Lời nói đầu
Bước sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế, cùng với sự tồn tại phát triển dưới sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, để có thể cùng tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của mình buộc các nhà QLDN phải tập trung sức mạnh và trí tuệ để giải quyết sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp mình nói riêng.
Tiêu thụ hàng hoá (bán hàng) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nó là mạch máu của nền kinh tế, đặc biệt là trong các
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả tại Công ty Dệt 19/5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp đang phải đối diện với một môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng, diễn biến phức tạp và có những rủi ro, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, và gia tăng, con đường cạnh tranh phía trước chỉ cần thiếu thận trọng là có thể dẫn tới phá sản. Trong bối cảnh đó sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp càng trở nên mong manh, nếu khong có những chiến lược kinh doanh tối ưu thì làm ăn thua lỗ là điều không thể tránh khỏi, chỉ có tiêu thụ hàng hoá thì doanh nghiệp mới thu được vốn bỏ ra trang trải các khoản nợ, và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đồng thời ổn định tài chính của doanh nghiệp.
Khác với trước đây, khi Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định tất cả những vấn đề kinh doanh như mặt hàng kinh doanh, đối tượng kinh doanh: nếu thua lỗ Nhà nước có bù đắp, thì ngày nay các doanh nghiệp phải tự chủ trong hạch toán kinh doanh và phải tổ chức HĐKD của mình nắm bắt các quy luật của kinh tế thị trường, phải đảm làm sao phải đáp ứng được nhu cầu thị trường mà thị trường đặt ra, để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo làm ăn có lãi. Thị trường là thách thức lớn lao đối với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hoá do vậy chỉ có thể đáp ứng như thế nào: và sản xuất cho ai để từ đó có chiến lược tiêu thụ hàng hoá, thích nghi với môi trường kinh doanh, quyết định kịp thời khi có cơ hội huy động có hiệu quả các nguồn lực hiện có để phát triển vốn và đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.
Nhận thức được những vấn đề này, sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội kết hợp với kiến thức đã học tại trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của các Cô chú trong phòng Tài vụ, và Cô giáo Song Hà em đã chọn đề tài: "Kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả tại Công ty Dệt 19/5" để làm đề tài tốt nghiệp của mình
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần chính
Chương I. Các vấn đề chung về thành phẩm, bán hàng xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II. Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán thành phẩm và bán hàng tại Công ty Dệt 19/5
Chương III. Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán thành phẩm, bán hàng xác định kết quả tại Công ty Dệt 19/5.
ChươngI. Các vấn đề chung về thành phẩm,
bán hàng xác định kết quả bán hàng
trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Khái niệm thành phẩm, bán hàng và ý nghĩa của công tác bán hàng.
1.1.1. Thành phẩm
- Ngày nay khi xã hội phát triển nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, họ mong muốn mua được những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, vấn đề đặt ra đối với các DNSX là phải làm sao sản xuất ra những sản phẩm phù hợp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội đồng thời đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công, chế biến, đã được kiểm nghiệm, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Sản phẩm nói chung đều là kết quả của quá trình sản xuất chế tạo ra nó, có thể là thành phẩm nhưng cũng có thể chưa phải là thành phẩm.
1.1.2. Bán hàng (tiêu thụ)
Bán hàng là quá trình bán sản phẩm do DNSX ra và hàng hoá mua vào.
- Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán
- Bán hàng là quá trình bao gồm 2 mặt: doanh nghiệp đem bán sản phẩm hàng hoá cung cấp dịch vụ, đồng thời đã thu được tiền hoặc người mua đã nhận trả tiền, đối với SNSXCB hoàn thành.**
- Hàng hoá cung cấp nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và SXXH gọi là bán ra ngoài, trong trường hợp hàng hoá cung cấp giữa các đơn vị, cùng 1 công ty, tổng công ty, tập đoàn, được gọi là bán hàng trong nội bộ.
- Quá trình bán hàng thực chất là quá trình chao đổi quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên thị trường hoạt động.
- Thị trường hoạt động là thị trường thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau (chuẩn mực kinh tế số 14)
a. Các sản phẩm bán trên thị trường có sự tương đồng
b. Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào.
c. Giá cả được công khai
- Thời điểm tiêu thụ là thời điểm doanh nghiệp được nhận tiền, hoặc thời điểm khách hàng được nhận nợ (chấp nhận thanh toán)
1.1.3. ý nghĩa của công tác bán hàng.
- Với doanh nghiệp quá trình bán hàng có ý nghĩa và vai trò quan trọng, có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu hồi được giá trị bỏ ra, trong quá trình chế tạo sản phẩm và giá trị thặng dư. Qua đó các xí nghiệp mới mở rộng được sản xuất nâng cao đời sống của người lao động và đặc biệt là một nguồn lực quan trọng để nộp vào NSNN.
- Với xã hội tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua thị trường, xã hội thực hiện được quá trình phân phối được các nguồn lực sản xuất, cân bằng quá trình sản xuất và điều chỉnh sự cân đối các ngành nghề trong nền kinh tế.
- Kết quả bán hàng là doanh thu chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí sản xuất (giá vốn, chi phí bán hàng, CPQLDN), kết quả bán hàng là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ lệ lớn trong kết quả SXKD chung của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh được coi là thước đo đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện được, nếu là lãi thì doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý và đòi hỏi lớn đối với các yếu tố đầu ra và ngược lại.
- Thông qua kết quả kinh doanh doanh nghiệp biết và nắm được mặt hàng nào không cần thiết, mặt hàng nào được chấp nhận, từ đó đưa ra những đường nối kế hoạch SXKD hợp lý.
1.2. Các phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của thành phẩm.
- Trị giá của thành phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp (trên TK, sổ tổng hợp, báo cáo tài chính...) phải được phản ánh theo giá thực tế hay còn gọi là giá vốn thực tế.
- Giá thực tế của sản phẩm nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập
+ Thành phẩm do DNSX ra được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế (giá thành SXTT bao gồm, CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)
+ Thành phẩm thuê ngoài gia công được đánh giá theo giá thực tế gia công bao gồm (CPNVLTT) đem gia công, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến thành phẩm thuê gia công (chi phí vận chuyển đi và về...)
+ Trường hợp mua ngoài (nếu có) thì được tính theo giá trị vốn thực tế (tương tự như VL mua ngoài)
- Đối với thành phẩm xuất kho cũng phải được phản ánh theo giá thực tế, do thành phẩm nhập từ các nguồn, hay các đợt nhập với giá trị khác nhau nên việc xác định giá thực tế xuất kho có thể áp dụng một trong các cách sau:
+ Tính giá thực tế từng loại thành phẩm theo từng lần nhập (giá thực tế đích danh)
+ Tính theo giá bình quân gia quyền (của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ)
+ Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ trước
+ Tính theo đơn giá nhập trước xuất trước.
+ Trính theo giá thực tế nhập sau xuất trước.
1.3. Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng, nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng.
1.3.1. Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
+ Doanh thu bán hàng hoá
+ Doanh thu bán sản phẩm
+ Doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ
+ Doanh thu của đơn vị nhận hàng hoá đại lý, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu là phần hoa hồng được hưởng.
+ Doanh thu của đơn vị nhận gia công vật tư - hàng hoá là số tiền gia công mà khách hàng phải trả.
- Doanh thu bán hàng chia ra:
+ Doanh thu bán hàng nội bộ: các đơn vị trong công ty, 1 tổng công ty
+ Doanh thu bán hàng ra ngoài: bán cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp đó.
+ Tổng doanh thu: là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
+ Doanh thu thuần: về việc tiêu thụ là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, doanh thu với các khoản giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)
1.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
- Chiết khấu bán hàng.
Chiết khấu bán hàng là số tiền tính trên tổng doanh thu trả cho khách hàng
- Giảm giá hàng bán
Giảm giá bán hàng là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận do các nguyên nhân đặc biệt như: hàng kém phẩm chất, hàng không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng... (do chủ quan của doanh nghiệp)
Ngoài ra tính vào khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm: bớt giá, hồi khấu
+ Bớt giá là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua với khối lượng lớn tính theo tỷ lệ nào đó trên giá bán (người bán thực hiện việc bớt giá ngay sau từng lần mua hàng).
