Lời mở đầu
Với xu thế hội nhập và phát triển các doanh nghiệp đều ra sức hoàn thiện bộ máy của mình cũng như đổi mới công nghệ, củng cố về tài chính, nhân lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. Cũng nằm trong xu thế đó, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương một thành viên luôn luôn nỗ lực để xây dựng một hình ảnh thương hiệu thời trang uy tín chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng.Trong cơ chế thị trường quản
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương (ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý kinh tế tài chính luôn là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, nó không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực kinh tế tài chính tăng thu nhập mà còn phải sử dụng và quản lý có hiệu quả mọi nguồn lực. Trong đó vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan trọng..
Trong một doanh nghiệp, tiền lương luôn là một vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm. Người lao động luôn mong muốn tiền lương của mình ngày càng cao để đảm bảo cuộc sống. Nhà quản trị luôn tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí, kể cả chi phí tiền lương, nhưng cũng luôn băn khoăn liệu chính sách tiền lương của doanh nghiệp mình đã hợp lý hay chưa, làm sao đảm bảo việc giảm thiểu chi phí mà vẫn thu hút được hiền tài. Các tổ chức xã hội lại quan tâm doanh nghiệp có đảm bảo cho người lao động được thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của mình hay không,… Để cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn các đối tượng đó chúng ta không thể không nhắc đến kế toán tiền lương. Vì thế, khi được thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Hoàng Dương, một doanh nghiệp mà có số lượng lao động đông đảo, em đã rất chú ý đến phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và mong muốn được đi sâu tìm hiểu phần hành này.
Chuyên đề của em bao gồm ba chương như sau:
Chương I: Đặc điểm lao động tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương.
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ: Trần Thị Nam Thanh và các anh chị phòng tài chính kế toán công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Tiến sĩ: Trần Thị Nam Thanh, các thầy cô trong khoa kế toán, các cán bộ trong phòng tài chính kế toán của công ty để em có được những kiến thức toàn diện và sâu sắc hơn nữa, để bài viết hoàn thiện hơn.
Hà Nội ,ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Mai Thị Hằng
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương
Trụ sở : 121 Chùa Bộc- Trung Liệt- Đống Đa- Hà Nội
Website: www.canifa.com.vn
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Dương là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh, Công ty kinh doanh nhiều chủng loại quần áo khác nhau với 2 xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp dệt và Xí nghiệp may. Đội ngũ lao động của công ty hết sức đông đảo, hiện nay công ty có khoảng 750 công nhân và gần 100 nhân viên làm các công việc hành chính, kế toán, công tác kế hoạch, y tế, điều hành các phân xưởng,... Công nhân của công ty, phần lớn là lao động trẻ, độ tuổi từ 19 đến 36, chủ yếu xuất thân từ vùng nông thôn của các tỉnh lân cận, trình độ văn hoá không cao, cuộc sống eo hẹp, chủ yếu là dựa vào tiền lương và các khoản phụ cấp tại công ty.
Do đặc điểm về sản phẩm thời trang nên số lượng lao động của công ty chiếm phần lớn là lao động nữ.
Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động của con người sử dụng tư liệu sản xuất tác động vào đối tương lao động tạo ra sản phẩm hàng hoá hoặc đem lại hiệu quả của công tác quản lý.
Trong lao động người lao động có vai trò quan trọng nhất, họ là những con người trực tiếp tham gia quản lý và hoạt động sxks của doanh nghiệp để tạo ra hàng hoá cung cấp cho xã hội.
Do mỗi xí nghiệp thực hiện những công đoạn sản xuất khác nhau nên công việc có mức độ phức tạp khác nhau, môi trường làm việc khác nhau nên công nhân sản xuất của công ty được quản lý theo từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệp lại được chia thành các tổ, đội khác nhau theo từng mã quần áo. Mỗi phân xưởng có một danh sách lao động dùng để theo dõi lao động mà mình quản lý.
Mặt khác, công ty còn theo dõi lao động theo thời hạn hợp đồng. Trong hợp đồng lao động nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với công ty cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của công ty đối với người lao động, quy định công việc cũng như hình thức trả lương đối với từng lao động. Hợp đồng lao động là do phòng tổ chức hành chính quản lý. Lao động của công ty được phân thành lao động dài hạn, lao động ngắn hạn và lao động thời vụ.
Lao động dài hạn là những cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng dài hạn với công ty, những lao động này được tính lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và đây là lực lượng chính trong đội ngũ lao động của công ty.
Lao động ngắn hạn là những lao động được hưởng lương theo sản phẩm, công việc mà họ làm ra nhưng không được công ty trích các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ.
Lao động thời vụ là lao động bên ngoài được công ty huy động thêm khi cần vào thời vụ sản xuất hoặc khi cần hoàn thành gấp các đơn đặt hàng lớn.
Sản xuất quần áo, đặc biệt là dòng thời trang len sợi là một trong số những ngành được xếp vào ngành nghề có yếu tố độc hại. Công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các bụi của len sợi, các hoá chất nhuộm cúc, nhuộm dây treo mác, một số bộ phận phải tiếp xúc với nguồn nhiệt hay môi trường nóng. Hiện nay, phần lớn các công việc được hỗ trợ bằng máy móc như máy may, máy dệt,.... Công việc sản xuất quần áo không yêu cầu trình độ chuyên môn cao vì phần lớn các thao tác lặp đi lặp lại tuy nhiên yêu cầu nhiều thao tác, tần số cao, nhiều khi phải cúi vặn người, với tay lấy dụng cụ, chi tiết ở khoảng cách xa, cường độ lao động tương đối lớn, không được nghỉ ngắn giữa giờ, và ít có sự luân phiên trong bố trí công việc. Thời gian làm việc thông thường là 8 giờ một ngày, tuy nhiên vào thời vụ như đầu mùa đông công nhân phải làm việc tăng ca có khi từ 10-12 giờ một ngày. Để tận dụng hết công suất của máy móc, lao động ở các phân xưởng được bố trí làm 3 ca.
Về môi trường làm việc, cũng giống như những công ty sản xuất thời trang khác, môi trường làm việc ở công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương có mức độ ô nhiễm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình sức khoẻ của công nhân. Nhìn chung, nhiệt độ trong các dây chuyền may là khá cao, vượt quá mức độ cho phép, có vị trí lên tới 38 độ C, về mua hè có thể lên tới 39 độ. Tiếng ồn trung bình đạt mức giới hạn cho. Điều kiện chiếu sáng ở công ty là rất tốt đặc biệt là trong các xưởng may. Với những điều kiện như trên, mặc dù công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ bị đau mỏi và mắc bệnh nghề nghiệp khác.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY
Chế độ tiền lương đang được áp dụng tại công ty bao gồm lương cấp bậc và lương chức vụ. Tiền lương cấp bậc được thực hiện đối với công nhân sản xuất, căn cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân khi họ thực hiện một công việc nhất định. Lương cấp bậc gồm 3 yếu tố: thang lương, mức lương và trợ cấp cấp bậc kỹ thuật.
Chế độ lương chức vụ áp dụng đối với nhân viên làm các công việc hành chính. Được tính toán dựa vào chức vụ cũng như thời gian cống hiến của người đó đối với công ty.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: đối với công nhân sản xuất tiền lương tính theo hình thức lương sản phẩm, còn đối với khối quản lý phục vụ thì tính lương theo thời gian.
