đi mới của Công ty
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An là là một công ty trẻ công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng bao gồm 2 mảng chính là cung cấp các dịch vụ xây dựng và tư vấn thiết kế công trình. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau dưới sự chỉ đạo của giám đốc.
2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Giám đốc
Phó giám đốc
Đội thi công
Phòng kỹ thuật
Phòng KT - TC
Phòng kế hoạch
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty được thực hiện trực tuyến như sau:
Tổng số công nhân viên Công ty trong biên chế là 20 người
Trong đó:
Trình độ đại học và trên đại học: 15
Trình độ cao đẳng: 4
Trình độ trung cấp: 1
Ngoài ra Công ty còn thuê công nhân lao động thời vụ tại địa phương nơi Công ty thi công công trình và một số tổ đội do một tổ trưởng đứng đầu mà khi có công trình công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với đội trưởng theo phương thức khoán khối lượng công việc: Như thế sẽ hạn chế bớt được gánh nặng cho công ty khi phải nuôi một bộ máy lao động quá cồng kềnh.
Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Tân Thành An được tổ chức với bộ máy chặt chẽ, thống nhất. Đứng đầu là Giám đốc người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Pháp luật, trước Nhà nước. Giúp việc cho giám đốc còn có phó giám đốc và các phòng ban chức năng khác.
* Các phòng ban chức năng:
Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đôn đốc việc giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phòng ban, tìm kiếm việc làm đưa về công ty và xây dựng các chiến lược kinh doanh để báo cáo lên ban giám đốc.
Phòng kế toán – tài chính: Là nơi xử lý thực hiện các công tác kinh tế tài chính của Công ty. Phòng có nhiệm vụ điều hòa phân phối tổ chức sử dụng vốn để phục vụ kinh doanh. Đánh giá kết quả hoạt động của quá trình kinh doanh của Công ty hạch tóan lỗ, lãi, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ thu nộp ngân sách đối với Nhà nước, với Công ty. Có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty để triển khai thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế và các hoạch định kinh tế ở toàn Công ty theo điều lệ của Công ty. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty trước pháp luật. Tổ chức chỉ đạo công tác tổ chức hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty, phục vụ sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
Phòng kỹ thuật: Có một trưởng phòng và 3 nhân viên chịu trách nhiệm trước ban lanh đạo Công ty về kỹ thuật cho các công trình xây dựng.
Đội thi công các công trình: Có nhiệm vụ thi công những công trình xây dựng và đảm bảo đúng tiến độ thi công theo Hợp đồng mà giám đốc đã ký với bên B.
3 - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, hình thức tổ chức này được xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty. Tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ kế toán tại đây. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở bộ phận kế toán của Công ty, từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Ưu thế của việc tổ chức công tác kế toán tập trung là toàn bộ thông tin được nắm bắt. Từ đó có thể kiểm tra đánh giá, chỉ đạo kịp thời. Đặc trưng của phương pháp này là mọi nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp là kế toán trưởng.
SƠ ĐÔ PHÒNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
K toán TSCĐ và tiền lương
KT NVL, CCDC
K. toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Thủ
quỹ
Kế toán trưởng: Là người có quyền cao nhất trong phòng, kế toán trưởng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công việc do kế toán thành viên thực hiện. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về số liệu mà phòng kế toán cung cấp về mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty.
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp, tập hợp chi phí để tính giá thành bán ra của sản phẩm mua vào. Ghi sổ tổng hợp làm căn cứ lập báo cáo tài chính của Công ty
Kế toán thanh toán: Theo dõi tiền mặt trong két, xuất nhập tiền theo các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt chuyển cho thủ quỹ và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá.
Kế toán công cụ và NVL: Theo dõi các công cụ sử dụng để thực hiện các công việc xây dựng và sản xuất sản phẩm. Có nhiệm vụ báo cáo kịp thời để sửa chữa những máy móc hư hỏng để không bị chậm tiến độ sản xuất và xây dụng
Kế toán TSCĐ và tiền lương: Theo dõi tài sản cố định toàn Công ty và tình hình khấu hao TSCĐ, theo dõi quản lý chi lương và các khoản bảo hiểm cho cán bộ nhân viên trong Công ty.
