Lời nói đầu
Thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và đều chịu sự quản lý của Nhà nước dưới tầm vĩ mô.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, là một công cụ có sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, góp phần quan trọng khắc phục kh
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty elmaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết tật của cơ chế thị trường thực hiện một số chính sách xã hội.
Do nhu cầu bức thiết hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là biện pháp kinh tế. Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Vì thế tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Do vậy việc gắn liền với tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời.
Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu lỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Chính vì thế công tác thanh toán tiền lương các khoản trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác hạch toán tốt công tác này, doanh nghiệp không chỉ điều hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích người lao động mà còn là nhân tố góp phần cung cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp doanh nghiệp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đi vào guồng máy chung của xã hội trong cơ chế mới. Tuy nhiên tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương được áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng nguyên tắc qui định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người.
Quĩ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được thành lập để tạo nguồn tài trợ cho công nhân viên, việc quản lý, trích lập và sử dụng các quĩ này có ý nghĩa quan trọng không những đối với tính chi phí sản xuất kinh doanh mà cả với việc đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong toàn công ty nhằm góp phần giúp công ty hoàn thiện công tác hạch toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thúc đẩy quản lý công ty có hiệu quả.
Chương I
Cơ sở lý luận của tổ chức hạch toán
tiền lương và các khoản trích theo lương
trong doanh nghiệp
I. Bản chất và vai trò của tiền lương.
1. Bản chất của tiền lương.
Để tiến hành qui trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bao giờ cũng phản cần 3 yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Trong đó lực lượng lao động là yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động hoạt động chân tay, hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội.
Tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hiện nay bởi vì cái mà người ta mua như hàng hóa không phải là lao động mà là sức lao động, là giá cả sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó được đo bằng lao động thể hiện và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Chúng ta cần phải biết phân biệt giữa tiền công danh nghĩa và tiền công đích thực.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán sức lao động.
Tiền công thực tế biểu hiện qua số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ mà họ mua được thông qua tiền công danh nghĩa của họ.
ở nước ta, trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quĩ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Tiền lương chỉ chịu sự tác động của qui luật phát triển cân đối có kế hoạch chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách do Hội đồng Bộ trưởng ban hành tiền lương chủ yếu gồm 2 phần: phần trả bằng tiền trên hệ thống thang lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua tem, phiếu. Theo chế độ này tiền lương đã không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giá trị lao động của người lao động, chính vì thế nó chưa tạo được động lực phát triển sản xuất.
Trong cơ chế mới, tiền lương cũng phải tuân thủ qui luật của thị trường sức lao động và chịu sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời nó phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Dựa trên số lượng và chất lượng lao động, tiền lương là phần giá trị mới sáng tạo ra của doanh nghiệp để trả cho người lao động. Bởi vậy, trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương đã trở thành một phương tiện quan trọng, đòn bẩy kinh tế để khuyến khích, thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất, tìm tòi sáng tạo và có trách nhiệm với công việc.
Nói tóm lại, tiền lương là khoản thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của bản thân, của gia đình người lao động và là điều kiện để người lao động hòa nhập vào xã hội.
* Quĩ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trích theo số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương.
2. Vai trò của tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị của sản phẩm mà sản phẩm là cơ sở tạo ra nguồn thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ về công tác hạch toán tiền lương trên hai phương diện số lượng và chất lượng là yêu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Mặt khác, để tồn tại và đứng vững trên thương trường hay điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố sự cân bằng cục bộ doanh nghiệp làm cho tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
3. Vai trò quản lý và điều hòa lao động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động bao giờ cũng đứng trước hai sức ép: chi phí hoạt động sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh. Họ phải tìm cách giảm bớt mức tối thiểu về chi phí trong đó chi phí tiền lương của người lao động. Chế độ tiền lương là những bảo đảm có tính chất pháp lý của Nhà nước về quyền lợi tối thiểu mà người lao động được hưởng từ người sử dụng lao động cho việc hoàn thành công việc. Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo tính toán, xét duyệt đơn giá tiền lương thực tế của ngành, của từng doanh nghiệp để từ đó có một cơ chế tiền lương phù hợp, ban hành nó như một văn bản pháp luật mà người sử dụng lao động bắt buộc phải tuân theo. Hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp đối với từng ngành phải phù hợp đó là công cụ để điều tiết lao động. Nó sẽ tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, một sự phân bổ lao động đồng đều trong phạm vi xã hội, góp phần vào sự ổn định chung của thị trường lao động.
II. Các hình thức trả lương.
Tiền lương giữ vai trò quan trọng trong vấn đề kích thích sản xuất, song chỉ là khả năng. Muốn khả năng đó trở thành hiện thực, cần phải áp dụng một cách linh hoạt các hình thức trả lương. Mỗi hình thức lương cụ thể đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy việc áp dụng tổng hợp các hình thức tiền lương là một yêu cầu tất yếu khách quan của quản lý kinh tế.
Trong công tác quản lý người ta thường dùng hai hình thức trả lương là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình lao động người lao động còn được hưởng các khoản khác như: chế độ phụ cấp, tiền thưởng, tiền lương khi ngừng việc...
1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Đây là hình thức lương được xác định dựa trên khả năng thao tác, trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc thực tế. Hình thức này mang tính bình quân, không đánh giá đúng kết quả lao động của mỗi người, không đảm bảo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động". Chính vì những hạn chế này nên hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng trong những công việc không thể xác định hao phí lao động đã tiêu hao vào đó như: với những người làm công tác quản lý, những người làm ở bộ phận gián tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm 2 chế độ:
- Theo thời gian giản đơn.
- Theo thời gian có thưởng.
2. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn:
Đây là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp với thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định. Có 3 hình thức lương theo thời gian đơn giản:
- Lương áp dụng cho người lao động làm những công việc kéo dài nhiều ngày:
Tiền lương = Lương cấp bậc + Phụ cấp (nếu có).
- Lương ngày: áp dụng cho những công việc có thể chấm công theo ngày. Hình thức này có ưu điểm là khuyến khích người lao động đi làm đều.
+ Lương giờ: áp dụng cho những công việc đem lại kết quả trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra còn có hình thức trả lương theo công nhật: áp dụng cho các lao động tạm thời chưa sắp xếp vào bảng lương của doanh nghiệp và tiền lương còn phụ thuộc vào công việc thực tế.
3. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã qui định.
Tiền lương = Lương thời gian + Thưởng.
=> Hình thức này có tác dụng thúc đẩy công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư vật liệu và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
4. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành. Tiền lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người. Vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất của mình, tích cực và cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng thời gian làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
* Trả lương theo sản phẩm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
5. Trả lương sản phẩm trực tiếp:
Được áp dụng đối với người trực tiếp sản xuất mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối đã được chuyên môn hóa hoặc đã được định mức lao động:
Tiền lương = ĐGi x Qi
Trong đó: ĐGi là đơn giá tiền lương cho sản phẩm
Qi là số lượng sản phẩm i
i là số loại sản phẩm i.
Đây là một hình thức trả lương đúng đắn nhất về sự đánh giá sức lao động đã hao phí, người lao động làm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế như người lao động ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, vật tư thiết bị.
6. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
áp dụng cho những lao động phụ mà công việc của họ ảnh hưởng đến kết quả của lao động chính.
Đ =
Trong đó: ĐG: Đơn giá tính theo lương sản phẩm gián tiếp
L: Lương cấp bậc của công nhân phụ
Q: Mức sản lượng của công nhân chính.
Hình thức này khuyến khích người lao động phụ phải quan tâm phục vụ cho công nhân sản xuất chính bởi thu nhập của họ phụ thuộc vào người sản xuất chính, tiền lương của họ cũng phụ thuộc vào trình độ của người lao động chính.
