Lời nói đầu
Thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá,Việt Nam cung nằm trong xu hướng chung đó. Mặt khác, đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Diều này cũng làm cho chi tiêu của nhà nước tưng thêm. Vây ngân sách nhà nước được tài trợ bởi những nguồn nào? Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Để đáp ững yêu cầu này nhà nước ta đã va`đang nghiên cứu, áp dụng nhiều loại thuế nhằm đảm bảo cho sản xuất trong nước phát triển , điều tiết thu nhập trong dân cư ,
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán thuế Giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hút sự đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam,đồng thời tạo nguồn ngân sách đầy đủ và lâu dài cho nhà nước.
Trong các luật thuế thì thuế doanh thu la loại thuế có nhiều hạn chế,vì vậy cần phải thay thế bằng luật thuế khác phù hợp.Kết hợp giữa nghiên cứu và kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước.Luật thuế gía trị gia tăng(GTGT) đã được Quốc hội khoá IV thông qua tại kỳ họp thứ 11(từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997 ) có hiêụ lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay cho luậtthuế doanh thu.
Thuế GTGT là một loại thuế mới,có sự thay đổi căn bản về nội dung phương pháp tính thuế và biện pháp hanh thu so với thuế doanh thu.sau một thơi gian áp dụng, bên cạch nhưng tác động tích cực cũng đã phát sinh những bất cập cần phải xử lí.Vì vậy em quyết định chọn đề tài “Kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phần 2: Hoàn thiện kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt Nam
Phần I: Những vấn đề cơ bản về kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt Nam
1.1 Những vấn đề chung về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm,lịch sử hình thành và phát triển của thuế GTGT
* Khái niệm thuế GTGT:
Thuế GTGT là loại thuế gián thu,một yếu tố cấu thành trong giá hàng hoá,dịch vụ nhăm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như thuế doanh thu.tuy nhiên,thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng,dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toan bộ doanh thu bán hàng hoặc cung ưng dịch vụ,còn ngưòi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ỏ các khâu tiếp theo đối với hàng hoá,dịch vụ đó chỉ phảI nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.vì vậy,loại thuế này có tên là “ Thuế GTGT ”. Nói cáchkhác,thuế GTGT là một loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ,trong quá trình sản xuất,lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ ) từ khâu đầu tiên dến người tiêu dùng,khi khép kín một chu kỳ kinh tế.Đến cuối chu kỳ sản xuất,kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ,tổng sốthuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu,từ sản xuất đến tiêu dùng,đều chịu thuế như nhau,thuế GTGT không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm ( hoặc dịch vụ ) nộp thay vào kho bạc,do đó trong giá bán hàng hoá,dịch vụ có cả thuế GTGT. Vậy :
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêmcủa hàng hoá,dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành nên NSNN.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại thuế. Căn cứ vào tính chất điều tiết thuế được chia thành 2 loại :
Thuế trực thu : là loại thuế mà đối tượng chịu và đối tượng nộp đồng thời là một.
Thuế gián thu : là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tượng chịu thuế không đồng thời là một.