+ Hồi khấu là khoản giảm trừ tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện với một khách hàng trong một thời gian nhất định (người bán thực hiện khoản hồi khấu cho người mua sau khi đã bán được hàng).
- Doanh thu bán hàng bị trả lại
Doanh thu bán hàng bị trả lại là tổng số thanh toán của số hàng đã được tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối trả lại cho người bán vì đã vi phạm điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như, không đúng quy cách, kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại.
1.3.3. Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng
- Theo phương pháp xác định doanh thu bán hàng, thông thường thì doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT hay chưa có thuế GTGT tuỳ thuộc vào mặt hàng có thuộc diện chịu thuế GTGT hay tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, phương pháp xác định doanh thu bán hàng còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, phụ thuộc vào từng điều kiện từng tình huống mà xác định sao cho phù hợp với chính sách chế độ.
- Đối với hàng bán theo phương thức trả góp, doanh thu bán hàng là giá trả 1 lần, không bao gồm lãi trả chậm.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dùng để trao đổi lấy hàng hoá dịch vụ khác thì doanh thu được tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi.
- Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ DNSX ra, để biếu tặng, tiêu dùng nội bộ thì doanh thu được tính theo giá thành sản xuất (hoặc giá vốn) của sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó.
- Đối với hoạt động sản xuất hàng đại lý doanh thu là khoản thu về hoa hồng đại lý (doanh nghiệp thương mại).
Ngoài ra còn có một số nguyên tắc để xác định doanh thu bán hàng khác tuỳ thuộc vào từng phương thức bán hàng... từng loại ngành nghề kinh doanh đặc thù ở đây ta chỉ quan tâm đến một số phương thức bán hàng tại các DNSX, cũng cần chú ý rằng
- Nếu doanh nghiệp có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra VND theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ, liên ngân hàng, do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
- Toàn bộ doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ phải có đầy đủ các hợp đồng, chứng từ hợp lệ, chứng minh và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ hiện hành.
1.3.4. Nguyên tắc xác định kết quả bán hàng
- Kết quả hoạt động bán hàng, (hoạt động SXKD thông thường) là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần trừ đi các khoản, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, CPQLDN...)
1.4. Các phương thức bán và phương thức thanh toán
1.4.1. Các phương thức bán hàng
+ Phương thức trực tiếp
+ Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
+ Phương thức bán hàng đại lý ký gửi
+ Phương thức bán hàng trả góp
+ Phương thức hàng đổi hàng
+ Phương thức bán hàng nội bộ
+ Phương thức bán hàng gia công
1.4.2. Phương thức thanh toán
- Hình thức thanh toán ngay: thành phẩm xuất kho khách hàng đồng thời với việc thu tiền có thể thu bằng tiền mặt... séc chuyển khoản
- Hình thức thanh toán chậm, khi khách hàng mua hàng hoá thì thành phẩm xuất kho giao cho khách hàng được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp sẽ thu tiền trong thời gian quy ddịnh thường là 15-30 ngày kể từ khi xuất kho thành phẩm.
1.5. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
- Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm hàng hoá trên các mặt hiện vật, giá trị.
- Theo dõi phản ánh giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, thu nhập chi phí bán hàng cũng như chi phí và thu nhập hoạt động khác.
- Xác định kết quả của từng hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và giám sát tình hình phân phối kết quả, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận lien quan định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đóoi với hoạt động bán hàng - thu nhập, phân phối kết quả từ đó cho thấy doanh nghiệp luôn quan tâm đến thành phẩm của mình trên cả 2 mặt hiện vật và giá trị, hiện vật được thể hiện cụ thể ở số lượng (khối lượng) và giá trị thể hiện cụ thể ở chất lượng (phẩm chất) của sản phẩm. Giá trị thành phẩm chính là giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán, nghiệp vụ bán hàng lại có liên quan đến các khách hàng khác nhau, các phương thức bán hàng, các thể thức thanh toán. Bởi vậy quản lý khâu bán hàng cần bám sát các yêu cầu cơ bản sau:
- Nắm vững sự vận động của thành phẩm - hàng hoá trong quá trình nhập - xuất - tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng - chất lượng giá trị.
- Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, các thể thức thanh toán, từng loại thành phẩm tiêu thụ và từng khách hàng đôn đốc thu hồi nhanh, đầy đủ tiền vốn.
- Tính toán xác định đúng đắn kết quả từng loại hoạt động và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận
1.6. Chứng từ kế toán và các phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm
1.6.1. Chứng từ và hạch toán chi tiết thành phẩm
- Mọi nghiệp vụ biến động của thành phẩm đều phải được ghi chép, phản ánh vào chứng từ ban đầu phù hợp và theo đúng nội dung đã quy định.
+ Chứng từ chủ yếu gồm:
- Phiếu nhập kho - phiếu xuất kho - hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn GTGT
- Thẻ, sổ chi tiết thành phẩm
1.6.2. Trình tự nhập - xuất kho thành phẩm
+ Nhập kho thành phẩm
Bộ phận SX
Thủ kho
Ghi vào phiếu nhập
Ghi vào thẻ kho
Kế toán
(Phiếu nhập)
Bảng kê có liên quan
Sổ chi tiết thành phẩm
+ Xuất kho thành phẩm
Khách hàng
Phòng KD
Kế toán
Thủ kho
Ký
Ghi thẻ kho
Khách hàng
(Phiếu X)
1.6.3. Kế toán chi tiết thành phẩm
- Hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện tại kho và tại phòng kế toán, nội dung hạch toán chi tiết thành phẩm là theo dõi chi tiết cho từng loại, từng nhóm. Thậm chí đến từng thứ thành phẩm trên cả hai chỉ tiêu, hiện vật và giá trị. Doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp hạch toán chi tiết như đã trình bày: phương pháp ghi sổ song song, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp ghi sổ số dư
+ Phương pháp ghi sổ số dư - thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp N-X-T
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ đối chiếu luân chuyển
BK xuất
BK nhập
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
+ Phương pháp Sổ số dư
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
BK nhập
BK xuất
Bảng luỹ kế nhập
Bảng luỹ kế xuất
Bảng kê tổng hợp N-X-T
Sổ số dư
1.7. Kế toán tổng hợp thành phẩm
1.7.1. Tài khoản sử dụng 155 thành phẩm
TK 155
- Trị giá thực tế TP nhập kho
- Kết chuyển giá trị thực tế của TP tồn kho cuối kỳ (kiểm kê định kỳ)
- Trị giá thực tế TP xuất kho
- Trị giá TP thiếu hụt
- Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ (Kiểm kê định kỳ)
* Kết cấu
+ Tác dụng: Tài khoản 155 phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại thành phẩm của doanh nghiệp
* Phương pháp kế toán
- Để tiến hành hạch toán thành phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mà kế toán có thể sử dụng một trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp kiểm kê thường xuyên: là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm trên sổ kế toán tổng hợp khi có các chưngs từ nhập xuất hàng tồn kho
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập - xuất tồn kho thành phẩm, việc kế toán căn cứ kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó xác định giá trị thành phẩm xuất kho trong kỳ theo công thức.