- Đây là hình thức trả lương chưa thật hoàn hảo, nếu như giữa hai người lao động chính và phụ có trách nhiệm và hợp tác với nhau trong sản xuất kinh doanh thì sẽ là tốt và sẽ là không tốt nếu 2 người đi ngược lại quyền lợi của nhau.
7. Trả lương theo sản phẩm tập thể:
Đ = hoặc ĐG = L.T.
Trong đó: ĐG: là đơn giá tính theo sản phẩm tập thể.
L: là tổng số tiền lương tính theo cấp bậc công việc của tập thể.
Q: mức sản lượng của từng cá nhân
T: mức thời gian
Vậy tiền lương trả tập thể được tính như sau:
TL = ĐG x Sản lượng thực tế của tập thể.
+ Chia tiền lương cho từng cá nhân người lao động có 3 cách:
* Cách 1: Chia theo thời gian làm việc thực tế và hệ số lương: gồm 3 bước:
Bước 1: Ta tính đổi thời gian làm việc thực tế của người lao động cấp bậc khác nhau về thời gian làm việc thực tế của người lao động bậc 1 để so sánh.
= x
Bước 2: Tính tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc:
=
Bước 3: Tính tiền lương của từng người lao động:
L = Tqđ x Lqđ
* Cách 2: Chia theo hệ số chênh lệch giữa tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm gồm 3 bước:
Bước 1: Tính tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của từng người lao động.
Ltg = Lương cấp bậc (của 1 đơn vị thời gian ) x Ttt
Bước 2: Tính hệ số chênh lệch giữa tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian.
HS =
Bước 3: Tính tiền lương của từng người lao động
Lnlđ = Ltg x HS
Cách 3: Chia theo điểm bình quân và hệ số lương: gồm 2 bước:
Bước 1: Qui đổi điểm bình quân của người lao động về điểm bình quân bậc 1.
ĐBqđi = ĐBi x HSIcbi (Hệ số lương cấp bậc i)
Bước 2: Tính tiền lương của từng người lao động :
Lnlđ = ĐBqđi x TLđbqđ
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể được áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện, nó có ưu điểm là khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao tính trách nhiệm với tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ. Song nó cũng có nhược điểm là sản lượng của mỗi cá nhân không quyết định tiền lương của họ, do đó ít kích thích người lao động tăng năng suất cá nhân và nó chưa thực sự giải quyết được tính công bằng giữa người lao động.
8. Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tuyến:
Đây là hình thức căn cứ vào mức độ hình thành một định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tuyến. Gồm 2 bộ phận:
Căn cứ vào mức độ hoàn thành mức lao động chính ta tính ra tiền lương phải trả theo sản phẩm định mức.
Căn cứ vào mức độ một định mức ta tiền lương phải trả cho công nhân viên theo tỷ lệ luỹ tuyến.
Khi áp dụng hình thức này doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề:
+ áp dụng đối với những việc cần hoàn thành đúng thời hạn, hoặc hoàn thành trong một thời gian ngắn, để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì doanh nghiệp chỉ nên áp dụng với một số đối tượng trong một khoảng thời gian với phạm vi xác định.
Lnlđ = Q1 x ĐGcđ + (Q1 - Q0) x ĐGcđ x K
Trong đó:
L: tổng tiền lương của công nhân hưởng lương theo sản phẩm luỹ tuyến.
Q1: sản lượng thực tế.
Q0: sản lượng đạt mức khởi điểm
ĐCcđ: đơn giá cố định theo sản phẩm.
K: tỷ lệ đơn giá sản phẩm được nâng cao (tỷ lệ luỹ tiến).
Mà: K
Trong đó:
K: tỷ lệ đơn giá hợp lý (tỷ lệ luỹ tiến)
Dcđ: tỷ lệ trong CPSX gián tiếp cố định trong quá trình sản phẩm.
Tc: tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về CPSX gián tiếp cố định đúng sẽ tăng đơn giá.
Dt: tỷ trọng của tiền công nhân trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành mức sản lượng 100%.
Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích việc tăng năng suất lao động. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là sẽ làm tăng khoản mục chi phí công nhân trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp vì vậy chỉ nên áp dụng hình thức này trong những trường hợp cần thiết.
9. Trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt:
Hình thức này gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất:
+ Thưởng nâng cao năng suất.
+ Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thưởng tiết kiệm vật tư (giảm tỷ lệ hàng hỏng).
Ngược lại trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng hoặc gây lãng phí vật tư, không đảm bảo đủ ngày công lao động thì có thể họ sẽ bị phạt tiền và thu nhập của họ sẽ bằng tiền lương theo sản phẩm trừ đi khoản tiền phạt.
III. Hạch toán lao động và hạch toán tổng hợp tiền lương.
Tiền lương giữ một vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Khi công tác này thực hiện tốt thì không chỉ doanh nghiệp đã đạt được mục đích của mình mà phấn đấu hạ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm mà bản thân người lao động cũng đã được hưởng thành quả lao động mà họ bỏ ra đóng góp vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy để hạch toán tiền lương tốt thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải hạch toán tốt được vấn đề lao động, đây là cơ sở đầu tiên cho việc tính lương.
1. Hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
Hạch toán lao động chính là việc quản lý tiền lương về mặt số lượng vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng sổ sách theo dõi lao động thật hợp lý và sổ này do Phòng lao động tiền lương lập nhằm mục đích nắm chắc tình hình sử dụng lao động hiện có. Cụ thể:
* Hạch toán số lượng lao động:
Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và theo trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật.
Việc hạch toán về số lượng lao động được phán án trên sổ danh sách lao động của doanh nghiệp và sổ danh sách lao động ở từng bộ phận. Sổ này do phòng lao động lập theo mẫu qui định chia thành 2 bản:
+ Một bản do phòng quản lý ghi chép.
+ Một bản do phòng kế toán quản lý.
Cơ sở dữ liệu để ghi vào danh sách là tuyển dụng lao động, hưu trí của các cấp có thẩm quyển duyệt theo qui định của doanh nghiệp. Khi nhận được các chứng tửtên phòng lao động, phòng kế toán phải ghi chép kịp thời đầy đủ vào sổ danh sách lao động. Đó là cơ sở để lập báo cáo lao động và phân tích tình hình biến động về lao động tại doanh nghiệp vào cuối tháng, cuối quí tùy theo yêu cầu quản lý của cấp trên.
*Hạch toán thời gian lao động:
Là việc hạch toán thời gian lao động đối với mỗi cán bộ công nhân viên ở từng bộ phận. Để phản ánh đúng, kịp thời yêu cầu này kế toán tiền lương sử dụng "bảng chấm công" được lập hàng tháng theo dõi từng ngày trong tháng của từng cá nhân, từng tổ sản xuất, từng bộ phận. Cuối tháng căn cứ theo thời gian thực tế, chế độ ngày nghỉ theo chế độ, các khoản trợ cấp làm đêm, làm thêm giờ kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho từng người lao động.
*Hạch toán kết quả lao động:
Đối với bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm thì căn cứ để trả lương là "bảng kê khối lượng công việc hoàn thành", "bảng giao nhận sản phẩm". Các chứng từ này tuy khác nhau nhưng phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: tên công nhân, tên công việc, tên sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành... Chứng từ kết quả lao động phải do người lập ký và phải được kiểm tra xác nhận. Sau đó chứng từ được chuyển lên phòng kế toán cho kế toán tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng.
2. Hạch toán tiền lương cho người lao động.
Để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên hàng tháng kế toán lập "bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ, từng bộ phận. Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ hạch toán thời gian lao động, hạch toán kết quả lao động.
* Bảng tính lương phải ghi rõ các khoản tiền lương, các khoản khấu trừ vào số lương và số tiền còn được lĩnh.
