Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng 2 Sơn La

Lời mở đầu ---*--- Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường vận hành theo chế độ xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước, vì vậy đối với các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, có vị trí đứng vững trên thị trường, thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành, bại của doanh nghiệp. Để quản lí và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phá

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng 2 Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sinh, thì bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải có và tổ chức tốt công tác kế toán tại công ty, mà trong đó bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong cuộc sống, tiền lương không chỉ là vấn đề mà người trực tiếp tham gia lao động quan tâm mà nó đã trở thành vấn đề chung của xã hội. Bởi tiền lương là đòn bẩy kinh tế đem lại thu nhập cho người lao động để bù đắp những hao phí về sức lao động của con người. Tiền lương còn góp phần thúc đẩy động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc để đạt kết quả tốt nhất. Từ đó ta thấy được tiền lương giúp người lao động ổn định được cuộc sống, đem lại một xã hội văn minh, giàu đẹp. Khi nền kinh tế phát triển, đã mở ra các mối quan hệ giữa người lao động với các tổ chức BHXH, BHYT, KPCĐ. Sự quan tâm đó là rất cần thiết, vì nó đem lại lợi ích cho người lao động khi người lao động gặp rủi ro như: tai nạn, ốm đau, thai sản…Điều đó không những đáp ứng được cả nhu cầu về vật chất mà còn đáp ứng cả nhu cầu về tinh thần để người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động, đem lại thu nhập cao và tạo được niềm tin cho người lao động an tâm khi làm việc. Do vậy, qua thời gian thực tập, với sự nhận thức được vai trò, vị trí, tính chất của những vấn đề trên nên em đã chọn chuyên đề: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng ii Sơn la" tại Công ty cổ phần xây dựng II Sơn la , với mục đích vận dụng lí thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào nghiên cứu thực tế công việc. Sau đây em xin trình bày nội dung chuyên đề tốt nghiệp: Chuyên đề gồm ba phần: Phần I: lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Phần II: Thực trạng và tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng ii Sơn la . Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng ii sơn la . Do bước đầu làm quen với thực tế, chưa có kinh nghiệm hạch toán kế toán, nên chuyên đề của em còn nhiều sót, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Thấy Nguyễn Văn Hậu cùng các cô, chú phòng kế toán tại công ty để chuyên đề của em đạt kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn. Sơn la, ngày tháng 11 năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Phần I Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương I. khái quát chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. ý nghĩa _ nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Khái niệm Khái niệm Dưới bất kì một chế độ xã hội nào, người lao động sau một thời gian làm việc, đều được hưởng một phần thu nhập nhất định nhằm bù đắp, tái tạo lại sức lao động của mình, phần thu nhập đó chủ yếu là tiền lương. Tiền lương cao hay thấp, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời gian công tác, trình độ, nghề nghiệp hoặc khối lượng, chất lượng sản phẩm, khối lượng công việc mà người lao động đã hoàn thành. Ngoài tiền lương, người lao động có thể được hưởng các khoản khác như: trợ cấp trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn…, nhằm giúp đỡ người lao động trong lúc khó khăn không làm việc được, điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động. Vì vậy, cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, xác định chính xác số tiền lương phải trả và các khoản khác mà công nhân viên chức được hưởng, từ đó tạo điều kiện để công nhân viên chức an tâm tích cực lao động, phát huy tính chủ động, sáng tạo nâng cao năng suất lao động và hoàn thành tốt công việc được giao. đối với doanh nghiệp, tổ chức đúng đắn kế toán tiền lương và các khoản thanh toán khác với công nhân viên chức có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức lao động hợp lí, sử dụng lao động phù hợp, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động. Vì vậy tiền lương là phần thu nhập quốc dân mà Nhà nước đem phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động tuỳ theo số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động mà họ đã cống hiến. Bản chất kinh tế của tiền lương Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Hay tiền lương là một nhân tố thúc đẩy sức lao động. b.ý nghĩa của việc quản lí lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương là số tiền thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trương hợp như: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất… Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh,viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ.. Quỹ kinh phí công đoàn được phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tổ chức hạch toán lao động, giúp công tác quản lí lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp. Muốn tổ chức tốt công tác hạch toán lao động, các doanh nghiệp phải bố trí hợp lí sức lao động, xây dựng các định mức lao động và công tác trả công đúng đắn. các điều kiện đó thực hiện được sẽ làm cho năng suất lao động tăng, thu nhập của doanh nghiệp được nâng cao, từ đó phần thu nhập của nhân viên cũng được nâng cao. Để tạo điều kiện quản lí, huy động và sử dụng hợp lí lao động trong doanh nghiệp, cần thiết phải phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Xét về chức năng, trong doanh nghiệp có thể phân loại nhân công thành ba loại như sau. Chức năng sản xuất chế biến. Nhân công trực tiếp: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nhân công gián tiếp: Là những nhân công phục vụ cho công nhân trực tiếp hoặc chỉ tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chức năng lưu thông tiếp thị. Bao gồm bộ phận nhân công tham gia hoạt động bán hàng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tiếp cận thị trường. Chức năng quản lí hành chính. Là bộ phận nhân công tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp. Huy động sử dụng lao động hợp lí, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề cơ bản, thường xuyên cần được quan tâm thích đáng của người lao động. c. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Do đó, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Tồ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. Tính toán phân bổ hợp lí, chính xác, đầy đủ chi phí tiền lương, tiền công và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Kiểm tra đôn đốc và thanh toán kịp thời, đầy đủ, chính xác, các khoản tiền lương, các khoản phải thu phải trả khác đối với người lao động, thu nộp đầy đủ các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn với ngân sách nhà nước. Tổ chức công tác kế toán tiền lương khoa học, hợp lí. Định kì tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lí và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương trong quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Vai trò của tiền lương. Tiền lương là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn đối với bất kì một quốc gia nào. Tiền lương được rất nhiều quan tâm kể cả người tham gia lao động và không tham gia lao động trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường chức năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là kinh doanh hàng hoá phục nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để thực hiện tốt chức năng này thì vấn đề đối tượng lao động và sức lao động là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình này. sẽ không tồn tại việc tái tạo của cải, vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động của con người. Như vậy, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm… mà còn tổ chức tốt vấn đề tiền lương cho người lao động, khi đó doanh nghiệp mới thực hiện được chức năng của mình. Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển với bất kì doanh nghiệp nào đó đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách lâu dài và hiệu quả là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động, tăng năng suất lao động dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Bên cạnh đó tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả về vật chất và tinh thần, kích thích và tạo mối quan tâm với những người lao động để đạt kết quả cao nhất. Xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, tiền lương là yếu tố gián tiếp quyết định sự tồn tại của quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội. Vì ba yếu quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất đó là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động của con người sẽ không tồn tại việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động. Như vậy tiền lương là nghiệp vụ rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là giá cả sức lao động, chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, là cơ sở để đánh giá trình độ quản lí và hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp. Vai trò của các khoản trích theo lương Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì nghiệp vụ phát sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết đó là các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Đó là việc phân phối phần giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người để bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn… Các khoản trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường. 3. Yêu cầu quản lí của tiền lương và các khoản trích theo lương Xuất phát từ tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cần thực hiện tốt yêu cầu quản lí tiền lương và các khoản trích theo lương . Theo dõi chặt chẽ số lượng lao động trong doanh nghiệp thời gian làm việc, trình độ của người lao động từ đó lựa chọn hình thức trả lương phù hợp cho mỗi người, phải tổ chức phân công lao động sao cho họ có thể phát huy hết khả năng của mình để phục vụ cho công ty. Xây dựng kế hoạch tiền lương, tổ chức thực hiện kế hoạch tiền lương sao cho tiết kiệm có hiệu quả đúng chính sách cuả Nhà nước, thực hiện các chế độ thống kê về lao động tiền lương một cách chính xác kịp thời. Tổ chức thực hiện nâng cấp, nâng bậc, nâng lương cho cán bộ công nhânviên trong doanh nghiệp sao cho công bằng, công khai phải đúng chính sách. Định kì làm tốt công tác thanh toán tiền lương của doanh nghiệp đối với người lao động của doanh nghiệp, mặt khác theo dõi tình hình nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động với các tổ chức xã hội như BHYT, BHXH, KPCĐ. 4. nội dung của tiền lương và các khoản trích theo lương a. Nội dung của tiền lương Tiền lương là số tiền mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào khối lượng tính chất và chất lượng lao động của từng người sau một thời làm việc. Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu dùng để bù đắp những hao phí về thời gian, sức lao động và trí tuệ của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương trả cho người lao động bao gồm: lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của nhà nước và doanh nghiệp, trong đó: Lương chính là: Khoản lương chủ yếu trả cho người lao động được căn cứ vào ngành, bậc chuyên môn, chức trách, nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao của người lao động và theo thang bậc lương quy định của nhà nước hoặc của doanh nghiệp. Lương phụ là: Khoản tiền lương trả thêm cho người lao động trong thời gian không thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo quy định như: làm thêm giờ, sản xuất kinh doanh phụ. Lương phụ được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất và chất lượng được giao căn cứ vào mức lương cơ bản của người lao động. Các khoản phụ cấp mang tính chất lương của người lao động: Là các khoản tiền trả thêm cho người lao động do đảm nhận thêm các trách nhiệm quản lí hoặc làm việc trong các ngành nghề độc hại hoặc làm thêm ca… b. Nội dung của các khoản trích theo lương BHXH là một ngân quỹ được hình thành nhằm thực hiện quá trình phân phối lại cho người lao động trong nền kinh tế quốc dân. Mục đích của quỹ BHXH là để trợ cấp cho người lao động trong những trường hợp đặc biệt như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về hưu, tử tuất… Trợ cấp ốm đau được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên khi bị ốm đau phải nghỉ, hoặc trợ cấp chăm sóc con bị ốm đau, mức trợ cấp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm trước khi nghỉ ốm và thời gian nghỉ ốm được hưởng BHXH dài hay ngắn. Trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, mức trợ cấp cao hay thấp tuỳ thuộc vào tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp nặng hay nhẹ. Trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng bao gồm tiền trợ cấp nuôi con dưới 18 tuổi, bố mẹ già, tiền lo mai táng nhận một lần khi bị mất. Nguồn hình thành BHXH chủ yếu được trích nộp theo tỉ lệ phần trăm tiền lương, tính trên tiền lương phải trả cho người lao động. Trong đó các doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một phần người lao động nộp. Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp phải trích BHXH 15%, thu từ người lao động 5% tính trên tiền lương. Toàn bộ BHXH này phải nộp cho cơ cơ quan quản lí quỹ bảo hiểm của các doanh nghiệp. Sau đó tuỳ theo kế hoạch chi BHXH của các doanh ngiệp nhà nước sẽ cấp lại BHXH cho các doanh nghiệp trả lại cho người lao động. Việc quản lí thu, chi quỹ BHXH theo đúng các quy định của nhà nước. Cuối niên độ kế toán cùng với quyết toán tình hình lao động kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đồng thời quyết toán quỹ BHXH với các cơ quan quản lí chức năng. Ngoài quỹ BHXH hiện nay các doanh nghiệp còn phải trích tỷ lệ phần trăm tính trên tiền lương phải trả cho người lao động hai khoản là BHYT, KPCĐ nộp cho cơ quan quản lí chức năng. BHYT trích 3% trên tổng quỹ lương, trong đó 2% được tính vào chi phí có liên quan, phần này doanh nghiệp chịu, còn 1% trừ vào lương người lao động để chi cho các hoạt động y tế mang tính nhân đạo. KPCĐ được trích hàng tháng để ghi vào chi phí có liên quan theo tỉ lệ 2% trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên để chi cho hoạt động chung của cấp trên, còn 1% để lại chi cho hoạt động của công đoàn cơ sở. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lí, đòi hỏi trong hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải quán triệt các nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động. Khi thanh toán chi trả tiền lương nhất thiết phải gắn chặt hai mức tiêu thức này để tránh tình trạng chủ nghĩa bình quân trong phân phối. Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng người lao động nhận thức được khoản đền bù xứng đáng. Đây là một động lực giúp họ hăng say phấn đấu tích cực và yên tâm lao động. Để đánh giá chính xác hai tiêu thức số lượng và chất lượng lao động người ta xem xét kết quả sản xuất kinh doanh thông qua khối lượng công việc hoàn thành. Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống. Tiền lương chính là một trong những động lực giúp người lao động có trách nhiệm và tăng năng suất lao động, tuy nhiên chỉ là một động lực khi người lao động nhận một khoản tiền đủ để tái sản xuất lao động, và tích luỹ đáng kể quá trình sản xuất, chính là sự hài hoà giữa ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có ý nghĩa là người lao động phải tham gia liên tục thì họ phải được bồi hoàn sức lao động dưới dạng thù lao lao động. Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo mối quan hệ hợp lí về tiền lương giữa những người lao động khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi ngành nghề khác nhau thì hình thức lao động bỏ ra cũng khác nhau, nhưng việc trả lương phải đảm bảo được tính công bằng tạo ra sưc mạnh khuyến khích người lao động. Nhà nước với tư cách tầm quản lí vĩ mô, muốn tạo ra mũi nhọn thì cần có chính sách hơp lí với người lao động trong ngành đó. Nguyên tắc này được vận dụng một cách linh hoạt cho phép khuyến khích người lao động vào những ngành nghề mà nhà nước khuyến khích. Việc các nhà quản lí doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động cũng phải đảm bảo tính hợp lí giữa người lao động chân tay với lao động trí óc… Người lao động sẽ phát huy khả năng sáng tạo khi họ cảm thấy thoả mãn với số tiền mà họ nhận được đó là tiền lương. II. Quỹ tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ 1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lí chi trả lương. Quỹ tiền lương gồm: Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên Quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Việc phân chia quỹ tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phân tích kinh tế Để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thì việc quản lí và chi tiêu quỹ tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu tiết kiệm và hợp lí quỹ tiền lương. Quỹ lương của doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương trên cơ sở các nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa người lao động người quản lí lao động với nhà nước trong công việc phân chia lợi ích sau một kì kinh doanh. Những cán bộ quản lí sẽ xác định quỹ lương của doanh nghiệp mình theo các quy định của nhà nước và đặc điểm của doanh nghiệp mình. Đơn giá tiền lương thường được xác định theo một trong các phương pháp sau Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí, đơn giá tiền lương trên lợi nhuận, đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu và đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lương xác định trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí (thường áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, mặt hàng nhưng chưa có định mức lao động cho từng sản phẩm). Công thức xác định: Đơn giá = VKH Doanh thu kế hoạch- chi phí kế hoạch(không có V) Trong đó: ĐG là đơn giá tiền lương theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí VKH là quỹ tiền lương kế hoạch (không bao gồm lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng). VKH được xác định trên tiền lương bình quân theo chế độ và định biên lao động VKH = Lao động định biên * tiền lương bình quân theo chế độ Chi phí kế hoạch bao gồm các khoản chi phí hợp lệ, hợp lí trong giá thành sản phẩm, chi phí khác (chưa có lương), các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành. Quỹ lương thực hiện được xác định: _ Quỹ lương thực hiện = ĐG * (Doanh thu thực hiện - chi phí thực hiện), (Không có V). Đơn giá tiền lương được xác định trên lợi nhuận của doanh nghiệp. ĐG = VKH PKH Trong đó: PKH là lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp Quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp = ĐG * PTH Trong đó: PTH là lợi nhuận thực hiện Đơn giá tiền lương được xác định trên doanh thu của doanh nghiệp ĐG = VKH Doanh thu kế hoạch Quỹ lương thực hiện = ĐG * Doanh thu thực hiện Đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm (được áp dụng ở các đơn vị sản xuất ít mặt hàng, các mặt hàng truyền thống và có định mức lao động chi tiết đầy đủ). Công thức xác định: ĐG = T * LCB Trong đó: T là hao phí thời gian để làm ra sản phẩm (thời gian lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lí) LCB là lương cấp bậc (kể cả phụ cấp lao động công nghệ, phụ trợ, quản lí) Quỹ lương thực hiện = ĐG * Sản phẩm hàng hoá thực hiện + Quỹ lương bổ sung Mà quỹ lương bổ sung là quỹ lương trả cho thời gian lao động không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng và tiền lương chức vụ của Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, dẫn tới thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Nên ngoài mức tiền lương được hưởng các doanh nghiệp còn phải trích lập các quỹ nhằm đảm bảo cho người lao động không những chỉ vật chất mà còn đảm bảo cả về mặt tinh thần khi gặp rủi ro.Trong đó, BHXH nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống người lao động khi họ gặp rủi ro. Quỹ BHYT thì tài trợ cho việc phòng và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Còn KPCĐ chăm lo bảo vệ cho người lao động. Quỹ BHXH Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích trước BHXH là 20%, trong đó do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất…Quỹ này do cơ quan BHXH quản lí. Quỹ BHYT Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ…Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Kinh phí công đoàn Hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2% Số KPCĐ doanh nghiệp trích 1% nộp cho cơ quan quản lí công đoàn cấp trên, phần còn lại doanh nghiệp đề lại chi tiêu cho các hoạt động. Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí kinh doanh. Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng gồm thi đua(lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến (lấy từ quỹ tiền lương ). III. Hạch toán trả lương trong doanh nghiệp Việc tính và trả lương có thể thực theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lí. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức trả lương như sau: 1. Hình thức trả lương theo thời gian. Là hình thức trả lương căn cứ vào thời làm việc và trình độ thành thạo nghề nghiệp của công nhân viên có nghĩa là căn cứ vào thời gian làm việc (ngày công) tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc được quy định của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp, hình thức này bao gồm lương ngày, lương tháng, lương công nhật và thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán,… Cách tính lương theo hình thức này như sau: Lương bình quân một ngày. Tiền lương bình quân một ngày trong tháng = (Hệ số cấp bậc + hệ số phụ cấp) * mức lương tối thiểu Số ngày làm việc tiêu chuẩn ( 22 ngày) Tiền lương tháng: Tiền lương bình quân trong một tháng = Tiền lương bình quân một ngày trong tháng * Thời gian làm việc thực tế trong tháng Lương công nhật áp dụng với công nhân viên ngoài doanh nghiệp. Lương công nhật = Lương quy định một ngày * Số ngày làm việc thực tế Trong trường hợp nghỉ những ngày lễ, tết vẫn được hưởng lương đủ cả tháng, theo hình thức này thì việc tính toán tiền lương đơn giản, dễ dàng nhưng lại không khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng và hiệu quả. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm. Hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lí trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Hình thức tiền lương sản phẩm gồm: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Được tính theo sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm (không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành) trả lương theo sản phẩm gián tiếp: căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương và hình thức này áp dụng cho các phân xưởng sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm… trả lương theo sản có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào định mức lao động của họ. Theo hình thức trả lương theo sản phẩm thì công thức tổng quát để tính lương theo công thức sau: Tiền lương theo sản phẩm trong tháng = Khối lượng sản phẩm, công việc thực hiện trong tháng * Đơn giá sản phẩm theo từng ngành nghề Tiền lương khoán: Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Tiền lương khoán gồm: Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc đơn giản, công việc đột xuất như khoán bốc vác, thành phẩm, vận chuyển nguyên vật liệu… Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng và được áp dụng cho từng bộ phận. Tiền lương khoán được tính: Tiền lương khoán trong tháng = Khối lượng, công việc hoàn thành trong tháng * Đơn giá cho từng khối lượng, công việc đó IV. tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.Chứng từ sử dụng để tính lương và các khoản trích theo lương. Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền lương là: "Bảng chấm công" được lập riêng cho từng tổ đội sản xuất, bộ phận trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người. Bảng này do tổ trưởng hoặc các phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng theo thời gian. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh sản xuất mà các doanh nghiệp sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau như: "bảng theo dõi công tác ở tổ", "giấy báo ca", "phiếu báo giao nhận sản phẩm", "hợp đồng giao khoán", "phiếu báo làm thêm giờ", đó là các báo cáo về kết quả sản xuất. Các chứng từ được lập do tổ trưởng kí, cán bộ kiểm tra kĩ thuật xác nhận. Chứng từ này được chuyển cho phòng lao động tiền lương xác nhận và chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Căn cứ vào giấy nghỉ ốm, biên bản điều tra, tai nạn lao động, giấy chứng sinh, … Để kế toán tính trợ cấp BHXH cho người lao động. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, các khoản trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập "bảng thanh toán tiền lương " cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban, căn cứ vàokết quả tính lương cho từng người. Trong bảng thanh toán tiền lương được ghi rõ từng khoản tiền lương: lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản trợ cấp, phụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền được lĩnh. Các khoản thanh toán về trợ cấp cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán kiểm tra xác nhận kí, Giám đốc duyệt " bảng thanh toán tiền lương và BHXH " sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động. Các khoản thanh toán lương, BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương, cùng các chứng từ báo cáo thu, chi tiền mặt phải được chuyển về phòng kế toán kiểm tra, ghi sổ. Các chứng từ trên là cơ sở kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương với người lao động trong và ngoài quốc doanh, đồng thời đó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ, chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp. 2. Tài khoản sử dụng. Để tính toán và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các ._.quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 334 "phải trả công nhân viên" Tài khoản này phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên. Bên có: Khi tính các khoản phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp,BHXH, BHYT… Các khoản về tiền lương, tiền ăn ca, tiền lương công nhân viên tính cho từng bộ phận Bên nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên Tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và các khoản đã trả, đã ứng cho công của công nhân viên Các khoản nộp theo lương 5%BHXH, 1%BHYT. Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản còn phải trả công nhân viên Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng thanh toán tiền lương và thanh toán BHXH. Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho công nhân viên. Tài khoản 338 "Phải trả, phải nộp khác". Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lí pháp luật cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết toán của toà án… Tài khoản cấp 2: 3382 "kinh phí công đoàn" Tài khoản cấp 2: 3383 "Bảo hiểm xã hội" Tài khoản cấp 2: 3384 "Bảo hiểm y tế" Bên có: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định 25%, trong đó người sử Dụng lao động nộp theo lương 6% Quỹ BHXH được cấp trên cấp theo thực chi. Bên nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lí cấp trên BHXH, BHYT, KPCĐ là (24%) BHXH tính trợ cấp cho công nhân viên Chi tiêu về BHXH, BHYT Và KPCĐ cho hoạt động tại doanh nghiệp. Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp. Dư nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán. Tài khoản 335 "Chi phí phải trả" Tài khoản này phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì, nhưng thực tế chưa phát sinh và sẽ phát sinh trong kì này hoặc nhiều kì sau. Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên nợ: Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả Các chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài ra kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn sử dụng một số các tài khoản khác như: Tài khoản: 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" Tài khoản: 623 "Chi phí tiền lương của lái xe và phụ lái" Tài khoản: 627 "Chi phí sản xuất chng" Tài khoản: 641 "Chi phí nhân viên bán hàng" Tài khoản: 642 "Chi phí quản lí doanh nghiệp" Tài khoản: 111 "Tiền mặt" Tài khoản: 112 "Tiền gửi ngân hàng". Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Trình tự kế toán tiền lương Tạm ứng lương kì I: Nếu doanh nghiệp trả lương hai kì trong một tháng, (chi tạm ứng từ ngày 05 đến 10 trong tháng) Căn cứ số tiền lương hàng tháng và tỷ lệ ứng lương kì I, kế toán chi tiền tạm ứng lương ghi: Nợ 334: Tạm ứng lương kì I Có 111, 112: Tạm ứng bằng tiền… Cuối tháng căn cứ bảng chấm công, bảng kê khai khối lượng công việc đã hoàn thành, kế toán lập bảng thanh tiền lương và ghi: Nợ 622: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, XDCB, dịch vụ Nợ 623: Tiền lương của công nhân lái xe và phụ lái Nợ 623: Tiền lương của bộ phận phân xưởng Nợ 641: Tiền lương của công nhân viên bán hàng Nợ 642: Tiền lương của bộ phận quản lí Có 334: Tổng số tiền lương phải trả. Thanh toán tiền lương kì II (thường thanh toán từ ngày 20 đến 25 trong tháng) Các khoản công nhân viên phải nộp theo lương BHXH 5%, BHYT 1% Nợ 334: Trích 6% tổng số tiền lương phải trả Có 3383: Trích 5% tổng số tiền lương phải trả Có 3384: Trích 1% tổng số tiền lương phải trả thuế thu nhập của người lao động áp dụng với những người được hưởng lương từ 5.000.000đ trở lên trong một tháng Nợ 334: Trừ vào lương Có 3388: Số tiền phải nộp Các khoản cán bộ công nhân viên trừ vào lương _ Tiền phạt do bồi thường vi phạm Nợ 334: Trừ vào lương Có 1388: Số tiền phạt _ Tiền tạm ứng công tác còn thừa Nợ 334: Trừ vào lương Có 141: Số tiền thừa Khi thanh toán tiền lương kì II Thanh toán tiền lương kì II = Tổng quỹ lương _ Lương kì I _ Các khoản phải nộp, phải trừ Đối với tiền lương nghỉ phép Cán bộ hoặc công nhân viên nghỉ phép vẫn được tính vào lương Trường hợp phát sinh ít kế toán ghi: Nợ 622: Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp Nợ 627: Tiền lương nghỉ phép của công nhân phân xưởng Nợ 641: Tiền lương nghỉ phép của công nhân bán hàng Nợ 642:… Tiền lương nghỉ phép của bộ phận quản lí… Có 334 Tổng tiền lương nghỉ phép Trường hợp phát sinh nhiều, không đồng đều ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập của doanh nghiệp nên phải trích theo một tỷ lệ nhất định như sau: Tiền lương nghỉ phép trích trước một tháng = Tiền lương thực chi hàng tháng x Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép Trong đó: Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tổng tiền lương nghỉ phép kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm Tổng tiền lương chính kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm x 100 _ Sau khi tính được số trích trước kế toán ghi: Nợ 641, 642:… Số tiền lương nghỉ phép trích trước ở từng bộ phận Có 335: Số trích trước _ Căn cứ số tiền lương nghỉ phép thực tế kế toán ghi: Nợ 335: Số tiền lương nghỉ phép thực tế Có 334: Số tiền lương nghỉ phép thực tế _ Khi chi kế toán ghi: Nợ 334: Số tiền chi Có 111: Chi băng tiền mặt Quyết toán số trích trước _ Nếu số trích trước lớn hơn số thực chi: Nợ 335: Mức chênh lệch trích thừa Có 641, 642: Số chênh lệch _ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực chi: Nợ 641, 642: Bổ xung chênh lệch thiếu Có 335: Bổ xung số chênh lệch Ngoài tiền lương cán bộ, công nhân viên còn được hưởng một số khoản khác: Tiền thưởng thi đua: Nợ 4311: Số tiền sẽ được thưởng Có 334: Tính vào lương Khi chi kế toán ghi: Nợ 334: Số tiền được thưởng Có 111, 112: Chi bằng tiền mặt, tiền gửi Tiền trợ cấp ốm đau, thai sản… Nợ 3383: Tính trợ cấp BHXH Có 334: Tính vào lương Khi chi kế toán ghi: Nợ 334: Chi tiền trợ cấp Có 111,112: Chi bằng tiền mặt, tiền gửi Tiền ăn ca Nợ 641,642: Tiền ăn ca cho bộ phận Có 334: Tính vào lương Khi chi kế toán ghi: Nợ 334: Chi tiền ăn ca Có 111, 112: Chi bằng tiền mặt, tiền gửi b. Trình tự các khoản trích theo lương Hàng tháng căn cứ tổng quỹ lương thực tế, kế toán trích các khoản theo quy định. Phần doanh nghiệp chịu: Nợ 622: Trích 19% tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ 627: Trích 19% tiền lương cán bộ quản lí phân xưởng Nợ 641: Trích 19% tiền lương bán hàng Nợ 642: Trích 19% tiền lương quản lí doanh nghiệp Có 3382: Trích 2% tổng quỹ lương Có 3383: Trích 15% tổng quỹ lương Có 3384: Trích 2% tổng quỹ lương Phần công nhân viên chịu: Nợ 334: Trích 6% tổng quỹ lương Có 3383: Trích 5% tổng quỹ lương Có 3384: Trích 1% tổng quỹ lương Sau khi đã trích thì nộp các khoản cho cơ quan cấp trên Nợ 3382: Nộp 1% tổng quỹ lương (cho tổ chức công đoàn) Nợ 3383: Nộp 20% tổng quỹ lương (cho tổ chức TBXH) Nợ 3384: Nộp 1% tổng quỹ lương (cho trạm y tế gần nhất hoặc nơi công ty tín nhiệm) Có 111, 112: Nộp 24% tổng quỹ lương. Kế toán chi các khoản Khi cán bộ công nhân viên ốm đau, thai sản, tai nạn lao động …căn cứ phiếu ngh hưởng BHXH, các chứng từ liên quan kế toán ghi: Nợ 3383: Trợ cấp BHXH trả thay lương Có 334: Tính vào lương Sau khi có đầy đủ hồ sơ về trợ cấp, kế toán gửi lên cấp trên xin cấp lại Nợ 111, 112: Số được cấp lại Có 3383: Số cấp lại Khi chi: Nợ 334: Số trợ cấp được chi Có 111: Chi bằng tiền mặt Khi chi cho công tác quản lí, công đoàn cơ sở… Nợ 3382: Chi chung cho quản lí Có 111: Chi bằng tiền mặt V.Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ thể lệ kế toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị, phương tiện, kĩ thuật tính toán, xử lí thông tin mà lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống kế toán , cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu quản lí đối với nền xã hội ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng nhanh làm cho hình thức kế toán cũng ngày càng được phảt triển, hoàn thiện. Hiện nay trong các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán nhật kí chung Hình thức kế toán nhật kí sổ cái Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán nhật kí chứng từ. Mỗi hình thức kế toán có hệ thống sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp để phản ánh, ghi chép, xử lí và hệ thống hoá số liệu thông tin cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính. Trình tự sổ kế toán theo từng hình thức kế toán, có thể khái quát như sau: Kiểm tra đảm bảo tính hợp lí, hợp pháp của chứng từ Ghi sổ kế toán chi tiết Ghi sổ kế toán tổng hợp Kiểm tra đối chiếu số liệu Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những cơ sở lựa chọn hình thức kế toán để xác định hình thức kế toán thích hợp cho đơn vị mình nhằm phát huy tốt nhất vai trò, chức năng của kế toán tài chính trong công tác quản lí. Phần II Thực trạng và tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần ÔTÔ vận tải Hà Tây I. Đặc điểm chung về Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây Sự ra đời của Công ty Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Công ty được thành lập trên cơ sở các cổ đông tự nguyện, cùng nhau góp vốn, cùng chí lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ tương ứng, do vậy công ty thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật do doanh nghiệp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên có đầy đủ tư cách pháp nhân do luật đề ra. Đây là một Công ty hạch toán độc lập tự chủ về kinh tế tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Đại hội cổ đông, bởi Công ty có vốn điều lệ hoạt động riêng, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng và có vốn điều lệ khi thành lập Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp và các khoản nợ trong phạm vi vốn góp đó. Để đi sâu nghiên cứu về các hoạt động của Công ty thì trước tiên ta phải nói đến là sự ra đời của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây ngày nay. Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây tiền thân là sự hợp nhất của hai doanh nghiệp vận tải ôtô số I và vận tải ôtô số III của tỉnh Hà Tây theo quyết định số: 307/QĐ - UB ngày 12 tháng 09 năm 1992 của UBND tỉnh Hà Tây. Trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty đã trải qua 4 thời kì Thời kì xí nghiệp ôtô số I : năm 1959 Thời kì xí nghiệp ôtô số III : 20/01/1977 Thời kì hợp nhất hai xí nghiệp: 20/01/1992 Thời kì chuyển Công ty ôtô vận tải Hà Tây thành Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây là:01/07/1999 Với trụ sở đóng tại số 112 đường Trần Phú phường Văn Mỗ thị xã Hà Đông Hà Tây với điểm bán lẻ xăng dầu tại Công ty, đây là quốc lộ lớn của nước ta ở phía Tây bắc - Hoà Bình - Lạng Sơn - Lai Châu. Ngoài ra, từ quốc lộ đó còn đi vào các tỉnh khác trong cả nước và trong các huyện trong tỉnh. Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây là một doanh nghiệp vừa trực thuộc sở Giao thông vận tải Hà Tây, vừa là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế tập chung chịu trách nhiệm trong quá trính sản xuất kinh doanh của mình theo đúng pháp luật. Từ đó Công ty đã đặt ra những nhiệm vụ để ngày càng nâng cao mức sống cho người lao động như: Không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận tối đa có thể có được (theo pháp luật) tạo được nhiều công ăn việc làm, cải thiện điều kiện làm việc. Mặt khác, không ngừng nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên đi đôi với lợi tức của các Cổ đông và cuối cùng làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Để làm được điều đó thì phải hoàn thành các nhiệm vụ sau: Làm tốt công tác kinh doanh vận tải hành khách được tính bằng Ngkm và hàng hoá tính bằng Tấnkm. Trung thực, nhanh nhẹn trong dịch vụ bán xăng dầu và ở đại lý bán xăng dầu ôtô Đảm bảo chất lượng trong công việc, đóng mới đại tu, sửa chữa ôtô Thời gian mà Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây hoạt động 30 năm kể từ ngày 01/01/1999. Cho đến nay kinh nghiệm quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh trong 46 năm, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Ngoài ra còn đảm bảo việc làm và không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động, bảo toàn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh có lãi, nộp đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cổ tức cổ đông được đảm bảo và có chiều hướng tăng. Cơ sở vật chất của Công ty đã được xây dựng khang trang ngày một sạch đẹp. Những chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong những năm qua Trong ba năm gần đây sự lớn mạnh của công ty được đánh giá bằng những chỉ tiêu kinh tế sau: STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 2 3 4 5 6 Doanh thu Lợi nhuận Thuế các loại đã nộp Tổng quỹ lương năm Số công nhân viên bình quân Tiền lương bình quân năm 7601333714 477207605 757811902 354539000 241 869000 7671000000 668935857 626715000 369905000 252 905000 8122340000 679008000 630792000 396560000 262 980000 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong ba năm gần đây, doanh thu của Công ty tăng dần, trước sự tăng lên như vậy cho ta thấy công việc kinh doanh của Công ty từng bước ổn định và từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Với doanh thu hàng năm đều tăng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng, với đường lối lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty chứng tỏ rằng công việc kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao. Do doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng, do đó Công ty không những có tích luỹ mà còn hoàn thành nghĩa vụ nộp cho ngân sách Nhà nước. Số công nhân viên bình quân trong công ty ngày thêm ổn định và có xu hướng tăng thêm đó là do năng suất lao động bình quân tăng. Được sự chỉ đạo quản lí khoa học của ban lãnh đạo Công ty đã làm bàn đạp mạnh mẽ cho lực lượng công nhân viên làm việc hăng hái và đạt hiệu quả cao. Do đó, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên làm cho tổng quỹ lương không ngừng tăng lên làm cho mức lương của công nhân viên ngày càng ổn định đáp ứng đời sống của công nhân viên trong công ty. 2. Tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây. Tổ chức bộ máy quản lí ở Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí. Từ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển một cách có hiệu quả, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, thì việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lí là điều rất quan trọng. Vì trong thực tế người ta chỉ cần nhìn vào bộ máy quản lí gọn nhẹ là có thể đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Để đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao trách nhiệm quản lí kinh doanh. Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây đã sắp xếp bộ máy quản lí có hệ thống như sau: đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành và phó giám đốc giúp việc Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh 2.2. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây phòng kinh doanh nắm trực tiếp khâu sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh sau khi đã thông qua, theo dõi vật tư kĩ thuật, phương tiện, đôn đốc, giám sát từng hoạt động. Phòng kinh doanh có bốn người giúp Giám đốc lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ sau: Phòng kinh doanh Dịch vụ Lực lượng xe Xưởng sửa chữa 2.3. Những đặc điểm khác của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây Về tình hình lao động của Công ty Trong Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây có: Lao động trực tiếp: 146 người Lao động gián tiếp: 20 người Do Công ty có lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lao động gián tiếp, điều đó cũng không có gì bất hợp lí, vì nhu cầu và tính chất của công việc đòi hỏi cần có nhiều lao động trực tiếp vào việc lao động chuyên chở, sửa chữa, bán sản phẩm mà Công ty kinh doanh. Bên cạnh đó, số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng không phải là quá nhỏ để có thể điều hành các hoạt động, dịch vụ của Công ty đảm bảo tốt. b. Đặc điểm về vốn kinh doanh của Công ty Hình thức sở hữu vốn của Công ty được thể hiện dưới dạng Công ty cổ phần, vốn kinh doanh của Công ty gồm: Vốn của ngân sách Nhà nước cấp Vốn tự bổ sung, có sự đóng góp của các cổ đông Cụ thể là: Vốn điều lệ : 4.079.264.920đ có cơ cấu phân theo sở hữu Vốn Nhà nước: 1.998.839.810đ chiếm 49% Vốn của các cổ đông là các cán bộ công nhân viên trong Công ty: 1.672.498.000đ chiếm 41% Trong đó: - Giá ưu đãi là: 1.223.779.000đ - Giá trị cổ phần vay trả chậm là: 244.775.000đ Vốn cổ đông khác là: 407.926.492đ chiếm 10% Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 40792 cổ phần, giá mỗi cổ phần là 100000đ. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là dịch vụ và mặt hàng kinh doanh chủ yếu là dịch vụ vận tải hành khác và hàng hoá. Ngoài ra, Công ty còn có các dịch vụ khác như: Bán xăng dầu, bán phụ tùng thay thế, dịch vụ đóng mới bảo dưỡng sửa chữa ôtô. 3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây a. Hình thức tổ chức và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và những cơ sở, điều kiện tổ chức công tác kinh tế, mà Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập chung và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Với hình thức này toàn bộ công việc kế toán trong Công ty đều được xử lí và tiến hành ở phòng kế toán. Hiện nay trình độ chuyên môn của phòng kế toán tài vụ đều được đào tạo từ trung cấp trở lên, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của công việc. Căn cứ vào trình độ chuyên môn hoá và khả năng của từng người phòng kế toán của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây, được chia thành sáu bộ phận có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt. Song giữa các bộ phận lại có sự liên kết chặt chẽ, lôgíc với nhau trong quan hệ hoá đơn, chứng từ, phiếu thu, chi, thanh toán. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tế, mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây được chia thành các bộ phận theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp BHXH Thủ quỹ Kế toán thanh toán thống kê số lượng Kế toán vật tư NVL và dịh vụ Kế toán TSCĐ và thanh toán khoán b. Hình thức kế toán của Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây Trong nền kinh tế thị trường, việc hạch toán kế toán là rất quan trọng, song để cho việc hạch toán kế toán phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng như bảo toàn đúng chế độ kế toán đã ban hành , đã đáp ứng yêu cầu quản lí kinh tế tài chính và đảm bảo tính trung thực khách quan trong việc tính toán vào sổ sách. Với bốn hình thức sổ kế toán khác nhau: Nhật kí chung, nhật kí sổ cái, nhật kí chứng từ, chứng từ ghi sổ như vậy. Thì Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây sau khi nghiên cứu đã áp dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" với hệ thống kế toán chi tiết, tổng hợp. Hình thức "Chứng từ ghi sổ" là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ. Sau đó, sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ tổng hợp có liên quan. Trình tự kế toán "Chứng từ ghi sổ" được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc 2 4 1a Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp 1 1b 5 Chứng từ ghi sổ 3b Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ 3a Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết 6 6 5 Bảng cân đối số phát sinh 7 7 Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày hay định kì ngắn hạn căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra, chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lí, hợp pháp của chứng từ để phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ. Hoặc chứng từ gốc sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, chứng từ gốc hàng ngày hoặc định kì kế toán lên bảng kê tổng hợp chứng từ gốc, sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Riêng những chứng từ liên quan đến thu, chi tiền mặt hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ sau đó chuyển cho phòng kế toán để vào sổ cái 3a.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ cái các tài khoản 3b.Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ 4. Những chứng từ nào liên quan đến đối tượng cần hạch toán thì đồng thời được ghi vào sổ thẻ liên quan 5. Cuối tháng căn cứ vào thẻ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết và căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh 6. Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp với sổ cái, bảng đăng kí chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh, giữa số liệu của sổ quỹ với bảng cân đối số phát sinh 7. Sau khi đối chiếu kiểm tra căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính c. Hệ thống tài khoản Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1144/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính cùng các văn bản có sửa đổi, bổ sung Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây. Công tác quản lí chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây. Căn cứ nghi định số 28/CP ngày 28/03/1998 của Chính phủ về đổi mới quản lí tiền lương trong doanh nghiệp Căn cứ nghị định số 03/03/NĐ - CP ngày15/01/2003 về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lí tiền lương Căn cứ theo công văn số 4320/LĐ-TBXH ngày 29/12/1998 của bộ lao động TBXH về xây dựng quy chế trả lương Căn cứ theo kế hoạch sản xuất và đơn giá tiền lương, định mức lao động của Công ty được liên Sở thông qua ngày 10/04/2003 Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây quy định tạm thời quy chế trả lương năm 2004 như sau: a. Nguyên tắc chung Việc trả lương và phân phối tiền thưởng thực hiện theo nguyên tắc tiền lương phân phối theo năng suất lao động và hiệu quả sản xuất cuối cùng Quỹ tiền lương dùng chi trả lương (không dùng để chi trả cho việc khác) Tiền lương và thu thập hàng tháng phải thể hiện công khai bằng bảng tính lương có chữ kí của người lao động được lĩnh và chuyển vào sổ lương để theo dõi b. Nguồn tiền lương tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động, tiền lương chi trả cho người lao động dựa trên quỹ lương của Công ty nên ta có b1. Quỹ lương theo kế hoạch: Được duyệt trên cơ sở căn cứ là (đơn giá tiền lương ) QTLTH = SLTH x ĐG Trong đó: QTLTH: là quỹ tiền lương thực hiện SLTH : là sản lượng NgKm thực hiện ĐG : Là đơn giá được duyệt (với đơn giá là 20,07đ/NgKm) b2. Quỹ tiền lương ngoài đơn giá Quỹ tiền lương theo kế hoạch duyệt phân phối theo hoàn cảnh thực tế (không quá phần trăm kế hoạch của thời điểm chi) b3. Quỹ tiền lương khác Quỹ này do hoạt động dịch vụ mà có như: cho thuê, bán xăng dầu c. Sử dụng quỹ tiền lương Do tính chất là lương trên đơn vị sản phẩm đi đôi với đảm bảo cân đối công bằng trong chế độ trả lương mà không vượt quá tỷ lệ cho phép về chi trả lương Quỹ lương tạm thời được phân bổ như sau: c1. Quỹ tiền lương sử dụng QTLSD = [(ĐG X SLTH) + LBX x 93% Trong đó: QTLSD: là qũy tiền lương được sử dụng ĐG : là đơn giá LSTH : là sản lượng thực hiện LBX : là lương bổ xung ngoài đơn giá 93% : là đã trừ đi 7% quỹ dự phòng c2. Quỹ lương dự phòng quỹ lương dự phòng 7% để lại để chi cho các hoạt động bầt thường, và được chi sau khi kế hoạch đã hoàn thành d. Nguồn tiền thưởng Ngoài tiền lương phần thu nhập chính của người lao động thì còn có thêm nguồn tiền thưởng, nguồn này được trích từ lãi kinh doanh dịch vụ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Số tiền thưởng chỉ được trích cho lao động giỏi, còn lao động không đạt danh hiệu thì đương nhiên không được hưởng. Tuỳ theo tháng thi đua để xét thưởng với số tiền thưởng tuỳ theo danh hiệu lao động đạt được từ 50000đ đến 250000đ cho mỗi cá nhân. Nguồn tiền thưởng dùng cho các mục đích sau: Thưởng cho cá nhân, tập thể đạt danh hiệu giỏi hàng năm, danh hiệu xuất sắc thưởng theo cờ, bằng khen giấy khen do cấp trên trao tặng,… e. Hình thức trả lương e1. Công ty sử dụng hai hình thức trả lương Trả lương cho bộ phận gián tiếp Căn cứ trả theo công việc được giao khi hoàn thành Căn cứ theo bảng công tác các phòng chấm, Giám đốc đã duyệt Căn cứ theo cấp bậc lương của từng người. Trả lương cho trực tiếp sản xuất Căn cứ theo sản phẩm thực hiện và đơn giá duyệt LTT = ĐG x SPTH x 70% Trong đó: LTT : là tiền lương trực tiếp sản xuất ĐG : là đơn giá duyệt SPTH : là sản phẩm thực hiện 70% : là đã trừ đi 30%, trong đó có: 7% lương dự phòng 23% lương của xưởng và văn phòng có trong đơn giá e2. Hệ số lương cho trường hợp dự phòng Ngoài lương theo sản phẩm còn trả lương theo hệ số 1 cho các trường hợp dự phòng Hệ số = Lương tối thiểu cho bất khả kháng (Mức lương tối thiểu 435000đ) e3. Hệ số lương cho lái xe Do điều kiện định mức lao động của công ty và được chuyên ngành duyệt từ năm 1998. Do địa bàn hoạt động trên khắp toàn quốc, để đảm bảo tính công bằng và hợp lí trong thực hiện, Công ty đưa ra ba hệ số K và trả cho lao động trực tiếp như sau: K=1 : Cho lái xe chạy luồng từ 100 Km đến 400 Km một chuyến K=1,2: Cho lái xe chạy luồng nhỏ hơn 100 Km một chuyến K=0,5: Cho lái xe chạy luồng lớn hơn 400 Km một chuyến Quy chế trả lương được thống nhất cùng ban chấp hành Công đoàn và công khai trong quá trình thực hiện. 2. Phương pháp tính lương cho người lao động a. Tính lương ở bộ phận văn phòng Tiền lương ở bộ phận văn phòng được tính theo phương pháp trả lương theo thời gian, do đó tiền lương được tính như sau: Lương công việc (T1): T1 = Lương cấp bậc + Phụ cấp trách nhiệm Trong đó: Lương cấp bậc = Hệ số theo quy định x 290000đ x Ngày công làm việc thực tế Ngày công tiêu chuẩn (22 ngày) x Hệ số mức lương tối thiểu Hệ số mức lương tối thiểu tại Công ty là 1,5 Hệ số lương theo quy định được phân bổ như sau: STT Chức danh, nghề nghiệp Hệ số quy định Hệ số phụ cấp trách nhiệm 1 2 3 4 5 6 7 Giám đốc P. Giám đốc 1 P. Giám đốc 2 Kế toán trưởng Phó bộ phận Kế toán viên và nhân viên bộ phận văn phòng 5,52 4,6 4,32 4,6 3,48 3,23 2,02 - 2,55 0,45 0,45 0,45 0,45 0,3 0,2 0 - 0,2 Phụ cấp trách nhiệm được tính là: Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp trách nhiệm x Lương cơ bản (290000đ) Ví dụ: Tính lương làm việc thực tế của Giám đốc Nguyễn Văn Việt Căn cứ bảng chấm công, các hệ số… tháng 8 năm 2004 ta có: Lương làm việc = 5,52 x 290000 22 x 22 x 1,5 Lương làm việc = 2 402 400đ Phụ cấp trách nhiệm = 0,45 x 290 000 Phụ cấp trách nhiệm = 130 5000 T1 = 2 402 400 + 130 500 T1 = 2 532 900đ Lương làm việc các ngày nghỉ (T2) Tại Công ty Cổ phần ôtô vận tải Hà Tây trực chủ nhật, ngày lễ … được hưởng lương 200% nên ta có: T2 = Hệ số quy định x 290 000đ Ngày công chế độ (26 ngày) x Ngày công trực x 200% Ví dụ: Căn cứ bảng chấm công tính lương trực chủ nhật cho Giám đốc Nguyễn Văn Việt T2 = 5,52 x 290 000 26 x 1 x 200% T2 =123 200 Như vậy tiền lương phải trả (T) T = T1 + T2 Theo kết quả trên lương phải trả ông Nguyễn Văn Việt là: T = 2 532 900 + 123 200 =2 656 100 Các khoản trích theo lương _ Phần doanh nghiệp chịu Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19% bậc lương (T'1) T'1 = 19% x Hệ số quy định x 290 000đ 22 ngày x Ngày công thực tế Phần doanh nghiệp chịu cho ông Nguyễn Văn Việt: T'1 = 19% x 5,52 x 290 000 22 x 22 T'1 = 304 000 _ Phần người lao động chịu: Trích 5% BHXH, 1% BHYT (T'2): BHXH = 5% x Hệ số quy định x 290 000đ 22 (ngày) x Ngày công thực tế BHYT = 1% x Hệ số quy định x 290 000đ 22 (ngày) x Ngày công thực tế Phần BHXH, BHYT ông Nguyễn Văn Việt phải nộp: BHXH = 5% x 5,52 x 290 000 22 x 22 BHXH = 80 000 BHYT = 1% x 5,52 x 290 000 22 x 22 BHYT = 16 000 T'2 = 80 000 + 16 000 = 96 000 Như vậy, số tiền ông Nguyễn Văn Việt được lĩnh: T = 2 656100 - 96 000 = 2 560 100 b. Tính tiền lương phải trả cho lái xe Tiền lương trả cho lái xe tại Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm, căn cứ vào kết quả tổng hợp doanh thu, kế toán tính tiền lương lái xe dựa vào đơn giá tiền lương tính cho mỗi đầu xe (T) và được tính như sau: T = NgKm x 1/3 x ĐG x K (1) Với: Đơn giá tính lương bằng 29đ/NgKm x 73% NgKm = Tổng doanh thu Giá vé luồng x Km hành trình K là hệ số áp dụng cho Km hành trình Trong mỗi đầu xe gồm một lái xe và một phụ lái, khi đó tiền lương lái xe được hưởng là 66%, còn lại 44% dành cho phụ lái Do đó: Tiền lương lái xe chính: (T1) T1 = 66%T Tiền lương._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32763.doc