1.7.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu
Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 154
TK 155
TK 632
TK 911
1. Nhập kho TP
2. TP xuất bán ngay
3. K/c cuối kỳ
5. SP không nhập kho mà giao bán
TK 157
Gửi bán
Chấp nhận thanh toán
6
TK 138
4a. Kiểm kê phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân
4b. Kiểm kê phát hiện thiếu không rõ nguyên nhân
TK 138
Xuất bán ra
Sơ đồ kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 154, 157
TK 632
TK 911
Giá trị thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ
3. Kết chuyển cuối kỳ
2. Nhập từ sản xuất
TK 632
Kiểm tra thành phẩm tồn kho
(3)
1.8. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo phương thức bán hàng chủ yếu:
1.8.1. Tài khoản sử dụng: 157, TK 632, TK 511, 512, 531, 532
- Tài khoản 157 hàng gửi bán dùng để phản ánh trị giá của thành phẩm hàng hoá đã gửi hoặc chuyển cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi: trị giá lao vụ dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, nhưng chưa được thanh toán
- TK 632: giá vốn hàng bán được dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm hàng hoá, lao vụ dịch vụ đã xuất bán trong kỳ (đối với phương thức kê khai thường xuyên) và phản ánh giá thành sản xuất hoàn thành nhập kho (đối với phương pháp kê khai định kỳ)
- TK 511: doanh thu bán hàng dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ
- TK 512: hàng bán bị trả lại dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá thành phẩm lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng khách hàng đã trả lạih
- TK 532: giảm giá hàng bán dùng để phản ánh toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận
1.8.2. Kế toán theo các phương thức bán hàng chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ kế toán tổng hợp
1.8.1.1. Sơ đồ kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp
TK 111, 112, 131, 338 (8)
TK 531
TK 532
TK 533
TK 511
6. Phản ánh giá thanh toán của HBBTL
3. Phản ánh các khoản giám giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho khách hàng
1. Phản ánh số chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ
TK 811
TK 531, 532
7. K/c toàn bộ khác khoản GGHB, DTHBBTL
TK 333
8. Thuế XNK mà thuế TTĐB phải nộp (nếu có)
TK 333
9. K/c DT thuần về tiêu thụ
TK 333
TK 333
1. Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán
1. K/c trị giá vốn hàng tiêu thụ
5. Phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại
1.8.2.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp theo phương pháp hàng trả góp
TK331
TK151
TK111,112
TK131
TK111,112
TK531,53232
TK333
TK632
TK911
TK154,15532
TK333
4. K/c toàn bộ CKG GDHDT của HBBTL
3. Số tiền ở các kỳ sau do người mua thanh toán
2. Phản ánh DT của HBTG
5. Thuế XNK TTĐB phải nộp
1. Phản ánh trị giá
vốn hàng tiêu thụ
7. K/c GVHB trong kỳ
6. K/c DT về tiêu thụ
1.8.2.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp theo phương pháp bán hàng trả chậm
* Tại đơn vị giao hàng đại lý ký gửi.
TK111
TK111
TK131
TK333
TK511
TK531,532
TK333
TK154,155
TK911
TK154,155
TK154,155
Khi khách hàng chấp nhận thanh toán
5. Khi nhận tiền của khách hàng
4. Phản ánh hoa hồng trả cho đại lý
6. K/c toàn bộ CKGGHB và DT
XNK thuế TTĐB phải nộp
1. P/a trị giá vốn của hàng chuyển giao cho đại lý
2. P/a trị giá vốn của hàng đại lý (ký gửi) đã bán
9. K/c trị giá vốn tiêu thụ
8. K/c DT về tiêu thụ
TK 911
TK 511
TK 111,112,131
TK 911
TK 911
3. K/c DTT về tiêu thụ
- Bán
- Trả
- Nhận
2. Thanh toán tiền chủ hàng
1. Phản ánh số tiền hàng và hoa hồng bên đại lý được hưởng
* Tại đơn vị nhận đại lý ký gửi
1.9. Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.9.1. Kế toán chi phí bán hàng
1.9.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí bán hàng
* Chi phí bán hàng là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bảo quản và bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm (hàng hoá, công trình xây dựng) chi phí bảo quản đóng gói vận chuyển
* Nội dung CPBH.
- Chi phí bán hàng được hạch toán theo các yếu tố chi phí
+ Chi phí nhân viên là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản vận chuyển sản phẩm, hàng hoá bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương
+ Chi phí vật liệu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác vận chuyển, sản phẩm hàng hoá, trong quá trình bán hàng vật liệu dùng cho sửa chữa bảo quản TSCĐ dùng trong doanh nghiệp.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng là các chi phí phục vụ cho bán hàng như các dụng cụ như, cân, đo đong đếm, máy tính cầm tay, bàn ghế...
+ Chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng (nhà cửa kho tàng, phương tiện vận chuyển)
+ Chi phí bảo hành phản ánh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm hàng hoá tiêu thụ như chi phí sửa chữa thay thế sản phẩm.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê bốc vác vận chuyển, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng xuất khẩu.
+ Chi phí bằng tiền khác trừ những chi phí chưa kể ở trên phát sinh trong khâu bán hàng như chi phí giới thiệu quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tiếp khách.
1.9.1.2. Tài khoản sử dụng 641 chi phí bán hàng
Được dùng để phản ánh kết hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ:
TK 641 có 7 TK cấp 2
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 6412 - Chi phí NVL bao bì
TK 6413 - Chi phí dụng cụ đồ dùng
TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415 - Chi phí bảo hành
TK 6416 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6417 - Chi phí bằng tiền khác
1.9.1.3. Phương pháp các nghiệp vụ chủ yếu về CPBH được thể hiện qua sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 334, 338
TK 641
TK 111,112,152,138
TK 152
TK 153
TK 214
TK 152
TK 155
TK 331
TK 142,335
TK 111,112
TK 911
TK 142
Tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương
CPVL, bao bì đóng gói xuất dùng cho quá trình bán hàng
CPKH TSCĐ dùng ở khâu bán hàng
CPCDCD đồ dùng phục vụ cho bán hàng
CP (KH) VL sửa chữa
Các CP bằng tiền và CPạ
CP bảo hành sản phẩm thực tế phát sinh
Nếu không bảo hành được phải xuất sản phẩm khác để trả cho khách hàng
Chi phí về dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng
TK 331
Thuế VAT được trừ
Chi phí theo dự toán tính vào CPBH
Các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ
Các khoản giảm CPBH
Cuối kỳ hạch toán xác định và K/c CPBH
CPBH chờ K/c
để XĐKQKD
1.9.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.9.2.1. Khái niệm và nội dung CPQLDN
* Chi phí QLDN là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. CPQLDN bao gồm nhiều loại như:
- Chi phí QLKD, CPQL, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
* Chi phí QLDN có các nội dung sau:
- Tiền lương, tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của các cán bộ công nhân viên thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp
- Chi phí VL dụng cụ đồ dùng văn phòng
- Chi phí khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, phương tiện vận tải, vật truyền dẫn... và các TSCĐ khác dùng chung của doanh nghiệp
- Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm hàng hoá dịch vụ theo phương pháp trực tiếp, lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà...
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi
Chi phí khác, điện, nước, điện thoại, điện báo, chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí kiểm toán, công tác phí, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi phí đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề cho công nhân, chi y tế, cho người lao động, chi bảo vệ môi trường, tiền tàu xe đi phép, dân quân tự vệ...