Thủ quỹ: Là người quản lý toàn bộ tiền mặt trong két, xuất nhập về hoạt động giao dịch với nhân hàng
3.2. Hình thức kế toán và quy trình hạch toán
3.2.1 Hình thức kế toán
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung với hệ thống chứng từ sổ sách tương đối phù hợp. Đặc điểm của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo chứng từ gốc đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ từ thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó là các tài khoản có liên quan.
3.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng CĐ p.sinh
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ, kế toán ghi Nhật ký chung theo thứ tự thời gian.
Các nghiệp vụ có liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào Bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng (Quý) cộng các Sổ cái đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết.
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán” Nhât ký chung” nên các sổ kế toán Công ty sử dụng gồm:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ nhật ký chi tiền
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ cái
- Sổ Tài sản cố đinh
- Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm
- Thẻ kho
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả
- Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
- Sổ chi tiết thanh toán với: Người bán, người mua, NSNN
- Sổ chi tiết tiêu thụ
- Sổ chi tiết NVKD
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tồn kho lấy theo số thực tế tại phòng kế toán và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Các loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính … do kế toán tổng hợp của công ty lập vào ngày 31/12 của năm tài chính, còn báo cáo lưu hành thường lập sau mỗi tháng.
Ngoài ra Công ty còn mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết sau
3.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định của chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành
Một số tài khoản cơ bản Công ty thường sử dung:
Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành ghi sổ vào các tài khoản và lập các sổ kể toán cho phù hợp.
* TK 111: Tiền mặt
Khi thanh toán tiền hàng , tạm ứng, thanh toán tiền lương, nộp thuế .......... kế toán lập phiếu chi tiền đồng thời hạch toán vào bên có TK111
Khi thu tiền bán hàng, thu lại tạm ứng, Thu tiền đặt cọc, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ kế toán lập phiếu thu tiền đồng thời hạch toán vào bên Nợ TK 111
* TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 1121: Tiền gửi ngân hàng VNĐ: Công ty lập tài khoản tại các ngân hàng khác nhau, để thuận lợi cho việc ghi chép và theo dõi kế toán mở chi tiết cho từng ngân hàng
+ TK 1121.1: Tiền gửi VNĐ tại Ngân Hàng VCBank HN
+ TK 1121.2: Tiền gửi VNĐ tai ngân hàng VIBank HN
- TK 1122: Ngoại tệ
* TK 131: Phải thu khách hàng
* TK 334: Phải trả công nhân viên: Hàng tháng kế toán căn cứ vào Hợp đồng lao động, kết quả công việc kế toán tiến hành tính và trích lương, ghi vào bên có TK 334 sau đó chi trả lương cho cán bộ công nhân viên kế toán tiến hành ghi vào bên Nợ TK 334
* TK 338: Phải trả, phải nộp khác: Tài khỏan này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT các khoản khấu trừ vào lương.
* TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
* TK 627: Chi phí sản xuất chung
...........................................................................................................
3.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước;
e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;:
g/ Các luồng tiền
Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 09 - DN
4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Riêng việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty, với số lượng kế toán tuy không nhiều nhưng bộ máy kế toán được tổ chức hết sức chặt chẽ gọn gàng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn của từng cán bộ, Các thành viên của phòng kế toán Công ty tuy còn rất trẻ nhưng lại có năng lực công tác cao, sự nhiệt tình năng động và trình độ chuyên môn cộng với kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán đã giúp cho họ thích ứng nhanh nhậy với chế độ kế toán mới. Những nhân tố đó là cơ sở quan trọng để phòng kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện thu nhập và thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản tại đơn vị giúp ban lãnh đạo Công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề ra các giải pháp quản lý hữu hiệu.