Thông thường việc thanh toán lương tại các doanh nghiệp cho người lao động được chia làm 2 kỳ:
+ Kỳ 1: Tạm ứng.
+ Kỳ 2: Nhận số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ vào lương các khoản tạm ứng và các khoản khác.
Các bảng thanh toán lương, bảng kê, danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ khác thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán ghi sổ.
Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ để tránh có sự biến động trong cơ cấu chi phí vào giá thành sản phẩm, trong quá trình kinh doanh kế toán áp dụng phương pháp trích trước chi phí phân công trực tiếp sản xuất đều đặn vào loại sản phẩm coi như một loại chi phí phải trả. Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp tránh được những biến động lớn trong chi phí tiền lương khi có sự biến động của thị trường về giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cá nhân người lao động. Cụ thể là:
= x Tỷ lệ trích
=
3. Chứng từ hạch toán và thanh toán lương.
Chứng từ hạch toán và thanh toán tiền lương gồm có:
- Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02 - LLĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 - LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Ngoài ra còn có các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác.
4. Tài khoản sử dụng để hạch toán lương.
* TK 334 "Phải trả công nhân viên"
Phản ánh các khoàn thanh toán với công nhân viên trong doanh nghiệp về tiền lương và các khoản trích theo lương... các khoản thuộc về thu nhập của CNV.
TK 334 có 2 TK chi tiết.
- TK 3441 "Phải trả công nhân viên có tính chất lương - Khoản trả lấy từ chi phí" => quĩ lương
- TK 3342 "Phải trả CNV không có tính chất lương - Khoản trả có nguồn bù đắp riêng".
* Nội dung kết cấu TK 334 "Phải trả công nhân viên".
Bên Nợ:
+ Phản ánh đã thanh toán các loại tiền lương (lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền thưởng, lương nghỉ phép...).
+ Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động: tiền nhà, tiền nước nộp hộ, thuế thu nhập, bồi thường vật chất thiệt hại, bồi thường do vi phạm hợp đồng.
+ Tiền lương CNV chưa lĩnh.
+ BHXH, BHYT đã trả cho người lao động.
Bên có: Phản ánh các khoản phải thanh toán với công nhân viên:
+ Phần lương chính, lương phụ.
+ Khoản trợ cấp, phụ cấp (nếu có).
+ Khoản tiền thưởng, BHXH phải trả.
+ Các khoản khác.
Dư có: Phản ánh tiền lương, và các khoản còn phải thanh toán với công nhân viên.
Ngoài ra kế toán còn có một số tài khoản liên quan khác như:
+ TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
+ TK 642 "Chi phí nhân công trực tiếp"
+ TK 641 " Chi phí bán hàng"
+ TK 335 "Chi phí phải trả"
+ TK 338 "Phải trả khác"
+ TK 333 "Thuế và các khoản phải nộp khác".
Trong kế toán hiện nay tiền lương được tồn tại dưới hai hình thức:
+ Tiền lương là một phần của thu nhập.
+ Tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất.
5. Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương.
5.1. Nội dung hạch toán.
Hiện nay các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ.
5.2. Bảo hiểm xã hội:
+ Theo quan niệm của tổ chức quốc tế IHO, BHXH được hiểu là sự bảo vệ xã hội đối với các thành viên thông qua một loạt các hình thức, biện pháp công bằng để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất sức lao động, tuổi già, tàn tật... BHXH là sự bảo đảm về vật chất cho người lao động, mục đích của BHXH là tạo lập một mạng lưới an toàn để bảo vệ người lao động khi về già không còn thu nhập nữa thì vẫn có trợ cấp.
Quĩ BHXH được hình thành do việc trích lập và tính vào công quĩ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo qui định hiện hành là 14% và một phần trừ vào thu nhập của người lao động theo tỷ lệ 5% để chi cho cán bộ CNV trong thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn, sinh đẻ, về hưu và mất sức.
* Nếu như trước kia BHXH chỉ được áp dụng với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay theo Nghị định số 12/CP ngày 26/10/1995 về điều lệnh BHXH thì chính sách được qui định cụ thể về đối tượng áp dụng chế độ BHXH như sau:
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
+ Người lao động trong các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế xã hội có sử dụng 10 lao động trở lên.
+ Người Việt Nam làm việc tại các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt.
+ Người lao động làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Người giữ chức vụ dân cử bầu cử.
+ Các công chức viên chức khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang.
+ Những người có thu nhập cao có điều kiện tham gia bảo hiểm cũng theo qui định này thì việc quản lý sử dụng quĩ BHXH được qui định như sau:
- Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quĩ lương, quĩ lương này là tổng số tiền lương tháng của những người tham gia đóng BHXH trong đơn vị có cơ cấu cụ thể.
+ Tiền lương cấp bậc, lương hợp đồng.
+ Các khoản trợ cấp, phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu vực...
- Người lao động trích 5% tiền lương để BHXH.
* Nguồn thu của quĩ BHXH gồm có:
+ Đóng góp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động có người giam gia BHXH.
+ Đóng góp của người tham gia BHXH.
+ Hỗ trợ ngân sách nhà nước.
+ Các khoản tài trợ, ủng hộ của quốc tế và cá nhân.
+ Thu hoạt động dịch vụ (nếu có).
* Các chế độ BHXH: gồm 5 chế độ chủ yếu:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau
+ Chế độ trợ cấp thai sản
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
+ Chế độ hưu trí.
+ Chế độ tử tuất.
5.3. Bảo hiểm y tế:
BHYT là sự trợ cấp về mặt y tế cho người tham gia với mục đích là tạo lập một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp, BHXH được áp dụng cho người tham gia đóng bảo hiểm y tế thông qua việc mua thẻ.
+ Theo qui định của chế độ tài chính hiện hành, BHYT được hình thành từ hai nguồn:
- Một phần do doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đóng 2% từ quĩ lương thực thực tế của doanh nghiệp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Một phần do người lao động góp 1% từ quĩ lương của mình.
5.4. Kinh phí công đoàn:
+ Công đoàn là một tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người lao động, đứng ra bảo vệ quyền lợi người lao động. Do là một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân nên công đoàn tự hạch toán thu, chi.
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ) cũng được hình thành do việc trích lập và tính vào CPSX kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ qui định tính trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ (tỷ lệ trích là 2% quĩ lương thực tế) số KPCĐ doanh nghiệp trích cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ qui định: một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp tren và một phần để lại tại doanh nghiệp.
6. Phương pháp hạch toán trích theo lương.
6.1. Hạch toán chi tiết:
+ Kế toán phải căn cứ vào kết quả tính theo lương chỉ gồm hai mối quan hệ thanh toán.
+ Thanh toán với cơ quan tài chính, cơ quan BHXH cấp trên: số phải nộp, đã nộp và số còn phải nộp.
+ TK 338 "Phải trả phải nộp khác" dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả phải nộp khác.
+ Trong TK 338 "phải trả phải nộp khác" có những tài khoản liên quan trực tiếp đến công nhân viên gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên những tài khoản cấp 2 gồm:
+ TK 3382: KPCĐ
+ TK 3383: BHXH
+ TK 3384: BHYT.
* Nội dung kết cấu của TK 3382 - "KPCĐ"
Bên nợ:
+ Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp.
+ Kinh phí công đoàn đã nộp cho cấp trên.
Bên có:
+ Trích kinh phí công đoàn vào CPSX kinh doanh (2% tổng thu nhập người lao động).
Dư có:
+ Kinh phí công đoàn chưa nộp cho cấp trên.
+ Kinh phí công đoàn chưa chi.
* TK 3383 "BHXH".
Bên nợ:
+ BHXH thanh toán với công nhân viên tại đơn vị.
+ Số BHXH đã nộp cho cơ quan quản lý quĩ BHXH cấp trên.
