Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng (HUD 1)

Mục lục Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích kinh tế của Nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp, người cung cấp tín dụng, người lao động. Vì vậy, hạch toán kinh tế có một vai trò cực kỳ quan trọng; nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các công việc của kế toán và chất lượng của những thông tin kế toán cung cấp cho các cáap lãnh đạo và quản lý. Nếu tổ chức tốt công tác kế toán thì mọi hoạt động

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng (HUD 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công tác kế toán sẽ ghi chép, phản ánh một cách nhanh chóng, thông suốt; kế toán sẽ phản ánh và cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kế toán. Báo cáo kế toán làm cơ sở căn cứ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế. Nhằm tạo điều kiện cho chúng em đem kiến thức đã được học tập tại trường THDL Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội I đến cơ sở thực tập; vận dụng vào thực tế để tìm hiểu và làm quen với cách ghi chép trên sổ sách kế toán; để học hỏi những kinh nghiệm thực tế về công tác tài chính kế toán và phân tích hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, chứng minh cho lý thuyết đã học, giúp chúng em củng cố lại kiến thức đã học, nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn để khi ra trường làm việc tại các doanh nghiệp có thể làm tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lý kinh tế tài chính kế toán. Trong quá trình tìm hiểu và được sự nhất trí của Nhà trường và đơn vị thực tập em đã đến thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1. Trong thời gian thực tập tại Công ty được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đỗ Việt Hương, các anh chị trong phòng kế toán em đã lựa chọn chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Bởi vì, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động là một trong những yếu tố cơ bản, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Dưới bất kỳ một xã hội nào, người lao động sau một thời gian làm việc đều được hưởng một phần thu nhập nhất định để bù lại sức lao động của mình bỏ ra, phần thu nhập đó chủ yếu là tiền lương. Vì vậy, tiền lương cao hay thấp, ít hay nhiều đều tùy thuộc vào thời gian công tác, số lượng, chât lượng lao động mà người lao động đã cống hiến. Đây cũng là nguồn sống chính của người lao động và tiền lương được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích, động viên người lao động gắn bó với công việc. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng một số khoản trợ cấp trong thời gian nghỉ việc vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… khoản trợ cấp này là BHXH, BHYT, KPCĐ. Nhằm giúp cho người lao động trong lúc khó khăn không làm việc được vẫn có thể tự lo cho bản thân. Đó cũng là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người lao động. Đối với doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương và các khoản thanh toán với công nhân viên chức để xác định chính xác tiền lương phải trả và các khoản trợ cấp BHXH mà công nhân viên chức được hưởng. Từ đó, hạ giá thành chi phí, sản xuất, sử dụng lao động tiết kiệm để công nhân viên chức tích cực lao động, an toàn lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành tốt công việc được giao. Nhằm tăng thu nhập cho công nhân viên, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động. Chương 1: lý luận chung về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1. Những vấn đề chung về kế toán lao động và tiền lương. 1.1.1. Khái niệm và bản chất kinh tế lương. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, người ta đều phải quan tâm đúng mức tới người lao động, do đây là nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, phát triển các lĩnh vực của Công ty. Người lao động phải bỏ ra sức lao động của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng làm ra sản phẩm hoặc thực hiện những hành vi kinh doanh, trao đổi buôn bán để bù đắp lại phần hao phí lao động đó của người lao động trong doanh nghiệp. Công ty phải tra cho họ một khoản tiền phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. Số tiền này gọi là “tiền lương”. Tiền lương (tiền công) là khoản tiền mà doanh nghiệp (Công ty) phải trả cho người lao động theo chất lượng và số lượng mà họ sản xuất để tái sản xuất để bù đắp hao phí lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cho nên, tiền lương thuộc phạm trù phân phối, là một phần thu nhập quốc dân được Nhà nước điều tiết có kế hoạch cho công nhân viên – người lao động theo số lượng và chất lượng lao động. Với nền kinh tế như nước ta hiện nay, ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp như Bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Các khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ BHXH: được dùng để chi trả, trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ do mất khả năng lao động như: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, tử tuất. Quỹ BHYT: dùng để chi trả cho khoản tiền khám chữa bệnh cho người có tham gia đóng BHYT, trong trường hợp: Trả viện phí cho người lao động khi ốm đau, sinh đẻ, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quỹ KPCĐ: là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trích nộp cho cơ quan chức năng để hình thành nguồn tài chính chi cho các hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp. Quản lý lao động: là nội dung quan trọng trong công tác quản lý trong sản xuất kinh doanh. Sử dụng hợp lý lao động sẽ tiết kiệm được chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Quản lý tiền lương một cách đúng đắn, hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao động. Tiền lương được phát triển và hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, do người sử dụng lao động trực tiếp trả cho người lao động là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động mà tiền lương luôn gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên – người lao động đã thực hiện. 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Muốn thực hiện chức năng là công cụ phục vụ điều hành và quản lý lao động tiền lương có hiệu quả nhanh nhạy, kịp thời thì kế toán tiền lương phải tuân theo các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. Tính lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp phải trả cho người lao động, phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo đúng đối tượng sử dụng lao động. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên ở các bộ phận, đơn vị phụ thuộc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương, BHXH theo đúng phương pháp, nguyên tắc và chế độ. - Lập báo cáo về lao động và tiền lương. - Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng lao động, năng suất lao động và quỹ tiền lương. - Cần mở sổ kế toán và hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương đúng phương pháp. Để đánh giá một cách khách quan nhất, đúng và đủ nhất. 1.1.3. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương. Trong kế toán tiền lương có rất nhiều hình thức về tiền lương. Nhưng tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc, trình độ quản lý. Tuy nhiên, các hình thức phổ biến được áp dụng bao gồm: Hình thức tiền lương theo thời gian. Hình thức tiền lương theo sản phẩm. Hình thức tiền lương khoán. 1.1.3.1. Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc theo cấp bậc kỹ thuật và thang bậc theo quy định. Tổng lương thời gian phải trả = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương ngày a. Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: * Ưu điểm: Trả lương theo thời gian giản đơn để dễ theo dõi một cách nhanh nhất. * Nhược điểm: Không khuyến khích người lao động có trình độ, chưa phát huy hết khả năng của người lao động. - Tiền lương tháng: Bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp chủ yếu áp dụng cho người lao động làm công tác lao động gián tiếp như: quản lý hành chính, quản lý kinh tế. Tiền lương giản đơn = Số ngày làm việc x Đơn giá tiền lương thời gian (định mức) - Tiền lương tuần: Tiền lương tuần = Tiền lương tháng x 12 52 - Tiền lương ngày: Tiền lương ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm theo quy định (22 ngày) - Tiền công nhật: áp dụng cho lao động không có trong danh sách đơn giá lương căn cứ theo sự thỏa thuận của người thuê và người lao động. Tiền công nhất = Số ngày làm việc x Đơn giá công nhật b. Tiền lương thời gian có thưởng: Là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian với chế độ tiền lương thưởng theo sản xuất. * Ưu điểm: Tính đến thời gian làm việc thực tế, tính toán giản đơn. * Nhược điểm: Chưa đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động. Do vậy, phải kết hợp phương pháp này với những biện pháp khuyến khích vật chất để tăng năng suất lao động. Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng trong sản xuất 1.1.3.