Quỹ tiền lương được hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng quỹ tiền lương của doanh toàn doanh nghiệp bằng tổng quỹ lương của các phân xưởng và các phòng ban.
Hiện nay, do hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựng được một hệ thống đơn giá tiền lương tương đối đầy đủ và thực tế đối với từng công đoạn sản xuất. Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tổ chức tính toán dựa vào năng suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và trình độ tay nghề của công nhân. Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất.
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:
Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý x số lượng sản phẩm
Tiền lương thời gian của nhân viên khối quản lý, phục vụ được tính dựa trên thời gian làm việc thực tế của họ. Lương thường được tính theo tháng và được quy định trong hợp đồng lao động cho riêng từng nhân viên. Công thức tính lương theo thời gian như sau:
Lương ngày công cơ bản
=
Lương thời gian
X
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
650.000 X Hệ số cấp bậc
26 ngày
=
Lương ngày công cơ bản
1.3.CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp: là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất....
Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian thực tế làm việc bao gồm lương cấp bậc, tiền lương phụ cấp.
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động khi họ không làm việc: Nghỉ lễ, nghỉ phép, ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan.
Ngoài quỹ tiền lương doanh nghiệp còn có thềm các quỹ tiền thưởng. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN.
Quỹ BHXH được trích trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thưc tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích BHXH là 20 % trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sở hữu lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý
Quỹ BHYT được dung để thanh toán các khoản khám chữa bệnh viện phí thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quỹ này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CNV thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích: 3% trong đó 1% trừ vào TN lao động và 2% trừ vào chi phí KD
Kinh phí công đoàn: là nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành lên KPCĐ. Tỷ lệ trích theo quy định là 2% do doanh nghiệp trích lập để sử dụng.
Bảo hiểm thất nghiệp: ( BHTN)
BHTN là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong thị trường lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của BHTN là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công của người lao động.Trong đó
Người lao động chịu 1%
Người sử dụng lao động chịu 1%
Ngân sách nhà nước chịu 1%
Năm 2009 Doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng BHTN đối với người lao động
1.4.TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
Công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương có bộ máy phân cấp quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, và theo chế độ một thủ trưởng. Đây là mô hình được giải quyết theo một kênh liên hệ giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chủ tich hội đồng quản trị công ty là người đưa ra quyết định cuối cùng, chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban chức năng. Các phòng ban này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn việc lập kế hoạch, tổ chức thực thi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vị chức năng quyền hạn của mình…
Sinh ra và tồn tại trong nền kịnh tế thị trường nên công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương luôn ý thức được rằng muốn tồn tại và phát triển thì phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
Hệ thống trực tuyến gồm có các phòng ban chức năng. Các phòng ban này có nhiệm vụ tham gia đề xuất với ban giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công ty theo trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban. Chức năng chính của các phòng ban như sau
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty thể hiện trên biểu 01 (trang sau). Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phân như sau:
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị mà đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị là người thay mặt công ty để thực hiện các nội dung công việc, quyết định mọi thủ tục, chính sách hoạt động kinh doanh của Công ty, triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.
Tổng Giám Đốc:
Được sự ủy nhiệm của chủ tịch HĐQT điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, trịu trách nhiệm pháp lý với nhà nước và cũng như phải có trách nhiệm báo cáo mọi kết quả hoạt động kinh doanh với chủ tịch HĐQT theo quyết định của HĐQT, nghị quyết của hội đồng cổ đông
v Khối phòng ban điều hành của Công ty:
Dưới ban giám đốc là các phòng ban và Nhà máy sản xuất. Hiện tại Công ty có 5 phòng ban khác nhau như sau:
Phòng kinh doanh thị trường : đựợc chia ra làm nhiều bộ phận bán hàng và bộ phận maketting. Bộ phận bán hàng được chia thành : bán đứt, bán ký gửi, đại lý, cửa hàng trực thuộc của công ty .Phòng kinh doanh luôn được sự hỗ trợ của các bộ phận khác để có thể thực hiện mục tiêu doanh số của Công ty và có các chức năng sau: Xây dựng và duy trì bán hàng trên các kênh phân phối
-Kiểm soát chi phí hoạt động bán hàng
Bộ phận marketing có chức năng và nhiệm vụ sau:
Có chức năng thực hiện các chương trình hỗ trợ, các phong trào hoạt động của Công ty. Ngoài ra thực hiện các chương trình khuyến mại, hội thảo, hội trợ nhằm mục đích phát triển thương hiệu và quảng bá thương hiệu của Công ty trên thị trường.
phòng mua và cung ứng: Có trách nhiệm cung cấp vật tư sản xuất cho nhà máy, thực hiện phát triển sản phẩm mới cho công ty. Thực hiện các công tác đàm phán, mua hàng trong nước và nước ngoài, hoàn thiện cơ sở trang thiết bị máy móc phục vụ cho khâu sản xuất. Bên cạnh đó một bộ phận thuộc kho bãi có nhiệm vụ thực hiện quản lý và bảo quản hàng hoá, vật tư, sản phẩm của Công ty tại các kho hàng.
Phòng chế thử mẫu: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và tìm hiểu những kiểu dáng, những mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng chính là công việc chính của phòng thử mẫu. Phòng sẽ tiến hành sản xuất thử các mẫu quần áo mới hoặc các mẫu quần áo theo yêu cầu của đơn đặt hàng để đưa ra những đặc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các định mức, nghiên cứu quy trình sản xuất tối ưu cho các mẫu quần ào trước khi tiến hành sản xuất đại trà.
Phòng Tài chính - kế toán : Người quản lý trực tiếp là kế toán trưởng. Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thực hiện quản lý thực hiện, kiểm soát các phát sinh về mặt tài chính của Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, hỗ trợ với các phòng ban khác để quản lý đầu vào, đầu ra của Công ty có liên quan đến nguồn vốn và tài sản của Công ty. Chức năng của phòng tài chính kế toán:
Phản ánh họat động kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty.
Cung cấp báo cáo quản trị, báo cáo tài chính cho Ban Giám đốc, các Cơ quan thuế.
Quản lý tài chính kế toán, tài sản nguồn vốn của Công ty
Nhiệm vụ phòng tài chính kế toán:
Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu tình hình nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Cung cấp các báo cáo Tài chính
Phòng Hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động hành chính, quản lý nhân sự, ra chính sách đào tạo, tuyển dụng, thực hiện các công tác công đoàn, các chính sách mang tính chất tổ chức của Công ty, chăm lo đến đời sống nhân viên và giải quyết các sự vụ có phát sinh của toàn Công ty. Quản lý và sử dụng con dấu, tổ chức tiếp nhận, lưu chuyển công văn tài liệu, lưu trữ, telex, FAX, quản lý sử dụng hiệu quả các phương tiện như xe, điện thoại..Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ là giúp ban giám đốc tổ chức thực hiện việc quản lý và bố trí nhân sự sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất, tổ chức và xây dựng các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động và các chế độ chính sách khác như bảo hộ lao động, tai nạn lao động…
Phòng quản lý chủng loại sản phẩm: đây là phòng giám sát và kiểm tra từng quy trình sản xuất, chất lượng của các loại nguyên vật liệu đầu vào cũng như của bán thành phẩm sau từng công đoạn nhằm có được sản phẩm với chất lượng cao nhất
Nhà máy: Giám đốc nhà máy trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến sản xuất của Nhà máy. Có rất nhiều các bộ phận nhỏ trực thuộc nhà máy để thực hiện tốt công tác sản xuất, giảm đến mức tối đa các hao phí về sản xuất sản phẩm, và có thể hoàn thành tiến độ cho phù hợp với phòng kinh doanh, đồng thời nhà máy sẽ kết hợp với vật tư để có thể theo sát tiến độ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào và có thể đáp ứng ngay các vật tư cần thiết khi sản xuất dùng đến.
