Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Thái Bình

Tài liệu Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Thái Bình: ... Ebook Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Thái Bình

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH -----------› ¶ š----------- LuËn v¨n Tèt nghiÖp KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN – THÁI BÌNH NGƯỜI THỰC HIỆN: Sinh viên: NGUYỄN THỊ MAI Lớp : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B – K50 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân, tập thể trong cũng như ngoài trường. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Tâm - Cô là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin được cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Kế Toán và Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn tới Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ CNV Công ty Cổ Phần Dệt Sợi Damsan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan. Cuối cùng, tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã tạo mọi điều kiên, động viên khích lệ để tôi hoàn thành tốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Bình, ngày ... tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty 33 Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2007 – 2008 34 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2007 - 2008 36 Bảng 3.4: Các loại thành phẩm của Công ty 38 Bảng 3.5: Bảng giá thực tế thành phẩm nhập kho 43 Bảng 3.6: Số lượng một số loại thành phẩm nhập kho và đơn giá nhập kho từng tháng năm 2008 44 Bảng 3.7: Bảng tính giá thành xuất kho tháng 12 năm 2008 49 Bảng 3.8: Báo cáo tổng hợp tồn kho năm 2008 54 Bảng 3.9: Bảng kê doanh thu nội địa theo 2 phương thức bán hàng 63 Bảng 3.10: Bảng kê doanh thu xuất khẩu theo phương thức chuyển khoản Năm 2008 65 Bảng 3.11: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm Năm 2008 67 Bảng 3.12: Lãi gộp tiêu thụ từng loại thành phẩm của Công ty 73 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối điển hình cho hàng hoá tiêu dùng 13 Sơ đồ 2.2: Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 Sơ đồ 2.3: Kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 20 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 22 Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất Sợi Cọc 27 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sợi OE 27 Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 29 Sơ đồ 3.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 31 Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: 32 Sơ đồ 3.6: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ 52 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Diễn giải DN Doanh nghiệp TP Thành phẩm CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu TK Tài khoản HHDV Hàng hoá dịch vụ BBKN Biên bản kiểm nghiệm GTGT Giá trị gia tăng HĐBH Hoá đơn bán hàng CBCNV Cán bộ công nhân viên NVL Nguyên vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ TSLĐ và ĐTNH Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế thì tính độc lập, tự chủ trong doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, bảo toàn được vốn kinh doanh và kinh doanh có lãi. Muốn như vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí của khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và là cơ sở để doanh nghiệp bù đắp được những chi phí bỏ ra, thực hiện được nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Do vậy sản xuất và tiêu thụ là hai mặt luôn luôn gắn liền với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay thì hạch toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế. Kế toán trong mỗi doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ có hiệu lực để phản ánh và giám đốc hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó thì kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một bộ phận không thể thiếu được của toàn bộ công tác kế toán. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao. Những sản phẩm mang tính chất phục vụ nhu cầu tất yếu của con người như ăn uống, may mặc…và những nhu cầu sử dụng hàng hóa ngày càng nhiều và đòi hỏi những sản phẩm đó phải có chất lượng tốt và phù hợp với người tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường Sợi vải trong cũng như ngoài nước, Công ty Cổ Phần Dệt Sợi DamSan cũng như những doanh nghiệp nằm trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã có những biện pháp hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng để ngày càng sản xuất ra nhiều những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu sâu về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong thực tế, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thị Tâm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tai: “Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Thái Bình” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Trình bày cơ sở lý luận về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm - Phản ánh và phân tích thực trạng công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Công tác kế toán nhập, xuất kho thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan - Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Địa chỉ: Lô A4 - Đường Bùi Viện -KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình. Phạm vi thời gian: Từ ngày 15/01/2009 đến ngày 12/05/2009. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Tầm quan trọng của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong nền kinh tế thị trường Thành phẩm là thành quả lao động sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp, là sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất. Còn tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là khâu quyết định đến lợi nhuận, uy tín, đến vị trí không chỉ của thành phẩm đó trong doanh nghiệp mà còn của cả doanh nghiệp đó trên thị trường. Một khi doanh nghiệp thực hiện tốt khâu nhập xuất kho thành phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành phẩm thì sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đó là lẽ đương nhiên. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp cũng từng nhắc đến nhưng đó chỉ là trên giấy tờ hình thức. Trước yêu cầu đó, vấn để thành phẩm, nhập xuất kho thành phẩm và đưa đi tiêu thụ như thế nào luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Bởi kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện tự chủ trong kinh doanh. Với đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, tài nguyên thì trở nên khan hiếm, đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên…Vấn đề kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm càng chiếm vị trí quan trọng trong công tác kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Để nhận thức được vấn đề này thì trước hết phải tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan đến thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 2.1.2. Các khái niệm cơ bản về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm . 2.1.2.1. Khái niệm về thành phẩm Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của một quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó của doanh nghiệp (ngoài ra còn bao gồm cả những sản phẩm thuê ngoài gia công đã hoàn thành), đã qua kiểm tra kỹ thuật và được xác nhận là phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Bên cạnh thành phẩm, doanh nghiệp còn có bán thành phẩm (nửa thành phẩm). Đây là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến thành phẩm hoặc có thể bán ra bên ngoài. Trong phạm vi một doanh nghiệp thì bán thành phẩm còn có thế tiếp tục chế tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng trong phạm vi nền kinh tế quốc dân thì nửa thành phẩm còn có thể được bán ra bên ngoài cho doanh nghiệp khác sử dụng. Vì vậy, xác định đúng đắn nửa thành phẩm trong từng doanh nghiệp là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Từ đó xác định được mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị cũng như xác đinhk được kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Thành phẩm được biểu hiện cả về mặt số lượng và mặt chất lượng: - Về mặt số lượng: Thành phẩm được xác định bằng các đơn vị đo lường như con, cái, vòng, tấn, kg… - Chất lượng của thành phẩm được xác định bằng tỷ lệ tốt xấu hoặc phẩm cấp (loại 1, loại 2…). Số lượng thành phẩm phản ánh quy mô thành phẩm của doanh nghiệp tạo ra, còn mặt chất lượng phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩm. Thành phẩm không chỉ là thành quả lao động sáng tạo của cán bộ CNV toàn doanh nghiệp mà nó còn là vốn mà doanh nghiệp bỏ ra mua nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, nhà xưởng…Do đó, doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu quản lý thành phẩm để đảm bảo an toàn, tránh lãng phí, làm cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 2.1.2.2. Yêu cầu quản lý thành phẩm Để quản lý tốt thành phẩm, doanh nghiệp cần phải quản lý cả về mặt số lượng và mặt chất lượng của thành phẩm. - Về mặt số lượng thành phẩm đòi hỏi phải phản ánh, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập - xuất, dự trữ thành phẩm, kịp thời phát hiện những hàng hoá tồn đọng lâu ngày trong kho chưa tiêu thụ được, thành phẩm bị thiếu hụt…Từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu, tránh tình trạng ứ đọng, góp phần nâng cao chất lượng quản lý. - Về mặt chất lượng thành phẩm, phải kiểm tra nghiêm ngặt. Những sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn thì phải loại bỏ ngay. Vì khi đưa ra tiêu thụ mà hàng hoá kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm nhanh chóng. Tóm lại, để hạn chế thấp nhất những sai sót trong khâu quản lý thành phẩm các doanh nghiệp rất quan tâm và đầu tư thích hợp cho công tác này. Vì một khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này sẽ không chỉ tạo được uy tín lớn trên thị trường mà còn giúp cho doanh nghiệp đánh giá thành phẩm một cách chính xác hơn. 2.1.2.3. Đánh giá thành phẩm Đánh giá thành phẩm là phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền để thực hiện giá trị thành phẩm nhằm ghi sổ kế toán và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến thành phẩm. Đánh giá thành phẩm còn làm cơ sở để tổ chức, quản lý, hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp thành phẩm có thể được đánh giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Đánh giá thực tế: * Đối với thành phẩm nhập kho: - Thành phẩm do các phân xưởng sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất ra, khi nhập kho được tính theo giá thành thực tế. Thành phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Thành phẩm thuê ngoài gia công hoàn thành, khi nhập kho được tính theo giá thực tế gia công bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong quá trình thuê gia công. - Trường hợp hàng hóa mua từ nước ngoài: Ở Việt Nam thường áp dụng hai loại giá là giá FOB và CIF + Với giá FOB: Giá giao tại cảng người bán: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định, thì người mua hoàn