- Quá trình hạch toán CPQLDN được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí trên sổ kế toán, chi tiết quản lý doanh nghiệp phục vụ cho quản lý và lập báo cáo các CPSXKD theo yếu tố
- Về nguyên tắc CPQLDN phát sinh trong kỳ được phân bổ toàn bộ cho các loại sản phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ theo tiêu thức thích hợp về kết chuyển về SXKD của kỳ kế toán, trường hợp đặc biệt đối với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài. Trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển CPQLDN vào bên nợ TK 142 chi phí trả trước (1422, chi phí chờ kết chuyển)
1.9.2.2. Kế toán CPQLDN sử dụng TK 642 - CPQLDN
Để tập hợp và kết chuyển các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp, CPQLDN , chi phí hành chính. TK 642 có 8 TK cấp 2
TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 - Chi phí VL quản lý
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí
TK 6426 - Chi phí dự phòng
TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334, 338
TK 642
TK 111,112
TK 152,153
TK 214
TK 335,142(1)
TK 333
TK 139,159
TK 111,112,331
TK 911
TK
Tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương phải cá CNV quản lý
CPVL, CCDC đồ dùng văn phòng phục vụ cho QLDN
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp
Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp Nhà nước
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác thực tế phát sinh
Chi phí theo dự toán
Các khoản ghi giảm CP ngoài QLDN
Cuối kỳ hoạt động xác định và kết chuyển CPQLDN
CPQLDN cho K/c để XĐKQKD
1.9.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng của doanh nghiệp chính là kết quả của hoạt động SXKD chính là sản xuất phụ và kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là DTT với một bên là giá vốn: người tiêu thụ và giá vốn bán hàng và chi phí QLDN được biểu thị qua chỉ tiêu lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Kế toán sử dụng TK911 - kế toán xác định kết quả kinh doanh để xây dựng toàn bộ hoạt động SXKD và các hoạt động khác của doanh nghiệp
Sơ đồ Kế toán tổng hợp chủ yếu về xác định kết quả bán hàng
TK 632
TK 911
TK 511, 512
TK 641,642
TK 421
K/c hàng đã bán trong kỳ
K/c CPBH - CPQLDN
K/c bán hàng được xác định là lãi
K/c DTT về tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ
K/c bán hàng được xác định là lỗ
Nội dung kết cấu của TK 911 xác định kết quả kinh doanh
TK 911
- CPSXKD liên quan đến hàng tiêu thụ (giá vốn hàng bán, CPBH, CPQLDN)
- CPHĐ tài chính và CP bất thường
- K/c kết quản các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận)
- Tổng số DT thuần về tiêu thụ trong kỳ
- Tổng số thu nhập thuần từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường
- Kết chuyển các hoạt động kinh doanh (lãi, lỗ)
* Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì quá trình bán hàng (tiêu thụ sản phẩm) là một trong những khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kế toán với tư cách là công cụ quản lý có hiệu quả góp phần quan trọng vào quá trình SXKD của doanh nghiệp trong đó phải kể đến vai trò của kế toán đối với việc quản lý thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sẽ quản lý một cách tốt nhất số tiền hàng, xác định đúng đắn doanh thu bán hàng của doanh nghiệp từ đó sẽ phục vụ cho việc phân phối kết quả một cách chính xác, kích thích người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước
Tăng cường tổ chức doanh thu bán hàng - xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra kiểm soát của cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế, cơ quan chủ quản đồng thời hoà nhập dần với nguyên tắc thể lệ kế toán quốc tế.
Phần II. Tình hình thực tế công tác tổ chức kế toán thành phẩm và bán hàng tại Công ty Dệt 19/5
2.1. Đặc điểm chung của Công ty Dệt 19/5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt 19/5
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội được đặt tại số 203 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội, công ty ra đời trong thời kỳ công thương nghiệp SXKD những năm 1945 - 1946, công ty là một trong những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở doanh nghiệp Hà Nội, tiền thên của công ty là một cơ sở sản xuất tư nhân được hợp nhất lại gồm Công ty dệt Việt Thắng, Công ty dệt Hoà Bình, công ty dệt Tây Hồ, Công ty được chính thức thành lập vào tháng 10/1959 và lấy tên là Dệt 8-5 cho đến nay công ty đã trải qua 41 năm tồn tại và phát triển cùng với những thay đôỉ không ngừng về mọi mặt của đất nước.
2.1.1.1. Các giai đoạn phát triển.
* Giai đoạn từ năm 1954 - 1973
Sau khi hợp nhất công ty được thành phố công nhận là công ty quốc doanh dệt 8-5, ngày đầu công ty chỉ có 1 cơ sở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội, nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của nhà máy là thực hiện làm gia công cho Nhà nước, và phục vụ cho quốc phòng, sản phẩm chủ yếu là bít tất, vải kaki, phin kẻ, khăn mặt, theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước (sản phẩm này được cung cấp cho quốc phòng, và trang bị bảo hộ lao động), số lượng công nhân của nhà máy vào thời kỳ này là 250 lao động, dây truyền sản xuất thiết bị chủ yếu là máy dệt Trung Quốc và máy dệt phổ thông với quy mô sản xuất nhỏ.
Năm 1967 trong thời kỳ chiến tranh công ty thực hiện theo chủ trương của thành phố, vừa sản xuất vừa chiến đấu, một bộ phận của nhà máy phải chuyển về thôn Văn xã Thanh Định để xe sợi và dệt vải, thời kỳ này nhà máy được Nhà nước nhập 50 máy dệt - TQ từ nhà máy dệt Nam Định.
Năm 1967 nhà máy tách bộ phận dệt tất thành xí nghiệp Dệt kim Hà Nội, nhà máy sau này chỉ dệt vải bạt và các loại
2.1.1.2. Giai đoạn từ 1973 - 1988
Do chỉ dệt vải - uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho nhà máy đổi tên thành xí nghiệp dệt vải, thời kỳ này doanh nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng một cách ổn định và nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vài cho quốc phòng và các ngành kinh tế khác.
Năm 1980 nhà máy được duyệt xây dựng cơ sở mới có tổng số diện tích mặt bằng là 4,5 ha x._.ây dựng trong 5 năm 1981 - 1985 hoàn thành và đi vào hoạt động. Song song với việc đầu tư XDCB nhà máy được đi đầu tư thêm 100 máy dệt Tiệp và đưa cán bộ CNV nhà máy được đi học tập tại Tiệp, do nhu cầu sản xuất tăng lên hàng năm nên nhà máy sản xuất được trên 2,7 tr m vải/năm và số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng lên tới 500 người.
Năm 1983 do sự phát triển của nhà máy đã đổi tên thành Dệt 19-5 như ngày nay, từ năm 1983 tốc độ của nhà máy tăng lên rất cao có 210 máy sản xuất và 1250 cán bộ CNV đây là thời kỳ thịnh vượng nhất của công ty.
2.1.1.3. Giai đoạn 1989 - 2001
Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên nhà máy chuyển đổi theo cơ chế quản lý của Nhà nước và bắt đầu hạch toán kinh tế, tài chính độc lập và làm nghĩa vụ với Nhà nước, đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy vì nhà máy còn nhiều bỡ ngỡ trước nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vải bạt giảm, sản lượng còn 1 trm/vải trên 1 năm, lãnh đạo tiến hành cải tiến quản lý, sản xuất đa dạng hoá, SXKD những mặt hàng mới
Từ năm 1989 - 1993 nhà máy ký với Liên Xô dây truyền Dệt kim và trả nợ bằng sản phẩm, thời gian đầu nhà máy xuất sang Liên Xô và được bao tiêu sản xuất - trong giai đoạn khủng hoảng của CNXH máy móc thiết bị của nhà máy được nhập về chưa được hoàn chỉnh mà nguồn bao tiêu sản phẩm không còn nữa, nhà máy phải mua thiết bị Nhật Bản, Nam Triều Tiên và tìm nguồn tiêu thụ mới
Nhà máy đã thực hiện chế độ lương khoán cho người lao động và tinh giảm bộ máy quản lý bằng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động để sử dụng bộ máy đội ngũ công nhân có chất lượng cao, một trong những hướng đi đúng của công ty đó là các doanh nghiệp tư nhân và mạng lưới của công ty không chỉ ở miền Bác mà trải dài vào tận trong miền Nam, như công ty Giầy Hiệp Hưng, Công ty Giầy An Lạc và những khách hàng lớn ở phía Nam.
Năm 1991 công ty đạt doanh thu là 6,4 tỷ đồng thì đến năm 1992 đạt 12,83 tỷ đồng, 1993 với những sản phẩm dệt thoi cải tiến mẫm mã đáp ứng được và phục vụ nhu cầu của khách hàng, đầu tư thêm 2 máy xe bạt nặng trong những năm đầu là 80.000 m và khắc phục được tính thời vụ của nhà máy, nhà máy cung cấp nguyên liệu cho ngành giầy vải là chủ yếu và tạo ra được nhiều việc làm liên tục, quanh năm
- Năm 1993 doanh thu của nhà máy đạt 15,71 tỷ, cũng trong năm 1993 theo luật doanh nghiệp của Nhà nước nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt 19/5 đây là một sự thuận lợi của nhà máy trong việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Lực lượng lao động trên 1000 CNV để thích nghi với thị trường công ty phải đi tìm đối tác liên doanh để đầu tư vốn và tiêu thụ sản phẩm, công ty đã liên doanh với một số đối tác nước ngoài như Singapo, Công ty đã đóng góp 2% vốn bằng đất đai và chuyển toàn bộ dây truyền sản xuất dệt kim và hơn 50% lao động sản xuất tại liên doanh nước ngoài góp 80% vốn đây là một bước chuyển biến lớn của công ty nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ CNV.