Mặc dù mỗi phòng ban chức năng có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Hiệu quả của phòng này sẽ hỗ trợ cho công việc của các phòng khác và phòng kế toán chính là trung tâm đầu mối quan trong trong việc liên kết các phòng ban trong công ty.
Hội đồng quản trị
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Mua& cung ứng
Nhà máy
Phòng hành chính nhân sự
Phòng
Kinh doanh thị trường
Phòng QLSP
Phòng
Chế thử mẫu
Kho
và
vận chuyển
Bộ phận kinh doanh
Bộ
phận Marketing
Bộ phận Thiết kế
Bộ phận
kỹ thuật
Giám đốc
Biểu 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
2.1. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Khái niệm về tiền lương: Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp, cho người lao động có đủ để tái tạo sức lao động và nâng cao bồi dưỡng sức lao động.
Các chứng từ sử dụng kế toán tiền lương
Bảng chấm công: theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngày nghỉ việc, nghỉ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính trả lương và bảo hiểm xã hội cho từng công nhân. Hàng ngày dựa vào tình hình thực tế lao động trong bộ phận mình, trưởng phòng, quản đốc các phân xưởng sẽ chấm công cho ngày đó. Cuối tháng trưởng phòng, quản đốc ký vào bảng chấm công và chuyển cho bộ phận kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: dùng để xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của công nhân, từ đó làm căn cứ để lập bảng thanh toán tiền lương cuối tháng. Trên phiếu xác nhận ghi rõ số ngày lập phiếu, họ tên công nhân, mã quần áo, số lượng hoàn thành, đơn giá cho và thành tiền của phần công việc hay mã quẩn áo được công nhân đó hoàn thành. Phiếu này được lập thành hai liên, có đủ chữ ký của người giao việc, người thực hiện và người kiểm tra chất lượng, người duyệt, một liên được lưu tại bộ phận quản lý phân xưởng, một liên được chuyển cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán lương cho người lao động.
Bảng chấm công làm thêm giờ: dùng để theo dõi số giờ, đơn giá, số tiền làm thêm của người lao động để làm căn cứ tính và trả lương làm thêm giờ. Phiếu này được lập cho từng cá nhân trong công ty.
Giấy đi đường : dùng làm căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe khi về doanh nghiệp. Khi được cử đi công tác, người lao động được bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Nếu có nhu cầu ứng trước tiền tàu xe, công tác phí,… thì người lao động mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền. Giấy đi đường phải có xác nhận của cơ quan đến công tác. Khi về công ty xuất trình giấy tờ để người phụ trách xác nhận và kèm theo các chứng từ cần thiết để làm thủ tục thanh toán tiền công tác phí, thanh toán tiền tạm ứng.
Bảng thanh toán tiền lương: Hàng tháng, dựa vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, giấy xin phép nghỉ ốm, phiếu báo làm thêm giờ,...để tính ra số lương hàng tháng, các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền mà người lao động được nhận. Sau khi lập, bảng thanh toán tiền lương được chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương.
Phiếu báo làm thêm giờ: Là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. Phiếu này do người báo làm thêm giờ lập và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và ký duyệt, chấp nhận số giờ làm thêm và đồng ý thanh toán. Sau khi có đầy đủ chữ ký phiếu báo làm thêm giờ được chuyển đến kế toán thanh toán để làm cơ sở tính lương hàng tháng.
Bảng thanh toán tiền thưởng: Là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán, Bảng thanh toán tiền thưởng do phòng kế toán lập theo từng bộ phận và phải có chữ ký của kế toán thanh toán và kế toán trưởng.
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: bảng này dùng để xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của công việc. Trên đó có ghi cụ thể thời gian làm thêm giờ, đơn giá tiền lương, thành tiền mà người lao động được hưởng. Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó và có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, người ký duyệt
2.1.2: Phương pháp tính lương
2.1.2.1:.Hạch toán tiền lương lao động khối phân xưởng
Như trên đã nói, đối với khối công nhân sản xuất trực tiếp và lao động quản lý phân xưởng, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Thời gian làm việc một ca là 8 tiếng cho một công hưởng lương sản phẩm. Ngày lễ, ngày nghỉ, ngày phép được tính lương theo thời gian.
Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của khối phân xưởng được tính như sau:
TQLpx = ∑ (SLij * ĐGij)
Trong đó: TQLpx là tổng quỹ lương khối phân xưởng
SLij là số lượng sản phẩm công đoạn i của quy trình sản xuất mã quẩn áo.
ĐGij là đơn giá bình quân hoàn thành một sản phẩm j công đoạn i.
Hiện nay, do hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựng được một hệ thống đơn giá tiền lương tương đối đầy đủ và thực tế đối với từng công đoạn sản xuất. Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng tổ chức tính toán dựa vào năng suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc và bậc thợ của công nhân. Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất.
Tiền lương của một công nhân sản xuất được tính như sau:
Tiền lương của 1CN lao động ỏ công đoạn sản xuất i
Đơn giá tiền lương ở công đoạn i
X
Số lượng sản phẩm hoàn thành ở công đoạn i
Đơn giá tiền lương ở công đoạn i
=
Bậc thợ công nhân
X
Thời gian hoàn thành công đoạn sản xuất i
=
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:
Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý X số lượng sản phẩm
Hàng ngày, nhân viên thống kê của từng phân xưởng sẽ tiến hành theo dõi số sản phẩm của công nhân sản xuất trực tiếp. Cuối tháng, căn cứ vào số lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn các tổ đội sẽ tiến hành xác nhận kết quả lao động của từng công nhân vào bảng chấm công (Biểu 2.1), Phiếu xác nhận số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành (Biểu 2.2), báo cáo giải trình lương sản phẩm, rồi gửi lên phòng tính lương ở phòng tổ chức. Bộ phận tính lương ở phòng tổ chức sẽ căn cứ vào số lượng chi tiết hoàn thành ở từng công đoạn của từng mã giày, cũng như thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành, năng suất lao động thực tế, sau đó quy đổi khối lượng công việc hoàn thành theo cấp bậc công nhân để tính đơn giá tiền lương sản phẩm, và tổng hợp kết quả vào bảng tổng hợp đơn giá tiền lương cho các mã giày (Biểu 2.3).