Bộ máy kế toán của Công ty tương đối độc lập, mang tính chuyên sâu cao, do các cán bộ có chuyên môn đảm nhiệm, có sự phân công công việc một cách rõ ràng, mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành kê toán, đảm bảo phát huy tính sáng tạo và sự thành thạo trong công việc. Phối hợp được với các bộ phận khác, cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời. Sổ sách và các chứng từ có liên quan ược sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp với chế độ quy định. Công tác kê toán được tổ chức chặt chẽ từ các phòng ban đến kế toán tổng hợp tại phòng kế toán. Nhờ đó các báo cáo tài chính của Công ty luôn được lập và nộp cho các cấp quản lý đúng thời hạn, đầy đủ, rõ ràng và chính xác.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
CK VÀ XD TÂN THÀNH AN
1. Tình hình lao động
Lao động của Công ty là một trong những yếu tố cơ bản nhất quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. Không chỉ đối với riêng Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An mà đối với mọi công ty khác thì vấn đề lao động luôn đóng vai trò quan trọng dù ít hay nhiều tuỳ theo quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đó là những người tham gia và sử dụng máy móc điều hành hoạt động kinh doanh để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
2. Công tác quản lý lao động
Do đặc thù công việc nên việc theo dõi và quản lý ngày công và chấm công đều do phụ trách các đơn vị chấm công hàng tháng gửi về bộ phận lao động tiền lương tổng hợp và ghi lương được hưởng vào bảng thanh toán lương hàng thánh làm cơ sở chi lương cho CBCNV toàn Công ty với mức lương tối thiểu là 350.000 x hệ số lương.
Riêng đỗi với các tổ, đội lao động thì Công ty ký Hợp đồng với tổ trưởng theo mức khoán khối lượng hoặc theo ngày công tuỳ từng điều kiện cụ thể. Nếu khoán theo khối lượng thì cuối tháng kỹ thuật sẽ xác nhận khối lượng tổ đội làm được để gửi về Công ty làm căn cứ để tạm ứng. Đến khi kết thúc công việc sẽ thanh quyết toán toàn bộ khối lượng và hoàn trả đầy đủ tiền công cho người lao động
Nếu khoán theo ngày thì hàng ngày người phụ trách công trường sẽ chấm công cho từng lao động cuối tháng có xác nhận của đội trưởng phụ trách rồi gửi về Công ty làm căn cứ tính lương.
Để quản lý tốt lao động và khuyến khích những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hàng tháng ngoài việc chấm công Công ty còn tổ chức cho các phòng ban bình xem xét những người tích cực để xét thưởng. Sau khi bình xét các phòng ban gửi biên bản về bộ phận phụ trách tiền lương để làm căn cứ trích lương hàng tháng cho các bộ phận.
+ Hạch toán kết quả lao động:
Kết quả lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của từng người hay của từng nhóm người lao động. Hạch toán kết quả lao động là để đánh giá chất lượng lao động, là căn cứ để tính lương sản phẩm hay lương khoán.
Cách ghi chép và trình tự luân chuyển chứng từ này như sau:
Hàng ngày người chấm công ở các phòng ban ghi vào bảng chấm công ngày làm việc thực tế, số giờ làm thêm và các ngày nghỉ theo chế độ ốm đau, thai sản… của từng người trong phòng ban, số giờ làm thêm được ghi ngay dưới ngày công đi làm và được luỹ kế tuần tự cho đến cuối tháng.
Thời gian chấm công được quy định từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng. Bảng chấm công có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của từng người lao động. Do đó bảng chấm công được để nơi công khai dễ nhìn thấy ở nơi làm việc để mọi người lao động có thể thực hiện việc kiểm tra giám sát việc chấm công hàng ngày.
Ngày cuối tháng, người chịu trách nhiệm chấm công của từng phòng ban, tổ đội tổng hợp số công nhân làm việc thực tế, số ngày vắng mặt của từng lao động. Sau đó báo cáo trước bộ phận mình về ngày công làm việc thực tế của từng người.