* Lịch sử hình thành và phàt triên của thuế GTGT
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu,áp dụng từ sau đại chiến Thế Giới lần thứ I (1914 - 1918) nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước,để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiên tranh.Thuế doanh thu dược áp dụng o Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu thuế doanh thu chi đứng ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá, với thuế suât rất thấp.Đầu năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Trong thực tế, cách đánh thuế này đã phát sinh nhược điểm và tính chất trùng lặp. Nói cách khác,quá trình sản xuất ra sản phẩm càng qua nhiều khâu thì thuế càng cao và thuế chồng lên thuế. Để khắc phục nhược điểm này năm 1936, Pháp đã cải tiến doanh thu qua hình thức đánh thuế một lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất ( tức là khi sản phẩm đượcđưa vào lưu thông lần đầu). Như vậy, việc đán thuế độc lập,một lần với độ dài của quá trình sản xuất, khác phục được hiện tượng đánh thuế trùng lặp trước đó. Tuy nhiên, chính sách thuế này lại phát sinh nhược điểm là việc thu thuế bị chậm trễ so với kỳ trước, vì chỉ khi sản phẩm được đưa vào khâu lưu thông lần đầu nhà nước mới được thu thuế.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thuế doanh thu vấn còn nhược điểm nổi bật là thuế thu chồng chéo, trùng lăp… Đến năm 1954, chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng ( viết tắt là TVA) được ban hành để áp dụng đối với ngánh sản xuất, chủ yếu nhằm vào việc hàn chế thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu ttrong lính vực công nghiệp, với thuế suất đồng đều là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu trước đối với nguyên liệu. Qua trình thống nhất Châu Âu được thúc đẩy vào những năm 50 đã có tác dụng thuận lợi để TVA được chiển khai nhanh chóng ởcác nước khác. đến năm 1966 trong xu hướng cải tiến hệ thống thuế “ đơn giản và hiện đại ” chung ở Châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số loại thuế gián thu. Năm 1986, TVA ở Pháp được áp dung rộng rãi đối với tất cả các ngành nghề sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, nhàm đáp ứng hai mục tiêu quan trong: Bảo đảm số thu kịp thời, thường xuyên cho ngân sách nhà nước và khắc phục tình trạng thu thuế trùng lặp của thuế doanh thu.
Khai sinh tù nước Pháp, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước, đến nay đã có trên 130 nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh, các nước trong cộng đồng Châu Âu và Châu A, trong đó có Việt Nam đã bắt đầu thi hành từ ngày 1/1/1999 và gọi là thuế GTGT ( viết tắt là VAT).
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT:
* Vai trò của thuế GTGT
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Thông qua việc ban hành và thực hiện luật thuế, nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng, tiết kiệm của xã hội. Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan đối với hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Vai trò này cuat thế được thể hiện ở chỗ là công cụ tác động đến đầu tư, lãi xuất, tiếc kiệm…Thông qua các quy định của thuế nhà nước tác động đến cung – cầu của nền kinh tế một cách hợp lý nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn để hạn chế cầu một mặt hàng nào đó nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, Nhà nước quy định một thuế suất cao đối với hàng hoá đó.
- Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho NSNN:
Từ xưa đến nay, có thể nói vai trò đích thực của thuế là tạo lập nguồn thu cho NSNN nhằm để nuôi bộ máy Nhà nước và trang trải các chi phí thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nhà nước đã dùng sức mạnh quyền lực của mình để bắt buộc mọi thể nhân và pháp nhân trích một phần thu nhập của mình do hoạt động kinh tế mang lại góp vào quĩ chung gọi là NSNN để tiêu dùng.
Để việc đóng góp tránh được sự tuỳ tiện và đảm bảo công bằng Nhà nước phải qui định sự đóng góp đó theo những luật lệ nhất định gọi là các luật thuế. Với xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng mang tính qui luật, có thể nói ngày nay ở tất cả các quốc gia, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN (chiếm 20% tổng thu NSNN).
- Thuế tham gia vào việc điều tiết kinh tế vĩ mô.
Đây là vai trò đặc biệt quan trọng của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Khác với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh tế-xã hội bằng các mệnh lệnh hành chính. Thay vào đó, Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội bằng nhiều biện pháp như giáo dục tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế, trong đó biện pháp kinh tế làm gốc. Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó thuế - 1 công cụ thuộc về lĩnh vực tài chính- là một trong những công cụ được coi là sắc bén nhất. Trong kinh tế thị trường, Nhà nước không giao chỉ tiêu số lượng mặt hàng, khối lượng sản phẩm cho từng doanh nghiệp. Trừ các lĩnh vực và ngành nghề đặc biệt Nhà nước phải nắm quyền kiểm soát và chi phối, trong khuôn khổ luật pháp cho phép, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền sản xuất, kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào, miễn rằng họ phải có đăng ký kinh doanh và phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước. Bằng việc ban hành hệ thống luật thuế, Nhà nước sẽ qui định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể. Thông qua đó mà tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế.
Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng thuế để tác động trực tiếp lên các yếu tố đầu vào của sản xuất, như lao động, vật tư, tiền vốn nhằm điều tiết hoạt động kinh tế trong nước, sử dụng thuế tác động vào các hoạt động xuất, nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới.
- Thuế là công cụ để điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.
Bên cạnh rất nhiều ưu thế so với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế kinh tế thị trường cũng tồn tại khá nhiều những “khiếm khuyết”. Một trong những “khiếm khuyết” đó là sự chênh lệch ngày càng lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu-nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng. Với những đặc điểm nổi bật của cơ chế thị trường là: sự cởi mở, sự năng động, sự độc lập tự chủ, thì tình trạng trên đây là khó tránh khỏi. Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư không chỉ liên quan đến vấn đề đạo đức và công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư, làm mất đi ý nghĩa của sự phát triển kinh tế-xã hội. Hơn thế nữa, sự phát triển mọi mặt của một đất nước là kết quả của sự lỗ lực cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định. Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên thì sẽ thiếu công bằng. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, của cải xã hội. Thuế là một công cụ có tác động trực tiếp vào quá trình này.
Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thông qua thuế gián thu, mà điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại thuế này do đánh thuế cao vào các hàng hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền, mà chỉ với những người có thu nhập cao mới sử dụng hoặc sử dụng nhiều hơn, qua đó điều tiết bớt một phần thu nhập của họ.
- Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vai trò này xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong thực tế. Để thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế được ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, qui mô các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế sẽ phát hiện những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoặc phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm ra biện pháp tháo gỡ.
Như vậy, qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.
* Đặc điểm của thuế GTGT
- Tính cưỡng chế và tính pháp lý cao:
Trong mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quyết định phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân. Nếu ai không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ vi phạm pháp luật của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế đối với các khoản vay mượn của Chính phủ.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng thuế là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới.
- Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN. Số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội. Mọi cá nhân, người nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộp nhiều cũng như người nộp ít, đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước. Số thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước, được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí.
1.1.3. Căn cứ tính thuế.
- Giá tính thuế: giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn. Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu bằng giá nhập khẩu tại cửa khẩu (CIF) cộng với thuế nhập khẩu. Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một số trường hợp khác cũng được qui định cụ thể tại điều 6 của Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ chi tiết thi hành luật thuế GTGT.
- Thuế suất: có 4 mức thuế 0%, 5%, 10%, 20%.
+ Thuế suất 0%: áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc liên quan đến xuất khẩu.
+ Thuế suất 5%: áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ có tính chất thiết yếu trong đời sống kinh tế, xã hội như điện, nước...
+ Thuế suất 10%: áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông thường trong đời sống kinh tế xã hội.
+ Thuế suất 20%: áp dụng cho nhóm hàng hoá, dịch vụ cao cấp cần phải điều tiết như xổ số, kinh doanh vàng bạc.
1.1.4. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT.
- Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ dùng cho SX, KD và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các đối tượng quy định tại điều 4 Luật thuế GTGT .
- Đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế( gọi chung là CSKD) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế ( gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.
1.1.5 Phương pháp tính thuế
Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Phương pháp khấu trừ thuế
Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu ra
=
Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT
Số thuế phải nộp= GTGT của hàng hóa dịch vụ x Thuế suất GTGT
GTGT
=
giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:
Cá nhân SXKD và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý.