Biểu 2.1
Công ty Cp thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
Phân xưởng may
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 12/2009
TT
Họ và tên
Chức vụ
Ngày trong tháng
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Khoản khác
1
2
3
4
5
…
27
28
29
30
31
BHXH
Phép
Ca 3
Độc hại
1
Trần Thị Lam
TT
S
S
Đ
Đ
C
…
C
S
S
Đ
Đ
19
3
6
0
2
3
2
Nguyễn Thu Hà
CN
C
C
S
Đ
Đ
…
Đ
C
C
S
C
21
3
0
0
3
2
3
Tạ Thu Cúc
CN
S
V
Đ
Đ
C
…
C
S
S
Đ
Đ
23
4
0
0
2
1
4
Phạm Thị Hồng
CN
S
P
Đ
Đ
C
…
C
S
P
Đ
Đ
19
5
2
2
3
3
5
Vũ Thị Nhung
CN
C
S
S
P
Đ
…
Đ
Đ
C
C
S
18
5
0
1
3
4
6
Nguyễn Thị An
CN
S
S
Đ
C
C
…
Đ
Đ
C
S
S
19
3
0
0
4
2
7
Trịnh Thị Bé
CN
S
V
Đ
P
C
…
V
S
Đ
Đ
C
18
4
1
1
2
3
8
Đỗ Thị Hương
CN
S
S
Đ
C
C
…
S
S
Đ
Đ
C
22
3
2
2
4
1
9
Trần Phương Tú
CN
TS
TS
TS
TS
TS
…
TS
TS
TS
TS
TS
0
0
30
0
0
0
Cộng
159
30
37
9
23
19
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người chấm công
Người phụ trách bộ phận
Người duyệt
Ký hiệu chấm công
-Lương sản phẩm: SP
-Ốm, điều dưỡng: Ô
- Thai sản: TS
-Lương thời gian: +
-Nghỉ phép: P
- Con ốm: CO
Biểu 2.2
Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 (Trích)
Tên đơn vị: Phân xưởng may
ĐVT:đồng/ chiếc
STT
Tên sản phẩm (Công viêc)
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
I
Tổng số áo phông
Chiếc
3.500
600.200.000
…
…
…
…
901284
Chiếc
850
150.000
127.500.000
901285
Chiếc
1.000
175.000
175.000.000
901288
Chiếc
2.000
145.000
290.000.000
…
II
Tổng số Quần Kaki
1.200
250.400.000
…
5566
Chiếc
550
245.000
134.750.000
5567
Chiếc
250
165.000
41.250.000
…
…
Chiếc
…
…
Cộng
Chiếc
4.700
Tổng số tiền: 850.600.000đ
Bằng chữ: Tám trăm năm mươi triệu, sáu trăm nghìn đồng chẵn./.
Người giao việc
Người nhận việc
Người kiểm tra
Người duyệt
Biểu2.3
Công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO MÃ ÁO
Tháng 12/2009
(Trích)
Đơn vị tính: Đồng/chiếc
Tên mã Sp
Công đoạn sản xuất
Cộng
cắt 1
cắt 2
may thân
may tay
May hoàn thiện
Là
Gấp
Dán mác
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
901284
564
755
642
735
925
89
3,710
901285
564
632
715
842
911
76
3,788
901286
564
614
746
796
861
121
3,590
….
…
…
…
…
…
…
…
…
…
901287
564
623
672
621
911
102
3,641
901288
564
725
812
793
932
96
4,047
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập
Trưởng phòng tổ chức
Giám đốc
Đối với tiền lương ngừng, nghỉ việc, kế toán căn cứ vào bảng xét duyệt của phòng tổ chức về ngày nghỉ hợp lý của công nhân và được tính lương ngừng nghỉ công việc, hay lương phép theo từng cấp bậc. Lương làm thêm giờ được tính theo quy định của bộ luật lao động, cụ thể:
Vào ngày thường được trả 150% tiền lương giờ của ngày bình làm việc bình thường.
Vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ thì được trả 200% tiền lương ngày làm việc bình thường.
Làm việc ban đêm (từ 21giờ đến 6 giờ), thì được trả thêm 30% tiền lương làm việc ban ngày.
Trong trường hợp công nhân nghỉ bù những giờ làm thêm thì được thanh toán phần tiền chênh lệch tiền làm thêm so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Tiền lương thời gian của công nhân vào ngày thường được phân theo cấp bậc như sau:
Biểu 2.4: Bảng tính đơn giá tiền lương theo cấp bậc công nhân sản xuất
Cấp bậc công nhân
Đơn vị tính
Đơn giá
1
Đồng/ngày
45100
2
Đồng/ngày
55300
3
Đồng/ngày
62600
4
Đồng/ngày
75100
5
Đồng/ngày
78 600
6
Đồng/ngày
85900
7
Đồng/ngày
95200
Ví dụ: Chị Trần Thị Lam, tổ trưởng tổ may áo phông là công nhân bậc 4, trong tháng 12/2009 có 19 ngày công tính lương sản phẩm, 3 ngày công tính lương thời gian (Biểu 2.1). Trong tháng đó chị Lam hoàn thành được 150 chiếc áo 901284, được biết đơn giá lương sản phẩm 901284 được phòng tổ chức tính ra là 8.500/sp thì tiền lương của chị được tính như sau:
Lương sản phẩm = 8.500 x 150 = 1.275.000 VNĐ
Lương thời gian của chị Lam = 75.100 x 3 = 225.300 VNĐ
Tổng tiền lương của chị Lam =1.275.000 + 225.300 = 1.500.300.VNĐ
Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, tiền lương được tính như sau:
Tiền lương nhân viên quản lý PX = đơn giá luơng quản lý X số lượng sản phẩm
Với cách tính này cho thấy công ty có hướng tới hiệu quả hoạt động quản lý, số lượng sản phẩm hoàn thành càng lớn thì tiền lương nhân viên quản lý càng cao.
Ví dụ: đối với phân xưởng may áo phông, mã giày 901284, tháng 12/200 sản xuất được 850 chiếc, đơn giá bình quân mỗi sản phẩm là 2.800đ/sp thì tiền lương quản lý của phân xưởng đối với mã giày này được tính như sau:
Tiền lương quản lý = 2.800 X 850 = 2.380.000 đ
Sau khi tính toán tiền lương công nhân sản xuất và quản lý phân xưởng kế toán tiến hành hạch toán chi phí sản ._.xuất:
Nợ TK 622: Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627: Tiền lương quản lý phân xưởng
Có TK 334: Tổng tiền lương khối phân xưởng
Đồng thời lấy số liệu vào “sổ đối chiếu và tổng hợp TK 334”, lên “Bảng tổng hợp tiền lương và BHXH”.
Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện như sau:
Phiếu lương sản phẩm
Bảng lương sản phẩm
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng xác nhận lương sản phẩm
Báo cáo giải trình lương sản phẩm
Bảng tổng hợp tiền lương theo mã quần- áo
Sổ đối chiếu và tổng hợp TK 334
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Nhập số liệu vào máy tính.
Sổ cái các TK 622, 627
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán chi phí
2.1.2.2.Tính lương đối với khối lao động quản lý, phục vụ và bán hàng
Đối với bộ phận lao động quản lý và phục vụ, công ty trả lương theo hình thức lương thời gian. Đây là hình thức trả lương dựa trên thời gian làm việc thực tế và đóng góp của người lao động đối với công ty.
Hàng ngày dựa vào thời gian làm việc thực tế của người lao động người được phụ trách thực hiện việc chấm công theo thời gian cho người đó vào “bảng chấm công” (Biểu 2.6). Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công, và tiền lương trên hợp đồng lao động của từng người kế toán tiến hành tính lương thời gian cho người đó.