toàn phải chịu mọi phí tổn rủi ro, mất mát và hàng hóa bị hư hỏng. Điều kiện giá FOB chỉ áp dụng với vận tải loại đường biển hoặc đường sông. Giá này không bao hàm cước phí vận chuyển và cước phí bảo hiểm từ cảng bốc xếp tới cảng đích. + Với giá CIF - Giá giao tại cảng người mua: Người bán phải trả các phí tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hóa để đưa hàng tới cảng nơi quy định, lúc này người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng qua lan can tàu nơi đã quy định và người mua đến lượt phải chịu các phí tổn rủi ro, mất mát hư hại hàng hóa kể từ lúc đó. * Đối với thành phẩm xuất kho: Giá xuất kho thành phẩm xuất kho phụ thuộc nhiều vào giá cả biến động các mặt hàng trên thị trường, do đó việc tính toán xác định giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể được áp dụng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này giả thiết số hàng nào nhập trước thì được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo tuần tự. Như vậy giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng để tính giá thực tế cho hàng xuất trước. Ưu điểm: Phản ánh đúng giá trị thực tế của mỗi loại hàng hóa mua vào, thích hợp với những loại hàng cần tiêu thụ nhanh như đồ tươi sống, hoa quả. Nhược điểm: Tính toán phức tạp, đòi hỏi thủ kho phải phân loại thành phẩm dẫn đến việc tổ chức kho phức tạp, không có tính cập nhật cao. - Phương pháp mua sau - xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, trị giá hàng mua sau cùng được lấy giá để tính cho hàng xuất lần đầu tiên. Phương pháp này việc lấy giá để tính cho hàng xuất ngược với phương pháp FIFO Ưu điểm: Đảm bảo được tính chính xác về giá trị hàng hóa xuất kho và cập nhật với giá thị trường. Nhược điểm: Khó khăn trong việc hạch toán chi tiết hàng tồn kho - Phương pháp thực tế đích danh (specific identification) : Giá thực tế thành phẩm xuất kho được căn cứ vào giá thực tế thành phẩm nhập kho theo từng lô, từng lần nhập. Phương pháp này thường được áp dụng với những hàng hoá như: vàng, bạc, đá quý… Ưu điểm: Phản ánh chính xác giá thực tế của tưng lô hàng, từng lần nhập và xuất Nhược điểm: Thủ kho phải nắm bắt được chi tiết các lô hàng, kế toán phải theo dõi chi tiết từng loại giá của mỗi thành phẩm để có thể có được giá xuất một cách chính xác. - Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền: Phương pháp này cũng căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền để tính. Nhưng trong tháng xuất kho chưa được ghi sổ mà đến cuối tháng sau khi tính giá bình quân mới tiến hành ghi sổ. Phương pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều mặt hàng. Giá thực tế TP xuất kho = Số lượng TP xuất kho * Đơn giá BQ gia quyền Đơn giá bình quân gia quyền = Giá thực tế TP tồn kho trước đợt nhập đó + Giá thực tế TP nhập của đợt nhập đó Số lượng TP tồn kho trước đợt nhập đó + Số lượng TP của đợt nhập đó Ưu điểm: Tính chính xác được giá thành xuất kho và giảm bớt được công việc ghi chép tính toán. Nhược điểm: Không phù hợp với điều kiện giá cả thường xuyên biến động với biên độ lớn và không theo quy luật nhất định và giá thành sản phẩm xuất kho ít khi biến động Đánh giá theo giá hạch toán Giá hạch toán là loại giá do doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định lâu dài. Giá này thường là giá kế hoạch hoặc giá thành phẩm bình quân năm trước hay giá nhập kho thống nhất quy định. Cuối kỳ (hoặc cuối tháng) sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế bằng công thức: Giá thực tế TP xuất trong kỳ = Hệ số giá * Giá hạch toán TP xuất trong kỳ Trong đó: Hệ số giá của thành phẩm = Giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán có tác dụng phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày về nhập - xuất kho TP. Thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có chủng loại thành phẩm phong phú, giá thành thực tế thường xuyên biến động, tần số nhập - xuất thành phẩm trong kỳ lớn. Trên đây là những phương pháp đánh giá thành phẩm nhập - xuất kho. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế để lựa chọn ra phương pháp nào phù hợp nhất. Nếu lựa chọn sai, không chỉ phản ánh thiếu trung thực kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho nhà quản lý ra những quyết định thiếu chính xác mà để lâu liên quan đến lợi nhuận thu được và khâu đầu tiên bị ảnh hưởng là giá vốn và giá bán trong tiêu thụ thành phẩm. 2.1.2.4. Tiêu thụ thành phẩm Khái nệm về tiêu thụ thành phẩm Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đó là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đây chính là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi hàng - tiền giữa doanh nghiệp với người mua và lúc này tính hữu ích của sản phẩm sản xuất ra mới chính thức được xã hội thừa nhận, lao động của người sản xuất nói riêng và của toàn doanh nghiệp nói chung mới được công nhận. Khâu tiêu thụ được coi là khâu quan trọng không kém gì khâu sản xuất. Vì thông qua quá trình tiêu thụ thành phẩm. Doanh nghiệp thu được một khoản doanh thu bán hàng. Chỉ lúc này doanh nghiệp mới xác định được kết quả sản xuất kinh doanh có lãi hay không. Quá trình tiêu thụ thành phẩm có thể chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giao cho khách hàng, bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để giao hàng cho người mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt của quá trình vận động của sản phẩm nhưng chưa đảm bảo kết quả của quá trình tiêu thụ vì chưa có cơ sở đảm bảo quá trình tiêu thụ hoàn thành tốt. - Giai đoạn 2: Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng, đây là giai đoạn hoàn tất quá trình tiêu thụ. Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm Lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đây là chỉ tiêu phản ánh trung thực kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối đa luôn là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm là một trong những phương án được doanh nghiệp lựa chọn để thu được lợi nhuận tối đa. Như ta đã biết, tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất mà mở đầu một chu kỳ sản xuất tiếp theo. Qua tiêu thụ, đồng vốn của DN mới trở về trạng thái ban đầu của nó. Với số doanh thu bán hàng này, DN trang trải các chi phí về NVL, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lương cho công nhân viên…Có như vậy quá trình sản xuất thành phẩm mới tiếp tục được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Nếu tiêu thụ thành phẩm gặp khó khăn DN không những không có lợi nhuận mà có khi không đủ nguồn vốn để phục vụ cho quá trình tái sản xuất, tất yếu sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Không chỉ có vậy, đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm, có lãi DN bù đắp được chi phí bỏ ra và nâng cao lợi nhuận. Với lợi nhuận này không chỉ giúp cho DN tái sản xuất giản đơn mà còn có khoản vốn để mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất…Có như vậy thì vị trí của doanh nghiệp trên thương trường ngày càng được khẳng định. Với đặc điểm nổi bật của cơ chế thị trường là cạnh tranh gay gắt, nên công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng kịp thời góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí kho tàng…làm hạ giá thành. Đây là một trong những chiến lược để DN cạnh tranh với các DN khác. Nếu công tác tiêu thụ chậm chạp, yếu kém làm ứ đọng sản phẩm, chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho DN. Thông qua tiêu thụ thành phẩm, có được doanh thu, DN mới có thể thực hiện các khoản thu, nộp nghĩa vụ cho Nhà nước như thuế, phí, lệ phí…Đây là nguồn thu quan trọng của Ngân sách để từ đó Nhà nước có thể triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, làm cho đất nước ngày càng chuyển giao mạnh mẽ. Như vậy phát triển doanh nghiệp mình tức là DN đã góp phần vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Tiêu thụ càng nhiều thành phẩm, càng khẳng định được niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng phát triển thì bạn hàng đặc biệt là ngân hàng, tổ chức tín dụng, đối tượng khác tin vào cách làm ăn của doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho sản xuất. Mối quan hệ này rất cần thiết nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn để phát triển sản xuất. Cũng qua công tác tiêu thụ thành phẩm doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, thị trường nào là mục tiêu…Từ đó mà hoạch định lên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chẳng hạn như: Đầu tư mở rộng mặt hàng nào, thu hẹp hay thay đổi quy cách mẫu mã sản phẩm theo hướng nào…và tiêu thụ là căn cứ để đánh giá, kiểm tra về khối lượng, chất lượng thành phẩm một cách chính xác nhất. Ngoài ra trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập quốc tế, thì tiêu thụ sản phẩm sẽ là chiếc cầu nối quan trọng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa các quốc gia, thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Như vậy, thực hiện tốt công tác tiêu thụ thành phẩm sẽ đưa lại kết quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên, tiêu thụ thành phẩm nhanh hay chậm, nhiều hay ít không do ý muốn chủ quan của DN được. Việc tiêu thụ thành phẩm diễn ra như thế nào còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. 2.1.2.5 Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ thành phẩm Người tiêu dùng Đây là nhân tố quyết định đến công tác tiêu thụ thành phẩm của DN. Những DN nào có sản phẩm phù hợp với tập quán, trình độ văn hoá, thi hiếu, thu nhập, mục đích sử dụng…đương nhiên sẽ được chấp nhận và ngược lại. Vì người tiêu dùng là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm của Công ty. Do đó, muốn tiêu thụ được thành phẩm thì phải được khách hàng chấp nhận và như vậy DN mới có doanh thu để tiếp tục thực hiện sản xuất. Giá cả thành phẩm Giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người mua và người bán. Do vậy, những nhà quản lý sử dụng giá như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm. Khi DN đưa ra mức giá phù hợp khả năng thanh toán với chất lượng và hợp lý về không gian và thời gian thì chắc chắn sản phẩm sẽ chiếm được tình cảm của người mua. Thành phẩm sẽ được tiêu thụ nhanh đó là điều tất yếu. Ngoài ra, giá cả còn dùng để cạnh tranh với các đối thủ khác, với cùng một sản phẩm tương tự nhau, nếu DN đưa ra mức giá thấp hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến. Chất lượng thành phẩm Cùng với giá cả, chấp lượng thành phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Một khi chất lượng thành phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng, mà còn được người mua tin tưởng vào thành phẩm của DN, biến những khách hàng không thường xuyên trở thành khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của DN. Điều này sẽ làm tăng khối lượng thành phẩm tiêu thụ từ đó tạo điều kiện thu nhiều lợi nhuận Khối lượng thành phẩm sản xuất và tiêu thụ Khối lượng thành phẩm sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng thành phẩm tiêu thụ. Khối lượng sản xuất ra nhiều thì lượng bán sẽ tăng lên. Tuy nhiên khối lượng