Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ Khí Đông Anh: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ Khí Đông Anh
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ Khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Văn Dũng
Lớp : KDTH-A-K36
Khoa : Kinh Té
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả chuyên đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế Việt Nam có xu hướng phát triển theo nền kinh tế quốc tế.Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 159 WTO... từ đó một mặt khẳng định vị trí của mình trên thị trường , mặt khác mở ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế về mặt vi mô và vĩ mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là công tác trọng tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận cao. Các công ty, các doanh nghiệp sản xuất để đạt lợi nhuận cao phải luôn cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Công tyTNHH NN Một Thành Viên Cơ Khí Đông Anh luôn cải tiến công tác kế toán phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và chế độ kế toán của nhà nước.Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu: nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Để công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng trở thành công cụ hữu hiệu hơn trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm cần đi sâu nghiên cứu cụ thể để tìm ra ưu điểm, những bất cập có thể kiến nghị với Công Ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh nhằm phát huy hơn nữa tác dụng của kế toán.
Xuất phát từ lý luận thực tiễn, bằng những kiến thức đã học em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Những lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Phần II: Thực trạng và tổ chức công tác kế toán ở Công ty cơ khí Đông Anh.Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty cơ khí Đông Anh.
PHẦN 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản:
Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Đối tượng lao động như nguyên liệu , vật liệu
Sức lao động.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống; còn chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên liệu, vật liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá.
Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp...chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, quý , năm phù hợp với kỳ báo cáo.Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm( công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất, được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành, tăng cao lợi nhuận.
Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
1.1.2. Mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Quan hệ giữa chúng được thể hiện ở:
Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hay cao, nó thể hiện qua công thức sau:
Giáthành sản xuất
=
CPSXDD đầu kỳ
+
CPSXPS trong kỳ
-
CPSXDD cuối kỳ
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng.Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:
1.1.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế.
1.3.1.1.1.1: Chi phí hoạt động chính và phụ:
* Chi phí sản xuất:
chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm,lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.Chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương,các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản phải trích theo tiền lương của công nhân như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê, kinh phí công đoàn.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí tiền lương,các khoản phải
trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí vật liệu: gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.
+ Chi phí dụng cụ: gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ và quản lý sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí phục vụ và quản lý cho sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.
* Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ , dịch vụ.Loại chi phí này bao gồm : chi phí quảng cáo, giao hàng , giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đên bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý,chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng – khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách , hội nghị.
1.1.3.1.1.1.2: Chi phí hoạt động khác:
Chi phí hoạt động khác là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, nó bao gồm:
- Chi phí hoạt động tài chính: là những chi phí và các khoản lỗ liên quan
đến các hoạt động về vốn như: chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính
- Chi phí khác: là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế…
1.1.3.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên liệu và vật liệu :
Gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
+ Chi phí nhân công:
Gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung (Kỹ thuật xưởng, quản đốc PX, Thống kê xưởng), nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị:: gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh chi phí về điện nước, khí nén,hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài.
+ Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
1.1.3.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp.
- Chi phí ban đầu: là chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm , chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp.Đây là các chi phí luân chuyển giữa giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.Chi phí này phát sinh trong do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định.
1.1.3.1.1.4. Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
* Ghi nhận chi phí trong các báo cáo tài chính:
- Chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng n phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
- Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
- Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế cho các kỳ sau.
* Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
- Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán. Đối với những doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: Chi phí thời kỳ là các chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh.Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh và được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh.
SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH VẬN ĐỘNG CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Các chi phí sản xuất sản phẩm
Lợi nhuận gộp
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí SX chung
Chi phí NC trực tiếp
CPSX dở dang
Doanh thu bán hàng
Thành Phẩm
Giá vốn hàng bán
(-)
(=)
Bảng CĐKT
Chi phí thời kỳ
CP bán hàng - CPQLDN
( - )
(=)
Lợi nhuận thuần trước thuế
1.1.3.1.1.5- Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm
Chi phí khả biến( biến phí ): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng, tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Chi phí này gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí cố định ( định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ.
Cách phân loại này có tác dụng đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việch ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
1.1.3.1.1.6-Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến sản xuất việc nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn , hợp lý.
1.1.3.1.1.7. Phân loại theo nội dung cấu thành của chi phí.
Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất.
Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.
1.1.3.2- Phân loại giá thành sản phẩm
1.1.3.2.1-Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch , giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước hoặc những định mức dự đoán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, nó là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp từ đó có cơ sở đánh gía các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng.
Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm hoặc được căn cứ vào số liệu chi phí thực tế sản xuất đã phát sinh hoặc tập hợp được trong kỳ.
1.1.3.2.2- Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi các chi cấu thành.
- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí liên quan đên quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này.Như vậy giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ gồm 3 loại:
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm: là giá thành được xác định gồm toàn bộ chi phí cố định, chi phí biến đổi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.Toàn bộ chi phí cố định, chi phí biến đổi được phân bổ hết cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ( còn gọi là phương pháp định phí toàn bộ).
+ Giá thành sản phẩm theo biến phí: là giá thành gồm chi phí biến đổi, cả chi phí biến đổi trực tiếp và chi phí biến đổi gián tiếp. Chi phí cố định được xem như chi phí thời kỳ và được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối kỳ.
+ Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định gồm 2 bộ phận:
Toàn bộ chi phí biến đổi (chi phí biến đổi trực tiếp, chi phí biến đổi gián tiếp).
Một phần chi phí cố định được xác định trên cơ sở mức độ hoạt động thực tế so với mức độ hoạt động tiêu chuẩn (xác định theo công suất thiết kế hoặc định mức).
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ,trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các vai trò, nhiệm vụ chủ yếu sau:
Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất théo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.
Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận- xử ly- hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất- tiêu thụ sản phẩm.
1.2 – Phương pháp kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
1.2.1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
* Đối tượng kế toán chi phí sản xuât:
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn sản xuất mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp theo đó.
Giới hạn phạm vi tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí như phân xưởng bộ phận, giai đoạnh công nghệ hoặc đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm.
Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất đó là xác định nơi phát sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ) hoặc đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, đơn đặt hàng).
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tỏng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, cũng có thể là ở từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành.
1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định. Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp.
1.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép.
1.2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phẩn bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự:
- Xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Ci = Ti * H
Trong đó: Ci - là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti - là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
H - là hệ số phân bổ
1.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.2.3.1- Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung của phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính gía thành sản phẩm được kịp thời và đúng đắn.
1.2.3.1.1- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí , từ đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng.