Tiền lương thời gian theo hợp đồng lao động
Công tính lương thời của lao động khối quản lý và phục vụ cũng được tính tương tự như công thời gian của công nhân sản xuất. Theo quy định của công ty, thời gian làm việc một tháng là 26 ngày. Tiền lương thời gian một tháng của một lao động được tính như sau:
=
Lương ngày
26
Lương tháng
=
Lương ngày
XyXXy
Số ngày làm việc thực tế
Ví dụ: Lương thời gian của chị Đặng Phương Lan- Kế toán trưởng là
6.500.000/tháng. Tháng 3/2009, số công hưởng lương thời gian của chị Lan là 24, thì tiền lương của chị Lan được tính như sau:
Lương ngày của chị Lan = 6.500.000/26 =250.000 VNĐ
Lương thời gian của chị Lan = 250.000 X 24 = 6.000.000 VNĐ
Tiền lương của lao động thuộc khối phục vụ và quản lý được kế toán hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng. Tháng 12/2009 kế toán tính tổng số lương thời gian của nhân viên phục vụ và quản lý là 442.196.811 thì việc hạch toán như sau:
Nợ TK 642: 442.196.811
Có TK 334: 442.196.811
Công ty Cp thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
Phòng tài chính kế toán
BẢNG CHẪM CÔNG
Tháng 12/2009
STT
Họ và tên
Cấp bậc lương hay cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ việc, ngưng việc hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc, ngưng việc hưởng …% lương
Số công hưởng BHXH
1
2
3
4
5
25
26
27
28
29
30
31
1
Đặng Phương Lan
KTT
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
24
1
0
0
2
Phạm Thị Hiền
LTP
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
25
0
0
0
3
Nguyễn Thị Ngân
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
25
0
0
0
4
Trần Thị Gái
NV
+
CN
+
+
+
+
+
P
+
+
CN
+
0
23
1
0
0
5
Đỗ Hồng Hạnh
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
26
0
0
0
6
Ngô Ngọc Mai
KTP
P
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
24
1
0
0
7
Lê Minh Hằng
TQ
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
26
0
0
0
8
Hoàng Ngọc Hà
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
24
0
0
0
9
Nguyễn Thùy Dung
NV
+
CN
+
+
P
+
+
+
+
+
CN
+
0
26
1
0
0
10
Trịnh Thanh Hương
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
23
0
0
0
11
Phạm Thị Nga
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
Ô
Ô
CN
+
0
21
0
0
2
12
Vũ Thị Lan
NV
+
CN
+
+
+
+
+
+
+
+
CN
+
0
24
0
0
0
Cộng
291
4
0
2
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người chấm công
Người phụ trách bộ phận
Người duyệt
Ký hiệu chấm công
-Lương sản phẩm: SP
-Ốm, điều dưỡng: Ô
- Thai sản: TS
-Lương thời gian: +
-Nghỉ phép: P
- Con ốm: CO
Biểu:2.6.Bảng.chấm.công
Với bộ phận nhân viên bán hàng tính lương dựa trên hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu qua bán đứt và hệ thống đại lý, còn nhân viên bán hàng phần lớn tập trung tại các của hàng giới thiệu sản phẩm trực thuộc của công ty. Việc tính lương cho nhân viên bán hàng được thực hiện như sau: Mỗi nhân viên hàng tháng sẽ có mức lương cứng là 1.200.000 đ, và phần lương được hưởng theo số lượng sản phẩm tiêu thụ và tổng lương hưởng theo 0.2% doanh thu bán hàng của mỗi cửa hàng.
Ví dụ: Nguyễn Nhật Hồng nhân viên bán hàng cửa hàng 121 Chùa Bộc- trực thuộc công ty. Có mức lương cứng hàng tháng là 1.200.000đ, và doanh số cửa hàng trong tháng 12.2009 đạt là 600.000.000đ
Lương theo doanh thu của Nguyễn Nhật Hồng là: 6 00.000.000*0.2% =1.200.000đ
Vậy tổng thu nhập của Nguyễn Nhật Hồng là: 1.200.000+1.200.000 = 2.400.000đ
Lương của nhân viên bán hàng được hạch toán vào chi phí bán hàng : TK 641
Tháng 12/2009 kế toán tính tổng số lương thời gian của nhân viên bán hàng là 162.203.800đ thì việc hạch toán như sau:
Nợ TK 641: 162.203.800
Có TK 334: 162.203.800
2.1.3 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
- TK 334-Phải trả người lao động. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ, công nhân viên, lao động thời vụ về các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
TK 334
- Bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả CBCNV.
Dư có: Tiền công. Tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả CBCNV.
- Bên nợ: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, và các khoản khác đã ứng trước cho nhân viên.
- Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công
- Dư nợ: Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả CBCNV.
Thông thường tài khoản này có số dư bên có, thể hiện các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. TK 334 cũng có thể có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã thanh toán cho người lao động lớn hơn các khoản phải thanh toán, hay các khoản mà người lao động tạm ứng thừa chưa được thanh toán.
Thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 tài khoản này cũng được kế toán tiền lương của công ty chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai theo hai nội dung:
+ TK 3341: phải trả công nhân viên, phản ánh các khoản mà công ty phải trả cho cán bộ công nhân viên thuộc khối nhân viên văn phòng
+TK 3342: Phải trả công nhân viên, phản ánh các khoản mà công ty phải trả cho cán bộ công nhân viên thuộc khối nhân viên bán hàng và công nhân sản xuất trực tiếp.
Đồng thời tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng và chi tiết đến từng mã hàng quần áo.
* Phương pháp hạch toán:
TK 141,138,338,333
TK 334
TK 622
Các khoản khấu trừ vào lương
TK111,112
TK 155
TK 3331
Thanh toán Tl và các khoản khác
Thanh toán TL bằng sản phẩm
TK 627
TK 641,642
TK 3383
TL phải trả CNSX
Tiền lương phải trả NV PX
Tiền lương phải trả NVBH, QLDN
BHXH phải trả
Biểu 2.7.Phương pháp hạch toán
Sau khi tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và trừ đi các khoản giảm trừ, kế toán tính ra số tiền còn được nhận của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Việc thanh toán lương được chia làm ba kỳ, hai kỳ tạm ứng vào ngày 15 và 20 tháng đó và kỳ thanh toán vào ngày 05 tháng sau. Thủ tục tạm ứng được thực hiện như sau: Các phân xưởng sẽ thống kê số tiền cần tạm ứng rồi viết giấy tạm ứng (Theo mẫu dưới đây) gửi lên văn phòng công ty, phòng tài vụ. Sau khi kiểm tra bảng thanh toán tiền lương của tháng trước, văn phòng công ty duyệt chi tạm ứng và gửi lên phòng kế toán làm thủ tục thanh toán.
Công ty CP TM & DV Hoàng Dương
Phân xưởng may
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do- hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Giám đốc công ty
- Phòng tài chính- kế toán
Tên tôi là: Ngô Phương Lan
Bộ phận: Kinh doanh
Đề nghị tạm ứng số tiền: 18.500.000đ
Viết bằng chữ: mười tám triệu năm trăm nghìn đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương cho nhân viên bán hàng
Ngày 15 tháng 12 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Biểu 2.8. Giấy đề nghị tạm ứng
Căn cứ vào đề nghị tạm ứng đã có sự duyệt chi của lãnh đạo công ty. Kế toán tiến hành lập phiếu chi như sau:
PHIẾU CHI
Ngày 15 tháng 12 năm 2009
Họ và tên người nhận tiền: Ngô Phương Lan
Địa chỉ: Phòng kinh doanh
Nội dung: Chi tạm ứng lương tháng 12.2009 cho khối nhân viên bán hàng
Số tiền: 18.500.000
Bằng chữ: Mười tám triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn.
