Kế toán tiền lương và các khoản tiền lương tại Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát

Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng phải ngày càng phát triển, hoàn thiện. Sự chuyển đổi nền kinh tế từ chế

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản tiền lương tại Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự tác động sâu sắc đến nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp và tổ chức hạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm pháp luật về mọi hoạt động bản thân doanh nghiệp. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán. Đây là một nhân tố gắn liền với hiệu quả hoạt động của Doanh nghệp, nó phản ánh sự trực tiếp đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động. Đồng thời, đây cũng là một thước đo thành quả lao động của người lao động. Tiền lương là một điều kiện đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Từ đó người lao động sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ của mình. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác kế toán này em xin đi vào chuyên đề "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương". Nội dung báo cáo này gồm có 3 phần: Phần 1: Các vấn đề chung về chế độ tài chính, kế toán. Phần 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. Phần3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán. Chương I Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương I/ Vai trò của lao động trong doanh nghiệp Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Lao động sống là sự hao phí có mục đích về trí lực và thể lực của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. II/ Phân loại lao động trong doanh nghiệp. 1./. Phân loai lao động theo thời gian. * Lao động trong danh sách: Là lao động do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương bao gồm: - Công nhân viên trực tiếp sản xuất: Bao gồm toàn bộ số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Công nhân sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý tài chính, học nghề… - Công nhân viên thuộc các hoạt động khác gồm số lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp như dịch vụ, căng tin, nhà ăn… * Lao động ngoài danh sách: bao gồm số lao động làm tại đơn vị nhưng do các ngành khác quản lý và trả lương như cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể học sinh, sinh viên thực tập… 2./. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: * Lao động trực tiếp sản xuất: là lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm như công nhân sản xuất, những người điều khiển máy móc, những người phục vụ sản xuất như vận chuyển, bốc dỡ. * Lao động gián tiếp: là lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý hành chính, nhân viên kinh tế… 3./. Phân loại chức năng lao động trong quá trình sản xuất: * Lao động thực hiện chức năng sản xuất chế biến: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng… * Lao động thực hiện chức năng bán hàng: nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, nhân viên nghiên cứu thị trường. * Lao động thực hiện chức năng quản lý: Nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. III/ Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1./. Tiền lương: là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động mà công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2./. Các khoản trích theo lương. * Bảo hiểm xã hội: được trích lập để tài trợ trong trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động (ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí…) * Bảo hiểm y tế:được trích lập để tài trợ trong trường hợp công nhân viên trong việc phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. * Kinh phí công đoàn: để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các loại bảo hiểm và kinh phí này được hình thành theo cơ chế tài chính nhất định. IV/ ý nghĩa của việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. - Tiền lương và các khoản trích theo lương hợp thành chi phí về lao động sống trong tổng thể chi phí của doanh nghiệp. - Việc quản lý lao động, tính toán, xác định chi phí về lao động sống trong tổng chi phí trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động và sử dụng lao động, tính đúng thù lao cho người lao động và thanh toán đầy đủ kịp thời kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, hiệu quả và chất lượng lao động, đồng thời góp phần tính đúng đủ chi phí và giá thành. V/ Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền ăn giữa ca của Nhà nước quy định. Chế độ tiền lương Nhà nước quy định: * Nguyên tắc tính lương: Phải tính cho từng người lao động (CNVC). - Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tiền lương và BHXH do Nhà nước ban hành, kế toán tính lương trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác cho người lao động. - Căn cứ vào các chứng từ như "Bảng chấm công", "Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành", "Hợp đồng giao khoán", kế toán tính lương thời gian, tiền lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động. Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử dụng lao động và phản ánh vào "Bảng thanh toán tiền lương". * Theo chế độ hiện hành tỷ lệ tính cho người ốm đau là 75% tiền lương tai nạn, thai sản 100% tiền lương đóng BHXH ( Nguyên tắc tính lương ca). - Căn cứ vào các chứng từ "Phiếu nghỉ hưởng BHXH MS 03 LĐTL", "Biên bản điều tra tai nạn lao động" (MS 09 LĐTL), kế toán tính ra trợ cấp BHXH phải trả CNV và phản ánh vào "Bảng thanh toán BHXH" (MS 04 LĐTL). - Đối với các khoản tiền thưởng của CNV kế toán cần tính toán và lập bảng "Thanh toán tiền thưởng" để theo dõi và chi trả đúng quy định. Căn cứ vào "Bảng thanh toán tiền lương" của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho CNV đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (MS 01 BPB). * Các chế độ quy định về tiền lương làm đêm, làm thêm giờ, làm thêm ca, làm thêm trong các ngày nghỉ theo chế độ quy định: - Trường hợp người lao động làm đêm, làm thêm giờ, hưởng lương sản phẩm thì căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương quy định để tính lương cho thời gian làm đêm, làm thêm giờ. - Trường hợp người lao động làm đêm, làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải trả thời gian làm đêm, làm thêm giờ bằng 100% lương cấp bậc và các khoản phụ cấp trong đó. Đối với thời gian làm đêm từ 22h - 6h sáng người làm đêm được hưởng khoản phụ cấp làm thêm (làm đêm thường xuyên mức lương hưởng tối thiểu 40% tiền lương, làm đêm không thường xuyên mức lương hưởng tối thiểu 35% tiền lương). * Chế độ về các khoản trích theo tiền lương của Nhà nước quy định - Quỹ BHXH. - Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho CBCNV trong kỳ. Theo chế độ quy định hiện hành hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% tính trừ vào tiền lương của người lao động. - Nội dung chi quỹ BHXH bao gồm: + Trợ cấp cho CNV nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động… + Trợ cấp cho CNV bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp cho CNV mất sức khoẻ phải thôi việc. + Trợ cấp chôn cất và tử tuất khi có CBCNV chết. + Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Theo chế độ hiện hành toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để chi trả nghỉ hưu, mất sức… ở tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân ốm đau, thai sản… Trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ, phiếu nghỉ BHXH, các chứng từ gốc khác. Cuối tháng (Quý) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý BHXH. * Quỹ BHYT: - Qũi BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho CNV. - Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho CBCNV trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng, 1% tính trừ vào lương của người lao động. - Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp vào quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. - Theo chế độ hiện hành toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động qua mạng lưới y tế. * Kinh phí công đoàn: - Đựơc hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ. - Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp tính 2% trên tổng số lương thực tế phải trả cho CNV trong tháng và tính hết vào chi phí SXKD của đối tượng sử dụng lao động. - KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. * Chế độ về các khoản trích theo tiền lương của Nhà nước quy định - Quỹ BHXH. - Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. - Hiện nay thang bậc lương của Nhà nước quy định, Nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập. - Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương sau 1./. Hình thức tiền lương theo thời gian: * Khái niệm: Hình thức lương theo thời gian là hình thức tính lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định. * Nội dung: Tuỳ theo yêu cầu, trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách sau: Tiền lương theo thời gian đơn giản: Là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và đơn giá lương thời gian. Công thức tính: Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc thực tế x Đơn giá tiền lương thời gian Tiền lương thời gian đơn giản bao gồm: - Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực…(nếu có). - Tiền lương tháng được áp dụng cho CNV làm công tác quản lý hành chính, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Công thức: Mi = Mn x Hi Trong đó: Mi : Mức lương lao động bậc i Mn : Mức lương tối thiểu Hi : hệ số lương bậc i - Tiền lương tuần là: tiền lương trả cho một tuần làm việc: Tiền lương tuần phải trả = Tiền lương tháng x 12 tháng 52 tuần 2./. Hình thức tiền lương sản phẩm: * Khái niệm: Tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định. - Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan thẩm quyền duyệt, kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ. * Hình thức tiền lương sản phẩm gồm: - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Công thức tính: Tiền lương sản phẩm = Khối lượng SPHT x Đơn giá tiền lương sản phẩm - Lương sản phẩm gián tiếp: được áp dụng đối với các công nhân phục vụ cho công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị… Công thức tính: Tiền lương sản phẩm gián tiếp = Đơn giá tiền lương sản phẩm gián tiếp x Số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất chính - Lương sản phẩm có thưởng: Thực chất là sự kết hợp trả lương trực tiếp hoặc gián tiếp với chế độ tiền lương trong sản xuất (thường tiết kiệm vật tư tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm). - Lương sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. Lương sản phẩm luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng xuất lao động nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất cân đối. - Lương khoán khối lượng, khoán công việc: Là hình thức lương trả cho người lao động theo sản phẩm được áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm… - Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất.` - Trả lương theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là của cả tập thể công nhân. Theo phương pháp này trước hết tính tiền lương cho cả tập thể, sau đó tiến hành chia lương cho từng người theo các phương pháp sau: +Phương pháp 1: Chia lương sản phẩm tập thể theo hệ số lương cấp bậc của người lao động và thời gian làm việc thực tế của từng người: Li = Lt STiHi x TiHi Công thức: Trong đó: Li : Tiền lương sản phẩm của lao động i Ti : Thời gian làm việc thực tế của lao động i Hi : Hệ số lương cấp bậc của lao động i Lt : Tổng tiền lương sản phẩm tập thể + Phương pháp 2: Chia lương theo cấp bậc công việc, thời gian làm việc kết hợp với bình quân chấm điểm. Điều kiện áp dụng: Cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc do điều kiện sản xuất có dự chênh lệch rõ rệt về năng suất lao động trong tổ hoặc trong nhóm sản xuất. Toàn bộ lao động được chia thành 2 phần: Chia theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của mỗi người. Chia theo thành tích trên cơ sở bình công chấm điểm mỗi người. Ngoài ra để động viên công nhân bậc cao nhưng phải làm việc với thợ bậc thấp hơn, công nhân thợ bậc cao còn có thể được hưởng một khoản chênh lệch theo chế độ do yêu cầu làm việc của thợ bậc thấp hơn. + Phương pháp 3: Chia lương bình công điểm. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, công cụ thô sơ, cấp bậc công nhân viên không phản ánh tiền kết qủa lao động. Sự chênh lệch về năng suất lao động chủ yếu do sức khoẻ và thái độ lao động của từng người. áp dụng phương pháp này sau mỗi ngày làm việc, tổ trưởng phải tổ chức bình công điểm cho từng người. Cuối tháng căn cứ vào sổ công đó để chia lương. Công thức tính: Tiền công cho 1 công nhân = Tổng số tiền công Tổng số điểm + Tác dụng của tiền lương sản phẩm: Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn liền với số lượng, chất lượng sản phẩm và kết quả lao động do đó kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. VII/ Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 1./. Khái niệm: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho CNV của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 2./. Nội dung: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (lương thời gian và lương sản phẩm). - Các khoản phụ cấp thường xuyên: Phụ học nghề phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người công tác khoa học có tài năng. Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. 3./. Phân loại quỹ tiền lương: Về phương diện kế toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp và nghỉ vì ngừng sản xuất … được hưởng lương theo chế độ. - Trong công tác hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. VIII/ Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để phục vụ điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản khác có liên quan cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. - Tính khấu hao phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận của các đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu qủa tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động tiền lương. IX/ Kế toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương. 1./. Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên TK 334 "Phải trả công nhân viên": Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. TK 334 - Phải trả công nhân Nội dung kết cấu: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên. + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho công nhân viên. Số dư (nếu có): Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân viên. Số dư: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác. - TK 338 "Phải trả phải nộp khác": được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khác (Từ TK 331 đến TK 336). Nội dung kết cấu: TK 338 - Phải trả phải Nộp Khác - Nộp cấp trên các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ - Chi tiêu KPCĐ - Trợ cấp BHXH - Trích các khoản trích theo lương theo chế độ quy định (25%). Số dư: Phản ánh các khoản trích theo lương chưa nộp cho cơ quan quản lý cấp trên. - TK 338 có các tài khoản cấp 2 sau: + TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết + TK 3382 - Kinh phí công đoàn + TK 3383 - Bảo hiểm xã hội + TK 3384 - Bảo hiểm y tế + TK 3387 - Doanh thu nhận trước + TK 3388 - Phải trả phải nộp khác Tài khoản 335 - Chi phí phải trả. Nội dung kết cấu: TK335 - Chi phí phải trả - Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phát sinh. - Số chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước. - Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. - Số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh, số chênh lệch được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Số dư: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chưa phát sinh. 2./. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu. 2.1. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả công nhân viên. Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 (6231) - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6411) - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên. Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334- Phải trả công nhân viên Tính BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) Nợ TK 338 - Phải trả phải nộp khác Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên. Nợ TK 623, 627, 641, 642 hoặc Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Các khoản khấu trừ vào lương: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 141, 138, 338 Tính tiền thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước (nếu có). Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 338 (3388) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Khi ứng trước hoặc trả lương cho công nhân viên, thanh toán các khoản phải trả công nhân viên. Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 111, 112 Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 334 Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên. Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả công nhân viên 2.2. Trình tự kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo tỷ lệ quy định (19%). Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 338 (3382, 3383, 3384) Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên (5% BHXH, 1% BHYT) Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 338 (3383, 3384) Nộp BHXH (20%), BHYT(3%), KPCĐ (2%) cho các cơ quan có thẩm quyền.: Nợ TK 338 (3381, 3383, 3384) Có TK 111, 112 BHXH phải trả cho công nhân viên ốm đau, thai sản. Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 Rút tiền gửi ngân hàng để chi cho công đoàn cơ sở. Nợ TK 111 Có TK112 Chi trả BHXH thay lương Nợ TK 334 Có TK 111 Chi cho công đoàn cơ sở (1%). Nợ TK 338 (3382) Có TK 111 Nhận BHXH của công đoàn cấp trên cấp bù: Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 338 (3382, 3383) 2.3. Kế toán trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch. Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 635 - Chi phí phải trả Tiền lương thực tế phải trả CNSX: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương TK 622, 623 , 627 641, 642, 335 TK 141, 138, 338, 334 TK 334 TK 333 TK 512 TK 431 TK 338 TK 111, 112 TK 335 Các khoản khấu trừ vào Lương và các khoản lương và thu nhập của mang tính chất lương người lao động phải trả cho NLĐ Tạm ứng, thanh toán lương Lương nghỉ phép phải trả và các khoản khác cho NLĐ CNSX (nếu có trích trước) Trả lương, thưởng và các Tiền thưởng phải trả NLĐ khoản khác cho NLĐ từ quỹ KT-PL bằng SP, HH Thuế GTGT đầu ra BHXH phải trả cho NLĐ sơ đồ kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 112 TK 334 TK 338 TK 622, 627 641, 642 TK 334 BHXH trả thaylương CNV Trích BHXH, BHYT, Nộp tiền BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT trừ vào lương CNV KPCĐ Chương ii Thực TRạNG HạCH TOáN tiền lương tạI công ty An phát I. Khái quát cơ bản về hoạt động kinh doanh của công ty An Phát. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH An Phát : Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát là một công ty thương mại chuyên kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng, thiết bị dụng cụ bảo dưỡng kiểm tra và lắp ráp ô tô, xe máy. . Công ty được thành lập với giấy phép kinh doanh số: 073283 Đứng đầu là ông Nguyễn Lê Dũng với cương vị giám đốc, công ty An Phát được thành lập từ ngày 16 tháng 6 năm 1994. Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát nằm trên khu phố thương mại - đường Chùa Bộc quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 5 633 252 / (84.4) 5 638 079 Fax : (84.4) 5 633 974 E-mail : anphat@hn.vnn.vn Công ty có 3 cửa hàng ở miền Bắc và một chi nhánh tại miền Nam. Các cửa hàng ở miền Bắc được đặt tại: - 235 Chùa Bộc - Đống Đa - 259 Chùa Bộc - Đống Đa - 171 Trường Chinh - Đống Đa Và chi nhánh miền Nam được đặt tại: G15/G16 - Đường Đ2 – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh Công ty đặt trụ sở chính tại 259 Phố Chùa Bộc – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội. Nay chuyển về số3 lô13B khu đô thị mới Trung Yên- Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội Qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh và phát triển với số vốn ban đầu là 150 triệu tới nay số vốn của công ty đã tăng lên đến 5 tỷ. Bước khởi đầu từ một cửa hàng cho tới nay công ty đã mở thêm được 3 cửa hàng tại miền Bắc và 1 chi nhánh tại miền Nam do nhu cầu ngày càng cao. Khi bắt đầu thành lập chỉ là một cửa hàng đặt tại 235 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội vào năm 1994. Năm 1997 mở thêm một cửa hàng tại 171 Trường Chinh - Đống Đa. Chuyển sang năm 1999 mở thêm 2 cửa hàng tại. 187 Chùa Bộc - Đống Đa 259 Chùa Bộc - Đống Đa Đến năm 2002 công ty đã mở chi nhánh ở khu vực phía Nam, đặt tại :G15/G16 - Đường Đ2 - Phường 25 - Quận Bình Thạnh - TP.Hồ Chí Minh Nay địa chỉ 187 Chùa Bộc đã chuyển về số3 lô13B khu đô thị mới Trung Yên- Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội,. Đồng thời việc giao dịch của Công ty cũng được chuyển về địa chỉ mới này. Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp : Kinh doanh máy móc phục vụ cho cơ khí, xây dựng, lắp máy, đóng tàu; thiết bị dụng cụ phục vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy... Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp An Phát đến ngày 31- 12 - 2006 được phân bổ như sau: Vốn cố định : 1.500.000.000 VND Vốn lưu động : 5.000.000.000 VND Tài sản trong thanh toán : 300.000.000 VND Nguồn vốn được hình thành từ các nguồn: Nguồn vốn tự có và coi như tự có : 1.800.000.000 VND Nguồn vốn tín dụng : 500.000.000 VND Nguồn vốn trong thanh toán : 300.000.000 VND Trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả cao, công ty luôn tự bổ xung nguồn vốn của mình bằng cách trích từ doanh thu của các hoạt động kinh doanh. Cho tới nay ngày càng được mở rộng, quy mô hoạt động lớn hơn, địa bàn hoạt động là tất cả các tỉnh phía bắc. 2. Cơ cấu tổ chức: Phó Giám đốc Giám Đốc Phòng kỹ thuật tổng hợp Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán Tài vụ Cơ Sở 171 Trường Chinh Cơ sở 259 Chùa Bộc Cơ sở 235 Chùa Bộc Cơ sở 13B ĐT Trung Yên Cơ cấu tổ chức công ty An Phát Ban giám đốc: Gồm một giám đốc trực tiếp quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý trực tiếp phòng kế toán - tài vụ, phòng kế hoạch kinh danh, phòng kỹ thuật tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu và hệ thống các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước, trước nhân viên và người lao động trong công ty. Tuy nhiên, do công ty ngày càng phát triển và được mở rộng do đó Phó giám đốc là người giúp việc tích cực cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý. Vì đây là doanh nghiệp thương mại trung bình cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ được xắp xếp hợp lý giữa các phòng ban. Phòng kế toán - tài vụ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ hạch toán hiệu quả kinh doanh trong kỳ, tổ chức thực hiện ghi chép xử lý các tài liệu về tình hình kinh tế tài chính. Phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thống kê lưu trữ, cung cấp số liệu thông tin chính xác kịp thời đầy đủ về tình hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm cho giám đốc và các đối tượng quan tâm khác. Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho giám đốc trong quá trình tổ chức và quản lý công tác kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng mua bán, thực hiện cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ , giúp giám đốc hoạch định các chiến lược kinh doanh . Phòng kỹ thuật tổng hợp: Có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, tiến hành thực hiện các công tác thiết kế sản phẩm mới, thiết kế dây truyền công nghệ sản xuất, thiết kế cải tiến thiết bị để nâng cao năng suất chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm: Tiêu chuẩn về năng suất chất lượng, hướng dẫn vận hành, sử dụng thiết bị. Thực hiện công tác kỹ thuật công nghệ: Theo dõi, chế tạo, quản lý chất lượng sản phẩm theo đúng thiết kế, kiểm tra hướng dẫn công nghệ chế tạo, nghiệm thu sản phẩm, đề ra các biện pháp, các công nghệ tiên tiến để đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tham gia công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, tổ chức triển lãm. 3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty Ban đầu từ khi bắt đầu hoạt động doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các loại máy móc phục vụ cho thi công xây dựng và một số công cụ điện cầm tay. Cụ thể là: Các loại máy xây dựng và máy trộn bê tông, máy đầm dùi, máy đầm bàn, các loại vận thang nâng hàng, cẩu thiếu nhi, máy bơm vữa, xoa nền... Các loại dụng cụ điện cầm tay : Máy cưa, máy khoan, máy đánh bóng, máy mài , máy cắt... phục vụ cho cơ khí ,đồ mộc, làm nội thất. Đến năm 1995 định hướng kinh doanh điện máy, kỹ thuật vẫn là nòng cốt nhưng mục đích đối tượng được thay đổi hay chính xác hơn là bổ xung. Đó là việc tiếp cận vào các doanh nghiệp lớn ở những mặt hàng điện máy, bổ xung thay thế hoặc đáp ứng những nhu cầu đột xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp đi trực tiếp vào thị trường người tiêu dùng. Cụ thể là: Các loại xe nâng hàng bằng tay dùng để di chuyển hàng hoá ở xưởng, kho tàng,bến bãi đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất xà phòng, điện tử, cơ khí ... Các loại máy vặn ốc vít dùng năng lượng điện, ac quy, pin, khí nén, được sử dụng trong công nghiệp lắp ráp, cơ khí và sửa chữa. Các loại súng bắn đinh sử dụng khí nén hoặc đạn nổ dùng trong thiết kế lắp đặt nội thất, mỹ thuật. Các loại bơm nước áp lực cao dùng trong vệ sinh tẩy rửa ở các doanh nghiệp thực phẩm, trong ngành bê tông đúc sẵn trong các công trình xây dựng và phổ biến phục vụ cho những gia đình, tổ hợp rửa ô tô, xe máy. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5153.doc
Tài liệu liên quan