Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội

Lời mở đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra trước hết đối với mọi doanh nghiệp là phải luôn tôn trọng và thực hiện tốt nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh “ lấy thu bù chi và có lãi hợp lý”. Nói cách khác, các doanh nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa sản xuất và tiêu thụ. Có quản lý tốt quá trình sản xuất sản phẩm, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường, tăng nhanh doanh thu tiêu thụ, doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh, tạo thế

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lực vững chắc trên thị trường. TP là một bộ phận quan trọng thuộc TSLĐ, là kết quả của quá trình sản xuất, do vậy yêu cầu đặt ra là phải tổ chức hạch toán và quản lý chặt chẽ TP, đồng thời cũng phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ. Vì thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tái sản xuất và thu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được rõ vấn đề này,và cũng như nhiều các doanh nghiệp sản xuất khác khác, Công ty gạch ốp lát Hà Nội đã rất coi trọng công tác hạch toán TP và tiêu thụ TP nhằm giúp cho việc hạch toán và xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường. Từ những lý do trên là một sinh viên của Học viện tài chính, được thực tập tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, với mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội”. Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán TP và tiêu thụ TP , đồng thời đánh giá lại thực trạng kế toán TP tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, qua đó thấy được những ưu nhược điểm và đưa ra một số những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TP và tiêu thụ TP cho công ty. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những lý luận chung và nội dung công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty. Phương pháp nghiên cứu xuyên suất của đề tài là dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ lý luận đến thực tiễn- từ thực tiễn ra lý luận. Ngoài ra một số phương pháp khác như : phân tích, thống kê, tổng hợp, thực nghiệm…. Cũng được sử dụng. Về kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có các chương sau: Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán TP và tiêu thụ TP trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực tế công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty gạch ốp lát Hà Nội. Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP tại công ty gạch ốp lát Hà Nội. Vì khả năng và thời gian có hạn nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để bài viết được hoàn thiện và thiết thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Trọng Cơ cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kế toán của trường, xin chân thành cảm ơn lãnh đạo công ty và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế toán công ty gạch ốp lát Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Hà nội, ngày 11 tháng 04 năm 2003 Sinh viên : Tô Thị Hồng Hạnh Lớp K37- 21.04 Học Viện Tài Chính Chuơng I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. .1.1- Sự cần thiết phải tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và khẳng định được vị trí của mình thì việc chỉ sản xuất ra sản phẩm thôi là chưa đủ mà điều làm họ quan tâm hơn cả là sản phẩm của họ có được thị trường chấp nhận hay không?, có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không?, hay nói một cách khác là sản phẩm của họ có tiêu thụ được hay không? .Quá trình sản xuất kinh doanh có được liên tục, thuận lợi, doanh thu thu từ sản phẩm có đủ để bù đắp chi phí và có lãi hay không?, lợi nhuận từ sản phẩm cao hay thấp..., tất cả phụ thuộc vào việc tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, làm cho quá trình tiêu thụ được diễn ra một cách thuận lợi, đó là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay và đó cũng là cách cơ bản nhất để các doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì thế mà các doanh nghiệp cần phải có biện pháp quản lý tốt thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Một trong những công cụ đắc lực nhất có hiệu quả nhất để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và quản lý, tiêu thụ thành phẩm nói riêng đó là kế toán. Kế toán bằng hệ thống các phương pháp khoa học riêng có của mình sẽ nắm bắt được các thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, giúp cho công tác quản lý trong doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. 1.1.1 - Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm. TP là những sản phẩm đã được gia công chế biên xong ở bước công nghệ cuối cùng của quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm đó, đã được kiểm tra kỹ thuật, được xác định phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quy định. Nửa TP là những sản phẩm chưa qua giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, nhưng do yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ mà nó được nhập kho TP và khi bán cho khách hàng chúng có ý nghĩa như thành phẩm. TP được biểu hiện trên hai mặt: hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật,TP được biểu hiện cụ thể bởi số lượng( hay khối lượng) và chất lượng ( hay phẩm cấp). Số lượng của TP phản ánh quy mô của TP mà doanh nghiệp tạo ra và nó được xác định bằng các đơn vị đo lương như kg, lít, mét, bộ, cái, đôi, viên...Chất lượng của TP được xác định bằng tỷ lệ % tốt xấu hoặc hệ số phẩm cấp( loại I, loại II...) của sản phẩm. Số lượng và chất lượng là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, liên hệ với nhau một cách biện chứng. Về mặt giá trị: Giá trị TP chính là giá thành sản xuất thực tế của TP nhập kho hay giá vốn của TP đem bán. Giá trị của TP là sự kết tinh của đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động cùng các chi phí khác bỏ ra trong quá trình sản xuất. *Yêu cầu quản lý: Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp vừa phải chú ý tăng nhanh số lượng thành phẩm sản xuất ra, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm sản xuất ra. Có như vậy TP của doanh nghiệp mới được thị trường chấp nhận, có khả năng cạnh tranh góp phần thúc đẩy nhanh doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy trong việc quản lý và hạch toán thành phẩm luôn phải đề cập đến cả hai mặt hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật: phải quản lý chặt chẽ trên cả hai mặt số lượng và chất lượng. Đối với số lượng: Phải quản lý, giám đốc thường xuyên tình hình thực hiện khối lượng sản xuất, tình hình nhập – xuất – tồn kho TP, phát hiện kịp thời thình hình thừa thiếu sản phẩm, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Phân biệt giữa lượng tồn kho cần thiết với trường hợp hàng hoá tồn đọng nằm trong kho không tiêu thụ được để đề xuất các biện pháp giải quyết. Đối với chất lượng: Phải làm tốt công tác kiểm tra phân cấp sản phẩm và có chế độ bảo quản riêng đối với từng loại sản phẩm, nhất là các loại sản phẩm quý hiếm, dễ hư hỏng, kịp thời phát hiện các mặt hàng kém phẩm chất. Có như vậy mới giữ vững được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thường xuyên cải tiến mẫu mã mặt hàng ( kiểu dáng, hình thức, màu sắc…), không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm vì sản phẩm kém phẩm chất, lỗi thời lạc mốt. Về mặt giá trị: Phải ghi chép và phản ánh đúng giá trị thực nhập, thực xuất của từng loại, từng nhóm sản phẩm. Trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất để tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Trong mỗi một doanh nghiệp, có thể không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà có khi là nhiều loại sản phẩm với mấu mã kích thước khác nhau. Do đó vấn đề quản lý TP mỗi lúc thêm phức tạp. Để phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường đòi hỏi quản lý TP phải phát huy vai trò của mình một cách triệt để, để nó thực sự là công cụ quản lý sắc bén phát huy chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2- Tiêu thụ và yêu cầu quản lý. * Khái niệm và ý nghĩa của tiêu thụ TP. Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi kết thúc quá trình sản xuất, qua kiểm tra về chất lượng nếu đảm bảo được nhập kho TP để đem bán trên thị trường hoặc giao ngay cho khách hàng, hay nói cách khác là thực hiện hành vi tiêu thụ. Tiêu thụ( bán hàng) là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá, tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thức hiện vật( hàng) sang hình thái tiền tệ( tiền). Như vậy tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn cuối cùng của quy trình tuần hoàn vốn của đơn vị. Có thể nói thực hiện tiêu thụ tốt là điều kiện để sản xuất phát triển, tăng lợi nhuận, từ đó mới có thể mở rộng tái sản xuất. Ngoài TP là bộ phận chủ yếu, đem đi tiêu thụ còn có thể là vật tư, lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Quá trình tiêu thụ được coi là hình thành và kết thúc phải được bảo đảm hai điều kiện: gửi hàng cho người mua và người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Tổng số tiền trên các hoá đơn bán hàng tương ứng với giá trị của sản phẩm, hàng hoá được coi là tiêu thụ trong thời kỳ nhất định được gọi là doanh thu. Doanh thu có thể được phân chia thành hai loại: doanh thu nội bộ và doanh thu bán ra ngoài. Doanh thu nội bộ là số tiền tương ứng với số thành phẩm, hàng hoá dịch vụ cung cấp trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty, còn doanh thu bán ra ngoài là số tiền tương ứng với lượng TP, hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp khác hay các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ TP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân: - Đối với nền kinh tế quốc dân: Thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, dữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng. - Đối với doanh nghiệp sản xuất: Thông qua tiêu thụ sẽ thu hồi được vốn, tiếp tuc quá trình tái sản xuất, từ đó tăng vòng quay vốn lưu động làm cho quy mô sản xuất lớn hơn và mang lại hiệu quả cao quả cao hơn. - Đối với bên thứ ba có quan hệ sản xuất trực tiếp với DN: Thông qua tiêu thụ mới đảm bảo cho các đơn vị có quan hệ mua bán với doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch SXKD của mình. * Yêu cầu quản lý. Rõ ràng, tiêu thụ TP là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong mỗi DN. Do vậy đòi hỏi DN phải tổ chức chặt chẽ quá trình này. Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm, mỗi DN cần sắp xếp bố trí tổ chức lao động, tổ chức SX trên các dây chuyền SX cũng như cân đối giữa các lực lượng lao động trực tiếp SX trên toàn đơn vị một cách khoa học để sao cho với các chi phí bỏ ra ít nhất nhưng thu được lợi nhuận cao nhất. Về khối lượng sản phẩm: Phải thường xuyên đối chiếu, kiểm tra cập nhật trên cơ sở các phiếu xuất kho nhập kho TP với thủ kho, nắm bắt kịp thời lợi nhuận của từng mặt hàng để từ đó có những đề xuất về kế hoạch mặt hàng và cơ cấu mặt hàng, có định hướng cho đơn vị khi xây dựng kế hoạch mặt hàng. Đối với chi phí lưu thông: Xét về tính chất chi phí lưu thông thường được phân chia làm hai loại: Một loại tham gia vào quá trình SX sản phẩm, đó là các chi phí về bao bì, mẫu mã,.., loại chi phí này phải xây dựng định mức để có biện pháp tiết kiệm. Một loại không mang tính chất thường xuyên, nhưng liên quan trực tiếp tới khâu tiêu thụ, đó là những chi phí quảng cáo, tuyên truyền, tiếp thị,...Tất cả các chi phí lưu thông được tập hợp và phân bổ chính xác cho từng mặt hàng. Đối với giá bán: Việc quản lý công tác TP phải thường xuyên phân tích và có thông tin kịp thời giữa giá thành và giá bán, xác định giá bán sao cho phù hợp, bù đủ các chi phí bỏ ra và có lợi nhuận, song vẫn đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường, phải thường xuyên có sự điều chỉnh về giá bán phù hợp với cơ chế thị trường. Về phương thức thanh toán: Trong cơ chế thị trường hiện nay quản lý khâu tiêu thụ TP gắn liền với việc theo dõi thanh toán công nợ trong quá trình tiêu thụ TP. DN phải quản lý chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng, tránh mất mát ứ đọng vốn. Đồng thời DN phải có cơ chế giá, cơ chế thanh toán bảo đảm cho việc thu hút khách hàng. Về khách hàng: Phải có sự mã hoá danh mục khách hàng để có thể quản lý và theo dõi chặt chẽ đối với từng khách hàng. Ngoài ra quản lý khâu tiêu thụ còn phải nắm vững các chính sách, chế độ, các loại thuế đảm bảo nộp ngân sách đẩy đủ kịp thời. 1.1.3 -Vai trò của kế toán TP, tiêu thụ TP với công tác quản lý ở các DNSX. Trong DN, quá trình SXKD không chỉ dừng lại ở một việc SX ra sản phẩm mà còn phải tiêu thụ chúng một cách kịp thời, giữa kế hoạch SX và kế hoạch tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, SX là cái gốc của tiêu thụ, còn tiêu thụ là việc đưa kết quả SX tới tay người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.Việc tổ chức tốt công tác kế toán TP và tiêu thụ TP sẽ tạo điều kiện để SX phát triển, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán vào nề nếp, hạn chế được sự thất thoát TP…Thông qua số liệu của kế toán TP và tiêu thụ TP, chủ DN có thể đánh giá được mức độ hoàn thành về kế hoạch SX, giá thành tiêu thụ và lợi nhuận. dựa vào đó chủ DN có thể tìm ra các biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào- SX- đầu ra. Nhà nước có thể kiểm tra kiểm soát việc thực hiện và chấp hành luật về kinh tế tài chính nói chung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nói riêng, nghĩa vụ tài chính đối với hai bên có quan hệ kinh tế với DN. Trong nền kinh tế “mở”, kế toán không chỉ là công cụ của những nhà quản lý và điều hành SXKD mà còn là những phương tiện để kiểm tra, giám sát của những người chủ sở hữu DN, những người có quan hệ kinh tế và lợi ích ở DN như các nhà đầu tư cho vay, các nhà thầu, khách hàng. Họ có thể biết được khả năng SX và tiêu thụ các mặt hàng của DN ở trên thị trường, hiệu quả kinh tế của DN, từ đó có thể lựa chọn quyết định đầu tư, cho vay có quan hệ làm ăn với DN. Chính vì vậy để phát huy vai trò kế toán TPvà tiêu thụ TP đối với công tác quản lý ,đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải thật sự khoa học và hợp lý. 1.1.4 - Nhiệm vụ của kế toán TP và tiêu thụ TP. Kế toán là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý hoạt động SXKD nói chung và quản lý TP-tiêu thụ TP nói riêng. Để phát huy vai trò tích cực của mình, kế toán TP và tiêu thụ TP phải làm tốt các nhiệm vụ sau: - Phản ánh, giám đốc tình hình thực tế kế hoạch SX sản phẩm về số lượng, chất lượng và chủng loại. Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời, giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại TP trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. -Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, ghi chép kịp thời các khoản bán hàng, thu nhập bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng, thanh toán với ngân sách và xác định kết quả của từng hoạt động trong DN. - Phản ánh và giám đốc tình hình phân phối thu nhập, cung cấp ssố liệu cho việc quyết toán đầy đủ, lập và gửi báo cáo kết quả SXKD kịp thời, đúng chế độ. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình SX tiêu thụ, thu nhập và phân phối kết quả. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý TP và tiêu thụ TP trong DN. Song nó thực sự chỉ phát huy tác dụng khi bộ phận kế toán nắm vững được nội dung của việc tổ chức công tác kế toán. 1.2- tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP trong các DN SX. 1.2.1- Kế toán TP. 1.2.1.1- Nguyên tắc tổ chức hạch toán TP. Để quản lý và hạch toán chặt chẽ TP thì công tác kế toán TP phải tổ chức theo nguyên tắc sau: * Phải tổ chức hạch toán TP theo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng TP. * Phải kết hợp việc ghi chép của kế toán TP với việc ghi chép ở kho và phân xưởng SX đảm bảo cho TP được phản ánh kịp thời. * Đối với TP trong các DN khi nhập kho, xuất kho phải ghi theo đúng giá thành thực tế. * TP trong DN bao gồm nhiều loại, nhiều thứ hạng phẩm cấp, do đó yêu cầu quản lý chúng về mặt kế toán là không giống nhau, kế toán chi tiết TP phải thực hiện theo từng kho, từng nhóm, từng loại và phải chú ý tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý. 1.2.1.2-Đánh giá TP. Đánh giá TP là việc dùng thước đo tiền tệ để xác định trị giá của TP nhập- xuất- tồn kho theo phương pháp thích hợp. Về nguyên tắc, TP được phản ánh theo trị giá vốn thực tế hay giá thành sản xuất thực tế. Thực hiện đánh giá TP theo giá thực tế có nghĩa là trị giá của TP phản ánh trong kế toán tổng hợp phải được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế hay còn gọi là giá vốn thực tế. * Đối với TP nhập kho: TP của doanh nghiệp sau khi kết thúc quá trình SX được nhập kho, khi đó kế toán tiến hành đánh giá đối với những TP này để xác định giá trị TP nhập kho. Giá thực tế của TP nhập kho được xác định phù hợp với từng nguồn nhập. Cụ thể: - TP do doanh nghiệp SX ra được đánh giá theo giá thành SX thực tế, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - TP thuê ngoài gia công được đánh giá theo giá thành thực tế gia công bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí gia công), chi phí thuê gia công và các chi phí khác liên quan đến TP thuê gia công( chi phí vận chuyển đi, về...). - TP mua ngoài( nếu có) thì được tính theo trị giá vốn thực tế nhập kho( là giá ghi trên hoá đơn) bao gồm có thuế, các chi phí mua thực tế( chi phí vận chuyển, bốc xếp...) * Đối với TP xuất kho: Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng DN mà tính trị giá thực tế của TP xuất kho có thể áp dụng một trong nhiều phương pháp. Khi áp dụng ,một trong các phương pháp này, phải có sự đăng ký trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Phương pháp 1: Phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này: Giá thực tế TP XK = Giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Số lượng TP x phẩm xuất kho Số lượng TP + tồn đầu kỳ Số lượng TP nhập trong kỳ Đây là phương pháp mà các DN hay sử dụng khi đánh giá thành phẩm xuất kho. Nó có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng có nhược điểm là chỉ đến cuối kỳ kế toán mới có thể tính được TP xuất kho nên rất hạn chế công tác kiểm tra của kế toán. Phương pháp 2: Tính theo giá thực tế đích danh ( Tính theo đơn giá thực tế của từng loại TP theo từng lần nhập). Phương pháp này không phải DN nào cũng có thể áp dụng được. Chỉ có những DN tổ chức quản lý theo dõi TP theo từng lô hàng. Khi xuất kho TP thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng đó để tính giá thực tế xuất kho. Phương pháp 3: Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết rằng hàng nào nhập vào kho trước thì xuất trước.Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp sau. Phương pháp 4: Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước. Phương pháp này có nội dung tương tự như tính theo giá nhập trước xuất trước chỉ khác là hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Hai phương pháp sau này thường chỉ áp dụng trong đánh giá vật liệu, còn đối với TP do chủ yếu là nhập kho từ sản xuất cho nên trong kỳ dù có nhập nhiều lần song chỉ đến cuối kỳ kế toán mới có thể tập hợp được chi phí và tính giá thực tế TP nhập kho. Do đó TP dù là nhập trước hay sau thì vẫn có cùng giá trị. Cho nên phương pháp này đối với các DN SX chỉ tồn tại trên lý thuyết. 1.2.1.3- Nội dung kế toán TP. 1.2.1.3.1- Kế toán chi tiết TP. TP là một trong những đối tượng kế toán, các loại TP cần phải được tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về mặt hiện vật, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm…, và được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập-xuất kho, đảm bảo sự phù hợp số liệu giữa thủ kho và kế toán, tránh ghi chép trùng lặp, không cần thiết, giảm hao phí lao động trong hạch toán. Các DN phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết TP cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung và công tác quản lý TP nói riêng. *- Chứng từ sử dụng: Mọi nghiệp vụ biến động của TP đều phải được ghi chép, phản ánh vào chứng từ ban đầu phù hợp và theo đúng nội dung đã quy định. Các chứng từ chủ yếu gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê, thẻ kho,… được ban hành theo quyết định số 1141-TC/CĐKT của bộ tài chính ngày 01/11/1995. Trên cơ sở chứng từ kế toán về sự biến động của TP để phân loại, tổng hợp và ghi sổ kế toán thích hợp. *- Kế toán chi tiết TP. Hạch toán chi tiết TP được thực hiện tại kho và tại phòng kế toán. Nội dung hạch toán chi tiết TP là theo dõi chi tiết cho từng loại, từng nhóm, thậm chí đến từng TP trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Tuỳ theo đặc điểm của từng DN, tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, trình độ của đội ngũ kế toán,... mà DN có thể áp dụng một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết TP như sau: **- Phương pháp thẻ song song. Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Thẻ ( sổ kế toán chi tiết) Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu ở kho: Thủ kho sẽ dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn vật tư hàng hoá về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho, thẻ mở cho từng danh điểm vật tư hàng hoá( từng loại thứ vật tư hàng hoá). ở phòng kế toán: Kế toán phải mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật tư hàng hoá tương ứng với thẻ kho ở mỗi kho. Thẻ này có nội dung tương tự như thẻ kho, chỉ khác là theo dõi thêm về mặt giá trị hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập, chứng từ xuất do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư hàng hoá phải kiểm tra đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào và tính ra số tiền sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất vào các thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết có liên quan, cuối tháng tiến hành cộng sổ chi tiết và đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tư hàng hoá. Ngoài ra để quản lý chặt chẽ các thẻ kho, kế toán phải mở sổ đăng ký thẻ kho và khi giao thẻ kho cho thủ kho thì phải ghi vào sổ. Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu. Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp giữa chỉ tiêu hiện vật, hơn nữa việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu tiến hành về cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán, khối lượng công việc ghi chép nhiều. Điều kiện áp dụng: Thường chỉ áp dụng với các DN có chủng loại ít, khối lượng nhập kho không lớn, trình độ kế toán chưa cao, thường đối với DN sử dụng kế toán máy. **- phương pháp đối chiếu luôn chuyển. Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Sổ kế toán tổng hợp Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - ở kho: Thực hiện ghi chép giống phương pháp ghi thẻ song song. - ở phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luôn chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng danh điểm vật tư hàng hoá theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập vào bảng kê nhập, các chứng từ xuất vào bảng kê xuất. Và từ bảng kê nhập, bảng kê xuất để ghi vào sổ đối chiếu luôn chuyển. Mỗi thứ chỉ ghi một dòng. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật tư hàng hoá trên sổ đối chiếu luôn chuyển với thẻ kho và đối chiếu số tiền với sổ kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán so với phương pháp ghi thẻ song song. Nhược điểm: - Vẫn có sự trùng về chỉ tiêu số lượng giữa ghi chép của thủ kho và kế toán. -Hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán vì việc đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng. Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng đối với DN có quy mô nhỏ, khối lượng chủng loại ít, nhập kho không thường xuyên. **- phương pháp ghi sổ số dư. Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ số dư Sổ KT tổng hợp Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn Phiếu giao nhận chứng từ nhập Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu - ở kho: Cũng tương tự như các phương pháp trên. Tuy nhiên, định kỳ sau khi ghi thẻ kho thì thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho của từng danh điểm vật tư hàng hoá. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập- xuất. Ngoài ra thủ kho còn phải ghi số lượng vật tư hàng hoá tồn cuối tháng vào sổ số dư của từng danh điểm vật tư hàng hoá. Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm. Trước ngày cuối tháng kế toán sẽ giao cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính ra thành tiền. - ở phòng kế toán: Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán phải kiểm tra và tính giá chứng từ theo giá hạch toán tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm vật tư hàng hoá vào bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho. Bảng này được mở cho từng kho và là cơ sở để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp. Nó được ghi trên cơ sở các phiếu giao nhạn chứng từ nhập xuất vật tư hàng hoá, và được dùng đối chiếu với sổ số dư ở chỉ tiêu tồn kho. Ưu điểm: - Giảm bớt khối lượng công việc ghi chép của kế toán ( ghi theo số tồn). - Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán và việc cung cấp thông tin là khá kịp thời. Nhược điểm: - Do kế toán chỉ ghi chỉ tiêu thành tiền của vật tư hàng hoá, do đó để có thông tin về tình hình nhập xuất tồn của từng vật tư hàng hoá thì phải căn cứ vào số liệu trên thẻ kho. - Khi kiểm tra đối chứng số liệu, nếu có sự không khớp đúng giữa số liệu trên sổ số dư với số liệu tương ứng trên bảng kê nhập xuâts tồn thì việc tìm kiếm nguyên nhân sẽ rất phức tạp. Điều kiện áp dụng: DN phải xây dựng được đơn giá hạch toán cho từng thứ vật tư hàng hoá, xây dựng được danh điểm vật tư hàng hoá một cách hợp lý và trình độ của người làm công tác kế toán cao. 1.2.1.3.2- Kế toán tổng hợp TP. Phản ánh và giám đốc tình hình nhập- xuất- tồn kho TP theo giá thành SX thực tế. *- Tài khoản sử dụng: TK 155 “Thành phẩm” : Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại TP trong DN. TK này có số dư bên nợ. TK 157 “Hàng gửi đi bán”: Phản ánh giá trị hàng hoá sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá, sản phẩm gửi bán đại lý, ký gửi, trị giá dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. TK này có số dư bên nợ. TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Phản ánh trị giá vốn của TP, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất trong kỳ.TK này không có số dư. * Trình tự kế toán. 2.2- Kế toán tiêu thụ TP. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá , cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có). Các khoản làm giảm DTBH bao gồm: - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khác hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. 1.2.2.1: Phương thức bán hàng và hình thức thanh toán. Quá trình bán hàng gồm hai giai đoạn: Giai đoạn DN SX giao sản phẩm cho người mua và giai đoạn người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Trong thực tế, sản phẩm của DN SX được bán theo các phương thức chính sau: + Phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp: Trường hợp này DN chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng và thu được tiền ngay, lúc này hành vi giao hàng xảy ra cùng hành vi thu tiền nên doanh thu tiêu thụ chính là tiền bán hàng nhập quỹ. + Phương thức bán hàng trả chậm ( bán chịu): Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng và nhận lấy sự cam kết thanh toán của khách hàng trong tương lai. Như vậy, doanh thu bán hàng đã được xác định kỳ này nhưng kỳ sau mới có tiền nhập quỹ. + Phương thức bán hàng theo hợp đồng: Doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng tại thời điểm theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong phương thức này, chỉ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã nhận thì số hàng đó mới được coi là tiêu thụ. + Phương thức bán hàng qua đại lý: Doanh nghiệp gửi hàng đi cho khách hàng, khi đó sản phẩm, hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu của DN nên chưa phản ánh được doanh thu mà chỉ đến khi khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì mới phản ánh doanh thu. + Phương thức bán hàng trả góp: Tại thời điểm giao hàng cho khách hàng được coi là tiêu thụ. Khách hàng thanh toán tại thời điểm mua một phần tiền hàng, còn lại sẽ là trả dần vào những kỳ sau. Trường hợp này kế toán sẽ phản ánh doanh thu ngay. + Phương thức bán hàng khác: Như hàng đổi hàng, tiêu thụ nội bộ... 1.2.2.2 - Chứng từ sử dụng. Khi phát sinh các nghiệp vụ, các chứng từ liên quan phải phù theo đúng Quyết định 1141TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính. Các chứng từ sử dụng chủ yếu trong kế toán tiêu thụ là: hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, chứng từ tính thuế... và các chứng từ khác. 1.2.2.3-TK sử dụng: Trong kế toán tiêu thụ TK sử dụng chủ yếu là: TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Phản ánh toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao d._.