Kèm theo: 01 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người nhận tiền Thủ quỹ
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Biểu 2.9 Phiếu chi
Đến kỳ thanh toán sau khi tính toán số tiền còn được nhận trên “Bảng thanh toán tiền lương”, kế toán tiến hành lập phiếu chi và quyết toán tiền lương cho các bộ phận, lấy số liệu vào Sổ nhật ký chung và sổ cái các TK: 141, 334, 622, 627, 641,642, và các tài khoản có liên quan.
2.2 .KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG.
2.2.1.Chứng từ sử dụng
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:Là để xác nhận số ngày được nghỉ ốm đau, thai sản, TNLĐ, nghỉ trông con ốm... của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.
Sau khi được cơ quan y tế cho nghỉ, người được nghỉ báo cho cơ và nộp giấy cho người chuyên trách bảo hiểm xã hội của đơn vị.
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH: Danh sách này được xét duyệt và làm căn cứ thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động, lập báo cáo chi chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản với cơ quan BHXH cấp trên. Cơ sở để lập danh sách này là Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Danh sách này được lập thành 3 liên
- Bảng thanh toán tiền lương ( giống phần 2.1.1)
Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ( Mới áp dụng từ tháng 01.2009). Các khoản này hàng tháng được kế toán trích theo chế độ hiện hành: Các khoản trích theo lương góp phần trợ giúp người lao động tăng thêm thu nhập hoặc hỗ trợ khó khăn tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động.
- BHXH được trích 20% tổng số lương đăng ký đóng BHXH. Trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng, còn 5% do trừ vào tiền lương của người lao động.
- BHYT: hàng tháng công ty trích 3% tổng quỹ lương, trong đó 2% được tính vào chi phí, còn 1% được giảm trừ từ tiền lương của người lao động.
- KPCĐ trích 2% trên tổng số lương phải trả và toàn bộ số tiền này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- BHTN: BHTN là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong thị trường lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của BHTN là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công của người lao động.Trong đó
Người lao động chịu 1%
Người sử dụng lao động chịu 1%
Ngân sách nhà nước chịu 1%
Hiện tại công ty Cổ phần thương mại và Dịch Vụ Hoàng Dương trong năm 2009 vẫn chưa tiến hành trích lập và hạch toán BHTN.
Tất cả các công việc này được thực hiện đồng thời với việc tính lương cho các bộ phận khác nhau trong công ty. Sau khi cộng tiền lương, các khoản phụ cấp, và trừ đi các khoản giảm trừ, kế toán tính ra tiền lương thực lĩnh của cho từng lao động và thể hiện kết quả trên “bảng thanh toán tiền lương” tập hợp theo từng bộ phận( Biểu 2.9). Sau đó tập hợp vào “sổ đối chiếu và tổng hợp TK 334” rồi lập “bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu 2.10) trong tháng cho toàn công ty, chi tiết cho từng phân xưởng. Đồng thời chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi và tập hợp trên “Bảng tổng hợp tiền lương theo mã sản phẩm”
Phần BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào lương của người lao động là một khoản giảm trừ khi tính lương.
Phần này được hạch toán như sau:
Nợ TK 334: 41.376.113 (6%)
Nợ TK 622: 74.896.005 (19%)
Nợ TK 627: 5.056.826
Nợ TK 641: 16.454.133
Nợ TK 642: 34.617.394
Có TK 3382: 13.792.037 (2%)
Có TK 3383: 137.920.377 (20%)
Có TK 3384: 20.688.056 (3%)
Sau đó lấy số liệu vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán
2.2.2 Tài khoản sử dụng
TK: 338- Phải trả, phải nộp khác.
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: - Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- Bảo hiểm thất nghiệp
Số BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan nhà nước
Bên có: - Trích BHXH, BHYT, BHTN, vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù
- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXh thanh toán
Số dư bên có: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan nhà nước và KPCĐ để lại cho cơ quan chưa sử dụng hết.
2.2.3. QUY TRÌNH KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị giảm đi hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng tiền vào quỹ BHXH.
Để tính BHXH phải trả công nhân viên thì phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận số ngày nằm viện của bệnh viện, trong trường hợp thai sản phải có cả giấy khai sinh của con.
Đối với từng phòng ban, phân xưởng, người chịu trách nhiệm chấm công sẽ thu thập phiếu nghỉ ốm, xác nhận số ngày nghỉ việc của tất cả các nhân viên mà mình phụ trách và chuyển lên phòng tổ chức.
Phòng tổ chức thực hiện việc theo dõi lao động, làm sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động, đồng thời theo dõi số tiền đóng BHXH hàng tháng của từng người từ đó dựa vào lý do, số ngày nghỉ được hưởng BHXH để phân loại và mức hưởng BHXH theo luật BHXH và thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH, sau đó lập danh sách lao động hưởng BHXH chuyển cho cơ quan BHXH thụ lý hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày cơ quan BTXH sẽ xem xét duyệt chi BHXH và chuyển tiền về cho phòng kế toán của công ty.
Phòng kế toán dựa trên “Thông báo quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản” và “danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản được duyệt” của cơ quan BHXH sẽ tiến hành thanh toán tiền BHXH cho người có chế độ.
Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm đau theo chế độ hiện hành. BHXH được tính 20% trên tổng quỹ lương trong đó 15% tính vào chi phí công ty và 5% do người lao động đóng góp trừ vào lương và công ty sẽ nộp 20% cho cơ quan BH
Ví dụ: Chị Phạm Thị Nga, nhân viên phòng kế toán trong tháng 12/2009 có 2 ngày nghỉ ốm là ngày 28 và 29/12 (Biểu 2.6) có xác nhận của bệnh viện Việt Đức, mức lương đóng BHXH của chị hàng tháng là 2.300.000VNĐ và đã đóng được 3 năm liên tục. Theo luật BHXH thì tỷ lệ hưởng BHXH của chị Nga là 75%.
Vậy số tiền được hưởng BHXH của chị Nga được tính như sau:
Số tiền BHXH được hưởng = 2.300.000/26 ngày x 75% x 2 ngày
= 132.692 VNĐ
Ví dụ 2: Cũng theo luật BHXH chi Đỗ Phương Tú có thời gian nghỉ sinh con là ba 4 tháng, và mức lương đóng BHXH của chị là 980.000đ thì mức hưởng BHXH của chị được duyệt như biểu
Số tiền BHXH được cơ quan BHXH quyết toán chi được kế toán hạch toán như sau:
- Khi nhận thông báo từ cơ quan BHXH:
Nợ TK 3383: 9.481.290 VNĐ
Có TK 334: 9.481.290 VNĐ
- Khi thanh toán cho công nhân viên:
Nợ TK 3343: 9.481.290 VNĐ
Có TK 111: 9.481.290 VNĐ
Sau đó Ghi vào Nhật ký chung và lên sổ cái các tài khoản 334, 338.
