LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng, sản phẩm của mình sao cho hội nhập và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của xã hội với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, giá thành hạ. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thực hiện nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp được nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm đặc biệt đó là công tác kế toán nói chung và tổ chức k
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Thương mại xuất nhập khẩu và may trang phục thể thao Thế Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Trong ngành sản xuất quần áo thể thao, việc tạo ra thành phẩm, mẫu mã phù hợp với nhu cầu vể thể thao của toàn dân là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đồng thời việc quản lý, thúc đẩy tiêu thụ nhằm đem đến một kết quả kinh doanh như mong muốn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty trang phục thể thao Thế Anh, em nhận thấy vấn đề kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là vấn đề nổi bật, hướng người quản lý và hạch toán phải quan tâm đặc biệt.
Trong báo cáo thực tập này ngoài phần lý thuyết cần thiết, em xin trình bày một số vấn đề thực tế và phương hướng giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tổ chức hạch toán và kế toán tại Công ty Thế Anh.
Trong thời gian thực tập, với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Mai Thị Bích Ngọc, với sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành bản chuyên đề với đề tài: “ Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Thương mại xuất nhập khẩu và may trang phục thể thao Thế Anh”.
Trong bản chuyên đề thực tập này, tôi xin trình bày ba phần lớn sau:
Phần I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Thực tế tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty Thế Anh.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất, phương hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả của Công ty Thế Anh.
PHẦN I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Ý nghĩa và sự cần thiết của kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất:
Theo quy luật tái sản xuất, quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra tuần tự theo các giai đoạn:
Sản xuất à Trao đổi à Phân phối à Tiêu thụ.
Như vậy, ta thấy rằng, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá thông qua hai hành vi:
Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá cho khách hàng.
Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp.
Hai hình thức trên có thể khác nhau về không gian và thời gian. Việc tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Thực vậy, thực hiện tiêu thụ thành phẩm là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dung, giữa tiền hàng và trong lưu thông. đảm bảo sự cân băng giữa các ngành, các lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế. Tiêu thụ thành phẩm có tác động mạnh mẽ tới quan hệ cung - cầu trên thị trường. Đối với doanh nghiệp thì việc thực hiện tốt khâu tiêu thụ thành phẩm là biện pháp tốt nhất thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp, toạ điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất, kế toán là công cụ sắc bén và hiệu quả nhâtứ để phản ánh và giám đốc toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một nội dung chủ yếu của công tác kế toán đẻ phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
Với ý nghĩa to lớn đó, kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải áp dụng các biện pháp phù hợp với doanh nghiệp mình mà vẫn khoa học và đúng chế độ do Nhà nước ban hành.
Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm:
Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn, kỹ thuật và nhập kho để bán. Thành phẩm được biểu hiện trên hai mặt: Hiện vật và giá trị. Mặt hiện vật thể hiện ở số lượng và chất lượng thành phẩm. Số lượng thành phẩm được xác định bởi các đơn vị đo lường như: Kg, lít, chai, cái, chiếc … . Chất lượng thành phẩm được xác định bằng tỷ lệ tốt, xấu hay cấp của sản phẩm như: Loại 1, loại 2 … Mặt giá trị chính là giá thành phẩm sản xuất nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán.
Xét trong phạm vi doanh nghiệp, thành phẩm là cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, là căn cứ xét và phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất để từng bước ổn định tình hình taì chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, công tác quản lý thành phẩm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Quản lý về mặt số lượng thành phẩm: Đòi hỏi phải phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập, xuất, tồn kho, dự trữ sản phẩm, kịp thực hiệnời phát hiện hàng hoá tồn kho lâu ngày để có biện pháp xử lý.
Quản lý về mặt chất lượng thành phẩm: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng thành phẩm ngày càng phải hoàn thiện hơn, mẫu mã đẹp hơn, hợp thị hiếu hơn. Do vậy, bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm phải làm tốt hơn công việc của mình, cất giữ, bảo quản hợp lý từng loại thành phẩm để tránh hư hỏng, giảm chất lượng thành phẩm.
Bên cạnh việc quản lý về mặt hiện vật, việc quản lý về mặt chất lượng cũng rất quan trọng như quản lý về giá trị thực tế nhập kho, xuất kho … . Thành phẩm sản xuất ra để tiêu thụ nên quá trình vận động của thành phẩm luôn gắn liền với quá trình tiêu thụ.
Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý:
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, tực là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái giá trị (tiền).
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc tiêu thụ thành phẩm để thoả mãn nhu cầu của đơn vị khác, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp gọi là tiêu thụ ngoài. Thành phẩm được cung cấp giữa các đơn vị trong một công ty, tổng công ty gọi là tiêu thụ nội bộ.
Quá trình tiêu thụ được coi là hoàn thành khi có đầy đủ 2 điều kiện:
+ Giao hàng (thành phẩm) cho người mua.
+ Người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Phương thức giao bán: bán thu tiền trực tiếp, bán đổi hàng, bán trả góp, gửi hàng đi bán, dùng hàng trả lương cho công nhân viên … .
_ Khách hàng: Có thể là cá nhân, tập thể, đại lý, cửa hàng … .
_ Thể thức thanh toán: Thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trả góp, trả chậm.
Đối với từng phương thức giao bán khác nhau thì nghiệp vụ giao hàng và thu tiền có những khoảng cách khác nhau về không gian và thời gian. Do vậy, trong tiêu thụ xuất hiện hai khái niệm cần phân biệt: Doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng là khoản thu do hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang lại như bán thành phẩm, hàng hoá, vật tư và cung cấp lao vụ dịch vụ. Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Tiền thu bán hàng là số tiền thực thu về bán sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt nhập quỹ, tiền gửi ngân hàng.
Trường hợp thu tiền ngay lúc giao hàng: Doanh thu bán hàng chính là tiền thu bán hàng.
Trường hợp thanh toán sau: Người mua chưa trả tiền ngay được coi là có doanh thu bán hàng nhưng chưa có tiền thu bán hàng. Trong quá trình bán hàng có phát sinh chi phí bán hàng. Ngoài ra còn phát sinh những khoản làm giảm doanh thu bán hàng như: Chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ.
Với tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt khâu bán hàng, đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng, tăng vòng quay vốn lưu động, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa quan trọng đó, để thực hiện tốt khâu tiêu thụ thành phẩm kế toán cần phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng của từng loại thành phẩm bán ra, đôn đốcthanh toán thu hội đầy đủ, kịp thời vốn cho doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất:
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng pahỉ xác định lỗ, lãi. Do đó quá trình tiêu thụ thành phẩm không thể tách rời với việc xác định kết quả tiêu thụ:
Kết quả tiêu thụ= Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán.
Kết quả tiêu thụ được xác định là chênh lệch giữa doanh thu thuần ( là doanh thu bán thành phẩm sau khi đã trừ thuế, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại nếu có) với trị giá vống hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của thành phẩm xuất bán trong kỳ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí quản lý kinh doanh phục vụ chung khác liên quan đến cả doanh nghiệp. Quản lý khâu tiêu thụ thành phẩm là vô cùng cần thiết, đó là quản lý kế hoạch tiêu thụ giá bán … . Vì vậy, quản lý cần phải bám sát các yêu cầu cơ bản như:
+ Quản lý sự vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập kho, xuất kho, tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng, và giá trị.
+ Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức tiêu thụ, từng thể thước thanh toán, từng khách hàng, từng loại thành phẩm tiêu thụ. Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền vốn.
Ngoài ra theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, kết quả kinh doanh còn bao gồm kết quả hoạt động tài chính, kết quả bất thường. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được phân biệt và tổ chức theo dõi, tính toán, phản ánh riêng cho từng loại hoạt động, thậm chí riêng cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại lao vụ dịch vụ.
Nhiệm vụ kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nêu trên, kế toán cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có và sự biến động ( Xuất - Nhập ) của từng loại thành phẩm trên cả 2 mặt hiện vật và giá trị.
Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, thu nhập bán hàng và xác định chính xác kết quả tiêu thụ thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác.
Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. Đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Phương pháp kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Kế toán thành phẩm:
Thành phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm rất nhiều loại thứ bậc, phẩm cấp. Để quản lý và hạch toán chặt chẽ thì kế toán phải tổ chức thật khoa học và hợp lý theo các nguyên tắc sau để quản lý và đánh giá:
Phải tổ chức kế toán thành phẩm theo từng loại, từng thứ theo đúng số lượng, chất lượng thành phẩm. Từ đó làm cơ sở để xác định kết quả sản xuất của từng đơn vị, phân xưởng … và có số liệu để so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch.
Phải có sự phân công và kết hợp công tác ghi chép kế toán thành phẩm giữa phòng kế toán và phân viên hạch toán phân xưởng giữa kế toán thành phẩm và thủ kho thành phẩm.
Đánh giá thành phẩm:
Đánh giá thành phẩm là biệu hiện giá trị của thành phẩm bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định:
Đánh giá thành phẩm theo giá trị thực tế:
Đánh giá thành phẩm nhập kho:
Trị giá thành phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp ( phản ánh trên các tài khoả, sổ tổng hợp, … ) phải được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế.
Giá thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định phù hợp với từng nguồn nhập. Cụ thể:
Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phi nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Thành phẩm thuê ngoài, gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp.
+ Chi phí thuê ngoài gia công, chế biến.
+ Chi phí khác.
Trường hợp mua ngoài thì được tính theo trị giá vốn thực tế ( tương tự như mua vật tư mua ngoài).
Đánh giá thành phẩm xuất kho:
Để phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực của kế toán quốc tế, hiện nay khi đánh giá thành phẩm phải tuân theo nguyên tắc phù hợp. Tức là thành phẩm phải đượcđánh giá theo giá thành sản xuất, đồng thời trị giá vốn của thành phẩm bán phù hợp với doanh thu có được trong một thời kỳ nhất định.
Tuỳ theo được điểm của thành phẩm, tình hình quản lý của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp hạch toán cho hợp lý. Có thể áp dụng một trong các cách sau:
Tính theo giá thực tế từng loại thành phẩm theo từng lần nhập ( hay còn gọi là giá thực tế đích danh): Phương pháp này: thành phẩm nhập vào giá nào thì xuất theo giá đó. Doanh nghiệp quản lý thành phẩm tồn kho theo từng lô thành phẩm.
Tính theo giá bình quân gia quyền:
+
Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ
Giá thành thực tế thành phẩm xuất trong kỳ
Giá thành thực tế thành phẩm đầu kỳ
Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ
Số lượng thành phẩm xuất kho trong kỳ
= X
+
Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp này phù hợp với việc bảo quản hàng hoá tại kho. Giá tồn kho và giá bán ra phản ánh một cách chính xác nhưng khó khăn trong việc hạch toán chi tiết và kho bãi bị hạn chế. Vì vậy, phương pháp này chỉ được áp dụng ở các doanh nghiệp có chủng loại mặt hàng ít, việc nhập xuất không thường xuyên.
Tính theo giá nhập sau xuất trước: Trong trường hợp lô hàng nào nhập sau nhưng xuất trước thì khi áp dụng, phương pháp này thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc phù hợp với nghĩa là trị giá vốn của hàng bán phù hợp với doanh thu tạo ra trong kỳ, nhưng nó không phù hợp với việc bảo quản các loại sản phẩm tồn kho. Nếu sử dụng giá hạch toán thì cuối kỳ phải đổi ra giá thực tế qua công thức sau:
Giá thực tế thành phẩm xuất trong kỳ = giá hạch toán thành phẩm xuất trong kỳ nhân với hệ số giá.
Trong đó,
Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ
Hệ số giá =
Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ
Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán:
Để đáp ứng yêu cầu kịp thời của công tác kế toán, doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép kịp thời tình hình biến động hàng ngày của thành phẩm một cách ổn định. Giá có thể chọn hoặc làm cơ sở xây dựng giá hạch toán là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất quy định. Cuối kỳ xác định đầy đủ giá thực tế thành phẩm nhập kho, hệ số giá giữa giá thực tế với giá hạch toán làm cơ sở tính giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ.
Phương pháp tính như đã nêu ở trên.
Hệ số giá được tính cho từng loại, từng nhóm thành phẩm tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
kế toán nhập - xuất kho thành phẩm:
Chứng từ ban đầu: Bao gồm
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Thẻ kho.
Biên bản kiểm kê …
kế toán chi tiết thành phẩm:
Kế toán chi tiết được thực hiện ở kho và phòng kế toán, trên cùng một cơ sở chứng từ nhập - xuất kho thành phẩm. Việc ghi chép ở kho do thủ kho đảm nhận. Còn ở phòng kế toán, do bộ phận kế toán bán hàng tiến hành. Số liệu hạch toán ở kho và ở phòng kế toán phải được kiểm tra đối chiếu với nhau.
Hạch toán chi tiết thành phẩm có thể được tiến hành trên 1 trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp ghi thẻ song song.
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Phương pháp ghi sổ số dư.
Cả ba phương pháp này giống nhau ở chỗ tại kho đều sử dụng thẻ kho để ghi chép. Điểm khác nhau giữa 3 phương pháp này là công việc ghi chép tại phòng kế toán được thực hiện trên các sổ khác nhau.
+ Đối với phương pháp ghi thẻ song song thì phong kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết thành phẩm
+ Đối với phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển thì phòng kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển.
+ Đối với phương pháp ghi sổ số dư thì phòng kế toán sử dụng sổ số dư.
Chính vì vậy mà điều kiện áp dụng các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm cũng khác nhau:
+ Đối với phương pháp thẻ song song chỉ thích hợp đối với các doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm, khối lượng các nghiệp vụ nhâp - xuất ít, không thường xuyên và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
+ Phương pháp ghi sổ số dư được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các nghiệp vụ nhập - xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại thành phẩm và doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán nhập xuất, xây dựng hệ thống danh điểm thành phẩm, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán khá vững vàng.
Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển, nhiều thành tựu trong lĩnh vực này đã được áp dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học - xã hội nói chung và ngành kế toán nói riêng. Việc trang bị hệ thống máy tính tại các phòng kế toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kế toán, cụ thể nó đã làm giảm đáng kể những công việc thủ công trước đây, nâng cao tính chính xác, kịp thời và còn rất đắc lực trong phân tích nhằm đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp. Nhờ vậy ngày nay các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng áp dụng phương pháp thẻ song song kết hợp phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Ở kho: Sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn theo số lượng.