3. Nguồn hình thành quỹ lương, quỹ thưởng
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, daonh nghiệp xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động
Nguồn bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo doanh thu, lợi nhuận
+ Quỹ lương bổ sung theo chế độ quy định
+ Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động khác
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương lón cho năm sau. Có thể quy định nhân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động( ít nhất cũng bằng 75% tổng quỹ tiền lương)
Quỹ khen thưởng từ quỹ lương tương đối với người tích cực, có hiệuquả lao động cao, có thành tích trong công tác( tối đa không quá 10% quỹ lương)
Quỹ khuyến khích những người có trình độ cao, chuyên môn giỏi
Quỹ dự phòng cho năm sau( tối đa không quá 12% quỹ lương)
Nguồn tiền thưởng: Là nguồn thu nhập chính của người lao động còn có thêm nguồn tiền thưởng hàng tháng. Hàng năm nguồn tiền thưởng này được trích từ lãi kinh doanh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhân sách, nguồn tiền thưởng được trích từ 5 – 10% quỹ tiền lương.
4. Các hình thức trả lương, phương pháp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ của Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An
a) Phương pháp tính lương, trả lương
Các bộ phận nhân viên của Công ty được tính lương một cách thống nhất như sau:
LC = HS*350.000đ x NC/22 + ăn ca * NC
Trong đó:
LC: Lương chính đây là tiền lương theo cấp bậc nhà nước quy định
NC: Số ngày công thực tế đi làm
HS: Hệ số lương cấp bậc được hưởng theo chế độ quy định
Từ đó ta tính được lương cơ bản một ngày công như sau:
LCB/N = LC/22 Lương làm thêm ngày thứ 7 và ngày CN được tính như sau:
Lương CN = LC x SNC/ Số ngày làm việc thực tế * 2 + ăn ca * SNC
Trong đó tiền ăn ca = 5.000đ/ngày
Ngoài ra nếu đi công tác thì được hưởng 20.000đ/ngày
Lương thêm giờ được tinhs như sau:
Lương thời gian = LCB/N * số ngày *2
Lương thêm giờ = LCB/N * Số giờ*2/8
Các khoản khấu trừ vào lương của CNV được trích như chế độ quy định là 6% tiền lương cơ bản
Ví dụ: Anh Trần Trung Hiếu là giám đốc Công ty tháng 05/2006 đi làm 15 ngày, làm thêm 3 giờ và làm thêm ngày chủ nhật. Hệ số chính là4.6 được tính như sau:
LC = 4.60 x 350.000 x 15/22 = 1.0973.727đ
Lương cơ bản một ngày là:
LCB/N = 4.60 x 350.000 = 73.182đ
Lương thêm giờ được hưởng:
L. thềm giờ = 73.182 x 3 x 2/8 = 54.886đ
Lương chủ nhật = 73.182 x 1x 2 +5000 = 151.364đ
Tiền ăn ca = 15 x 5.000 = 75.000đ
Trích 65% BHXH,BHYT = 350.000 x 4.6 x 6% = 96.600đ
Vởy thực lĩnh của Anh Hiếu tháng 05/2006là:
1.097. 727 + 54.886 – 96.600 + 151.364 + 75.000 = 1.282.377đ
Hạch toán các khoản trích theo lương
- Căn cư tính BHXH ở Công ty
- Căn cứ vào nghị định số 12CP ngày 26/10/1995 của chính phủ ban hành về việc ban hành điều lệ BHXH, đối với công chức nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc BHXH phải thực hiện thống nhất trong cả nước. Quy định quyền và nghĩa vụ đóng góp BHXH, quyền được hưởng khi ốm đau, thai nghén, khi tai nạn lao động, hưu trí, bệnh nghề nghiêp… Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý và sử dụng. Việc tính trích BHXH theo chế độ của Nhà nước quy định kà 20% trong đó 15% công ty phải nộp( Tính vào chi phí kinh doanh ) còn lại 5% do người lao động đóng góp( trừ vào lương)
* Phương pháp tính BHXH
BHXH phải trích = Tổng tiền lương * 20%
BHXH trích vào chi phí = Tiền lương thực tế phải trả CNV x 15%
SXKD của từng bộ phận của từng bộ phận
BHXH người lao động phải nộp = Tổng số tiền lương thực tế x 5%
phải trả CNV trong tháng
Trích BHXH phải trả công nhân viên
Căn cứ vào danh sách lao động và qũy tiền lương, trích nộp BHXH lập ngay đầu năm, bổ sung hàng tháng, quý về việc biến động lao động và quỹ tiền lương của Công ty và bảng đỗi chiếu nộp BHXH quỹ, năm giữa đơn vị sử dụng lao động và đơn vị BHXH thành phố HN. Trong tháng khi cán bộ CNV nộp giấy tờ, hoá đơn chứng từ xác nhận việc nghỉ thuộc diện được hưởng BHXH, căn cứ vào mức lương, số ngày nghỉ … Kế toán BHXH tính toán để lập phiếu thanh toán BHXH, cuối tháng lập bảng thanh toán BHXH. Trước tiên công ty sẽ nhận các chứng từ hợp lệ của cán bộ nhân viên” Phiếu nghỉ hưởng BHXH” phản ánh nội dung nghỉ hưởng BHXH, tên tổ chức chịu trách nhiệm theo phiếu, lý do cùng số ngày nghỉ. Sau đó đối chiếu chế độ Nhà nước quy định cùng các quy định khác của công ty( Nếu có) đế xác định số ngày nghỉ theo chế độ của cán bộ công nhân viên được hưởng BHXH.