thành phẩm tiêu thụ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố không chỉ mỗi sản xuất. Do vậy, để đặt ra khối lượng sản xuất phù hợp thì phải xem xét nhu cầu của thị trường. Nếu lượng thành phẩm tiêu thụ quá lớn thì người tiêu dùng không mua hết sẽ không chỉ gây ra lãng phí vốn, có khi doanh nghiệp phải giảm giá bán cho hết dẫn đến thu được ít lợi nhuận hoặc có khi lỗ. Ngược lại, nếu quá ít vừa mất lượng thu nhập, lại mất một số khách hàng chuyển sang mua doanh nghiệp khác. Do vậy, sản xuất bao nhiêu để đưa ra lưu thông dự trữ sẵn sàng tung ra khi cần thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường Công tác tổ chức bán hàng Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm công tác bán hàng cũng là một nhân tố quan trọng để DN thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Một DN áp dụng tổng hợp các hình thức bán hàng như bán buôn, bán lẻ, bán tại kho, bán qua đại lý, ký gửi…Thì đương nhiên sẽ tiêu thụ nhiều hơn là áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng. Ngoài ra, có những DN còn kèm theo những dịch vụ vận chuyển miễn thuế, giảm phí, bảo hành sản phẩm…mục đích làm cho khách hàng thoải mái khi sử dụng sản phẩm của DN và như thế sẽ thu hút được nhiều người mua hàng hơn. Kênh phân phối Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức mà qua đó người bán thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng và người tiêu dùng cuối cùng. Các kênh phân phối cung cấp cho người tiêu dùng các lợi ích về thời gian, địa điểm và sở hữu. bán hàng được gọi là có hiệu quả khi lựa chọn kênh đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng chỗ với tổng chi phí nhỏ nhất. Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn Đại lý Nhà sản xuất Đại lý Nhà sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối điển hình cho hàng hoá tiêu dùng Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm Quảng cáo là một công tác không thể thiếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Trước đây, người ta xem nhẹ quảng cáo nhưng trong môi trường kinh doanh như hiện nay thì nếu không có quảng cáo hoặc quảng cáo không tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ. Quảng cáo là cách tốt nhất để cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Doanh nghiệp. Dựa vào lượng thông tin cô đọng, đặc trưng về sản phẩm thì khách hàng so sánh với các sản phẩm của những doanh nghiệp khác trước khi quyết định mua hàng. Nó còn giúp cho khách hàng nhận thấy được những ưu điểm của sản phẩm, cũng từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Quảng cáo là người bán hàng đắc lực giúp cho khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau. Nó còn giúp đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong giai đoạn sản phẩm tiêu thụ bắt đầu bị ngừng lại. Tuy nhiên nếu quảng cáo sai sự thật thì uy tín của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị giảm, sản phẩm sẽ bị ngưòi tiêu dùng tẩy chay và doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến phá sản. Hình thức thanh toán tiền hàng Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tiêu thụ thành phẩm, chỉ khi nào thu được tiền hàng thì khi đó thành phẩm mới thực sự thưc hiện được giá trị của mình, qua đó mới đánh giá được tình hình tiêu thụ một cách chính nhất. Nhưng lựa chọn hình thức thanh toán như thế nào đấy không phải là điều đơn giản, nhất là trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay. + Bán hàng thu tiền ngay: Đây là hình thức luôn được các DN mong muốn. Bởi vì hình thức này không chỉ an toàn mà còn giúp cho DN thu hồi vốn một cách nhanh chóng. Nhưng đối với khách hàng lại không thuận tiện khi mua hàng với số lượng lớn. + Bán hàng trả chậm: Là hình thức thanh toán mà sau khi giao hàng cho khách hàng một thời gian sau DN mới nhận được khoản doanh thu của số hàng đó. Hình thức này tương ứng với bán chịu. Hầu hết DN áp dụng hình thức này để kích thích mua hàng vì nó thuận tiện với khách hàng. Nhưng đối với DN nó lại mang lại nhiều rủi ro (vì có khi không đòi được tiền hàng) và bị chiếm dụng vốn lớn. Nếu DN không có tài chính khá vững thì sẽ dễ dẫn đến trì trệ sản xuất. Do đó, các DN thường phải lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi. + Bán hàng trả góp: Là hình thức thanh toán được áp dụng ở các DN mà sản phẩm là hàng tiêu dùng với số lượng lớn như xe máy,tivi, tủ lạnh, máy giặt…hay khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp. DN giao sản phẩm cho khách hàng và nhận doanh thu tiêu thụ làm nhiều lần. Hình thức này hiện nay rất thu hút được khách hàng nhưng lại gây khó khăn cho DN, vì DN phải theo dõi khách hàng và lựa chọn khách hàng có khả năng thanh toán cao nên mất nhiều chi phí đồng thời rủi ro cao hơn hai hình thức trên. Ngoài ra còn một số hình thức khác như hàng đổi hàng, doanh thu trả trước… Thị trường tiêu thụ thành phẩm Trong nền sản xuất hàng hoá thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và quan hệ tiền tệ. Đó là nơi tiêu thụ sản phẩm và cũng là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để hoạch định đầu tư sản xuất. Qua đây, doanh nghiệp xác định được lợi thế để phát huy nó. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường rất quan trọng trong tiêu thụ thành phẩm. Ngoài những nhân tố trên thì chính sách, đường lối của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cũng như tiêu thụ thành phẩm của Doanh nghiệp. Tóm lại ta thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp ( trên đây là một số nhân tố chủ yếu). Như vậy đẩy mạnh công tác này là một điều vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp, nên khâu quản lý tiêu thụ thành phẩm cũng đòi hỏi khắt khe, chặt chẽ. 2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có quan hệ mật thiết với nhau. Thành phẩm qua kiểm nghiệm có đáp ứng được những tiêu chuẩn, thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng thì thành phẩm đưa ra thị trường mới tiêu thụ được. Do đó chất lượng, mẫu mã, bao bì của thành phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng tiêu thụ. Nếu sản xuất thành phẩm mà không hoàn thành thì kéo theo kế hoạch tiêu thụ thành phẩm bị phá vỡ. Còn tiêu thụ thành phẩm lại quyết định đến sự mở rộng, thu hẹp, sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ đề ra cho kế toán thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm luôn gắn liền với nhau. Để phát huy vai trò của kế toán đối với công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, kế toán thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động (nhập, xuất và tồn kho) của từng loại thành phẩm. Tiến hành đối chiếu sổ sách với số tồn tại thực tế tại kho nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý thành phẩm. - Giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, phản ánh đầy đủ doanh thu, xác định chính xác giá vốn hàng bán, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản chi phí bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu. - Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp ._.cũng như toàn doanh nghiệp, phản ánh và giám sát tình hình phân phối kết quả, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. - Theo dõi các khoản hàng gửi bán nhằm đánh giá hiệu quả của các cửa hàng, đại lý, phản ánh chính xác các khoản nợ của khách hàng nhằm có biện pháp giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng bởi các doanh nghiệp khác. - Cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan, cho nhà quản lý. Đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với những hoạt động bán hàng và thu nhập. 2.1.4. Phương pháp kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 2.1.4.1. Nguyên tắc hạch toán thành phẩm Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ là một loại mà bao gồm nhiều loại, mỗi loại lại có thứ hạng phẩm cấp khác nhau. Nên để quản lý hạch toán chặt chẽ thành phẩm đòi hỏi công tác kế toán thành phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tổ chức kế toán thành phẩm theo từng loại: Theo dõi từng thứ, loại cả chất lượng và số lượng thành phẩm. - Phải có sự phân công và kết hợp trong việc theo dõi, ghi chép giữa phòng kế toán với nhân viên hạch toán phân xưởng với thủ kho để nắm chắc và theo dõi quản lý thành phẩm. - Thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất được đánh giá theo giá thành thực tế. Trường hợp thành phẩm thuê ngoài gia công, giá thành thực tế bao gồm toàn các chi phí liên quan đến việc gia công ( chi phí NVL, chi phí thuê gia công…) Nhưng do đặc điểm thành phẩm xuất - nhập kho hàng ngày nên thành phẩm còn được phản ánh theo giá hạch toán cho thuận tiện, cuối kỳ điều chỉnh lại cho phù hợp với giá thực tế của thành phẩm. Thành phẩm trong kho luôn thay đổi, biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhập - xuất - tồn…để theo dõi sự biến động của nó mỗi khi có các nghiệp vụ phát sinh, kế toán lập chứng từ. Dựa vào chứng từ này, kế toán dễ dàng theo dõi, kiểm tra về nguyên nhân của sự thay đổi thành phẩm. 2.1.4.2. Hạch toán chi tiết thành phẩm Chứng từ sử dụng trong kế toán thành phẩm Chứng từ là bằng chứng bằng giấy tờ để chứng minh việc phát sinh một nghiệp vụ kinh tế và thực sự hoàn thành. Chứng từ còn là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu trên tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán. Mọi nghiệp vụ biến động của thành phẩm đều được phản ánh và ghi chép vào chứng từ. Do chức năng quan trọng của chứng từ, nên để dễ kiểm tra, quản lý tình hình tài chính của Bộ Tài Chính quyết định các chứng từ sử dụng trong kế toán thành phẩm là: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, biên bản kiểm kê, hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT… Kế toán chi tiết thành phẩm Kế toán chi tiết thành phẩm là việc ghi số liệu, luân chuyển chứng từ giữa các kho và phòng kế toán bằng các chỉ tiêu số lượng, giá trị thành phẩm theo từng loại, từng kho. Có 3 phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm: * Phương pháp ghi thẻ song song: - Ở kho: Hàng này căn cứ vào chứng từ nhập - xuất thủ kho ghi số lượng thành phẩm. Vào cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại thành phẩm trên thẻ kho. - Ở phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập - xuất thành phẩm được thủ kho chuyển lên, kế toán phải kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các số chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết nhập - xuất - tồn thành phẩm. Phương pháp ghi thẻ song song đơn giản, dễ thực hiện và tiện lợi. Nhưng việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối tháng nên làm hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. * Phương pháp đối chiếu luân chuyển: - Ở kho: Thủ kho vẫn dùng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn của từng thành phẩm về mặt số lượng (giống phương pháp ghi thẻ song song). - Ở phòng kế toán: Để theo dõi tình hình nhập - xuất thành phẩm về số lượng và giá trị kế toán dùng sổ luân chuyển. Nhưng có đặc điểm là chỉ ghi chép một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp nhập - xuất trong tháng, điều này cũng làm hạn chế tính kịp thời của kế toán. * Phương pháp ghi sổ số dư Phương pháp này được sử dụng cho nhiều doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán giá trị thành phẩm nhập - xuất - tồn kho. - Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép nhập - xuất - tồn kho thành phẩmvề mặt số lượng. Cuối tháng, ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho vào sổ số dư cột số lượng. - Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo dõi từng kho dùng cả năm để ghi chép tình hình nhập - xuất. Từ các bảng kê nhập - xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, xuất từ bảng luỹ kế này lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng nhóm, loại thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng thủ kho gửi số dư lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho cuối tháng này và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn và số liệu kế toán tổng hợp. Phương pháp này khắc phục việc ghi chép trùng lặp, công việc diễn ra đều trong tháng nhưng kế toán lại chỉ theo dõi mặt giá trị. Do vậy, muốn biết số lượng hiện có phải thông qua thẻ kho. Vì thế để kiểm tra phát hiện sai sót, nhầm lẫn giữa kế toán và thủ kho gặp khó khăn. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, chủng loại tình hình trang bị máy móc mà lựa chọn các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm. Để làm sao cho sự phối hợp ghi chép tình hình nhập - xuất hàng ngày và định kỳ giữa thủ kho và kế toán ăn ý, giảm lượng công việc và phản ánh chính xác số lượng, giá trị thành phẩm. 2.1.4.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm. Kế toán tổng hợp thành phẩm là việc sử dụng thước đo giá trị để phản ánh, ghi chép, tổng hợp, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính. Tài khoản thường được sử dụng là: + TK 155 - Thành phẩm: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm trong doanh nghiệp. + TK 157 - Hàng gửi bán: Dùng để phản ánh giá trị của thành phẩm đã gửi hoặc đã chuyển cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi. + TK 632 - Giá vốn hàng bán: Dùng để phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kỳ (đối với phương pháp kê khai thường xuyên), phản ánh giá thành phẩm sản xuất của thành phẩm hoàn thành nhập kho(đối với phương pháp kiểm kê định kỳ). Có 2 phương pháp hạch toán: * Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp hạch toán mà mỗi nghiệp vụ nhập - xuất kho thành phẩm được thể hiện trên các TK kế toán một cách thường xuyên theo từng chứng từ nhập - xuất. * Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp hạch toán mà mỗi nghiệp vụ nhập - xuất kho thành phẩm không được ghi ngay vào TK, mà đến cuối kỳ mới tiến hành kiểm kê số thành phẩm tồn kho để tính ra số đã xuất kho trong kỳ và ghi sổ một lần. Phương pháp này ít được áp dụng trong các doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp hạch toán theo trường hợp nào cuối kỳ, kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được xác định là tiêu thụ, để xác định kết quả kinh doanh theo định khoản. Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 155 TK 154 TK 632, 157 2. SP gửi bán, ký gửi đại lý hoặc hàng bị trả lại 1. Nhập kho TP từ sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến TK 338.1 3. Phát hiện thừa khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 412 4. Tăng do đánh giá lại thành phẩm TK 632 5a. Giá thành của SP đã bán TK 157 5b. Giá thành SP gửi bán 5c. Giá thành SP gửi bán đã bán được TK138.1 6. Phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 128, 222 7. Góp vốn tham gia liên doanh bằng sản phẩm TK412 8. Giảm do đánh giá lại SP Sơ đồ 2.2: Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 631 TK 155, 157 TK 632 TK 155, 157 2. Giá thành SP hoàn thành có thể bán ra trong kỳ 1. Kết chuyển giá trị TP chưa bán được lúc đầu kỳ 3. Kết chuyển giá trị TP chưa bán được lúc cuối kỳ TK 911 4. Kết chuyển giá vốn của những SP đã bán được trong kỳ TK 155 TK 154 TK 632, 157 2. SP gửi bán, ký gửi đại lý hoặc hàng bị trả lại 1. Nhập kho TP từ sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến TK 338.1 3. Phát hiện thừa khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 412 4. Tăng do đánh giá lại thành phẩm TK 632 5a. Giá thành của SP đã bán TK 157 5b. Giá thành SP gửi bán 5c. Giá thành SP gửi bán đã bán được TK138.1 6. Phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân TK 128, 222 7. Góp vốn tham gia liên doanh bằng sản phẩm TK412 8. Giảm do đánh giá lại SP Sơ đồ 2.3: Kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.1.4.4. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều muốn sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xất đến được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm được điều đó thì không phải dễ dàng vì tuỳ thuộc vào đặc điểm của thành phẩm, vào vị trí, tình hình tài chính của doanh nghiệp…mà có nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau: * Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người tiêu thụ hoặc khách hàng ngay tại kho 2(hoặc trực tiếp tại phân xưởng) của doanh nghiệp. Số hàng khi được coi là tiêu thụ khi người bán mất quyền sở hữu và khách hàng nhận được hàng, đồng thời khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng (có thể thanh toán ngay hoặc trả chậm) * Phương pháp giao hàng theo hợp đồng Theo phương pháp này doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng tại thời điểm đã ký kết trên hợp đồng. Và số hàng được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. * Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi: Là phương pháp mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Khi đó, sản phẩm vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ khi nào doanh nghiệp nhận được thông báo của đại lý là đã tiêu thụ số hàng đó thì mới được coi là đã tiêu thụ thành phẩm, lúc này doanh nghiệp tiến hành trả tiền hoa hồng cho đại lý theo thoả thuận ban đầu. Toàn bộ số thuế VAT doanh nghiệp phải chịu, còn đại lý bán hàng không phải chịu thuế VAT trên khoản hoa hồng được hưởng. Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác như bán hàng trả góp, bán buôn, bán hàng thu tiền ngay, bán chịu,… Dù bán hàng theo phương thức nào đi chăng nữa thì cũng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiêu thụ và thanh toán tiền hàng, vì thế kế toán phải ghi vào chứng từ. Vì phương pháp chứng từ kế toán phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra trong tiêu thụ. Và người ta sử dụng phương pháp tài khoản kế toán để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. * Các TK sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm a, TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK này phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thực tế là doanh thu của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ bao gồm trường hợp thu tiền ngay và chưa thu tiền nhưng khách hàng đã chấp nhận thanh toán. TK này không có số dư. Kết cấu: Bên nợ: - Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế và được xác định là tiêu thụ. - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ. 4. Chiết khấu thương mại khi bán hàng TK 531 TK131 TK 511 TK 521 5. Kết chuyển hàng bị trả lại TK 532 6. Giảm giá cho khách TK 333 7. Thuế VAT trực tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu TK 111, 112 1. Bán hàng đã thu tiền 2. Bán hàng chưa thu tiền TK 152, 156 3. Bán hàng đổi hàng TK 911 8. Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả TK 333.1 VAT TK 333.1 VAT Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 b, TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ Dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ giữa các ngành đơn vị trực thuộc trong cùng một doanh nghiệp TK này không có số dư Kết cấu: + Bên nợ: Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần bán hàng nội bộ + Bên có: Doanh thu bán hàng nội bộ. Không phải bán được hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán thì doanh thu đó là của doanh nghiệp hoàn toàn mà doanh thu đó còn chịu nhiều yếu tố làm giảm như TK 521, TK 531, TK 532 c, TK 521 - Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng do việc khách hàng thanh toán do mua một lần đạt được doanh số thoả thuận chiết khấu hoặc mua nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định đạt được doanh số chiết khấu ( do 2 bên thoả thuận) Riêng chiết khấu thanh toán - là số tiền người bán giảm trừ cho người mua đối với số tiền phải trả, do người mua than toán tiền mua sản phẩm của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận thì không hạch toán vào TK 521 nữa mà khi doanh nghiệp thưởng lại cho khách hàng sẽ ghi vào chi phí hoạt động tài chính - TK 635. TK 521 không có số dư. Kết cấu: + Bên nợ: Số tiền chiết khấu đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. + Bên có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. d, TK 531 - Hàng bán bị trả lại: Là doanh số sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng như hàng không đủ quy cách, kém chất lượng… TK 531 không có số dư Kết cấu: + Bên nợ: Doanh số của hàng bán bị trả lại mà khách hàng đã trả lại cho doanh nghiệp hay doanh nghiệp đã trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng. + Bên có: Kết chuyển doanh số của hàng bán bị trả lại vào TK 511 hoặc 512 để xác định doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. TK 532 không có số dư. e, TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: phản ánh tình hình thanh toán với Nhà nước, trong đó có 2 loại thuế là thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt. TK 333 số dư bên có: Thuế, phí, lệ phí… Kết cấu: + Bên nợ: Thuế và các khoản đã nộp cho Nhà nước + Bên có: Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. Để đánh giá xem khâu thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp đã tốt hay chưa thì ta phải xác định được doanh thu thuần, xác định được giá vốn hàng bán để từ đó xác định lãi gộp. Đó cũng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp: Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn Trong đó: Doanh thu thuần = ΣDoanh thu - các khoản giảm trừ (521, 531,532) 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu trong đề tài được thu thập chủ yếu qua 2 năm 2007, 2008. Số liệu được lấy từ phòng tổ chức, phòng Kế toán tài vụ của Công ty Cổ phần Dệt Sợi Dam San 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 2.2.2.1. Phương pháp chuyên môn kế toán - Phương pháp chứng từ: Chứng từ là sự chứng minh bằng giấy tờ các nghiệp vụ xuất - nhập thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. - Phương pháp TK kế toán: Được sử dụng để phân loại đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể để ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán. Cụ thể nhằm cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị và để lập các báo cáo kế toán định kỳ. - Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Phương pháp này có hình thức biểu hiện là hệ thống các bảng tổng hợp - cân đối kế toán còn gọi là báo cáo tài chính. - Phương pháp ghi sổ kép: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ trong mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. 