Ở phòng kế toán: kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất, được theo dõi riêng cho từng loại thành phẩm và đến cuối tháng lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Kế toán tổng hợp thành phẩm:
Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập - xuất.
Kế toán tổng hợp sự biến động của thành phẩm sử dụng các tài khoản chủ yếu như : TK 155, TK157, TK 632.
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ như sau:
TK 157
TK 154
TK 911
TK 338.1
TK 138.1
TK 157
TK 632
TK 155
Nhập kho thành phẩm (1) (2) xuất kho thành phẩm kết chuyển giá vốn (6)
sản xuất xong đem bán
xuất thành xuất gửi khi đã bán
phẩm gửi(4) bán (3) được hàng
bán không gửi (5)
nhập kho
Thừa thành phẩm chưa rõ (7b) Thiếu thành phẩm chưa rõ
nguyên nhân (7a) nguyên nhân
a) Nội dung phản ánh của TK 155:
Bên nợ:
Phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho.
Sổ kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
Phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
Phản ánh trị giá của thành phẩm thiếu hụt.
Số kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho.
Nội dung phản ánh của TK 157:
Bên nợ:
Phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi.
Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
Trị giá hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi bị khách hàng trả lại.
Kết chuyển trị giá hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ: Trị giá thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhậ thanh toán.
Nội dung phản ánh của TK 632:
TK 632không có số dư cuối kỳ.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên nợ: Trị giá vốn hàng bán, thành phẩm đã cung cấp.
Bên có: Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập - xuất trên các tài khoản hàng tồn kho tương ứng. Các tài khoản sử dụng là TK 155, TK 631, TK 632.
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu như sau:
TK 155,157
TK 911
TK 632
TK 631
Kết chuyển thành phẩm tồn Kết chuyển giá vốn hàng bán (4)
đầu kỳ (1)
giá thành thực tế thành phẩm
sản xuất xong (2)
Kết chuyển thành phẩm tồn cuối kỳ (3)
Kế toán tiêu thụ thành phẩm:
Kế toán doanh thu bán hàng, thuế GTGT và các khoản làm giảm doanh thu:
Kế toán doanh thu bán hàng, thuế GTGT:
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
Các chứng từ kế toán được sử dụng là:
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Hoá đơn bán hàng.
Các bảng kê.
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
Phiếu thu.
Các tài khoản được sử dụng:
TK 511 có 4 TK cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ, lao vụ.
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. TK 133 có 2 TK cấp 2:
TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ tài sản cố định.
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. TK này có 2 TK cấp 3:
TK 33311: thuế GTGT đầu ra.
TK 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu:
VAT (1) Số tiền thanh toán
TK 3331
TK 111, 112
tk 511
TK 131
VAT
Giá bán
(2)
Giá bán người mua chưa trả tiển (3)Số tiền người mua thanh toán
Đối với đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Khi bán thành phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 ( Tổng giá thanh toán).
Có TK 33311 (thuế GTGT đầu ra).
Có TK 511, 512 (Giá chưa có thuế GTGT).
Khi bán thành phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511, 512 ( Tổng giá thanh toán).
Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 ( Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3331
Có TK 511
Đối với trường hợp bán hàng ( thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) theo phương thức trả góp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 ( Số đã trả lần đầu)
Nợ TK 131 ( số còn phải trả)
Có TK 3331 ( thuế GTGT đầu ra)
Có TK 511 ( Giá bán chưa có thuế trả 1 lần)
Có TK 711 (Lãi bán trả góp)
VAT Số trả lần đầu của người mua
Doanh thu
Số người mua còn phải trả
TK 3331
TK 111, 112
TK 511, 512
TK 711
TK 131
Lãi do bán trả góp
Nội dung phản ánh của TK 511:
TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Bên nợ:
Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của thành phẩm, hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng đã được xác định là tiêu thụ.
Doanh thu của số hàng bán bị trả lại.
Khoản chiết khấu hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán.
Khoản giảm giá hàng bán.
kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Nội dung phản ánh TK 911:
Bên nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ.
Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
Kết chuyển số lãi trước thuế trong kỳ.
Bên có:
Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ
Thu nhập thuần hoạt động tài chính và thu nhập bất thường.
Trị giá vốn hàng hoá, thành phẩm bị trả lại.
Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
TK 911 không có số dư cuối kỳ.
Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
VAT Hàng nhập
TK 3331
TK 133
TK 131
TK 152, 153
TK 511, 512
Doanh thu VAT
Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh thu bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 131
Có TK 511 ( doanh thu chưa có thuế GTGT)
Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đưa đi trao đổi được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 133
Có TK 3331
Nếu bán hàng ( thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấy hàng hoá để sử dụng ch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153, 156 (bao gồm cả thuế GTGT)
Có TK 3331
Có TK 511 ( giá bán hàng chưa có thuế GTGT)
Trường hợp sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu tặng, kế toán ghi:
Nợ TK 641,642
Có TK 511 ( giá bán chưa có thuế GTGT)
Số thuế GTGT phải nộp được khấu trừ
Nợ TK 133
Có TK 3331
Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán ghi:
Doanh thu bán hàng
Nợ TK 334
Có TK 511 (giá thành sản xuất thực tế)
thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 133
Có TK 3331 ( giá tính thuế theo giá bán)
Đối với sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ
Nếu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi:
Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512 (giá thành sản xuất)
Thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 133 ( giá tính thuế theo giá bán)
Có TK 3331
Nếu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm + thuế GTGT phải nộp)
Nợ TK 431 (quỹ khen thưởng phúc lợi)
Có TK 3331
Có TK 512, 511( chi phí sản xuất ra sản phẩm)
Cuối kỳ kế toán sử dụng số thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp
Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đơn vị không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT.
Khi bán hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112, 131 ( Tổng số tiền phải thu của người mua)
có TK 511, 512
Cuối kỳ để tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 6425
Có TK 3331
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
Hàng bán bị trả lại: TK 531
Giảm giá hàng bán: TK 532
Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 5332
Thuế xuất nhập khẩu: TK 3333
Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yêu về giảm trừ doanh thu được tiến hành theo sơ đồ sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt Trả nợ bằng (1a) thuế VAT
(2) khách hàng
TK 3332
TK 511
TK 531
TK 3333
TK 3331
TK 131
TK 511, 512
TK 111, 112
Hàng bán bị trả lại
Thuế xuất nhập khẩu Trả bằng tiền (1b) kết chuyển
(3) cuối kỳ (4)
Khoản chiết khấu hàng bán thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 521
Có TK 111, 112, 131
Khoản giảm giá hàng bán khi phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 532
Có TK 111, 112, 131
Khi xác định số thuế xuất khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán ghi:
Nợ TK 511, 512
Có TK 333
Trường hợp hàng hoá bị trả lại:
_ Nếu doanh nghiệp nộp thế theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi:
a/ Nợ TK 531 (Doanh thu hàng bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131
b/ Nợ TK 3331 (Trả lại người mua về thuế GTGT hàng trả lại)
Có TK 111, 112
c/ Nợ TK 155, 156 (Giá vốn hàng bị trả lại về nhập kho)
Có TK 632
_ Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, kế toán ghi:
a/ Nợ TK 531 ( tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112, 131.
b/ Nợ TK 155, 156 ( giá vốn hàng bán bị trả lại về nhập kho)
Có TK 632
Đến cuối kỳ kế toán chuyển hết các khoản giảm trừ vào doanh thu kỳ đó, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521, 531, 532, 3332, 3333
Cuối kỳ hạch toán chuyển hết doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 511
có TK 911.