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động, căn cứ theo số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương. Tiền lương sản phẩm trực tiếp = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương sản phẩm (áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm) Tiền lương sản phẩm gián tiếp = Đơn giá lương sản phẩm trực tiếp x Số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất chính (áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất chính). - Tiền lương sản phẩm kết hợp có thưởng: Là sự kết hợp giữa tiền lương sản phẩm với các chế độ thưởng bằng vật chất: thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất lao động. - Tiền lương sản phẩm lũy tiến: Phương pháp này áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm cần phải đẩy tốc độ sản xuất. Tiền lương sản phẩm lũy tiến = Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành KH + Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt kế hoạch x Tỷ lệ lũy tiến - Tiền lương sản phẩm khoán: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm, thông thường áp dụng cho công việc giản đơn có tính chất đột xuất. - Tiền lương sản phẩm tập thể: Là hình thức trả lương căn cứ vào kết lao động của tập thể và thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm là kết quả một tập thể lao động. + Phương pháp 1: Chia theo cấp bậc và thời gian làm thực tế. Trong đó: Lt: là lương sản phẩm tập thể. Ti: là thời gian làm việc của công nhân i Hi: là hệ số lương cấp bậc của công nhân i L: là số người lao động. + Phương pháp 2: Tiền lương sản phẩm tập thể căn cứ theo thời gian lao động cấp bậc, bình công. áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc do có sự chênh lệch rõ ràng về năng suất lao động trong nhóm sản xuất. Do vậy, tiền lương được chia theo cấp bậc, thời gian làm việc và bình công chấm điểm của mỗi người. 1.1.3.3. Hình thức tiền lương khoán: Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương. Nên việc tính lương căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành với đơn giá từ doanh nghiệp xây dựng thêm. Nhưng ở Công ty có 2 kỳ nghiệm thu tiền lương cho nên cứ đến kỳ doanh thu thì kế toán mới lập được bảng lương khoán để thanh toán tiền lương cho công nhân theo kỳ. Như vậy, hàng tháng kế toán căn cứ vào định mức lương để tính số tiền lương tạm ứng cho công nhân sản xuất. * Cách tính lương khoán như sau: Tỷ lệ doanh thu đạt được = Doanh thu thực hiện kế hoạch giao doanh thu Mà: Kế hoạch giao qũy lương khoán = Lương cơ bản x Hệ số x 20% lương cơ bản Tổng lương khoán được hưởng 2 kỳ = Kế hoạch giao quỹ lương x Tỷ lệ doanh thu đạt được (%) 1.1.4. Phân loại lao động, phân loại tiền lương. Nói đến quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Do doanh nghiệp quản lý sử dụng và chi trả lương. * Quỹ tiền lương bao gồm: - Tiền lương trả theo thời gian làm nhiệm vụ chính (tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian). - Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp trách nhiệm, độc hại, phụ cấp khu vực, phụ cấp học việc, phụ cấp nhu cầu, phụ cấp ca 3… - Các khoản lương trả cho công nhân trong thời gian làm việc do nguyên nhân khách quan. Bao gồm: hội họp, lễ tết, thiệt hại. - Khoản tiền lương trả cho công nhân: làm ra sản phẩm hỏng trong định mức. Tuy nhiên, tiền lương còn được tính ở các khoản tiền lương chi trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… * Tiền lương công nhân viên khi hạch toán chia làm 2 loại: - Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc chính. Bao gồm: tiền lương thời gian, lương sản phẩm và các khoản phụ cấp. - Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác. Bao gồm: học, họp, nghỉ phép, lễ tết. Việc phân chia quỹ tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa rất quan trọng trong kế toán tiền lương. Qua đó, việc hạch toán xác định chính xác chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm và trong chi phí lưu thông. Cách xác định quỹ tiền lương của doanh nghiệp là: Qn = k = (C + V + m) – [(C1 + C2) + các khoản nộp…] Trong đó: C: là giá trị tư liệu sản xuất V: giá trị sức lao động m: giá trị thặng dư C1: giá trị khấu hao máy móc thiết bị C2: giá trị nhiên vật liệu Qn+k: là quỹ tiền lương và các quỹ khác. Khi sản phẩm do doanh nghiệp tự định giá thì đơn giá tiền lương được tính bằng tỷ lệ tiền lương trên giá bán một đơn vị và bằng tỷ lệ tiền lương trên tổng doanh thu. 1.1.5. Các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Quỹ BHXH: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định chia cho tổng số quỹ, còn lương cơ bản các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực…) của công nhân viên phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%. Có 15% do đơn vị của chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, còn 5% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của người lao động. - Quỹ BHYT: Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng, được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trng thời gian sinh đẻ, ốm đau… Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 5% mà 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. - Kinh phí Công đoàn: Được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Mà số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho các hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Ngoai chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương doanh nghiệp còn xây dựng các chế độ tiền thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) thưởng trong sản xuất kinh doanh, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến… 1.2. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng. 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng: Trên thực tế các chứng từ sử dụng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng Lao động tiền lương lập (lập chung cho toàn bộ doanh nghiệp, lập riêng cho từng bộ phận) để nắm tình hình phân bổ sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chứng từ sử dụng còn để hạch toán lao động là bảng chấm công: “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội, lao động sản xuất mà trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và sổ này được để ở nơi công khai giúp người lao động giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động sao cho tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương theo thời gian. Hạch toán kết quả lao động tùy theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp, kế toán sử dụng các loại chứng từ đó là các báo cáo về kết quả sản xuất. “Bảng lương theo dõi công tác ở tổ”. Giấy báo ca Phiếu giao nhận sản phẩm Phiếu khoán Hợp đồng giao khoán Phiếu báo làm thêm giờ Giấy nghỉ ốm Biên bản điều tra tai nạn lao động Giấy chứng sinh Theo căn cứ từ các bảng trên thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng “Bảng Thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội, các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trong bảng thanh toán lương được ghi rõ từng khoản tiền lương. Lương sản phẩm Lương thời gian Các khoản trợ cấp, phụ cấp Các khoản khấu trừ và tiền người lao động được lĩnh Các khoản thanh toán về trợ cấp BHXH. Xuất phát từ các khoản trên sau kế toán trưởng kiểm tra xác nhận ký, giám đốc ký duyệt: “Bảng Thanh toán lương và các khoản trích theo lương” sẽ được làm căn cứ thanh toán lương BHXH cho người lao động. Đối với các đơn vị doanh nghiệp việc thanh toán lương vàc ác khoản khách cho người lao động gồm có các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương kèm theo các chứng từ báo cáo, thu, chi tiền mặt phải được chuyển về phòng kế toán kiểm tra, ghi sổ. 1.2.1.2. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH và tình hình các khoản thanh toán đó. Tài khoản 335: “Chi phí phải trả” Tài khoản 338: “Phải trả, phải nộp khác”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp, phải trả. TK 338: Phải trả, phải nộp khác. TK 3382: Kinh phí công đoàn. TK 3383: Bảo hiểm xã hội. TK 3384: Bảo hiểm y tế. TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện. TK 3388: Phải trả, phải nộp khác. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí nhân viên quản lý TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi ngân hàng. 3 3 TK 111 TK 334 1 TK 338, 141, 138 2 TK 511 TK 3331 TK 622 TK 627 TK 641, 642 4 5 6 Chú thích: Thanh toán tiền lương bằng tiền mặt Khấu trừ lương Trả lương bằng sản phẩm Lương công nhân sản xuất Lương nhân viên quản lý phân xưởng Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bảo hiểm * Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương: 3 TK 334 TK 338 1 TK 111, 112 2 TK 622, 627, 641, 642 TK 334 TK 111, 112 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định 4 5 3 Chú thích: Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý; chi tiết KPCĐ tại cơ sở. Tính vào KPCĐ (19%) Trừ vào thu nhập của người lao động (6%) Số BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp chương 2: thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 2.1. Khái quát chung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 (trước đây là Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1) trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây dựng, được chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước hạng I theo quyết định số 1636/QĐ-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Bộ Xây dựng. Tên giao dịch Quốc tế: HUD1 investment and construction joint – stock company Tên viết tắt: HUD1; JSC. Trụ sở chính: 168 - đường Giải Phóng – phường Thanh Liệt – quận Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại: 04.8687.557 – 04.8686.558 Fax: 04.8686.577 Email: qldahud1@vnn.vn Qua quá trình không ngừng phấn đấu, Công ty Xây lắp và phát triển nhà số 1 (tiền thana của Công ty hiện nay) đã đóng góp công sức không nhỏ vào mục tiêu xây dựng, phát triển các khu dân cư, các khu đô thị mới… mà Nhà nước giao cho ngành xây dựng nói chung trong thời kỳ đổi mới thì thành quả của Công ty đạt được chính là hàng trăm công trình xây dựng lớn, nhỏ, với chất lượng cao được Bộ Xây dựng công nhận đã khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của Công ty ngày nay. Công ty đã tham