Cuối kỳ kế toán phải phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
1.2.3.1.2. Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi sử dụng nguyên liệu, vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng, không thể ghi trực tiếp cho nhiều đối tượng được thì phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chúng cho các đối tượng có liên quan theo công thức:
Ci = *Ti
Trong đó: i =1......n
Ci : Chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng i
å C : Tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu đã tập hợp
: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ có trong đối tượng thứ i
Chi phí nguyên liệu và vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là:chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Chi phí thực tế nguyên vật liệu trong kỳ,cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra, xác định số nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng hoặc giá trị phế liệu thu hồi được xác định:
Chiphí NVLTT thực tế trong kỳ
=
Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ
+
Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ
-
Trị giá NVLTT còn lại cuối kỳ
-
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
1.2.3.1.3- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Chứng từ.
Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, các chứng từ khác có liên quan.
* Tài khoản sử dụng.
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ
Bên có: Trị giá vốn nguyên liệu,vật liệu sử dụng không hết,nhập lại kho.
Trị giá của phế liệu thu hồi ( nếu có).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ vào các tài khoản có liên quan để tính giá thành sản phẩm: TK 154 (phương pháp kê khai thường xuyên), TK 631 (phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
* Các trường hợp kế toán chủ yếu.
a) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1- Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm , kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho:
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu
2- Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm, không qua kho, kế toán căn cứ vào hoá đơn hoặc chứng từ liên quan( Chứng từ thanh toán, hoá đơn của người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng…) kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nếu doanh nghiệp tính số khấu trừ:
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331, 141: Tổng giá thanh toán
Nếu không có hoá đơn thuế GTGT, hoặc thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 111,112,331,141: Tổng giá thanh toán
3- Trường hợp cuối kỳ nếu có nguyên vật liệu sử dụng không hết chưa nhập lại kho:
- Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán: ( Ghi số âm)
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152: Nguyên vật liệu trực tiếp
- Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường:
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152: Nguyên vật liệu trực tiếp
4- Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5-6- Cuối kỳ căn cứ tài liệu tính toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các đối tượng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất dở dang
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán( phần CPNVLTT vượt
trên mức bình thường)
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SƠ ĐỒ 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
TK 152 (TK 611) TK 621 TK 152
(1) và (3) (4)
TK 111, 112, 141 TK 154
(5)
TK 331 (2)
TK 632
(6)
b) Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê vật tư, kế toán xác định trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ:
Nợ TK 621 : Trị giá thực tế nguyên vật liệu
Có TK 631: xuất dùng trong kỳ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng:
Nợ TK 631 : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
Có TK 621 : trực tiếp
1.2.3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
1.2.3.2.1. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tiền lương. Không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp.
1.2.3.2.2. Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn thích hợp như chi phí tiền công định mức, giờ công định mức...Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính cho từng đối tượng chịu chi phí có liên quan.
1.2.3.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Chứng từ.
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng thuê nhân công hoặc các chứng từ khác có liên quan.
* Tài khoản sử dụng.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Bên nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm ( TK 154, TK631 ).
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
Số dư cuối kỳ: Không có.
* Các trường hợp kế toán chủ yếu
1- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán phản ánh số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ, ghi:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 : Phải trả người ._.lao động
2- Khi trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ kế hoạch trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 : Chi phí phải trả
3- Căn cứ bảng phân bổ tiền lương , trích BHXH (3383), BHYT (3384), KPCĐ (3382), kế toán ghi:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác
4- Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán( Phần chi phí nhân
công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
SƠ ĐỒ 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TK 334 TK 622 TK 154
(1)
(4)
TK 335
TK 632
(2) (5)
TK 338
(3)
1.2.3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
1.2.3.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất (nằm ngoài 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) như chi phí về tiền công, tiền lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng có khấu hao tài sản cố định.
Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để tập hợp từng phân xưởng,từng đội sản xuất.
1.2.3.3.2. Phân bổ chi phí sản xuất chung.
Trường hợp 1 phân xưởng, 1 đội sản xuất trong kỳ sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công việc phân bổ có liên quan, tiêu chuẩn để sử dụng phân bổ sản xuất chung có thể là định mức chi phí sản xuất chung, phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
1.2.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
* Chứng từ.
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, bảng tính và trích khấu hao tài sản cố định, hoá đơn tiền điện nước hoặc các chứng từ khác có liên quan
* Tài khoản sử dụng.
TK 627- Chi phí sản xuất chung
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung( nếu có)
Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí
Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Số dư cuối kỳ: Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo các yếu tố chi phí:
- TK 6271: Chi phí nhân viên
- TK 6272: Chi phí vật liệu
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278 : Chi phí khác bằng tiền
* Các trường hợp kế toán chủ yếu.
1- Tập hợp chi phí nhân viên:Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( 6271)
Có TK 334 : Phải trả người lao động
Có TK 338: Các khoản phải trả, phải nộp khác.
2- Tập hợp chi phí vật liệu:Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, và các chứng từ liên quan khác( nếu có):
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( TK 6272)
Có TK 152 : Nguyên vật liệu
3- Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất:Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ và các chứng từ liên quan khác( nếu có), kế toán ghi:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( TK 6273)
Có TK 153 : Công cụ dụng cụ( Phân bổ 1 lần)
Có TK142, TK 242 : Loại phân bổ nhiều lần
4- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ:Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( TK 6274)
Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ
5- Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài:Căn cứ vào các chứng từ gốc, các tài liệu có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( TK 6277)
Có TK 111, 112, 141, 331…
6- Tập hợp chi phí khác bằng tiền:Căn cứ vào các chứng từ gốc( Phiếu chi tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng…), các tài liệu có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung( TK 6278)
Có TK 111, 112, 141, …
7- Cuối kỳ, sau khi chi phí sản xuất chung đã được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, chi tiết theo điều khoản chi phí và theo chi phí cố định, chi phí biến đổi, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ vào chi phí chế biến cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
* Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, kế toán có thể lựa chọn các tiêu chuẩn:
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Dự toán hoặc định mức chi phí sản xuất chung.
Tổng chi phí sản xuất cơ bản ...
Căn cứ vào kết quả tính toán phân bổ, kế toán kết chuyển phần chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm bằng bút toán:
Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 627 : Chi phí sản xuất chung
SƠ ĐỒ 4 : SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
TK 334, 338 TK 627 TK 154
Chi phí nhân viên
(1) (7) CPSX chung phân bổ
TK 152
vào cphí chế biến trong kỳ
Chi phí vật liệu
(2) TK 632
TK153 (142,242)
Chi phí công cụ dụng cụ (7) CPSX chung không được
(3) phân bổ, ghi nhận CPSX chung
trong kỳ
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
(4)
TK 111,112,141,331
(5) và (6) chi phí dvụ
mua ngoài và cphí khác
bằng tiền
1.2.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.2.3.5.1 Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
* Điều kiện áp dụng.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phải sử dụng tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
* Nội dung- kết cấu TK 154.