Kế toán chi phí bán hàng:
Trong quá trinh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí cho khâu lưu thông, bán hàng như vận chuyển, bao gói, giao dịch …
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng được chia thành các loại sau:
Chi phí nhân viên: là khoản lương trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá, tiền công và các khoản phụ cấp.
Chi phí vật liệu bao bì: Các chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tính toán, làm việc trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng …
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác vận chuyển, hoa hồng trả lại cho đại lý bán hàng …
Chi phí bằng tiền khác: Các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí kể trên như:
Chi phí tiếp khách cho bộ phận bán hàng.
Chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hoá.
Chi phí quảng cáo, chào hàng, chi hội nghị khách hàng
Chi phí bảo hành sản phẩm.
Chi phí bán hàng thực tế phát sinh cần được phân loại và tổng hợp theo đúng các nội dung đã quy định.
Cuối kỳ hạch toán chi phí bán hàng được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Trường hợp những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có hoặc it sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ thì cuối kỳ hạch toán chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng sang theo dõi ở loại “ chi phí chờ kết chuyển”.
Kế toán sử dụng TK 641, chi phí bán hàng, để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
TK 641 có 6 tài khoản cấp 2
TK 6411: Chi phí nhân viên.
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
Nội dung phản ánh của TK 641
Bên nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh hoặc chờ kết chuyển.
TK 641 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu như sau:
TK 334
TK 142
TK 641
TK 152
TK 153
TK 214
TK 338
TK 335
TK 111, 112, 131
TK 111, 112
TK 911
Chi phí bán hàng
TK 142
Tiền lương, phụ cấp phải trả nhân viên Các khoản giảm chi phí
bán hàng BH thực tế phát sinh (nếu có)
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên Cuối kỳ kết chuyển CPBH
b._.án hàng để xác định kết quả kinh doanh
Trị giá vật liệu xuất dùng cho bán hàng kết chuyển một phần chi phí
Xuất kho CCDC cho bán hàng(Phân bổ 100%)
Xuất kho CCDC phân Phân bổ CCDC phục
bổ nhiều lần vụ BH
Trích khấu hao TSCĐ phục vụ cho bán hàng
Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác
Trích trước về chi phí sửa chữa nếu có
khấu hao sửa chữa
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản cụ thể, theo quy định hiện hnàh, được phân thành các loại sau:
Chi phí nhân viên quản lý: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, CPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu quản lý: Giá trị vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công việc quản lý, cho sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ.
Chi phí đồ dùng văn phòng: Giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao những tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, phương tiện truyền dẫn.
Thuế, phí và lệ phí: Chi phí về thuế như: Thuế môn bài, thuế nhà đất … và các khoản phí, lệ phí khác.
Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, thuê nhà, sửa tài sản cố định … phục vụ chung cho doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi bằng tiền khác phát sinh cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp ngoài các khoản chi phí kể trên như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cần được dự tính và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý.
Chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do vậy cuối kỳ cần được tính toán, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản và phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Kế toán sử dụng TK 642 để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động cả doanh nghiệp.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2.
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6425: Thuếa, phí và lệ phí.
TK 6426: Chi phí dự phòng.
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Trình tự hạch toán như sau:
Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu
kết chuyển chi phí BH, Kết chuyển thu nhập hoạt động
chi phí quản lý doanh nghiệp tài chính
kết chuyển chi phí hoạt động kết chuyển thu nhập bất thường
tài chính
TK 632
TK 641, 642, 142
TK 421
TK 421
TK 721
TK 711
TK 511, 512
TK 911
TK 821
TK 811
kết chuyển chi phí hoạt động kết chuyển lỗ
bất thường
kết chuyển lãi
Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:
Nội dung kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận:
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động bất thường.
Phương pháp kế toán: Sử dụng TK 911 và các TK liên quan khác:
Các sổ kế toán bao gồm:
Sổ chi tiết thành phẩm: TK 155.
sổ kho.
Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng.
Sổ chi tiết thanh toán người mua: TK 131.
Sổ chi tiết thanh toán người bán: TK 331.
Sổ chi tiết các tài khoản; TK 632, TK 511, TK 911, TK 411, TK 421, TK 641, TK 642.
Sổ thanh toán với công nhân viên.
Sổ chi tiết nguyên vật liệu: TK 152, TK 153.
Sổ nhật ký sổ cái.
PHẦN II:
THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THẾ ANH
Đặc điểm và tình hình chung của Công ty Thế Anh:
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thế Anh:
Vào những năm của thập kỷ 90 thế kỳ XX, đất nước Việt Nam ta đang ngày càng hội nhập với thế giới về mọi lĩnh vực, một trong những lĩnh vực được quan tâm của Đảng và Nhà nước và cũng là nhu cầu của nhân dân đó là Thể thao.
Để góp một phần sức minh vào phong trào thể thao nước nhà, Công ty Thế Anh đã được thành lập.
Mục đích chủ yếu của Công ty Thế Anh là sản xuất, may trang phục thể thao để đáp ứng phần nào cho đông đảo người dân yêu mến thể thao trên mọi miền tổ quốc Việt Nam.
Qua một quá trình chuẩn bị, lên dự án và đã được tiến hành thử sản xuất trong một thời gian ngắn và xét thấy có hiệu quả.
Công ty TNHH Thế Anh chính thức được thành lập ngày 08/02/1999. Số 4076 CP/TLDN của UBND Thành phố Hà Nội cấp.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 071154 cấp ngày 13/02/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Mặt hàng chủ yếu của Công ty Thế Anh là trang phục thể thao, chủ yếu là trang phục bóng đá.
Ngoài ra Công ty Thế Anh còn kinh doanh thương mại về mặt hàng gạch ốp lát phục vụ cho ngành xây dựng của đất nước.
Công ty Thế Anh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật.
Nội dung và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
Nội dung hoạt động:
Công ty trực tiếp tổ chức, khai thác nguồn hàng, phương thức mua bán, giao dịch trên thị trường.
Trực tiếp giao dịch, mua nguyên vật liệu, tạo nguồn hàng phục vụ sản xuất. Tổ chức, thành lập các cửa hàng giao dịch giới thiệu sản phẩm trên thị trường Hà Nội.
Tổ chức đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng, tạo thị trường lớn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Giao dịch, tổ chức thương mại mặt hàng gạch ốp lát, bán buôn, bán lẻ để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hàng nội địa trong nước.
Đồng thời thực hiện sản xuất trang phục thể thao theo đơn đặt hàng và các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
Mạng lưới kinh doanh:
Hiện nay công ty có bốn đơn vị trực thuộc:
Một phân xưởng may trang phục thể thao đồng thời là văn phòng giao dịch chính của Công ty.
Địa chỉ: 485 Ngõ Ngô Gia Tự - Đức Giang - Gia Lâm - Hà Nội.
