Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình. Bên cạnh việc tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành là đIều kiện cần thiết cho phép các doanh nghiệp hội nhập và phát triển .Thời gian qua nhà nước đã có rất nhiều cố gắng để đổi mới công tác quản lý mà đặc biệt là quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý soi đường cho sự phát triển của các doanh nghiệp .
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán mà trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là yêu cầu thiết thực và là vấn đề đặc biệt quan trọng. Để thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán kịp thời chính xác toàn bộ chi phí bỏ ra và tính được giá thành sản phẩm cho mỗi kỳ sản xuất .Việc làm đó giúp cho các doanh nghiệp thường xuyên nắm bắt được các thông tin về tình hình thực tế đinh mức chi phí và phát hiện khả năng tiềm tàng tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Song trong thực tế, ở nước ta hiện nay công tác này ở một số doanh nghiệp còn rất nhiều thiếu sót và tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý sản xuất, quản lý giá thành, sản phẩm làm ra vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu kém về mặt chất lượng. Mặt khác xây dựng cơ bản cũng không tránh khỏi những thiếu sót như việc đầu tư tràn lan, thiếu tập trung, công trình dở dang còn nhiều, lãng phí lớn. Các công trình hoàn thành và đưa vào hoạt động không đảm bảo chất lượng đã bộc lộ những yếu điểm của nó đây là một trong những nhân tố dẫn đến tình trạng lãi giả lỗ thật trong một số doanh nghiệp .
Chính vì vậy tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn vốn cho ngành xây dựng cơ bản, đặc biệt là hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và xác định giá thành trở thành yêu cầu cấp thiết không chỉ với một doanh nghiệp mà đối với cả xã hội .
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, xuất phát từ những kiến thức lý luận trực tiếp thu được trong nhà trường cùng thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội –Bộ Quốc Phòng, em đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm’’. Nội dung được chia làm 3 chương sau đây :
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị xây lắp trong điều kiện hiện nay
Chương 2:Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội-BQP
Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện công tác tập chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị hà nội-BQP.
Đây là mảng đề tài tương đối rộng và tổng hợp. Song được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo –Tiến sĩ Trần Nam Thanh cùng toàn thể các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.
Do thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khuyếm khuyết, rất mong nhận được những đóng góp quý báu và sự chỉ bảo chân thành để em thấy được những hạn chế và học hỏi được nhiều hơn qua bài viết này.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán
Xây dựng cơ bản là một nghành sản xuất vật chất độc lập, có khả năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các nghành khác trong nền kinh tế quốc dân, tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho đất nước, so với ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng khác biệt phần nào chi phối công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp :
- Sản phẩm xây lắp là các công trình ,vật kiến trúc có qui mô lớn kết cấu phức tạp đơn chiếc quá trình sản xuất dài, nhiều công đoạn với yêu cầu kỹ thuật cao ,khi đưa vào sử dụng có ảnh hưởng đến nhiều mặt .Vì vậy nhất thiết phảI có kế hoạch và phải lập dự toán thiết kế thi công .
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên còn các đIều kiện phục vụ thi công phải di chuyển theo. Vì vậy phải tăng cường quản lý chặt chẽ, bảo quản tốt vật tư, xây dựng kế hoạch sản xuất .
- Sản phẩm xây lắp hoàn thành được tiêu thụ ngay theo giá dự toán,hoạc giá thoả thuận. Do vậy tính chất hàng hoá của nó thể hiện không rõ .
- Chi phí xây lắp thường được tập hợp riêng cho các công trình ,hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp… vì vậy đối tượng tính giá thành được xác định là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp. Đặc điểm này quy định phương pháp tập hợp chi phí là tập hợp trực tiếp theo các công trình hạng mục công trình.
Từ những đặc điểm cơ bản trên đây đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng được các yêu cầu chung của kế toán, đồng thời cung cấp số liệu chính xác, kịp thời đánh giá đúng tình hình thực hiện kế hoạch thi công xây lắp, vừa đảm bảo giúp ban lãnh đạo công ty quả lý tốt các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
a- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra rất nhiều chi phí như về nguyên vật liệu, nháan công ,máy móc thi công… Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng đồng thời cả ba yếu tố về TLLĐ, ĐTLĐ (lao động vật hoá ), sức lao động (lao động sống ). Các chi phí này biểu hiện dưới dạng tiền tệ gọi là chi phí sản xuất .
Trọng quá trình tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây lắp còn thực hiện thêm các hoạt động khác như hoạt động tài chính, hoạt động bất thường làm tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp và phải bỏ ra các chi phí (như chi phí mua bán cổ phiếu, trái phiếu, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chi về vi phạm hợp đồng …) các chi phí này không liên quan đến việc hình thành một công trình hạng mục công trình nên không được gọi là chi phí sản xuất xây lắp .
Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh thường xuyên .Vì vậy để phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý, chi phí sản xuất xây lắp phải được tập hợp theo từng tháng, quí.
Như vậy: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện thi công xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
b- Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đoạn qui ước hoàn thành nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán.
Như vậy chi phí và giá thành sản phẩm giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng. Nội dung cơ bản chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động thi công xây lắp .Trong khi chi phí sản xuất là tổng thể chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ nhất định không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở cuối kỳ và sản phảm hỏng thì giá thành sản phẩm xây lắp là tổng thể các chi phí gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, không liên quan đến sản phảm dở.
Để tổ chức tốt quá trình kế toán chi phí và tính gía thành sản phẩm các doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện tốt các yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
c-Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ,giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:
Xuất phát từ yêu cầu quản lý chung của nghành là phải theo đúng qui hoạch thiết kế được duyệt, tiết kiệm hiệu quả đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ đó đặt ra yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghịêp xây lắp :
- Phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành một cách chính xác .
- Phải tổ chức việc ghi chép ,tính toán và phản ánh chi phí theo từn g địa đIúm và đối tượng chịu chi phí .
- Phải xác định đối tượng và vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Việc tính đúng, đủ giá thành sản phẩm trên cơ sở tập hợp chính xác chi phí sản xuất góp phần thiết thực quan trọng thực hiện kế toán giá thành, tăng cường và quản lý kinh tế nói chung mà doanh nghiệp đã lựa chọn là phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.
d-Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:
Do đặc thù của ngành và đặc điểm nên việc quản lý đầu tư gặp nhiều khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất xây lắp là mối quan tâm hàng đầu và là yêu cầu cơ bản. Vì vậy nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành đặt ra là:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tập hợp phân bổ chi phí, và tính giá thành phù hợp.
- Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đội, từng bộ phận sản xuất theo các yếu tố chi phí sản xuất, các khoản mục giá thành.
- Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán và giao chỉ tiêu đó cho đội xây dựng các bộ phận liên quan.
- Xác định giá thành sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận liên quan việc tính toán, phân loại các chỉ phí nhằm phục vụ tốt cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
- Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để từ đó phát hiện mọi khả năng tiềm tàng tạo điều kiện phát huy.
Như vậy, việc tổ chức kế toán đúng, đầy đủ hợp lý kịp thời chi phí sản xuất và giá thành công trình, hạng mục công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý. Qua đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tình hình sử dụng lao động vật tư tiền vốn có hiệu quả đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
1.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
a-Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và phân loại chi phi sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
a.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất
Chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào phải tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
Chi phí chung liên quan đến nhiều đối tượng phải phân bổ theo tiêu thức hợp lý.
+ Chi phí chung không cần phân bổ thì phải tiến hành kết chuyển trực tiếp cho các hạng mục công trình
+Chi phí chung liên quan đến nhiều công trình hạng mục công trình phảI phân bổ theo tiêu thức tổng chi phí xây dựng hoạc tỷ lệ chi phí.
a.2- Phân loại chi phí sản xuất
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp được chia thành:
Các chi phí doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều loại khác nhau, để làm tốt công tác quản lý và kế toán, các chi phí này cần phải được phân loại. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, góc độ xem xét chi phí mà doanh nghiệp chọn tiêu thức phù hợp.
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản…
+ Yếu tố tiền lương: gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ qui định.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: là số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ máy móc thi công, TSCĐ khác trong doanh nghiệp.
+ Yếu tố dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, dịch vụ thuê ngoài cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: VD: dịch vụ cung cấp điện, nước, sửa chữa TSCĐ.
+ Các yếu tố chi phí bằng tiền khác: gồm toàn bộ chi phí bằng tiền, chi cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài các loại kế toán đã kể trên.
Tác dụng phân loại chi phí sản xuất theo cách này cho biết kết cấu tỉ trọng từng loại chi phí, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư huy động lao động.
* Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng, mục đích
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản mục sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển để tạo nên sản phẩm xây lắp như sắt, thép, xi măng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp, phụ khác có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận chuyển vật liệu, công nhân chuẩn bị thi công, thu dẹp hiện trường.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy để thi công xây lắp, gồm: chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí khấu hao máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền để phục vụ hoạt động của máy.
+ Chi phí sản xuất chung: gồm lương nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (tỷ lệ 19%) trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội.
Tác dụng theo cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập thợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp theo khoản mục là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
*- Phân loại chi phí sản xuất theo đầu vào của quá trình sản xuất
Cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành:
+ Chi phí ban đầu
+ Chi phí luân chuyển nội bộ
Tác dụng: là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí theo yếu tố xác định mức tiêu hao vật chất và thu nhập quốc dân
*- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quá trình sản xuất
Cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành
+ Chi phí trực tiếp
+ Chi phí gián tiếp
Tác dụng: Có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định phương pháp kế toán tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý đồng thời có kế hoạch để tiết kiệm chi phí.
*- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Theo cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành:
+ Chi phí sản phẩm
+ Chi phí thời kỳ
Tác dụng cho biết tỷ trọng chi phí để xác định giá vốn và để xác định kết quả kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có biện pháp tiết kiệm chi phí thời kỳ tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
*- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với qui trình công nghệ của sản phẩm và quá trình kinh doanh.
Cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành
+ Chi phí cơ bản
+ Chi phí chung
Tác dụng:giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được phương hướng và biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
*- Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động
Cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành:
+ Chi phí bất biến
+ Chi phí khả biến
+ Chi phí hỗn hợp
Tác dụng: phân loại theo cách này có ý nghĩa trong việc thiết kế xây dựng các mô hình chi phí, xác định điểm hoà vốn và ra các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
*- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
Theo cách phân loại này chia chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thành
+ Chi phí kiểm soát được
+ Chi phí không kiểm soát được
Tác dụng: Giúp cho việc kiểm soát được chi phí ở một cấp nào đó để làm cơ sở lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
b- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đốí tượng kế toán tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Phạm vi tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí như phân xưởng đội sản xuất
- Nơi gánh chịu chi phí như sản phẩm công trình hạng mục công trình
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí kế toán căn cứ vào các nhân tố sau:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm
- Đặc điểm của sản phẩm
- Yêu cầu kiểm tra ,kiểm soát chi phí và hạch toán nội bộ
- Yêu cầu tính giá thành theo đối tượng tính giá thành
- Khả năng trình độ quản lý và kế toán
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xúât kinh doanh của nghành mà đối tượng tập hợp chi phí ở các doanh nghiệp là khác nhau.
Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình các đối tượng này xác định phương pháp kế toán tập hợp chi phí.
c- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
*Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác kế toán ghi chép ban đầu cho phép qui nạp trực tiếp chi phí này vào từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan
*Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí ,không thể tập hợp cho một đối tượng (chi phí nhân công ,chi phí máy thi công ,chi phí sản xuất chung ).Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan theo công thức:
Trong đó:
Ci: là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượngi.
åC: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ.
: tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
Ti : đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tượng i
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng .Các chi phí phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng
d. Chứng từ sử dụng
Để có căn cứ ghi sổ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty sử dụng các chứng từ hợp lệ sau đây :
*Chứng từ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
- Giấy đề nghị cấp vật tư
- Phiếu xuất kho
* Chứng từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp :
- Bảng chấm công ,mẫu 01-LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương mẫu 02-LĐTL
- Bảng thanh toán BHXH,mẫu 04-LĐTL
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, mẫu 06-LĐTL
- Phiếu báo làm thêm giờ, mẫu 08-LĐTL
và một số chứng từ liên quan khác
* Chứng từ tập hợp chi phí máy thi công
Ngoài các chứng từ có liên quan về chi phí nguyên vật liệu cho máy thi công, tiền lương người điều khiển máy công ty còn sử dụng thêm các chứng từ như:
- Thẻ tài sản cố định ,mẫu 02-TSCĐ
- Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành mẫu 04-TSCĐ
-Theo dõi ca máy thi công, mẫu 01-SX
* Chứng từ chi phí sản xuất chung khoản mục này Công ty sử dụng chứng từ có liên quan như đã nói ở trên
- Tài khoản sử dụng
Theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của bộ tài chính hệ thống tài khoản kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm 72 tài khoản tổng hợp trong bảng cân đối kế toán và 8 tài khoản ngoài bảng .Về cơ bản để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các TK sau đây:
+Tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, đối tượng (công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc, khối lượng xây lắp các thiết bị đưa vào xây lắp do chủ đầu tư bàn giao không phản ánh ở tài khoản này mà phản ánh ở TK 002 có dự toán riêng)
+Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình, công nhân phục vụ xây dựng, lắp đặt gồm cả lương công nhân vận chuyển bốc dỡ, thu dẹp hiện trường.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc, các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, tính theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không hạch toán vào tài khoản này mà phản ánh TK 627.
+ Tài khoản 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình, chỉ dùng để hạch toán chi phí sử dụng, xe máy thi công đối với doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phưIơng thức thi công hỗn hợp.
Không hạch toán vào tài khoản này khoản trích về BHXH,BHYT,KPCĐ trên tiền lương của công nhân đIều khiển máy.
Tài khoản 623 được mở 6 tài khoản cấp 2 theo từng yếu tố chi phí:
TK 623.1 chi phí công nhân
TK 623.2 chi phí vật liệu
TK 623.3 chi phí dụng cụ sản xuất
TK 623.4 chi phí khấu hao máy thi công
TK 623.7 chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 623.8 chi phí bằng tiền khác
+Tài khoản 627-chi phí sản xuất chung
Dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội ,công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHYT,BHXH,KPCĐ, theo tỷ lệ (19%) trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp,nhân viên điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý đội; khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và các chi phí liên quan dùng chung khác.
Tài khoản 627 cũng được mở 6 tàI khoản cấp 2 theo từng yếu tố chi phí
+ Tài khoản 154 –"chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Dùng để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ lao vụ khác trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
Tài khoản 154 được mở 4 tài khoản cấp 2(154.1,154.2,154.3,154.4)
TK 154.1 xây lắp
TK 154.2 sản phẩm khác
TK 154.3 dịch vụ
TK 154.4 chi phí bảo hành xây lắp
Ngoài ra để tập hợp chi phí sản xuất và tính được giá thành, công ty còn sử dụng các tài khoản :TK152,TK153,TK141,TK142, các tài khoản này được mở các tài khoản cấp 2 theo yêu cầu sử dụng cụ thể.
*Trình tự kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
+ Kế toán NVLTT
Nội dung: Chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm giá thực tế của toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ dùng cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình hạng mục công trình.
Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí NVLTT và các tài khoản kế toán có liên quan.
Nguyên tắc: Nguyên vật liệu sử dụng được tập hợp trực tiếp cho công trình hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc theo số lượng thực tế xuất kho. Cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số nguyên vật liệu còn lại nơi sản xuất (nếu có) để giảm chi phí NVLTT cho công trình.
= + - -
- Trong điều kiện thực tế, sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí NVLTT cho công trình hạng mục công trình mà đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý.
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phế liệu thu hồi, vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Vật liệu dùng trực tiếp cho xây lắp
TK152
TK612
TK154
Vật liệu dùng không hết để lại
ở đội xây dựng
Ghi đỏ
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK111,112,334,411
TK612
Vật liệu mua, nhận góp liên doanh xuất ngay cho xây lắp
Thuế GTGT được khấu trừ
+ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung: chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp là tiền lương, tiền công trả cho người lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê. Ngoài ra theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng xây lắp.
TK sử dụng: TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp" và các tài khoản kế toán liên quan.
- Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, nhân viên điều khiển máy thi công, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình. Trường hợp chi phí nhân công có liên quan đến nhiều đối tượng thì tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý như: định mức tiền lương chương trình, hệ số tỷ lệ với khối lượng xây lắp hoàn thành.
Tiền lương, tiền công được xác định là tuỳ thuộc vào hình thức trả lương, có thể có lương sản phẩm, lương thời gian hoặc lương khoán.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp xây lắp thường trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp.
= x
Tỷ lệ trích trước = x 100%
Trình tự kế toán (xem sơ đồ)
TK622
TK154
TK334
Tiền lương phải trả cho cho
công nhân trực tiếp xây lắp
TK335
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp
TK111
Các khoản tiền công thuê ngoài
TK111
Tạm ứng chi lương để thực hiện giá trị khoán xây lắp
(bộ phận khoán không tổ
chức kế toán riêng)
+ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy như: Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy, chi phí NVL, CCDC cho hoạt động của máy, chi phí khấu hao máy, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác cho hoạt động của máy, chi phí tạm thời cho hoạt động của máy: lều, lán, chi phí trung, đại tu máy…
Tài khoản sử dụng: TK 623 - "chi phí sử dụng máy thi công" và các tài khoản có liên quan khác.
Chi sử dụng TK 623 trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình vừa bằng máy, vừa kết hợp thủ công.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà hạch toán trực tiếp vào TK 621, TK 622, TK 627.
Nguyên tắc: Không hạch toán vào TK 623 khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) tiền lương của công nhân điều khiển máy.
- Nếu chi phí sử dụng máy thi công có liên quan đến nhiều đối tượng phải phân bổ cho từng đối tượng sử dụng theo tiêu thức phù hợp.
Trình tự kế toán (xem sơ đồ)
Trường hợp máy thi công thuê ngoài
TK111,112,331
TK623
TK154
TK133
Chi phí thuê máy thi công 6 kỳ
Kết chuyển chi phí
thuê máy thi công
Thuế GTGT
được khấu trừ
+ Kế toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh.
- Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình nên phải được phân bổ theo tiêu thức phù hợp, có thể là theo tiền lương CNSX, theo chi phí NVLTT.
Công thức phân bổ:
= x
Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí sản xuất chung cho đội, kinh tế sử dụng TK 627 phải được mở chi tiết cho từng tổ, đội, bộ phận xây lắp.
- Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung (xem sơ đồ).