ịch và nghiệp vụ phát sinh. TK 511 không có số dư cuối kỳ. TK này có 4 TK cấp hai: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá TK 5112: Doanh thu bán TP TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114: Doanh thu trợ cấp trợ giá TK 521 “ Chiết khấu thương mại”: Sử dụng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho khách hàng do việc khách hàng thanh toán trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận hoặc vì một lý do ưu đãi khác. TK 531 “ Hàng bán bị trả lại” : Dùng để phản ánh doanh số của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân thuộc về lỗi của DN. TK 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” : Phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế GTGT phải nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. TK này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. TK này cói hai TK cấp 3: + TK 33311- Thuế GTGT đầu ra + Tk 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan như TK 111, TK 112,... 1.2.2.4- Kế toán doanh thu bán hàng, thuế GTGT và các khoản giảm trừ. - Doanh thu của khối lượng TP đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 111, 112 – Nếu đã thu tiền Nợ TK 131 – Nếu chưa thu tiền Có Tk 511 – Doanh thu chưa có thuế GTGT Có TK 3331- Phần thuế GTGT phải nộp Nếu như thu bằng ngoại tệ ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết theo nguyên tệ đã thu được hoặc phải thu, kế toán còn phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái quy định để quy đổi ra tiền Việt Nam ghi vào TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu DN SX chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh Doanh thu: Nợ TK 111, 112 – Nếu đã thu tiền Nợ Tk 131 – Nếu chưa thu tiền Có TK 511 Tính toán ra số thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu phải nộp Nhà nước rồi ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 511 Có TK 333 (3332, 3333) -Khoản chiết khấu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán kế toán ghi theo định khoản: Nợ TK 521: Chiêt khấu thương mại Nợ TK3331: Thuế GTGT đầu ra được giảm trừ Có TK 131: Giảm trừ vào khoản tiền hàng phải thu Có TK 111, 112- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển khoản chiết khấu bán hàng làm giảm doanh thu: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 – Chiết khấu thương mại - Khoản giảm giá hàng bán trong kỳ DN đã chấp nhận cho người mua khi thực tế phát sinh kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331- Số thuế GTGT giảm giá hàng bán Có TK 111, 112 – Nếu chi trả cho khách hàng Có TK 131 – Nếu trừ vào khoản tiền hàng phải thu Cuối kỳ hách toán, kết chuyển toán bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doang thu bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ Tk 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532 : Giảm giá hàng bán - Trường hợp bán hàng bị trả lại: kế toán ghi sổ để điều chỉnh lại giá vốn, doanh thu và thuế GTGT. + Giá vốn hàng bán: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 632- Giá vốn hàng bán + Phản ánh doanh số và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531 – Doanh số hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331- Thuế GTGT của số hàng bán bị trả lại Có TK 111, 112 – Nếu đã thu tiền Có TK 131 – Nếu chưa thu tiền + Chi phí phát sinh liên quan đến số hàng bán bị trả lại ( nếu có): Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 111, 112, 141, 334… + Cuối kỳ hạch toán doanh số của hàng bán bị trả lại nếu được trừ vào doanh thu bán hàng, kế toán ghi theo định khoản: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531- Hàng bán bị trả lại - Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng: Trường hợp này xuất hiện cả hai nghiệp vụ mua và bán, do đó phải hạch toán đồng thời cả hai nghiệp vụ: + Căn cứ vào hoá đơn mang hàng đi đổi: Nợ TK 131- Tổng giá thanh toán Có TK 511- Doanh thu chưa có thuế GTGT Có TK 3331 –Thuế GTGT phải nộp + Căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhận về ( hoá đơn mua) Nợ TK 152, 153, 156- Giá bán chưa có thuế Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131- Tổng giá thanh toán - Trường hợp DN trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, kế toán ghi sổ như sau: + Hạch toán doanh thu: Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Trường hợp này thuế GTGT tính theo giá bán sản phẩm ra ngoài. - Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: + Khi bán hàng trả chậm trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 ( Tổng giá thanh toán) Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 5113- Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện ( Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) + Khi thực hiện thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi : Nợ các TK 111, 112.... Có TK 131- Phải thu của khách hàng. + Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng tả chậm, trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515- Doanh thu họat động tài chính ( Lãi trả chậm, trả góp) - Bán hàng theo phương thức gửi bán ở các đại lý: + Nếu doanh thu của hàng gửi đại lý và hoa hồng đại lý được thanh toán riêng biệt, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 111,112 Nợ TK 131- Có TK 511- Doanh thu chưa có thuế GTGT Có TK 3331- Thuế GTGT Tiền hoa hồng trả cho đại lý được coi là chi phí bán hàng, ghi theo định khoản: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 111,112- Số hoa hồng phải trả + Nếu tính trừ hoa hồng để lại cho đại lý vào doanh thu bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 111, 112, 131- Số đã nhận hoặc phải thu Nợ TK 641- Số hoa hồng trả cho đại lý Có TK 511- Doanh thu chưa có thuế Có TK 331- Thuế GTGT Chú ý: Tất cả các trường hợp hạch toán thuế GTGT trên đều là áp dụng cho DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Còn đối với DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp được ghi sổ vào cuối kỳ theo định khoản: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có Tk 3331- Thuế GTGT phải nộp 1.2.2.5-Kế toán chi phí bán hàng Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ , DN phải bỏ ra các khoản chi phi cho khâu lưu thông, bán hàng như: vận chuyển, bao gói, giao dịch...gọi chung là chi phí bán hàng. Như vậy, chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ. TK sử dụng là TK 641: Chi phí bán hàng, để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ. TK 641 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các TK cấp hai sau: TK 6411 – Chi phí nhân viên TK 6422- Chi phí vật liệu bao bì. TK 6413- Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6414- Chi phí khấu hao tái sản cố định TK 6415- Chi phí bảo hành TK 6417- Chi phi dịch vụ mua ngoài TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác Trình tự kế toán: Thể hiện ở sơ đồ 3 1.2.2.6- Kế toán chi phí quản lý DN. Chi phí quản lý DN là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả DN. Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý DN để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả DN. TK này không có số dư và được chi tiết thành các TK cấp hai sau: TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425- Thuế, phi và lệ phí TK 6426- Chi phí dự phòng TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428- Chi phí khác bằng tiền Trình tự kế toán thể hiện ở sơ đồ sau: (Sơ đồ 4) 1.2.5- Kế toán xác định kết quả KD: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD và hoạt động khác của DN sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ. Kết quả kinh doanh của DN bao gồm kết quả hoạt động SXKD, kết quả hoạt động hành chính và kết quả hoạt động khác. Theo quy định của chế độ kết toán hiện hành, phương pháp xác định từng loại kết quả kinh doanh như sau: + Kết quả hoạt động SXKD là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán của SP, hàng hoá, dịch vụ, chi phí bán hàng và chi phí QLDN. + Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. + Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với các khoản chi phí khác. Để xác định kết quả SXKD, kế toán sử dụng TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” phản ánh xác định kết quả hoạt động SXKD và các hoạt động khác của DN trong một kỳ hoạch toán. Tài khoản này không có số dư. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu.( Sơ đồ 5) 2.3--Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Mỗi một DN, tuỳ theo đặc điểm quản lý, đặc điểm hoạt động SXKD của mình mà lựa chọn áp dụng một hình thức kế toán phù hợp. Mỗi một hình thức kế toán khác nhau có một hệ thống sổ sử dụng khác nhau. Như đối với hình thức kế toán nhật ký chứng từ thì kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có thể sử dụng bảng kê số 5, bảng kê số 11, bảng kê số 10, nhật ký chứng từ số 8, sổ chi tiết công nợ… còn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có thể sử dụng chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết… Riêng đối với hình thức kế toán nhật ký chung hệ thống sổ kết toán sử dụng trong công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm bao gồm: - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái TK (sổ cái TK 155, sổ cái TK 632, 511, 641, 642, 911) - Sổ chi tiết phải thu của khách hàng. - Sổ chi tiết TK 155. - Sổ tổng hợp TK 155... chương II: Thực tế về tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty gạch ốp lát hà nội. 1.1. Những khái quát chung về Công ty Gạch ốp lát Hà Nội . 2.1.1- Quá trình thành lập và phát triển của Công ty. Tên gọi : Công ty Gạch ốp lát Hà Nội ( VIGLACERA) Trụ sở: Phường Trung Hòa- Quận Cầu Giấy- Hà Nội Tên giao dịch: Hanoi Ceramic Tiles Company. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng ( đổi tên thành công ty gốm xây dựng Hữu Hưng tháng 08/1994), được thành lập theo quyết định 094A- Bộ xây dựng từ tháng 6/1959. Tồn tại và phát triển gần 40 năm, đến ngày 19/05/1998, theo quyết định 284/QĐ/BXD, Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng tách ra thành Công ty gạch ốp lát Hà Nội và nhà máy gạch Hữu Hưng để tạo điều kiện tự chủ cho mỗi đơn vị trong kinh doanh, thuận lợi hơn trong công tác hạch toán kế toán. Từ đây, công ty gạch ốp lát Hà Nội trở thành một đơn vị hạch toán độc lập với chức năng sản xuất và kinh doanh gạch lát nền và gạch ốp tường, thuộc tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng. Công ty đóng tại địa bàn phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Với cơ sở vật chất ban đầu khá thuận lợi, diện tích mặt bằng là 22.600 m2 bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc và hai dây chuyền sản xuất gạch hiện đại hoàn toàn tự động nhập từ Châu Âu, sản phẩm gạch lát nền và gạch ốp tường với nhãn hiệu VICERA đang có chố đứng khá vững chắc trên thị trường. Và để tạo sự thống nhất về tên gọi với sản phẩm khác của Tổng Công ty, ngày 01/01/1999 nhãn hiệu sản phẩm VICERA của Công ty gạch ốp lát Hà Nội được thay bằng nhãn hiệu VIGLACRA. Cho đến nay, công ty đã có rất nhiều chi nhánh, đại lý trên khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước nhờ chất lượng hàng đầu, thị trường tiêu thụ của công ty trải khắp 3 miền Bắc- Trung –Nam, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam. Ngoài ra sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên khắp thế giới và ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng lên. Chính vì thế mà đến đầu năm 2002 một dây chuyền sản xuất mới với tổng vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng đã đi vào hoạt động, nâng công suất hoạt động lên 4 triệu m2/ năm, nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của thị trường. Bằng sự cố gắng cải tiến kỹ thuật và với chính sách “ chỉ sản xuất những mặt hàng phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng”, Công ty gạch ốp lát Hà Nội sẽ đứng vững và ngày càng phát triển góp phần thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD trong một số năm gần đây: STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng vốn SXKD bình quân 174 923 165 099 243 353 - 9824 -5,62 2 Tổng doanh thu tiêu thụ 214 092 219 152 223 776 5060 2,36 3 Doanh thu thuần 213 735 218 762 221 895 5027 2,35 4 Lợi nhuận thuần 3 686 3 686 3 889 - 162 -4,21 5 Thu nhạp bình quân người/tháng 1.561 1.602 1.705 0.041 2,56 6 Số CNV 2.1.2 - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ. 2.1.2.1- Đặc điểm kinh doanh. Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất và kinh doanh hai loại sản phẩm chính là gạch lát nền và gạch ốp tường... Thị trường trong nước là thị trường tiêu thụ chính của công ty, tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Hiện nay công ty đang có những cố gắng lớn để đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở thị trường thế giới. Thị trường đầu vào của công ty cũng khá đa dạng. Nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất là đất sét( chiếm 70%), feldspar, đá thạch anh và một số phụ liệu khác. Nguồn nguyên vật liệu chính chủ yếu từ các nhà cung cấp trong nước như: công ty xăng dầu hàng không, công ty khoáng sản Yên Bái, nguồn đất sét tại Hà Bắc… Nguyên vật liệu phụ, men, màu, các chất phụ gia, phụ tùng thay thế được nhập từ nước ngoài như : Mineral Resource Development Co,Ltd ( cung cấp Kaolin ranong 352); Comercial Mineral/Malaxia/ SDB.DBH ( cung cấp feldspar)… Nhìn chung sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, chất lượng tốt đáp ứng đươc nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Vài năm trở lại đây, thị phần của công ty và các đối thủ của công ty đều có xu hướng giảm mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn tăng, nhường chỗ cho các sản phẩm của các doanh nghiệp mới trong nước và một số sản phẩm mang nhãn hiệu quóc tế. Đây là quy luật tất yếu của nền kinh tế đanh trên đà mở cửa. 2.1.2.2- Quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất gạch ốp lát gồm rất nhiều công đoạn, có thể khái quát qua Sơ đồ 6. Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất gạch ốp lát Dự trữ nguyên liệu Chế biến NL làm xương Chế tạo dự trữ bột ép sản phẩm( gạch mộc) Sấy gạch mộc Tráng men Nung Phân loại sản phẩm Xếp kho 2.1.3- Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty. 2.1.3.1- Đặc điểm tổ chức quản lý. Công Ty Gạch ốp lát Hà Nội thuộc Tổng Công Ty Thủy tinh và Gốm xây dựng là đơn vị Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng nhà nước. Công ty được tổ chức theo kiểu tham mưu trực tuyến chức năng, giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, các phòng ban tham mưu trực tuyến cho giám đốc để đề ra các quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế và có lợi cho công ty. *Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. - Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của công ty, đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, là chủ tài khoản. Ngoài việc ủy quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng ban. - Các phó giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình. *Các phòng ban: Việc tổ chức ra các phòng ban tùy thuộc vào yêu cầu của SXKD. Đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và cũng có vai trò trợ giúp ban giám đốc chỉ đạo các hoạt động SXKD thông suất. Công ty có các phòng ban: +Phòng TCKT: + Phòng kinh doanh: + Phòng tổ chức lao động: + Phòng kế hoạch sản xuất: + Phòng hành chính: +Phòng kỹ thuật. Cơ cấu tổ chức ban quản lý có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7. 2.1.3.2-Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. * Hình thức tổ chức bộ máy. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8. Một đặc điểm nổi bật ở công ty gạch ốp lát Hà Nội là đơn vị có quy mô SX tập chung. Trên cơ sở nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, kế toán kịp thời các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc chỉ đạo tập trung thống nhất, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng TCKT của công ty. Còn ở dưới các phân xưởng không bố trí các bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu. Thu nhận chứng từ kế toán để chuyển lên phòng kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, từ yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán tài vụ của công ty được tổ chức gồm 7 nhân viên phụ trác các phần việc cụ thể: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng kế toán. Kế toán trưởng phụ trách về kế toán tổng hợp, hàng quý có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc. Một kế toán phụ trách phần tài sản, tiền lương. Một kế toán phụ trách vật tư. Một kế toán phụ trách phần tiền gửi Ngân hàng và thanh toán. Một kế toán phụ trách kế toán bán hàng và công nợ. Một thủ quỹ theo dõi chi tiêu tiền mặt hàng ngày, ghi sổ chi tiết quỹ. Cuối tháng báo cáo tồn quỹ theo quy định của kế toán. Sơ đồ 7: Bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ sản xuất PGĐ thiết bị PGĐ kinh doanh Các phòng ban Phân xưởng SX Phân xưởng cơ điện Phòng kinh doanh Văn phòng Phòng TCKT Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch SX Phòng kỹ thuật Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và tiền lương Kế toán vật tư K.toán N.hàng kiêm kế toán thanh toán K. toán TP kiêm k.toán tổng hợp Thủ quỹ Nhân viên kế toán phân xưởng Nhân viên kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép sổ sách theo nghiệp vụ và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý và tiến hành các công việc kế toán. Trình độ của các nhân viên kế toán đều được đào tạo từ trung cấp trở lên, phù hợp với công việc được giao. Các nhân viên kế toán có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác kế toán của mình đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác trong công ty thực hiện tốt công tác hạch toán. *Phương pháp hạch toán kế toán: Công ty sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống chứng từ và tài khoản của công ty được sử dụng theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính. Như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng là VNĐ. Kỳ kế toán của công ty là hàng tháng. * Hình thức kế toán: Hiện tại công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức nhật ký chung. Công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, đó là: Bảng cân đối kế toán( B 01- DN) Báo cáo kết quả kinh doanh( B 02- DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( B 03- DN) Thuyết minh báo cáo tài chính ( B 09- DN) Bên cạnh việc ghi sổ kế toán theo phương pháp thủ công, công ty thực hiện phần lớn công việc kê toán trên máy vi tính. Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế tóan chuyên nghiệp FAST- ACCOUNTING 2003 được thiết kế riêng cho công ty. Việc ứng dụng máy vi tính cho công tác kế toán góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ kế toán, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo điều kiện chuyên môn hóa và khả năng làm việc cao. Chứng từ ban đầu Nhập dữ liệu vào máy vi tính Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán tổng hợp Sô kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán máy 2.2- Thực trạng tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. 2.2.1- Tổ chức công tác kế toán thành phẩm. 2.2.1.1- Đặc điểm thành phẩm ở công ty. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát. Trong những năm gần đây, nền kinh tế với hướng phát triển mới có nhiều thay đổi, hàng loạt các nhà máy sản xuất gạch ra đời trên nhiều tỉnh, đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về TP giữa các nhà sản xuất. Trước tình hình như vậy, để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hướng sản xuất, sớm chuyển mình thích ứng với thị trường và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, công ty đã không ngừng thay đổi, và thực tế đã chứng minh, công ty không những thích ứng để tồn tại mà ngày một phát triển. Sản phẩm của công ty thuộc ngành xây dựng, có liên quan trực tiếp đến chất lượng cơ sở hạ tầng của đất nước, vì vậy công ty không chỉ quan tâm sản xuất đảm bảo số lượng mà còn quan tâm đến vấn đề chất lượng và thẩm mỹ. Công ty tổ chức theo dõi và hạch toán TP là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn chế biến công nghệ cuối cùng và chỉ được phép nhập kho khi sản phẩm đã qua giai đoạn chế biến cuối cùng của công nghệ sản xuất sản phẩm, đã được bộ phận KCS kiểm tra xác nhận đảm bảo chất lượng. Công ty hiện đang sản xuất hai loại sản phẩm chính là gạch lát nền và gạch ốp tường, nhưng với nhiều loại kích thước mẫu mã khác nhau, hình thức đẹp, hoa văn trang nhã, chất lượng không ngừng được nâng cao phù hợp với thị hiếu nhu cầu của từng khách hàng. Các loại sản phẩm chính gồm: Gạch lát nền kích thước : 200 * 200 *7 (mm ) 300 * 300 *8 (mm) 400 * 400 *9 (mm) 500 * 500 *10 (mm) Gạch viền chân tường kích thước: 130 * 400 *9 mm 100 * 300 *8 mm 100 * 400 *9 mm Mỗi loại lại được phân chia làm 2 loại A1 và A2, và trong mỗi loại cũng lại được chia thành nhiều loại gạch khác nhau, có ký hiệu riêng cho từng loại. Hệ thống ký hiệu này được công ty quy định thống nhất. 2.2.1.2- Đánh giá thành phẩm. Trong công ty, TP là TSLĐ, là đối tượng của kế toán. Do đó, để phản ánh và theo dõi được tình hình biến động của TP, việc đầu tiên và quan trọng là phải xác định được giá trị của TP hay nói cách khác, kế toán phải tổ chức đánh giá TP. ở công ty, TP nhập- xuất- tồn được đánh giá theo giá thực tế. Việc đánh giá TP ở công ty được xác định như sau: *Đối với TP nhập kho: Vì TP của công ty là chủ yếu nhập từ sản xuất trực tiếp tại công ty, cho nên toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được tính theo giá thành sản xuất thực tế. Cuối mỗi kỳ( tháng), bộ phận kế toán tập hợp chi phí tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm hoàn thành trong quý, sau đó chuyển số liệu cho kế toán TP để kế toán TP tính giá thành thực tế TP nhập kho. Giá thành thực tế nhập kho của một số sản phẩm trong tháng 2/2003 được thể hiện ở bảng sau: (Biểu 1) + Quá trình nhập