Điện thoại: (04).8772639 Fax: 84. 8772639
01 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm may trang phục thể thao.
Tên cửa hàng: Cửa hàng Thành Long I.
Địa chỉ: Số 3B Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: 7331735.
02 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát.
Cửa hàng Thành Long II.
Địa chỉ: Số 5A 28 Phường Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: 7564128.
Cửa hàng Thành Long III.
Địa chỉ: Số 487 Ngô Gia Tự - Gia Lâm - Hà Nội.
Điện thoại: 8273847.
Cơ cấu tổ chức và các nguồn lực của công ty:
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến.
Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty. Phụ trách điều hành chung. Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó Giám đốc phụ trách điều hành 2 mảng riêng biệt:
01 Phó Giám đốc điều hành về thương mại.
01 Phó Giám đốc điều hành về sản xuất trang phục thể thao.
Về thương mại: Mặt hàng chủ yếu là gạch ốp lát Taicera. Công ty nhập trực tiếp của Công ty gạch Taicera (Công ty là đại lý cấp I của Công ty gạch Taicera) đem phân phối, bán trực tiếp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bao gồm 04 tổ:
+ Tổ Marketing.
+ Tổ vận chuyển.
+ Tổ bán hàng.
+ Tổ kho và bảo quản.
Về sản xuất: Công ty tự khai thác về nhân lực và nguồn lực. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời về đầu vào (nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất) công ty tổ chức quản lý theo một quy trình khép kín gồm 7 khâu:
+ Khâu thiết kế và nhận hợp đồng.
+ Khâu cắt xén.
+ Khâu in.
+ Khâu may và vắt sổ, can size.
+ Khâu gắn mác.
+ Khâu là ủi, gấp, đóng gói kiêm KCS.
+ Khâu bảo quản và kho.
Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý ở Công ty Thế Anh như sau:
Giám đốc
Kế toán tổng hợp
Kế toán sản xuất
Kế toán bán hàng
Kế toán
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách SXKD sản phẩm may
Tổ là ủi đóng gói, KCS
Khâu Mar
két
Tổ kho và bảo quản
Khâu vận chuyển
Khâu bán hàng
Kho và bảo quản
Tổ cắt xén
Tổ in
Tổ may vắt sổ cansize
Tổ gắn mái
Tổ thiết kế và
hợp đồng
Phân xưởng may
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở phân xưởng may:
Qui trình công nghệ sản xuất là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình xác định kết quả kinh doanh và kế toán bán hàng.
Hình thức sản xuất chủ yếu của Công ty là gia công và sản xuất trang phục thể thao theo đơn đặt hàng của khách đồng thời sản xuất hàng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mỗi hợp đồng kinh tế mà công ty ký với bạn hàng gồm nhiều chủng loại khác nhau với kiểu dáng, kích cỡ cũng khaqcs nhau. Song về mặt quy trình sản xuất thì chúng đều phải trải qua những giai đoạn giống nhau và thường trước khi sản xuất phải qua chế thử. Đối tượng chế biến là vải được thiết kế và cắt may thành các chủng loại hàng khác nhau.
Mặt hàng của Công ty Thế Anh là đồng phục và trang phục thể dục thể thao nên vải ( nguyên vật liệu chính) gồm nhiều loại như:
Vải thun.
Vải sẹc.
Vải bóng.
Vải Cotton.
Vải Hương Long …
Mỗi loại vải có độ co dãn, chất lượng khác nhau nên việc sản xuất đòi hỏi phải thật kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chính xác trong từng khâu sản xuất.
Như vậy, tính chất sản xuất ở phân xưởng may là sản xuất theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất nên đã chi phối đến đặc điểm kế toán tổng hợp, ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
Tình hình biến động của sản phẩm:
Do có nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã luôn thay đổi theo nhu cầu của thị trường và của khách hàng trực tiếp đặt hàng cho nên sự biến động của sản phẩm rất đa dạng và liên tục.
_ Phương pháp quản lý chi tiết thành phẩm công ty thực hiện theo phương pháp thẻ song song.
+ Ở kho: thu kho hàng ngày theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm thông qua các chứng từ nhập - xuất để vào thẻ kho. Cuối ngà tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Định kỳ 2 ngày 1 lần kế toán xuống kho nhận chứng từ nhập - xuất, thẻ kho.
+ Ở phòng kế toán: kế toán sau khi nhận được thẻ kho, chứng từ nhập - xuất về chi tiết thành phẩm, kế toán ghi tình hình nhập - xuất, tồn kho theo chỉ tiêu hiệ vật ( số lượng) và số tiền. Đồng thời kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ sổ chi tiết thành phẩm vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thành phẩm theo từng nhóm, từng chủng loại thành phẩm.
Các chứng từ chủ yếu để kế toán căn cứ ghi:
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho.
+ Hoá đơn kiem phiếu xuất kho.
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THẾ ANH
Đơn đặt hàng
Nguyên vật liệu
Kho công ty
Chế thử
Duyệt mẫu và thông số kỹ thuật
Phân xưởng
Tổ kho, bảo quản
Tổ thiết kế
Tổ cắt xén
Tổ in
Tổ may vắt sổ và cansize
Tổ gán mác
Tổ là, ủi đóng gói
BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THẾ ANH
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời giám sát việc sử dụng vốn của công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo chung các phần hành kế toán chi tiết, yeu cầu các bộ phận báo cáo số liệu tổng hợp, là người quyết định cuối cùng về giá thành của việc xuất bán. Cuối tháng là người thuyết minh số liệu của các báo cáo trình giám đốc công ty và các cơ quan hưũ quan. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, thông tin đã báo cáo.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán sản xuất
Kế toán thương mại
(Gạch ốp)
Kế toán tiêu thụ bán hàng ( sản phẩm)
Kế toán quĩ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ và tiền lương
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ hai nhánh thương mại
( gạch ốp) và sản xuất ( may mặc) để vào sổ cái và lập báo cáo tài chính của hai phần hành riêng rẽ và tổng hợp để trình kế toán trưởng.
Kế toán thương mại ( gạch ốp): Căn cứ vào chứng từ nhập - xuất - tồn hàng hoá ghi sổ chi tiết về tình hình biến động của hàng hoá. Đồng thời theo dõi tình hình doanh thu, người mua, người bán, vào sổ chi tiết, khoá sổ cuối tháng, gửi báo cáo lên kế toán tổng hợp.
Kế toán tiêu thụ bán hàng (sản phẩm may công ty tự sản xuất): Căn cứ chứng từ nhập - xuất thành phẩm kế toán vào sổ chi tiết theo dõi sản phẩm, đồng thời theo dõi tình hình doanh thu, chi tiết thanh toán người mua, người bán, khoá sổ cuối tháng, gửi báo cáo lên kế toán tổng hợp.
Kế toán sản xuất: Bao gồm 04 khâu
Khâu kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Quản lý, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và tiền gửi.
Khâu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu, chi phí, tiền lương; đồng thời phản ánh vào các sổ kế toán liên quan để tính giá thành sản phẩm.