TK111,112,152
TK627
TK334, 338
Các khoản giảm chi phí SXC,
phế liệu thu hồi NVL dùng không hết
Chi phí nhân viên quản lý
phân xưởng, tổ đội xây dựng
TK111,112,152
TK152,153
CP NVL, CCDC dùng cho
tổ đội sản xuất
Phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sử dụng
TK214
Thuế GTGT được khấu trừ
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền dùng chung cho
từng đội xây dựng
Khấu hao máy móc thiết bị sử dụng cho từng đội xây dựng
TK133
TK111,112,331
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kế toán còn sử dụng tài khoản 631-Giá thành sản xuất .Trường hợp này TK154 chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
e- Trình tự kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sử dụng máy thi công ,chi phí sản xuất chung được ghi chép phản ánh lên các chứng từ gốc sau đó được ghi vào các sổ kế toán có liên quan .Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp đã áp dụng là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà trình tự kế toán tập hợp chi phí có sự khác nhau
1.4. Tổ chức kế toán tính giá thành trong doanh nghiệp
a-Phân loại giá thành
*Phân loại giá thành theo thời điểm, nguồn số liệu
- Giá thành dự toán xây lắp: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo định mức và khung giá thành để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp
Giá thành dự toán < giá trị dự toán
- Giá thành kế hoạch :là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với đIều kiện cụ thể của doanh nghiệp xác định giá thành kế hoạch phải đảm bảo nguyên tắc
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán
- Giá thành thực tế là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan khối lượng công tác hoàn thành, bao gồm chi phí định mức, chi phí vượt định mức và các chi phí khác:
* Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành hoàn chỉnh: phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến một công trình, hạng mục công trình hoàn chỉnh.
- Giá thành đấu thầu xây lắp: về nguyên tắc, giá thành đấu thầu phải lớn hoặc bằng giá thành dự toán.
- Giá thành hợp đồng công tác xây lắp :về nguyên tắc giá thành hợp đồng công tác xây lắp nhỏ hơn hoặc bằng giá thành đấu thầu xây dựng.
b- Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm ,công việc còn đang trong quá trình sản xuất ,hoạc đã hoàn thành một vài công đoạn nhưng vẫn còn phải thi công tiếp.
Đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng với công tác kế toán mà chủ yêú là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có các phương pháp.
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp
Dck=(D đk+Cvl)/(Stp+Sd)
Trong đó :
Dck và D đk: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
Cvl: chi phí vật liệu chính trực tiếp
Stp: sản lượng thành phẩm
Sd: sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này cần phảI căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để qui đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
C: từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.
DđK: Chi phí sản xuất tương ứng từng khoản mục dở đầu kỳ.
Stp: Sản lượng thành phẩm
S'd: khối lượng sản phẩm dở đã quy đổi theo tỉ lệ chế biến hoàn thành (% HT)
S'd = Sd x % HT
+ Đánh giá sản phẩ._.m dở dang theo chi phí định mức
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành theo định mức.
c- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Với đặc điểm riêng của nghành, các doanh nghiệp xây lắp xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.
* Kỳ tính giá thành
- Đối với sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
- Đối với những loại sản phẩm được tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc chu kỳ sản xuất dài chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành là thời đIúm kết thúc sản phẩm
*Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp trực tiếp hay phương pháp giản đơn
= + -
Trong trường hợp phải tính riêng giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất phát sinh của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã qui định cho từng công trình ,hạng mục công trình để xác định.
= x
=
1.5. Đặc điểm sổ sách kế toán về KT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Để tiến hành ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tập hợp chi phí làm căn cứ tính giá thành ,về cơ bản các doanh nghiệp xây lắp sử dụng hệ thống sổ kế toán và ghi chép theo sơ đồ dưới đây:
Chi phí SXC, chi phí sử dụng MTC
Chứng từ gốc
Chi phí trực tiếp
Sổ kế toán liên quan vật tư, tiền lương
Sổ chi tiết chi phí sản xuất
Kết chuyển
phân bổ
Sổ kế toán tổng hợp
TK 621, TK 622, TK 623, TK 627
Sổ chi tiết chi phí sản xuất từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ kế toán tổng hợp TK 154, 632
Hàng ngày hoặc định kỳ 3, 5, 10 ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ kế toán liên quan đến vật tư, tiền lương sau đó lấy số liệu để ghi sổ kế toán tổng hợp TK 621, TK623, TK627
Đồng thời nếu các chi phí phát sinh trực tiếp cho các đối tượng kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Còn các chi phí không phát sinh trực tiếp như chi phí sản xuất chung của đội, phân xưởng, chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp doanh nghiệp có tổ chức riêng đội máy thi công).
Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng từ gốc) để ghi vào sổ chi tiết chi phí và cuối tháng tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí và lấy số liệu để ghi "sổ chi tiết chi phí sản xuất từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí"
Cuối tháng hoặc cuối quý từ các sổ kế toán tổng hợp TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 lấy số liệu ghi sổ kế toán tổng hợp TK 154, TK 632, sau đó ghi lập báo cáo kế toán từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí ta lấy số liệu lập bảng tổng hợp chi tiết.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI - BQP
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp nhà nước ra đời ngay trong những năm Đảng và Nhà nước ta có sự chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHXH. Đến nay, Công ty đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời đường lối của Đảng và Nhà nước, đổi mới tư duy, chuyển hướng trong sản xuất kinh doanh, vượt qua mọi khó khăn thử thách vươn lên trong cơ chế thị trường, tạo sức mạnh cả về thế và lực, được nhiều người biết đến.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - Bộ Quốc phòng được đánh dấu qua các mốc lịch sử như sau:
Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng là doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 970/QĐ- QP ngày 14/10/1975 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tiền thân của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng là công ty xây lắp 234, được thành lập theo quyết định số 449/QĐ-QP, ngày 3/9/1973 của BQP trên cơ sở ban quản lý công trình 75325… Như vậy, Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng thực tế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và xây dựng chuyên dụng gần 30 năm (1975-2004), với năng lực ngành nghề đa dạng được xác định (trong chứng chỉ số 375/BXD/CSKD do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp. Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng đã tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc vừa và lớn (chủ yếu là khối trường học, nhà ở, văn phòng…) và các công trình chuyên dụng của hạ tầng kỹ thuật tại các địa bàn được phép hoạt động như:
- Học viện kỹ thuật quân sự (Tam Đảo Vĩnh Phúc)
- Khu giảng đường cao tầng trường ĐH TC-KT (Từ Liêm - Hà Nội)
- Trường trung học Tài chính - Kế toán (Văn Giang - Hưng Yên)
- Viện mỏ địa chất (Gia Lâm - Hà Nội)
- Hội trường + Giảng đường N28 (Học viện kỹ thuật quân sự Hà Đông)
- Trường trung học Mỏ - Địa chất (Mê Linh - Vĩnh Phúc)
- Trường PTTH Bình Mỹ - Hà Nam Ninh
- Khu nhà ở cao tầng: Nghĩa Tân, Nam Đồng, Chương Dương Hà Nội
- Hệ thống xử lý nước thải Viện 103 Hà Đông
Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm, uy tín với khách hàng làm ưu tiên hàng đầu, các công trình do Công ty xây dựng đã được các chủ đầu tư đánh giá tốt cả về chất lượng, mỹ thuật. Các sản phẩm của đơn vị đã và đang khẳng định sự vững chắc và phát triển của mình trên thị trường.