Bên Nợ:
Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến.
Chi phí thuê ngoài chế biến.
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (631).
Bên Có:
Giá trị phế liệu thu hồi ( nếu có)
Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ.
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành .
Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành.
Số dư Nợ: phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tư chưa hoàn thành.
* Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
( Phương pháp kê khai thường xuyên )
SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
621 154 152
Kết chuyển chi phí NVLTT Phế liệu thu hồi do
sản phẩm hỏng
622 1388
Kết chuyển chi phí NCTT Bồi thường phải thu do
sản phẩm hỏng
627 155
Kết chuyển chi phí SXChung Giá thành sản xuất thành
phẩm nhập kho
632
Gía thành sản xuất lao vụ
bán không qua kho
157
Giá thành sản xuất thành
phẩm lao vụ gửi bán
Dư cuối kỳ: **********
1.2.3.5.2- Tài khoản 631: Giá thành sản xuất
* Điều kiện áp dụng.
Tài khoản 631 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
* Nội dung - kết cấu TK 631.
Bên Nợ:
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ.
Các khoản giảm chi phí sản xuất.
TK 631, không có số dư cuối kỳ.
* Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
SƠ ĐỒ 6: KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
154 631 154
Chi phí sản phẩm dở dang Chi phí sản phẩmdở
đầu kỳ dang cuối kỳ
621 152
Chi phí NVLTT Phế liệu thu hồi do
sản phẩm hỏng
622 3388
Chi phí nhân công Tiền bồi thường phải thu
trực tiếp về sản phẩm hỏng
627 632
Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sphẩm
hoàn thành trong kỳ
Không có số dư cuối kì.
1.3 - Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu. Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng.
1.3.1. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính kết cho sản phẩm.
Giá trị
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
hay:
DCK
=
DĐK
+
Cn
x
Sd
Sht
+
Sd
Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ sau thì tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
Nếu doanh nghiệp có tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất thì đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp sản xuất.
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
1.3.2. Đánh giá theo khối lượng sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo phương thức nhất định.
Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp.
DCK
=
DĐK
+
Cn
x
Sd
Sht
+
Sd
Đối với các chi phí sản xuất bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí sản xuất NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
(Đã quy đổi)
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
(Đã quy đổi)
hay:
DCK
=
DĐK
+
Cn
x
Sd’
Sht
+
Sd’
Trong đó : Sd’ = Sd * % HT
Ưu điểm: Kết quả tính toán có độ chính xác cao, hợp lý hơn vì chúng được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định được mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ.
1.3.3. Đánh giá theo chi phí sản xuất định mức.
Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghịêp sản xuất đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang trong từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất đó cho từng đơn cvị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khôí lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Áp dụng phương pháp này với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức.
Đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp:
Nếu trong kỳ không có sản phẩm thu hoạch thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ đều được tính là chi phí của sản phẩm dở dang.
Nếu trong kỳ có thu hoạch một phần sản phẩm, còn một phần sản phẩm sẽ được thu hoạch tiếp vào kỳ sau thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ được tính theo công thức:
Chi phí SPDD + Chi phí sản xuất
Chi phí SPDD đầu kỳ trong kỳ Sản lượng dự
cuối kỳ = * kiến chưa
Sản lượng đã + Sản lượng hoàn hoàn thành
hoàn thành thành ở kỳ sau
Đối với đơn vị sản xuất xây lắp:
Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn xây dựng lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanh toán là sản phẩm dở dang. Khi đó chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính:
Chi phí SPDD Chi phí sản xuất
đầu kỳ + phát sinh Giá dự toán
Chi phí SPDD trong kỳ của giai đoạn
cuối kỳ = * XD dở dang
Giá dự toán của Giá dự toán của cuối kỳ
giai đoạn XD + giai đoạn XD dở
hoàn thành dang cuối kỳ
1.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
1.4.1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Bộ phận kế toán giá thành phải xác định được đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Về mặt tổ chức sản xuất: nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành.
Về mặt quy trình công nghệ sản xuất:
Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất.
Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song( lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, có thể là từng bộ phận,từng chi tiết sản phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch gía thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2. Các phương pháp tính giá thành.
1.4.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp tính trực tiếp).
1.4.2.1.1. Điều kiện áp dụng.
Áp dụng đối với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ xuất giản đơn khép kín,tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ hoặc liên tục, có đối tượng kế toán tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
1.4.2.1.2. Công thức tính.
Zsp = Dđk + Cn - Dck
Trong đó: Zs: Giá thành sản phẩm của từng đối tượng tính giá thành
Dđk, Dck : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
Cn : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
Tính gía thành đơn vị :
zđvsp =
Zsp
S
S : là sản lượng thành phẩm
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì: Z = C.
1.4.2.2. Phương pháp tính giá thành hệ số:
1.4.2.2.1. Điều kiện áp dụng.
Áp dụng trong trường hợp với cùng nguyên vật liệu đầu vào, cùng một quy trình công nghệ nhưng tạo ra các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm khác nhau.
1.4.2.2.2. Công thức tính.
Giống như công thức tính giá thành giản đơn , chỉ có điểm khác là sau khi tính được tổng giá thành của các loại sản phẩm, các nhóm sản phẩm thì kế toán phải phân bổ theo hệ số tính giá thành.
Các bước tính giá thành theo phương pháp hệ số:
Bước 1: Tính tổng giá thành theo phương pháp giản đơn
Bước 2: Tính hệ số phân bổ giá thành theo công thức:
Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i
=
Tiêu chuẩn phân bổ sản phẩm i
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Trong đó:
Tổng tiêu chuẩn phân bổ = Tổng tiêu chuẩn phân bổ sản phẩm i
Tiêu chuẩn phân bổ sản phẩm i
=
Số lượng sản phẩm i hoàn thành
*
Hệ số tính giá thành
Bước 3: Tính giá thành sản phẩm i
Zspi = Tổng giá thành cả nhóm sản phẩm * Hệ số phân bổ giá thành
1.4.2.3. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ:
1.4.2.3.1. Điều kiện áp dụng.
Áp dụng đối với các đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong cùng một quy trình tạo ra các nhóm sản phẩm nhưng nhóm sản phẩm có quy cách, kích cỡ, phẩm chất sản phẩm khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất dây điện, sản xuất ống nước, sản xuất gạch, sắt, thép.