Từ 1996 - 2001 là giai đoạn khởi sắc nhất của công ty do đã định hướng được đúng hướng đi, năm 1998 công ty đã đầu tư dây truyền kéo sợi và thêm máy dệt tự động UTAS của Tiệp, công ty đã đạt doanh thu là 33 tỷ đồng, chất lượng sản phẩm đạt nhiều giải bạc và huy trương tại các hội chợ quốc tế và hàng công nghiệp chất lượng cao. Tháng 6-2000 công ty đã được tổ chức quốc tế QMS của Autralia cấp chứng chỉ ISO 9002. Đội ngũ cán bộ CNV đã lớn mạnh về chất lượng, kỹ sư và cử nhân kinh tế là 7% có 371 lao động, với 41 năm lao động công ty đã được Nhà nước tặng thưởng
1 Huy chương lao động hạng nhất
1 Huy chương lao động hạng nhì
1 Huy chương lao động hạng ba
Đảng bộ công ty đã liên tục đạt đảng bộ công ty vững mạnh, công đoàn công ty liên tục đạt công đoàn vững mạnh và được công đoàn thành phố tặng danh hiệu công đoàn giỏi đối với việc chăm lo đời sống CBCNV. Công nhân trước khi vào ca được ăn sáng 2000đ hàng năm 1 người công nhân được trang bị 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, tổ chức khuyến học cho con em CNV trong công ty...
Một số chỉ tiêu phản ánh xu hướng phát triển của Công ty Dệt 19/5
STT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1
Số vốn kinh doanh
27.126.966.000
27.317.966.000
283.355.000
2
Doanh thu bán hàng
35.406.628.000
41.796.071.000
43.885.874.000
3
Số lượng lao động
330 người
355
390
4
Thu nhập BQ CNV
750.000 đ
800.000 đ
850.000
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của đơn vị
Công ty Dệt 19/5 là một DNSX vải công nghiệp nên sản phẩm của công ty là sản phẩm hàng hoá đặc chủng và được chia làm nhiều loại. Vải bạt 2,3,8,10. Vải lọc đường và một số sản phẩm vải khác như (vải phin, vải tổng hợp, vải đay) phục vụ chủ yếu cho ngành giầy vải, quân trang, nhà máy đường, nhà máy bia... sản phẩm vải của công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng phù hợp với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tại hội chợ triển lãn hàng công nghiệp và tiêu dùng toàn quốc, các mặt hàng vải bạt 2,3,8,10, vải lọc đường và một số vải khác được tặng huy chương vàng, bạc, đồng, và nhiều sản phẩm được cấp dấu chất lượng
Tỷ lệ chất lượng vải của công ty
- Sản phẩm loại I 90%
- Sản phẩm loại II 9%
- Sản phẩm loại III 0,7%
- Sản phẩm loại IV 0,3%
Về quy cách sản phẩm từng loại vải mà có khổ từ 50 đến 120m, và có trọng lượng khác nhau, VD vải bạt có 3 trọng lượng từ 200g/m đến 300 g/m; mật độ vải dọc từ 8 sợi/cm đến 30 sợi/cách mạng
Ngang từ 8 sợi/cách mạng đến 24 sợi/cách mạng
Số sợi chập dọc 2 sợi - 16 sợi
Ngang từ sợi đơn đến 10 sợi trở lên. Độ săn của sợi dọc từ 1000x/m đến 700x/m; ngang từ sợi đơn đến 700m trở lên
2.1.3. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất vải bạt truyền thống.
Các loại vải bạt nhẹ TB và các loại vải bạt nặng, các loại vải bạt này dùng để sản xuất giầy vải, giường, ghế gấp các loại túi ba lô, cặp trang bị bảo hộ lao động.
Các loại vải lọc công nghiệp dùng cho sản xuất hàng thủy tinh... sành sứ, lọc đường, lọc bia... vải bạt của công ty nhiều lần được tặng huy chương vàng tại hội chợ triển lãm kinh tế toàn quốc
2.1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty
Đặc điểm là một doanh nghiệp công nghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt và khối lượng lớn, dây chuyền sản xuất của công ty được tổ chức theo kiểu nước chảy, quy trình sản xuất sản phẩm được quy thành nhiều bước, công việc và rất phức tạp. Có các sơ đồ sau.
Quy trình công nghệ TQ
Bông
Sợi
Sợi
Dệt
Vải mộc
Vải mầu
Nhuộm
Biểu hiện gia công bên ngoài
Quy trình công nghệ sản xuất vải của công ty
Sợi dọc
Sợi ngang
Đóng kiện
Nhập kho bán thành phẩm
Đậu
Đậu
Đo gấp
Se
Se
KCS
ống
ống
Mắc
Suốt
Dệt
Kho TP
Xử lý soạn vải đóng kiện
Khách hàng
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như trên có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ ở công ty. Do đặc điểm về quy trình công nghệ như trên, nên tuỳ từng loại vải có quy trình DNSX vải ngắn hay dài nhưng nói chung, chu kỳ SXSP đối với các loại thường là chưa đầy 1 tháng, như sản xuất vải mộc qua quy trình công nghệ trên khoảng 28 ngày sẽ xuất xưởng vải mộc đối với vải mầu vải trên 30 ngày. Đối với vải lọc đường từ 10 - 15 ngày là có thể xuất xưởng sợi và có thể bán thành phẩm được. Còn trong điều kiện có sự tác động khách quan như mất điện, máy móc bị hỏng thì chu kỳ sản xuất sẽ kéo dài và thời gian xuất xưởng sản phẩm cũng sẽ kéo dài ra.
1.2.3.3. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
* Tổ chức sản xuất của công ty
Tại công ty tổ chức hệ thống theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu bông sợi dệt vải bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại để tạo ra những sản phẩm có khối lượng lớn phục vụ ngành công nghiệp vật liệu chính mà công ty sử dụng trong sản xuất là bông
Khối sản xuất của công ty bao gồm các phân xưởng sau:
- Phân xưởng sợi thực hiện công nghệ sản xuất từ bông chuyển thành sợi
- Phân xưởng dệt sử dụng sợi làm nguyên liệu qua một khâu sản xuất để dệt thành vải
- Phân xưởng hoàn thành có nhiệm vụ xử lý soạn vải, đóng kiện
* Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Dệt 19/5.
Công ty Dệt 19/5 được tổ chức theo chế độ thủ trưởng (cơ cấu trực tuyến) trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể người lao động, cơ cấu bộ máy quản lý được thực hiện qua sơ đồ.
Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Dệt 19/5
Giám đốc
PGĐ Nội chính
PGĐ KT ĐTXDCB
Phòng hành chính
Phòng bảo vệ
Ngành hoàn thành
Phòng y tế và đời sống
Phòng KCS
Phòng kỹ thuật cơ điện
Hai PX sợi dệt
Phòng lao động tiền lương
Phòng kế hoạch tiêu thụ
Phòng kế toán
Phòng kiểm toán thống kê
Phòng vật tư
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc điều hành các công việc của công ty, giám đốc còn chỉ huy trực tiếp các phòng, phòng tài vụ, phòng lao động tiền lương, phòng kiểm toán thống kê, phòng kế hoạch thị trường.
