Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm & xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty sản xuất & Xuất nhập khẩu bao bì

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 Sự cần thiết phải tổ chức công tác công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 5 Vai trò, vị trí của thành phẩm, tiêu thị thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 5 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm6 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm 6 Sự cần thiết

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm & xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty sản xuất & Xuất nhập khẩu bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm 6 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7 Vai trò của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 7 Nội dung công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất 8 Kế toán thành phẩm 8 Đánh giá thành phẩm 8 Kế toán chi tiết thành phẩm 10 Kế toán tổng hợp thành phẩm 11 1.2.2 Kế toán bán hàng, giá vốn hàng bán và xác định kết quả kinh doanh 12 1.2.2.1 Các phương thức bán hàng 12 1.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 13 1.2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 14 1.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 19 1.2.2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 23 1.3 Các hình thức áp dụng sổ kế toán 23 1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 23 1.3.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung 23 1.3.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 23 1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 24 1.3.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký- Sổ Cái 24 1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 25 1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 26 1.3.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 26 1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 27 1.3.4 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ 28 1.3.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ 28 1.3.4.2 Trình từ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ 29 1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 30 1.3.5.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính 30 1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 30 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON_SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ 32 2.1 Đặc điểm, tình hình chung của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội 32 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 32 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty. 34 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 34 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 34 2.1.2.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty. 36 2.2 Đặc điểm chung của xí nghiệp Carton_sóng thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội. 37 2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp Carton sóng 37 2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 38 2.2.3 Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp Carton sóng 39 2.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 39 2.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng 40 2.2.3.3 Chính sách kế toán 41 2.3 Thực trang vè tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội 42 2.3.1 Thực trạng về tổ chức công tác kế toán thành phẩm tại xí nghiệp Carton sóng 42 2.3.1.1 Đặc điểm thành phẩm 42 2.3.1.2 Tình hình công tác quản lý chung về thành phẩm 42 2.3.1.3 Đánh giá thành phẩm 42 2.3.1.4 Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ 44 2.3.1.5 Kế toán chi tiết thành phẩm 46 2.3.1.6 Kế toán tổng hợp thành phẩm 48 2.3.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 51 2.3.2.1 Các phương thức bán hàng 51 2.3.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra 51 2.3.2.3 Kế toán thanh toán với khách hàng 55 2.3.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 62 2.3.2.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp 63 2.3.2.6 Kế toán giá vốn hàng bán 66 2.3.2.7 Kế toán xác đinhk kết quả 67 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON_SÓNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI 70 3.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 70 3.1.1 Ưu điểm chủ yếu 71 3.1.2 Nhược điểm 73 3.2 Một số giải pháp,ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng 74 KẾT LUẬN 82 LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người.Do vậy, tất cả các doanh nghiệp phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường ngày một cao về chất lượng, số lượng, chủng loại và thẩm mỹ sản phẩm, hàng hóa. Trước những thách thức đang đặt ra, cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, nhất à từ năm 2006 khi nước ta phải thực hiên đầy đủ cam kết về AFTA, lộ trình cắt giảm thuế…Bên cạnh đó, quy luật giá trị buộc người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng hóa do mình làm ra.Mỗi người sản xuất đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập; đồng thời tiêu thụ sản phẩm tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất muốn đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh phải sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, cải tiến mẩu mã và giá cả phù hợp, được thị trường chấp nhận; đồng thời với các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật và quản lý kinh tế thì kế toán là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Trong đó, kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là bộ phận quan trọng. Nó phản ánh và giám đốc tình hình hiện có và sự biến đọng của thành phẩm, quá trình tiêu thụ và xác định kết quả cuối cùng. Từ đó, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tổ chức quản lý có chất lượng và đưa ra các quyết định kinhdoanh đúng đắn nhằm tạo lợi nhuận tối đa là mục tiêu phát triển. Xuất phát từ các vấn đề lý luận trên, cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp Carton sóng thuộc công ty cổ phẩn sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì với mong muốn được đúc kết kinh nghiệm thực tế, hoàn thiện kiến thức học tập tại trường, em xin chọn đề tài nghiên cứu : “Kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì”. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm ba chương : Chương 1: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại xí nghiệp Carton sóng thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu ba bì Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp, ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội. Do lượng kiến thức tích lũy và thời gian thực tập còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng nhưng quyển chuyên đề cuối khóa này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú phòng tài chính kế toán của xí nghiệp nhằm hoàn thiện hơn quyển chuyên đề này.Em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo ThS.Trương Thanh Hằng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề.Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng kế toán Xí nghiệp Carton sóng đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUÂT 1.1.1 Vai trò, vị trí của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Kết quả của quá trínhản xuất cho ta những sản phẩm có các thuộc tính lý học, hóa học và các thuộc tính có ích khác, làm cho sản phẩm có những công dụng nhất định và có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người. Sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm và lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội trong đó thành phẩmchiếm tỷ trọng lớn. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản phẩm sản xuất sản phẩm, do các bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ của đơn vị tiến hành, được kiểm nghiệm đáp ứng mọi tiêu chuẩn ký thuật quy định và được nhập kho hoặc giao trực tiếp khách hàng. Ngoài ra, được coi là thành phẩm còn bao gồm cả những sản phẩm thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành. Bán thành phẩm (Nửa thành phẩm) là những sản phẩm mới kết thúc một hay một số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán trên thị trường. Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn, chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật(hàng) sang hình thái giá trị (tiền tệ). Như vậy, tiêu thụ thành phẩm hay bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng đồng thời thu được tiền của khách hàng. Tiêu thụ co vai trỏất lớn đối với bản thân mỗi doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực hiện tốt khâu tiêu thụ là cơ sở cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng; đồng thời cũng đảm bảo sự cân đối trong từng ngành hoặc giữa các ngành với nhau, đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một tăng. Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinhtế hiện nay việc tự do hóa thương mại và cạnh tranh tự do thì việc tăng nhanh quá trình tiêu thụ thành phẩm của mỗi doanh nghiệp có thể tạo nên uy tín sức mạnh của đất nước trên trường quốc tế, góp phần tạo nên sự cân bằng của cán cân thanhtoán quốc tế. Tiêu tụ thành phẩm là vấn đề sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, bởi vì có tiêu thụ được thành phẩm doanh nghiệp mới có khả năng bù đắptoàn bộ chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ để tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới.Việc tăng nhanh quá trình tiêu thụ la` tăng nhanh vòng quaycủa vốn lưu động, tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đồng thời đây cũng là tiền đề vật chất để tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, đem lai một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế; hơn nữa việc cungcấp sản phẩm kịp thời, đúng số lượng quy cách phẩm chất, đúng hạn, đúng theo đơn đặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng uy tín và hoàn thành tốt các kế hoạch đã đặt ra. Sự cần thiếu quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 1.1.2.1 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý thành phẩm Thành phẩm được biểu hiện trên 2 mặt: hiện vật và giá trị. Về mặt hiền vật: thể hiện cụ thể bởi số lượng và chất lượng. Số lượng của thành phẩm được xác định bằng đơn vị đo lường như: kg, chiếc, lít, mét,…Còn chất lượng của thành phẩm phản ánh giá trị sử dụng của thành phẩm và được xác định bằng tỷ lệ % tôt hay xấu hay mức phẩm cấp: lại I, loại II, loại III…của thành phẩm. Về mặt giá trị: chính là giá thành của thành phẩm nhập kho hoặc giá vốn của thành phẩm đem tiêu thụ. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp vừa phải chú ý tăng nhanh số lượng sản phẩm sản xuất ra, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy mới thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thật vậy, khối lượng sản phẩm tiêu thụ từng thời kỳ là cơ sở để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, tỷ trọng cung ứng của doanh nghiệp về sản phẩm trong nền kinh tế, đồng thời cũng qua đó mà phân tích được tình hình tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, nó quyết định đến các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp cũngnhư với các đối tượng có liên quan. Hơn nữa, số lượng sản phẩm tiêu thụ hoàn thành sẽ là căn cứ để nhà nước tính thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính vì vậy, cần quản lý chặt chẽ thành phẩm. Cụ thể là: Về mặt hiện vật: phải thường xuyên theo dõi, giám đốc tình hình thực hiện khối lượng sản xuất, tình hình nhập- xuất- tồn kho thành phẩm, phát hiện kịp thời thừa thiếu, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, phân biệt giữa lượng tồn kho cần thiết với trường hợp hàng hóa tồn đọng nằm trong kho không tiêu thụ được để có biện pháp giải quyết kịp thời tránh tình trạng ứ đọng vốn. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải làm tốt công tác kiểm tra phân cấp sản phẩm và cơ chế bảo quản riêng đối với từng loại, kịp thời phát hiện các mặt hàng kém phẩm chất và phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dụng thương hiệu sản phẩm để kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội tránh tình trạng sản phẩm lỗi thời, lạc mốt. Về mặt giá trị: xác định, tính toán và đánh giá đúng giá trị của thành phẩm khi nhập kho và xuất kho. 1.1.2.2 Sự cần thiết quản lý và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm Xuất phát từ vị trí và vai trò của tiêu thụ thành phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm theo đúng kế hoạch. Để làm tốt yêu cầu quản lýcông tác tiêu thụthành phẩm, mỗi doanh nghiệp cần sắp xếp bố trí tổ chức lao động, tổ chức tốt sản xuất các dây chuyền sản xuất cũng nhue\ư cân đối các lực lượng lao động trực tiếp sản xuất trên toàn đơn vị một cách khoa học. Quản lý tiêu thụ thành phẩm là quản lý kế hoạch tiêu thụ, tình hình và mức độhoàn thành kế hoạch về khối lượng thành phẩm tiêu thụ, về chất lượng, mẫu mã, kích thước thành phẩm, về việc tiêu thụ đúng theo đơn đặt hàng; theo dõi số lượng của từng loại thành phẩm tồn kho đầu kỳ, nhập xuất trong kỳ và lượng dự trữ cần thiết để có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý. Quản lý về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cần xây dựng định mức chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, lập dự toán cho từng loại; tính toán và phân bổ chính xácchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng đã tiêu thụ. Tính chính xác và hợp lý giá vốn thành phẩm xuất bán là coe sở để xác định giá bán và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt giá bán sản phẩm, doanh nghiệp phải phân tích và có thông tin kịp thời về giá bán sao cho phù hợp đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có lãi, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời có phương thức bán hàng và các chính sách sau bán hàng “hậu mãi” một cách hợp lý, làm tốt công tác thăm dò thị trường, tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường nhằm không ngừng tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động. Theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, hình thức thanh toán vàthời hạn thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt, sec, thanh toán qua ngânhàng…Bộ phận quản lý công tác bán hàng phải nắm rõ được khách hàng như: thường xuyên hay không thường xuyên, thanh toán trả chậm… Như vậy, quản lý chặt chẽ và khoa học quá trình tiêu thụ saocho doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao nhất. Vai trò nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất Vai trò của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả trong doanh nghiệp sản xuất Việc tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm sẽ tạo điều kiện cho sản xuất có kế hoạch và đạt hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, kế toán không chỉ là công cụ của những người quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là phương tiện để kiểm tra, giám sát của những người có quan hệ kinh tế và lợi íchvới doanh nghiệp như các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, Nhà nước… Thông qua số liệu của kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được sự biến động của thành phẩm, có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, giá thành, giá bán và lợi nhuận. Từ đó, họ tìm ra biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào_sản xuất_đầu ra, lựa chọn phương án tiêu thụ có hiệu quả; đồng thời định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địnhkết quả trong doanh nghiệp sản xuất Để phát huy được vai trò của kế toán và để đáp ứng các yêu cầu quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh thì kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng và chủng loại, tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trên các mặt hiện vật và giá trị. Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, ghi chép đầy đủ, kịp tời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu; tính toán đúng đắn giá trị vốn của hàng bán, chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng. - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả kinhdoanh dựa trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí các hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Lập và gửi báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ và kịp thời; cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc quyết toán và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ, xác định kết quả. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Kế toán thành phẩm Đánh giá thành phẩm Thực chất đánh giá thành phẩm là việc vận dụng các phương pháp tính giá để xác định giá trị thành phẩm tại thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung. Đối với thành phẩm nhập kho: Thành phẩm do DNSX hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Thành phẩm do thuê ngoài gia cônghoàn thành nhập kho: được tính theo gá thực tế gia công bao gồm trị giá vốn thực tế của vật liệu đem đi gia công, chi phí thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí khác có liên quan ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công… ) Thành phẩm nhập kho do mua ngoài: trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xêp’, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua mua thành phẩm trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất. Nhập thành phẩm do nhận vốn góp liên doanh: trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận thành phẩm. Nhập thành phẩm do được cấp: trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho là giá ghi trên biên bản giao nhận cộng tác chi phí khác phát sinh khi nhận. Nhập thành phẩm do được biếu tặng, được tài trợ: trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị ợp lý cộng các chi phí khác phát sinh. Đối với thành phẩm xuất kho Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho được tính trên cơ sở giá vốn thực tế thành phẩm nhập kho theo những phương pháp nhất định. Theo chuẩn mực hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho (hoặc xuất kho) được áp dụng theo 1 trong 4 phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh. Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng ổn định và nhận diện được. Gía thực tế của thành phẩm xuất kho được căn cứ vào hóa đơn giá thực tế nhập kho theo từng lần nhập với số lượng xuất kho từng lần. Ưu điểm: tính chính xác cao. Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều đòi hỏi việc quản lý thành phẩm phải khoa học, hợp lý. Phương pháp bình quân gia truyền chỉ áp dụng phù hợp cho những đơn vị có ít nghiệp vụ xuất, thông tin kế toán không cần thường xuyên và doanh nghiệp làm kế toán bằng phương tiện thủ công. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm xuất kho được tính dựa vào só lượng thành phẩm xuất kho và giá thành sản xuất thực tế đơn vi bình quân. Gía thành thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Gía thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân Gía thành sản xuất thực tế Gía thành sản xuất thực thành phẩm tồn kho đầu kỳ + tế của thành phẩm nhập Gía thành sản kho trong kỳ Xuất thực tế = Đơn vị bình quân Số lượng thành phẩm tồn + Số lượng thành phẩm Kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Ưu điểm: độ chính xác cao, việc tính toán cũng không phức tạp nếu ta tính giá thành của thành phẩm vào cuối tháng. Nhược điểm: thông tin kế toán cung cấp không kịp thời. (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp theo dõi giá thực tế từng lần nhập. Phương pháp dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn cuối kỳ tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Ưu điểm: kết quả tính toán tương đối hợp lý phù hợp trong điều kiện giá cả ổn định và có xu hướng giảm và phương pháp này cho phép xác định trị giá vốn thực tế từng hàng theo từng lần xuất. Trị giá vốn thực tế hàng tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên chỉ tiêu tồn kho cuối kỳ phản ánh sát thưc tế. Tuy nhiên, hàng xuất khỏtong kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập trước trong kỳ. Nhược điểm: chỉ tính riêng cho từng doanh nghiệp, khối lượng tính toán nhiều và trong điều kiện giá có xu hướng tăng thì tính theo phương pháp này không đảm bảo thu hồi vốn. (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước phù hợp các doanh nghiệp theo dõi đơn giá từng lần nhập, phù hợp trong điều kiện có lạm phát. Phương pháp này dựa trên giả định hàng nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá thực tế hàng tồn cuối kỳ tính theo đơn giá những lần nhập đầu tiên trong kỳ. Do trị giá vốn tực tế hàng tồn kho xuất dùng luôn phản ánh giá thực tế vào thời điểm xuất và trị giá vốn thực tế từng lần xuất phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra trong kỳ nên phương pháp này thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên hai phương pháp nhập trước xuất trước và nhập sau, xuất trước ít được sử dụng đối với thành phẩm mà thường dùng với hàng hóa. Vì giá thành phẩm ở đây là giá thành sản xuất được áp dụng cho mọi lần nhập. Mỗi phương pháp nêu trên có điều kiện áp dụng, ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn một phương pháp nào đều ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nên doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, yêu cầu quản lý cũng như điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý và cung cấp thông tin để có thể lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất. 1.2.1.2 Kế toán chi tiết thành phẩm * Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những giấy tờ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất thành phẩm đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập; người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Để phản ánh sự biến động và số hiện có của thành phẩm, kế toán cần sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT ) Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT ) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03- VT- 3LL ) Thẻ kho ( Mẫu 06- VT ) Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa ( Mẫu 08- VT ) Hóa đơn bán hàng ( Mẫu 02-GTKT ) Hóa đơn GTGT (Mẫu 01 GTKT- 3LL) Hóa đơn cước vận chuyển (Mẫu 03- BH) * Kế toán chi tiết thành phẩm Trong doanh nghiệp, việc quản lý tình tình, nhập xuất tồn kho thành phẩm chủ yếu do bộ phận kho và phòng kế toán của doanh nghiệp thực hiện. Việc hạch toán, theo dõi chi tiết thành phẩm được thực hiện đồng thời ở phòng kế toán với kho của doanh nghiệp trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho; nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ thành phẩm về số lượng và giá trị. Các doanh nghiệp phải mở các sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm phư hợp để góp phần tăng cường quản lý thành phẩm. Thông thường kế toán chi tiết thành phẩm có thể dược thực hiện theo các phương pháp sau: Phương pháp ghi thẻ song song Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển Phương pháp ghi sổ số dư 1.2.1.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm * Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: TK 155- Thành phẩm (trong kho) phản ánh giá vốn thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ; phản ánh giá vốn thực tế của thành phẩm tăng giảm trong kỳ. TK 157- Hàng gửi đi bán: phản ánh số hiện có và tình hình biến động của trị giá vốn hay giá thành của thành phẩm gửi bán, số hàng này chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. TK 632- Gía vốn hàng bán: phản ánh giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo công thức sau: Gía thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế xuất kho Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK 154 TK 155 TK157 TK632 Kết chuyển giá vốn thực tế Gía vốn thực tế Gía vốn thực tế Của TP tồn đầu kỳ của TP xuất kho của TP gửi bán TK 157 Gửi bán đã bán TP hoàn thành không Nhập kho bán cho Đại lý, ký gửi TK 632 Gía vốn thực tế của thánh phẩm TP hoàn thành xuất Kho bán trực tiếp Không nhập kho Bán trực tiếp TK 3381 TK 3381 Kiểm kê bộ phát hiện Kiểm kê bộ phát hiện Thừa chờ xử lý thiếu chờ xử lý TK 411 Đem góp vốn liên doanh TK 222 Giá vốn thực tế của TP TK 412 Nhận góp vốn liên doanh Chênh lệch Chênh lệch Được cấp Giảm tăng * Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này, thì giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho chỉ có thể xác định được vào mỗi kỳ trên cơ sở kết quả kiểm kê về mặt hiện vật của thành phẩm tồn kho theo công thức: Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực Tế của TP xuất = thực tế TP + TP nhập trong kỳ - tế TP tồn kho Kho trong kỳ tồn đầu kỳ cuối kỳ TK sử dụng: TK 155, 157 – phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng gửi bán tồn đầu kỳ, cuối kỳ. TK 632- phản ánh trị giá vốn thực tế của thành phẩm tăng, giảm trong kỳ. Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 155, 157 TK 632 TK 155, 157 Kết chuyển giá vốn thực tế Kết chuyển giá vốn thực tế Của TP tồn đầu kỳ của TP tồn cuối kỳ TK 631 TK 911 Gía thành sản xuất thực tế của Gía vốn thực tế của TP đã Sản phẩm hoàn thành trong kỳ tiêu thụ trong kỳ TK liên quan TK liên quan Gía vốn thực tế của TP tăng Gía vốn thực tế của TP giảm Trong các trường hợp khác trong các trường hợp khác 1.2.2 Kế toán bán hàng, giá vốn hàng bán và xác định kết quả kinh doanh 1.2.2.1 Các phương thức bán hàng Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Căn cứ vào đặc điểm vận động của thành phẩm, hàng hóa thì bao gồm các phương thức bán hàng sau: Phương thức gửi hàng đi bán Phương thức tiêu thụ trực tiếp * Phương thức gửi hàng đi bán Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm cụ thể đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán lúc đó mới được coi là tiêu thụ và được ghi nhận doanh thu bán hàng. * Phương thức tiêu thụ trực tiếp Phương thức này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất hàng ngay tại kho doanh nghiệp, được người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Trường hợp này sản phẩm xuất kho được coi là tiêu thụ ngay và được ghi nhận doanh thu bán hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng. Căn cứ vào đối tượng mua hàng, ta có phương thức bán hàng ra bên ngoài và bán hàng nội bộ. Bán hàng ra bên ngoài là việc doanh nghiệp bán hàng cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức quản lý nmhiều cấp thì chỉ khi sản phẩm, hàng hóa được bán ra khỏi hệ thống thì mới gọi là bán hàng ra bên ngoài. Bán hàng nội bộ là việc doanh nghiệp bán hàng cho các đối tượng là đơn vị thành viên trong cùng một hệ thống tổng công ty hoặc trong một doanh nghiệp độc ập có mô hình quản lý cấp trên, cấp dưới và công ty mẹ, công ty con. 1.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán * Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Việc xác định chính xác trị giá vốn hàng bán là cơ sở để tính kết quả hoạt động kinh doanh. a) Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán: được xác định bằng một trong bốn phương pháp: tính trị giá vốn của hàng tồn kho trong chuẩn mực hàng tồn kho. Đối với doanh nghiệp sản xuất, trị giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đem bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thà._.nh. b) Xác định trị giá vốn của hàng bán Sau khi xác định được trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, sau khi tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ta phân bổ cho số hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ. Từ đó ta xác định được trị giá vốn của hàng bán. * Kế toán giá vốn hàng bán của từng phương thức bán hàng: a) Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng: Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh sự biến động và số hiện có về giá vốn của hàng gửi bán, kế toán sử dụng TK 157- Hàng gửi đi bán. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK 155, 1561 TK 157 TK 632 Trị giá vốn thực tế của TP, HH Trị giá vốn của TP, HH Xuất kho gửi cho các đại lý đã tiêu thụ trong kỳ TK 154 TK 155,1561 Gía thành sản xuát thực tế của TP, HH hoặc lao vụ đã thực TP, hoàn thành không nhập kho hiện bị khách hàng trả lại Chuyển thẳng cho các đơn vị Đại lý ký gửi Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Trị giá Trị giá vốn Trị giá vốn thực Trị giá vốn Trị giá thực tế của Trị giá vốn tế của Thực tế vốn thực TP, HH gửi vốn thực thực tế TP,HH Của = tế của + bán chưa + tế của - của - chưa đựơc Hàng bán TP, HH xác định TP, HH TP, HH xác định Trong kỳ tồn đầu kỳ tiêu thụ nhập kho tồn kho tiêu thụ Đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ trong kỳ TK 155, 157 TK 632 TK 155, 157 Kết chuyển trị giá vốn,TP,HH Gía trị TP,HH và hàng gửi bán Tồn kho đầu kỳ và hàng gửi bán còn lại cuối kỳ Chưa được chập nhận đầu kỳ TK 631 TK 911 Gía thành sản xuất thực tế của Kết chuyển giá vốn hàng bán TP nhậnp kho xác định kết quả b) Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức tiêu thụ trực tiếp: Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh trị giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632- Gía vốn hàng bán. TK này phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã bán, các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công giá trị khấu hao hụt vốn được tính vào giá vốn hàng bán cũng như trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trình tự kế toán: Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: ( sơ đồ 1) Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ tương tự như kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng. 1.2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng * Kế toán doanh thu bán hàng a) Khái niệm doanh thu, doanh thu bán hàng Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đựơc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu mà không bao gồm các khoản góp vốn từ chủ sở hữu.( Theo chuẩn mực kế toán số 14) Doanh thu bán hàng là số tiền thu được của người mua theo giá bán tại thời điểm bán hàng. b) Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thu bán hàng bao gồm: Hóa dơn GTGT (Mẫu 01-GTKT) Hóa đơn bán hàng (Mẫu 02-GTKT) Bản thanh toán hàng đại lý,ký gửi (Mẫu 14-BH) Thẻ quầy hàng (Mẫu 15-BH) Các chứng từ thanh toán như: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có Ngân hàng, bản sao kê của Ngân hàng… Tờ khai thuế GTGT (Mẫu 07A/GTKT) Sơ đồ 1: TK 155,156,154 TK 632 TK 155,156 Trị giá vốn của TP,HH,lao vụ TP,HH bị khách hàng trả lại DV được giao bán hàng Trực tiếp TK155,156,1381 TK 911 Hao hụt, mất mát của HTK Kết chuyển giá vốn của TP Sau khi trừ phần bồi thường HH,lao vụ, DV đã bán TK 627 Mức SP sản xuất thực tế lớn hơn Công suất bình thường, CPSX Chung không phân bổ ghi nhận Vào giá vốn hàng bán trong kỳ TK 154, 241 CP tự xây dựng, tự chế TSCĐ Vượt qua mức bình thường TK 159 TK 159 Trích lập dự phòng giảm giá Trích lập dự phòng giảm HTK năm sau lớn hơn số giá HTK năm sau nhỏ hơn Đã trích lập năm trước số đã trích lập năm trước c) Tài khoản kế toán: để kế toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch, nghiệp vụ về bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 3331- Thuế GTGT TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện bao gồm: số tiền nhận trước của nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động); khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả hóp theo cam kết với giá bán trả ngay; khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ như: trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu… Và các khoản kế toán khác: TK 111, 112, 131… d) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 511 TK 111, 112, 113, 131 TK 3331 (1) TK 111, 112 TK 111, 112 (2) TK 641 (3a) (3b) TK 3331 TK 3387 (4a) TK 515 TK 131 (4c) (4b) Phản ánh doanh thu bán hàng va cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm, hànghóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp bán hàng qua các đại lý, ký gửi hàng. Tại bên giao hàng: nếu các đại ký thanh toán tiền cho doanh nghiệp sau khi trừ tiền hoa hồng được hưởng. (3a) Nếu các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi thanh toán toàn bộ số tiền của số hàng đã bán theo quy định cho bên chủ hàng. (3b) Bên chủ hàng thanh toán và xác định hoa hồng trả cho các đại lý, bên nhận bán hàng ký gửi. (4a) Trường hợp bán hàng trả góp, trả chậm: phản ánh ghi nhận doanh thu, số tiền đã thu được (111, 112) và số chưa thu được lãi do bán trả góp(131). (4b) Khi thu tiền các kỳ tiếp theo, căn cứ vào chứng từ thanh toán để ghi sổ. (4c) Từng kỳ, tính toán và xác định doanh thu hoạt động tài chính do bán hàng trả góp, trả chậm. * Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp và thúê xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, được tính vào doanh thu ghi nhận ban đầu, để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ nêu trên yêu cầu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập Báo Cáo tài chính. Các chứng từ có liên quan đến giảm trừ doanh thu: biên bản quyết định hàng bán bị trả lại, Phiếu nhập kho, Phiếu thu, séc chuyển khoản, uye nhiệm thu, bản sao kê khai ngân hàng, giấy báo có… a) Kế toán chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đối với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. Để phản ánh chiết khấu thương mại kế toán sử dụng TK 521- Chiết khấu thương mại. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112… Có TK 131- Phải thu khách hàng 2) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521- Chiết khấu thương mại b) Kế toán giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp ( bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trên hóa đơn hay hợp đồng cung cấ dịch vụ do các nguyên nhân như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng. TK kế toán sử dụng: TK 532- Giảm giá hàng bán phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã phát hành hóa đơn bán hàng. Không pảhn ánh vào TK 532 số giảm đã được ghi trên hóa đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng giá bán trên hóa đơn. Trình tự kế toán: 1) Căn cứ vào chứng từ chấp nhận giảm giá cho khách hàng cho số lượng hàng đã bán, kế toán ghi: Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán Có TK 111, 112( Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng, nếu lúc mua khách hàng đã thanh toán tiền hàng) Có TK 313 (Ghi giảm nợ phải thu khách hàng, nếu lúc mau khách hàng chưa thanh toán tiền hàng) 2) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 532- Giảm giá hàng bán c) Kế toán hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ ( đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua từ chối trả lại do nguời bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại…Hnàg bán bị trả lại phải ó văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hang). Tài khoản kế toán sử dụng: TK 531- Hàng bán bị trả lại phản ánh doanh thu số thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp. Trình tự kế toán: 1) Phản ánh doanh thu hàn bị trả lại, kế toán ghi: Nợ TK 531 (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 (Theo thuế GTGT của hàng bị trả lại) Có TK 111,112,131 (Tổng gía thanh toán) 2) Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có) chẳng hạn chi phí nhận hàng về, được hạch toán vào chi phí bán hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng Có TK 141- Tạm ứng 3) Phản ánh trị giá hàng bị trả lại nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 155 (Theo giá thực tế đã xuất kho) Có TK 632 (Theo giá thực tế đã xuát kho) 4) Cuối lỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán trả lại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531- Hàng bán bị trả lại 5) Trường hợp hàng bán bị trả lại vào cuối kỳ kế toán (niên độ kế toán) sau; tức là trước đây đã ghi nhận doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán phản ánh doanh thu, tuế GTGT của hàng trả lại ghi nhận vào chi phí của kỳ này, trị giá vốn của hàng trả lại nhập kho ghi nhận doanh thu kỳ này. d) Kế toán thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp Thuế GTGT là loại thuế gián thu đựoc tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ chịu thuế. Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc tính trực tiêp trên giá trị gia tăng. Phưong pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Cuối kỳ, kế toán căn cứ số thuế GTGT phải nộp để ghi: Nợ TK 51- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331- Thuế GTGT Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi: Nợ TK 3331- Thuế GTGT Có TK 111, 112 e) Kế toán thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh trên giá trị và chủng loại của hàng hóa trao đồi giữa hai quốc gia. Thuế TTĐB được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích sản xuất, càn hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân như: thuốc lá điếu, xì gà; rượu bia, bài lá, vàng mã, hàng mã… Kế toán sử dụng TK 3332- Thuế TTĐB và TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu để phản ánh các khoản thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp và tình hình nộp thuế. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB , thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Phản ánh số thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332- Thuế TTĐB Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu Khi nộp thuế, căn cứ vào chứng từ thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 3332- Thuế TTĐB Nợ TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112 1.