Biểu 2.10
Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
Bộ phận: Phân xưởng may
ĐVT
Đồng
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 12/2009
TT
Họ và tên
Bậc lương
Lương sản phẩm
Lương thời gian ngừng việc, nghỉ việc hưởng 100% lương
Nghỉ việc, ngưng việc hưởng lương phép
Nghỉ việc, ngưng việc hưởng 100% lương VSPN
Phụ cấp thuộc quỹ lương
Phụ cấp khác
Tổng số
Các khoản giảm trừ
Kỳ III được lĩnh
Số SP
Số tiền
SC
Số tiền
SC
Số tiền
SC
Số tiền
SC
Số tiền
Tạm ứng kỳ I
Tạm ứng kỳ II
5% BHXH
1% BHYT
1
Trần Thị Lam
4
150
1.275.000
2h
7,200
205,400
125,000
1,541,200
400,000
200,000
66,790
13,358
861,052
2
Nguyễn Thu Hà
2
140
1.190.000
2h
5,900
216,300
95,000
1,334,800
500,000
300,000
55,925
11,185
467,690
3
Tạ Thu Cúc
3
142
1.207.000
1
26,100
2
52,200
2h
6,500
198,500
125,000
1,330,500
400,000
200,000
56,600
11,320
662,580
4
Phạm Thị Hồng
4
132
1.122.000
1
28,600
2h
7,200
216,400
95,000
1,444,600
300,000
500,000
61,410
12,282
570,908
5
Vũ Thị Nhung
3
151
1.283.500
2h
6,500
100,300
95,000
1,294,100
500,000
59,690
11,938
722,472
6
Nguyễn Thị An
2
156
1.326.000
2h
5,900
203,700
95,000
1,385,800
200,000
500,000
59,105
11,821
614,874
7
Trịnh Thị Bé
4
124
1.054.000
2
57,800
1
28,600
2h
7,200
216,400
125,000
1,390,800
700,000
58,720
11,744
620,336
8
Đỗ Thị Hương
3
162
1.377.000
2h
6,500
173,000
95,000
1,300,600
600,000
200,000
56,380
11,276
432,944
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
84.020
214,800,631
12,800,631
7,125,860
6,512,553
32,321,100
15,843,000
273,560,775
53,400,000
28,900,000
6,972,130
2,140,109
182,148,536
Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2010
Người lập
Người giám sát
Kế toán trưởng
Giám đốc
Công ty Cp thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 12/2009
Đơn vị tính: Đồng
Có TK
TK 334
TK 338
Cộng
Đối tượng sử dụng
Lương
Khoản khác
Cộng có 334
TK 3382
TK 3383
TK 3384
Cộng có TK 338
TK 622
394,189,500
78,837,900
473,027,400
9,460,548
70,954,110
9,460,548
89,875,206
562,902,606
Phân xưởng cắt 1
77,851,420
15,570,284
93,421,704
1,868,434
14,013,256
1,868,434
17,750,124
111,171,828
Phân xưởng cắt 2
40,600,845
8,120,169
48,721,014
974,420
7,308,152
974,420
9,256,993
57,978,007
Phân xưởng Là
62,580,249
12,516,050
75,096,299
1,501,926
11,264,445
1,501,926
14,268,297
89,364,596
PX may áo phông
68,631,400
13,726,280
82,357,680
1,647,154
12,353,652
1,647,154
15,647,959
98,005,639
PX dệt
64,800,631
12,960,126
77,760,757
1,555,215
11,664,114
1,555,215
14,774,544
92,535,301
PX dán mác tem giá
31,312,400
6,262,480
37,574,880
751,498
5,636,232
751,498
7,139,227
44,714,107
PX đóng gói hoàn thiện
36,812,403
7,362,481
44,174,884
883,498
6,626,233
883,498
8,393,228
52,568,111
PX vận chuyển
11,600,152
2,320,030
13,920,182
278,404
2,088,027
278,404
2,644,835
16,565,017
TK 627
26,614,875
5,322,975
31,937,850
638,757
4,790,678
638,757
6,068,192
38,006,042
TK 641
86,600,700
17,320,140
103,920,840
2,078,417
15,588,126
2,078,417
19,744,960
123,665,800
TK 642
182,196,811
36,439,362
218,636,173
4,372,723
32,795,426
4,372,723
41,540,873
260,177,046
Cộng
689,601,886
137,920,377
827,522,263
16,550,445
124,128,339
16,550,445
157,229,230
984,751,493
Người lập
Kiểm soát
Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.12
Công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THEO MÃ ÁO
Tháng 12/2009
(Trích)
Đơn vị tính: Đồng
Tên mã Sp
PX cắt 1
PX cắt 2
PX dệt
PX may hoàn thiện
PX là
PX dán mác. Tem giá
PX may áo phông
PX vận chuyển
Cộng
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
901284
5,642,784
7,526,896
6,423,173
6,168,524
7,456,820
1,025,860
34,244,057
901285
7,124,523
4,958,600
6,258,178
5,312,542
9,012,023
940,860
33,606,726
901286
4,512,890
3,985,253
6,423,520
7,693,125
8,750,700
1,254,506
32,619,994
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
901287
7,631,852
6,428,591
7,612,035
9,632,473
9,453,625
1,423,566
42,182,142
901288
6,251,693
7,145,750
7,533,452
8,746,823
9,854,137
1,335,610
40,867,465
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
93,421,704
48,721,014
77,760,757
44,174,884
75,096,299
37,574,880
82,357,680
60,854,512
2,940,578,282
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập
Kiểm soát
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.13
Tên cơ quan (đơn vị): Công ty Cp thương mại và dịch vụ Hoàng Dương
Mã đơn vị : 10944
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Tháng 12 năm 2009
Số hiệu tài khoản: 002.10.1445786 mở tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
Tổng số lao động……………………..Trong đó Nữ:………………………….
Tổng số quỹ lương trong tháng ………………………………………………..
Số
STT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Tiền lương tính hưởng BHXH
Thời gian đóng BHXH
Số đơn vị đề nghị
Số tiền
Ghi chú
Số ngày nghỉ
Trong kỳ
Luỹ kế đầu năm
A
B
C
1
2
3
4
5
D
1.Khám thai
2. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
3.Sinh con, nuôi con nuôi
1
Đỗ Phương Tú
0107086528
980,000
Mar-06
30
120
6,692,000
4.Thực hiện biện pháp tránh thai
Tổng cộng
980,000
120
120
6,692,000
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập
Trưởng phòng Tổ chức
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Biểu 2.14
Mẫu số: C67b_HD
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thành phố Hà Nội
Quận Đống Đa
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐƯỢC DUYỆT
Tháng 12 năm 2009
Số hiệu tài khoản: 002.10.1445786 Tại: Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
Tổng số lao động……………………..Trong đó Nữ:………………………….
Tổng số quỹ lương trong quý ………………………………………………..
I. Tổng số được duyệt đúng chế độ theo danh sách đơn vị đề nghị
STT
Loại chế độ
Số lượt người
Số ngày
Số tiền
Ghi chú
A
B
1
2
3
D
1
Khám thai
2
Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
Sinh con, nuôi con nuôi
1
120
6.692.000đ
Thực hiện biện pháp tránh thai
Tổng cộng
1
120
6.692,000
I. Tổng số được duyệt đúng chế độ thai sản được điều chỉnh gồm … người
STT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Số đơn vị đề nghị
Số tiền
Lý do điều chỉnh
Số ngày nghỉ
Trong kỳ
Luỹ kế đầu năm
A
B
C
3
4
5
D
1.Khám thai
2. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
3.Sinh con, nuôi con nuôi
4.Thực hiện biện pháp tránh thai
Tổng cộng
I. Tổng số được duyệt trong kỳ
Tổng số ngày nghỉ
120
Tổng số lượt người
1
Tổng số tiền
6,692,000
Tổng số tiền bằng chữ
Sáu triệu, sáu trăm chin mươi hai nghìn đồng chẵn./.
I. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản không được duyệt gồm … người
STT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Lý do không được duyệt
A
B
C
D
1.Khám thai
2. Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
3.Sinh con, nuôi con nuôi
4.Thực hiện biện pháp tránh thai
Tổng cộng
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2010
CB quản lý
Kế toán
Kế toán trưởng
Giám đốc BHXH
Biểu 2.15
Mẫu số: C71-HD
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thành phố Hà Nội
Quận Thanh Xuân
THÔNG BÁO QUYẾT TOÁN CHI CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN
Tháng 12 năm 2009
Số:………
Tên cơ quan: Công ty Cổ phần thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương
mã 10944
Địa chỉ: 121 Chùa Bộc, P.Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Số hiệu tài khoản: 002.10.1445786 mở tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội
Tổng số lao động……………………..Trong đó Nữ:………………………….
SST
Chỉ tiêu
Phát sinh trong tháng
Luỹ kế từ đầunăm
1
Tổng quỹ lương đóng BHXH trong tháng
3.149.601.886
2
Tổng số tiền BHXH phải đóng
629.920.373
2
Kinh phí BHXH được giữ lại ở đơn vị
4
Tổng số đã chi quyết toán chi trong kỳ
9.481.290
4.1
Chi ốm đau
6.089290
4.2
Chi thai sản
6.692.000
4.3
Chi dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau
4.4
Chi dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
4.5
Chi dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN
5
Chênh lệch kinh phí BHXH giữ lại đơn vị và số quyết toán
5.1
Thừa còn phải nộp cơ quan BHXH
5.2
Thiếu còn được cơ quan BHXH cấp trả
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2010
Giám đốc BHXH Thanh Xuân
ô Sổ chi tiết và sổ tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương.
Ä Sổ chi tiết
Tài khoản: 334: Phải trả CBCNV
Đối tượng: Phân xưởng may
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số Dư
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
PC
31/12
Thanh toán tiền lương NV phân xưởng cắt 1 T12
111
93.421.704
31/12
PC
31/12
Thanh toán tiền lương NVphân xưởng cắt 2 T12
111
48.721.014
31/12
PC
31/12
Thanh toán tiền lương NVphân xưởng là T12
111
75.096.299
……………………………………
…..
….
…..
31/12
PK
31/12
Hạch toán lương tháng 12.2009 của CNTTSX
622
394,189,500
…………………………………
…..
………
Cộng phát sinh
689.601.886
689.601.886
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Ngày… tháng… năm 2009
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu 2.16. Sổ chi tiết tiền lương
Ä Sổ chi tiết
Tài khoản: 3383: Phải trả, phải nộp khác
Đối tượng: Phân xưởng may
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số Dư
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
28/12
PC
28/12
Chi tiền chuyển nộp BHXH tháng 12.2009
111
124.128.339
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương NV văn phòng bằng phí BH phải nộp tháng 12.2010
334
32.795.426
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương NV bán hang bằng phí BH phải nộp tháng 12.2010
334
15.588.126
…………………………………
…..
………….
………
Cộng phát sinh
124.128.339
124.128.339
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Ngày… tháng… năm 2009
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu 2.17. Sổ chi tiết BHXH
Ä Sổ chi tiết
Tài khoản: 3382: Phải trả, phải nộp khác
Đối tượng: Phân xưởng may
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số Dư
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
28/12
PC
28/12
Chi tiền chuyển nộp BHYT tháng 12.2009
111
16.550.445
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương NV văn phòng bằng phí BH phải nộp tháng 12.2010
334
4.372.723
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương NV bán hang bằng phí BH phải nộp tháng 12.2010
334
2.078.417
……………………………………………………………………..
……
………….
………………………………………………………………………..
…….
…………
…………………………………
…..
………….
………
Cộng phát sinh
16.550.445
16.550.445
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Ngày… tháng… năm 2009
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu 2.18. Sổ chi tiết BHYT
Tập hợp chứng từ ghi vào sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký chung
Năm: 2009
ĐVT: Đồng
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
Sổ cái
Số hiệu
Tk
Số phát
Sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Số phát sinh tháng 12.2009
15/12
PC
15/12
Chi tạm ứng lương cho Ngô Phương Lan- phòng
Kinh doanh
141
1111
18.500.000
18.500.000
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương NVBH T12 bằng hoàn ứng của Ngô Phương Lan
334
1411
18.500.000
18.500.000
31/12
PC
31/12
Thanh toán lương nhân viên văn phòng tháng
12.2009
334
1111
182.196.811
182.196.811
……
….
…..
………………………..
…….
………
………
……..
…..
….
….
………………………..
……..
……….
………
……..
Cộng số phát sinh
1.562.902.606
1.562.902.606
Ngày… tháng … năm2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc công ty
( Ký, họ tên)
Biểu: 2.19. Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Năm 2009
Tên tài khoản : Phải trả CBCNV Số hiệu: 334
ĐVT: Đồng
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK đối ứng
Số phát
Sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ tháng 12.2009
Số phát sinh tháng 12.2009
15/12
PC
15/12
Hoàn ứng lương cho nhân viên bán hang tháng 12.2009
1
141
18.500.000
18.500.000
31/12
PK
31/12
Hạch toán giảm trừ lương VNVP bằng bảo hiểm xã hội trích nộp tháng 12.2009
1
3383
10.931.808
10.931.808
31/12
PK
31/12
Hạch toán cp tiền lương nhân viên văn phòng T12
1
642
218.636.173
218.636.173
….
………………..
….
…..
….
….
Cộng số phát sinh
473.027.400
473.027.400
Số dư cuối tháng 12.2009
Ngày… tháng … năm2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc công ty
( Ký, họ tên)
Biểu 2.20. Sổ cái TK 334
Sổ cái
Năm 2009
Tên tài khoản : Phải trả, phải nộp khác Số hiệu: 338
ĐVT: Đồng
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK đối ứng
Số phát
Sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ tháng 12.2009
Số phát sinh tháng 12.2009
31/12
PK
31/12
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 12.2009
Tính vào CPBH
Tính vào CPQLDN
Trừ vào lương
1
641
642
334
19.744.960
41.540.873
17.724.743
…..
……………………………………………….
……
…………
…………
….
31/12
PK
31/12
Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ cho cơ quan nhà nước
1
112
157.229.230
….
………………..
….
…..
….
….
Cộng số phát sinh
157.229.230
157.229.230
Số dư cuối tháng 12.2009
Ngày… tháng … năm2009
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc công ty
( Ký, họ tên)
Biểu2.21. Sổ cái Tk 338
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG CỔ PHẨN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG DƯƠNG
3.1.Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương.
Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển, công ty Cổ Phần thương mại và dịch vụ Hoàng Dương dần dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành may mặc thời trang Việt Nam, đồng thời Canifa đã trở thành một thương hiệu thời trang được người tiêu dùng tin tưởng. Khởi đầu với muôn vàn khó khăn, công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên và phát triển. Cả cán bộ và công nhân viên trong công ty đã luôn luôn cố gắng, tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với mẫu mã đa dạng, giá thành phù hợp và ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Hiện nay, hiệu quả đầu tư và mở rộng sản xuất quần áo dòng len sợi tiếp tục được duy trì và phát huy, uy tín thời trang Canifa ngày càng được củng cố, thu hút được nhiều khách hàng nội địa và hướng tới xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm cho nhiều công nhân, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành thời trang và sự phát triển kinh tế đất nư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26400.doc