Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Dệt 10/10

Lời Mở ĐầU Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có lao động và lao động có vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, chế độ tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Chi –phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý lao động công tác kế toán tiền lương và các

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Dệt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản trích theo tiền lương chính xác, kịp thời để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa tạo điều kiện tăng năng suất lao động tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 và các đơn vị trong nền kinh tế nói chung còn nhiều tồn tại. Chế độ kế toán và chế độ tài chính về tiền lương và các khoản trích theo lương chưa thật phù hợp. Từ các lý do đã trình bày trên, em chọn đề tài : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10”. Đề tài gồm những nội dung chính sau: Chương I: Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10. Chương III: Nhận xét và kiến nghị công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương. CHƯƠNG I CáC VấN Đề CHUNG Về TIềN LƯƠNG Và CáC KHOảN TRíCH THEO TIềN LƯƠNG. 1.1.Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khái niệm về lao động: Lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của người nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản ( lao động, đội tượng lao động và tư liệu lao động ) trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. 1.2.Phân loaị lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợi trong quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là sắp sếp lao động vào các nhóm khác nhau theo các đặc trưng nhất định. Lao động được chia theo những tiêu thức sau : *Phân loại lao động theo thời gian lao động : toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia theo các loại sau: -Lao động thường xuyên trong danh sách: Lao động thường xuyên trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và các công nhân viên thuộc các hoạt động khác ( gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn ). -Lao động tạm thời mang tính thời vụ : Là lực lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập… *Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: -Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau : + Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp được chia thành : lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác. +Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại sau: Lao động có tay nghề cao: Bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. Lao động có tay nghề trung bình: Bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa được đào tạo qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian lao động thực tế tương đối dài, được trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. Lao động phổ thông : Lao động không phải qua đào tạo nhưng vẫn làm được. Lao động gián tiếp sản xuất : Là bộ phận lao động tham gia 1 cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lào động gián tiếp gồm: những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp . Lao động gián tiếp được phân loại như sau : + Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn lao động này được phân chia thành : nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tếm nhân viên quản lý hành chính. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như sau: - Chuyên môn chính : là những người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp phức tạp - Chuyên viên : là những người lao động đã tốt nghiệp đại học trên đại học ,có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao . - Cán sự : là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác chưa nhiều . Nhân viên : là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp có thể đã qua đào tạo tại các lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh : Lao động thực hịên chức năng sản xuất, chế biến : bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dich vụ như công nhân trực tiếp sản xuất , nhân viên phân xưởng… - Lao động thực hiện chức năng bán hàng : là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường… Lao động thực hiện chức năng quản lý : là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính… 1.3.ý tưởng tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động. Chi phí lương là 1 bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dich vụ… do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cho người lao động . 1.4.Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương. Khái niệm tiền lương: Tiền lương (tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải cho người lao động tương đối phải trả cho người lao động tương đối với thời gian lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động của người lao động. Khái niệm quỹ tiền lương: quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Nội dung quỹ tiền lương : quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm : Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế ( tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm ). Các khoản phụ cấp thường xuyên ( các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như : phụ học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp ông tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng… Tiền lương trả cho công nhân viên trong ghời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép… Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán: để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ: + Tiền lương chính: là khoản tiền lương rả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp( phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ)… + Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như : thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp , học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhan khách quan … được hưởng lương theo chế độ. 1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT của nhà nước quy định. 1.5.1.Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương. Tiền lương phải trả CNV = Lương thời gian ( hoặc lương SP ) + Lương thời gian ( hoặc lương SP ) + Tiền Lương phụ Tiền lương chính = lương thời gian (hoặc lương SP) + phụ cấp. Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc) =hệ số x mức lương tối thiểu (TL tháng) hoặc = Đơn giá x định mức số lượng SP sản xuất ra tối thiểu ( TL sản phẩm ) Cách tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt: Trường hợp công nhân làm thêm giờ: +Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm thì căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương quy định để tính lương cho thời gian làm thêm giờ. + Người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải trả thời gian làm thêm giờ bằng 150%-300% lương cấp bậc Trong trường hợp công nhân làm thêm giờ vào ban đêm như sau : Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làm việc vào ban đêm thì doanh nghiệp phải trả lương làm việc vào ban đêm theo cách tính sau : Tiền lương làm việc ban đờm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đờm Trong đó : mức 130% gồm tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban ngày và 30% tiền lương thực trả làm việc ban đêm. Thời gian làm việc vào ban đêm được xác định từ 22h ngày hôm trước đến 6 h ngày hôm sau đối với các tỉnh thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc, từ 21h ngày hôm trước đến 5 h ngày hôm sau đối với các tỉnh thành phố từ Đà Nẵng trở vào Nam. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm : Đơn giỏ tiền lương của SP làm vào ban đờm = Đơn giỏ tiền lương của SP làm Trong giờ tiờu chuẩn voà ban ngày x 130% + Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau : Đối với lao động trả lương theo thời gian : Tiền lương Làm thờm giờ Vào ban đờm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm việc vào ban đờm Đối với lao động trả lương theo SP: Đơn giỏ tiền lương của SP làm thờm giờ vào ban đờm = Đơn giỏ tiền lương của SP làm vào ban đờm x 150% hoặc 200% hoặc 300% Mức trả lương làm thêm giờ bằng 150%, 200% , 300% làm việc vào ban đêm bằng 130% như quy định trên là mức bắt buộc doanh nghiệp phải trả khi làm thêm giờ làm việc vào ban đêm, còn mức cao hơn thì người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận. Trường hợp điều động công nhân từ công việc này sang công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tiền lương được tính như sau : + Công nhân viên không có tính ổn định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao, hưởng theo lương sản phẩm và khoản chênh lệch 1 bậc lương so với cấp bậc kỹ thuật được giao. + Công nhân làm việc có tính chất ổn định giao việc gì hưởng lương việc ấy. Trường hợp công nhân sản xuất ra sản phẩm hỏng do nguyên nhân khách quan thì được trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm. Trường hợp làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ quy định do chủ quan người lao động thì không được trả lương, phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Trường hợp làm ra sản phẩm có chất lượng thứ phẩm thì sản phẩm có phẩm cấp nào được trả lương theo đơn giá phẩm cấp đó. Trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất, bố trí cho công nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Người doanh nghiệp không bố trí được vông việc thì công nhân nghỉ hưởng lương tối thiểu bằng 70% tiền lương cấp bậc hoặc theo khả năng chi trả của doanh nghiệp. Người bố trí công việc khác mà người lao động không làm thì doanh nghiệp không chi trả lương. Ngoài tiền lương, công nhân có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp . Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét thành tích lao động để tính. Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động… phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.5.2. chế độ nhà nước quy định về các khoản tính trích theo tiền lương. Quỹ bảo hiển xã hội ( BHXH) Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương ( gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên… của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng ) phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Nội dung chi quỹ BHXH bao gồm: Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau , sinh đẻ, mất sức lao động… Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức. Trợ cấp tử tuất. Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan BHXH quản lý. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau, thai sản … trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH( phiều nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan ) . Cuối tháng ( quý ) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại doanh nghiệp. Quỹ bảo hiển y tế ( BHYT) Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phả trả cho công nhân viên. Theo chết độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động góp 1% thu nhập , doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cư quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ). CPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ . Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó 1% trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở. 1.6.Các hình thức tiền lương. 1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động : là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương: nội dung tùy theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách sau : Tiền lương thời gian giản đơn : là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức tính: Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế x Đơn giỏ tiền lương thời gian ( hay mức lương thời gian ) + Tiền lương tháng : là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định, gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…( nếu có ). Tiền lương tháng chủ yếu áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Tiền lưong tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc tức là căn cứ theo trình độ người lao động, nội dung công việc và thời gian công tác,được tính theo công thức( Mi x Hi) Mi= Mn x Hi + PC. Trong đó: Hi là hệ số cấp bậc lương bậc i Mn là mức lương tối thiểu Phụ cấp lương( PC) là khoản phải trả cho người lao động chưa được tính vào lương chính. Tiền lương phụ cấp gồm 2 loại: Loại 1 : tiền lương phụ cấp = Mn x hệ số phụ cấp . Loại 2: tiền lương phụ cấp = Mn x Hi x hệ số phụ cấp . + Tiền lương tuần : là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương thỏng x 12 thỏng 52 tuần +Tiền lương ngày :là tiền trả cho 1 ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho cán bộ công nhân viên , trả lương cho cán bộ công nhân viên những ngày hội họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương hàng ngày = Tiền lương thỏng Số giờ làm việc theo chế độ quy định mỗi thỏng +Tiền lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Tiền lương giờ = Tiền lương ngày Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ 8h +Tiền lương công nhật: Tiền lương tính theo ngày làm việc và mức tiền lương ngày trả cho người lao động tạm thời chưa xếp vào thang bậc lương. Mức tiền lương công nhật do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau Hình thức tiền lương công nhật áp dụng với lao động tạm thời tuyển dụng . Hình thức tiền lương thời gian có thưởng : là kết hợp hình thức tiền lương thời gian giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Tiền lương thời Gian cú thưởng = Tiền lương thời gian đơn giản + Tiền thưởng cú Tớnh chất lương Ưu nhược điểm của hình thức tiền lưong thời gian: Ưu điểm : đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán đoen giản , có thể lập bảng tính sẵn. Nhựơc điểm: hình thức tiền lương thời gian chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động , chưa gắn tiền lưong với chất lượng lao động vì vậy doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm làm cho người lao động tự giác làm việc với kỷ luật lao động và năng suất , hiệu suất lao động cao. 1.6.2.Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm: là tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm : Hình thức tiền lưong sản phẩm trực tiếp: là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách , phẩm chất và đơn giá tiền lưong sản phẩm. Tiền lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm SPHT x đơn gía tiền lương SP Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhân chính thức trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỉ lệ hoàn thành không hạn chế. Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với các công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị , vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm… Tiền lương SP giỏn tiếp = Đơn giỏ tiền lương giỏn tiếp x Số lượng SP hoàn thành của cụng nhõn sản xuất chớnh Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng: thực chất là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất ( thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…) Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tiến: là hình thức tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền thưởng tính theo tỉ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động đã quy định. Lương sản phẩm luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng khối lượng lao động, nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. Tiền lương SP luỹ tiền = Đơn giỏ Lương SP x Số lượng SP đó HT + Đơn giỏ lương SP x Số lượng SP vượt kế hoạch x Tỉ lệ tiền lương luỹ tiến Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm… Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân không thể phân tách cho từng cá nhân ngay từ đầu. Trường hợp tiền lương sản phẩm là kết quả lao động của tập thể công nhân, kế toán chia lương cho từng công nhân theo 1 trong các phương pháp sau: + Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kỹ thuật của công việc. + Phương pháp chia lương theo thời gian làm việc thực tế và trình độ cấp bậc kỹ thuật của công việc kết hợp với bình công chấm điểm. + Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm. 1.7. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính trích theo tiền lương. Để phục vụ điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng và huy động tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu và lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận của các đơn vị sử dụng lao động. Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động , quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động và tiền lương. 1.8. Nội dung và phương pháp tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mức trớch trước 1 thỏng = Tổng số tiền lương chớnh thưc tế phải trả CN sản xuất trong thỏng x Tỷ lệ trớch trước ( % ) Tỷ lệ trớch trước = Tổng số tiền lương nghỉ phộp trong KH của CNSX trong năm Tổng số tiền lương chớnh KH của CNSX trong năm x 100 Hoặc có thể tính theo công thức: Mức trớch trước 1 thỏng = Tổng số tiền lương nghỉ phộp trong kế hoạch của CNSX trong năm hỏng 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 3 loại tài khoản chủ yếu sau: TK 334- phải trả công nhân viên. TK 335- chi phí phải trả. TK 338- phải trả, phải nộp khác. Tài khoản 334- Phải trả công nhân viên. Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiên thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác phụ thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu: TK 334- Phải trả công nhân viên. Các khoản tiền lương ( tiền công ) , tiền thưởng BHXH và các khoản khác đã trả , đã chi , đã ứng trước cho công nhân viên Các khoản khấu trừ vào tiền lương ( tiền công ) của công nhân viên Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng , BHXH và các khoản khác phải trả , phải chi cho công nhân viên . Số dư ( nếu có) : Số tiền đó trả lớn hơn số phải trả cho CNV Số dư : các khoản tiền lương ( tiền công) ,tiền thưởng và các khoản khác phải chi cho CNV Cá biệt có trường hợp TK 334- Phải trả CNV có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã trả trừa cho công nhân viên. Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác. TK 338- Phải trả phải nộp khác được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khỏan phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khác ( từ TK 331- đến TK 336). TK 338- phải trả nộp khác có các tài khoản cấp 2 sau: TK 3381- tài sản thừa chờ giải quyết. TK 3382- kinh phí công đoàn. TK 3383- bảo hiểm xã hội. TK 3384- bảo hiểm y tế. TK 3387- doanh thu chưa thực hiện. TK 3388- phải trả phải nộp khác. Tài khoản 335- chi phí phải trả. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động, sản xuất kinh doanh trong kỳ thực tế chưa phát sinh ma sẽ phát sinh trong kỳ hoặc trong nhiều kỳ khác. Nội dung kết cấu của TK 335 : Các khoản chi phí thực tế phát sinh đó tính vào chi phí phải trả Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào thu nhập khác Chi phí phải trả dự tính trích nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh Số dư : chi phí phải trả đó tính vào chi phí hoạt động SXKD CHƯƠNG II THựC Tế CÔNG TáC Kế TOáN TIềN LƯƠNG Và CáC KHỏaN TRíCH THEO LƯƠNG TạI CÔNG TY Cổ PHầN DệT 10-10 1 Tổng quan về công ty cổ phần dệt 10-10. Tên doanh nghiệp : công ty cổ phần dệt 10-10. Tên giao dịch quốc tế: 10-10 Textile Joint Company. Đựơc thành lập theo quyết định 262/CN ngày 25-12-1973 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ: dệt may, xuất khẩu vải Tuyn. Trụ sở công ty: 235 Minh Khai- Vĩnh Tuy- Hà Nội. Số tài khoản: 0.021.000.000.606 NH Ngoại Thương Hà Nội. Mã số thuế: 01001005901. Số điện thoại: 04.8624097, 04.8621922, 04.8621923. 