1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP - Bộ Quốc phòng
Theo thông báo số 3169-UBKB (15/9/1995) về ngành nghề doanh nghiệp nhà nước công ty có 2 chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Kinh doanh nhà: có nhiệm vụ tiếp nhận những khu tập thể trong quân đội, thực hiện quản lý thu tiền thuê nhà, lập hợp đồng bán nhà, thực hiện hoá giá nhà cấp 3, 4 cho cán bộ trong quân đội.
+ Xây dựng công trình lắp đặt thiết bị: có nhiệm vụ đào đắp nền, đào đắp công trình, xây dựng kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị cơ, điện, nước công trình, hoàn thiện xây dựng, trang trí nội ngoại thất và các công trình dân dụng.
Trong hơn 10 năm qua, Công ty đã phát triển và đứng vững trên thương trường. Khi mới thành lập Công ty mới chỉ có 65 cán bộ, CNV, với số vốn tương đối ít trong đó:
Vốn cố định: 315.421.000đ
Vốn lưu động: 271.742.000đ
Nhưng giá trị tiền mặt chỉ có: 76.524.000đ
Năm 1991 Công ty chuyển về hoạt động ở Hà Nội và đặt trụ sở tại số 7B Nguyễn Gia Thiều - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Ngày 15/9/1995, được sự đồng ý của Uỷ ban kế hoạch nhà nước cho phép Công ty xây lắp 324 đổi tên thành Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP theo Quyết định số 970/QĐ-CP.
Năm 1991, Công ty chuyển về hoạt động ở Hà Nội có điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động. Song Công ty lại gặp phải khó khăn do kinh tế chưa phát triển, hơn nữa, do ảnh hưởng sự tan rã của Liên Bang Xô Viết mà việc phát triển và xây dựng của các tổ chức và cá nhân chưa được chú trọng. Để tồn tại và phát triển, sau năm 1995 khi đã được mang tên công ty ĐTPT nhà và ĐTHN- BQP, Ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn hiện đại hoá máy móc thi công, có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo CBCNV cho phù hợp với yêu cầu mới, đổi mới cách thức quản lý. Mở rộng địa bàn quản lý phục vụ xây dựng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị không chỉ các cơ quan đơn vị của thành phố Hà Nội mà cho cả Hà Tây - Hưng Yên - Vĩnh Phúc… Chất lượng công trình đảm bảo giữ vững uy tín với khách hàng và không ngừng lớn mạnh. Trụ sở mới của Công ty hiện nay đóng tại 86 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội trên diện tích 4592m2. Để phục vụ cho việc mở rộng địa bàn hoạt động và nâng cao chất lượng các công trình xây dựng tạo thế mạnh trong cạnh tranh, công ty đã nâng số vốn hiện có lên, trong đó:
Vốn cố định: 90.005.000.000đ
Vốn lưu động: 4.118.000.000đ
(Doanh nghiệp tự bổ sung 4.286.000.000đ chiếm 32%).
Bên cạnh đó Công ty còn chú trọng đào tạo đội ngũ có tay nghề cao, hầu hết là được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đến nay, Công ty đã có nhiều Cán bộ công nhân có tay nghề khá vững vàng, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty đã lên tới 186 người. Đời sống CBCNV luôn ổn định và không ngừng được nâng cao. Công ty không chỉ giữ vững uy tín, tạo mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng mà còn có quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thuế, tài chính, ngân hàng.
Sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Công ty trong những năm qua đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây đã giúp Công ty tự khẳng định mình và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
1.3. Công tác tổ chức quản lý của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP
Là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh doanh độc lập, sản xuất kinh doanh tập trung, địa điểm đặt cách nhau, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, vào đặc trưng của mình mà Công ty đã chọn mô hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý khá hoàn chỉnh, bao gồm: Ban giám đốc và các Phòng, Ban chức năng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP
Giám đốc
Phó Giám đốc
phụ trách chung
Phó Giám đốc
phụ trách xây dựng, sửa chữa
Phòng Hành chính
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tiếp nhận
bán nhà
Phòng Bảo vệ
Đội
Xây dựng
sửa chữa
Đội
cơ khí chế tạo
Đội vệ sinh và môi trường
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành mọi hoạt động và phân công công việc trong công ty.
* Phó giám đốc phụ trách chung: giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty.
* Phó giám đốc phụ trách xây dựng, sửa chữa: chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác xây dựng, sửa chữa các công trình, hạng mục công trình mà công ty đang và sẽ thực hiện, cùng với phó giám đốc phụ trách chung tạo điều kiện cho các phòng ban khác hoàn thành công việc của mình.
Giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng gồm:
- Phòng Hành chính
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Phòng Tiếp nhận bán nhà
- Phòng Bảo vệ
- Đội Xây dựng, sửa chữa
- Đội cơ khí chế tạo
- Đội Vệ sinh môi trường
Mỗi phòng ban chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng nhất định, cùng chịu sự giám sát điều hành trực tiếp của ban giám đốc và giám đốc. Đồng thời giúp ban giám đốc có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.
Tại các đội xây dựng, sửa chữa, cơ khí chế tạo, vệ sinh môi trường, bộ máy trực tuyến chức năng còn bao gồm: đội trưởng, đội phó và các công nhân xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối chặt chẽ, thống nhất. Một mặt tập trung được công việc, mặt khác tạo được mối quan chặt chẽ giữa các bộ phận trong Công ty, góp phần xây dựng đi sâu chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh. Đây là thế mạnh và cũng là yếu tố quan trọng giúp Công ty hoàn thành công việc có hiệu quả.