1.4.2.3.2. Công thức tính.
Để tính được giá thành trước hết cũng phải tính được tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn, sau đó tính ra tỷ lệ giá thành cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất và được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Tính tổng giá thành theo phương pháp giản đơn.
Bước 2: Tính giá thành thực tế sản phẩm i:
Z thực tế sản phẩm i
=
Tổng giá thành sản phẩm
*
Tiêu chuẩn phân bổ sản phẩm i
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Trong đó:
Tiêu chuẩn phân bổ
=
Số lượng sản phẩm i
*
Giá thành định mức (kế hoạch) sản phẩm i
1.4.2.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
1.4.2.4.1 .Điều kiện áp dụng.
Áp dụng trong trường hợp đơn vị sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt.
1.4.2.4.2. Đối tượng.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất và từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng đó.
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, chỉ khi nào sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng họăc loạt hàng, kế toán mới tính giá thành sản xuất cho thành phẩm các đơn đặt hàng họăc loạt hàng đó.
1.4.2.5. Phương pháp tính giá thành phân bước.
Phương pháp tính giá thành phân bước được phân chia làm hai phương pháp tính giá thành là: phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm (giá thành nửa thành phẩm) và phương pháp tính giá thành phân bước không tính nửa thành phẩm.
1.4.2.5.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
a. Điều kiện áp dụng:
Áp dụng với các đơn vị có quy trình sản xuất phức tạp, khép kín, phải qua nhiều giai đoạn mới tạo ra được sản phẩm, ví dụ như dây chuyền sản xuất xi măng, sản xuất xăng dầu, sản xuất hoá chất, sản xuất hàng may mặc, sản xuất nhựa đường.
b. Đối tượng:
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ, từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng.
Đối tượng tính giá thành cóthể là từng phân xưởng, từng giai đoạn và toàn bộ quy trình công nghệ.
Sơ đồ 7:Tính giá thành phân bước có tính gía thành nửa thành phẩm:
GĐ1 Chi phí NVL + Chi phí CB1 Z ntp1
(px1) (NVL chính) (Chi phí NC, SXC)
GĐ2 Chi phí NTP1 + Chi phí CB2
(px2) (Chi phí NC, SXC) Zntp2
:
: :
: + Chi phí CBn
GĐn Chi phí NTPn-1 (Chi phí NC, SXC) Z tp
( pxn)
GĐ, px : Giai đoạn , phân xưởng
Zntp1 : Giá thành nửa thành phẩm ( NTP) giai đoạn 1
CB, tp : Cơ bản, thành phẩm.
CPSXDD: Chi phí sản xuất dở dang
CPSXPS : Chi phí sản xuất phát sinh
c. Trình tự tính giá thành theo sơ đồ trên:
Trước hết đối với giai đoạn 1(px1) phải tính được giá thành nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 theo công thức sau:
Zntp1
=
CPSXDD đầu kỳ gđ1
+
CPSXPS trong kỳ gđ 1
+
CPSXDD cuối kỳ gđ1
Giá thành đơn vị nửa thành phẩm:
Zđvntp1 =
S1 : là số lượng nửa thành phẩm giai đoạn 1 hoàn thành.
Tiếp theo tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 2 theo công thức:
Zntp2 = Zntp1 + C2 + CPSXDD đầu kỳ gđ 2 - CPSXDD cuối kỳ gđ 2.
C2 : là chi phí phát sinh giai đoạn 2 trong kỳ
Cứ như vậy cho đến giai đoạn n:
Ztp = Zntp (n-1) + Cn + CPSXDD đầu kỳ gđ n - CPSXDD cuối kỳ gđ n
Zđvtp
=
Z tp
Số lượng thành phẩm
d. Trình tự kế toán chủ yếu:
Nửa thành phẩm tự chế hoàn thành của giai đoạn 1 nếu nhập kho sẽ ghi:
Với phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 155 : Chi tiết NTP1
Có TK 154 : Chi tiết NTP1
Với phương pháp kiểm kê định kỳ:
Nợ TK 632 : Chi tiết NTP1
Có TK 631 : Chi tiết NTP1
Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn 1 xang giai đoạn 2 để tiếp tục chế biến ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết giai đoạn 2
Có TK 154 : Chi tiết giai đoạn 1.
Hoặc:
Nợ TK 631 : Chi tiết giai đoạn 2
Có TK 631: Chi tiết giai đoạn 1
Giai đoạn 2 ghi tương tự giai đoạn 1.
Thành phẩm hoàn thành sẽ ghi sổ theo giá thành sản xuất thực tế:
Nợ TK 155 ( hoặc TK 632) : Nếu nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157 : Nếu gửi bán không qua kho
Có TK 154 ( hoặc TK 631)
e. Ý nghĩa:
Phương pháp này giúp cho tính toán được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất, thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn, từng phân xưởng sản xuất, thuận tiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho và di chuyển giữa các phân xưởng, đội sản xuất hoặc khi có bán nửa thành phẩm cho bên ngoài.
1.4.2.5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
a. Điều kiện áp dụng.
Áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
SƠ ĐỒ 8: CHI PHÍ GĐ2
GĐ1 Tổng chi phí Chi phí gđ1 trong
(px1) giai đoạn 1 thành phẩm
GĐ2 Tổng chi phí Chi phí gđ2 trong Z tp
(px2) giai đoạn 2 thành phẩm
: : :
: : :
GĐn Tổng chi phí Chi phí gđn trong
(pxn) giai đoạn n thành phẩm
Chi phí gđ2: là chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm.
c. Trình tự tính giá thành theo sơ đồ trên:
Bước 1:
Căn cứ vào số liệu, chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất, tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục chi phí quy định.
Bước 2:
Kết chuyển song song chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm đã tính để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm.
Sơ đồ kết chuyển chi phí song song để tính giá thành thành phẩm.
