Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may 19

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may 19: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may 19

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG Bước vào thế kỷ XXI Việt Nam phải đối phó với nhiều thách thức về vấn đề chính trị,xã hội,đạo đức và đặc biệt là nền kinh tế.Sự biến động về nền kinh tế,vân đề toàn cầu hóa…Tuy nhiên những thách thức nay cũng là cơ hội để Việt Nam thoát ra khỏi sự trì trệ của quá khứ. Hơn 10 năm qua tiến trình đổi mới của nước ta đã đem lại những thành quả không thể phủ nhận Hiện nay nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế được phát triển theo nên kinh tế thị trường nhiều thanh phần.Trong cơ chế quản lý mới,tài chính là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế,tổng thể nội dung và giải pháp tài chính tiền tệ không chỉ có nhiêm vụ khai thác các nguồn lực tài chính mà phải quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.Trong đó hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế.Tài chinh có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế,với tư cách là công cụ quan lý kinh tế tài chính,kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tai chính.Vi vậy kế toán có vai trò đăc biệt quan trọng và cần thiết với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trong cơ chế”Thị trường mở”với sự cạnh tranh gay gắt,một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển thì vấn đề sống còn là lợi nhuận,lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng vững mạnh.Do đó giá bán phải lớn hơn giá thành có như vậy mới bù đắp được chi phí và thu được lơi nhuận,nếu giá bán không đổi thì giá thành càng thấp,khả năng sinh lời lại cang cao.Vi vậy vấn đề tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là một chiến lược kinh tế tất yếu của doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường. Một trong những nghành công nghiệp sản xuất nổi bật của đất nước chính là nghành dệt may.Dêt may là một trong các nghành sản xuất công nghiệp mũi nhọn của cả nước.Tuy nhiên trong xu thế hội nhập nghành may mặc phải đối phó nhiều thách thức,đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước.Thêm vào đó khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước con yếu nên nghanh dêt may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.Yêu tố này cùng với những yếu tố chi phí bất hợp lý khác khiến giá thành sản phẩm dệt may đội lên cao.Do vậy,việc phấn đấu loại bỏ các chi phí không cần thiêt,sư dụng tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu,sử dung hợp lý và khoa học nguồn nhân lực,giam thiểu nhưng bất hợp lý trong quản lý sản xuất,thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của quá trình sán xuất,hạch toán chi phí đầu vào rõ rang chính xác là cơ sở để doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác,Công ty CP May 19 đã nỗ lực,từng bước đổi mới không ngừng vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thị trường may mặc trong và ngoài nước. Là một sinh viên khoa Kế toán doanh nghiệp , trường Học viện Tài chính , được học tập và nghiên cứu bộ môn Kế toan doanh nghiệp tại khoa của trường, sau khi kết thúc khóa học em đã đăng kí thực tập tại công ty Cổ phần may 19 .Trong thời gian thực tập , tìm hiểu công tác quản lý, sản xuất, tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, em đã nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần may 19” nhằm đi sâu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên nghành và phục vụ công việc thực tế của em sau khi ra trường. Em xin chận thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong bộ môn khoa Kế toán doanh nghiệp , đặc biệt là thấy giáo Nguyễn Đình Đỗ và các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần may 19 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kết cấu nội dung chính chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương : Chương I : Những vấn đề lí luận chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương II : Thực tế công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần may 19. Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần may 19 Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2010 Sinh viên PHẠM THỊ THU HƯƠNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP --------o0o-------- A. Tính tất yếu khách quan phải tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định đó là những chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động của con người và các chi phí khác. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bất kì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng đều ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc cơ bản là làm thế nào để chi phí bỏ ra ít nhất mà hiệu quả kinh doanh đạt được cao nhất. Hiện nay không có sự độc quyền về giá mà doanh nghiệp cần phải dung giá bán như một vũ khí để cạnh tranh với nhau. Do vậy các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trên góc độ quản lý của một doanh nghiệp không có cách lựa chọn nào vững chắc lâu bền là khi sản xuất sản phẩm doanh nghiệp cần quản lý tốt công tác hạch toán chi phí, tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất có thể được. Đây chính là giải pháp cơ bản cho chiến lược thu hút khách hàng và kích thích tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Từ những lý do trên có thể nói tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, là sự cần thiết khách quan, là yêu cầu cấp bách cho nền kinh tế thị trường, là tiền đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. B. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1. Bản chất của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác… Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu… Lao động của con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản này cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chỉ ra những chi phí sản xuất tương ứng, trong đó chi phí sản xuất về tiền công là biểu hiện bằng tiền về chi phí lao động sống, còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật kiệu là biểu hiện bằng tiền về chi phí lao động vật hóa. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tạo, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng kỳ. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong thời kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ công tác quản lý trong quá trình sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. II. Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm 1. Bản chất và nội dung của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Bản chất của giá thành sản phẩm chính là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán, xác định hiệu quả kinh tế. Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mục đích của sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải, phải bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất phải có lãi. Giá bán sản phẩm, lao vụ phải được dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm để xác định và thông qua giá bán sản phẩm có thể đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả chi phí bỏ ra. 2. Phân loại giá thành sản phẩm Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau, có hai cách phân loại: Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ rất mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hay cao. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý sản xuất. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành lại là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành phản ánh kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn liền với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, giá trị sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kỳ, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua công thức sau: Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ + Chi phí sản xuất dở dang trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở hình thành nên việc tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc cao. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. III. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý của doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản xuất là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đã đặt ra yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là việc quản lý sử dụng vật tư tiền vốn một cách hợp lý và tiết kiệm có hiệu quả. Quản lý chi phí sản xuất là phải quản lý chặt chẽ chi phí theo định mức, theo đúng dự toán đã được duyệt. Quản lý giá thành sản phẩm là quản lý mức độ giới hạn chi phí để tính giá thành kế hoạch đối với từng khoản mục. 2. Nhiệm vụ vủa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời theo yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng, xác định phương pháp tập hợp chi phí thích hợp. Xác định chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ. Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Nội dung tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Nội dung tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu vầu kiểm tra giám sát chi phí và tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm công cụ của chi phí trong sản xuất. Tùy theo cơ cấu sản xuất, yêu vầu và trình độ quản lý kinh doanh, hạch toán của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là: Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Từng quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Từng quy trình riêng, phân xưởng, tổ đội sản xuất. Từng giai đoạn công nghệ sản xuất. Từng nhóm sản phẩm. Từng mặt hàng sản phẩm theo đơn đặt hàng, hạng mục công trình. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kịp thời và đúng đắn. 1.2. Kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất cũng khác nhau, khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được, trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nghành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán. Tuy nhiên có thể khái quát chung cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phục vụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chũng cho từng đối tượng có liên quan. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những đặc điểm khác nhau. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp kế toán sử dụng các tài khoản (TK) sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân ông trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, chi phí đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan tới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Trong từng trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chúng cho các đối tượng có liên quan theo công thức: Ci = x Ti Trong đó: Ci : Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i. ∑CF : Chi phí nguyên vật liệu đã tập hợp cần phân bổ. ∑Ti : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Ti : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i. Trong trường hợp này tiêu chuẩn phân bổ có thể là định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc toàn bộ chi phí trực tiếp, khối lượng sản phẩn sản xuất có thể là chi phí kế hoạch đẻ tính toán hợp lý, chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán cần kiểm tra xác định số nguyên vật liệu đã lĩnh cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị nguyên vật liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ: Chi phí thực tế nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ = Giá trị nguyên vật liệu xuất đưa vào sử dụng - Giá trị nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621. Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Bên Có: Trị giá nguyên liệu sử dụng không hết nhập kho: + Giá trị phế liệu thu hồi. + Kết chuyển và phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154. TK 621 không có số dư cuối kỳ. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGHUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tài khoản 152 Tài khoản 621 Tài khoản 152 Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dung trực tiếp sản xuất Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi Tài khoản 111,112,113 Tài khoản 154 Trị giá nguyên vật liệu mua ngoài dung trực tiếp cho sản xuất Trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng trực tiếp sản xuất Tài khoản 331 Tài khoản 632 Chi phí vượt trên mức bình thường Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Các chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả , phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp sản xuất thực hiện những lao vụ , dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp khác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan .Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thì có thể tạm thời tập hợp chung,sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có lien quan. Để tập hợp và phân bổ cho phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622. Nội dung kết cấu tài khoản 622 Bên nợ : tập hợp chi phí nhân cong trực tiếp hoạt động sản xuất bao gồm : tiền lương, tiền công lao động và các khoản tính theo công thức quy điịnh Bên có : kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phi có lien quan . Tài khoản 622 không có số dư cuối kì Việc tính toán phân bỏ nhân công trực tiếp có thể dược phản ánh ở bản phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội SƠ ĐỒ KẾ TOÁN PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Tài khoản 334 Tài khoản 622 Tài khoản154 Lương chính , lương phụ và phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí Tài khoản 335 Trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Tài khoản 632 Tài khoản 338 Trích BHXH,BHYT,CPCĐ theo tiền lương của công nhân sản xuất Chi phí vượt trên mức bình thường Kế toán tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, các đội sản xuất như nhân viên phân xưởng, đội sản xuất, chi phí vật liệu CCDC dung ở phân xưởng, bộ phận sản xuất chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì cuối kì chi phí sản xuất chung này sau khi tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Trường hợp phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được tiến hành phân bổ cho các sản phẩm theo một tiêu thức hợp lý : Chi phí phân bổ cho đối tượng = Chi phí sản xuất chung x Ti Tiêu chuẩn phân bổ Trong đó Ti : là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i Có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí vật liệu trực tiếp theo tiền công trực tiếp, chi phí tiền công và chi phí trực tiếp theo định mức chi phí sản xuất chung. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung , kế toán sử dụng tài khoản 627 : Bên nợ : chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì Bên có : + Các khoản chi giảm,chi phí sản xuất chung + Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ dịch vụ Để tập hợp chi phí theo từng yếu tố tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp II : Tài khoản 6271 : chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 6272 : chi phí vật liệu Tài khoản 6273 : chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản 6274 : chi phí khấu hao tài sản cố định Tài khoản 6277 : chi phí dịch vụ bên ngoài Tài khoản 6278 : chi phí bằng tiền khác Do chi phí sản xuất chung có lien quan đến nhiều loại snar phẩm , lao vụ,dịch vụ trong phân xưởng nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng phù hợp. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tài khoản 334 Tài khoản 627 Tài khoản 154 Chi phí nhân công Kết chuyển chi phí sản xuất , chi phí sản xuất chung đã tập hợp và phân bổ cho các đối tượng liên quan Tài khoản 338 Tài khoản 152 Chi phí vật liệu Tài khoản 153 Chi phí công cụ dụng cụ Tài khoản 142,1423 Tài khoản 632 Chi phí vượt trên mức bình thường Tài khoản 214 Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 111,112 Chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng tài khoản 154 .Để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp đồng thời cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm . Nội dung kết cấu tài khoản 154 : Bên nợ : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Bên có : + Các khoản giảm giá thành + Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ Dư nợ : phản ánh chi phí của sản phẩm lao vụ còn dở dang cuối kỳ tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) Tài khoản 621 Tài khoản 154 Tài khoản 152 Dư đầu kỳ: xxx Cuối tháng kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng Tài khoản 622 Tài khoản 138 Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Bất thường phải thu do sản phẩm hỏng Tài khoản 627 Tài khoản 155 Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho Tài khoản 632 Giá thành sản xuất lao vụ bán không qua kho Tài khoản 157 Dư cuối kỳ: xxx Giá thành sản xuất lao vụ gửi bán 1.3 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Đối với các doanh nghiệp kế toán hang tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ phải sử dụng tài khoản 631 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Còn tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ dung để phản ánh chi phí sản xuất của những sản phẩm , công việc lao vụ còn đang sản xuất dở dang cuối kỳ. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ , trị giá thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính toán Giá thực tế xuất dùng = Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ - Giá thực tế nguyên vật liệu tồn cuối kỳ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Tài khoản 154 Tài khoản 631 Tài khoản 154 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tài khoản 621 Tài khoản 611 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phế liệu thu hồi do có sản phẩm hỏng Tài khoản 622 Tài khoản 138(1388) Chi phí nhân công trực tiếp Tiền bồi thường phải thu về sản phẩm hỏng Tài khoản 627 Tài khoản 632 Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm , công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Kế toán phải tùy thuộc tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất , về quy trình công nghê, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng : Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. 2. Nội dung tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm 2.1Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm , công việc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị , bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất các loại sản phẩm , tính chất sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để tính toán giá thành , tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm phải lựa chọn phương pháp tính thích hợp. Tổ chức việc tính giá thành hợp lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2 Các phương pháp tính giá thành 2.2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức : Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là rất dơn giản , dễ tính và cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng thích hợp các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín khi đưa nguyên liệu vào sản xuất cho tới khidduwa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hang sản xuất ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cóa như các doanh nghiệp thuộc công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp điện nước . 