1.1.6. Những điều kiện để áp dụng thuế GTGT.
Thuế GTGT là loại thúê tiến bộ. Sự tiến bộ và tính ưu việt của thuế GTGT được thể hiện ngay ở phương pháp tính và cơ chế vận hành của nó. Để áp dụng thành công luật thuế này cần phải có môi trường và điều kiện thuận lợi. Những điều kiện đó bao gồm:
- Nền kinh tế phát triển ổn định: Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, thuế GTGT là sắc thuế của nên kinh tế phát triển vì ở đó giá cả hàng hoá thường xuyên ổn định. Nền kinh tế ổn định đảm bảo cho giá cả khâu sau thường cao hơn khâu trước, khi đó thuế đầu ra thường xuyên lớn hơn thuế đầu vào. Trường hợp phải hoàn thuế hầu như ít xảy ra.
- Nhà nước phải thực sự quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật:
Thu thuế và quản lý thuế của Nhà nước đối với nền kinh tế là 2 mặt của một quá trình thống nhất biện chứng với nhau. Trong trường hợp áp dụng thuế doanh thu, thuế thu dứt điểm ở từng khâu và từng cơ sở kinh doanh nên nếu như có thất thu thuế ở 1 cơ sở hay một khâu nào đó chỉ là hiện tượng riêng lẻ, độc lập tạm thời. Đối với thuế GTGT nếu Nhà nước không quản lý được nền kinh tế không những không thu được thuế, thu được ít mà có thể mất đi một phần thuế của các khâu trước đó do phải hoàn thuế.
- Các cơ sở kinh doanh đều thực hiện việc ghi chép, sổ sách kế toán phải thống nhất và hoá đơn chứng từ phải được sử dụng trong mọi giao dịch.
Việc tính toán, theo dõi và quản lý của cơ quan thuế chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở chế độ kế toán thống nhất, hoá đơn chứng từ đầy đủ. Vì vậy mặc dù nền kinh tế có tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp đều phải được bình đẳng trước pháp luật, hệ thống tài khoản phải thống nhất. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều khiển của Nhà nước.
- Quan hệ thanh toán trong nền kinh tế phải phát triển:
Khi mà đại bộ phận các quan hệ thanh toán, giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thì cũng có nghĩa là Nhà nước thông qua ngân hàng kiểm tra, giám sát được tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế cũng nhờ đó kiểm tra được việc kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp.
- Trình độ của cán bộ quản lý thu thuế:
Cán bộ quản lý thu thuế phải được đào tạo đủ trình độ và năng lực để thực hiện các qui trình, kỹ thuật, quản lý thu thuế theo qui định của luật thuế và Nhà nước.
- Các cơ sở kinh doanh phải có ý thức chấp hành pháp luật nói chung và tính tự giác trong kê khai nộp thuế.
- Trình độ dân trí tương đối cao. Người dân phải hiểu về nghĩa vụ đóng thuế, biết ghi chép, đọc, viết, lưu giữ hoá đơn chứng từ. Đó là cơ sở cho việc tính thuế.
- Phải có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quản lý thu thuế. Cụ thể là cần có hệ thống máy vi tính nối mạng giữa các cơ sở kinh doanh và các cơ quan thuế cũng như nội bộ ngành thuế.
1.1.7. Kinh nghiệm của một số nước trong việc áp dụng thuế GTGT.
* Kế toán thuế GTGT phải nộp ở Pháp.
- Khái niệm, phương pháp tính.
Thuế GTGT(TAV) là một loại thuế gián thu tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sau mỗi khâu sản xuất, bán buôn, bán lẻ.
Phương pháp tính:
+ Mỗi hoá đơn bán hàng, người bán phải tính thêm một khoản thuế GTGT theo tỷ lệ quy định của Nhà nước trên giá bán hàng hoá, dịch vụ(sau khi đã trừ đi giảm giá, bớt giá, hồi khấu, chiết khấu). Số thuế GTGT này gọi là TVA thu hộ Nhà nước(TVA) đã thu.
+Mỗi hoá đơn mua hàng, dịch vụ người mua phải trả một khoản thuế GTGT, khoản này được gọi là TVA trả hộ Nhà nước(TVA được khấu trừ).