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn I
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn n
Chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn II
Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm
Kết chuyển song song từng khoản mục
Giá thành sản xuất của thành phẩm
Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm tính toán theo công thức như sau:
Dđki + Ci
Czi = * tp
Stp + Sdi
Trong đó :
Czi : là chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm
Dđki : là chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i đầu kỳ
Ci : là chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i
Sdi : là số lượng sản phẩm dở dang của giai đoạn i
Stp : là sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối
Chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành sản phẩm theo công thức:
Ztp = với i = 1....n
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
1/ Thông tin về doanh nghiệp
Tên tiếng việt
CTTNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN
CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
Tên công ty
CTTNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
Tên giao dịch
DONG ANH MECHANICAL COMPNY
Tên viết tắt
DAMCO CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính
Thị trấn Đông Anh , huyện Đông Anh , thành phố Hà Nội
Mã số thuế
0100106391
Điện thoại
04.8833818
Fax
8832718
Email
Damco@hn.vn
Website
www.cokhidonganh.com
Tên giám đốc
Lại Văn Đàm
Tên chủ sở hữu
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0106000699. Cấp ngày 02/10/1996. Do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính
Đường Nguyễn Trãi , phường Thanh Xuân Nam , quận Thanh Xuân , Hà Nội
2/Qúa trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp
Ngày 26/06/1963 theo quyết định số 955/BK của Bộ Kiến Trúc, Nhà máy cơ khí Kiến Trúc Đông Anh được thành lập trên cơ sở thống nhất của “ Xưởng sửa chữa công ty thi công cơ giới” và “ Xưởng sửa chữa của đoàn cơ giới thi công”.Nhiệm vụ của nhà máy lúc này là sửa chữa, trùng tu các loại máy thi công cơ khí, bán cơ giới và tổ chức sản xuất một số phụ tùng thay thế để phục vụ cho việc sửa chữa.
Năm 1978 Nhà máy kiến trúc Đông Anh đổi tên thành nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh.
Ngày 05/12/1989 theo quyết định số 1010/BXD -TCLĐ của Bộ Xây Dựng, Nhà máy cơ khí xây dựng Đông Anh đổi tên thành “nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh” thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới (LICOGI) , Bộ Xây Dựng.
Ngày 20/01/1995 theo quyết định số 998/ BXD - TCLĐ của Bộ Xây Dựng, Nhà máy cơ khí và đại tu ô tô máy kéo Đông Anh được đổi tên thành “Công ty cơ khí Đông Anh” và là tên công ty hiện nay.
Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh là một doanh nghiệp Nhà Nước cấp I và là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng ( LICOGI) - Bộ Xây Dựng.
Qua hơn 45 năm hoạt động và phát triển , Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng trang thiết bị kỹ thuật, cải tạo hệ thống nhà xưởng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ công nhân, các cán bộ công nhân viên giỏi, thành thạo tay nghề chuyên môn, đa dạng hoá sản xuất. Hoàn thiện bộ máy quản lý, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh là đơn vị đứng đầu cả nước về chất lượng và sản lượng trong các lĩnh vực: sản xuất bi đạn nghiền và phụ tùng máy của ngành xi măng, sản xuất giàn không gian xây dựng để sản xuất nhôm.
Sản phẩm của Công ty đã đạt được những giải thưởng chất lượng sau:
Thứ nhất, Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây Dựng Việt Nam các năm 1993 cho sản phẩm bi, đạn nghiền ; năm 1995 cho sản phẩm bi ,đạn nghiền và tấm lót thép Mn cao, máy nghiền xi măng; năm 1999 cho sản phẩm bi , đạn nghiền và tấm lót, vách ngăn, búa đập đá máy nghiền xi măng.
Thứ hai, Huy chương vàng Hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử- Luyện kim Việt Nam năm 2002 cho sản phẩm phụ tùng nghiền xi măng( bi, đạn, tấm lót) và sản phẩm giàn lưới không gian cho ngành xây dựng.
Thứ ba, Cúp ‘ Ngôi sao chất lượng’ dành cho doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội chợ triển lãm Cơ khí - Điện tử - Luyện kim năm 2002.
Thứ tư, Cúp vàng Hà Nội trong Hội chợ doanh nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội cho sản phẩm giàn lưới không gian ngành xây dựng vào ngày 03/01/2003.
Thứ năm, Cúp vàng tại Hội chợ triển lãm ngành Xây Dựng Việt Nam 2003 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngành xây dựng vào ngày 30/04/2003.
Công ty luôn nâng cao uy tín của mình về chất lượng sản phẩm bằng cách : áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất , áp dụng hệ thống quản lý chất lưưọg phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 để đạt được sự thoả mãn tối đa của khách hàng đáp ứng nhu cầu thị trường và khu vực.
Công ty TNHH NN Một Thành Viên Cơ khí Đông Anh sẵn sàng đáp ứng cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
3.Chức năng nhiệm vụ
Giám đốc công ty
Báo cáo: Tổng giám đốc - Tổng công ty.
Trách nhiệm: Giám đốc giữ vai trò chỉ đạo chung toàn công ty, chỉ đạo tới phân xưởng, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cũng là người đại diện quyền lợi cho cán bộ công nhân toàn công ty.
Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật:
Báo cáo: Giám đốc
Trách nhiệm: Phụ trách hệ thống quản lý chất lượng của công ty.Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng luyện kim, phân xưởng đúc I, đúc II, phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện, phân xưởng kết cấu, phân xưởng công nghệ cao. Phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, công tác đào tạo cán bộ và nâng cao tay nghề công nhân.
Phó giám đốc kinh doanh:
-Báo cáo: Giám đốc
-Trách nhiệm:
Được giám đốc uỷ quyền trực tiếp chỉ đạo và giải quyết các việc sau đây:
+Công tác tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước , tổ chức đấu thầu để tiêu thụ tối đa sản phẩm và khai thác năng lực của toàn công ty
+Tổ chức kinh doanh vật tư , thiết bị và các dịch vụ khác theo giấy kinh doanh của công ty đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
+Phụ trách công tác nhập vật tư , nhiên liệu từ các nguồn trong và ngoài nước đảm bảo tính cạnh tranh cao
+Xúc tiến chuẩn bị hợp đồng kinh tế đảm bảo tính pháp lý và tính kinh tế trình giám đốc
+Xúc tiến thương mại và khai thác hiệu quả kinh tế trong các liên doanh
+Phụ trách hệ thống kho , hệ thống đại lý của công ty . Đề xuất phương án đầu tư phát triển bộ phận phụ trách
+Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của các phong nghiệp vụ và toàn bộ phận liên quan
+Phụ trách công tác xây dựng cơ bản , phòng chống bão lụt trong công ty
Phó giám đốc nội chính:
-Báo cáo: Giám đốc
-Trách nhiệm:
+Dự trù nhân lực quý , năm cho các bộ phận công ty
+Tìm nguồn nhân lực mới đáp ứng yêu cầu , trình giám đốc ký hợp đồng lao động
+Tiến hành thường xuyên sàng lọc , sắp xếp và tư vấn giám đốc về tính hợp lý trong công tác nhân sự , mâu thuẫn nảy sinh trong công tác này
+Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn hoá thủ tục tiếp nhận lao động. Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh của công ty , xây dựng chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty và thường xuyên hoàn chỉnh đảm bảo phù hợp với sự phát triền của công ty
+Chỉ đạo công tác thuộc chức năng phòng tổ chức , đảm bảo tính đúng đắn trong hoạt động của công ty khi thực hiện các chế độ đối với người lao động
+Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để phát hiện , sử dụng hiệu quả tài năng lao động trong công ty
+Tổ chức và thường xuyên hàon chỉnh công tác ăn ca, nhà khách
+Chỉ đạo quan hệ tốt với địa phương , giải quyết các công tác hành chính , an ninh với địa phương
+Chỉ đạo trực tiếp công tác bảo vệ an ninh , phòng chống cháy nổ và vệ sinh môI trường trong._.và thực tế sản xuất sản phẩm trong tháng của từng tổ đã được xác nhận của phòng KCS. Thống kê duyệt lương khoán cho bộ phận mình tại phòng điều độ, quĩ lương của từng phân xưởng trong tháng và kí xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Sau đó chuyển về cho các tổ trong phân xưởng để tiến hành tính lương cho từng người.
