Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Thị trường X

Lời mở đầu Lao động là điều kiện kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là tái sản xuất lao động nghĩa là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoài dưới dạng thù lao, lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị được gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương được biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Thị trường X, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. - Để bù đắp hao phí về sức lao động nhằm tái sản xuất lao động thì người chủ sử dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thu nhập của họ trong đó tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra trong thu nhập của người lao động còn gồm các khoản khác như chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền lương, tiền ăn ca. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là cấu thành nên giá trị sản xuất, dịch vụ cho doanh nghiệp tạo ra. Do vậy doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả sức lao động trong đơn vị sản phẩm, công việc dịch vụ, hàng hóa lưu chuyển. - Doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý lao động, công tác kế toán tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức hoạch toán tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí phân công và giá thành được chính xác. Tuy nhiên qua quá trình thực tập tại công ty, được tiếp xúc công tác kế toán ở công ty, thấy được tầm quan trọng của công tác tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Em muốn hiểu thêm nữa về phần kế toán này và em đã lựa chọn đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông TTX. Nhằm liên hệ và kiểm tra giữa kiến thức chuyên môn theo lý thuyết và nâng cao kiến thức xã hội cho bản thân. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông TTX. Được sự giúp đỡ của các bác, cô, chú, anh chị phòng tài chính kế toán em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình tại công ty. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh được nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Lê Bình và các bác, cô, chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán công ty. Chuyên đề gồm ba phần Phần thứ nhất Các vấn đề chung về tiền lương & các khoản trích theo lương 1.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. Phân loại lao động trong sản xuất kinh doanh. 1.3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động. 1.4. Các khái niệm ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo tiền lương. 1.5. Các chế độ tiền lương, trích lập và sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn giữa ca Nhà nước quy định. 1.5.1. Chế độ tiền lương Nhà nước quy định. 1.5.2. Chế độ về cá khoản trích theo lương Nhà nước quy định. 1.5.3. Chế độ ăn giữa ca. 1.6. Các hình thức tiền lương. 1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương nội dung và phân loại quỹ tiền lương. 1.7.1. Khái niệm qũy tiền lương. 1.7.2. Nội dung quỹ tiền lương. 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán. 1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. 1.9.1. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng. 1.9.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Phần thứ hai Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông TTX. 2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 2.2. Thực tế công tác quản lý lao động, quản lý qũy tiền lương, các khoản trích theo lương. 2.2.1. Công tác tổ chức và quản lý lao động ở doanh nghiệp. 2.2.2. Nội dung quỹ lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp. 2.2.3. Hình thức tiền lương áp dụng tại doanh nghiệp. 2.2.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. Phần thức ba. Nhận xét, kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. Phần thứ nhất Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. 1.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, cần phải có đầy đủ ba yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Trong ba yếu tố đó thì lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển doanh nghiệp. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là sự biểu hiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định trong sản xuất. Trong xí nghiệp, số lượng lao động, thời gian lao động, năng suất lao động của công nhân có quan hệ mật thiết của việc thực hiện sản xuất và xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Chi phí về lao động là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên người lao động cho doanh nghiệp. Tiền lương là phần thù lao của lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của công nhân viên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương phải trả cho người lao động trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng sản phẩm tạo ra, sau đó là kết quả của hoạt động kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất nhịp độ tăng năng suất lao động, đó là quy luật khách quan mà bất cứ doanh nghiệp nào cần tồn tại và phát triển. Trong giá thành sản phẩm ở một số ngành thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ quan trọng thứ hai trong giá thành. Giảm chi phí nhân công trong một đơn vị giá thành sản phẩm phụ thuộc vào việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề lao động. Hai vấn đề này bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động theo cơ chế thị trường cũng phải hết sức quan tâm. Ngoài ra yếu tố lao động cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí nhân công trong quá trình sản phẩm. Ngoài ra tiền lương để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Muốn có thông tin chính xác về số lượng và cơ cấu lao động cần phải phân loại lao động. Trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp có thể phân loại lao động như sau: 1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. * Phân loại lao động theo thời gian lao động: gồm hai loại: - Lao động thường xuyên: lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và các công nhân viên thuộc các hoạt động khác. - Lao động tạm thời mang tính thời vụ: là lực lượng lao động tại các doanh nghiệp do các ngành khai thác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập… * Phân loại theo quan hệ và quá trình sản xuất. Gồm: lao động trực tiếp sản xuất lao động gián tiếp. - Lao động trực tiếp sản xuất: là người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định theo lao động trực tiếp được phân loại như sau: + Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành lao động sản xuất kinh doanh chính lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ lao động phụ trợ khác. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại như sau: * Lao động có tay nghề cao bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. * Lao động có tay nghề trung bình bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối dài được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. * Lao động phổ thông lao động phải qua đào tạo vẫn làm việc được. - Lao động gián tiếp sản xuất: là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp gồm: những người chỉ đạo phụ vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp lao động gián tiếp được phân loại như sau: + Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn: loại lao động này được phân chia thành: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn: lao động gián tiếp được chia thành như sau: * Chuyên viên chính: là những người có trình độ đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các vấn đề tổng hợp phức tạp. Chuyên viên là những người đã tốt nghiệp đại học, thời gian công tác chưa nhiều. * Nhân viên: là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, với trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp từ đó thể hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từ kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. * Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm những lao động tham gia thực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản xuất hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng…. - Lao động thực hiện các chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản xuất, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ như: nhân viên, bán hàng, tiếp thị nghiên cứu thị trường. - Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản xuất, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ như các nhân viên, quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. 1.3. ý nghĩa tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động. ý nghĩa: Tiền lương là bộ phận chi phí cần cấu thành nên giá thành sản xuất dịch vụ… do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó chính xác thù lao cho người lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Tác dung: Tiền lương dựa trên cơ sở nguyên tắc phân phối lao động là tiền lương tương ứng với số lượng, chất lượng lao động mà mỗi người lao động đóng góp kể cả lao động xã hội cần thiết phải được xã hội chấp nhận thông qua thị trường. Nội dung phân phối theo lao động chính là lấy lao động là thước đo xác định phần đóng góp cũng như xác định phần hưởng tiêu thụ ngang nhau. 1.4. Các khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương. - Khái niệm: tiền lương (tiền công) là biểu hiện bằng tiền sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động và kết quả của người lao động. - ý nghĩa. + Về mặt kinh tế: tiền lương là đối tượng của lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp, sức lao động chung và hàng hóa. Vì nó có hai điều kiện để khẳng định người có sức lao động thì không có tư liệu sản xuất nên phải thuê sức lao động thông qua ký hợp đồng lao động. Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải kinh phí sinh hoạt trong gia đình: ăn, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh, vui chơi, giải trí và phần dùng để tích luỹ. Vì vậy nếu tiền (thưởng) lương đảm bảo đủ trang trải có tích luỹ sẽ tạo ra cho người lao động yên tâm phấn khởi làm việc, cống hiến sức lao động của mình cho công việc xây dựng và đổi mới đất nước. + Về chính trị xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư, lý trí của người lao động đối với doanh nghiệp và còn đối với toàn xã hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực của người lao động không thiết tha với doanh nghiệp, sẽ chán nãn với công việc mình làm và họ sẽ tìm nơi làm việc có thu nhập cao hơn, thậm chí còn mất niềm tin vào chế độ xã hội trong tương lai. Vì vậy ta có thể nói tiền lương là yếu tố độc nhất, cách mạng nhất. 1.5. Các chế độ tiền lương, trích lập, sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn giữa ca Nhà nước quy định. 1.5.1. Chế độ tiền lương của Nhà nước. Mức lương là tiền lương chính được quy định có tính chất quy định trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…). Năm 1993 Nhà nước ta thực hiện chế độ cải cách tiền lương và xác định mức lương cho tất cả các ngành nghề và các chức danh trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân Nhà nước ta đã từng điều chỉnh tiền tối thiểu để chi trả mức lương hợp lý cho cán bộ, công nhân viên với mức lương ngày 16/01/1994 Nhà nước lại ban hành thêm nghị định 06/ CP ngày 21/07/1997 với mức lương tối thiểu tính đủ là 144.000 đ/th. Mức lương tối thiểu này làm căn cứ để tính các mức lương khác của hệ thống thang bảng lương. Đây là mức lương trả cho người lao động bình thường chính vì vậy đến ngày 25/12/2000, thông tư số 23/2000/TTLP – BLĐTBXH – BTC v/v hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu và phụ cấp trong cải cách doanh nghiệp là: 210000 đ/th. Cuối cùng đến ngày 15/01/2003 Nhà nước lại ban hành NĐ 03/2003/CĐCP tính lại lương với mức tối thiểu là : 290000 đ/th. Mức lương mới = 350000 x hệ số lương. Như vậy, các c/n dựa trên sự thay đổi các mức lương tối thiểu để trả lương và tính lại chế độ BHXH, làm đêm, làm thêm giờ, làm ca, ngừng việc hàng năm và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. 1.5.2. Chế độ và các khoản tính theo lương của Nhà nước theo quy định – Nhà nước quy định: * Quỹ BHXH. - Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động. - Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí, 5% tính vào chi phí của người lao động. - ND của qũy BHXH bao gồm: + Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản, mất lao động. + Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức. + Trợ cấp tử tuất. + Chi công tác BHXH. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH (cho) tên cơ quan quản lý BH để chi BHXH. * Quỹ BHYT. - Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng BHYT trong các hoạt động chăm sóc khám chữa bệnh. - Tổng số lương thực tế phải trả cán bộ CNV, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động góp 1% thu nhập, doanh nghiệp trừ vào lương của người lao động. - Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHXH. * Kinh phí công đoàn (KPCĐ). - KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. - KPCĐ được hình thành từ việc lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ. 1.5.3. Chế độ tiền lương ăn giữa ca. Trích nội dung cơ bản của chế độ TC và chế độ ăn giữa ca. 1.6. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. 1.6.1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động. Tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh hoặc thang bậc lương theo quy định. 1.6.1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương. Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện bằng hai cách sau: Tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và lương giá lương thời gian. - Công thức tính. Tiền lương thời gian = thời gian làm việc thực tế x đơn giá tiền lương theo thời gian (hay mức lương thời gian). - Tiền lương thời gian giản đơn bao gồm: + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc các khoản phụ cấp như độc hại phụ cấp khu vực… Tiền lương tháng chủ yếu được áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhiệm vụ quản lý kinh tế, nhân viên các ngành hoạt động có tính chất sản xuất. - Tiền lương tháng bao gồm: tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. - Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngành bậc tức là căn cứ theo trình độ người lao động, nội dung công việc và thời gian công tác. Được tính theo công thức (Mi*Hi) Mi = Mn x Hi + PC Hi: hệ số cấp bậc lương bậc i. Mn: mức lương tối thiểu. PC: phụ cấp lương và các khoản trả cho người lao động chưa được tính vào lương. Tiền lương phụ cấp bao gồm 2 loại. Loại 1: tiền lương phụ = Mn* hệ số phụ cấp. Loại 2: tiền lương phụ = Mn* Hi * hệ số phụ cấp. + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương tháng x 12 tháng 52 tuần + Tiền lương ngày: là tiền lương phải trả cho một ngày làm việc là căn cứ để tính BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương ngày = Tiền lương tháng x 12 tháng Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng + Tiền lương giờ: là tiền lương trả theo một giờ làm việc căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương giờ = Tiền lương ngày Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8 h) + Tiền lương công nhật: là tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp thang bậc lương. * Hình thức tiền lương có thưởng: là kết hợp hình thức tiền lương