Bên có:
+ Trích BHXH vào CPSX kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trích bảo hiểm xã hội trừ vào thu nhập của người lao động.
+ BHXH vượt chi được cấp bù.
Dư có:
+ Số tiền phải trả, phải nộp.
+ Số bảo hiểm đã trích nhưng chưa nộp cho cấp trên.
Số quĩ để lại cho doanh nghiệp nhưng chưa chi hết.
* TK 3384 "BHYT".
Bên nợ:
+ Nộp BHYT cho cơ quan quản lý quĩ bảo hiểm cấp trên.
Bên có:
+ Trích BHYT vào CPSX kinh doanh.
Khấu trừ BHYT vào thu nhập người lao động.
Dư có:
+ BHYT chưa nộp.
* Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau.
TK 138 TK334 TK241
Hàng tháng tiền lương phải trả (1)
TK 141 Kết chuyển các
khoản PT, TƯ (6)
TK 622
TK 335
TK 333
CP phải trả CNV (4) Các khoản phải thu
đối với CNV(4*)
Thuế thu nhập phải TK 641, 642, 627
nộp Nhà nước (7)
TK 431
TK 111, 112 Tiền khen thưởng từ quĩ
khen thưởng phải trả (2)
TK 338 (138)
Thanh toán tiền lương (8)
Trích BHXH,
BHXH phải trả CNV (3) BHYT, KPCĐ
vào CPSXKD (9)
Chuyển tiền nộp BHXH,
BHYT, KPCĐ (10, 11)
7. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế:
7.1. Hàng tháng, trên cơ sở tính toán tiền lương phải trả công nhân viên, kế toán ghi sổ:
+ Nợ TK 622 - CPCNTT.
+ Nợ TK 241 - XDCBDD
+ Nợ TK 627 - CPSXC (6271).
+ Nợ TK 641 - CPBH (6411).
+ Nợ TK 642 - CPQLDN (6421)
Có TK334 - Phải trả CNV.
7.2. Tiền thưởng từ quĩ khen thưởng phải trả công nhân viên.
+ Nợ TK 431 - quĩ KTPL (4311).
7.3. Trích số BHXH phải trả trực tiếp công nhân viên (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động).
+ Nợ TK 338 - phải trả phải nộp khác (3383).
Có TK 334 - phải trả công nhân viên
7.4. Tính số lương thực tế phải trả cho công nhânviên:
+ Nợ TK 627 - CPSXC.
+ Nợ TK 641 - CPBH.
+ Nợ TK 642 - CPQLDN.
Hoặc: Nợ TK 335 - CP phải trả.
Có TK 334 - PTCNV.
7.5. Định kỳ hàng tháng tính lương nghỉ của công nhân sản xuất:
+ Nợ TK 622 - CPN CTT
Có TK 335 - CP phải trả.
7.6. Kết chuyển các khoản phải thu và tiền tạm ứng chi không hết trừ vào thu nhập của công nhân viên:
+ Nợ TK 334 - PTCNV.
Có TK141 - Tạm ứng
Có TK 138 - Phải thu khác.
7.7. Tính thuế thu nhập mà công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước:
+ Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp (3338).
7.8. Khi thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên.
+ Nợ TK 334 - PTCNV
Có TK 111 - TM
Có TK 112 - TGNH.
7.9. Hàng tháng khi tính trích BHXH, BHYT và KDGĐ tính vào CPSXKD.
+ Nợ TK 241 - XDCBDD
+ Nợ TK 622 - CPNCTT
+ Nợ TK 627, 641, 642.
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) tổng số kinh phí CĐ, BHXH, BHYT.
7.10. Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KTCĐ cho cơ quan cấp trên quản lý.
+ Nợ TK 338 - PT phải nộp khác.
Có TK 111 - TM
Có TK 112 - TGNH.
7.11. Khi chi tiêu kinh phí công đoàn (phần để lại doanh nghiệp theo qui định)
+ Nợ TK 338 - PT phải nộp khác (3382)
Có TK 111 - TM
Có TK 112 - TGNH.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty ELmaco
I/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty elmaco:
1/Lịch sử hình thành :
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tư liệu sản xuất ELMACO với tên gọi đầy đủ: Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí tên tiếng anh: Electrical Materials and Mechanical in stuments Corporation. Tên giao dịch ELMACO có trụ sở chính 240-242 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty theo những giai đoạn sau:
- Năm 1971 được thành lập theo quyết định số 820/VT - QĐ ngày 22/12/1971 của Bộ trưởng Bộ vật tư với tên gọi Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí trực thuộc Tổng Công ty hoá chất - vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
- Năm 1985 Công ty được thành lập theo quyết định số 423/VT-QUâN đẫI ngày 19/9/1985 của Bộ trưởng Bộ vật tư, vốn tên gọi Công ty vật liệu điện trực thuộc Tổng Công ty hoá chất- vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
- 1991 thành lập các xí nghiệp kinh doanh thương mại đồng thời thành lập các chi nhánh ELMACO tại các tỉnh thành phố: Lạng Sơn - Lào Cai, Quảng Nuinh - Hải Phòng, Thái Nguyên - Nam Định - Thanh Hoá, Vinh, Đông Hà Đà Nẵng, Quý Nhơn, thành phố Hồ Chính Minh, Vũng Tàu.
- 1993 thành lập lại theo QĐ số 613/TN-TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại
Hiện công ty đã hình thành một hệ thống tổ chức kinh doanh gồm các trung tâm các chi nhánh.
Trong quá trình tổ chức SXKD Công ty đã tạo ra nhiều mặt hàng có lợi thế cao trên thị trường trong đó chủ yêú là các mặt hàng quặng, kẽm, quặng Titan, sơn tẩm cách điện, than hoạt tính._., nhựa LDPE, LLDPE, XLPE, nhựa PP các loại, nhựa PS các loại, cao su tự nhiên
Trên 30 năm xây dựng và phát triển Công ty ELMACO đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ kịp thời từ tổ chức cơ cấu kinh doanh, phương thức quản lý điều hành do vậy những tồn tại được giải qiuyết motọ cách chủ động trên cơ sỏ hiệu quả đích thực của hoạt động kinh doanh Công ty đã tạo ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời xh tạo ra nhiều lợi thế trên thị trường. Cho đến nay ELMACO đã vững vàng trên con đường phát triển trở thành một trong những Công ty hàng đầu về sản xuất vật liệu điện - dụng cụ cơ khí của ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam
Kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu khác qua một số năm
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
TH 1999
TH 2000
So sánh 1999/2000
Số tiền
Tỷ lệ
I. Kết quả hoạt động KD
1. Tổng doanh thu (không thuế GTGT)
214.518.321
262.367.953
47.849.632
22,3
2. Tổng kinh phí chi phí gồm
- Giá vốn hàng hoá
201.510.172
248.715.484
47.205.312
23,43
- Chi phí bán hàng
9.284.611
9.700.507
415.896
4,48
- Chi phí QLDN
2.102.799
1.980.963
-121.836
-5,79
3. (1-2)
1.620.739
1.970.999
350.260
21,61
4. Thuế thu nhập
518.636
630.719
112.083
21,61
5. Lợi nhuận sau thuế
1.102.103
1.340.280
238.177
21,61
II. Nộp ngân sách nhà nước
- Thuế GTGT
2.091.364
2.182.321
90.957
4,34
- Thuế TNDN
518.636
630.719
112.083
21,6
- Thuế vốn
25.894
2.839.515
581
2,24
2/ Lĩnh vực kinh doanh :
Mười lăm năm đổi mới chuyển tư nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tổ chức kinh tế đã có những thay đổi lớn lao, có doanh nghiệp phát triển vượt bậc, có doanh nghiệp lao đao đang chờ phá sản, nhưng cũng có doanh nghiệp vẫn còn đang trong quá tình tìm một hướng đi. ELMACO đã tiến hành đổi mới rất sớm, có thể nói là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bước vào sân chơi mới và đã tạo dựng được những thành công đang kể. Nhưng phát triển là cả một quá trình, sự tìm tòi, sáng tạo và đổi mới không ngừng. đó là sự vận động hợp với quy luật phát triển, dưng lại là tụt hậu, la bị đào thải, gặt hái những thành công và gặp phải những bài học xương máu nhu là bạn đồng hành của quá trình đó. Không đổ mồ hôi thì không thể có hoa thơm trái ngọt, và có lẽ đó cung chẳng phải chỉ riêng ELMACO, chỉ có điều mức độ thành công và cái giá phải trả thì khác nhau. Mỗi lần thành công, mỗi lần vấp váp lại càng thôi thúc ELMACO phải tiếp tục đổi mới và hướng tới tương lai. Con đường tiến tới thành công đang rộng mở cho tất cả những ai những doanh nghiệp nào dám nghỉ dám làm, chấp nhận thách thức để nắm lấy thời cơ.