Thống kê phân xưởng căn cứ vào quĩ lương khoán, số lượng sản phẩm sản xuất trong tổ làm căn cứ chia lương cho từng công nhân. Trên cơ sở bảng thanh toán lương, bảng phân tích công của từng loại sản phẩm kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ qui định:
+ BHXH: Trích 20% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên.
Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
5% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ BHYT: Trích 3% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động.
Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất.
1% khấu trừ vào lương của người lao động.
+ KPCĐ: Trích 2% tính vào chi phí sản xuất, số chi phí này được tính trên số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động.
Bảng định mức nhân công cho hàng Thép đúc công ty ban hành cho SP
STT
Nội dung diễn giải
ĐVT
Đơn giá
I
Bi đạn
kg
490
Đúc
kg
360
Nhiệt luyện
kg
130
2
Hàng thép chịu nhiệt+ Răng cầu
kg
1.320
3
Sản phẩm đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
kg
1.801
Trong đó:Đúc
1.200
Gia công cơ khí
305
Nhiệt luyện
296
…….
4
Hàng phục vụ công ty thép thường
kg
1.263
5
Thép hợp kim + thép Mn 13#
kg
968
5
Hàng Bray >40kg
kg
1200
……………….
Dựa vào bảng thanh toán lương, bảng phân tích công kế toán lương lập bảng phân bổ
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG ( Trích)
Tháng 03/ 2008
Tên tài khoản
Lương
334
BHXH
(3383)
BHYT
(3384)
KPCĐ
(3382)
Tổng cộng
622
Chi phí NL,VLTT
1.115.246.117
85.899.809
10.756.082
33.537.562
1.234.694.326
G0084
GKG NTĐ Hải phòng
171.536.000
8.804.336
1.102.449
3.430.720
184.873.505
T0001
Phụ tùng G13
88.775.960
3.416.543
427.808
1.775.500
94.395.811
6271
Cphí nhân viên PX
145.145.000
7.193.147
900.701
2.902.900
156.141.748
642
CP nhân viên QL
255.917.279
13.135.330
1.644.762
5.118.345
275.815.716
.............................
Tổng cộng :
1.516.308.396
169.228.920
35.360.520
30.326.167
1.751.224.003
Trong tháng 03/2008 số tiền lương thực tế phải trả cho Sản phẩm đúc phụ tùng13 ( Tấm lót) được ghi:
Nợ TK 622: 94.395.811đ
(Chi tiết: đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
Có TK 334: 88.775.960đ
Có TK 3383: 3.416.543đ
Có TK 3384: 427.808đ
Có TK 3882: 1.775.500đ
Và các khoản trích theo lương cũng được kế toán ghi vào sổ cái &Nhật kí chung.
Cụ thể với số liệu của tháng 03 năm 2008, kế toán ghi sổ c ái như sau:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Thỏng 03/2008
Ngày
Tháng
Ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
sổ
NKC
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
N,T
Nợ
Có
31/03
25
31/03
Phân bổ lương cho GKG Hải phòng
334
171.536.000
…….
31/03
26
31/03
Phân bổ lương cho CNTT SX SP đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
334
88.775.960
31/ 03
27
31/ 03
Trớch BHXH-của CNTT SX SP SP đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
3383
3.416.543
31/ 03
28
31/ 03
Trớch BHYT -của CNTT SX SP SP đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
3384
427.808
31/ 03
29
31/ 03
Trích KPCĐ của CNTT SX SP đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
3382
1.775.500
Kết chuyển chi phớ CNTTsang TK154
154
1.234.694.326
Tổng Cộng TK622
1.234.694.326
1.234.694.326
Sau đó số liệu này được ghi chuyển vào các sổ cái TK liên quan.
Đồng thời nó cũng được ghi vào sổ chi tiết chi phí sản phẩm Trong tháng 03/2008 số tiền lương thực tế phải trả cho Sản phẩm đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 622
Sản phẩm: Đúc phụ tùng G13
Thỏng 03 năm 2008
CT
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Lương CNTT SX SP
334
88.775.960
Trớch BHXHcủa CNTT SX SP
3383
3.416.543
Trích BHYT của CNTT SX SP
3384
427.808
Trích KPCĐ của CNTT SX SP
3382
1.775.500
Kết chuyển chi phớ CNTT
154
94.395.811
Tổng
94.395.811
94.395.811
Sổ chi tiết chi phí TK 622 được ghi vào cuối tháng sau khi đã tập hợp được các chứng từ liên quan. Sau khi ghi sổ chi tiết, kế toán tổng hợp bên Nợ TK 622 để kết chuyển sang TK 154 như sau:
Nợ TK 154: 94.395.811đ
(Chi tiết: đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)).
Có TK 622: 94.395.811đ
(Chi tiết: đúc phụ tùng13 ( Tấm lót)
Đối với các sản phẩm khác, việc hạch toán chi phí nhân công cũng được tiến hành tương tự như vậy.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( TRÍCH)
Tháng 03/ 2008
Ngày
Tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi
sổ
Cái
Số
hiệu
TK
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
……
31/03
1150
31/03
Phân bổ lương cho CNTT SX SP đúc phụ tùng13 (Tấm lót)
622
334
88.775.960
88.775.960
31/03
1151
31/03
Trích BHXH NCTT
cho SP đúc phụ tùng13 (Tấm lót)
622
3383
3.416.543
3.416.543
31/ 03
1152
31/03
Trích BHYT NCTT
cho SP đúc phụ tùng13 (Tấm lót)
622
3384
427.808
427.808
31/ 03
1153
31/03
Trích KPCĐ NCTT
cho SP đúc phụ tùng13 (Tấm lót)
622
3382
1.775.500
1.775.500
31/03
31/03
Kết chuyển CP NCTT
154
622
94.395.811
Tổng cộng
903.913.719.045
903.913.719.045
2.3. Nội dung và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong phân xưởng, phục vụ gián tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về NVL, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí về nhân viên quản lí phân xưởng phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ. phải trả cho nhân viên quản lí phân xưởng.