1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin đầy đủ chính xác kịp thời, thường xuyên và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời còn giúp cho các cán bộ kế toán nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nhận thức được điều đó, Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP căn cứ vào tình hình cụ thể, bộ máy kế toán được tổ chức theo hệ hình thức kế toán tập trung.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP
Kế toán trưởng
Kế toán
NVL, tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán
tiền mặt và các TGNH, thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán
doanh thu, TSCĐ, Thuế
Các nhân viên kinh tế dưới Đội
* Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê các thông tin trong toàn công ty. Đồng thời tổng hợp số liệu, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phần hành chuyển đến, lập báo cáo quyết toán nộp cho lãnh đạo, thực hiện quản lý sổ sách, cuối mỗi tháng đối chiếu số liệu với kế toán phần hành.
* Kế toán doanh thu, TSCĐ, thuế: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh chính xác kịp thời, thường xuyên đầy đủ về tình hình biến động của TSCĐ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các loại thuế.
* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Kế toán NVL, tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh thường xuyên đầy đủ tình hình biến động giá thành nhập, xuất, tồn của NVL, theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị thực hiện tính giá thành công trình.
* Kế toán tiền mặt, TGNH, thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, TGNH, và theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng.
* Thủ quỹ: quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp lý hợp lệ để nhập, xuất tiền mặt.
Tại các đội xây dựng, Công ty không tiến hành tổ chức bộ máy kế toán riêng, mà chỉ sắp xếp các nhân viên kinh tế thực hiện phân loại tổng hợp các chứng cứ ban đầu và định kỳ chuyển về phòng kế toán - tài chính theo quy định chung để kế toán ghi sổ kịp thời.
b. Hình thức sổ kế toán của Công ty
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán được ban hành theo quyết định 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính, sau đó có sự thay đổi cho phù hợp. Riêng đối với ngành xây dựng cơ bản, có quyết định 1864/QĐ/TC ban hành ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Việc áp dụng hình thức kế toán này là hoàn toàn phù hợp với Công ty, vì có điều kiện hạch toán, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác, tạo điều kiện cho các nhân viên kế toán phát huy năng lực của mình.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán và xử lý chứng từ của hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý
Đối chiếu
1.5 Công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của công ty.
a. Mô hình và phân cấp hạch toán
Công ty tổ chức hạch toán theo hai cấp: cấp công ty và cấp đơn vị thành viên
Cấp công ty hạch toán độc lập, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, mở sổ sách kế toán theo đúng chế độ quy định của nhà nước và Bộ quốc phòng.
Cấp đơn vị thành viên (hiện tại chỉ có BQL dự án khu đô thị mới Mỹ Đình 1, sau đây gọi tắt là ban QLDA) hạch toán phụ thuộc công ty được phân cấp hạch toán đến chi phí đầu tư gồm: chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí khác trực tiếp và chi phí ban quản lý dự án.
Ban QLDA mở sổ sách kế toán và tổ chức hạch toán theo đúng chế độ nhà nước quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi chép kịp thời, chính xác, đầy đủ và trung thực, lưu giữ sổ sách, chứng từ theo chế độ hiện hành.
Ban QLDA trực thuộc công ty phải chịu trách nhiệm trước công ty về tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính cũng như tình hình tài chính của đơn vị mình.
b. Quản lý sử dụng tài sản và vốn kinh doanh
Công ty trực tiếp quản lý vốn cố định, chỉ giao hiện vật TSCĐ cho ban QLDA quản lý và sử dụng. Công ty trích khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính
Công ty quản lý vốn theo thông tư số 62/1999/TT - BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước.
c. Quản lý chi phí và giá thành sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động của công ty cũng như: chi phí xây lắp thiết bị, chi phí khác trực tiếp, chi phí quản lý dự án, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương, các khoản chi phí dịch vụ…các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước như: BHXH, BHYT và các khoản thu nộp khác.
Việc quản lý và hạch toán chi phí vào giá thành phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
d. Chế độ báo cáo
Công ty thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo hướng dẫn số 619/TC4ngày 17/5/2001 của cục Tài chính- Bộ quốc phòng.
Định kỳ tháng, quý, năm ban quản lý dự án tổng lập số liệu lập báo cáo tài chính theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, Bộ quốc phòng gửi về phòng tài chính của công ty để công ty hạch toán. Thời gian nộp báo cáo tháng là ngày 15 của tháng sau quý, báo cáo năm chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành của công ty
1. Nguyên tắc kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty ĐTPT nhà và ĐTHN- BQP.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu và vận dụng các nguyên tắc chung, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý và công tác kế toán công ty ĐTPT nhà và ĐTHN- BQP đã đề ra nguyên tắc phù hợp.
- Nắm vững nội dung và bản chất của chi phí trong xây lắp là đặc điểm cơ bản cần quán triệt của công ty. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, các chi phí nguyên vật liệu như: cát, sỏi, xi măng, sắt thép, vôi, gạch, ngói vv… Chi phí nhân công chi phí máy thi công, chi phí cho quản lý đội thường xuyên phát sinh. Nhận thức được điều đó công ty đã tiến hành phân loại chi phí. Có rất nhiều tiêu thức phân loại song để phù hợp với yêu cầu quản lý và yêu cầu kế toán công ty đã lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và của chi phí công dụng. Cách phân loại này chia chi phí sản xuất kinh doanh của công ty thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Theo đó công ty có số liệu để quản lý chi phí theo định mức và làm tốt công tác tính giá thành.
- Nắm vững và xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên quan trọng quyết định phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào quy mô hoạt động vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Do phương pháp tập hợp chi phí là tập hợp trực tiếp cho các công trình hạng mục công trình theo cách này chi phí nguyên vật liệu, nhân công liên quan trực tiếp đến một công trình hạng mục công trình phải được tập hợp riêng cho công trình hạng mục công đó, chi phí máy thi công chi phí sản xuất chung trong trường hợp công ty thực hiện thi công nhiều công trình không thể tập hợp trực tiếp được mà phải tiến hành phân bổ cho các công trình hạng mục công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, công ty ĐTPT nhà và ĐTHN- BQP thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự sau:
+ Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan đến công trình, hạng mục công trình.