Vật liệu và dụng cụ cơ khí là tên gọi hai nhóm hàng và cũng là tên gọi chính thức của Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí (ELMACO) hiện nay. Trước năm 1965, các mặt hàng quan trọng đều do các ngành đảm nhiệm cung ứng, đáp ứng nhu cầu trong ngàh, còn các mặt hàng thông dụng do Bộ nội thương tổ chức kinh doanh. Từ năm 1965 đã có sự phân công kinh doanh tương đối tập trung hơn đối với các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, nhưng phải đến năm 1967 mới rõ nét có tính chất ngành hàng. Đó là: Vật liệu điện chuyên dùng thuộc Bộ công nghiệp nặng, vật liệu điện thông dụng thuộc Bộ nội thương, vật liệu điện ngoài phân trên, dụng cụ cắt gọt và dụng cụ kiểm đo cơ khí thuộc Tổng cục vật tư. Đến cuối năm 1971 Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ cung ứng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí theo kế hoạch nhà nước cho Bộ vật tư và phần ngoài kế hoạch với các nhu cầu nhỏ lẻ cho Bộ nội thương. Kể từ lúc này mới co thể nói là chính thức khai sinh nghành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí mà tổ chức quốc gia được trực tiếp kinh doanh là Tổng Công ty hoá chất - vật liệu điện và dụng cụ cơ khí (Bộ vật tư). Ngay sau khi thành lập Tổng Công ty, ngày22 tháng 12 năm 1971. Bộ vật tư đã quyết định thành lập Công ty vật liệu điện để tổ chức kinh doanh các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Ra đời từ khi đất nước còn chiến tranh, đến nay ELMACO đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. Mười lăm năm đầu trong lịch sử của mình, ELMACO đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển phụ thuộc vào quá trình cải tổ hệ thống cung cấp tư liệu sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên có lẽ sự thay đổi đó hầu như không có sự thay đổi nào về chất trong quá trình hoạt động và phát triển của ELMACO. Điều này mang tính tất yếu lịch sử của quá trình nhận thức và quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước và doanh nghiệp trong gia đoạn đó, cho dù đó là ELMACO hay là một doanh nghiệp khác. Thế hệ những người đi trước đã xây dựng ELMACO bằng tất cả tinh thần và nhiệt huyết mà mình có được. Biết bao công sức, trí tuệ và mồ hôi đã đổ ra cho việc tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu, tổ chức tiếp nhân, bảo vệ, bảo quản hàng hoá trong thời kỳ chiến tranh phá hoại lần thứ hai và đặc biệt là giai đoạn đảm bảo và phát triển nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất sau chiến tranh, những bài học, cách làm trong việc phát triển tạo nguồn của ngành vật tư có lẽ chỉ riêng có ELMACO, Công ty đã nhận thấy không thể trông chờ vào nhập khẩu mà còn có thể tổ chức sản xuất trong nước với nhiều mặt hàng và chính điều đó đã tạo ra sự năng động, nhạy bén và sát thực tế với quá trình sản xuất. Đây chính là những tài sản vô hình đã tích luỹ được của ELMACO trong thời kỳ bao cấp và phát huy tác dụng khá rõ trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, không chỉ trong việc tạo nguồn mà cho cả toàn bộ quá trình marketing. Mặc dù những thành công chưa đáng kể, nhưng trên bình diện chung của thời kỳ bao cấp ELMACO luôn là một doanh nghiệp hàng đầu về thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị khác. Trong suốt 15 năm của thời kỳ này, ELMACO liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước trên 10%, có năm tới gần 20% và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cùng với việc thực hiện tốt các mặt hoạt động khác. Thành tích và công lao của tập thể những người lao động trong Công ty đã được xác nhận, năm 1986 ELMACO đã vinh dự được nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng ba.
Năm 1986 là năm khởi đầu của đổi mới tư duy kinh tế, có thể nói đây cũng là năm đầu tiên của giai đoạn chuyển đổi của ELMACO. Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, trong điều kiện cơ chế chưa hình thành đầu đủ, ELMACO đã mạnh dạn và tự tin bước vào một chặng đường mới, chặng đường mà sự bao cấp của nhà nước sẽ không còn và sự vận động của doanh nghiệp quyết định chính sự tồn tại và phát triển của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, ELMACO đã phải làm và làm được nhiều việc mà trước đó khó có thể thực hiện được, từ việc thay đổi cơ cấu tổ chức, lao động, hệ thống mạng lưới và phương thức kinh doanh, tìm kiếm tạo nguồn cung cấp mới, xúc tiến phát triển mặt hàng mới và phát triển thị trường. Tất cả đều mới mẻ trên nền xuất phát điểm rất thấp, nhưng nhờ triển khai đồng bộ và khá cơ bản từ tư duy đến cách thức tổ chức thực hiện nên cho dù cơ chế còn nhiều vướng mắc, ELMACO đã trưởng thành vượt bậc. Cho đến năm 1991 có thể nói ELMACO đã có một vị thế khá vững chắc trên thương trường như một hình mẫu của tổ chức thương nghiệp, vật tư tự chủ kinh doanh và hạch toán. Doanh thu năm 1991, đã gấp 140 lần so với năm 1986 và cho đến hết năm 1991, ELMACO đã tự tích luỹ bổ sung thêm được một số vốn bằng 20% vốn ngân sách cấp. Nhưng vượt lên trên tất cả những con số đó là hình ảnh một ELMACO đi trước về nhiều mặt, đột phá về tư duy kinh doanh sáng tạo, năng động, không chỉ đứng vững mà còn phát triển ngay trong thời kỳ khó khăn của những năm đầu sau khi chuyển đổi cơ chế đồng thời tự tạo cho mình những hành trang cơ bản để tiếp tục phát triển vững chắc trong kinh tế thị trường. Xác nhận thành công nhiều mặt của ELMACO, nhiều phần thưởng của các cấp đã dành cho ELMACO và đặc biệt chỉ sau 5 năm đổi mới đúng vào năm 1991 ELMACO đã vinh dự được tặng Huân chương lao động hạng nhì, Huân chương của lòng dũng cảm vượt khó, năng dộng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và hội nhập với kinh tế thị trường.