Khâu kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ đồng thời kiêm tiền lương: Phần này kế toán theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, phân bổ khấu hao và công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất và giá thành. Đồng thời kế toán kiêm tính lương căn cứ vào bảng chấm công của từng bộ phận để theo dõi chi tiết tình hình thanh toán lương, lương phải trả để tính vào giá thành.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: Theo dõi chitiết việc nhập - xuất thành phẩm theo từng chi tiết, từng loại, nhóm, địa điểm phát sinh, theo dõi thanh toán công nợ, người mua, người bán, tiêu thụ (doanh thu) thành phẩm. Đồng thời căn cứ vào giá thành sản xuất và tập hợp chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh cuối tháng đưa số liệu báo cáo lên kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.
Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
Công ty Thương mại Xuất - nhập khẩu và may trang phục thể thao Thế Anh đang áp dụng hệ thống kế toán ban hành theo Quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐkế toán ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
Hiện nay, công ty đăng ký sử dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là kê khai thường xuyên.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CÔNG TY THẾ ANH
Hình thức Nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ kho, sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ
Nhật ký sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký sổ cái
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra xác định tài khoản ghi có, tài khoản ghi nợ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái. Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào Nhật ký - Sổ cái một dòng, đồng thời ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái. Đối với những chứng từ kế toán cùng loại ( như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập) có thể tiến hành phân loại các chứng từ để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Sau đó căn cứ vào số tổng cộng trên từng bảng tổng hợp chứng từ kế toán để ghi vào Nhật ký Sổ cái một dòng.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi được dùng để ghi Nhật ký sổ cái, được ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng và Nhật ký sổ cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký sổ cái và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cuối tháng cộng phát sinh Nợ/Có tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng.
Căn cứ số liệu của từng đối tượng chi tiết, lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản - Đối chiếu số liệu trên Nhật ký sổ cái, trên các sổ chi tiết - sau đó làm căn cứ lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính khác.
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY THẾ ANH.
Trị giá của thành phẩm tại công ty Thế Anh được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế ( Giá vốn thực tế).
Mặt hàng quần áo thể thao do doanh nghiệp sản xuất ra được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế ( giá thành sản xuất thực tế), bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
TRÍCH
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH CÔNG TY THẾ ANH
Ngày
Tên sản phẩm: Áo sẹc XL ngắn tay.
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 100 chiếc
Ngày 05/12/2000 Đvt: đồng
Khoản mục chi phí SXKD
CPSXKDD đầu kỳ
CPSXKD phát sinh trong kỳ
CPSXKDD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành
Giá đơn vị
Vải sẹc 75
160.000
1.456.000
978.000
638.000
6.380
Cổ áo
75.000
70.000
0
145.000
1.450
Phụ liệu
250.000
100.000
160.000
190.000
1.900
Hoá chất
85.000
350.000
320.000
115.000
1.150
Khấu hao
200.000
100.000
250.000
350.000
3.500
Nhân công
0
1.248.000
120.000
1.128.000
11.280
CPSX Chung
875.000
105.000
526.000
454.000
4.540
Cộng
1.645.000
3.429.000
2.354.000
2.720.000
27.200
Trong tháng 12/2000 công ty nhập kho 100 số lượng áo seck XL ngắn tay. Căn cứ giá thành thực tế trên, công ty nhập kho 100 thành phẩm trên, kế toán ghi:
Nợ TK 155 (Thành phẩm áo sẹc XL ngắn tay): 2.720.000
Có TK 154: 2.720.000
Mở sổ chi tiết hàng hoá TK 155.
Vào sổ chi tiết TK 154.
Đối với thành phẩm xuất kho được tính theo giá thành thực tế bình quân. Do thành phẩm nhập từ các đợt khác nhau, nên việc xác định giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền của thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ theo công thức sau:
+
=
Giá thành phẩm xuất kho trong kỳ
Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Trị giá thành phẩm nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ
Số lượng nhập trong kỳ
+
Công ty Thế Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trong tháng 12/2000, Công ty nhập kho những thành phẩm sau:
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM SẢN PHẨM HOÀN THÀNH.
Ngày
Tên sản phẩm: Áo sẹc M dài tay.
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 100 chiếc
Ngày 05/12/2000 Đvt: đồng
Khoản mục chi phí SXKD
CPSXKDD đầu kỳ
CPSXKD phát sinh trong kỳ
CPSXKDD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành
Giá đơn vị
Vải sẹc 75
978.000
575.000
0
1.553.000
11.503
Cổ áo
0
101.250
0
101.250
750
Phụ liệu
160.000
35.000
30.000
165.000
1.222
Hoá chất
320.000
220.000
150.000
390.000
2.888
Khấu hao
250.000
0
120.000
130.000
963
Nhân công
120.000
570.000
80.000
610.000
4.518
CPSX Chung
526.000
150.000
375.000
301.000
2.230
Cộng
2.354.000
1.651.250
755.000
3.250.250
24.076
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH
Ngày
Tên sản phẩm: Áo sẹc M dài tay.
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 100 chiếc
Ngày 05/12/2000 Đvt: đồng
Khoản mục chi phí SXKD
CPSXKDD đầu kỳ
CPSXKD phát sinh trong kỳ
CPSXKDD cuối kỳ
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành
Giá đơn vị
Vải sẹc 75
978.000
575.000
0
1.553000
11.503
Cổ áo
0
101.250
0
101.250
750
Phụ liệu
160.000
35.000
30.000
165.000
1.222
Hoá chất
320.000
220.000
150.000
390.000
2.888
Khấu hao
250.000
0
120.000
130.000
963
Nhân công
120.000
570.000
80.000
610.000
4.518
CPSX Chung
526.000
150.000
375.000
301.000
2.230
Cộng
2.354.000
1.651.250
755.000
3.250.250
24.076
Như vậy, căn cứ vào 3 bảng: bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành trên, tại kho sản phẩm hoàn thành xuất xưởng đem nhập kho, thủ kho lập phiếu nhập kho thành phẩm 03 loại thành phẩm trên. Đồng thời kế toán ghi:
a/ Nợ TK 155: 3.250.250 ( Chi tiết thành phẩm: áo sẹc M dài tay)
Có TK 154: 3.250.250
b/ Nợ TK 155: 3.938.000
Có TK 154: 3.938.000
Ta có 03 phiếu hoá đơn nhập kho thành phẩm như sau:
Số: 254
Nợ: 155
Có: 154
Đơn vị: Cty Thế Anh
ĐC: 485 Ngô Gia Tự
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 05/12/2000
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Minh Nguyệt.
Theo lệnh sản xuất số 74 ngày 15 tháng 11 năm 2000 của GĐ Cty.
Nhập tại kho: Công ty Thế Anh.
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm
M
số
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
áo sẹc ngắn tay
XL
Chiếc
100
100
27.200
2.720.000
Cộng
100
2.720.000
(Tổng số tiền: Hai triệu bảy trăm hai mười ngàn đồng chẵn.)
Ngày nhập ngày 05 tháng 12 năm 2000
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Đvị
Số: 254
Nợ: 155
Có: 154
Đơn vị: Cty Thế Anh
ĐC: 485 Ngô Gia Tự
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20/12/2000
Họ tên người giao hàng: ……………
…………………
Nhập tại kho: Công ty Thế Anh.