+ Tính toán phân bổ lao vụ, dịch vụ phụ trong xây dựng cơ bản cho từng công trình hạng mục công trình.
+ Tập hợp phân bổ chi phí chung cho các đối tượng liên quan theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội -BQP
a. Kế toán tập hợp chi phí NVLTT
Chi phí NVLTT xây lắp bao gồm giá thực tế toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình xây lắp công trình, hạng mục công trình
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên số lượng NVL lớn, nhiều chủng loại chiếm tỷ trọng lớn.
NVL chính bao gồm: Xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá vôi dùng vào sản xuất tạo nên thực tế sản phẩm .
NVL phụ được sử dụng để làm tăng chất lượng hoàn chỉnh công trình, hạng mục công trình như vôi ve, các phụ gia khác v.v
Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào được tính cho công trình đó trong trường hợp đặc biệt công ty không tách riêng ra được phải tiến hành phân bổ gián tiếp cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan.
Chứng từ: Để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí NVLTT, công ty sử dụng phiếu đề nghị cấp vật tư: phiếu xuất kho.
Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK 621 - chi phí NVLTT, chi phí NVL ở công ty được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Phương pháp: để kế toán hàng tồn kho, ở công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội - BQP sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên (theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐ kế toán ngày 1/11/1995 của BTC) và kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song, đồng thời tính giá thực tế xuất kho của vật tư công cụ dụng cụ theo phương pháp bình quân gia quyền (theo tháng)
=
Trong trị giá thực tế của vật tư nhập kho bao gồm cả chi phí mua (vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, thuê kho, thuê bãi…) và các chi phí này phải ghi trên phiếu nhập kho.
= Số lượng xuất kho x
Đơn giá thực tế bình quân tháng được tập hợp và ghi trên bảng giá trung bình tháng.
- Trình tự kế toán:
Công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được tiến hành khá chặt chẽ.
Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình hàng tháng căn cứ vào kế hoạch, tiến độ thi công và định mức kinh tế kỹ thuật cho từng loại NVL một cách rồi viết phiếu yêu cầu cấp vật tư sau đó gửi lên phòng cung tiêu để làm thủ tục xuất vật tư. Phòng cung tiêu căn cứ vào số vật tư trong kho và phiếu yêu cầu để viết phiếu xuất kho, và làm thủ tục xuất kho theo đúng yêu cầu quy định.
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20/6/2004
Họ tên người nhận hàng: Đ/c Thanh
Lý do xuất kho: Thi công công trình nhà trị xạ viện 103.
Xuất tại kho: Đ/c Vượng viện 103.
STT
Tên vật tư
Mã
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
2
3
4
Thép LD f 6
Thép LD f 8
Thép LD f 14
Thép LD f 16
kg
kg
kg
kg
545
654
680
955
3700
3700
3700
3700
2.016.500
2.419.800
2.516.000
3.533.500
Cộng
10.485.800
Người nhận
(Họ tên)
Thủ kho
(Họ tên)
KTT
(Họ tên)
Giám đốc
(Họ tên)
Phiếu xuất kho dùng để theo dõi số lượng vật tư xuất cho xây dựng ở một thời điểm cụ thể. Căn cứ vào yêu cầu và số thực xuất thủ kho ghi vào cột yêu cầu và cột thực xuất sau đó gửi lên cho nhân viên kinh tế phân loại. Cuối tháng khi có đơn giá bình quân tháng kế toán ghi đơn giá và tính lượng tiền đầu tháng, các phiếu nhập đê tính và lập bảng đơn giá thực tế bình quân tháng của từng thứ vật tư.
Căn cứ vào bảng này và chứng từ xuất cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp vật tư xuất dùng trong tháng cho từng công trình.
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ SỬ DỤNG
Tháng 6/2004
Công trình: Nhà trị xạ - Viện 103 - Học viện Quân y
STT
Tên vật tư
ĐV
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Xuất VL cho thi công xây lắp
325.005.400
1.1
NVL chính
320.855.000
XM Chingfong PL300
Tấn
5
5
647.727
3.238.635
Thép f 6
Kg
545
545
3.700
2.016.500
….
…
…
…
…
…
1.2
NVL phụ
15.421.500
Sơn
Thùng
20
125.000
…
Ve
Kg
120
10.540
1.264.800
….
…
…
…
…
…
1.3.
Thiết bị cần lắp
20.283.500
Thông gió
chiếc
7
1.520.000
10.640.000
Đèn tuýp chiếu sáng
chiếc
120
15.000
7.500.000
…
…
…
…
…
…
1.4
Công cụ dụng cụ
4.350.400
2
Xuất vật tư cho máy thi công
110.263.400
2.1
Nhiên liệu
101.263.400
Dầu Diezen
lít
1870,5
1870,5
3.564
6.666.462
Xăng Mogas 83
lít
850
850
4.481
3.808.850
…
…
…
…
…
…
2.2
Phụ tùng thay thế
8.412.300
Lốp ô tô
chiếc
3
1.450.000
4.350.000
Xăm ô tô
chiếc
1
1.750.000
1.750.000
…
…
…
…
…
…
2.3
Công cụ dụng cụ
1.140.800
3
Xuất V.tư dùng cho quản lý đội
30.190.500
3.1
Vật tư
2.470.100
3.2
Công cụ dụng cụ
32.590.000
Đà giáo
Cốp pha
Cộng
468.612.500
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Ngày, 30/6/2004
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng này phản ánh toàn bộ số vật tư xuất cho thi công xây lắp các công trình, hạng mục công trình trong 1 tháng (tháng 6). Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL, CCDC
Đơn vị: Công ty đầu tư PT nhà và đô thị Hà Nội - BQP Mẫu biểu 3
Đội xây dựng
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 6/2004
Công trình: Nhà trị xạ Viện 103 - HVQY
Ghi Có
Ghi Nợ
TK 152
TK 153
Tổng cộng
152.1
152.2
152.3
152.4
152.5
Cộng 152
153.1
153.2
Cộng 153
TK621
285.150.000
15.421.500
20.283.500
320.855.000
4.350.400
4.350.400
32.520.400
TK623
101.263.400
8.412.300
109.675.700
1.140.800
1.140.800
32.590.600
TK627
2.470.100
2.947.100
30.120.500
30.120.500
32.590.600
Cộng
287.620.100
15.421.500
101.263.400
8.412.300
20.283.500
433.000.000
5.491.200
30.120.500
35.611.700
468.612.500
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 30/6/2004
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Bảng này phản ánh trị giá NVL, CCDC xuất dùng trong tháng (theo giá bình quân tháng) cho các đối tượng sử dụng: cho thi công xây lắp, cho hoạt động của máy thi công, dùng chung cho toàn đội.