Sau giai đoạn thành công có tính đột phá, những dấu hiệu trì trệ và bất ổn trong hoạt động kinh doanh của ELMACO đã xuất hiện. Trước hết là sự mất cân đối giữa tiềm lực và quy môt hoạt động, với số vốn mà nhà nước giao năm 1991 chỉ đáp ứng được trên 20% nhu cầu vốn kinh doanh và trong quá trinhf hoạt động khi mở rộng quy mô thì số vốn đó trong những năm tiếp sau chỉ đáp ứng từ 7 đến 15% nhu cầu. Như vậy sự mất cân đối này là khá lớn, và nếu xét đến phần vốn chết thuộc danh mục hàng hoá tồn động từ cơ chế cũ đã được phê duyệt cùng danh mục hàng hoá tồn động khác chưa được phê duyệt cũng nằm trong số vốn đựơc giap đã chiếm tới trên 60% tổng số vốn thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực tế sử dụng được cho kinh doanh giai đoạn 1991-1994 chỉ đáp ứng được từ 3 đến 7%. Mặc dù để hoạt động với quy mô như trên ELMACO đã phải tập trung mọi nổ lực tìm kiếm các nguồn vốn chính thức và phi chính thức để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, nhưng với số vốn chủ sở hữu ở mức quá thấp như thế thì khả năng ổn định kinh doanh và tăng trưởng bền vững cũng như hiệu quả cuối cùng khó đạt được.
Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh, do cơ sở vật chất nghèo nàn, văn phòng làm việc của Công ty phải sử dụng những nhà kho cũ (kho tàng vẫn còn sử dụng cả kho xưoửng thu hồi từ những năm 1950) phương tiện vận tài cũ nát nên ELMACO phải từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo, mua và xây dựng mới để đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của mình. Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, việc tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất là một chủ trương chiến lược trong sự phát triển của ELMACO cũng được đồng thời tiến hành. Do những yêu cầu phát triển đó, sự mất cân đối nguồn lực và quy mô ngày càng tăng lên gay gắt hơn, ELMACO không thể duy trì được quy mô quá lớn và buộc phải thực hiện quá trình cắt giảm quy mô hoạt động, bắt đầu diễn ra từ năm 1995 đến 1997, doanh thu của Công ty giảm liên tục cho đến năm 1997 chỉ còn 240 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp kinh doanh vật tư nên ELMACO chưa chú trọng đúng mức đến thị trường ngoài nước nên không phát triển được xuất khẩu. Với cơ cấu kinh doanh có từ 75-80% hàng nhập khẩu không phát triển được hoạt động xuất khẩu nên sự mất cân đối trong cán cân thanh toán là cực kỳ nghiêm trọng, hầu như các nguồn ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu đều mua của các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác. Cũng trong thời gian này, dấu hiệu suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực đã xuất hiện và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ELMACO. Do sự tăng giá của USD so với đồng Việt Nam, ELMACO đã rơi vào một tình thế không lối thoát khi giá bán vật tư bằng nội tệ không tăng, các khoản vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tư trước đó đã đến hạn trả nợ, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh không thể bù đắp ngay được.
Thành công, phát triển, suy giảm rồi lại vững bước trên chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, trước mắt ELMACO sẽ còn nhiều chặng đường, nhưng cả lịch sử 30 năm ELMACO và đặc biệt là 15 năm đổi mới qua những giai đoạn phát triển, đã là thực tiễn sinh động, chứng minh một.
xu thế không thể đảo ngược là ELMACO sẽ phát triển bền vững và trường tồn trong mọi thử thách của thương trường.
3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm, Giám đốc là người phải chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty trước pháp luật
- Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đocó Công ty đề bạt và Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm.
+ Phó giám đốc: Giám đốc uỷ quyền duyệt các phưong án kinh doanh, các phòng kinh doanh và các chi nhánh ký duyệt thu chi tài chính, ký các hợp đồng kinh tế về nhập khẩu và bán hàn khối kinh doanh khu vực miền Bắc.
- Phòng tổ chức: Có khả anưng tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xeeps bố trí cán bộ đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước và quy chế của Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó Giám đốc tình hình tài chính của Công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động vật tư, giám đốc việc chấp hành chế độ hạch toán, các chi tiêu kinh tế tài chính theo quy định của nhà nước, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu lực của Công ty.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: thực hiện việc lập kế hoạch và thống kê từng ngành hàng, kỹ thuật quản lý kho, chuyên viên.
- Phòng thanh tra: Là một bộ phận trong cơ cấu Công ty, giúp giám đốc Công ty thực hiện quyền thanh tra mọi hoạt động trong phạm vi quản lý của Công ty. Phòng thanh tra chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty thông qua các hướng dẫn.
Các phòng sản xuất kinh doanh và chi nhánh: Là đơn vị trực thuộc sản xuất kinh doanh theo ngành hàng được phân công. Thực hiện các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất
do Công ty giao. Mọi hoạt động của các phòng sản xuất kinh doanh và chi nhánh được tiến hành theo phương pháp hạch toán kinh tế
- Phòng kho vận: Bao gồm quản lý kho, bảo quản kho tàng và toàn bộ hàng hoá trong khi kể cả số lượng và chất lượng, kiểm soát hàng hoá vào kho theo nguyên tắc. thực hiện chức năng giao nhận và vận chuyển hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và các chi nhánh.
4/ Hệ thống tổ chức kinh doanh của ELMACO
Trên cơ sở các hình thức tổ chức phù hợp , đầu tư cho từng mặt hàng và phát triển mặt hàng đó thành từng nhóm hàng chuyên môn hoá , tách dần từng bộ phận kinh doanhchuyên môn hoá đó để tổ chức thành các đơn vị kinh doanh độc lập bằng các hình thức kinh doanh phù hợp mà chủ yếu là cổ phần hoá bộ phận thành công ty cổ phần , góp vốn thành lập công ty cổ phần mới trên cơ sở đầu tư đã có của nhóm hàng , mặt hàng ,ELMACO tổ chức kinh doanh theo hình thức hệ thống các chi nhánh công ty ,đóng ở các tỉnh toàn quốc :
1. Trung tâm kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của ELMACO ngoài việc tổ chức tiếp thị để cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn là chủ yếu. Trung tâm còn tổ chức một số quầy hàng giới thiệu và bán lẻ đối với một số mặt hàng có tiêu dùng nhỏ lẻ.
Cáp điện (ĐT: 8515972, 8271730)
Thiết bị và dụng cụ đo lường cơ khí chính xác
(ĐT: 5115349)
Vòng bi (ĐT: 8515704, 8215424)
Săm lốp ô tô (ĐT: 8515976)
2. Trung tâm xuất khẩu và kinh doanh hoá chất:
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổng hợp và kinh doanh hoá chát.
3. Xí nghiệp kinh doanh vật liệu điện
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng vật liệu và thiết bị điện, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng. Các nhóm chuyên doanh này đều có quày hàng giới thiệu và bán lẻ.
Động cơ điện, máy bơm nước, tổ máy phát điện, tổ máy nén khí, dụng cụ cơ điện cầm tay (ĐT: 8516452)
Thiết bị và khí cụ điều khiển bảo vệ (ĐT: 8513994)
Thiết bị và khí cụ đo lường điện, dây điện (ĐT: 5113211)
Thiết bị chiếu sáng, phụ kiện điện dân dụng (ĐT: 5112548)
Vật liệu cách điện, cách nhiệt (ĐT: 8515974)
4. Xí nghiệp kinh doanh dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng dụng cụ cơ khí, thiết bị và vật liệu hàn, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng. Các nhóm chuyên doanh này đều có quày hàng giới thiệu và bán lẻ.
5. Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp I
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng theo phương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Xí nghiệp có một hệ thống các cửa hàng,bao gồm:
- Cửa hàng tổng hợp 240 Tôn Đức Thắng, ĐT: 8516022
- Cửa hàng sản phẩm cao su, ĐT: 8514700
- Cửa hàng 129 đường Nguyễn Trãi, ĐT: 8581893
- Cửa hàng 125 đường Giải Phóng, ĐT: 8692168
- Cửa hàng Khu chợ Nguyễn Công Trứ, ĐT: 8216940
- Cửa hàng 117 Nguyễn Công Trứ, ĐT: 9783378
6. Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp II
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng theo phương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Xí nghiệp có một hệ thống cửa hàng, bao gồm:
- Cửa hàng số 2 phố Long Biên 2, Gia Lâm, Hà Nội, ĐT: 8733484
- Cửa hàng dốc Cẩm, thị trấn Gia Lâm, ĐT: 8273025
- Cửa hàng số 15 Nhà máy xe lửa Gia Lâm, ĐT: 8273075
- Cửa hàng số 170 Ngô Gia Tự, Đức Giang, ĐT: 8771642
7. Nhà máy dây và cáp điện:
Địa chỉ: Số 92 đường Đức Giang, Đức Giang, Gia Lâm - Hà Nội
Là đơn vị đầu tiên trong Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002
Tổ chức sản xuất dây và cáp điện lực, xây lắp đường dây và trạm biến áp lưới điện phân phối.
Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, tổ chức cung cấp qua hệ thống các đại lý ở miền Bắc và miền Trung, nhà máy có một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm.
Cửa hàng 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
- Cửa hàng số 2, phố Long Biên 2, Gia Lâm ĐT: 8732828
8. Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên 2, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức sản xuất máy hàn điện, quạt chống nóng, choá đèn cap áp và một số khí cụ, phụ kiện khác.
Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, xí nghiệp có một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm đồng thời kết hợp kinh doanh tổng hợp vật tư hàng hoá.
Cửa hàng số 2, phố Long biên 2, Gia Lâm - Hà Nội: ĐT: 8730300
Cửa hàng 240 Tôn Đức Thắng, ĐT: 8512228
Cửa hàng số 2 Quốc Bảo, ĐT: 8614564
9. Xí nghiệp kho vận:
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên 2, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển.
X. Chi nhánh ELMACO thái nguyên
Địa chỉ: 238/1 cách mạng tháng tám thành phố Thái Nguyên
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.
10. chi nhánh elmaco hạ long
Địa chỉ: 28 Kênh Liêm, Hồng Hà, thành phố Hạ Long
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Quảng Ninh.
11. Chi nhánh elmaco đông hà
Địa chỉ: Số 111 đường Lê Duẩn, Đông Hà Quảng Trị
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn nam Đèo Ngang - Bắc Hải Vân và triển khai kinh doanh qua khu kinh tế cửa khảu Lao Bảo.
12. chi nhánh elmaco đà nẵng
Địa chỉ: Số 272 Điện Biên Phủ, thành phố Đà Nẵng.
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn miền trung từ nam đèo Hải Vân và khu vực Tây Nguyên.
XIV: chi nhánh elmaco thành phố hồ chí minh
Địa chỉ: Số 49A Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ.
II/ Đặc điểm phân loại và tổ chức hạch toán chi tiết lao động tại công ty elmaco:
1/ Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời nó là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu một trong các yếu tố này hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao thì doanh nghiệp cần quản lý lao động trên cả 3 mặt: số lượng, thời gian và kết quả. Muốn quản lý lao động tốt nhà quản lý phải phân chia lực lượng lao động của mình ra từng nhóm, theo các tiêu thức khác nhau.
Sau đây là bảng tổng hợp số lượng, chất lượng, lao động 3 năm gần đây, số lao động trong công ty không thay đổi 420. Đây là yếu tố rất thuận lợi.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
I. ồ lao động trong diện quản lý
- Nữ
420
175
420
172
420
170
II. Phân theo trình độ
- Lao động có trình độ CĐ trở lên
- Trung học chuyên nghiệp
- CNKT bậc 4 trở lên
- CNKT dưới bậc 4
- CNKT chưa qua đào tạo
110
146
73
36
55
117
151
73
34
45
119
150
73
34
44
III. Theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
+ Nữ
70
36
86
40
88
41
- Tuổi 31 - 40 tuổi
+ Nữ
130
48
135
52
136
52
- Tuổi 41 - 50 tuổi
+ Nữ
120
35
110
31
108
28
- Tuổi 51 - 60 tuổi
+ Nữ
100
50
89
49
88
47
IV. Phân theo cơ cấu
- Thương mại dịch vụ
+ Lao động trực tiếp
+ Lao động gián tiếp
- Lao động sản xuất
+ Lao động gián tiếp
+ Lao động trực tiếp
210
80
25
105
220
70
20
110
223
67
18
112
Qua bảng dưới đây cho ta thấy lao động có trình độ cao đẳng trở lên của công ty chiếm gần 1/3 đây là con số cao đối với các công ty Nhà nước (Quốc doanh) mà càng ngày công ty càng đòi hỏi nhưng người có chuyên môn cao (năm 1999, lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 26% nhưng đến năm 2001 thì nó chiếm tới ằ 28%). Đồng thời công ty ngày càng trẻ hoá đội ngũ lao động. Năm 1999 dưới 30 tuổi chỉ có 17% nhưng đến năm 2001 lên tới 20,9% vì những lao động trẻ hăng hái, kiến thức để phát triển công ty.
Nếu xét theo góc độ cơ cấu thì công ty cũng chú trọng hơn tới việc kinh doanh như năm 1999 ngành Thương mại dịch vụ chiếm 69% thì đến năm 2001 đã lên tới 70%. Đâylà một sự cải tổ về cơ cấu tổ chức cũng như con người nhằm đưa công ty phát triển hơn.
2/Tổ chức hạch toán tiền lương tại công ty :
a/ Hình thức tiền lương đang áp dụng tại Công ty elmaco:
+ Tiền lương giữ vai trò to lớn trong vấn đề kích thích sản xuất, song chỉ là khả năng. Khả năng đó trở thành hiện thực thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt các hình thức trả. Mỗi hình thức tiền lương cụ thể đều có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy việc áp dụng tổng hợp các hình thức trả lương là một tất yếu khách quan của quản lý kinh tế.
+ Đặc điểm của quá trình lao động, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và tính chất của sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh là những căn cứ để lựa chọn hình thức trả lương. Hình thức trả lương được áp dụng phải bảo đảm việc tuân theo pháp luật phân phối theo lao động một cách nghiêm ngặt và kích thích người lao động tích cực hăng say lao động sản xuất. Trong công tác quản lý kinh tế người ta áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
+ Hiện nay Công ty cũng đang áp dụng 2 hình thức trả lương này.
- Đối với hình thức trả lương theo thời gian.
+ Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Nhược điểm của hình thức trả lương này các chỉ tiêu như: năng suất lao động, không ảnh hưởng đến tiền lương.
+ Nhìn chung, việc trả lương theo thời gian chỉ nên áp dụng cho những người lao động mà công việc của họ không thể định mức và theo dõi chặt chẽ được hoặc áp dụng đối với người lao động mà công việc của họ không đòi hỏi tăng năng suất lao động mà vẫn phải đảm bảo chất lượng hay nói cách khác là chỉ nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho những người lao động mà việc tăng năng suất ít phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân họ mà nó do các yếu tố khách quan quyết định.
- Cách tính lương thời gian tại Công ty :
Công ty thương áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với cách thanh toán làm 2 lần:
* Lần 1: tạm ứng (được tính trên cơ sở ước tính số công mà người lao động làm được trong tháng).
* Lần 2: số tiền còn lại, sau khi kế toán tiền lương đã trừ các khoản phải khấu trừ.
Lương =
Ngoài ra phụ cấp trách nhiệm được tính như sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu hệ số phụ cấp.
Ngày nghỉ phép, nghỉ lễ được 100% lương.
Ví dụ 1:
* Lương của chị Lê Thu Hằng được tính như sau:
Lương =
Trong đó:
+ Hệ số lương của chị Hằng là 2,55.
+ Mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành theo Nghị định 10/CP ngày 01/01/2000 là: 180.000đ/ tháng.
+ Ngày công trung bình trong tháng là 22.