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm
Msố
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
áo sẹc dài tay
M
Chiếc
135
135
24.076
3250250
Cộng
135
3250250
(Tổng số tiền: Ba triệu hai trăm năm mười ngàn đồng chẵn
Ngày nhập ngày 20 tháng 12 năm 2000
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Đvị
Ta có:
C.ty: Thế Anh
Số 11/TP/2000
BIÊN BẢN KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO
Tháng 11/2000
Thành viên ban kiểm kê gồm:
Ông: Nguyễn Trọng Thanh Chức vụ: Thủ kho
Bà: Đoàn Thuý Nga Chức vụ: kế toán.
Bà: Nguyễn Minh Nguyệt Chức vụ: Tổ trưởng sản xuất.
Stt
Tên thành phẩm
Size
ĐV.Tính
Đơn giá
số lượng
thành tiền
G.chú
1
Áo sẹc ngắn tay
XL
Cái
26.500
45
1.192.500
2
Áo sẹc ngắn tay
L
Cái
23.500
200
4.700.000
3
Áo sẹc ngắn tay
M
Cái
21.500
12
258.000
4
Áo sẹc ngắn tay
S
Cái
19.500
10
195.000
5
Áo cotton ngắn
L
Cái
20.000
15
300.000
6
Áo cotton dài
L
Cái
24.500
30
735.000
7
Áo sẹc dài tay
L
Cái
26.300
112
2.945.600
8
Áo sẹc dài tay
M
Cái
24.500
45
1.102.000
9
Áo sẹc dài tay
S
Cái
22.500
60
1.350.000
10
Áo bóng dài
L
Cái
25.000
15
375.000
11
Áo bóng dài
M
Cái
23.000
30
690.000
12
Áo bóng ngắn
L
Cái
21.000
50
1.050.000
13
Áo bóng ngắn
M
Cái
20.000
65
1.300.000
14
Quần bóng
L
Cái
10.300
450
4.635.000
15
Quần bóng
M
Cái
9.200
70
644.000
16
Quần thủ môn
L
Cái
15.500
120
1.860.000
17
Quần thủ môn
M
Cái
14.500
200
2.900.000
18
Áo
L
Cái
26.700
125
3.337.500
Cộng
29.570.000
Những người tham gia ký tên Thủ trưởng đơn vị
Biên bản kiểm kê cuối tháng 11/2000 đúng với kết quả trên sổ kế toán cuối tháng 11/2000.
Trong tháng 12/2000 tình hình xuất thành phẩm như sau:
Ngày 3/12/2000. Xuất bán cho công ty Hải Thanh theo hoá đơn GTGT sau: (Hàng đã xuất, người mua chưa thanh toán).
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
No …………..
Ngày 03 tháng 12 năm 2000.
Tên đơn vị xuất bán: Công ty TNHH Thế Anh.
Địa chỉ: 485 Ngô Gia Tự - Gia Lâm - Hà Nội.
Điện thoại: 8.772639\
MST: 0100864719.
Tên đơn vị mua: Công ty Thanh Hải.
Địa chỉ: Số 7 - Trịnh Hoài Đức.
Điện thoại:
MST:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
áo sẹc ngắn tay L
Cái
40
28.000
560.000
2
áo sẹc ngắn tay S
Cái
10
25.000
250.000
3
áo sẹc dài tay L
Cái
40
31.000
1.240.000
4
Quần bóng L
Cái
100
13.500
1.350.000
Cộng
3.400.000
Thuế GTGT 10%
340.000
Cộng tiền hàng
3.740.000
Bằng chữ: ba triệu bảy trăm bốn mười ngàn đồng chẵn
người mua kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký) (Ký) Ký - đóng dấu
Ngày 10/12/2000 Công ty gửi bán cho Đại lý Liên
Mẫu số 02/VT
QĐ số 1141 TC/CĐkế toán
Ngày 1/11/95 của BTC
Nợ TK 157
Có TK 155
Đơn vị: Cty Thế Anh
Số 175
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 12 năm 2000
Tên người nhận hàng: Chị Liên
Địa chỉ: Đại lý Liên - Chợ Đồng Xuân.
Lý do xuất: Xuất gửi bán đại lý.
Xuất tại kho: Kho Công ty Thế Anh.
Stt
Tên nhãn hiệu sản phẩm
M
số
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Quần bóng
L
Cái
50
50
13.500
675.000
2
áo sẹc dài tay
L
Cái
40
40
31.000
1.240.000
Cộng
90
1.915.000
(Tổng số tiền: Hai triệu bảy trăm hai mười ngàn đồng chẵn.)
Ngày nhập ngày 05 tháng 12 năm 2000
Thủ trưởng Đvị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
Ngày 25/12/2000 Đại lý Liên trả tiền về số hàng gửi bán ngày 10/12/2000. Công ty Thế Anh ghi hoá đơn GTGT xuất bán để xác định là tiêu thụ cho Đại lý Liên.
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
No …………..
Ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Tên đơn vị xuất bán: Công ty TNHH Thế Anh.
Địa chỉ: 485 Ngô Gia Tự - Gia Lâm - Hà Nội.
Điện thoại: 8.772639\
MST: 0100864719.
Tên đơn vị mua: Đại lý Liên.
Địa chỉ: Chợ Đồng Xuân
Điện thoại:
MST:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Quần bóng L
Cái
50
13.500
675.000
2
áo sẹc ngắn tay S
Cái
10
25.000
1.240.000
Cộng
1.915.000
Thuế GTGT 10%
191.500
Cộng tiền hàng
2.106.500
Bằng chữ: ba triệu bảy trăm bốn mười ngàn đồng chẵn
người mua kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký) (Ký) Ký - đóng dấu
Đại lý thanh toán bằng tiền mặt. Sau khi trừ đi 2% hoa hồng được hưởng ( Trích theo giá chưa có thuế GTGT).
Kế toán tính số tiền hoa hồng Đại lý được hưởng là:
1915000x 2% = 38.300
Với tình hình nhập - xuất thành phẩm trong tháng 12/2000, kế toán thành phẩm ghi:
Tính giá vốn xuất bán thành phẩm căn cứ vào phiếu xuất kho bán cho công ty Thanh Hải:
áo sẹc ngắn tay L: 20c x 23.000đ = 470.000đ
áo sẹc ngắn tay S: 10c x 19.500đ = 195.000đ
áo sẹc dài tay L: 40c x 26.300đ = 1.502.000đ
Quần bóng L: 100c x 10.300đ = 1.030.000đ
Tổng cộng = 2.747.000đ
Ghi Nợ TK 632: 2.747.000
Có TK 155: 2.747.000
kế toán ghi chi tiết TK 632 ghi Nợ,
Ghi sổ chi tiết thành phẩm TK 155 chi tiết từng thành phẩm , ghi Có
Đồng thời ghi Nợ TK 131(chi tiết công ty Thanh Hải): 3.400.000đ .
Có TK 5111 : 3.400.000
Có TK 3331: 340.000.
Mở sổ chi tiết tài khoản thanh toán người mua TK 131
Ghi sổ kế toán chi tiết doanh thu TK 5111.
Ghi sổ kế toán chi tiết thuế GTGT phải nộp TK 3331.