2.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước : Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu lien tục , sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau , nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến tiếp tục của giai đoạn sau. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành : Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành của nửa thành phẩm Để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn sau, và tuần tự cho tới giai đoạng cuối cùng khi tính được giá thành phẩm . Phương pháp tình giá thành chung bước không tính giá thành của nửa thành phẩm Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở mức cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác định thành phẩm chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành của thành phẩm theo từng khoản mục chi phí , sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghê sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm được kết chuyển song song từng khoản mục để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm . Chi phí sản phẩm sản xuất = Chi phí sản xuất sán phẩm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Số lượng sản phẩm dở trong giai đoạn i + Sản lượng thành phẩm giai đoạn cuối 2.2.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ,ngoài việc chế tạo ra sản phẩm chính thu được cả sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chính rat a phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch cũng có thể tính bằng cách lấy giá bán trừ đi lãi định mức của doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Sauk hi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ , tổng giá thành của sản phẩm tính như sau : Tổng giá thành của sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm làm dở cuồi kỳ - Chi phí sản phẩm phụ 2.2.4Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hành Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là phương pháp tính giá thành sản phẩm cho mỗi đơn đặt hang sản xuất xong , chỉ khi nào đơn đặt hàng sản xuất xong thì mới tính giá thành ,những đơn đặt hàng nào chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang. Nếu đơn đặt hang đã được sản xuất , chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó . Nhưng chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung cần phải được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Kế toán giá thành phải mở cho mỗi đơn đặt hàng trên một bảng hoặc phiếu tính giá thành . Hàng tháng khi có đơn đặt hàng sản xuất đã hoàn thành thì kế toán chỉ việc cộng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng hay từng đội sản xuất theo đơn đặt hàng đó. Phương pháp này có ưu điểm là công việc tính toán ít và đơn giản , không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành . Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là khi sản phẩm chưa hoàn thành thì kế toán không phản ánh đư._.ợc tình hình tiết kiệm hoặc lãng phí trong sản xuất . Vì vậy, phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản phẩm đơn chiếc hoặc loại nhỏ theo các đơn đặt hàng . Dối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hang, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành . 2.4.5 Tính giá thành theo phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất cùng với một loại nguyên liệu tiêu hao thu hút được nhiều loại sản phẩm khác nhau.Đối tương tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuât đó đã hoàn thành.Trong trường hợp này kế toán muốn tình được giá thành của các loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm để tiến hành các bước tính. Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu thức phân bổ . Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế sản phẩm i x Hệ số giá thành sản phẩm i -Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i = Sản lượng quy đổi sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi -Tổng giá thực tế từng loại sản phẩm theo khoản mục: Tổng giá thành sản phẩm i = Giá trị sản phẩm lam dở đàu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị làm dở cuối kỳ - Hệ số phân bổ sản phẩm i 2.2.6.Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất,kết quả sản xuất thu được là các nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách,kích cỡ,phẩm cấp khác nhau thì giá thành sản phẩm của từng quy cách kích cỡ sẽ được tính theo tỷ lệ. Trong trường hợp này đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm,còn đối tượng giá thành là từng quy cách sản phẩm đó Giá thành = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị làm dở cuối kỳ Tiêu chuẩn phân bổ CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN MAY 19 ----------------o0o---------------- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY : Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 TK số 05122.630.0 Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội Mã số thuế : 0100385836 Trụ sở chính : 311 dường Trường Chinh - Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại :3.8531153 – 3.8537505 – 8.531908 / FAX : 853015 Cuối năm 1982, Quân chủng Phòng Không thành lập trạm may đo trực thuộc Cục Hậu Cần. Sau một thời gian làm công tác chuẩn bị , ngày 01/04/1983 tram may đo Phong Không chính thức đi vào hoạt động, tiền than của công ty cổ phần may 19 ngày nay. Nhiệm vụ của trạm may đo lúc đó : may quân phục K28 cho các cán bộ cấp tá của Quân chủng Phòng Không và từng bước xây dựng trạm vững mạnh toàn diện. Thành lập và hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, toàn bộ nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị và tiền lương của cán bộ, công nhân viên đều do ngân sách quân đội cấp. Trong những ngày đầu tiên thành lập, trạm mới chỉ có 45 cán bộ công nhân viên, cơ sở trang thiết bị còn nghèo nà, lạc hậu (45 máy khâu đạp chân của Trung Quốc ), trình độ cán bộ, công nhân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ hẹp nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Từ năm 1983 đến năm 1991, trạm vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ, nhân viên, vừa chủ động đề nghị cấp