- Phó giám đốc nội chính và ngành hoàn thành: là người phụ trách về mặt quản lý TSCĐ và chất lượng sản phẩm trong quá trình hoàn thành, lên kế hoạch và đầu tư XDCB đồng thời quản lý về mặt tài chính của công ty, và quản lý phòng y tế và bảo vệ.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và đầu tư: là người có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện đầu tư XDCB và phụ trách phòng cơ điện
- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh gồm:
ơ Phòng kiểm toán thống kê: có nhiệm vụ kiểm tra hệ thống kê toán, kiểm tra lại các thông tin tài chính đánh giá khả năng mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra, xem xét các mối quan hệ giữa kết qủa đạt được với chi phí mà đơn vị bỏ ra
ư Phòng tài vụ: làm quyết toán hàng tháng, quý, năm điều chỉnh và xử lý, kiểm kê, chuẩn bị số liệu để phântích kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp. So sánh với các năm trước, hạch toán chi phí sản xuất, đôn đốc nợ của khách hàng, chuẩn bị tiền vốn cho sản xuất.
đ Phòng kế hoạch tiền lương: hàng tháng tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế của công ty, của người lao động, duyệt đơn giá tiền lương sản phẩm, tiền lương BHXH cho CNV, mở sổ theo dõi lao động, tiền lương, thực hiện tuyển dụng và bố trí lao động trong công ty.
¯ Phòng vật tư: quản lý vật tư, cung ứng vật tư, phụ tùng đúng chất lượng, số lượng, chủng loại và kịp thời lên kế hoạch sản xuất phối hợp với thủ kho mở sổ thẻ kho thực hiện công tác kiểm kê, lập báo cáo có các đề xuất, hướng xử lý chênh lệch quyết toán các đơn hợp đồng đặt hàng
° Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: có nhiệm vụ kỉem tra chất lượng NVL nhập kho, kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu thành phẩm.
± Phòng tài chính: chuẩn bị giấy tờ công văn tài liệu cho cuộc họp, hội nghị, phụ trách toàn bộ văn thư của doanh nghiệp
² Phòng kỹ thuật cơ điện: lên kế hoạch tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện quy chế bảo toàn hệ thống điện, quạt điện, hoàn thành các biểu mẫu sổ sách, quản lý thiết bị vật tư tiếp nhận thiết bị cải tạo máy, phòng phải lên kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị
³ Phòng bảo vệ
´ Phòng y tế đời sống
Tổ chức bộ máy của phân xưởng
Cơ cấu sản xuất của công ty bao gồm 4 phân xưởng, phân xưởng dệt A, phân xưởng dệt B, phân xưởng sợi và phân xưởng hoàn thành, trong bộ máy điều hành ở phân xưởng gồm:
+ Quản đốc phân xưởng
+ Phó quản đốc phân xưởng
+ Nhân viên kinh tế
+ Nhân viên kỹ thuật công nghệ
+ Trưởng ca
+ Các tổ sản xuất
1.2.3.4. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
* Đặc điểm bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SXKD của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành phòng tài vụ theo hình thức kế toán tập trung mọi số liệu nghiệp vụ phát sinh đều tập trung ở phòng tài vụ. ở các phân xưởng không có nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên thống kê kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán các nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, lập báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng tài vụ của công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán. Về mặt nhân lực thì phòng kế toán không quản lý các nhân viên thống kê phân xưởng. Nhưng về mặt nghiệp vụ thì nhân viên thống kê chịu sự lãnh đạo của phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác kế toán giúp ban giám đốc nắm vững được những thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu, ghi chép hạch toán và chế độ quản lý tài chính
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dệt 19/5
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Phó phòng phụ trách TSCĐ và đầu tư
Kế toán vốn bằng tiền và công nợ phải trả
Kế toán tiền lương VL CCDC
Kế toán giá thành và thành phẩm
Thủ quỹ và công nợ với người bán
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty, đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép kế toán ban đầu, nghiên cứu việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, lập báo cáo tài chính cho các bên liên quan, thực hiện tổ chức quản lý hồ sơ tài liệu kế toán, kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi mặt công tác kế toán ở công ty.
- Phó phòng phụ trách TSCĐ và đầu tư, có nhiệm vụ ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình khấu hao và phan bổ khấu hao cho các đối tượng tập hợp chi phí... tình hình trích lập và sử dụng các nguồn vốn của công ty.
Kế toán vốn bằng tiền và tiêu thụ thành phẩm có nhiệm vụ phải theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt, đi giao dịch với ngân hàng ngoài ra còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm.
- Kế toán tiền lương và vật liệu CCDC tổng hợp số liệu về mua bán vận chuyển, bảo quản nhập, xuất tồn vật liệu, tập hợp số liệu từ các phân xưởng, phòng ban để phối hợp với các bộ phận khác tính toán tiềnlương phụ cấp cho CBCNV.
Kế toán chi phí và tính giá thành phẩm tập hợp chi phí phát sinh ở phân xưởng để tính giá thành cho thành phẩm, ký phiếu hoá đơn bán hàng
Thủ quỹ và công nợ với người bán: tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi, tồn quỹ tiền mặt tại công ty, đồng thời theo dõi công nợ với người bán.
* Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Là một trong những doanh nghiệp lớn: Công ty Dệt 19/5 đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, hình thức này phù hợp với đặc điểm SXKD, yêu cầu quản lý của công ty và được dựa trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp, đảm bảo cho các phần hành kế toán được tiến hành song song và phối hợp nhịp nhàng, việc sử dụng và kiểm tra số liệu ở đây được tiến hành một cách thường xuyên như vậy công tác kế toán được đảm bảo đúng tiến độ và đạt kết quả cao trong mọi phần hành kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chỉ tiêu thụ trong nước phục vụ cho ngành SXCN, và sản xuất theo hợp đồng của các đơn đặt hàng, chính vì thế sản phẩm của công ty được sản xuất đại trà hàng loạt, nên kế toán của công ty hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và xác định hàng tồn kho cuối kỳ theo giá thực tế.
Kỳ báo cáo của công ty được xác định là 1 quý
Niên độ kế toán là 1 năm từ 1/1/N đến 31/12/N. Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép VNĐ
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ KT chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Bảng ồ hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.2. Thực tế công tác kế toán tại Công ty Dệt 19/5
2.2.1. Kế toán thành phẩm
* Để phục vụ cho ngành SXCN ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài, thì công nghiệp dệt là một trong những ngành công nghiệp đang được nhu cầu của xã hội quan tâm. Vì vậy vải công nghiệp là một trong những sản phẩm chủ yếu của công ty, được chế tạo song ở giai đoạn cuối của quy trình công nghệ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được nhập kho bán thành phẩm. Sản phẩm chủ yếu của công ty là loại vải mộc, vải màu, vải lọc đường, sợi... để thuận lợi cho quá trình quản lý và hạch toán thành phẩm của công ty (là vải) được ký hiệu thành những loại vải như sau. Vải 2050 mộc, vải 0289 màu, vải 9113 mộc, vải 3419 k,12, vải 9212 k1,2, sợi 54/1, sợi 34/2... mặt hàng của công ty rất đa dạng và nhiều chủng loại, mẫu mã và chất lượng phù hợp với nhu cầu của xã hội, đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002
* Đối với thành phẩm xuất kho
Hàng ngày khi xuất kho thành phẩm kế toán căn cứ vào hoá đơn để tập hợp số liệu cuối tháng, kế toán tổng hợp giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ và tồn cuối kỳ để tính giá bán bình quân của từng loại thành phẩm xuất trong kỳ, tại công ty sử dụng giá thực tế nên thành phẩm được tính như sau:
VD: Cuối tháng 3/2002 sau khi đã thực tế các loại vải có ký hiệu là 0289 K1,2 và loại vải 0289 K1,6, hai loại sản phẩm này không có sản phẩm tồn đầu tháng. Trong tháng công ty nhập kho thành phẩm vải loại 0289K1,2 với tổng số thành phẩm là 27511 m vải và loại vải có ký hiệu là 0289 K1,6 nhập với tổng số vải là 554,4 m vải.