giản đơn với chế độ tiền lương trong sản xuất. Tiền lương thời gian tiền thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng có tính chất lương Tiền thưởng có tính chất lương như: thưởng năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên liệu, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao… Ưu nhược điểm của hình thức tiền lương thời gian. + Ưu điểm: đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đơn giản, có thể lập được bảng tính sẵn. + Nhược điểm: chưa gắn liền lương với chất lượng lao đọng vì vậy doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất hiệu quả lao động cao. 1.6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 1.6.2.1. Khái niệm: Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành ngiệm thu đảm bảo chất lượng quy định đơn giá sản phẩm. Để trả lương sản phẩm cần phải có định mức lao động, công việc: tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, đồng thời đảm bảo được các điều kiện công nhân tiến hành làm việc hưởng lương theo hình thức sản phẩm như: máy móc, thiết bị, nguyên liệu. 1.6.2.2. Phương pháp xác định mức lương lao động và đơn giá tiền lương theo sản phẩm. * Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm hiện vật, thường được áp dụng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm hoặc một số sản phẩm có thể quy đổi được. Công thức tính: Vđg = Vgiờ x T sản phẩm. Trong đó:Vđg: đơn giá tiền lương/ đơn vị tính là đồng/ đơn vị hiện vật. Vgiờ: tiền lương giờ. Tsản phẩm: mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi. 1.6.2.3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm. * Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm. Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhân chính thức trực tiếp sản xuất.Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành mức lao động nên còn gọi là tiền lương sản phẩm không hạn chế. * Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp. Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng với các công nhân phục vụ cho công nhân như: công nhân bảo dưỡng máy móc, thiết bị, vận chuyển nguyên liệu vật liệu thành phẩm. Tiền lương sản phẩm gián tiếp = Đơn giá tiền lương gián tiếp x Số lượng sản phẩm hoàn thành của CNXHC. * Hình thức tiền lương sản phẩm tuỹ tuyến. Là hình thức tiền lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thưởng theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt mức đã quy định. Lượng sản phẩm luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động áp dụng ở nơi cần thiết đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo xuất cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. Tiền lương sản phẩm lũy tiến = (đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành) + (Đơn giá lương sản phẩm x số lượng sản phẩm vượt kế hoạch x tỷ lệ lương luỹ tiến.). Ví dụ: Một doanh nghiệp A quy định mức hưởng theo lỷ lệ luỹ tiến sản phẩm vượt như sau: Sản lượng vượt mức từ 01% -> 20 % trả thêm 25 % đơn giá lương sản phẩm. Sản lượng vượt mức từ 21% -> 30% trả thêm 35% đơn giá lương sản phẩm. Sản lượng vượt mức từ 31 %-> 40 trả thêm 45% đơn giá lương sản phẩm. Sản lượng vượt mức từ 41% -> 45% trả thêm 50% đơn giá lương sản phẩm. Doanh nghiệp xây dựng mức cho một công nhân A bậc thợ 4/7 sản xuất sản phẩm X là: 1000 sản phẩm/ th. Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm là 400 đ/sp. Trong tháng công nhân bậc thợ 4/7 thực tế đã sản xuất được 1350 sản phẩm. Tính tiền lương công nhân A được tính theo hình thức tiền lương luỹ tiến từng sản phẩm như sau: 200 sản phẩm vượt định mức đạt tỷ lệ 1% -> 20% được hưởng tỷ lệ luỹ tiến 25%. 100 sản phẩm vượt định mức đạt tỷ lệ 21% -31% được hưởng tỷ lệ luỹ tiến 35%. 50 sản phẩm vượt mức đạt tỷ lệ 31% - 40% được hưởng tỷ lệ luỹ tiến 45%. Vậy tiền lương công nhân A được lĩnh. (1000 sản phẩm x 400 đ/sp) + [(200 sp x 400 đ/sp x 25%) + (100 sp x 400 đ/sp x 35 %) + (50 sp x 400 đ/sp x 45%)]. = 540000 + (20000 + 14 000 + 9000) = 583 000đ. * Hình thức tiền lương khoán khối lượng, khoán công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm công việc hình thức tăng lương này áp dụng cho những công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc xác, vận chuyển vật liệu, thành phẩm… * Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng. Là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. * Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể. Được áp dụng cho đơn vị doanh nghiệp mà kết hợp là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của cả tập thể công nhân kế toán phải chia lương cho từng công nhân theo nội dung các sản phẩm sau: + Phương pháp 1: Chia tiền lương sản phẩm theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật của công việc. Công thức: Li = Lt x Ti Hi Tổng Ti x Hi Trong đó: Li : tiền lương sản phẩm của công nhân Ti: thời gian thực tế của công nhân. Hi: hệ số cấp bậc của công nhân. Lt : tổng tiền lương sản phẩm tập thể. N: số lượng người lao động tập thể. Ví dụ: Trong tháng nhóm công nhân khai thác được hưởng lương theo sản phẩm là: 2355660 đ, trong đó gồm: Công nhân C bậc 3/7 làm việc 