2.1.Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dệt 10-10. a.Giai đoạn 1: Đầu năm 1973 đến hết tháng 6 năm 1975. Đầu năm 1973, sở Công nghiệp Hà Nội cử một nhóm cán bộ, công nhân viên gồm 14 người thành lập ban nghiên cứu dệt kokett sản xuất thử vải valyde, vải tuyn trên cơ sở dây truyền máy móccủa Cộng hòa dân chủ Đức. Sau 1 thời gian chế thử, ngày 1-9-1974, nhóm nghiên cứu đã chế thử thành công vải valyde bằng sợi víco và cho xuất xưởng. Cuối năm 1974, sở Công nghiệp Hà Nội đề nghị ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, ky thuật công nghệ và kèm theo quyết định số 2580/QĐ-UB lấy ngày giải phóng thủ đô 10-10-1974 đặt tên xí nghiệp là “ Xí nghiệp dệt 10-10”. Ban đầu xí nghiệp có tổng diên tích là 580 m2 với 2 địa điểm là số 6 Ngô Văn Sở và Trần Quý Cáp . b.Giai đoạn 2: Từ tháng 7 năm 1975 đến năm 1982. Đây là giai đoạn xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước. Tháng 7-1975, xí nghiệp chính thức nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao với toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu do nhà nước cấp và xí nghiệp luôn phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Đầu năm 1976, vải tuyn được đưa và sản xúât đại trà đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển của xí nghiệp. Mặt hàng vải tuyn ngày càng phù hợp với nhu cầu của xã hội do vậy vải tuyn được chọn làm sản phẩm chủ yếu và lâu dài của xí nghiệp. c. Giai đoạn 3: Từ năm 1983 đến 1-2000. Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động lớn. Trước tình hình như vậy, hoạt động của xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với quy chế mới, xí nghiệp phải tự tìm nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ để phát triển. Bằng vốn đi vay ( chủ yếu là vốn đi vay của nhà nước ), xí nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc cũ kỹ, lạc hậu, mở rộng mặt hàng sản suất. Công ty cũng được cấp thêm 10.000 m2 đặt ở 253 Minh Khai để đặt các phân xưởng sản xuất chính gồm phân xưởng dệt, phân xưởng vắt sấy, cơ điện, bộ phận bảo dưỡng, kho nguyên vật liệu còn khu vực số 6 Ngô Văn Sở làm nơi đặt trụ sở chính với các phân xưởng cắt may và kho thành phẩm. Tháng 10-1992, xí nghiệp dệt 10-10 được Công Nghiệp Hà Nội đồng ý đổi thành “công ty dệt 10-10 “ với số vốn 4.210.560.000 VNĐ trong đó vốn ngân sách là 2.775.540.000 VNĐ, vốn bổ xung là 1.329.180.000 VNĐ. Từ ngày thành lập, nhiều năm liền công ty được truy tặng huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng tại hội chợ triển lãm khoa học kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay. Đến năm 1995, công ty được trao 10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên cạnh đó công ty còn được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng bằng khen cùng với huân chương lao động. Năm 1981: Huân chương lao dộng hạng 3. Năm 1982: Huân chương lao động hạng 2. Năm 1993: Huân chương lao động hạng nhất. d.Giai đoạn 4: Từ tháng 1-2000 đến nay. Đây là giai đoạn công ty được chọn là 1 trong những đơn vị đi đầu về kế hoạch cổ phần hóa của nhà nước theo quyết định số 4784/ QĐ-UB ngày 29-12-1999 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi công ty dệt 10-10 thành “công ty cổ phần dệt 10-10 “. 100% công nhân viên chức của công ty đã mua cổ phiếu của công ty. Giai đoạn này công ty tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thị trường . Công ty đặc biệt nhấn mạnh vào công tác xuất khẩu và coi đây là mũi nhọn của mình. Bạn hàng xuất khẩu lớn của công ty là hãng đặt nhận thầu quốc tế Đan Mạch- FRANSEN VESTERGAAD. Bên cạnh đó công ty cũng không xem nhẹ thị trường nội địa. Là doanh nghiệp nhỏ nhưng nhờ có ý chí vươn lên cộng với nhiệt tình gắn bó , tinh thần hăng say nên từ chỗ số lao động có 14 người nay tổng số cán bộ công nhân viên là 490 người trong đó co 324 cán bộ công nhân nữ. Công ty cổ phần dệt 10-10 đã đứng vững và ngày càng phát triẻn, uy tín ngày càng được nâng cao. Đặc biệt năm 2000 công ty đã đạt chứng chỉ ISO 9001: 2000 và đang tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và phấn đấu đạt chất lượng sản phẩm cao hơn nữa. Công ty đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu trên thị trường thế giới. Qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt, cơ sở vạt chất, trình độ quản lý ngày con người là năng động, sáng tạo, làm ăn có hiệu quả. Cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định và ngày càng được nâng lên. Song song với việc ổn định sản xuất , tìm kiếm thị trường, công ty còn luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần . Hàng năm, công ty đều tổ chức đi tham quan du lich cho cán b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32572.doc
Tài liệu liên quan