trên đầu tư, mua sắm mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 20/5/1991, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập xí nghiệp may X19 trực thuộc Cục Hạu Cần. Thực hiên Nghị định 388 của Chính Phủ, từ ngày 22/7/1993 xí nghiệp chính thức là doanh nghiệp của nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Đến tháng 10/1996, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, xí nghiệp may X19 trở thành công ty 247. Thực hiện quyết định số 890/QĐ – BQP ngày 16/5/2005 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty 247 thành công ty cổ phần May 19. Theo đăng ký kinh doanh số 0103009102/CTCP do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty cổ phần May 19 đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/09/2005 có tài khoản và con dấu riêng. Tình hình tăng trưởng kinh tế của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong bảng sau : Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Vốn kinh doanh Tr® 39.086 39.597 43.323 - Vốn cố định Tr® 15.228 14.637 11.716 - Vốn lưu động Tr® 23.857 24.960 31.606 2. Doanh thu Tr® 32.798 49.852 56.476 3. Lợi nhuận Tr® 1.645 1.556 2.079 4. Nộp ngân sách Tr® 1.586 2.984 2.509 5. Thu nhập bình quân Đồng 850.000 971.000 1.407.000 6. Lao động bình quân Người 1.128 1.132 916 NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19. 1.Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần May 19 có nhiệm vụ : Chủ động khai thác các nguồn hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài quân đội, đặc biệt là khai thác các nguồn hàng trang phục của các cơ quan ban nghành nhà nước cũng như nhu cầu may mặc dân sinh và phục vụ xuất khẩu. Chủ động quan hệ, giao dịch tìm kiếm thị trường, lo đủ và dư việc làm cho công nhân, tổ chức huấn luyện, đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân. Tìm các giải pháp quản lý, chỉ đạo hướng dẫn công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra, củng cố từng bước uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty : Công ty cổ phần Mya 19 là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín cắt – may và hoàn thiện sản phẩm bằng các máy móc chuyên dung, lượng sản phẩm tương đối lớn về mặt số lượng và phong phú về mặt chủng loại, mẫu mã. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo 4 phân xưởng,mỗi phân xưởng có chức năng, nhiêm vụ khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau : Phân xưởng căt : Cắt các loại quần áo theo số đo, mẫu mã của khách hanhgf yêu cầu, sau đó ép mếch, vắt sổ và chuyển cho các phân xưởng may tiếp tục may và hoàn thiện sản phẩm. Phân xưởng may I, II : Thực hiện các công nghệ may và hoàn thiện bán sản phẩm mà phân xưởng cắt chuyển giao. Phân xưởng may cao cấp : Thực hiện công nghệ may như phân xưởng may I và II. Ngoải ra, phân xưởng may cao cấp còn chuyên may những mặt hàng coa cấp đòi hỏi chính xác cao, kiểu cách phức tạp. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty : Công ty CP May 19 tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín : Cắt – May hoàn thiện sản phẩm, đồng thời trong giai đoạn may, các bộ phận, các chi tiết sản phẩm lại được sản xuất 1 cách độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm may. Từ nguyên liệu chính là vải ( loại vải tùy theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng), phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch cắt do phòng kế hoạch chuyển sang để tiến hành thiết kế, may thử quần áo mẫu ( nếu khách hàng chưa có mẫu hoặc khách hàng yêu cầu) và lập kế hoạch căt đối với những đơn đặt hàng lớn, số lượng nhiều, sản xuất hàng loạt, viết phiếu may đo đối với hợp đồng nhỏ đặt may đo. Vải và kế hoạch sản xuất sẽ được chuyển cho phân xưởng cắt để tiến hành trải, cắt theo tác nghiệp hay cắt theo số đo ghi trên phiếu may đo và pha thành các bán thành phẩm. Tại phân xưởng cắt, có nhân viên giám sát kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, giám sát thực hiện cắt trên vải theo đúng yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật. Bán thành phẩm cắt chuyển sang phân xưởng may, tại đây tiến hành phân công chuyên môn hóa theo từng chi tiết của sản phẩm đến từng chuyền may. Bán thành sản phẩm do nhân viên thống kê nhận về, sau đó được quản đốc phân xưởng giao cho các tổ. Từng tổ nhận BTP và bóc tách hàng sau đó tiến hành may chuyền. Khâu cuối cùng của giai đoạn là may ghép các bộ phận, chi tiết riêng lẻ thành sản phẩm và tiến hành gắn mác, thùa đính, là, kiểm hàng theo ngày ghi trên hợp đồng đã ký kết. Toàn bộ quy trình công nghệ thực hiện ản xuất theo sơ đồ : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM Nguyên vật liệu Phân xưởng cắt Phân xưởng may II Kho thành phẩm Phân xưởng cao cấp Phân xưởng may I Xuất trả khách hàng 4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty : Công ty CP May 19 là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đóc công ty : chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ủy quyền cho các phó giám đóc khi đi vắng. Trực tiếp giúp việc cho giám đóc gồm có : Phó giám đốc kế hoạch : Phụ trách hoạt động ản xuất kinh doanh toàn công ty. Phó giám đóc phụ trách nội bộ : phụ trách công việc nội bộ trong công ty. Các phòng chức năng gồm có : Văn phòng công ty : thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHYT, BHXH và công tác hành chính quản lý. Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính của công ty theo quy định của nhà nước. Lập báo cáo tài chính tháng, quý năm theo quy định. Phòng kế hoạch : xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh,đôn đoác và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phân xưởng. Phòng kỹ thuật : xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động.Tổ chức thiết kế và chế tạo mẫu. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của toàn công ty. Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu : tìm kiếm và khai thác thị trường trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức quảng cáo tiêu thuản phẩm. Mô hình bộ máy quản lý cuae công ty cổ phần May 19 : Giám đốc Phó giám đốc kế hoạch Phó giám đốc nội bộ Văn phòng công ty Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phân xưởng cắt Phân xưởng may I Phân xưởng may II P.X may cao cấp 5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty : Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, tại các phân xưởng hạch toán báo cáo sổ, không tổ chức bộ phận kế toán riêng. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty, điều hành công việc chung của cả phòng. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các kế toán viên, lập các báo cáo tài chính kế toán theo quy định. Các kế toán viên có nhiệm vụ thu thập, xử lý thong tin kế toán phát sinh hàng ngày một cách chính xác đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành Kế toán trưởng Kế toán NVL – CCDC, KT CPGT, KT thanh toán, KT tiêu thụ Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ Nhân viên thống kê các phân xưởng và bộ phận kho Kế toán công nợ, kế toán thanh toán Kế toán tiền lương, thủ quỹ S¬ ®å c¬ cÊu bé m¸y kÕ to¸n vµ mèi liªn hÖ gi÷a c¸c bé phËn Hình thức kế toán : Công ty cổ phần May 19 thực hiện công tác hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung Về hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính : Về cơ bản, hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính của công ty đã áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp THỰC TẾ CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 19 I.Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần may 19: 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty cổ phần May 19 là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác, kết quả sản xuất của từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và không bán chúng ra ngoài. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng mới được xác định là thành phẩm và mới có giá trị sử dụng. Một điểm nữa, khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại chỉ được phân chia thành một số loại sản phẩm nhất định. Như vậy, với đặc điểm cụ thể trên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán.Công ty đã xác định: +Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xuởng sản xuất. +Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. +Kỳ tính giá thành là hàng tháng. Với những đặc điểm trên, em sẽ chọn 3 sản phẩm để tập hợp chi phí và tính giá thành. Phân xưởng cắt sẽ chịu trách nhiệm về việc nhận nguyên vật liệu chính và tạo thành bán thành phẩm, còn ở mỗi phân xưởng may sẽ nhận nguyên vật liệu phụ và bán thành phẩm để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. *Sản phẩm áo jacket-(Mã HO-5745) gia công cho hãng S4-Fashion do phân xưởng may III sản xuất. *Sản phẩm quần áo đông len ngành viện kiểm sát do phân xưởng may cao cấp sản xuất. *Aó sơ mi nam dài tay cho hãng DAO do phân xưởng may V sản xuất 2.Phân loại chi phí: 2.1 Cách phân loại chi phí: Tại công ty, chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mực chi phí trong giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành 2 loại là chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ. -Chi phí nguyên vật liệu chính là vải, dựng, bông các loại.. có tác dụng tạo nên sản phẩm. Những nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, có tính năng, tác dụng khác nhau và một phần do công ty tự mua. Một phần do khách hàng đem đến. Do đó, đối với loại hình sản xuất nột bộ, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ. -Chi phí vật liệu phụ: bao gồm cúc, chỉ, nhãn mác, bao bì đóng gói các loại..Nó được đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ sản xuất một đơn đặt hàng nào đó. Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ lương chính lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý,sản xuất của các phân xưởng bao gồm: -Chi phí nhân viên phân xưởng: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của nhân viên phân xưởng. -Chi phí vật liêu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho các phân xưởng như chi phí vật liệu, phụ liệu dung sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý phân xưởng. -Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. -Chi phí hoạt động mua ngoài và các chi phí khác như tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền điện nước, điện thoại dùng ở phân xưởng… 2.2 Tổ chức tài khoản tập hợp chi phí: Hệ thống tài khoản được áp dụng để hạch toán chi phí sản xuất phát sinh: -Tài khoản 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. -Tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, tiền công, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. -Tài khoản 627: “chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như tiền lương công nhân quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí khác.. Ngoài ra, tài khoản này còn để phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định. -Tài khoản 154: “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. 3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: 3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ nguyên vật liệu chính và các vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng. *Chứng từ sử dụng: -Phiếu xuất kho , bảng kê phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất, bảng tổng hợp nguyên vật liệu sử dụng, bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ, dụng cụ. -Căn cứ vào các chứng từ gốc này kế toán ghi vào sổ nhật ký và sổ cái. *Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” *Công ty cổ phần may 19 chuyên sản xuất may đo, gia công hàng may mặc, hàng xuất khẩu và hàng nội địa theo đơn đặt hàng. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số lượng sản phẩm nhỏ lẻ để phục vụ khách hàng không thường xuyên và bán ra ngoài thông qua cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Đối với loại hình sản xuất gia công theo đơn đặt hàng, Do đặc thù của hàng may gia công là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm sản xuất vì toàn bộ nguyên vật liệu chính phụ đều do khách hàng giao cho công ty theo đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng gia công giữa hai bên. Xuất phát từ đặc điểm này mà công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu phụ nếu khách hàng yêu cầu công ty mua hộ. -Sau khi vận chuyển nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp, công ty kiểm nhận số hàng đó. Nếu phát hiện thiếu công ty sẽ thông báo cho khách hàng. Nếu khách hàng có yêu cầu bằng văn bản công ty sẽ mua hộ khách hàng số NVL thiếu hụt đó, khách hàng sẽ thanh toán cho công ty sau. -Thông thường khi cung cấp nguyên vật liệu cho công ty thì khách hàng có trách nhiệm gửi kèm thêm 3.5% số nguyên vật liệu dôi ra để bù vào sự hao hụt mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như sản xuất. Trong quá trình gia công công ty có thể không dùng hết số nguyên vật liệu đó do tiết kiệm được thì phần tiết kiệm đó công ty đuợc hưởng và không hạch toán vào khoản giảm chi phí sản xuất mà hạch toán vào doanh thu tiết kiệm. Vì vậy hàng gia công không hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chỉ hạch toán chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu ấy vào giá trị sản phẩm trong kỳ. Đối với loại hình sản xuất toàn bộ, công ty tự tổ chức thu mua nguyên vật liệu nên trị giá nguyên vật liệu mua vào được tính bằng giá mua cộng chi phí thu mua chưa có thuế GTGT. Do đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty cổ phần may 19, toàn bộ nguyên vật liệu chính là các loại vải dùng cho sản xuất do phân xưởng cắt sử dụng, ở các phân xưởng may chỉ sử dụng vật liệu phụ để hoàn thiện sản phẩm. Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sẽ phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng. Ở kho, căn cứ vào yêu cầu của lệnh sản xuất, thủ kho lập báo cáo chi tiết về từng loại, thứ nguyên vật liệu cần dùng. Trên cơ sở đó, Ban chuẩn bị sản xuất ghi phiếu xuất kho ghi rõ số lượng, chủng loại vật tư cần dùng để sản xuất cho từng loại sản phẩm cụ thể. Tại phân xưởng cắt, vật tư theo dõi trên phiếu theo dõi bàn cắt, xác định lượng vật tư thừa thiếu thanh toán với thống kê phân xưởng, Tại kho, thủ kho mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán vật liệu. * Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu: -Công ty cổ phần may 19, kế toán tính giá trị nguyên vật liệu xuất dùng theo giá thực tế đích danh. Có nghĩa là giá thực tế của vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của vật liệu nhập kho theo từng lần nhập và số lưọng xuất kho theo từng lần xuất. -Do đặc điểm riêng của sản phẩm may nên vật liệu phụ: chỉ, nhãn, mác… thường đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ từng loại sản phẩm cụ thể. Vật liệu phụ ở công ty cũng được xuất theo giá thực tế đích danh. Giá thực tế vật tư xuất kho = Số luợng vật tư xuất kho x Đơn giá thực tế vật tư nhập kho Ví dụ : Trong tháng 11/2009 xuất 1050m vải len viện kiểm sát, đơn giá 77.090 đ/m, xuất 504m vải lót lụa đơn giá 12.500đ/m để may quần áo đông len cho Viện kiểm sát thành phố Hà Nội, giá xuất dùng thực tế như sau: -Giá thực tế của 1050 m = 1.050 x 77.090 = 80.944.500 (đồng) vải len viên kiểm soát xuất dùng -Giá thực tế của 504m = 504 x 12.500 = 6.300.000 (đồng) vải lót lụa xuất dùng Biểu số 1: Đơn vị: Công ty CP may 19 Địa chỉ: số 311- đường Trường Chinh –Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 11 năm 2009 Nợ: TK 621 Số: 01 Có: TK 152 Họ tên người nhận hàng : Phạm Văn Khương Địa chỉ: XN cắt Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất Xuất tại kho (ngăn lô): vật tư Đơn vị tính: Đồng STT TêTên, nhãn hiệu, quy cách, phphẩm chất vật tư, hàng hoá p Mã số Đơn vị tính SL yêu cầu SL thực xuất Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 1 Vải len viện kiểm sát m 1.050 77.090 80.944.500 2 Vải lót lụa m 504 12.500 6.300.000 3. Vải lót katê trắng m 180,6 5.600 1.011.360 .. ……… …. … ….. Cộng x x x x x 91.815.860 -Tổng số tiền (viết bằng chữ): chín mốt triệu, tám trăm mười lăm ngàn, tám trăm sáu mươi đồng chẵn. Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán Giám đốc phiếu hàng trưởng Biểu số 2: BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT( TRÍCH) ĐVT: đồng NT Số CT Tên vật tư Đvt SXó SL Đơn giá Thành tiền 02/11 XK 01 NVL SX quần áo len cho ngành viện kiểm sát m 905.658.600 Vải len việnVải len viện kiểm sát m 1050 77.090 80.944.500 Vải lót lụa m 504 12.500 6.300.000 Vải lót katê trắng m 180,6 5.600 1.011.360 ….. …… ……… …. ….. ……. ……. 05/11 XK04 NVL gia công SX áo jacket cho hãng S4 Vải kaki màu vàng m 7652,6 Vải lót lụa m 3937,4 … … …… … …. …. ….. 06/11 XK05 NVL SX may áo sơ mi nam cho công ty DAO Vải katê nhật m 14.300 25.000 357.500.000 … …. ……… … … …. …. 15/11 XK17 Xuất phụ tùng cho PX may cao cấp Kim máy may Hộp 27 100.000 2.700.000 Chân vịt máy may cái 40 35.000 1.400.000 ….. ….. …….. …. …. …. …. Tổng cộng 1.339.451.570 -Từ số liệu trên bảng kê phiếu xuất kho vật tư, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu vào cuối tháng. Biểu số 3: Đơn vị: công ty cổ phần may 19 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 11/2009 Đơn vị: Đồng TT Ghi có các TK Đối tượng sử dụng (Ghi nợ các TK) TK 152 TK 153 1 Tk 621-CPNVLTT 1.326.316.530 NVL chính xuất dùng cho PX cắt 1.263.158.600 NVL phụ xuất dùng cho PX may CC 43.125.630 NVL phụ xuất dùng cho PX may V 20.032.300 2 TK627- CPSXC 13.135.040 4.872.811 Phụ tùng thay thế xuất dùng 3.135.040 Phân xưởng may III 5.236.809 Phân xưởng may V 4.763.191 Phân xưởng may cao cấp Công cụ, dụng cụ xuất dùng Phân xưởng may III 2.092.350 Phân xưởng may cao cấp 2.780.461 Cộng 1.339.451.570 4.872.811 Biểu số 4.1: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SP: Quần áo đông len viện kiểm sát Tháng 11/2009 Đơn vị: đồng NT CT Diễn giải TK Đ.Ư Số phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu tháng 30/11 Xuất NVL chính cho SX sản phẩm 152 905.658.600 30/11 Xuất NVL phụ cho SX SP 153 43.125.630 30/11 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 948.784.230 Cộng phát sinh 948.784.230 948.784.230 Số dư cuối tháng Biểu số 4.2: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SP: Áo sơ mi nam dài tay- Hãng DAO Tháng 11/2009 Đơn vị: đồng NT CT Diễn giải TK Đ.Ư Số phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu tháng 30/11 Xuất NVL chính cho SX sản phẩm 152 357.500.000 30/11 Xuất NVL phụ cho SX SP 153 20.032.300 30/11 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 377.532.300 Cộng phát sinh 377.532.300 377.532.300 Số dư cuối tháng Biểu số 5: Đơn vị: Công ty CP may 19 SỔ NHẬT KÝ CHUNG( TRÍCH) Tháng 11 năm 2009 Đơn vị: Đồng NT Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SH TK Số phát sinh Số NT Nợ Có 19.11 Chi phí SXC bằng TM 627 15.564.230 111 15.564.230 24.11 Chi phí tiền điện, nước 627 65.900.000 112 65.900.000 26.11 Phân bổ CCDC xuất dùng 627 4.872.811 153 4.872.811 Phân bổ NVL xuất dùng 621 1.326.316.530 627 13.135.040 152 1.339.451.570 30.11 Tiền lương phải trả CNV 622 648.944.187 627 76.005.902 642 122.890.665 334 847.840.754 Các khoản BH theo lương 622 70.139.034 627 10.613.114 642 10.524.308 338 91.276.456 Trích KH TSCĐ 627 111.066.464 642 32.682.025 214 143.748.489 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 1.326.316.530 621 1.326.316.530 Kết chuyển CPNCTT 154 719.083.221 622 719.083.221 Kết chuyển CPSXC 154 284.955.691 627 284.955.691 ………………… Cộng 32.998.445.571 32.998.445.571 Biểu số 6: Đơn vị: Công ty CP May 19 SỔ CÁI TK 621 CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP Tháng 11 năm 2009 Đơn vị: đồng TT CT Diễn giải Trang ghi sổ NKC TK đối ứng Số tiền Số NT Nợ Có Phân bổ NVL xuất dùng cho sản xuất 152 1.326.316.530 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 1.326.316.530 Cộng 1.326.316.530 1.326.316.530 3.