+Số chênh lệch giữa TVA thu hộ NN và TVA trả hộ NN là số TVA phải nộp NN, được tính theo công thức sau:
Số TVA phải nộp NN = Số TVA thu hộ NN- Số TVA trả hộ NN.
Số TVA thu hộ NN và số TVA trả hộ NN phát sinh trong tháng nào được kê khai trong tháng đó.
Trong công thức đó: Nếu số chênh lệch là số dương, đó là số TVA phải nộp Nhà nước.
Nếu số chênh lệch là số âm, thì doanh nghiệp không phải nộp TVA và chuyển sang tháng sau tiếp tục khấu trừ.
Số thuế GTGT phải nộp được nộp theo quy định sau:
Nộp hàng tháng: Nêu số TVA phải nộp trong một năm trên 12.000 FF
Nộp hàng quý: Nếu số TVA phải nộp trong một năm dưới 12.000 FF.
- Tài khoản sử dụng.
TK 4456- TVA trả hộ Nhà nước.
TK 4457-TVA thu hộ Nhà nước.
TK 4455- TVA phải nộp Nhà nước.
- Trình tự hạch toán.
+ Khi mua hàng, dịch vụ TSCĐ.
Nợ TK 601-607: Nếu mua vật liệu, vật tư sử dụng ngay, hàng hoá.
Nợ TK 61, 62: Nếu mua dịch vụ.
Nợ TK 4456- TVA trả hộ NN.
Có TK 512, 531, 401…
+ Khi bán hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành.
Nợ TK 512, 531, 411…
Có TK 701-707…
Có TK 4457- TVA thu hộ nhà nước
+ Cuối tháng xác định số TVA phải nộp.
. Kết chuyển TVA trả hộ NN
Nợ TK 4455- TVA phải nộp NN.
Có TK 4456- TVA trả hộ NN.
. Kết chuyển TVA thu hộ nhà nước.
Nợ TK 4457- thu hộ NN.
Có TK 4455- TVA phải nộp NN.
. Nếu TK 4455 dư Có: đó là số TVA phải nộp NN.
. Nếu TK 4455 dư Nợ: được khấu trừ vào tháng tiếp theo( Theo kì hạn là ngày 25 của tháng sau).
Nợ TK 4455- TVA phải nộp NN.
Có TK 512- Ngân hàng.
Có TK 531- Tiền mặt
* kế toán thuế GTGT o Thuỵ Điển
Là một nước đi đầu trong việc áp dụng thuế GTGT (1969). Trước khi thực hiện GTGT, Thuỵ Điển đã thực hiện cơ chế thuế doanh thu với một thuế suất 10% áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Mục tiêu của sự chuyển đổi là khuyến khích hàng xuất khẩu và thực hiện hoàn thuế đối với hoạt động xuất khẩu.
Quá trình chuyển đổi thuế ở Thuỵ Điển được tiến hành qua hai giai đoạn:
Mùa xuân năm 1968 Bộ Tài Chính giải trình trước Quốc hội và các doanh nghiệp về kế hoạch, nội dung chuyển đổi cơ chế nộp thuế.
Mùa thu năm 1968 được Quốc hội thông qua và ban hành năm 1969 với những nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Các đối tượng nộp thuế doanh thu đều chuyển sang nộp GTGT. Thời kỳ đó có 160.000 đối tượng nộp thuế doanh thu. Các dịch vụ không phải nộp thuế, 200.000 hộ nông dân năm ngoài cơ chế GTGT.
Thứ hai: áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nộp khâu trước.
Thứ ba: Thuế suất lúc đầu áp dụng một mức thuế là 10% như thuế doanh thu nhưng do cơ chế khấu trừ nên làm giảm số thuế GTGT. Để bù đắp nguồn thu, Thuỵ Điển đã tăng phí bảo hiểm 1% trên tổng quĩ lương. Trong quá trình thực hiện Thuỵ Điển cũng đã điều chỉnh thuế suất và bổ sung thêm mức thuế vào.