gia thi công các công trình tại Hà Nội cũng như tại địa bàn trên phạm vi cả nước: khối hội trường thể chất và bể bơi Trung tâm phụ nữ và phát triển (Hà Nội); sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc), chung cư 12 – 15 tầng CT2 (nhà A, B, C) khu đô thị Mỹ Đình; Nhà ở thấp tầng TT8 Văn Quán (Hà Đông); chung cư 12 tầng CT16 khu đô thị mới Việt Hưng; tu bổ, tôn tạo nhà Phủ Chủ tịch, Nhà ở 5 tầng lô CT14 đô thị mới Việt Hùng; chung cư 15 tầng CT5 khu X2 mở rộng Linh Đàm, nhà 12 tầng khu đô thị mới Pháp Vân; chung cư cao tầng B7 – B10 Kim Liên; nhà 12 tầng của cán bộ và công nhân viên Ban Tài chính Quản trị Trung ương (Cổ Nhuế); khu nhà ở 2C Trương Định, thi công đường Vân Hồ - Đại Cổ Việt… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội, Công ty cũng từng bước phát triển. Từ năm 1999 đến nay, Công ty đã tham gia thi công các dự án mang tính tổng hợp (tham gia thiết kế, xây dựng hạ tầng – xây dựng nhà chung cư cao tầng, xây nhà biệt thự, nhà thấp tầng) như dự án dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm, dự án khu đô thị mới Định Công, khu đô thị Pháp Vân (Thanh Trì). Mô hình đầu tư xây dựng các khu đô thị mới đáng được phát triển mạnh như đầu tư xây dựng khu nhà ở xã Thanh Lâm - Đại Thịnh (Mê Linh, Vĩnh Phúc); Xây dựng khu nhà ở số 1, phường Ngọc Châu (TP. Hải Dương) được các đồng chí lãnh đạo Nhà nước rất quan tâm. Bên cạnh đó, một dây truyền sản xuất ống cống hiện đại (công nghệ Mỹ) được Công ty đầu tư để phục vụ cải tạo, lắp mới hệ thống thoát nước các dự án. Tất cả các công trình do Công ty thi công đều được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đồng thời luôn đảm bảo tiến độ, an toàn lao động và được chủ đầu tư đánh giá cao. Nhiều công trình đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành tặng huy chương vàng về chất lượng: Công trình khách sạn Tây Hồ, Nhà điều hành và hướng dẫn du lịch Giáp Bát; Bưu điện Hai Bà Trưng (Hà Nội)… đặc biệt, bưu điện Bắc Linh Đàm đã được bưu điện Hà Nội chọn là công trình tiêu biểu nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành. Bên cạnh đó, công trình công viên Bắc Linh Đàm được UBND thành phố Hà Nội chọn gắn biển kỷ niệm 99 năm Thăng Long – Hà Nội. Năng lực nhận thầu thi công của Công ty được dựa trên 3 yếu tố cơ bản: - Yếu tố con người (nhân lực) - Yếu tố công nghệ (thiết bị và khoa học kỹ thuật) - Yếu tố kinh tế (nguồn vốn). Với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao, hầu hết là trình độ đại học, ham học hỏi và nhất là sự đoàn kết thống nhất của toàn Công ty, đã đáp ứng được yếu tố nhân lực nói trên. Công ty đã trang bị các phương tiện thi công tiên tiến, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạ giá thành sản xuất nâng cao chất lượng công trình và khả năng cạnh tranh (các trang thiết bị thi công). Hai yếu tố trên cùng với khả năng về nguồn vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 có đầy đủ cơ sở để thi công các loại công trình đạt chất lượng cao, tiến độ nhanh đảm bảo an toàn trong thi công, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư đề ra. Năm 2006 – 2007 là năm mà ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 nói riêng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tập thể ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã có sự đoàn kết thống nhất và tinh thần quyết tâm cao. Bên cạnh đó, Công ty đã có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng và công đoàn ngành, Ban Giám đốc; sự phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn, công đoàn thanh niên. Công ty đã giải quyết tốt vấn đề việc làm và đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức với mức thu nhập ổn định. Quyền dân chủ của người lao động được đảm bảo, người lao động được quan tâm, các kiến nghị, khiếu nại được giải quyết kịp thời từ đó tạo lòng tin cho người lao động đối với Công ty. Công tác an ninh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong Công ty cũng như công trường được đảm bảo. Các dự án đầu tư đi vào hoạt động ổn định tạo kinh doanh thuận lợi cho việc thu hút các đối tác làm ăn mới; các loại công trình đạt chất lượng cao, tiến độ nhanh hoàn thành đúng thời gian mà chủ đầu tư đề ra. Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty cũng gặp một số khó khăn: Giá cả các loại nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt, thép, cát, sỏi… cao cùng với điều chỉnh hệ số tiền lương sẽ làm cho giá thành xây dựng tăng theo. Về thị trường: Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng do thị trường nội địa cạnh tranh mạnh về giá cả, công tình nhỏ, nhiều thiết kế mới, phức tsạp sẽ làm hạn chế năng suất lao động và phát sinh nhiều chi phí trong thi công. Trước những khó khăn nêu trên được sự giúp đỡ của lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo công đoàn ngành, Ban Giám đốc và sự đoàn kết thống nhất của toàn Công ty đã vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế. Một số chỉ tiêu Công ty đã đạt được trong hai năm 2006 – 2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 1 Tổng doanh thu VNĐ 177.820.674.665 269.738.104.953 2 Tổng chi phí VNĐ 5.594.532.719 6.001.932.042 3 Tổng lợi nhuận VNĐ 5.051.196.158 4.075.315.387 4 Tổng vốn lưu động VNĐ 186.152.375.764 426.520.508.030 5 Tổng vốn cố định VNĐ 195.204.948.783 440.971.188.612 6 Lao động sử dụng Người 2.050 3.000 7 Thu nhập bình quân VNĐ 2.000.000 2.500.000 8 Vốn luân chuyển VNĐ 22.336.318.165 22.909.751.219 Nhìn vào bảng trên ta thấy trong hia năm 2006 – 2007 Công ty đã làm ăn có lãi, tiềm lực tài chính của Công ty rất vững chắc. Để đạt được kết quả như trên cán bộ quản lý lãnh đạo của Công ty đã có sự giám sát chặt chẽ và có những quyết định kịp thời, hợp lý đối với toàn Công ty. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1: Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thi công xây lắp và phát triển nhà trên phạm vi cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là đầu tư, thầu thi công xây lắp các loại công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp, thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng; kinh doanh nhà; sản xuất và kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 là doanh nghiệp cổ phần hóa Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây Dựn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp, được mở tài khảon tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, điều lệ của Công ty cổ phần được Đại hội cổ đông thông qua và đăng ký kinh doanh theo luật định… Công ty thực hiện tốt chế độ quản lý tài sản, tài chính, chính sách lao động tiền lương, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của Công ty: Để điều hành Công ty một cách linh hoạt, thống nhất là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý, gọn nhẹ và phù hợp nhất. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, dưới Chủ tịch HĐQT là Giám đốc, dưới Giám đốc là hai Phó Giám đốc và các phòng ban. Bộ máy quản lý chính của Công ty gồm 8 người tất cả đều trình độ Đại học. Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tổ chức Phòng KT- kế hoạch Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản lý và phát triển dự án Phòng Kỹ thuật thi công Ban an toàn và công đoàn BCH nhà máy xi măng Sông Thao BQL dự án nhà ở số 1 Đội 101 Đội 102 Đội 103 Đội 104 Đội 105 Đội 106 Đội 107 Đội 108 Đội 109 Đội 110 Đội 111 Xưởng mộc & TTNT Đội QLTB8 & TCCG Bộ máy tổ chức của Công ty được chia thành 2 cấp Cấp quản lý doanh nghiệp. Cấp quản lý các phòng, ban. Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT): là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước về các hoạt động của Công ty. Giám đốc: là người có thẩm quyền cao thứ hai trong Công ty. Giám đốc đại diện cho Công ty và công nhân viên quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc thay mặt chủ tịch HĐQT có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch và chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức. Giám đốc thông qua Chủ tịch HĐQT xây dựng định mức và chất lượng thi công. Coi đó là căn cứ cơ bản để thực hiện chế độ lương, thưởng. Giám đốc phải chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trước Nhà nước và tập thể Công ty. Phó Giám đốc: là người giúp việc (trợ lý) cho Giám đốc và phụ trách công tác kinh doanh, nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, tổ chức công trình chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, điều hành việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty. Phòng tổ chức hành chính làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ tài san của Công ty: Nhà làm việc, trang thiết bị làm việc. Đồng thời, có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong việc thực hiện các hợp đồng lao động và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh theo thời kỳ. Bên cạnh đó, tổ chức chỉ đạo đúng các chính sách đối với người lao động; thực hiện tổ chức các hội nghị, các phong trào thi đua, đón tiếp khách của Công ty và các thủ tục hành chính khác (tuyển lao động, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên). Phòng Kỹ thuật – kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch thi công lập định mức vật tư, khai báo các nguồn cung ứng để phục vụ thi công theo đúng tiến độ của hợp đồng. Phòng Tài chính – kế toán: Chịu trách nhiệm về toàn bộ việc phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, hạch toán lãi lỗ trong quá trình kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, chính xác để giúp cho các ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3360.doc
Tài liệu liên quan