Khoản thu nhập mà mỗi công nhân được hưởng trong tháng bao gồm các khoản lương chính, các khoản phụ cấp theo quy định trừ các khonả khấu trừ( Bao gồm BHXH, BHYT và các khoản khấu trừ khác)
Ví dụ: Trường hợp Anh Phạm Xuân Tiến được hưởng trợ cấp BHXH
Tên cơ sơ y tế
……………..
Ban hành theo mẫu CV
Số 93 TC/CĐKT ngày 20.07.1999 của BTC
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởngBHXH
Họ và tên: Phạm Xuân Tiến Tuổi: 29
Đơn vị côngtác: Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An
Lý do nghỉ việc: Chấn thương cột sống
Số ngày nghỉ: 10 ngày
Kể từ ngày 09/05/06 đến hết ngày 19/05/06
Xác nhận của đơn vị phụ trách
Số ngày thực nghỉ:10 ngày
( Ký, ghi rõ họ tên, đóngdấu)
Ngày 20 tháng 05 năm 2006
Y bác sỹ khám chữa bệnh
Hoàng Xuân Phương
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phucs
Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
(Nghỉ ốm)
Họ và tên: Phạm Xuân Tiến Tuổi :29
Nghề nghiệp:Lái xe
Đơn vị công tác: Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An
Thời gian tham gia đóng BHXH: 3 năm
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 350.000 x 2.68 = 938.000đ
Số ngày được nghỉ: Từ ngày 09/05/2006 đến hết ngày 19/05/2006
Tiền lương một ngày theo hê số 938.000/22 = 42.636đ
Trợ cấp mức 75% = 42.636 x 10 x 75% = 319.770đ
Cộng: 319.770đ
Bằng chữ: Ba trăm mười chín ngàn, bảy trăm bảy mươi đông
Ghi chú:
Ngày 20 tháng 05 năm 2006
Người lĩnh
Kế toán
BCH CĐ Cơ sở
Thủ trưởngđơn vị
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên phát sinh trong tháng.Tỷ lệ trích BHXH là 3% trong đó 2% rích vào chi phí và 1% trừ vào lương của người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản
Công thức:
BHYT phải trả = Tổng số tiền lương phái trả CNV trong tháng x 3%
Trong đó:
BHYT tính vào chi phí = Tổng số thực tế phái trả x 2%
SXKD của từng bộ phận CNV từng bộ phận
BHYT người lao động = Tổng sổ tiền lương thực tề x 1%
Phải đóng góp phải trả CNV trong tháng
Sau khi kế toán đã lập các chứng từ gốc như phiếu chi trả lương, phiếu thu BHXH,BHYT,… kế toán sẽ tiến hành vào sổ kế toán có liên quan
Chứng từ gốc Nhật ký chưng Sổ cái……
Ngoài CBNBV trong công ty ra thì Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An còn thêm nhân công ngoài khi có công trình tại địa phương. Khi đó công ty sẽ ký HĐ trực tiếp với người đại diện tổ thợ và người ngày sẽ chịu trách nhiệm về công việc của tổ, thanh quyết toán khối lượng.