Chi phí về nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng như : vật liệu để sửa chữa nhà phân xưởng,..
Chi phí về công cụ dung cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại: Bàn ren, bảo hộ, dây an toàn,
Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty được tính vào chi phí sản xuất chung đó là phần khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ sử dụng trong phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài được hạch toán vào chi phí sản xuất chung là phần chi phí về dịch vụ điện, nước... dùng cho bộ phận sản xuất.
Chi phí khác bằng tiền là những chi phí ngoài các khoản chi phí trên, như: chi phí hội nghị, chi tiếp khách...
Hiện nay chi phí sản xuất chung của các phân xưởng sản xuất được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm, không phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nào. Đây là một trong những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
Chi phí sản xuất chung được Phân bổ theo chi phí NVL chính
2.3.1. Chi phí nhân viên quản lí phân xưởng.
Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.. của nhân viên quản lí phân xưởng. Việc hạch toán tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng tương tự như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, và được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương
Trong tháng 3/2008, chi phí nhân viên phân xưởng được hạch toán như sau:
Nợ TK 627 (6271): 156.141.748đ
Có TK 334: 145.145.000đ
Có TK 338: 10.996.748đ
2.3.2. Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ.
Việc hạch toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá đích danh. Việc tính toán này được thực hiện giống như hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ xuất kho cho sản xuất ở phân xưởng , kế toán ghi định khoản:
- Phần nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ở phân xưởng.
Phản ánh chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 6272 :115.275.799 đ
Có TK1521: 35.660.201đ
Có TK 1523: 54.754.433 đ
Có TK 1524: 24.861.165 đ
Nợ TK 6273: 270.520.865 đ
Có TK153: 270.520.865 đ
2.3.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Số khấu hao TSCĐ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung của Công ty, chi phí khấu hao bao gồm: phần khấu hao về thiết bị và nhà cửa của từng phân xưởng.
Mức khấu hao năm
Nguyên giá (Giá trị
còn lại)
Thời gian sử dụng (Thời gian sử dụng còn lại)
=
Để quản lí TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng kí trích khấu hao TSCĐ. Số khấu hao TSCĐ được bộ phận kế toán tính sẵn trên bảng đăng kí trích khấu hao. Bảng đăng kí trích khấu hao TSCĐ được lập căn cứ vào sổ tài sản của Công ty và lập theo quyết định số 206/2003QĐ - BTC ngày 31/12/2003. Việc xác định thời gian sử dụng các loại TSCĐ do nhà nước qui định. Mức khấu hao được kế toán tính theo công thức:
Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao năm
12
=
Hàng tháng, căn cứ vào bảng đăng kí trích khấu hao, mức khấu hao được duyệt, tài sản tăng và giảm trong tháng, kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TS
Tháng 03/2008
ĐVT:đồng
STT
Phân xưởng
Mức KH phải trích
trong tháng
1
Phân xưởng đúc
53.143.191
2
Phân xưởng Nhiệt luyện
51.239.535
3
Phân xưởng sửa chữa cơ điện
25.789.139
4
Phân xưởng cơ khí
43.631.478
5
Phân xưởng kết cấu
25.352.055
6
Phân xưởng CNC
145.314.844
….
Cộng
351.765.687
Tổng mức khấu hao phải
trích trong tháng
409.908.335
Với số liệu trên được kế toán ghi sổ Nhật kí chung theo định khoản như sau:
Nợ TK 6274: 351.765.687đ
Có TK 214: 351.765.687đ
Ngoài các khoản chi phi trên, chi phí sản xuất chung của Công ty còn bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài:
Ở Công ty hàng tháng phát sinh việc chi trả tiền điện phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào giấy báo thanh toán tiền điện, căn cứ vào chỉ công tơ của từng bộ phận kế toán Phân bổ tiền điện như sau:
BẢNG PHÂN BỔ TIÊU THỤ ĐIỆN
Tháng 03/2008
STT
Phân xưởng
Số điện
Đơn giá bq
Thành tiền
1
Phân xưởng đúc phụ tùng
299.400
861
257.783.400
2
Phân xưởng đúc bi đạn
482.060
861
415.053.660
3
Phân xưởng Nhiệt luyện
321.600
861
276.897.600
4
Phân xưởng sửa chữa cơ điện
31.500
861
27.121.500
5
Phân xưởng cơ khí
50.400
861
43.394.400
6
Phân xưởng kết cấu
63.400
861
54.587.400
7
Phân xưởng CNC
75.020
861
64.592.220
TK6277
1.139.430.180
…
Cộng
1.029.580
1.538.739.766
Với số liệu trên được kế toán ghi sổ Nhật kí chung theo định khoản như sau:
Nợ TK 6277: 1.139.430.180đ
Có TK 331: 1.139.430.180đ
Các chi phí khác bằng tiền khi phát sinh được kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào sổ quĩ, cuối tháng tập hợp ở sổ quĩ kế toán phản ánh:
Nợ TK 627 (6278): 21.641.000đ
Có TK 111: 21.641.000đ
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 03/2008
NT
Ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
sổ
Cái
Số
hiệu
TK
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
31/ 03
30
31/03
Phân bổ lương nhân viên
Phân xưởng
6271
334
145.145.000
145.145.000
31/ 03
31
31/03
Trích BHXH nhân viên
Phân xưởng
6271
3383
7.193.147
7.193.147
31/03
35
31/03
Xuất VL dùng cho PX
sản xuất
6272
1521
35.660.201
35.660.201
31/03
40
31/03
Chi phí SX chung
CCDC
6273
153
270.520.865
270.520.865
31/03
48
31/03
Chi phí khấu hao dùng
Trong phân xưởng
6274
214
351.765.687
351.765.687
31/03
50
31/03
Chi phí khác bằng tiền
6278
111
21.641.000
21.641.000
31/03
51
31/03
Chi phí tiền điện
6277
331
1.139.430.180
1.139.430.180
…….