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất. -Chứng từ sử dụng: +Bảng chấm công, bảng tổng hợp năng suất, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. +Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý phân xưởng, bảng thanh toán lương công nhân sản xuất.Và các chứng từ khác có liên quan Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622-“ chi phí nhân công trực tiếp” *Công ty thực hiện cách tính lương như sau: Lương SP = Số SP x Đơn giá Lương CN = Lương SP/NC x CN Lương TG = Lương SP :{ NC x 8 + LTG (50%)} x LTG (50%) x 50% Lương ngày lễ = Số ngày lễ x LCB/ ngày Trong đó: đơn giá sản phẩm được hội đồng lương xét duyệt trên cơ sở định mức lao động do phòng kĩ thuật cấp cho từng loại sản phẩm. Trong đó lương một sản phẩm được chia ra làm nhiều công đoạn như công đoạn cắt, may, đóng gói… -Lương SP: Lương sản phẩm (được thống kê phân xưởng tính ngay tại phân xưởng) -Số SP: số sản phẩm công nhân được làm trong tháng -Đơn giá: là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản phẩm hoàn thành công nhân sản xuất trực tiếp do công ty quy định. -Lương CN: lương chủ nhật -CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng -NC: ngày công -Lương TG: lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h đến 21h ngoài giờ hành chính. -LTG (50%): số giờ làm thêm trong tháng Ngoài ra, công ty áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có lũy tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được. Lương lũy tiến của công nhân được tính trên cơ sở: khi công nhân sản xuất đạt mức năng suất vượt mức năng suất lao động do công ty quy định thì những sản phẩm vượt năng suất sẽ được thưởng. Cụ thể, đối với công nhân may: -May 10 chiếc áo chiết gấu được thưởng 3.000 đồng -May 12 chiếc áo chiết gấu được thưởng 5.000 đồng -May 15 chiếc áo chiết gấu được thưởng 8.000 đồng Kế toán tiền lương căn cứ vào “ Bảng tổng hợp năng suất” do nhân viên thống kê ở mỗi phân xưởng gửi lên ghi rõ số luợng, lương lũy tiến, lương sản phẩm của mỗi công nhân, tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp tuân theo chế độ hiện hành: Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm, tiền lương nghỉ phép… Toàn bộ các khoản này được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng. Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2009 chị Lương Thị Thắm là bậc thợ bậc 3, hệ số lương 2.42 làm được 286 SP, đơn giá 3.200 đồng, làm thêm 9 giờ, làm 2 ngày chủ nhật. Lương của chị được tính như sau: Lương SP = 286 x 3.200 = 915.200 đồng Lương CN = ( 915.200: 19) x 2 = 96.337 đồng Lương TG( 50%) = 915.200 : { 19 x 8 + 9 } x 9 x 50% = 25.580 đồng Chị được lĩnh tiền luỹ tiến, phụ cấp, ăn ca và ngày lễ là 312.250 đồng. Vậy tổng lương và thu nhập trong tháng của chị là : 915.200 + 96.337+ 25.580+ 312.250 = 1.349.367 ( đồng) (Biểu 7: Bảng thanh toán lương CNTTSX) Ở công ty cổ phần may 19, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất không tiến hành trích trước mà hàng tháng kế toán căn cứ vào số ngày nghỉ phép thực tế của công nhân để tính vào tiền lương phải trả công nhân sản xuất tháng đó Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất: theo chế độ hiện hành. Đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất và phải xác định là khoản chi phí cơ bản và được hạch toán riêng. Do đó, tiền lương công nhân sản xuất phát sinh ở bộ phận nào thì phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận đó. Căn cứ vào số tiền lương của công nhân sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán căn cứ vào tỷ lệ trích nộp theo quy định để xác định khoản trích nộp. Cụ thể: _ Tổng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp là 25%, trong đó 19 % được hạch toán vào giá thành, còn lại 6 % do công nhân trực tiếp nộp và được trừ trực tiếp trên bảng lưong. Ví dụ: lương chị Thắm là thợ bậc 3, hệ số lương 2,42. Vậy lương cơ bản của chị là: 2,42 x 650.000=1.573.000Đ -BHXH, BHYT, KPCĐ trích vào giá thành là : 1.573.000 x 19%=298.870Đ -BHXH, BHYT chị Thắm phải nộp là : 1.573.000 x 6%=94.380Đ (Biểu 8: bảng phân bổ tiền lương và BHXH) * Trình tự ghi sổ như sau: -Từ bảng chấm công và bảng tổng hợp năng suất ngày công, kế toán lập bảng thanh toán lương CNSX, từ đó lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. -Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi sổ chi tiết TK 622, rồi ghi vào sổ nhật ký chung. -Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số dòng, cột có liên quan đến CPNCTT ghi trên sổ nhật ký chung, lấy số liệu liên quan chuyển ghi vào sổ cái TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. BẢNG LƯƠNG CÔNG TY ÁP DỤNG Ngành Bậc Đại học Trung cấp Thợ may Cơ khí Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới 1 1.78 2.34 1.46 1.8 1.35 1.67 1.35 1.67 2 2.02 2.65 1.58 1.99 1.5 2.01 1.47 1.96 3 2.56 2.96 1.7 2.18 1.67 2.42 1.62 2.31 4 2.5 3.27 1.82 2.37 1.86 2.9 1.78 2.71 5 2.74 3.58 1.94 2.56 2.36 3.49 2.18 3.19 6 2.98 3.89 2.06 2.75 2.85 4.2 2.67 3.74 7 3.23 4.2 2.18 2.94 3.28 4.4 8 3.48 4.51 2.3 3.13 9 2.42 3.32 10 2.55 3.51 11 2.68 3.7 12 2.81 3.89 BẢNG CHẤM CÔNG- PX may III Tháng 11 năm 2009 STT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng NC 01 02 03 …. 28 29 30 1 Lương Thị thắm X X X X X X 19 2 Lê Thị Ngọc X Ô Ô X X X 14 3 Trần Thị Hà X X CÔ X Ô X 17 … ….. ….. ….. … … …. …. … Tổ trưởng Phụ trách bộ phận ( Đã ký ) ( Đã ký) BiÓu sè 7 §¬n vÞ: Cty CP May 19 B¶ng thanh to¸n l­¬ng CNSX th¸ng 11 n¨m 2009 ĐVT: Đồng MS 1 Hä vµ Tªn HS Lg ngµy NC CN TG 50% LÔ, P, HC Tæng l­¬ng vµ thu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32936.doc
Tài liệu liên quan