2.2.2.2. Phương pháp phân tích và so sánh: Phân tích các chỉ tiêu trong các báo cáo của Công ty để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung của Công Cổ Phần Dệt Sợi Damsan Giới thiệu sơ lược về Công ty * Quá trình hình thành và phát triển: Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI ĐAM SAN Địa chỉ: Lô A4 - Đường Bùi Viện - KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình ĐT: 036.3643.808 Fax: 036.3642.312 email: damsanjsc.vnn.vn Mã số thuế: 1000389852 Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất: Sợi, vải, khăn. - Tẩy nhuộm: Sợi, vải, khăn - Mua, bán, XNK: Bông, sợi, vải, khăn, hàng dệt may. Vốn điều lệ: 33.668.000.000 đồng Tháng 3/2006, Công ty cổ phần TMĐT Thái Bình và Công ty cổ phần NXK Thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Artexport) đã đàm phán và hợp tác đầu tư thực hiện dự án nhà máy kéo sợi dệt may hoàn tất công suất 3.500 tấn/ năm tại Thái Bình. Tháng 4/ 2006, UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định phê duyệt dự án và cho Công ty cổ phần TMĐT Thái Bình thuê đất để xây dựng Nhà máy sợi tại KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình. Tháng 5/2006, Công ty cổ phần TMĐT Thái Bình quyết định thay đổi chủ đầu tư sang Công ty cổ phần Dệt Sợi Đam San để tiếp tục thực hiện dự án. Tháng 6/2006, Sở Kế hoạch đầu Tư Thái Bình cấp giấy phép số 0803000284 chính thức công nhận sự ra đời của Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan. * Tình hình thực hiện sản xuất và đầu tư của Công ty: Khi bắt đầu lập dự án, công suất dự kiến của Nhà máy là 3.500 tấn/ năm, tổng nguồn vốn đầu tư là 93 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi hoàn thiện và đi vào sản xuất giai đoạn 1, với những kết quả đã đạt được, cùng những tín hiệu khả quan trên thị trường sợi vải trong và ngoài nước, sự đồng thuận của các Cổ Đông, HĐQT quyết định đầu tư mở rộng dự án nâng công suất lên 5.500 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 139 tỷ đồng, trong đó có 114 tỷ đồng vốn cố định và 25 tỷ đồng vốn lưu động Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan được bố trí tập trung từ nhà điều hành đến các phòng ban, phân xưởng sản xuất…nằm trong KCN Nguyễn Đức Cảnh trên khu vực diện tích vào khoảng 14.500m2, trong đó: + Nhà điều hành: 1.500m2 + Phân xưởng sản xuất, nhà kho, các công trình phụ: 10.000m2 + Nhà kho bông, sợi và nhà xử lý bông phế liệu: 3.000m2 Do có sự bố trí tập trung như vậy nên công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra khá thuận lợi và nhanh gọn ngay từ khâu đưa nguyên vật liệu đầu vào cho đến khâu tao ra thành phẩm hoàn chỉnh. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường ngày càng cao và để giảm thiểu rủi ro do sự biến động của thị trường nên Công ty đã đầu tư sản xuất ra nhiều loại thành phẩm, mỗi loại thành phẩm đều có những quy trình công nghệ sản xuất riêng và hiện đại. Hiện nay Công ty đang sản xuất các loại thành phẩm như Sợi, Khăn mộc và khăn thành phẩm. Tuy nhiên do điều kiện nên Công ty chưa xây dựng được phân xưởng gia công khăn mộc do đó công đoạn gia công khăn mộc Công ty phải thuê từ bên ngoài. Tuy nhiên, Sợi là thành phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Do điều kiện và thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 2 loại thành phẩm chính của Công ty, đó là Sợi Cọc và Sợi OE. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất 2 loại sợi: Bông(NVL) Máy Bông Máy chải Máy ghép 1 Máy ghép 2 Máy sợi thô Sợi cọc (TP) Máy đánh ống Máy sợi con Sơ đồ 3.1 : Quy trình công nghệ sản xuất Sợi Cọc Bông(NVL) Máy Bông Máy chải Máy ghép Máy OE Sợi OE(TP) Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sợi OE Giới thiệu về sản phẩm và nơi tiêu thụ: Sản phẩm của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan hiện nay đã tạo được uy tín cho khách hàng không chỉ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Do được đầu tư thiết bị máy móc đồng bộ và hiện đại nên công ty tập trung vào sản xuất mặt hàng sợi chất lượng cao phục vụ chủ yếu cho thị trường dệt vải (chiếm 70% sản lượng), và thị trường dệt khăn chiếm 30%. Đối với mặt hàng khăn xuất khẩu: Công ty chú trọng các mặt hàng chủ đạo của Công ty như sau: Khăn ăn, khắn tắm, khăn thể thao, cung cấp cho thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Về thị trường tiêu thụ: Công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng nhằm ổn định và giữ vững với các khách hàng truyền thống, đồng thời luôn luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. - Thị trường trong tỉnh: Công ty CP Bitexco Nam Long, Công ty Dệt may Minh Tâm, Công ty TNHH Thanh Chất, Công ty TNHH Tân Phương, Công ty TNHH Phúc Cường, Công ty TNHH Dệt may Hoàn Hợp, Công ty TNHH Dệt may Phúc Anh, Công ty TNHH Dệt may Nam Thành… - Thị trường miền Bắc: Công ty Dệt Hà Nam, Công ty Dệt may Châu Giang (Lý Nhân - Hà Nam), Tổng Công ty Dệt may Nam Định, Công ty TNHH Tuyết Thành (KCN An Xá - Nam Định), Công ty Dệt 8-3 Hà Nội, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19-5 Hà Nội, Công ty TNHH Trí Hường (KCN Đồng Văn - Hà Nam), Công ty CP Sản xuất Dệt May 20 - Lĩnh Nam - Hà Nội… - Thị trường miền Trung: Công ty TNHH Dệt An Phú (Duy Xuyên - Quảng Nam), Xí nghiệp Dệt làng nghề Mã Châu (Nghi Xuyên - Quảng Nam), Công ty Dệt Sơn Trà (KCN Hoà Khánh - Đà Nẵng)… - Thị trường miền Nam: Công ty TNHH Duy Dũng (Q. Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Tường Long (P. Phú Thạnh - Q.Tân Phú - TP HCM), Công ty TNHH H.A.B (Q. Gò Vấp) - Thị trường nước ngoài: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường chủ yếu, hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường ra nhiều nước khác trên thế giới để khẳng định được sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng, đồng thời càng khẳng định được vị thế của Công ty. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan có bộ máy quản lý được tổ chức tập trung từ trên, cao nhất là HĐQT (Ban Giám đốc), sau đó là các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Phó Giám đốc phụ trách XD Phó Giám đốc phụ trách SX Giám đốc Tổng giám đốc(HĐQT) Phòng Kế toán Phòng kinh doanh Phòng chuyên gia Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng bảo vệ Phân xưởng sản xuất Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: * Ban Giám đốc bao gồm: + 01 Tổng giám đốc (Chủ tịch HĐQT): Là người đứng đầu Công ty, quản lý chung mọi việc trong Công ty, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm với Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và tất cả các bộ phận của Công ty. Là người quyết định những công việc quan trọng và có quyền phê duyệt những quyết định trọng yếu. + 01 Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, lãnh đạo trực tiếp quản lý toàn bộ các bộ phận của công ty. + 01 Phó Giám đốc phụ trách sản xuất: Là người thực hiện dưới quyền Giám đốc, có trách nhiệm phụ trách điều hành toàn bộ công việc sản xuất của Công ty. + 01 Phó Giám đốc phụ trách xây dựng: Là người thực hiện dưới quyền Giám đốc, có trách nhiệm phụ trách điều hành toàn bộ công việc xây dựng cơ bản của Công ty. - Các phòng ban khác thì chịu sự quản lý điều hành của ban Giám đốc và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chức năng của mình. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Công tác kế toán được thực hiện theo phương thức trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên. Việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp là do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán. Hiện nay việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan tiến hành theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tạo phòng kế toán của Công ty, không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ về phòng tài chính kế toán của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty, giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức hạch toán kế toán. sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán công ty đảm bảo phù hợp. - Kế toán tổng hợp: Kế toán nhật ký chung; kế toán bán hàng; kế toán thanh toán công nợ với khách hàng trong và ngoài công ty; kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; kế toán tăng, giảm TSCĐ; - Kế toán Ngân hàng: Làm nhiệm vụ hạch toán kế toán các khoản vay vốn ngắn hạn thanh toán và thu vốn kịp thời khi có đủ điều kiện thanh toán. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Kế toán nhập xuất kho NVL, CCDC; kế toán tăng giảm NVL và CCDC. - Thủ kho công ty: Là thủ kho hàng hoá của Công ty, có trách nhiệm nhập, xuất hàng hoá tại kho nhà máy, hàng ngày nhập kho sợi từ tổ đóng gói chuyển sang. - Thủ quỹ tiền mặt: Theo dõi hợp đồng kinh tế; lập và chuyển hoá đơn cho khách hàng đảm bảo chính xác, kịp thời; Kiểm tra theo dõi các phiếu thu, chi liên quan đến tiền mặt và có trách nhiệm xuất nhập quỹ tiền mặt của Công ty. * Hình thức tổ chức kế toán: Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp theo quyết định QĐ15/2006 QĐ - BTC; áp dụng hình thức kế toán theo phương pháp Nhật Ký Chung và sử dụng phần mềm kế toán Misa phục vụ cho công tác kế toán. Đặc điểm của hình thức này là: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sau khi được các bộ phận liên quan chuyển đến phòng kế toán, kế toán các phần hành liên quan đến chứng từ này kiểm tra tính chính xác của chứng từ, sau đó nhập số liệu vào máy theo từng phần hành, sau đó thì phần mềm sẽ tự động ghi sổ vào: Sổ Nhật ký chung, sổ cái Tài khoản, sổ chi tiết có liên quan. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng Kế toán NVL và CCDC Thủ kho công ty Thủ quỹ tiền mặt Sơ đồ 3.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sổ NKC Sổ cái NKC Bảng CĐTK Bảng đối chiếu chi tiết Sổ, thẻ chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Ghi chú: : Ghi hàng ngày :Ghi định kỳ :Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: 3.1.2. Tình hình lao động của Công ty Đối với Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan, việc bố trí lao động đúng người, đúng việc làm sao phát huy được tối đa khả năng của người lao động luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm và đề cao. Đây là một trong những yếu tố không chỉ quyết định đến số lượng thành phẩm mà còn ảnh hưởng đến chiến lược giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để làm được điều này, Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan luôn tìm cách sắp xếp, quản lý chặt chẽ từng phân xưởng, từng phòng ban để tận dụng phát huy nguồn nhân lực. Số lượng lao động của Công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, tổng số lao đông của Công ty là 300 người so với năm 2007 là 112 người; Do Công ty có dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại nên công ty có số lượng lao động công nhân viên không nhiều. - Về chất lượng lao động: Nhìn chung đội ngũ lao động của Công ty có trình độ chưa cao. Số lượng cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng mới chiếm khoảng 18%; 52% là trung học chuyên nghiệp; phần còn lại là lao động phổ thông có đào tạo tay nghề. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tương đối trẻ, năng động và linh hoạt nhanh nắm bắt được tình hình biến đổi của thị trường nên đạt được nhiều kết quả trong công việc, giúp cho công ty nhận định được tình hình và xác định được khá tốt những bước đi trong sản xuất kinh doanh. Dự định bước sang những năm tiếp theo Công ty sẽ tuyển dụng thêm nhiều công nhân phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Tóm lại tình hình lao động của Công ty đang thay đổi với chiều hướng tốt, phát huy lợi thế của mình trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%) + - % I. Tổng lao động 112 300 1. Phân theo giới tính 112 100 300 100 188 - Lao động Nam 60 53,57 180 60 120 103,0 - Lao động Nữ 52 46,43 120 40 68 102,3 2. Phân theo tính chất công việc 112 300 - Lao động trực tiếp 35 31,25 85 28,33 50 102,4 - Lao động gián tiếp 77 68,75 215 71,67 138 102,8 3. Phân theo trình độ 112 100 300 100 188 - Đại học, Cao Đẳng 11 9,82 54 18,00 43 104,9 - Trung cấp 38 33,92 156 52,00 118 104,1 - Công nhân kỹ thuật 63 56,26 90 30,00 33 101,4 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 3.1.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan được thể hiện qua bảng 3.2. Qua bảng 3.2 ta thấy được tổng tài sản của Công ty năm 2008 là 143.555.812.923 (đồng). Trong đó TSLĐ và ĐTNH là 54.625.132.710 (đồng), chiếm 33,24%; TSDH là 109.686.349.574 (đồng), chiếm 66,76% trong tổng tài sản. Nguồn vốn của Công ty năm 2008 được hình thành từ 02 nguồn, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong đó, nguồn vốn CSH là 41.903.769.151(đồng), chiếm 25,5% trong tổng nguồn vốn. Còn lại là nguồn vốn vy. So với năm 2007 thì nguồn vốn của Công ty tăng lên 20.755.669.362 (đồng), điều này khẳng định Công ty đã lựa chọn được phương hướng kinh doanh có hiệu quả để tăng nguồn vốn CSH của mình. Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2007 – 2008 (ĐVT: VNĐ) TÁI SẢN NĂM 2007 NĂM 2008 A. TSLĐ và ĐTNH 37.225.043.805 54.625.132.710 I. Tiền 4.604.678.053 242.954.101 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000.000.000 410.000.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.764.281.419 29.748.254.576 IV. Hàng tồn kho 19.106.698.775 23.690.907.816 V. Tài sản ngắn hạn khác 749.385.558 533.016.217 B. TÁI SẢN DÀI HẠN 106.330.769.118 109.686.349.574 II. Tài sản cố định 106.020.537.983 109.253.541.579 - Nguyên giá 109.745.825.957 121.339.079.965 - Hao mòn tài sản cố định (3.725.287.974) (12.085.538.386) V. Tài sản dài hạn khác 310.231.135 432.807.995 TỔNG TÀI SẢN 143.555.812.923 164.311.482.284 NGUỒN VỐN Năm 2007 Năm 2008 A. NỢ PHẢI TRẢ 103.697.108.060 122.407.713.133 I. Nợ ngắn hạn 44.226.517.598 54.130.915.671 II. Nợ dài hạn 59.470.590.462 68.276.797.462 B. NGUỒN VỐN CSH 39.858.704.863 41.903.769.151 I. Vốn chủ sở hữu 39.858.704.863 41.903.769.151 TỔNG NGUỒN VỐN 143.555.812.923 164.311.482.284 (Nguồn:Phòng kế toán) 3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Qua hơn 2 năm đi vào ._.hưng cách tốt nhất mà Công ty lựa chọn để xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình vẫn là: Hãy để khách hàng quảng cáo cho mình, không có cách quảng cáo nào hiệu quả bằng cách xây dựng lòng tin và sự gắn bó của khách hàng trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng mà Công ty cung cấp. 3.2.2.3. Kế toán tiêu thụ nội địa * Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong tiêu thụ nội địa: Theo chế độ quy định kế toán Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan sử dụng lệnh xuất kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT làm chứng từ gốc, làm căn cứ để hạch toán doanh thu. Cách lập phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT đã được trình bày ở phần trước. Để phản ánh quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan sử dụng các sổ kế toán: Nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chung, sổ cái tài khoản. Căn cứ vào các hoá đơn GTGT kế toán phản ánh vào sổ nhật ký bán hàng và nhật ký thu tiền. HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT - 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG PD/2008B Liên 3:Lưu nội bộ 0073951 Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN Địa chỉ: Lô A4 - KCN Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình Số tài khoản:………………………………………………. Điện thoại: 036.3643.808 MST: 1000389853 Họ và tên người mua hàng: CÔNG TY TNHH DỆT KIM HOÀNG LÊ Địa chỉ: Số 15 -17 Đường 57A - Phường Tân Tạo - Q.Bình Tân - TP Hồ Chí Minh. Số tài khoản: ……………………………………………… Hình thức thanh toán: c/k MST: 0303639684--- STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Sợi cọc CD 26 Kg 5.014,20 33.765,3 169.305.967 Cộng tiền hàng: 169.305.967VND Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 16.930.596VND Tổng cộng tiền thanh toán: 186.236.563 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi lăm triệu bốn trăm chín mươi bảy ngàn một trăm đồng chẵn. Người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 60 SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Tháng 12/2008 NT GS Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 131 Ghi có TK… SH NT TK 511.2 TK 333.1 03/12 9591 03/12 Bán Sợicotton Ne20 cho Công ty Dệt Hà Nam 976.501.240 887.728.400 88.772.840 04/12 9592 04/12 Bán Sợi cọc 30 Công ty TNHH Tường Long 153.736.021 139.760.019 13.976.002 05/12 9594 05/12 Bán Sợi cọc CD26 cho Công ty Dệt 8-3 189.494.979 172.268.163 17.226.816 … … … … … … … Tổng: 19.417.288.118 17.652.080.107 1.765.208.010 Người ghi sổ (Ký, ghi rõ HT) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2008 NT GS Chứng từ Diễn giải Đã ghi SC TKĐƯ Số phát sinh (đồng) SH NT Nợ Có 01/12 KDS29 01/12 Bán chịu sợi cọc 20 cho Công ty TNHH Trí Hường × × × 131 511.2 333.1 149.035.644 135.486.949 13.548.694 02/12 NT 0516 02/12 Thu tiền bán hàng chuyển vào TGNH × × 112 44.462.500 131 44.462.500 15/12 KDS 35 15/12 Bán hàng cho Công ty TNHH Dệt Kim Hoàng Lê × × 112 131 186.236.563 186.236.563 … … Ngày …tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, ghi rõ HT) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng nội địa Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng kể cả doanh thu đã thu được tiền và doanh thu chưa thu được tiền. Công ty cổ phần Dệt Sợi Dam San bán hàng theo các phương thức đã nêu ở trên. Tất cả chính sách, hành động như điều tra thị trường, lựa chọn kênh phân phối, áp dụng các phương thức bán hàng, các phương thức thanh toán của Công ty đều nhằm mục đích bán được nhiều hàng, có doanh thu để bù đắp chi phí, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bổ sung vốn để Công ty tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 63 Bảng 3.9: Bảng kê doanh thu nội địa theo 2 phương thức bán hàng (Tháng 12/2008) Số chứng từ Ngày CT Diễn giải Doanh thu chưa thuế Ghi có TK 511/ ghi Nợ các TK khác… TK 131 (Bán chịu Chưa thuế) TK 112 (Bán chịu Chưa thuế) Cộng có 511 9590 03/12 Công ty TNHH Hà Mỹ 33.559.836 33.559.836 33.559.836 9597 04/12 Công ty Dệt may Châu Giang 44.299.775 44.299.775 44.299.775 9614 05/12 Công ty Dệt Minh Ánh 6.954.548 6.954.548 6.954.548 9626 06/12 Công ty Dệt may Phúc Anh 354.066.441 354.066.441 354.066.441 9645 08/12 Công ty TNHH Phúc Thuận Kiên 85.218.685 85.218.685 85.218.685 43705 12/12 Công ty Dệt Tân Phương 366.605.547 366.605.547 366.605.547 43712 15/12 Xí nghiệp Dệt may Nam Thành 169.774.004 169.774.004 169.774.004 … … … …. … … … Tổng cộng: 6.526.600.813 2.437.685.375 4.088.915.438 6.526.600.813 (Nguồn: Phòng kế toán) Về nguyên tắc doanh thu bán hàng chỉ được phản ánh khi hàng hoá chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán sang đơn vị mua. Do đó, tại thời điểm xác định là bán hàng và ghi nhận doanh thu Công ty có thể mua được tiền hàng ngay hoặc chưa thu được tiền hàng nhưng khách hàng đã chấp nhận thanh toán. Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 43720 ngày 31/12/2008, Công ty xuất bán cho Doanh nghiệp Tư nhân Lâm Anh 2.900 kg Sợi cotton Ne20, đơn giá chưa có thuế là 28.636 đồng/1kg. Thuế VAT 10% tính theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp Tư nhân Lâm Anh thanh toán tiền hàng sau 10 ngày. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 131: 83.045.560 đồng Có TK 511.2: 8.304.556 đồng Có TK 333.1: 91.350.116 đồng Đến 10/01/2009 Doanh nghiệp Tư nhân Lâm Anh thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản cho Công ty, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 112: 91.350.116 đồng Có TK 131: 91.350.116 đồng 3.2.2.5. Kế toán tiêu thụ xuất khẩu tại Công ty Công ty cổ phần Dệt Sợi Dam San xuất bán thành phẩm không chỉ trong nước mà còn xuất ra một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Doanh thu tiêu thụ xuất khẩu của Công ty cũng được kế toán hạch toán và lập bảng kê theo từng loại khách hàng. Trong kế toán tiêu thụ xuất khẩu: Do Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan cũng có khá nhiều khách hàng là người nước ngoài nên Công ty cũng lập các bảng kê theo dõi doanh thu đối với từng đối tượng khách hàng. Điều khác biệt so với các khách hàng trong nước đó là trong quá trình trao đổi mua và bán hàng Công ty sử dụng ít các chứng từ sổ sách hơn mà chủ yếu trao đổi qua phương tiện internet bằng các email hoặc qua điện thoại để thuận tiện hơn trong việc mua bán cho cả hai bên. Bảng 3.10: Bảng kê doanh thu xuất khẩu theo phương thức chuyển khoản Năm 2008 Số CT Ngày CT Diễn giải Doanh thu chưa thuế Ghi có TK 511/ Nợ TK… TK 112 Cộng có 63459 27/06 Keluen Co.,LTD 163.045.640 163.045.640 163.045.640 63457 10/07 Taihan Textile Co.,LTD 536.550.648 536.550.648 536.550.648 63460 23/07 IL Shin 693.911.538 693.911.538 693.911.538 … … … 63487 05/08 WHAIL INDUSTRIAL CO.,LTD 632.972.340 632.972.340 632.972.340 24739 30/12 WHAIL INDUSTRIAL CO.,LTD 1.128.750.000 1.128.750.000 1.128.750.000 24740 30/12 HSINGG PO CO., LTD 2.374.469.824 2.374.469.824 2.374.469.824 … … … … … … Tổng cộng: 30.340.122.663 30.340.122.663 30.340.122.663 (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2.2.6. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm là việc ghi chép phản ánh số lượng và giá trị thành phẩm tiêu thụ trong kỳ trên sổ sách kế toán tổng hợp. Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy doanh thu của riêng thành phẩm Sợi chiếm 137.131.149.168 (đồng) trong tổng số doanh thu của toàn Công ty là 198.640.918.562 (đồng). Chiếm xấp xỉ 69,03% trong tổng số doanh thu toàn Công ty. Trong đó, Sợi cọc chiếm 34,97%; Sợi OE chiếm 65,03%. Như vậy sợi OE chiếm tỷ lệ lớn gần gấp đôi sợi cọc. Cụ thể: thành phẩm Sợi cotton Ne20 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 60,48% so với tổng doanh thu thành phẩm sợi), đạt 82.942.297.906 (đồng). Tiếp theo là Sợi cọc 20 chiếm 27.036.791.470 (đồng), đạt 19,71%. Sợi cọc 32 chiếm 7,86%, còn lại là các thành phẩm khác. Qua đó ta CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN Lô A4. Đường Bùi Viện. KCN Nguyễn Đức Cảnh. TP Thái Bình SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chứng từ Diễn giải TKĐỨ Nợ Có Số Ngày CT 9590 03/12 Bán Sợi cotton Ne20 cho Công ty TNHH Hà Mỹ 112 33.559.863 9597 04/12 Bán Sợi cọc CD 26 cho Công ty Dệt May Châu Giang 112 44.299.775 9614 05/12 Bán Sợi cotton Ne 16 cho Công ty Dệt Minh Ánh 131 6.954.548 9626 06/12 Bán Sợi cọc 32 cho Công ty Dệt may Phúc Anh 112 354.066.441 9645 08/12/08 Bán Sợi cotton Ne18 cho Công ty TNHH Phúc Thuận Kiên 131 85.218.685 43719 31/12/08 Bán Sợi cọc 20 cho Công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ 131 380.259.000 TBĐNK 144 31/12/08 Kết chuyển sang 911 911 12.451.055.925 … … … … … Cộng phát sinh: 137.131.149.168 137.131.149.168 (Nguồn: Phòng kế toán) có thể thấy được tình hình tiêu thụ thành phẩm của Công ty trong năm 2008 và Sợi cotton Ne20 là thành phẩm mang lại doanh thu lớn nhất do đáp ứng được nhu cầu của thị trường Sợi vải trong nước cũng như nước ngoài. Bước sang năm 2009 Công ty cũng đã có kế hoạch mở rộng sản xuất thêm nhiều Sợi cotton Ne20 để tăng nhanh doanh thu và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Bảng 3.11: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm Năm 2008 (ĐVT: VND) Tên thành phẩm Doanh thu (đồng) Tỷ lệ (%) I.Sợi cọc 47.952.806.988 34.97 Sợi cọc 20 27.036.791.470 19.71 Sợicọc CD26 1.018.907.339 0.74 Sợicọc CD28 1.596.452.349 1.16 Sợi cọc 30 5.165.570.246 3.77 Sợi cọc 32 10.782.377.587 7.86 Sợi cọc 36 2.352.707.997 1.71 II.Sợi OE 89.178.342.180 65.03 Sợicotton Ne10 1.127.193.584 0.82 Sợicotton Ne16 3.477.709.381 2.53 Sợicotton Ne18 1.629.068.579 1.19 Sợicotton Ne20 82.942.297.906 60.48 Sợicotton Ne26 2.072.730 0.0015 Tổng số 137.131.149.168 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Tổng hợp doanh thu tiêu thụ Sợi của Công ty trong năm 2008 qua thị trường tiêu thụ trong nước, ta có bảng sau: Thị trường và khách hàng Tên thành phẩm Giá trị TP tiêu thụ (đồng) I. Thái Bình 1. Cty CP XNK Dệt May Sợi cotton Ne20 7.031.860.953 2.Công ty CPTMĐT Thái Bình Sợi cotton Ne20 3.465.121.971 3. Cty CP Bitexco Nam Long Sợi OE 20, sợi cọc 20 5.404.940.085 4. Cty TNHH Dệt May Hưng Thịnh Sợi OE 16, Sợi OE20 4.621.900.787 5. Công ty TNHH Dệt May Phúc Anh Sợi OE20 4.119.115.883 6. Công ty TNHH Dệt may Nam Thành Tổng số 24.642.939.679 II. Hà Nam 1. Công ty Dệt Hà Nam Sợi cotton NE 20 7.213.760.284 2. Công ty CP Dệt May Châu Giang Sợi OE 10, OE 20 19.252.077.268 3. Công ty TNHH Trí Hường Sợi cọc 20, OE20 6.335.743.734 Tổng số: 32.801.581.286 III. Nam Định 1.Tổng Công ty Dệt May Nam Định Sợi cọc 32, Sợi OE20 3.718.797.920 2. Công ty TNHH Tuyết Thành Sợicọc30,Sợi cọc 32.. 973.656.279 Tổng số: 4.692.454.199 IV. Hà Nội 1. Công ty Dệt 8 -3 Sợi cọc 32 1.277.282.144 2. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên 19 - 5 Sơi cọc 20 3.010.437.783 3. Công ty CP XNK Thủ công Mỹ Nghệ Sợi OE20, Sợi cọc 20 2.028.348.801 Tổng số: 6.316.068.728 V. Quảng Nam 1. Công ty TNHH Dệt An Phú Sợi cọc 20, Sợi OE20 5.178.606.915 2. Xí nghiệp Dệt làng nghề Mã Châu Sợi OE 20 1.284.069.893 Tổng số: 6.462.676.808 VI. Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) Sợi cọc 30 90.761.999 VIII. Thành phố Hồ Chí Minh 1. Công ty TNHH Duy Dũng Sợi OE16, OE18 5.322.782.853 2. Công ty TNHH Tường Long SợiOE20,Cọc30,cọc32 1.697.541.507 3. Công ty TNHH H.A.B Sợi cọc 30, cọc 32 1.875.584.846 Tổng số: 8.895.909.206 TỔNG SỐ TRONG NƯỚC 77.439.715.097 NƯỚC NGOÀI 6.616.923.687 1. IL Shin - Hàn Quốc Sợi cọc 20 1.818.898.796 2. Woongin Chemical Co.,LTD - HQ Sợi cọc 20 1.418.495.595 3. KYEMYNG TEXTILE CO.,LTD Sợi cọc 20 780.315.250 Tổng số: 4.017.709.641 Tổng cộng: 81.457.424.738 (Nguồn: Phòng kế toán) Trên đây là một số khách hàng tiêu biểu đại diện cho số khách hàng rất lớn ở từng thị trường. Bới khách hàng sợi của Công ty cổ phần Dệt Sợi Dam San phân bố rộng rãi ở khắp các tình, thành phố. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan có lượng khách hàng lớn cả về kinh doanh Sợi và Bông. Tuy nhiên, theo thống kê thì số doanh thu bán Sợi ở thị trường Sợi tỉnh Hà Nam là lớn nhất, sau đó đến thị trường Thái Bình, rồi đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam…Còn rất nhiều những khách hàng Sợi của Công ty cũng là khách hàng thường xuyên nhưng mua với số lượng không nhiều nên không thể liệt kê hết được. Do đó, Công ty nên mở rộng thị trường kinh doanh Sợi tại Hà Nam, đồng thời đối với những khách hàng thường xuyên ở các khu vực tỉnh, thành phố khác thì Công ty nên có những chính sách bán hàng để khuyến khích khách hàng mua với số lượng nhiều hơn. Còn riêng với thị trường nước ngoài thì năm 2008 mới có 3 khách hàng của thị trường Hàn Quốc mua Sợi của Công ty, còn lại những khách hàng khác thì mua bông và khăn thành phẩm. Tuy nhiên, trong tương lai Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan sẽ mở rộng thị trường Sợi sang cả Đài Loan, Nhật Bản và cả các nước khác trên thế giới. 3.2.2.7. Kế toán các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu tại Công ty. Công ty cổ phần Dệt Sợi Dam san là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong nước về sản xuất Sợi, do đó Công ty luôn tạo được uy tín tốt với khách hàng. Và cũng vì vậy mà sản phẩm mà Công ty xuất bán đều được tiêu thụ hết, do đó kế toán công ty không phải hạch toán nghiệp vụ hàng bán bị trả lại. Giảm giá hàng bán là một trong những chính sách bán hàng của nhiều Công ty. Trong quá trình tiêu thụ có thể phát sinh các khoản giảm giá hàng bán như sản phẩm của Công ty sản xuất đôi khi có chất lượng không đạt yêu cầu của khách hàng vì một số những lý do nhỏ, và trong trường hợp này để bán được hết hàng thì Công ty chấp nhận giảm giá. Hoặc cũng có thể do nguyên nhân không đáp ứng được thời gian giao hàng do những nguyên nhân về lao động, máy móc, NVL…để giữ chữ tín và quan hệ lâu dài với khách hàng thì Công ty chấp nhận giảm giá. Tuy nhiên, việc giảm giá này không được ghi trừ trên hoá đơn. Công ty Cổ phần Dệt Sợi Damsan không sử dụng chính sách giảm giá hàng bán cho khách hàng, kể cả đối với khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Chỉ khi nào chất lượng thành phẩm của Công ty không đảm bảo, khách hàng yêu cầu Công ty giảm giá thì khi đó Công ty mới chấp nhận giảm giá. Năm 2008, Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan đã giảm giá cho khách hàng là 109.695.845 đồng. Và khoản giảm giá này là do sản phẩm của Công ty là theo yêu cầu của khách hàng. Kế toán khi thanh toán giảm giá cho khách hàng ghi vào sổ quỹ và nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 532: 109.695.845 đồng Có TK 111: 109.695.845 đồng Cuối kỳ kế toán kết chuyển sang TK 511: Nợ TK 511: 109.695.845 đồng Có TK 532: 109.695.845 đồng SỔ CÁI Tên tài khoản: Giảm giá hàng bán Số hiệu tài khoản: 532 NT GS Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK ĐỨ Số phát sinh SH NT Nợ Có 15/12 15/12 Trả tiền mặt khoản giảm giá của Sợi cọc 30 cho Công ty TNHH Tuyết Thành 17 111 109.695.845 31/12 TBĐNK144 31/12 Kết chuyển giảm giá hàng bán cho Công ty TNHH Tuyết Thành 20 511 109.695.845 Cộng số PS: 109.695.845 109.695.845 Người ghi sổ (Ký, ghi rõ HT) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2.3. Kế toán xác định lãi gộp tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan cũng được xác định theo quy định chung như sau: Lãi gộp = Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán Do đó, để xác định được lãi gộp, ta phải xác định được doanh thu thuần và giá vốn của hàng hoá mà Công ty bán ra trong kỳ. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - các khoản giảm trừ doanh thu Tuy nhiên, trong hoạt động bán thành phẩm của Công ty không có chính sách giảm giá nên doanh thu thuần của Công ty cũng chính là doanh thu bán thành phẩm. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan có rất nhiều khách hàng, trong đó có khách hàng thường xuyên và không thường xuyên. Với khách hàng nào Công ty cũng mở trang sổ riêng để theo dõi nhằm mục đích quản lý các khoản thanh toán của khách hàng với Công ty. Hàng ngày, kế toán Công ty lập báo cáo tổng hợp công nợ phải thu để phục vụ cho công tác quản lý. LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 72 SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ): Sợi cotton Ne 20 Tháng 12 năm 2008 Ngày CT Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Doanh thu Các khoản giảm trừ SH NT Số lượng (Kg) Đơn giá (đ/Kg) Thành tiền (đồng) 5/12/2008 9584 5/12/2008 Công ty Dệt Minh Ánh 131 242,84 28.638 6.954.548 0 12/12/2008 9596 12/12/2008 Công ty Dệt Tân Phương 131 12.801,37 28.638 366.605.547 0 … … … … … … Cộng phát sinh 6.951.671.574 0 Doanh thu thuần: 6.951.671.574 Giá vốn hàng bán: 6.550.165.973 Lãi gộp: 401.505.601 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, ghi rõ HT) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ HT) (Nguồn: Phòng kế toán) LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Mai KEB – K50 73 Bảng 3.12: Lãi gộp tiêu thụ từng loại thành phẩm của Công ty Tháng 12 năm 2008 (ĐVT:VND) Tên TP Doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn Lãi gộp 1. Sợi cọc 20 1.097.308.823 0 1.097.308.823 1.086.220.455 11.088.368 2. Sợi cọc CD 26 539.924.946 0 539.924.946 533.947.791 5.977.155 3. Sợi cọc CD 28 134.794.929 0 134.794.929 56.742.942 78.051.987 4. Sợi cọc 30 812.132.084 109.695.845 702.436.239 699.367.484 3.086.755 5. Sợi cọc 32 178.016.015 0 178.016.015 177.127.711 888.304 6. Sợi cọc 36 100.218.685 0 100.218.685 99.657.947 560.738 7. Sợi cotton Ne10 7.869.179 0 7.869.179 7.808.782 603.970 8. Sợi cotton Ne16 36.179.878 0 36.179.878 31.714.208 4.465.670 9.Sợi cotton Ne18 171.704.524 0 171.704.524 169.468.741 2.235.783 10.Sợicotton Ne20 6.951.671.574 0 6.951.671.574 6.550.165.973 401.505.601 11.Sợicotton Ne26 0 0 0 0 0 Tổng cộng: 10.029.820.637 109.695.845 9.920.124.792 9.412.222.034 507.920.758 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng trên ta thấy lãi gộp mà các thành phẩm trên mang lại cho Công ty trong tháng 12 khá lớn. Trong đó, lợi nhuận thu được nhiều nhất là từ loại Sợi cotton Ne20, trong tháng 12 loại sợi này mang lại cho Công ty khoản lợi nhuận gộp là 401.505.601 (đồng), chiếm 78,96% trong tổng số lợi nhuận gộp. Tiếp theo là loại Sợi cọc CD 28, chiếm 15,35%, có loại sợi cọc 36 mang lại lợi nhuận gộp ít nhất, chiếm có 0,11%. Riêng Sợi cotton Ne26 tháng 12 không sản xuất nên không có giá vốn và doanh thu nên không có lãi gộp thu được từ thành phẩm này. Cũng trong tháng 12, tổng doanh thu bán hàng của Công ty là 10.029.820.637 (đồng). Và trong tháng 12 Công ty không phải chịu một khoản giảm giá hàng bán nào nên doanh thu bán hàng chính bằng khoản doanh thu thuần và bằng 10.029.820.637 (đồng). Với tổng giá vốn của thành phẩm là 9.521.899.879 (đồng). Do đó, lãi gộp tháng 12 Công ty thu được là 507.920.758 (đồng). Như vậy, trong năm 2008 tổng số lợi nhuận gộp mà Công ty thu được là 16.630.372.069 (đồng) (Số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh), bao gồm cả lợi nhuận do hoạt động kinh doanh các sản phẩm khác như khăn, kinh doanh bông mang lại. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp ịch vụ là 198.640.918.562 (đồng), các khoản giảm trừ doanh thu cả năm là 108.639.346 (đồng). Do đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 198.532.279.216 (đồng); tổng giá vốn hàng bán là 181.901.907.147 (đồng). Và như vậy thì lợi nhuận gộp toàn Công ty thu được là: Lợi nhuận gộp = 198.532.279.216 – 181.901.907.147 = 16.630.372.069 (đồng) 3.2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 3.2.4.1. Nhận xét chung Sau gần 3 năm chính thức được thành lập, cho đến nay Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan đã có những bước phát triển vượt bậc để hoà nhập với nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định mình. Sản phẩm của Công ty ngày càng giành được vị trí trong ngành sản xuất Sợi vải trong cũng như ngoài nước. Và cùng với sự phát triển của Công ty thì bộ máy kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng ngày càng được hoàn thiện và góp phần rất lớn trong sự phát triển của Công ty. Đó cũng là công cụ quản lý vô cùng quan trọng đối với các Nhà Quản Trị doanh nghiệp. Qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan, chúng tôi thấy được nhiều ưu điểm trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng, cụ thể là: + Về đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan có bộ máy kế toán gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có nhiều hiệu quả giúp lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, hạch toán được tiến hành hợp lý, phân công công việc cụ thể rõ ràng, Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, có trình độ năng lực, nhiệt tình và trung thực,..góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của Công ty. Phòng kế toán đã sớm áp dụng thử nghiệm chế độ kế toán mới vào công tác kế toán, dùng hình thức kế toán Nhật Ký Chung - là hình thức kế toán mới có nhiều ưu điểm, hệ thống sổ sách kế toán tương đối đơn giản gọn nhẹ. Bộ máy kế toán đã biết sử dụng linh hoạt sáng tạo và có hiệu quả chế độ kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm kế toán Misa theo hình thức Nhật Ký Chung nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác kế toán, phát huy vai trò của kế toán trong tình hình hiện nay. + Về đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán với cách thức ghi chép phương pháp hạch toán một cách khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu mục đích của chế độ kế toán, cải cách tổ chức công tác kế toán quản lý một cách dễ dàng, giảm khối lượng công việc. + Về đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Công ty đã sử dụng hết 71 tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Niên độ kế toán Công ty áp dụng từ 31/12 năm trước đến 01/01 năm nay và kỳ kế toán của Công ty làm theo một năm 4 quý. + Về đặc điểm tổ chức vận dụng sổ sách kế toán: Về cơ bản hệ thống sổ sách kế toán của công ty được lập đầy đủ theo quy định với ưu điểm là được lập đầy đủ và in vào cuối mỗi tháng, nếu trong tháng phát hiện sai sót thì vẫn có thể dễ dàng sửa chữa. Ngoài ra, việc sổ sách được ghi thường xuyên thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. + Về tổ chức vận dụng báo cáo kế toán: Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan áp dụng phần mềm kế toán nên khi lập báo cáo kế toán rất thuận tiện, nhanh gọn và không mất nhiều thời gian. + Riêng về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Được tiến hành dựa trên những đặc điểm về tình hình thực tế của Công ty. Công ty đã có sự quan tâm và quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ để đảm bảo việc nhập - xuất - tồn cũng như tránh được những hư hỏng, mất mát, kém phẩm chất. Công ty cũng luôn chú trọng và đề cao công tác tiêu thụ thành phẩm, cải tiến mẫu mã. Có những chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường để đưa thương hiệu của mình đến nhiều khu vực trong cũng như ngoài nước. Bên cạnh những thành tựu trên thì Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế tuy nhiên không đáng kể, cụ thể: + Việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ là rất cần thiết nhưng do yêu cầu thị trường, khối lượng tiêu thụ lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu chỉ có một kế toán và một thủ kho như vậy là quá ít. + Việc tổ chức luân chuyển chứng từ còn gặp nhiều vướng mắc trong các chứng từ kế toán. Nhìn chung, công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý, sản xuất và tiêu thụ. Kế toán đã ghi chép và phản ánh đầy đủ tình hình xuất bán, thanh toán tiền hàng, tồn kho và doanh thu bán hàng của Công ty. 3.2.4.2. Một số giải pháp Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp cận với thực tế của Công ty và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán cũng như sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong trường, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan, cụ thể như sau: - Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song. Việc ghi chép này còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng dẫn đến khối lượng công việc kế toán lớn, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, khối lượng chủng loại thành phẩm của Công ty là rất lớn. Do đó, Công ty nên hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi sổ số dư thì sẽ tạo thuận lợi hơn trong công việc. - Tăng được lượng hàng tiêu thụ đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược tiêu thụ riêng. Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan nên sử dụng thêm TK 521 – chiết khấu thương mại và TK 532 - giảm giá hàng bán đối với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm với khối lượng lớn, đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng nội địa, và đó cũng là một chiến lược thu hút thêm nhiều khách hàng cho Công ty. - Công ty nên áp dụng thêm phương thức thanh toán khi bán hàng như trả chậm,... vì khối lượng hàng bán rất nhiều cũng như lượng khách hàng của công ty rất lớn, nếu có thêm phương thức thanh toán này thì chắc chắn khách hàng của Công ty sẽ tăng lên và lượng hàng mua cũng sẽ tăng lên. Bởi sản phẩm của Công ty đang có uy tín trên thị trường và hiện nay tuy với những phương thức thanh toán Công ty đang áp dụng, Công ty vẫn duy trì được lượng khách hàng rất lớn. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là một vấn để vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính lý luận cao. Qua nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận như sau: (1) Thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đều là những khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong đó, thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó cho biết tình hình sản xuất ra thành phẩm của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, cũng như toàn bộ chi phí sản xuất để tạo ra được thành phẩm. Còn tiêu thụ thành phẩm, không chỉ cho biết lượng thành phẩm tiêu thụ được trong kỳ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thu được và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. - Tổ chức quản lý chặt chẽ, hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm chính xác, đầy đủ các chi phí phát sinh xảy ra. Điều đó không chỉ làm giảm thiểu các chi phí không cần thiết mà còn phản ánh trung thực kết quả sản xuất kinh doanh củat doanh nghiệp đạt được, đồng thời cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời phục vụ cho lãnh đạo đề ra giải pháp và đưa ra kế hoạch, phương hướng sản xuất cho năm tới. (2) Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan” chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong Công ty là không thể thiếu. Bởi công tác này giúp cho Công ty xác định được chính xác khối lượng, giá trị thành phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Nhận thức được vấn đề này nên lãnh đạo Công ty rất chú ý và xếp nó vào vị trí trung tâm trong tổ chức hạch toán kế toán của Công ty. (3) Giải quyết tốt khâu tiêu thụ thành phẩm không những tránh được tình trạng ứ đọng thành phẩm, mà còn đem lại nhiều lợi cho công ty cũng như tạo việc làm cho người lao động, góp phần tăng Ngân sách Nhà nước. (4) Thành phẩm của Công ty đã góp phần vào phát triển của ngành Công nghiệp Sợi của nước ta. Nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ CNH - HĐH đất nước. Thành phẩm của Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại, với chất lượng đáp ứng được nhu cầu Sợi vải trong và ngoài nước đã và đang mang lại nguồn đoanh thu lớn cho Công ty. Số lượng thành phẩm mà Công ty sản xuất ra khá nhiều nhưng giá bán chưa được cao. (5) Về công tác tiêu thụ thành phẩm: công tác tiêu thụ thành phẩm của Công ty hiện nay đang được thực hiện khá tốt, sản phẩm của Công ty đang có uy tín trên thị trường Sợi vải trong và ngoài nước. Tuy nhiên Công ty có kế hoạch trong năm tới sẽ mở rộng thị trường để đạt doanh thu cao hơn. Nhìn chung công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan đã hạch toán theo đúng quy định của Nhà nước và đã đạt được nhiều kết quả tôt đẹp góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Công ty. Bên cạnh những thành công đạt được công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng còn một số hạn chế mà tôi có đưa ra được những giải pháp khắc phục. Nhưng do thời gian có hạn mà trình độ kinh nghiệm còn hạn chế, trong khi đó tính đa dạng phức tạp của vấn đề đòi hỏi sự linh hoạt trong tư duy lãn hoạt động. Bởi vậy, trong luận văn này không thể trán khỏi những những thiếu sót nhất định. Chúng tôi kinh mong được sự thông cảm, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán trong Công ty để chúng tôi hoàn thiện hơn luận văn này. 4.2. Kiến nghị Xuất phát từ tình hình thực tế về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Dệt Sợi Damsan, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: - Công ty nên sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi sổ số dư. - Công ty nên sử dụng thêm TK 521 - chiết khấu thương mại và TK 532 - giảm giá hàng bán để đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS. NGUYỄN THỊ TÂM, TH.S BÙI THỊ PHÚC, TH.S NGUYỄN XUÂN TIẾN, Kế toán doanh nghiệp, NXB Nông Nghiệp, 1997. PGS. NGUYỄN THỊ ĐÒNG, Lý thuyết hạch toán kế toán , NXB Giáo Dục, 1996. PGS. TS NGUYỄN THỊ TÂM, Lý thuyết kế toán, NXB Nông Nghiệp, 2000. PGS. TS NGUYỄN VĂN CÔNG, Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tài chính, NXB Tài Chính, 1999. PGS. TS NGUYỄN VĂN CÔNG,Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính, 1999. Hệ thống kế toán doanh nghiệp (Những văn bản pháp quy), NXB Tài chính, năm 1999. PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH KIỆN, PTS. NGUYỄN ĐĂNG NAM, Quản Trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, 1999. Một số luận văn khoá trước. Một số báo cáo kế toán của Công ty năm 2007 – 2008. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao hoan chinh.doc