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp * Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng (CPBH) là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ , bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng Chi phí vật kiệu , bao bì Chi phí dụng cụ đồ dùng Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí bảo hành sản phẩm Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Việc hạch toán CPBH phải được tiến hành theo từng nộidung chi phí nêu trên. Cuối kỳ, CPBH cần được phân bổ và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Theo trị giá vốn hàng còn lại, thông thường phân bổ theo các giá vốn: CPBH CPBH CPBH tính cho còn lại đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Gía cốn hàng = x còn lại cuối kỳ Hàng còn lại Gía vốn hàng Gía vốn hàng Xuất kho còn lại cuối kỳ Giá vốn hàng còn lại cuối kỳ được xác định là số dư TK 15, 157 đối với doanh nghhiệp sản xuất. Để phản ánh CPBH phát sinh trong kỳ và kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng. * Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) CPQLDN là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, CPQLDN chia ra các khoản chi phí sau: Chi phí nhân viên quản lý Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế phí, lệ phí Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác CPQLDN là loại chi phí gián tiếp sản xuất kinh doanh, cần được sự tính (lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, do vậy, cuối kỳ cần được tình toán phân bổ và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Công thưc phân bổ giống CPBH. Chứng từ kế toán sử dụng để kế toán CPBH và kế toán CPQLDN là tất cả các chứng từ phản ánh yếu tố chi phí phát sinh như: Bảng thanh toán lương (Mẫu 02- LĐTL); Bảng thanh toán BHXH (Mẫu 02- LĐTL); Phiếu xuất kho (Mẫu 01- VT); Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao; Hóa đơn GTGT; phiếu chi (Mẫu 02- TT); giây báo nợ ngân hàng; tài liệu tính thuế phải nộp… Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí QLDN, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu phản ánh CPBH và CPQLDN: TK 34,338 TK 641 TK 111,112,152,138 TL,các khoản phụ cấp Các khoản ghi giảm CPBH Các khoản trích theo lương thực tế phát sinh trong kỳ TK 152 TK 1442 Trị giá vốn thực tế của vật Phân bổ CPBH cho hàng Liệu xuất dùng còn tồn cuối kỳ TK 153 Nếu hàng tồn cuối kỳ Loại phân bổ một lần Đã tiêu thụ TK 142,242 TK 911 Phân bổ dần số phân bổ vào Khi xuất dùng chi phí kỳ này TK 214 Kết chuyển, phân bổ CPBH Khấu hao TSCĐ để xác định kết quả KD ( ghi đơn Nợ TK 009) TK 153 CP dịch vụ mua ngoài+CP khác TK 133 VAT đầu vào TK 331,241(3) TK 135 CP sửa chữa Trích trước CP TSCĐ phát sinh sửa chữa TSCĐ TK 142, 242 Phân bổ dần CP số phân bổ vào Sửa chữa TSCĐ CP kỳ này TK334,338 TK 642 TK 111,112,152,138 TL,các khoản phụ cấp Các khoản ghi giảm QLDN Các khoản trích theo lương thực tế phát sinh trong kỳ TK 152 TK 1442 Trị giá vốn thực tế của vật Phân bổ CPQLDN cho Liệu xuất dùng hàng còn tồn cuối kỳ TK 153 Nếu hàng tồn cuối kỳ Loại phân bổ một lần Đã tiêu thụ TK 142,242 TK 911 Phân bổ dần số phân bổ vào Khi xuất dùng chi phí kỳ này TK 214 Kết chuyển, phân bổ CPQL Khấu hao TSCĐ DN để xác định kết quả KD ( ghi đơn Nợ TK 009) TK 111,112,333(7,8) Thuế nhà đát,môn bài,…phí lệ phí Giao thông, cầu phà TK 139 TK 139 Trích lập dự phòng nợ phải thu khó Mức thích lập năm sau nhỏ Đòi hay số trích lập năm sau lớn hơn hơn số đã trích năm trước Năm trước TK 153 CP dịch vụ mua ngoài+CP khác TK 133 VAT đầu vào TK 331,241(3) TK 135 CP sửa chữa Trích trước CP TSCĐ phát sinh sửa chữa TSCĐ TK 142, 242 Phân bổ dần CP số phân bổ vào Sửa chữa TSCĐ CP kỳ này 1.2.2.5 Kế toán xác đinhk ết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau: TK 911- Xác định két quả kinh doanh dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tinh hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: TK 632 TK 911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển DT bán hàng thuần TK 635 TK 515 Kết chuyển CP hoạt động TC Kết chuyển DT hoạt động TC TK 641,642,1422 TK 711 Kết chuyển VPBH,CPQLDN Kết chuyển thu nhập khác Tính cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ Trong kỳ TK 811 Kết chuyển chi phí khác TK 421 TK 421 Lãi Lỗ TK 821 TK 821 1.3 CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN 1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 1.3.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật Ký Chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật Ký Chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế ( định khoản kế toán ) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật Ký Chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt: Sổ Cái: Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 1.3.1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung ( biểu số 01 ) (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ ( 3,5,10… ngày ) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lập do một nghiệp vu được ghi đồng thời vàonhiều sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có ). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Số Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiêt) được dùng để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lập trên các sổ Nhật ký đặc biệt). Biểu số 01 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNGChứng từ kế toán ↓↓BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái 1.3.2.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái. Căn cứ để ghi vaò Nhật ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký – Sổ Cái Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 1.3.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái ( biểu số 02 ) (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ ( hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại ) được ghi trên một dòng ở cả hai phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại ( phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,… ) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ một đến ba ngày. Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ky – Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng ( đầu quý ) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng ( cuối quý ) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái. (3) khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng ( cuối quý ) trong sổ Nhật ký – Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số phát sinh Tổng số phát “Phát sinh” ở phần = Nợ của tất cả các = sinh Có của tất Nhật ký Tài khoản cả các tài Khoản Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số lượng khóa sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẻ được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Biểu số 02 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chứng từ kế toán NHẬT KÝ – SỔ CÁI Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 1.3.3.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiêpd để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng Hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: -Chứng từ ghi sổ; -Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; -Sổ Cái; -Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 1.3.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Biểu số 03) (1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2)- Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. (3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân dối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khỏan trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Biểu số 03 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái Số,thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.4 Hình thức sổ kế toán Nhật Ký – Chứng từ 1.3.4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ (NKCT) - Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp cặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản ). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. 1.3.4.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ ( biểu số 04 ) (1) Hàng ngày căn cứ vào cá chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng công của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. (2) Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối vói các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chi tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Biếu số 04 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ CHỨNG TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 1.3.5.1 Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy địng trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Các loại sổ của Hình thưc kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 1.3.5.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (biểu số 05) (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đựoc kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái…..) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế tóan thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo taì chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy._.