kho: Sản phẩm sau khi hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng, được bộ phân KCS kiểm tra và xác nhận đạt yêu cầu, đủ điều kiện nhập kho sẽ được làm thủ tục nhập kho. Lúc này phòng kỹ thuật KCS sẽ lập phiếu nhập kho ghi theo chỉ tiêu số lượng và được lập thành ba liên: Liên 1- Chuyển lên phòng kế toán giữ để hạch toán Liên 2- Chuyển cho thống kê phân xưởng giữ Liên 3- Lưu lại kho để theo dõi ở kho.Thông thường phiếu nhập kho được viết khi có TP nhập kho nhưng chỉ viết số lượng do đến cuối tháng mới tính được giá thành thực tế nhập kho. Nhưng ở công ty, phiếu nhập kho chỉ được viết một lần vào cuối tháng và được viết riêng cho từng kho, từng loại sản phẩm. Phiếu nhập kho có mẫu như sau: (Biểu 2) Phiếu nhập kho Ngày 06/03/2003 Họ tên người giao hàng: Phạm kiều Nga Nhập tại kho: Ma Thị Loan- Sản phẩm nhập kho tháng 02/2003 STT Chủng loại Mã số ĐVT Sản lượng Ghi chú A1 A2 Tổng 1 300 x300 G31A1 Hộp 299 878 48 487 348 365 2 300 x300 G31A2 Hộp 1 998 908 2 906 3 300 x300 G65A1 Hộp 3 769 3 819 7 588 Cộng 305 645 53 214 358 859 Bằng chữ: Ba trăm năm mươi tám ngàn, tám trăm năm mươi chín hộp Bên giao Bên nhận KCS Thủ trưởng đơn vị PXSX Thủ kho Đến cuối tháng, sau khi tính được giá thành thực tế nhập kho, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho có ghi số lượng, giá, thành tiền đối với từng kho và từng loại gạch. Phiếu nhập kho này do phòng kế toán lập va có mẫu như sau: ( Biểu 3) Phiếu nhập kho Ngày 01/03/2003 Người giao hàng: Chị Loan Đơn vị: KCTN03 – Nguyễn Thị Tám Địa chỉ: Phòng TCKT Nội dung: Nhập gạch lát tháng 02/2003 STT Mã kho Tên vật tư TK có TK nợ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 TP001 G31A1- Gạch lát KT (300x300)Loại A1K1 1551 1541 M2 348 365 26 556,5 2 TP001 G31A2- Gạch lát KT (300x300)Loại A2K1 1551 1541 M2 2 906 26 556,5 77 173 189 ......... ........ ......... ........... ......... ...... ...... ...... ...... TP001 G43A2-Gạch lát KT(200x200) Loại A1K3 1551 1541 M2 14 480 ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... Đối với thành phẩm xuất kho: Việc tính giá thực tế TP xuất kho là cơ sở để kế toán ghi có TK 155 và cũng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong tháng. Ngoài ra nó còn là cơ sở để xác định giá bán hợp lý, vừa đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, vừa phù hợp với sức mua của người tiêu dùng. Công ty tính giá thành thực tế xuất kho theo phương pháp giá trung bình( đơn giá bình quân gia quyền): Đến cuối tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn mà kế toán chi tiết TP đã lập, chương trình phần mềm kế toán sẽ tính giá trung bình TP xuất kho như sau: Từ màn hình nền của Fast accounting 2003, kích chuột vào Các phân hệ nghiệp vụ/ Hàng tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình. Khi đó sẽ xuất hiện một màn hình tính giá trung bình gồm những thông tin như sau ( giả sử tính giá trung bình tại kho Loan với loại gạch 300 x 300): Tính giá trung bình Từ tháng ....2.. Năm 2003 Đến tháng .2..... Năm 2003 Kho: Hạnh VT: Gạch 300 x 300 TK VT: Nhóm VT 1 Nhóm VT 2 Nhóm VT 3 Tạo PX chênh lệch từng kho 0 - Không tạo PX chênh lệch giá trị từng kho Tạo PX chênh lệch cho các trường hợp SL= 0 Tạo PX chênh lệch cho tát cả các trường hợp có phát sinh chênh lệch Cập nhật giá trung bình 0- Tính giá trung bình rồi cập nhật vào thẻ kho Tính giá trung bình rồi cập nhật vào thẻ kho và sổ cái Tính giá trung bình đã tính vào sổ cái Huỷ Nhận Sau khi cập nhật các thông tin cần thiết, Kích chuột vào Nhận, máy sẽ tự tính giá trung bình và ghi vào phần giá trị hàng xuất kho của các sổ sách có liên quan: Sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 155… + Quá trình xuất kho: Khách hàng khi có nhu cầu mua hàng, trưởng phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng ra lệnh xuất kho. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ viết hoá đơn xuất kho có ghi số lượng, giá, thành tiền. Do đặc thù cua công ty là bán hàng chủ yếu qua các đại lý, nhưng ở đây các đại lý lại mua hàng của công ty về bán lại nên chứng từ xuất kho ở đây công ty sử dụng luôn Hoá đơn GTGT (thay cả cho phiếu xuất kho). Hoá đơn GTGT được ghi trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị và đươc ghi thành ba liên: Liên 1( Liên trắng): Phòng kinh doanh dữ làm chứng từ gốc. Liên 2( Liên xanh): Gửi cho thủ kho làm cơ sở để xuất kho TP. Hàng ngày thủ kho theo dõi chỉ tiêu số lượng TP xuất kho trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho chuyển lên cho kế toán TP tại phòng kế toán. Liên 3 (Liên đỏ): Giao cho khách hàng làm chứng từ thanh toán. Hoá đơn GTGT có mẫu như sau: ( Biểu 4) Hoá đơn ( GTGT ) Ngày 02 tháng 02 năm 2003 Số: 094201 Đơn vị bán hàng: Công ty gạch ốp lát hà nội Địa chỉ : Phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà nội Mã số thuế: 0100774247-1 Họ tên người mua hàng: dũng minh Đơn vị: Đại lý dũng minh Địa chỉ: Hưng Yên Hình thức thanh toán: Trả chậm MST:570031253- 2 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3=1x2 1 Gạch lát KT 400x400 HR405A2 HR405A2 Hộp 18.00 59 454.00 1 070 172 Cộng tiền hàng 1 070172 Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT: 107 017 Tổng cộng tiền thanh toán 1 177 189 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu, một trăm bảy bảy nghìn, một trăm mười đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( ký, ghi rõ họ, tên) ( ký, ghi rõ họ, tên) ( ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) 2.2.1.3 - Kế toán chi tiết thành phẩm Hạch toán chi tiết thành phẩm là việc ghi chép số liệu giữa kho và phòng kế toán trên các chỉ tiêu số lượng và giá trị của TP theo từng loại, từng kho. Công ty tiến hành hạch toán chi tiết TP theo phương pháp ghi thẻ song song. ở kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất TP để ghi vào cột số lượng trong thẻ kho. Thẻ này được mở cho một loại TP, một kho. Cách ghi thẻ kho: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất TP, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ rồi tiến hành ghi lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi trên một dòng của thẻ kho. ở phòng kế toán: Kế toán TP cũng mở thẻ kho cho từng loại TP theo từng kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho TP theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho có mẫu như sau: ( Biểu 5) Biểu 5: Thẻ kho Ngày lập thẻ: 01/01/2003 Tờ số : 1 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Gạch lát 300x300 Đơn vị tính: Hộp Mã số : G31 A2 Tên kho: Kho Loan STT Chứng từ Trích yếu Ngày xuất nhập Số lượng Ký xác nhận của kế toán Ngày Số Nhập Xuất Tồn Tồn đầu kỳ 1 588 16/01 03 295 17/01 05 300 20/01 46 100 18/01 54 1737 Tồn đến 31/01/2003 546 08/02 09 390 10/02 12 1080 ….. …. …………. ……. …… …… 27/02 1590 1851 Tồn đến 28/02/2003 452 ... ... ... ... ... .... ... ... Cuối tháng, sau khi tính được giá thành thực tế nhập kho và giá vốn hàng xuất kho, kế toán tính ra giá trị nhập- xuất – tồn kho TP, và lập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn. ( Biểu 6) 2.2.1.4 - Kế toán tổng hợp thành phẩm Để phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn kho TP, kế toán sử dụng các TK sau: + TK 155 “Thành phẩm” Phản ánh số hiện có và tình ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3378.doc
Tài liệu liên quan