Thứ tư: Đối với những đầu tư trang thiết bị, máy móc khi thực hiện GTGT cung được khấu trừ.
Thứ năm: Không qui định cho miễn giảm GTGT vì không thể dùng chính sách thuế GTGT để trợ cấp.
* Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước đã tính thuế GTGT
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước áp dụng GTGT cà hội thoả, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia thuế GTGT của các tổ chức quốc tế và một số nước có thể rut ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Thuế GTGT là một loại thuế có nhiều ưu điểm cần nghiên cứu áp dụng nhằm góp phần thúc dẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế thị trường, mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo nguồn thu ổn định và phát triển cho Ngân sách quốc gia. Nhưng không thể và không nên áp dụng thí điểm thuế GTGT trong phạm vi hẹp ở một số nghành và một số đơn vị.
- Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải được nghiên cứu chính sách thuế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước.
1.2. Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp.
1.2.1. ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT
1.2.2 chứng từ kế toán sử dụng
a/ Hoá đơn giá trị gia tăng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT" do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT
Khi lập hoá đơn phải sử dụng mẫu số 01 GTKT – 3Llvới trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 01 GTKT – 2LL với trường bán hàng hóa với số lượng nhỏ.
b/ Hoá đơn bán hàng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng" do Bộ Tài chính phát hành.
Khi lập hoá đơn bán hàng phải sử dụng mẫu số 02 GTKT – 3LN cho trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 02 GTKT- 2LN cho hàng hóa bán với số lượng nhỏ.
c/ Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù
Để sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả hoá đơn tự phát hành),doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng).
- Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.
d/ Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính
e/ Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất
Nếu doanh nghiệp mua hàng hoá là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập "Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất" theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
1.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Để kế toán thuế GTGT, theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 100/1998/TT - BTC ngày 15/07/1998 bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán hiện hành TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên TK 3331 "thuế doanh thu" thành TK 3331 "thuế GTGT phải nộp"
1.1. TK133 "Thuế GTGT được khấu trừ"
ã Nội dung phản ánh: Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
ã Đối tượng sử dụng TK133: Tài khoản này chỉ được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Kết cấu của tài khoản 133:
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Thuế GTGT của hàng mua phải trả lại
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
1.2. TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp"
ã Nội dung phản ánh: Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
ã Đối tượng sử dụng: Tài khoản 3331 áp dụng cho các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331:
Bên nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách nhà nước.
- Số thuế GTGT được giảm trừ
-Số thuế GTGT của hàng bị trả lại.
Bên có:
- Thuế GTGT đầu ra:
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
+ Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu
Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách nhà nước
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
ã Tài khoản 33311"Thuế giá trị gia tăng đầu ra": Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ.
ã Tài khoản 33312 "Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu": Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
1.2.4. kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ
1.2.4.1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào.
Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng TK 133-“Thuế GTGT được khấu trừ”.
TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã được khấu trừ còn được khấu trừ”.
Nguyên tắc hạch toán TK 133 _ thuế GTGT được khấu trừ.
TK 133 chỉ áp dụng đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và CSKD không thuộc diện chịu thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì CSKD phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK133. Cuối kì, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ(%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kì tương ứng với doanh thu trong kì, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kì sau.
Trường hợp CSKD mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá phúc lợi mà được trang trải bằng nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của VT, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù( như tem bưu điện, vé cước vận tải,…) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì CSKD được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được qui định tại Điểm 10, Mục I, Phần B Thông tư số 89/1998/TT/BTC ngày 27-6-1998 của Bộ Tài chính.
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán (tiền mua vé, mua tem …
1+(%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào Bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi, lúa, ngô, khoai, sắn, sản phẩm chăn nuôi, là gia súc, gia cầm, cá tôm, và các loại thuỷ sản khác.
3% đối với các loại sản phẩm là nông sản, lâm sản không qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1163.doc