ộng thích ứng. Là một công ty đã thành lập được hơn ba mươi năm, đã từng đối mặt với rất nhiều khó khăn, lại trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt; tuy có gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với đội ngũ công nhân có tinh thần làm việc hăng say, tính sáng tạo nghề nghiệp nên Xí nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc và đi vào ổn định. Các phòng ban chức năng của Xí nghiệp được tổ chức sắp xếp hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động của Xí nghiệp. song song với việc tổ chức các phòng ban chức năng là hệ thống Kế toán tài vụ không ngừng được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương pháp kế toán. Việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp luôn đảm bảo đúng tiến độ, hoàn thành tốt việc sản xuất theo các đơn đặt hàng và hợp đồng ký kết với khách hàng. Xí nghiệp luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch do Công ty giao xuống. Bên cạnh đó, thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh giúp cho Xí nghiệp luôn làm ăn có lãi trong suốt những năm qua, hoàn tành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Cụ thể hơn, xét về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng đã phản anh một cách đầy đủ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm, theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ thành phẩm cũng như thanh toán tiền hàng của khách hàng. Việc thực hiện kế toán chi tiết thành phẩm, kế toán tổng hợp thành phẩm và kết hợp giữa kế toán chi tiết thành phẩm và kế toán tông hợp thành phẩm đã cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc quản lý sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp. Điều đó đã giúp cho ban lãnh đạo xí nghiệp kịp thời nắm bắt các thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý thành phẩm nói riêng; từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên do dội ngũ cán bộ quản lý trong Xí nghiệp nói chung và đội ngũ cán bộ phòng kế toán nói riêng còn hạn chế về mặt số lượng nên dẫn đến tình trạng một số phần hành kế toán còn làm tắt, chưa thực sự đúng với yêu cầu của công tác kế toán. Mặt kahc, công việc kế toán không được dàn đều mà tập trung vào cuối tháng, kế toán phải hoàn thành một cách vất vả, tốn nhiều công sức. Chỉ với thời gian thực tập hơn 2 tháng tại Xí nhgiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì Hà Nội, được tiếp cận thực tế với công tác kế toán tại Xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phảm và xác định kết quả. Kết hợp với những kiến thức lý luận cơ bản đã được học tập tại trường và qua nghiên cứu sách báo, tài liệu về kế toán hiện hành, em đã nhân thấy những ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp carton sóng. Bên cạnh đó, cũng có những điểm cần phải quan tâm cải tiến và hoàn thiện. Với vốn kiến thức còn hạn chế, em xin mạnh dạn nêu lên những ý kiến nhận xét của cá nhân mình về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội như sau: 3.1.1 Ưu điểm chủ yếu ** Về chứng từ kế toán sử dụng: Xí nghiệp đã lựa chọn và vận dụng những chứng tuừ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của sản xuất kinh doanh. Việc ghi chép trên các chứng từ đều được các bộ phận liên quan ghi chép đúng, chính xác, đầy đủ các yếu tố. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác đinh kết quả đều lập chứng từ kế toán một cách rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác nội dung quy định trên mẫu; đúng yêu cầu của pháp luật và chính sách chế độ kế toán của nhà nước. Ngoài ra, trình tự luân chuyển chứng từ tại Xí nghiệp đã diễn ra một cách khoa học, khá chặt chẽ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán. Và việc sắp xếp theo trình tự thời gian, bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán tại xí nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật. ** Về tài khoản kế toán sử dụng: Xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành chính thức theo quyết định mới nhất, quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Việc sử dụng các tài khoản kế toán để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế của Xí nghiệp đúng theo chế độ kế toán. ** Về sổ sách kế toán sử dụng: Về cơ bản, Xí nghiệp đã biết vận dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp về hướng dẫn sổ kế toán; từ đó dựa trên công việc kế toán thực tế tại Xí nghiệp đã thiết kế, xây dựng việc ghi sổ kế toán một cách thuận tiện, dễ kiểm tra, đối chiếu, dễ làm, dễ hiểu; phản ánh các hoạt động kinh tế phát sinh phục vụ cho việc theo dõi được liên tục. Hệ thôngs sổ sách kế toán được sử dụng tương đối hoàn chỉnh. Với việc sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phản ánh một cách toàn diện và triệt để về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. ** Về công tác tổ chức và quản lý sản xuất: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thị trường hàng hóa bao bì, trong những năm qua Xí nghiệp đã xây dựng được bộ máy tổ chức và quản lý sản xuất hoàn chỉnh, năng động và nhạy bén, có sự phân công rõ ràng, sự phân định về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ và đã phát huy tính chủ động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh,đặc biết là vấn đề khai thác thị trường, tổ chức sản xuất…Cụ thể, hàng năm Công ty giao kế hoạch cho các đơn vị nội bộ các chỉ tiêu kinh tế-tài chính cơ bản như: dónh thu, thuế, trích nộp chi phí quản lý, lợi nhuận, khấu hao…Ngoài ra, các đơn vị nội bộ được quyền chủ động khai thác ký kết hợp đồng, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khác để khen thưởng và kỷ luật. Về mặt tài chính, với chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty giao khoán, các đơn vị nội bộ được tổ chức hạch toán khép kín. Phụ trách kế toán đơn vị nội bộ có chức năng như một kế toán trưởng, nghĩa là phải tổ chức công tác kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê nhà nước, quản lý, đảm bảo vốn và luân chuyển vốn trong kinh doanh. Tóm lại,với mô hình tổ chức và quản lý sản xuất như vậy là hoàn toàn phù hợp với xự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì trong cơ chế thị trường ngày nay. ** Về tổ chức bộ máy kế toán: Nhìn chung, việc tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp phù hợp với tình hình thực tế về quy mô hoạt động, loại hình hoạt động. Trong phòng kế toán, mỗi phần hành kế toán được đảm nhận bởi một kế toán viên. Nhờ vậy mà đảm bảo không chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát chặt chẽ từng phần hành mà bộ máy kế toán vẫn hoàn chỉnh, gọn nhẹ. Các nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ đồng đều và tinh thần trách nhiêm cao đã giúp chi dây chuyền đó hoạt động tốt, linh hoạt xử lý thông tin xát xao, kịp thời cho ra quyết định quản trị. Bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, tương đối gọn nhẹ và hiệu quả. ** Đối với công tác đánh giá thành phẩm: Việc đánh giá thành phẩm của Xí nghiệp hoàn toàn hợp lý và đúng theo quy định hiện hành. Xí nghiệp đánh giá thành phẩm nhập kho theo giá thành sản xuất thực tế đã phản ánh đúng đắn chi phí thực tế đã bỏ ra để sản xuất và hoàn thành thành phẩm. Trị giá của thành phẩm xuất kho được xác định theo phươnh pháp bình quân gia quyền cũng phù hợp vì trong tháng các hoạt động nhập-xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên, liên tục, rất nhiều. Về kế toán hàng tồn kho: Xí nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập-xuất kho thành phẩm, từ đó giúp cho kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép kịp thời, thường xuyên mọi nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm theo quá trình phát sinh. ** Đối với kế toán chi tiết thành phẩm: Kế toán chi tiết thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác kế toán thành phẩm. Ở Xí nghiệp Carrton sóng, để kế toán chi tiết thành phẩm,kế toán sử dụng phương pháp ghi thẻ song song. Sử dụng phương pháp này, kế toán đã theo dõi được tình hình nhập-xuất-tồn của từng loại thành phẩm một cách chi tiết, tỉ mỉ và quản lý chặt chẽ thành phẩm về mặt số lượng và khi xuất kho ta biết được trọng lượng xuất là bao nhiêu kg thông qua Báo cáo xuất-nhập-tồn kho thành phẩm. ** Đối với kế toán tổng hợp thành phẩm: Việc ghi chép của kế toán nói chung cũng cung cấp các thông tin đầy đủ và tổng quát về tình hình nhập-xuất-tồn thành phẩm. Việc ghi chép đơn giản, không mất nhiều thời gian. ** Về kế toán doanh thu bán hàng: Kế toán doanh thu bán hàng của Xí nghiệp theo dõi doanh thu tiêu thụ của từng loại thành phẩm xuất bán thông qua sổ chi tiết bán hàng. Qua sổ này có thể thấy được doanh thu chưa có thuế, thuế GTGT; hơn nữa có thể biết được tình hình công nợ của káhc hàng. Việc ghi chéo vào sổ chi tiết bán hàng được diễn ra hàng ngày giúp cho kế toán có thể nhanh chóng phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng. ** Về kế toán thanh toán với khách hàng: Xí nghiệp đã phản ánh một cách chi tiết từng công nợ của khách hàng trên Sổ chi tiết bán hang. Thẻ công nợ và Công nợ phải thu của khách hàng tài khoản 131. Việc này giúp ích cho kế toán có thể nhanh chóng tình toán để tập hợp số liệu phục vụ cho việc quản lý và theo dõi thường xuyên tình hình thanh toán của khách hàng; từ đó Xí nghiệp có thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng không để tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu, khiến cho vòng quay tuần hoàn vốn được nhanh chóng, tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng. ** Về kế toán giá vốn hàng bán: Qua trình xuất kho thanh phẩm giao ban scho khách hàng, kế toán mở sổ kế toán tài khoản 632 và sổ cái tài khoản 632 đã phản ánh tổng quát giá vốn của thành phẩm xuất bán thuận tiện trong việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ liên quan. ** Về công tác kế toán chi phí bán hàng: Kế toán sử dụng sổ kế toán tài khoản 641 và sổ cái tài khoản 641 để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong tháng. Chi phí bán hàng phản ánh trong sổ kế toán tài khoản 641 được phản ánh theo từng Phiếu chi, mỗi phiếu chi một dòng đã phản ánh chi tiết chi phí vận chuyển và chi phí môi giới thực tế phát sinh trong tháng. Từ đó giúp cho việc ghi sổ kế toán được trung thực. ** Về công tác kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh: Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách khoa học và đơn giản với công thức xác định dễ tính toán, đồng thời phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong tháng, giúp cho ban lãnh đạo Xí nghiệp nắm được tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó đề ra những phương hướng, biện phát quản lý tốt hơn. Trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế về công tác về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phảm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán đã đảm bảo tuân thủ đúng theo chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành, pù hợp với điều kiện thực tế tại Xí nghiệp hiện nay, đáp ứng được yêu cầu quản lý và sản xuất để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp Xí nghiệp phát triển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy vật, trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kế toán còn tồn tại những vấn đề chưa hoàn tonà hợp lý và chưa thật tối ưu. 3.1.2 Nhược điểm: ** Đối với việc sủ dụng sổ sách kế toán: Đơn vị áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” nhưng hàng tháng kế toán chỉ lập chứng từ ghi sổ một lần vào cuối tháng. Như vậy, đã không phản ánh một cách kịp thời, thường xưyên quá trình sản xuất kinh doanh; đồng thời làm cho công việc kế toán vào cuối tháng rất bận rộn, nhiều khi sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả của nhiều phầ hành kế toán liên quan khác như: chậm quyết toán với cơ quan thuế… Ngoài ra, khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán không vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để theo dõi mà kế toán đã vào thẳng sổ cái cho từng tài khoản. Trên thực tế, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để theo dõi tổng hợp, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Hơn nữa sổ có thể dùng để kiểm tra, vừa đối chiếu số liệu với bản cân đối phát sinh. Với mẫu Sổ cái mà đơn vị đang áp dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị doanh nghiệp. Trên sổ cái thiếu cột phản anh ngày tháng vào sổ, thiếu cột số liệu ngày tháng của chứng từ ghi sổ. Tuy 3 cột này chỉ phản ánh về mặt thời gian nhưng lại rất quan trọng, nó là căn cứ để tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu các số liệu ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, cá sổ hoặc sổ cái, thẻ kế toán chi tiết. Nếu thiếu cột này thì việc tìm kiếm, đối chiếu, kiểm tra các số liệu sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. ** Đối với kế toán tổng hợp thành phẩm: Khi nhập kho và xuất kho (lậnh xuất kho cùng vói hóa đơn GTGT) kế toán không phản ánh giá trị thành phẩm nhập-xuất-tồn đối với từng loại mà đến cuối thàng căn cứ vào Bảng giá thành khoản mục và Báo cáo xuất-nhập-tồn kho thành phẩm kế toán mới xác định đựoc. Kế toán đã không mở Sổ kế toán tài khoản 155 nên đã hạn chế công việc kiểm tra, đối chiếu số liệu của kế toán và để có thể theo dõi một cách chi tiết tình hình nhập-xuất cho từng thứ thành phẩm theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Mặt khác, trên Báo cáo xuất-nhập-tồn kho thành phẩm của Xí nghiệp đã không phản ánh đầy đủ tình hình nhập-xuất-tồn khoa thành phẩm theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Như vậy, sẽ hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán khi muốn kiểm tra giá trị của từng loại thành phẩm nhập-xuất-tồn kho trong tháng. ** Về kế toán chi phí bán hàng: Tại Xí nghiệp toand bộ chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong tháng được tập hợp và kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, nó dã không phản ánh một cách chi tiết chi phí bán hàng của từng thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ từ đó xác định lãi thuần cho từng mặt hàng để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP CARTON SÓNG. Để cho công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Cartong sóng ngày càng đạt hiệu quả cao thì kế toán cần phải biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và tìm ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Carton sóng, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả, với mong muốn công tác này ngày càng hoàn thiện hơn em xin đưa ra một số giải pháp và ý kiến đề xuất như sau: 3.2.1 Đối với việc sử dụng sổ sách kế toán: Thứ nhất, kế toán nên lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ là 10 hoặc 15 ngày. Một mặt để giảm bớt được công việc vào cuối tháng, mặt khác giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị được theo dõi một cách chi tiết hơn, đáp ứng yêu cầu quản trị của đơn vị. Đồng thời kế toán nên lập “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” để quản lý chặt chẽ các chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Thứ hai, theo em để hoàn thiện thêm mẫu Sổ cái kế toán nên thêm 3 cột đầu tiên theo đúng mẫu Sổ cái của Bộ tài chính quy định. Ví dụ 1: Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như sau: Biểu số 31: PACKEXIM HÀ NỘI Xí nghiệp Carton sóng SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2006 Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Số tiền Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Số tiền 1 2 3 4 5 6 50 28/02 973.257.129 54 28/02 487.847.707 51a 28/02 930.446.065 55 28/02 275.446.231 51b 28/02 39.686.500 56 28/02 21.855.000 52 28/02 1.075.820.813 57a 28/02 992.410.921 53 28/02 15.831.200 57b 28/02 992.410.921 Cộng 3.035.041.707 Cộng tháng 5.805.012.487 Ngày 28 tháng 02 năm 2006 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký tên, đóng dấu) Ví dụ 2: Sổ cái tài khoản 155 được sủa lại như sau: Biểu số 32: PACKEXIM HÀ NỘI Xí nghiệp Carton sóng SỔ CÁI TÊN TÀI KHOẢN: Thành phẩm SỐ HIỆU: 155 THÁNG 02 NĂM 2006 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số Ngày Hiệu tháng TK đối ứng Số tiền Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Số dư đầu tháng 103.030.716 Số phát sinh trong tháng 28/02 50 28/02 Nhập kho TP trong tháng 154 973.257.129 28/02 51a 28/02 Xuất bán TP trong tháng 632 930.446.065 Cộng Psinh trong tháng 973.257.129 930.446.065 Số dư cuối tháng 145.841.780 Ngày28 tháng 02 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 3.2.2 Đối với kế toán tổng hợp thành phẩm: Do đặc trưng của thành phẩm tại Xí nghiệp carton sóng có nhiều loại, trong mỗi loại có nhoềi quy cách khác nhau nên để theo dõi một cách tỉ mỉ tình hình nhập-xuất-tồn kho từng loại thành phẩm về mặt hiện vật, chi tiết tới từng quy cách của thành phẩm thì trên thẻ kho phải phản ánh từng loại thùng một cách đầy đủ, hợp lý và khoa học để tránh gây khó khăn cho việc kiểm tra sản phẩm. Ví dụ 3: Thẻ kho được sửa như sau: THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01/02/2006 Tờ số: 01 Tên nhãn hiệu,quy cách vật tư: Hòm sóng 5L nội,in 1 vách 385x250x165 Đơn vị tính: Chiếc Ngày Chứng từ Trích yếu Đơn giá Nhập Xuất Tồn ……… …………. …….. …… ….. …… ….. 14 Nhập kho TP 3850 Xuất bán cho PACIFIC 385X250X165 2281 3850 Mặt khác, Xí nghiệp Carton sóng phải mở sổ kế toán tài khoản 155, chi tiết tới từng quy cách thành phẩm để ghi chép tình hình nhập-xuất-tồn kho thành phẩm theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị; như vậy thì Báo cáo xuất nhập tồn kho thành phẩm nên có thêm cột phản ánh chỉ tiêu giá trị của từng loại thành phẩm chi tiết tới từng quy cách thành phẩm nhập-xuất-tồn kho. Ví dụ 4: Sổ kế toán tài khoản 155 được xây dựng như sau: Biểu sổ 33: PACKEXIM HÀ NỘI Xí nghiệp Carton sóng SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM Tên kho: Thành phẩm Tờ số: 1 Tên hàng: Thùng 5L nội-in 1 màu 650x235x350 Đơn vị tính: Chiếc Chứng từ Ngày N-X Diễn giải Nhập SL ĐG TT Xuất SL ĐG TT Tồn SL ĐG TT Tồn kho 01/02 21/02 Nhập kho 1000 3879 3.879.000 1000 3879 3.879.000 78194 21/02 Xuất kho 830 3879 3.219.570 170 3879 659.403 Cộng phát sinh tháng 2 1000 3.879.000 830 3.219.570 Tồn kho 28/02 170 659.403 Ngày…tháng…năm 200… Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Ví dụ 5: Báo cáo xuất nhập tồn kho thành phẩm được sửa đổi: 3.2.3 Kế toán chi phí bán hàng: Để xác đinh lãi thuần của từng mặt hàng ta phải phân bổ chi phí bán hàng cho từng mặt hàng tiêu thụ trong kỳ. Theo em tiêu thức phân bổ cho từng loại thành phẩm là doanh thu bán hàng. Chi phí bán hàng phân bổ Tổng chi phí Tỷ lệ % doanh thu của Cho sản phẩm X = bán hàng x sản phẩm X Trong đó, tỷ lệ % doanh thu của sản phẩm X xác định như sau: Tỷ lệ % doanh thu Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm X Của = x 100% sản phẩm X Tổng doanh thu tiêu thụ trong tháng Như vậy, để xác định lãi thuần của Thùng 5L nội-in 1 màu 650x235x350 ta xác định chi phí bán hàng tính cho thành phẩm này: Tỷ lệ % doanh thu của 830 x 5900 4.897.000 Thùng 5L nội-in 1 màu = x 100% = x 100%= 0.49% 650x235x350 922.410.921 992.410.921 Chi phí bán hàng phân Bổ cho thùng 5L nội in = 21.855.000 x 0.49% = 107.100 1 màu 650x235x350 Từ đó ta xác định kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm này: Biểu số 35: PACKEXIM HÀ NỘI Xí nghiệp Carton sóng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 911 Tháng 02 năm 2006 Tên thành phẩm: Thùng 5L nội- in 1 màu 650x235x350 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Nợ Có Số dư Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ CT511 28/02 Kết chuyển DTT 5111 4.879.000 CT632 28/02 Kết chuyển GVHB 632 3.219.570 CT641 28/02 Kết chuyển CPBH 641 107.100 CT911 28/02 Kết quả kinh doanh trong tháng 4212 1.570.330 Cộng số phát sinh 4.879.000 4.879.000 Số dư cuối kỳ Ngày….tháng….năm200….. Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký,họ tên) (ký, họ tên) 3.2.4 Về việc khuyến khích cho khách hàng: Xí nghiệp đã có hình thức khuyến khích khách hàng bằng vật chất như thưởng cho người môi giới nhưng hình thức này vẫn chưa đạt được tính tích cực và nhạy bén của côngtác bán hàng trong thời buổi cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay. Xí nghiệp nên có nhiều hình thức khuyến khích hơn nữa để thu hút khách hàng như: chiết khấu thanh toán (1% trên tổng doanh thu số bán ra), chiết khấu thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa của Xí nghiệp hơn nữa. 3.2.5 Áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán: Hiện nay, khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh, máy móc đã hỗ trợ cho con người rất nhiều đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay. Với kế toán máy, việc lưu trữ thông tin và truy cập dữ liệu nhanh, chính xác mà hạn chế dược những sai sót thủ công. Vì vậy Xí nghiệp nên áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Tuy nhiên để có thể áp dụng kê toán máy vào công tác kế toán đõi hỏi trình độ kế toán viên tương đối cao và các kế toán viên có trình độ đồng đều vì công tác kế toán có rất nhiều phần hành, các kế toán viên ở các phần hành như là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất. Nếu có một mắt xích bất kỳ hoạt động không tốt thì cả dây chuyền đó trì trệ. Do đó, xí nghiệp phải đào tạo cho cán bộ kế toán những hiểu biết về phần mềm kế toán mà Xí nghiệp dự kiến áp dụng. Hiện tạo máy vi tính mới chỉ sử dụng ở Xí nghiệp như là phương tiện tính toán tổng hợp đơn giản trên mẫu bảng biểu thiết kế theo mẫu của nhà nước và một phần hành đơn giản như: tiền lương, TSCĐ, tiền mặt… Xí nghiệp nên nhanh chóng đào tạo nghiệp vụ kế toán máy cho cán bộ kế toán và đầu tư hệ thống máy tính, đưa hệ thống này vào sử dụng, để có thể đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại và theo kịp với sự phát triển của thời đại. 3.2.6 Về việc ứng dụng mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong Kế toán quản trị với mục đích giúp các nhà quản trị ra quyết định nhằm khai thác các yếu tố về khối lượng, chi phí, giá cả để tối đa hóa lợi nhuận: Mối quan hệ chi phí – khối lượng- lợi nhuận dựa vào phương kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận: Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận (1) Tù đó xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố về giá bán, sản lượng, chi phí biến đổi và sự tác động của chúng đến lợi nhuận. Có nhiều cách nhìn và khai thác khác nhau về mối quan hệ này. Kế toán quản trị đứng trên giác độ cách ứng xử về chi phí để nghiên cứu mối quan hệ này: toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; trong đó, chi phí cố định thường luôn được ứng xử là tổng số; chi phí biến đổi ứng xử theo đơn vị sản phẩm. Phương trình (1) có thể được viết lại như sau: DT- BT- ĐP = LN hay SLxg – SLxbp – ĐP = LN SLx(g- bo) –ĐP =LN. Phần chênh lệch giữa giá bán (doanh thu) với phần biến phí của nó gọi là lãi trên biến phí. Lãi trên biến phí trước hết dùng để trang trải định phí, phần còn lại sau khi bù đắp là lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại , nếu lãi trên biến phí phí không đủ bù đắp định phí, phần thiếu hụt còn lại là lỗ của doanh nghiệp. Nếu định phí ổn định muốn tối đa hóa lợi nhuận phải tối đa hóa lãi trên biến phí. Như vậy, xem xét cụ thể tại Xí nghiệp Carton sóng; ta sẽ phân định toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là chi phí biến đổi. Chi phí sản xuất chung là chi phí có tính chất tổng hợp, nó bao gồm toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành cho quá trình sản xuất ở phạm vi của Xí nghiệp, tổ sản xuất. Tại Xí nghiệp Carton sóng, khoản mục này bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Chi phí nhân viên phân xưởng là chi phí cho nhân viên quản lý xí nghiệp bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, thủ kho… cũng như nhân viên quản lý công ty, ngoài tiền lương thời gian và các khoản tiền lễ phép họ còn được hưởng lương trách nhiệm. Việc hạch toán lương của nhân viên quản lý xí nghiệp cũng giống như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất; do đó chi phí nhân viên phân xưởng là chi phí cố định. Tại Xí nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm: chi phí TSCĐ phục vụ sản xuất và TSCĐ phục vụ quản lý toàn Xí nghiệp. Hàng năm, Công ty giao khoán TSCĐ cho xí nghiệp. Toàn bộ số khấu hao trích mỗi năm, Xí nghiệp nộp về cho Công ty để mua sắm, xây dựng TSCĐ mới. Căn cứ vào tiêu chí giao khoán của Công ty, hàng tháng Xí nghiệp tiến hành trích khấu hao như sau: Tỷ lệ phân bố khấu hao = Tổng mức khấu hao kế hoạch trong năm Tổng doanh thu kế hoạch trong năm Sau đó lấy tỷ lệ phân bố khấu hao này nhân với doanh thu bán hàng thực tế của từng tháng thì sẽ ra số trích khấu hao của tháng đó. Như vậy, chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí cố định. Cũng giống như chi phí khấu hao TSCĐ, đối với chi phí quản lý phân xưởng hàng năm Công ty cũng giao khoán cho Xí nghiệp một số tiền nhất định. Hàng tháng, Xí nghiệp tiến hành phân bổ số tiền đó theo doanh thu của từng tháng. Do vậy, chi phí quản lý phân xưởng cũng là chi phí cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài của Xí nghiệp gồm chi phí điện nước dùng trong sản xuất là chi phí biến đổi. Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các khoản chi phí như đã nêu trên như: chi phí dao dịch, hội nghị, in ấn tài liệu…..là chi phí biến đổi. Toàn bộ chi phí bán hàng thực tế phát sinh là chi phí biến đổi. Để tiện cho việc cho việc theo dõi, nghiên cứu một số ứng dụng của quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận vào quá trình ra quyết định, ta lấy một ví dụ cụ thể: Xí nghiệp trong tháng 2 tiêu thụ được 830 Thùng 5L nội-in 1 màu 650x230x350, các số liệu về doanh thu, chi phí và kết quả lợi nhuận được tóm tắt như sau: Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm Doanh thu 4.897.000 5900 Biến phí 2.901.712 3496 Lãi trên biến phí 1.995.288 2404 Tỷ suất lãi trên biến phí 40,7% 40,7% Định phí 424.958 Lợi nhuận 1.570.330 Để cải thiện hơn nữa kết quả kinh doanh, Xí nghiệp có thể nghiên cứu từng tình huống với nguyên tắc cho thay đổi một vài nhân tố nhất định còn các nhân tố khác giả sử không đổi từ đó kết luận thỏa đáng trong từng tình huống trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu như: thay đổi định phí và doanh thu; thay đổi biến phí và doanh thu; thay đổi định phí, giá bán và doanh thu; thay đổi định phí, biến phí và doanh thu cho thay đổi kết cấu giá bán. Trong pham vi bài luận văn này, em chỉ đưa ra một phương án cụ thể với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Xí nghiệp. Xí nghiệp có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế với chất lượng tốt hơn từ đó chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên làm cho biến phí mỗi đơn vị sản phẩm có thể tăng 4. Do chất lượng sản phẩm tăng nên sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 900. Vậy, ta đánh giá về phương án này như thế nào? Biến phí đơn vị tăng 4, giá bán không thay đổi, làm lãi trên biến phí đơn vị giảm từ 2404 xuống 2400, nhưng sản lượng tiêu thụ tăng lên 900. Vậy: Tổng lãi trên biến phí sẽ là 900x2400 = 2.160.000 Tổng lãi trên biến phí hiện tại 1.995.288 Tổng lãi trên biến phí tăng thêm 164.712 Định phí không thay đổi, tổng lãi trên biến phí tăng thêm 164.712 đó cũng chính là số lợi nhuận tăng thêm. Số lợi nhuận mới có thể là: 1.570.330 + 164.712 = 1.735.042 => Phương án này tốt hơn. Tuy nhiên, khi xây dựng các phương án tác động vào những nhân tố nhất định với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì ta cần lựa chọn, đánh giá các phương án bên cạnh các thông tin định lượng cần phải lưu ý đến các thông tin mang tính định tính trong mỗi phương án; để lựa chon phương án tốt nhất dựa trên biện pháp tích cực lâu dài, giúp Xí nghiệp ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và đem lại kết quả lợi nhuận cao. KẾT LUẬN Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là một trong những phần hành kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả đầy đủ, chính xác và kịp thời là một biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiểu được tầm quan trọng đó, phòng kế toán Xí nghiệp Carton sóng đã tổ chức, sắp xếp và dần đưa công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đi vào nề nếp, góp phần mang lại hiệu quả cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả nói riêng thực sự có hiệu quả và trở thành một công cụ quản lý đắc lực đòi hỏi Xí nghiệp phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm kiện toàn, hoàn thiện và tổ chức công tác kế toán một cách khoa học; hơn nữa vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Xí nghiệp vừa đảm bảo theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp đã giúp em hiểu biết thực tế về công tác kế toán, và để có thể trở thành một cán bộ kế toán có năng lực không chỉ nắm vững về mặt kiến thức lý luận mà cần có hiểu biết sâu sắc về thực tế. Do thời gian thực tập có hạn và do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên cuốn chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú trong phòng kế toán của Xí nghiệp để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em hy vọng những ý kiến đề xuất nhỏ của em trên cơ sở tìm hiểu thực tế công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả ở Xí nghiệp Carton sóng thuộc Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội và những quy định của chế độ kế toán hiện hành, các chuẩn mực kế toán sẽ góp phần vào việc củng cố, cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả ở Xí nghiệp Carton sóng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trương Thanh Hằng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Xí nghiệp Carton sóng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0401.doc
Tài liệu liên quan