Căn cứ để lập bảng này là toàn bộ các phiếu xuất kho được tổng hợp lại trên bảng tổng hợp xuất kho vật tư sử dụng (đơn giá bình quân tháng).
Công thức:
=
Phương pháp ghi: Lấy số liệu ở cột tổng tiền lương ứng với dòng đối tượng sử dụng để ghi vào cột có TK 152, cột có TK 153 và dòng nợ TK (TK621, TK 622, TK 627) cho phù hợp.
Bảng phân bổ số 2 dùng để lấy số liệu chứng từ ghi sổ số 95a
Đơn vị: Cty ĐTPT nhà và ĐTHN - BQP
Đội xây dựng
CHỨNG TỪ GHI SỔ SỐ 95A
Ngày 30/6/2004
Công trình: Nhà trị xạ - Viện 103 - HVQY
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất VLC để thi công
621
152.1
285.150.000
Xuất VLP để thi công
621
152.2
15.221.500
Xuất thiết bị XDCB để lắp đặt
621
152.5
20.283.500
Xuất CCDC để thi công
621
153.1
4.350.400
Cộng
325.205.400
Kèm theo chứng từ gốc
Người lập
(Họ tên)
Kế toán trưởng
(Họ tên)
Chứng từ ghi sổ số 95a dùng làm căn cứ để ghi sổ cái TK 621.
Đơn vị: Cty ĐTPT nhà và ĐTHN - BQP
Đội xây dựng
SỔ CÁI
Tên TK: 621
Quý 2 năm 2004
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
30/4
30/4
Cộng PS tháng 4
152
254.847.700
Cộng PS tháng 5
153
2.030.500
30/6
95a
30/6
PS tháng 6
Xuất NVL phục vụ cho thi công xây lắp
152.1
152.2
152.5
153.1
30/6
Cộng PS tháng 6
325.205.400
Cộng luỹ kế cuối quý 2
730.186.700
K/c CPNVLTT sang TK154
730.186.700
Người ghi sổ
(Họ, tên)
Kế toán trưởng
(Họ, tên)
Sổ cái TK 621 là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh về CPNVLTT cho từng công trình, hạng mục công trình.
Phương pháp ghi: Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 95a để ghi vào sổ cái TK 621
Theo định khoản:
Nợ TK 621
Có TK 152
Có TK 153
Cuối tháng cộng tổng số tiền trong tháng và số tổng cộng của các tháng trước.
Đồng thời từ bảng phân bổ số 2 kế toán tập hợp chi phí và tính tổng tiến hành ghi sổ chi tiết TK 621 (chi tiết cho công trình nhà trị xạ viện 103 HVQY)
Sổ chi tiết TK 621
Nội dung: dùng để tập hợp CPNVLTT cho công trình nhà trị xạ viện 103 - HVQY.
Phương pháp ghi: Căn cứ vào số tổng cộng trên bảng phân bổ số 2 phần ghi nợ TK 621 đối ứng có TK 152 (chi tiết cho từng loại NVL) có TK 153 (chi tiết cho từng loại CCDC) để ghi.
Cuối tháng lấy số liệu để đối chiếu với sổ cái TK 621.
Đơn vị: Cty ĐTPT nhà và ĐTHN - BQP
Đội xây dựng
SỔ CHI TIẾT
Tên TK: 621
Quý 2 năm 2004
Công trình: Nhà trị xạ viện 103 - HVQY
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Nợ TK621 Số tiền
SH
NT
Số dư đầu quý
Số PS trong quý
30/4
30/4
Xuất vật tư phục vụ thi công tháng 4
152
254.847.700
31/5
31/5
Xuất vật tư phục vụ thi công tháng 5
153
2.030.500
30/6
Xuất vật tư phục vụ thi công tháng 6
Xuất VLC phục vụ thi công
Xuất VLP phục vụ thi công
Xuất TB XD phục vụ xây lắp
Xuất CCDC cho thi công
152.1
152.2
152.5
153.1
285.150.000
15.421.500
202.830.500
4.350.400
30/6
Cộng PS trong quý
730.186.700
Số dư cuối quý
730.186.700
Người ghi sổ
(Họ, tên)
Kế toán trưởng
(Họ, tên)
b) Kế toán tổng hợp và phân bổ CPNCTT
CPNCTT trong doanh nghiệp xây lắp chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy việc quản lý CPNCTT ở công ty cũng là khâu quan trọng, nhằm tiết kiệm CPNC góp phần hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và thu hút lao động có tay nghề cao.
Nội dung: KMCP NCTT ở công ty gồm:
- Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp.
- Tiền thuê ngoài lao động san nền, vận chuyển, bốc dỡ NVL, thu dẹp hiện trường… Trong đó không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất.
Chứng từ:
Để chứng minh các nghiệp vụ kế toán phát sinh về CPNCTT, kế toán sử dụng các chứng từ như: bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 622 -"CPNCTT"- và các TK kế toán có liên quan khác như TK 334, TK 111.
Phương pháp tính:
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, công ty thực hiện chế độ tính lương thời gian. Tiền lương thời gian được tính căn cứ vào: thời gian làm việc và bậc lương của người lao động.
= Thời gian làm việc x Mức tiền lương thời gian
- Mức tiền lương thời gian tính theo tháng được tính trên cơ sở hệ số cấp bậc lương và mức lương tối thiểu.
Mức lương tháng =x x
- Hệ số cấp bậc lương do phòng kỹ thuật tính trên cơ sở quy định riêng của ngành. Số ngày quy định của nhà nước tại thời điểm quý 2 năm 2004 là 22 ngày/tháng. Ngoài tiền lương tiền thưởng, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc BHXH, BHYT trong những trường hợp ốm đau phải nghỉ việc.
=+++
Trong đó: phụ cấp thâm niên = 11% x tiền lương thời gian.
Phụ cấp công trình = 17% x tiền lương thời gian.
- Ngoài ra số lao động không đóng bảo hiểm thuê ngoài ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3184.doc