Ngày 5/12/2000. Căn cứ phiếu nhập kho số 254 thành phẩm ghi:
{Chi tiết áo sẹc ngắn tay XL
Nợ TK 155: 2.720.000
Có TK 154: 2.720.000
Ngày 10/12/2000. Căn cứ xuất kho tính giá vốn hàng gửi bán Đại lý Liên:
Quần bóng L : 50 c x 10.300 = 515.000
áo sẹc dài tay L : 40c x 26.300 = 1.052.000
tổng cộng = 1.567.000
Kế toán ghi: Nợ TK 157: 1.567.000
Có TK 155: 1.567.000
Đồng thời ghi:
Nợ TK 632: 1.567.000
Có TK 157: 1.567.000
Ngày 20/12/2000. Khi Đại lý Liên thanh toán tiền vế số tiền hàng gửi bán ngày 10/12/2000, phiếu xuất kho số 175 thì số hàng gửi bán ngày 10/12/2000 được xác định đã tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 2.068.200
Nợ TK 641: 38.300
Có TK 5111: 1.915.000
Có TK 3331: 191.500
kế toán lập phiếu thu tiền mặt ngày 25/12/2000. Nhập quỹ tiền mặt số tiền 2.068.200đ do Đại lý Liên trả, ghi sổ chi tiết bán hàng số hàng giao bán cho Đại lý Liên căn cứ vào Hoá đơn GTGT xuất bán.
}Chi tiết thành phẩm quần thể
thao bóng L
Ngày 30/12/2000. Căn cứ phiếu nhập kho thành phẩm số 256, kế toán ghi:
Nợ TK 155: 3.938.000
Có TK 154: 3.938.000
KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THẾ ANH
Trình tự ghi sổ:
Việc tính trị giá vốn hàng bán của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (phần kế toán thành phẩm).
Khi thành phẩm xuất bán được xác định là tiêu thụ, sau khi kế toán tính giá vốn xuất bán, ghi vào sổ chi tiết TK 632 và TK 155.
Nợ TK 632
Có TK 155
thì nếu doanh số bán hàng được thu bằng tiền mặt, kế toán lập phiếu thu tiền mặt nhập quỹ. Căn cứ phiếu thu tiền mặt, kế toán mở sổ chi tiết TK 511 ghi có TK 511 số tiền bán hàng và mở sổ chi tiết TK 3331 thuế GTGT đầu ra ghi có TK 3331.
Còn nếu doanh số bán hàng chưa thu được bằng tiền mặt ( người mua chưa thanh toán). căn cứ hoá đơn xuất bán, kế toán mở sổ chi tiết thanh toán với người mua nợ chưa thanh toán với người mua TK 131 chi tiết từng khách hàng, ghi nợ số tiền người mua nợ chưa thanh toán ( bao gồm doanh thu và thuế VAT) đồng thời mở sổ chi tiết TK 511 ghi có TK 511 doanh thu hàng bán chưa có thuế GTGT.
Số thuế GTGT được ghi vào sổ TK chi tiết TK 3331, bên có
Trong tháng 12/2000 có các nghiệp vụ phát sinh về quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng như sau:
phiếu chi số 101 bằng tiền mặt.
Chi tiền nước sạch tiêu dùng cho văn phòng: 5.000đ
Ngày 10/12/2000. Phiếu chi tiền mặt số 102. Số tiền: 41.000đ.
Chi mua công cụ dụng cụ: Phiếu nhập kho số:
Chi tiết: 1/ Dây FM 32: 02 cái x 8.000đ = 16.000đ.
2/ Dao vắt sổ dưới: 05 cái x 5.000đ = 25.000đ
Tổng số tiền = 41.000đ
Phiếu chi số 103 ngày 10/12/2000 số tiền là 292.328. Phiếu chi tiền điện thoại của cửa hàng: bán thành phẩm:
chi tiết: Tiền dịch vụ điện thoại: 256.753đ
Tiền thuế GTGT 10% : 26.575đ
Tổng tiền thanh toán : 292.328đ
Phiếu chi số 105 ngày 18/12/2000. Chi tiền phí vệ sinh quý IV/2000 số tiền : 20.500đ
Phiếu chi số 106 Ngày 21/12/2000 Chi tiền điện thoại văn phòng công ty số tiền 350.317
Chi tiết: Tiền dịch vụ điện thoại: 318.470
Tiền thuế GTGT 10% : 31.847
Tổng tiền thanh toán : 350.317
Phiếu chi số 107, ngày 24/12/2000. Chi tiền điện văn phòng với số tiền là 1.752.821
Chi tiết: Tiền điện dùng: 1.593.474
Tiền thuế GTGT 10%: 159.347
Tổng tiền thanh toán: 1.752.821
Phân bổ: Văn phòng: 1/4= 398.368 ; sản xuất 3/4= 1.195.105
Ngày 26/12/2000 Phiếu xuất kho:176
Công ty bán cho Nhã Hải Phòng ( Chưa thanh toán)
Hoá đơn xuất bán số
Chi tiết:
áo sẹc XL: 100c x 31.500đ = 3.150.000đ
áo sẹc M dài: 100c x 29.500đ = 2.950.000đ
Tổng tiền hàng = 6.100.000đ
Thuế GTGT 10% =610.000đ
Tổng tiền thanh toán = 6.710.000đ.
Ngày 27/12/2000 Phiếu xuất kho: 177
Xuất bán cho Chị Liên - Chợ Đồng Xuân.
Hoá đơn xuất bán
Chi tiết: Quần bóng L: 150c x13.500 = 2.025.000
Quần thủ môn L: 50 x 19.000 = 950.000
Quần thủ môn M:100 x 17.500 = 1.750.000
áo Hưng Long: 100 x 30.000 = 3.000.000
Tổng tiền hàng = 7.725.000
Thuế GTGT 10%= 772.500
Tổng tiền thanh toán = 8.497.500
Xuất bán cho Hồng Nhã - Hải Phòng ( chưa thanh toán).Phiếu xuất kho số 178.
Hoá đơn xuất bán
Chi tiết: áo bóng dài M: 30 x 30.000 = 900.000
áo bóng ngắn M: 65 x 26.000 = 1.690.000
Quần bóng M 70 x 15.000 = 1.050.000
Quần thủ môn L: 70 x 20.000 = 1.400.000
Quần thủ môn M: 100 x 18.000 = 1.800.000
áo Hưng Long: 25 x 30.000 = 750.000
Tổng tiền hàng: 7.590.000
Thuế GTGT 10%: 759.000
Tổng tiền thanh toán: 8.348.000
Ngày 25/12/2000. Phiếu chi số 109 chi nộp thuế GTGT số tiền: 228.700
Ngày 26/12/2000. Xuất công cụ, dụng cụ cho bộ phận bán hàng. Phiếu xuất kho 58, với số tiền: 128.000 (phân bổ 1 lần).
Ngày 31/12/2000. Tính căn cứ bảng chấm công cuối tháng12/2000.
Lương phải trả nhân viên quản lý: 2.050.000
Lương phải trả nhân viên bán hàng: 1.050.000
Ngày 31/12/2000. Căn cứ bảng tính khấu hao tài sản cố định.
Trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng: 100.000
Trích khấu hao TSCĐ quản lý: 250.000
Ngày 31/12/2000. Phiếu chi số 110.
Chi tiền mặt trả tiền thuê cửa hàng: 1.500.000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8440.doc