156 giờ hệ số cấp bậc lương là: 1,25. Công nhân D bậc 2/7 làm việc 176 h hệ số bậc lương là 1,125. Công nhân E bậc 1/7 làm việc 176 h hệ số cấp bậc là 1. Tính tiền lương phải trả cho từng công nhân. Bài làm: Số giờ làm việc tiêu chuẩn = Số giờ làm việc thực tế x hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân. Công nhân C bậc thợ 3/7 làm việc 156 h x 1,25 = 195 h. Công nhân D bậc thợ 2/7 làm việc 176 h x 1,125 = 195 h. Công nhân E bậc thợ 1/7 làm việc 176 h x 1 = 176 h. Tổng số giờ công tiêu chuẩn = 569 Tiền lương 1 h làm việc tiêu chuẩn = Tổng tiền lương SPHT Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn = 2355660 = 4140 đ/h 569 Tiền lương phải trả cho từng công nhân. Tiền lương phải trả cho từng công nhân = Số giờ làm việc tiêu chuẩn của từng công nhân công việc x Tìên lương làm việc 1 giờ tiêu chuẩn Công nhân C bậc thợ 3/7 = 195 x 4140 = 807300 đ. Công nhân D bậc thợ 2/7 = 198 x 4140 = 819720 đ. Công nhân E bậc thợ 1/7 = 176 x 4140 = 728640 đ. Tổng = 2355660 đ + Phương án2: chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình công, chấm điểm. Ví dụ: Một nhóm công nhân in được hưởng mức lương theo sản phẩm số tiền là: 1087500, nhóm công nhân gồm: Công nhân A bậc thợ 7/7 làm việc có cấp bậc kỹ thuật 5/7 số giờ làm việc thực tế 170 h. Công nhân B bậc thợ 4/7 làm việc có cấp bậc kỹ thuật 4/7 số giờ làm việc thực tế 180 h. Công nhân C bậc thợ 3/7 làm việc có cấp bậc kỹ thuật 3/7 số giờ làm việc thực tế 190 h. Mức lương công nhân CN A bậc 7/7 là: 2300 đ. CN B bậc 6/7 là 1900 đ. Công nhân H bậc 4/7 là : 1700 đ. Công nhân B bậc 4/7 là : 1450 đ. CN B bậc 3/7 là: 1250 đ. Kết quả bình công chấm điểm: CNA được: 120 đ. CNB: được 80 đ. CNC được 100 đ. Tính lương cho mỗi công nhân. Bài làm: 1. Chia lương theo cấp bậc kỹ thuật công việc và thời gian làm việc thực tế theo công thức sau: Tiền lương chia theo cấp bậc công việc thực tế của từng công nhân = Thời gian làm việc thực tế của công nhân từng nhân x Mức lương cấp của từng công việc Công nhân A bậc 7/7 : 1700 x 170 h = 289000 đ. Công nhân B bậc 4/7: 1450 x 180 h = 261 000 đ. Công nhân C bậc 3/7: 1250 x 190 h = 237500 đ. 2. Tính phần chia theo cộng điểm. Mức tiền lương = Số tiền lương cần chia Tổng số điểm của từng công nhân Mức tiền lương = 1087500 – 787500 = 300000 = 1000đ 120 + 80 + 100 300 Công nhân A bậc 7/7 được hưởng: 1000 x 120 = 120000 Công nhân B bậc 4/7 được hưởng: 1000 x 80 = 80000. Công nhân C bậc 3/7 được hưởng : 1000 x 100 = 100000 Tổng: = 300000 Tính số tiền lương mỗi người được lĩnh. Công nhân A bậc 7/7 được lĩnh 289 000 + 120000 = 409 000 đ. Công nhân B bậc 4/7 được lĩnh: 261000 + 80000 = 341000 đ. Công nhân C bậc 3/7 được lĩnh: 237500 + 100000 = 443 000 đ. + Phương pháp 3: chia tiền lương bình công điểm. Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm kỹ thuật giản đơn, công cụ thô sơ, năng suất lao động chủ yếu do sức khoẻ và thái độ lao động của người lao động. Sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công chấm điểm cho từng người lao động. Cuối tháng căn cứ vào số công điểm đã bình bầu để chia lương. Theo phương pháp này chia lương cho người lao động tương tự như phần hai của phương pháp 2. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 1.7.1. Khái niệm quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 1.7.2. Nội dung quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: * Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế. * Các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp công tác cho người làm khoa học có tài năng. 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán. Về phương diện kế toán, quỹ tiền lương doanh nghiệp được chia làm hai loại. Tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: là khoản tiền lương cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm: tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian học thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm cụ của họ như: thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan. Xét về mặt hoạch toán, kế toán: tiền lương chính của công nhân sản xuất thường xuyên được hạch toán trực tiếp và chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ cấp của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí các loại sản phẩm có lương theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế: tiền lương chính liên quan trực tiếp đến số lượng sản xuất và năng suất lao động và thường là những khoản cho theo chế độ quy định. 1.8. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để phục vụ điều hành và quản lý lao động trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động, tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tìên lương và các khoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động vốn sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp : thực hiện đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương hưởng chế độ tài chính hiện hành. - Tính toán và phân bổ chính xác: đúng đối tượng sử dụng l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3077.doc
  • docNgang tien luong.doc
Tài liệu liên quan