+ Với loại vải 0289 K1,2
- Theo chứng từ số 01/7/3 công ty nhập 15000 m vải 0289 K1,2 với đơn giá là 12421 đ/m thành tiền là 186.315.000 đ/m
- Theo chứng từ số 01/10/3 công ty nhập 12511 m vải loại 0289 K1,2 cũng với đơn giá là 12421 đ/m thành tiền là 155.399.131 đ/m. Vậy :
Sau khi đã tập hợp phiếu xuất kho số 01 ngày 24/3 kế toán tổng hợp số lượng xuất kho thành phẩm 0289K1,2 là 22986,7m để bán
Vậy trị giá vốn thành phẩm xuất kho = 22986,7 x 12421 = 285517800 đ
+ Với loại vải có ký hiệu là 0289 K1,6
Theo chứng từ số 01 ngày 10/3 công ty nhập 554 m vải loại 0289 K1,6 với đơn giá 10200 đ/m thành tiền là 5650800 đ/m, vậy
Sau khi đã tập hợp phiếu xuất kho số 01 ngày 25/3 kế toán tổng hợp số lượng xuất kho thành phẩm loại 0289 K1,6 là 420 để bán.
Vậy trị giá thành phẩm xuất kho = 420 x 10200 = 4284000đ
* Chứng từ và sổ kế toán
- Khi nhập kho thành phẩm hoặc xuất kho thành phẩm thì chứng từ kế toán được sử dụng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho hoá đơn thuế GTGT, phiếu thu, thẻ kho, bảng tổng hợp thành phẩm
* Thủ tục nhập xuất kho.
- Đối với thành phẩm nhập kho
Sau khi sản phẩm sản xuất song đưa vào phân xưởng hoàn thành sau đó được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng những sản phẩm đúng quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được nhân viên phân xưởng xuống kho thành phẩm để nhập kho cùng với phiếu nhập kho do phìng kinh doanh viết. Thủ kho sau khi kiểm tra số lượng, chi phí sản phẩm thấy đúng tiêu chuẩn quy định đồng thời cho nhập kho thành phẩm sau mỗi nhần nhập thủ kho lưu phiếu nhập kho hàng lại để định kỳ thành phẩm đểu đầu kỳ kế toán thành phẩm xuống kiểm tra và mang lên phòng kế toán.
Đơn vị:
Địa chỉ:
Phiếu nhập kho
Ngày 7/3/2002
Nợ:
Có:
Mã số 01vật tư
QĐ số 1141/TC/QĐKDKT
ngày 1/11/1995 của BTC
Số 5/3
Tên người giao hàng: Kho bán thành phẩm
Theo phiếu xuất kho số 7/3 ngày 24/3 của ....
Nhập tại kho thành phẩm vải: KTCX
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất VT, SPHH
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
C
1
2
3
4
Vải 0289
C
D
3600,4
13.200
47525280
Vải 0289 K1,2
CP
m
15000
12421
186315000
Vải 19421 K1,2
CP
m
1953,9
15700
30676230
Vải 19421 K90
CP
m
1914
18900
36174600
Vải 9616 K1,2
CP
m
4587,6
15700
72025320
Vải 9701 K90
CP
m
182,2
16000
2915200
Tổng
27238,1
375.631.630
Cộng tiền bằng chữ:................... nhập ngày... tháng... năm ...
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Đơn vị:
Địa chỉ:
Phiếu nhập kho
Ngày 10/3/2002
Nợ:
Có:
Mã số 01vật tư
QĐ số 1141/TC/QĐKDKT
ngày 1/11/1995 của BTC
Số 5/3
Tên người giao hàng: Kho bán thành phẩm
Theo phiếu xuất kho số 7/3 ngày 24/3/2002 của ....
Nhập tại kho thành phẩm vải: KTCX
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất VT, SPHH
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
A
B
C
C
1
2
3
4
Vải 0289
C
D
3600,4
13200
47525280
Vải 0289 K1,2
CP
m
12511
12421
155399131
Vải 0289 K1,6
CP
m
554
10200
5650800
Vải 9421 K1,2
CP
m
1953,9
15700
30676230
Vải 9421 K90
CP
m
1914
18900
36174600
Vải 9616 K1,2
CP
m
4587,6
15700
72025320
Vải 9701 K90
CP
m
182,2
16000
2915200
Tổng
25303,1
386541161
Cộng tiền bằng chữ:................... nhập ngày... tháng... năm ...
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
* Đối với thành phẩm xuất kho
- Do đặc điểm tiêu thụ của thành phẩm của công ty nên hình thức tiêu thụ của công ty được chi thành 2 trường hợp
+ Trường hợp 1: bán theo hợp đồng đơn đặt hàng và bán lẻ
+ Trường hợp 2: Xuất kho thành phẩm để gửi các đại lý, công ty để bán
Trường hợp 1: bán buôn theo hợp đồng và bán lẻ ở các trường trường này thì căn cứ vào các đơn đặt hàng trong hợp đồng kinh tế thì phòng kinh doanh viết hoá đơn, hoá đơn này được lập thành 3 liên
Liên 1: Do phòng kinh doanh giữ lại bản gốc
Liên 2: giao cho khách hàng
Liên 3: dùng thanh toán
Hoá đơn GTGT
Liên 3: Dùng thanh toán
Ngày 18/3/2002
Mẫu số 01/GTKT-3LL
GA/01B
N0973122
Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt 19/5
Địa chỉ: 203 Nguyễn Huy Tưởng
Điện thoại: 8584616 MS:0100100495
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Thiện Cơ
Đơn vị: 75 Nguyễn Thái Bình: P4 Quận Tân Bình
Địa chỉ: ......................... Số TK: .......................
Hình thức thanh toán: đơn hàng MS:0301777463
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất VTHH
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Vải 0289 K1,2
mét
15000
12421
186315000
Cộng thành tiền
186315000
Thuế 10%
18631500
Tổng cộng
201946500
Số tiền viết bằng chữ: hai trăm linh một triệu chín trăm bốn mươi sáu nghìn năm trăm đồng
Người mua hàng
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi rõ họ tên)
Hoá đơn GTGT
Liên 3: Dùng thanh toán
Ngày 25/3/2002
Mẫu số 01/GTKT-3LL
GA/01B
N0973122
Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt 19/5
Địa chỉ: 203 Nguyễn Huy Tưởng
Điện thoại: 8584616 MS:0100100495
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Thiện Cơ
Đơn vị: 75 Nguyễn Thái Bình: P4 Quận Tân Bình
Địa chỉ: ......................... Số TK: .......................
Hình thức thanh toán: đơn hàng MS:0301777463
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất VTHH
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Vải 0289 K1,2
mét
15000
12421
186315000
2
Vải 0289 K1,6
mét
554
1020
5650800
Cộng thành tiền
161049931
Thuế 10%
16104993,1
Tổng cộng
177154924,1
Số tiền viết bằng chữ:..........................................
Người mua hàng
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi rõ họ tên)
Đơn vị
Địa chỉ
Phiếu xuất kho
Ngày 28/3/2002
Nợ TK 138
Có TK 1551
Có TK 1552
Mẫu số 01-VT
QĐ:1141/QĐ/CDCT
ngày 1/11/95 của BTC
số 23/4
Tên người giao hàng: Công ty Giầy Bình Phước
Lý do xuất kho: xuất gửi
Xuất tại kho : thành phẩm
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Vải Kaki cốt 98
m
6000
31000
18.600.000
2
Vải 921FK1,2
m
222,1
30100
6.685.210
3
Vải 0289 K1,2
m
22986,7
22986,7
12421
285517800,7
4
Vải 0289 K1,6
m
420
420
10200
4284000
Tổng
1551
23628,8
296487010,7
1552
600
18600000
Số tiền viết bằng chữ.............. ......... xuất ngày... tháng ... năm...
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Thủ trưởng đơn vị
2.2.1.2. Kế toán chi tiết thành phẩm
Hiện nay công ty sử dụng phương pháp kế toán chi tiết, theo phương pháp này kế toán hạch toán chi tiết thành phẩm trên cơ sở các chứng từ sau: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, báo cáo tồn kho, sổ sách được sử dụng chủ yếu là thẻ kho, Bảng tổng hợp nhập xuất kho thành phẩm.