* Phụ cấp trách nhiệm = 180.000 x 0,15 = 27.000 đồng
Trong đó:
+ Hệ số phụ cấp là: 0,15.
+ Mức lương tối thiểu là 180.000đ/ tháng.
* Tiền công một ngày lễ hưởng 100% lương:
Trong đó:
+ Hệ số bản thân (theo qui định của BQP) là: 2,68.
+ Số ngày lễ nghỉ là: 1
+ Ngày công trung bình trong tháng là: 22.
=> Thu nhập của chị Lê Thu Hằng = 417.278 + 27.000 + 21.927 = 466.214đ.
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất, nó có ưu điểm là: có tác dụng kích thích người sản xuất quan tâm đến kết quả lao động của mình, cố gắng tăng năng suất lao động và có trách nhiệm với sản phẩm của mình làm ra.
Tại Công ty elmaco hình thức trả lương theo sản phẩm cũng được chia ra làm 2 kỳ thanh toán:
+ Kỳ 1: tạm ứng (được ước tính trên cơ sở sản phẩm làm được trong tháng).
+ Kỳ 2: số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản phải khấu trừ (tùy theo số lượng thực tế để tính được lương thực tế) chi phí tiền lương cho mỗi công nhân như sau:
Lương = Số sản phẩm x Đơn giá
b/ Quỹ Tiền lương:
Đó là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Phương pháp xác định qũy lương tại doanh nghiệp
Q = Lãi gộp - Chi phí (chưa chia lương) - Kinh phí nộp Công ty
Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn
Bảng tính quỹ lương tại công ty
TT
Các trường hợp P
Dự phòng D
Quỹ lương Q
1
P < 0
Không có dự phòng
Vay Q = LTT x N
2
0 Ê (P/N) < LTT
Không phải dự phòng
Vay để đủ Q = LTT x N
3
LTT Ê (P/N) < 1.000.000
Không phải dự phòng
Q = P
4
1.000.000 Ê (P/N) < 4.300.000
Dự phòng = P.k%
Q = P (100-k)% = P - D
5
4.300.000 Ê (P/N)
Dự phòng = P - Q
Q = 2700.000 x N
Đơn vị tính lương: đồng Thời gian: tháng
P: Lợi nhuận trước khi chia lương
P = Lãi gộp - ồCP - Vay lương - Kinh phí nộp
N: Tổng số người
Q: Quỹ lương được hưởng
T: Quỹ khen thưởng
D: Quỹ dự phòng
Q = P - (Đ + T)
T: Được xác định khi có quy chế khen thưởng (T = 0)
Hệ số k = (P/N - 600.000)/100.000 lấy nguyên dương
LTT: Lương tối thiểu
* Chi phí trích lương cho lễ tân là 900.000đ/người/năm được xác định và trích trên bản quyết toán lương hàng tháng. Chi phí này nằm ngoài kinh phí nộp công ty.
* Chi phí dự phòng
Khi lương bình quân của đơn vị đạt 1.000.000đ/người/tháng trở lên thì bắt đầu phải trích dự phòng. Trưởng đơn vị có quyền sử dụng quỹ dự phòng này khi lương CBCNV còn thấp (nó được tính như bảng trên).
* Quỹ lương đơn vị được chi trong tháng (quý) là số Q nói trên, quỹ lương này đã bao gồm cả lương ngoài giờ ca 3 phụ cấp chức vụ, hệ số chức vụ của trưởng phó đơn vị.
* Riêng đối với trung tâm kinh doanh, trường hợp sau khi nộp đủ kinh phí theo chỉ tiêu khoán công ty giao mà
O Ê (P/N) < 700.000 thì TTKD sẽ được hưởng
Q = 700.000 x N
* Sau khi có quyết toán năm mà vẫn còn quỹ dự phòng đơn vị sẽ bổ sung quỹ lương để đảm bảo lương bình quân đạt 2.700.000đ/người/tháng. Nếu còn sẽ trích nộp các quỹ như quỹ công.
* Đối với các đơn vị kinh doanh: Nguồn trả lương (kể cả lãnh đạo) được xác định chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện của đơn vị.
Điều kiện để xác định nguồn trả lương hàng tháng, quỹ năm là có báo cáo quyết toán lương theo mẫu của đơn vị. Quyết toán của kế toán trưởng, công ty và của cán bộ lao động tiền lương của công ty, đồng thời để trả lương phải xác định mức lao động, phương pháp chia lương của đơn vị trên cơ sở nguyên tắc chung gửi về phòng Tổ chức hành chính.
* Trừ trường hợp quỹ lương thực chi của đơn vị Q Ê LTT x N dẫn tới việc bình bầu A, B, C (phải có chữ ký đầy đủ của đại diện công đoàn, đoàn thể, chính quyền trong biên bản bình bầu). Lúc này trưởng đơn vị chỉ được hưởng hệ số hoàn thành công việc là 0,7 trong kỳ lương liền kề.
* Ngay sau khi chia lương đơn vị phải gửi 1 bảng chia lương về phòng TCHC.
Tất cả sự chia lương đều phải theo quy định của Nhà nước.
* Phương pháp chia lương
Đơn vị nào không xây dựng phương pháp chia lương riêng và đăng ký với công ty được giám đốc công ty và trưởng phòng Tổ chức - lao động tiền lương ký duyệt thì phải áp dụng cách chia lương chung sau:
+ Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản x 100.000đ
+ Quy định hệ số chức danh
- Nhân viên tạp vụ: 0,9
- Nhân viên bảo vệ, bốc xếp, thủ kho, lái xe, thợ sửa chữa xe, văn thư, y tá cơ quan, công nhân mậu dịch viên, nhân viên giao nhận hàng hoá, nhân viên mua bán hàng hoá, nhân viên phòng nghiệp đơn vị trực thuộc công ty: 1,0.
- Chuyên viên, tổ trưởng (tổ kho, tổ xe, tổ bảo vệ): 1,1
- Cửa hàng trưởng trực thuộc đơn vị, tổ trưởng, kế toán, quản đốc phân xưởng: 1,3
- Cửa hàng trưởng trực thuộc công ty: 1,4
- Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc chi nhánh: 1,4 - 1,5.
- Trưởng phòng, phó giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc chi nhánh 1,5 - 1,8.
- Phó giám đốc công ty kiêm trưởng các khối, phòng 1,8 - 2,0.
* Hệ số hoàn thành công
+ Xếp loại A: Hệ số 1,1 - 1,3: Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch, vượt mức khoán. Những CBCNV được xếp loại A phải là người hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, có ngày giờ công cao, có năng lực, có tay nghề...
+ Xếp loại B: Hệ số 1,0. Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch hoặc mức khoán. Những CBCNV được xếp loại B là người hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo ngày giờ công, thực hiện đúng nội quy, quy chế của công ty.
+ Xếp loại C: Hệ số từ 0,9 - 0,7 không hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch hoặc mức khoán. Những CBCNV được hưởng hệ số C là những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu lương trung bình tháng của đơn vị không đạt 700.000đ/người hoặc đơn vị không hoàn thành kế hoạch thì trưởng, phó đơn vị chỉ được hưởng hệ số C.
* Đối với người lao động thử việc và lao động ký hợp đồng thời vụ
+ Việc trả lương cho lao động đang trong thời gian thử việc do trưởng đơn vị trực tiếp thoả thuận với người lao động nhưng lương thử việc không được thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm việc đó.
+ Lao động ký hợp đồng thời vụ (dưới một năm). Hệ số hoàn thành công việc do đơn vị bình bầu. Hệ số chức danh từ 0,85 - 1,0 nhưng tổng lương người làm hợp đồng thời vụ không thấp hơn mức lương cấp bậc của công việc đó (Lương cấp bậc = Hệ số lương cấp b x LTT).
* Cách tính lương kinh doanh
+ Tổng lương kinh doanh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34457.doc