Đội trưởng phụ trách thi công sẽ xác nhận khối lượng công việc và chuyển về Công ty để thanh toán cho tổ thợ
Công ty TNHH CKvà XD Tân Thành An
Công trình: NM SX khoá và các SP kim khí
Hạng mục: Nhà SX 2 tầng
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạn Phúc
Hà nội, ngày tháng năm 2006
Hợp đồng giao khoán nhân công
Căn cứ pháp lệnh HĐKT ngày 25/09/1989 của Hợp đồng nhà nước
Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng bộ trưởngban hành về chế độ Hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào giấy uỷ quyền số ….. ký ngày . .. tháng năm 2006 của giám đốc Công ty về quyền hạn và trách nhiệm của đội trưởng phụ trách thi công
Căn cứ vào nhu cầu sự thoả thuận củahai bên
Hôm nay ngày thang năm 2006 tại Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An, chúng tôi gồm:
I Bên giao khoán(Bên A):Công ty TNHH CK và XD Tân Thành An
Đại diện là ông: Nguyễn Thế Quỳnh Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 24/80 ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa – HN
ĐT:
FAX:
II Bên nhận khoán(Bên B): Tổ thợ
Đạidiện ông: Lục viết Mạnh
Địa chỉ: Xã Quảng Bị – Huyện Chương Mỹ- Hà Tây
Số CMND ……………… do công an tỉnh Hà Tây cấp
Hai bên cùng nhau ký kt hợp đồng với các điều khoản như sau;
Điều I: Bên A giao khoản cho bên B thi công hạng mục: Nhà SX 2 tầng
Gồm các việc như sau:
Gia công lắp dựngtoàn bộ cột thép( Móng, cột, dầm,sàn)
Địa điểm xây dựng: NM SX Khoá và các SP kim khí – KCN Quang Minh – Mê Linh –Vĩnh Phúc
Nội dung hợp đồng giao khoản và giá trị Hợp đồng như sau:
STT
Nội dung công việc
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Gia công lắp dựng cột thép từ D6 – D25 độ cao<=10m
Tấn
42
700
29.400.000đ
2
Công nhật
Công
Thực tế
45.000
Thực tế
Tổng cộng
29.400.000
Bằng chữ: Hai chín triệu, bốn trăm ngày đông.
( Giá trị trên tạm tính theo khối lượng của dự toán thi công)
Điều II: Phương thức thanh toán
+ Khi bên B thi công xong công việc thi công đảm bảo chất lượng bên A có trách nhiệm thanh toán dứt điểm hoặc nợ lại không quá 20 ngày ( kể từ ngày kết thúc côngviệc)
+ Thanh toán bằng tiền mặt
+ Người làm đại diện ký trong Hợp đồng này mới có đủ điều kiện thanh toán
Điều III: Trách nhiệm của mỗi bên
+ Giao 01 bản vẽ kỹ thuật thi côngcho bên B
+ Giao mặt bằng, tim cột cho bên B
+ Giám sát thường xuyên quá trình thi công của bên B
+ Cung cấp đầy đủ máy cắt, máy uốn, điện và vật tư cho bên B thi công
+ Mở lớp học an toàn lao động cho công nhân tại công trình và phân phát cho mượn đồ dùng bảo hộ lao động
+Thông báo trực tiếp cho người làm đại diện ký Hợp đồng về tiến độ, chất lượng công việc
+ Nghiệm thu khối lượng hoàn thành cho bên B
+ Tạo điều kiện chỗ ăn nghỉ, điện nước cho công nhân
Đối với bên B
+ Thi công theo đúng hồ sơ thiết kế và yêu cầu của cán bộ kỹ thuật của bên A
+ Tự tổ chức thi công đảm bảo đúng tiến độ
+ Tự trang bị đồ dùng cá nhân và công cụ lao động của tổ mình
+ Chịu trách nhiệm về an toàn lao động của tổ mình trong suốt quá trình thi công
+ Bảo quản tài sản cá nhân, chịu trách nhiệm về an ninh trật tự trong công trường và nơi cư trú sở._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K-100.doc
- K-100.xls