* Trình tự hạch toán chi tiết thành phẩm như sau: tại kho, hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập - xuất kho thành phẩm, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi mới cho nhập xuất thành phẩm cuối ngày, phản ánh tình hình nhập xuất kho thành phẩm vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng, thẻ kho của thủ kho mở cho từng loại thành phẩm, phản ánh tình hình biến động theo từng ngày, cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho để lập báo cáo tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng với cách ghi chép như vậy để cuối tháng kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu của mình đảm bảo cho công tác hạch toán chi tiết ở công ty được chặt chẽ.
Thẻ kho
Tháng 3/2002
Kho:
Tên (nhãn hiệu,quy cách) sản phẩm vải loại 0289K1,2 và loại 0289K1,6
Mã số:
Đơn vị tính: m
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập, xuất
Số lượng
Chữ ký xác nhận của KT
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu tháng
9800
Nhập loại vải 0289K1,2
7/3
15000
22800
Nhập loại vải 0289K1,2
10/3
12511
35311
Nhập loại vải 0289K1,6
10/3
554
35865
Xuất loại vải 0289K1,2
28/3
22986,7
12878,3
Xuất loại vải 0289K1,6
28/3
420
12458,3
Tổng cộng
14565
23406,7
Tồn cuối tháng
958,3
Báo cáo tồn kho thành phẩm
Tháng 3/2002
STT
Nội dung
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối tháng
CPPS
CPạ
CPPS
CPạ
1
Vải 0289K1,2
27511
0
22986,7
0
4524,3
2
Vải3419 K1,2
332,7
2436,3
0
2068,2
0
700,8
3
Vải 0289K1,6
210
554
0
420
0
244
4
Vải 9616 cỏ úa
436,9
0
0
0
0
436,9
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
879,6
340.298
0
30872,9
0
312306
2.2.1.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm
Hiện nay công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, VAT theo phương pháp khấu trừ, đây là hình thức kế toán được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, đảm bảo cho việc sử dụng số liệu, kiểm tra số liệu thường xuyên, do đó kế toán tiến hành kịp thời nhạy bén với yêu cầu quản lý, tạo một lối làm việc mới có tính ràng buộc lẫn nhau.
* tài khoản sử dụng: để tổ chức công tác kế toán thành phẩm chính xác, kịp thời và đầy đủ, kế toán thành phẩm sử dụng TK 154 CPSXKDDD được mở thành 6 tài khoản cấp 2
TK 1541 - Chi phí SXKD dở dang ở phân xưởng dệt
TK 1542 - Chi phí SXKD dở dang ở phân xưởng nhuộm
TK 1543 - Chi phí SXKD dở dang ở phân xưởng hoàn thành
TK 1544 - Chi phí SXKD dở dang ở gia công thuê ngoài
TK 1545 - Chi phí SXKD dở dang ở phân xưởng sửa chữa ô tô
TK 1546 - Chi phí SXKD dở dang ở phân xưởng sợi
* TK 155 thành phẩm được mở chi tiết thành 2 TK cấp 2
TK1551 - Thành phẩm vải do công ty sản xuất ra
TK1552 - Thành phẩm do mua về qua các khâu chế biến
- TK 632 - Giá vốn hàng bán
- TK 138 - Thành phẩm các loại
* Hệ thống sổ sách được sử dụng tại công ty
Do áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ đồng thời để phù hợp với yêu cầu quản lý thành phẩm tại công ty, nên kế toán tổng hợp thành phẩm tại công ty được sử dụng các loại sổ sau:
- Bảng tổng hợp phát sinh Nợ TK 1551
- Bảng tổng hợp phát sinh Có TK 1551
- Báo cáo tổng hợp TK1551
- Sổ cái TK 155
* Trình tự kế toán
- Kế toán nhập kho thành phẩm
Kế toán tính giá thành tập hợp các chi phí phát sinh và phân bổ cho từng loại chi phí khi sản xuất ra loại sản phẩm đó, và tính ra được tổng giá thành thực tế để sản xuất ra loại sản phẩm đó bằng cách, lấy giá thành thực tế chia cho số lượng sản xuất sản xuất hoàn thành thì được giá thành đơn vị.
VD: thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng 3/2002 công ty đã sản xuất ra 27.511,0 m vải 0289K1,2 trong đó
- CPNVLTT = 296.735.310
- CPNCTT = 10.840.000
- CPSXC = 34.145.000
- Tổng giá thực tế để sản xuất ra tổng số m vải 0289K1,2 là 341.720.310 đ
Giá thành đơn vị để sản xuất ra 1 m vải 0289 K1,2 là
- Căn cứ vào phiếu nhập kho ngày 10/3 nhập kho thành phẩm vải 0289 K1,2 thì đơn giá nhập kho sẽ là 12421 đ
- Trị giá vốn thành phẩm nhập kho = 3600x12421= 44715600đ
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho hàng ngày cuối tháng kế toán tổng hợp số phát sinh cả về số lượng và số tiền của từng loại vải để ghi vào bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm TK 1551
Bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm
Tháng 3/2002
STT
Tên thành phẩm vải
Tổng cộng
TK 154(3)
TK 138
Số lượng
S.tiền
Số lượng
S.tiền
Số lượng
S.tiền
1
0289CP
108.560,9
200250811
12988,3
154450811
5068,6
45.800.000
2
0289K1,2
27511
341724131
13913,7
188380000
13596,3
153.340.000
3
9113 mộc
10202,2
62910000
10202,2
62910000
4
9616 úa
14069,2
233534000
14069,2
233534000
5
0150 mộc
4446,9
52587
2930,7
34657000
6
0289K1,6
554
5650800
234
2250000
320
3400800
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
238198,2
847462329
54758,1
679531811
19418,9
204848800
Bảng tổng hợp xuất kho thành phẩm
Tháng 3/2002
STT
Tên thành phẩm vải
Tổng cộng
TK 632
TK 154 (4)
Số lượng
S.tiền
Số lượng
S.tiền
Số lượng
S.tiền
1
Vải 0289K1,2
22986,7
293745310
22986,7
293745310
2
0289CP
253,9
22253,9
253
22253,9
3
9113 mộc
6061,1
40458000
4936,0
31458000
1125,1
9000000
4
961 cỏ úa
15051,1
100512000
15051,1
100512000
5
0150 mộc
2930,7
34657000
2930,7
34657000
6
0289K1,6
420
4284000
420
4284000
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
48123,5
4736785639
44067,7
434305563,9
- Kế toán xuất kho thành phẩm
Việc ghi chép được thực hiện vào cuối tháng sau khi xác định được giá trị thành phẩm xuất bán hoặc đi gia công ngoài. Kế toán xác định các khoản nghiệp vụ phát sinh và ghi vào bảng tổng hợp xuất kho thành phẩm TK1551
Nợ TK 632 - 434305563,9
Có TK 1551 - 44067,7
Cuối tháng căn cứ vào báo cáo tồn kho thành phẩm tháng 2/2002 về cột giá trị và căn cứ vào tổng số tiền của các TK phát sinh trên bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm TK 1551 - Bảng xuất kho thành phẩm TK 1551, kế toán lập báo cáo tổng hợp TK 1551 - số liệu ghi trên bảng này được căn cứ vào các báo cáo và bảng tổng hợp nêu trên
Báo cáo tổng hợp TK 1551
Tháng 3/2002
Số dư đầu kỳ
Phát sinh Nợ
Phát sinh có
Số dư cuối kỳ
TK ĐƯ
Số tiền
TK ĐƯ
Số tiền
3276116262
1543
2.913.342.952
632
2698066262
3625413262
138
494.140.310
1544
163168000
154
17.930.000
1543
2620000
138
212162000
Căn cứ vào báo cáo tổng hợp TK 1551 kế toán tổng hợp và mở sổ cái TK 155
Bộ Tổng cục
Đơn vị
Sổ Cái
TK 155
Năm 2002
Số dư Nợ đầu năm
Số dư Có đầu năm
Ghi C._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3315.doc