31/03
31/03
Kết chuyển CPSXC
154
627
2.054.775.271
2.054.775.271
Tổng
903.913.719.045
903.913.719.045
Căn cứ vào số liệu ở sổ Nhật Ký Chung kế toán phản ánh vào Sổ Cái
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 627 - Chi phớ Sản xuất chung
Thỏng 03/2008
Ngày
Tháng
Ghi
sổ
CHỨNG
TỪ
DIỄN GIẢI
Trang
Sổ
NKC
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
31/03
21
31/03
Xuất VL dùng cho
px sản xuấtSXC
1521
35.660.201
31/03
22
31/03
Xuất VL dùng cho
px sản xuấtSXC
1523
54.754.433
31/03
23
31/03
Xuất VL dùng cho
px sản xuấtSXC
1524
24.861.165
31/03
24
31/03
Xuất CCDC dùng cho
px sản xuấtSXC
153
270.520.865
31/03
25
31/03
Trích KHTSCĐ dùng cho
px sản xuấtSXC
214
351.765.687
31/03
25
31/03
Trả lương nhân viên
phân xưởng
334
145.145.000
...............................
Kết chuyển bên Nợ
TK 627 sang TK154
154
627
2.054.775.271
Cộng
2.054.775.271
2.054.775.271
SỔ CHI TIẾT TK 627
SP: THÉP ĐÚC G13
THÁNG 03/2008
Ngày
Tháng
Ghi
sổ
CHỨNG
TỪ
DIỄN GIẢI
Trang
Sổ
NKC
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
31/03
21
31/03
Phân bổ chi phí sản xuất
chung cho hàng phụ tùng G13
1521
22.906.331
31/03
22
31/03
Phân bổ chi phí sản xuất
chung cho hàng phụ tùng G13
1522
16.865.101
31/03
23
31/03
Phân bổ chi phí sản xuất
chung cho hàng phụ tùng G13
1523
40.023.150
31/03
24
31/03
Phân bổ tiền điện cho SX
hàng phụ tùng G13
331
166.133.829
31/03
25
31/03
Phân bổ khấu hao cho SX
hàng phụ tùng G13
214
51.602.174
31/03
25
31/03
Phân bổ chi phí khác bằng
tiền cho hàng phụ tùng G13
111
3.188.427
Kết chuyển bên Nợ
TK 627 sang TK154
154
300.719.012
Công
300.719.012
300.719.012
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm kế toán sử dụng sổ cái TK 154 và sổ chi tiết TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của các sản phẩm. Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm đó.
Từ các sổ chi tiết chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng. Trong bảng tổng hợp này chi phí sản xuất trong tháng của mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng .
Từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng trong quí, kế toán tính toán, tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất quí để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Sau khi tập hợp được hết các chi phí sản xuất chung kế toán giá thành tiến hành tính bảng phân bổ chi phi sản xuất chung
Tổng chi phí TK 627: 2.054.775.271đ
Tổng chi phí NVLC TK 621:5.722.529.375 đ
Vậy tỷ lệ TK6271 là:156.141.748/ 5.722.529.375=0,0273
Tỷ lệ TK6272 là:115.275.799/ 5.722.529.375=0,0201
Tỷ lệ TK6273 là:270.520.865/ 5.722.529.375=0,0477
Tỷ lệ TK6274 là:351.765.687/ 5.722.529.375=0,0615
Tỷ lệ TK6277 là:1.139.430.180/ 5.722.529.375=0,198
Tỷ lệ TK6278 là:21.641.000/ 5.722.529.375=0,0038
TK6271 SP đúc thép G 13 Tấm lót =839.059.742 * 0,0273=22.906.331
TK6272 SP đúc thép G 13 Tấm lót =839.059.742 * 0,0201=16.865.101
……
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Tháng 3 năm 2008
Tên sản phẩm
6271
6272
6273
6274
6277
6278
Tổng công
Bi đạn
105.475.334
117.372.623
238.292.777
90.520.151
402.734.247
10.565.408
964.960.540
GKG NTĐ HảI phòng
8.746.453
9.733.025
19.760.227
12.972.261
76.419.949
876.128
128.508.043
GKG NTĐ Điện biên
27.047.606
30.098.491
61.106.696
40.115.531
136.321.700
2.709.345
297.399.369
Thép đúc /13( Tấm lót)
22.906.331
16.865.101
40.023.150
51.602.174
166.133.829
3.188.427
300.719.012
Thép chịu nhiệt 40X
3.039.103
2.258.989
5.265.350
6.846.679
15.785.748
421.215
33.617.084
Phụ tùng các loại
41.524.924
46.208.806
93.814.252
61.587.498
162.813.649
4.159.530
410.108.659
…..
Cộng
156.141.740
115.275.799
270.520.865
351.765.687
1.139.430.180
21.641.000
2.054.775.271
2.5. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty TNHH NN MTV cơ khí Đông Anh.
Để phù hợp với yêu cầu quản lí, phù hợp với kì hạch toán nên kì tính giá thành của Công ty được xác định là hàng tháng. Công ty chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Để tính được giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kì đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì. Cuối mỗi tháng, đại diện phòng kĩ thuật cùng với nhân viên phòng kế toán và nhân viên phân xưởng tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng, mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang cuối kì cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Bảng tổng hợp kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang
Tại ngày 31 tháng 03 năm 2008
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Mức độ hoàn thành
1
Đúc bi, đạn
Kg
300.650
90%
2
Đúc thép G 13
Kg
30.180
80%
......
.....
......
......
Tổng cộng
Tính giá trị Sản phẩm dở dang cuối kỳ cho từng khoản mục chi phí:
+ Chi phí NVL trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí NVL
TT
=
Dđk + C
x Sd
S ht + S d
Chi phí NVL
TT
=
715.759.178 + 839.059.742
x 25.600
= 652.514.170
35.400 + 25.600
+ Chi phí nhân công trực tiếp tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí NC
TT
=
Dđk + C
x Shttd
S ht + S httd
Shttd = % xSdd
Chi phí NC
TT
=
85.463.782 + 94.395.811
x80%x25.600
= 65.918.477
35.400 +( 80%x25.600)
+ Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Chi phí
SXC
=
267.074.320 + 300.719.012
x80%x25.600
= 208.096.053
35.400 +(80%x 25.600)
Bảng đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tại ngày 31 tháng 03 năm 2008
Sản phẩm thép đúc G13
STT
Khoản mục
ĐVT
Giá trị dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Giá trị dở dang cuối kỳ
1
Chi phí NVL TT
đ
715.759.178
839.059.742
652.514.170
2
Chi phí NCTT
đ
85.463.782
94.395.811
65.918.477
3
Chi phí SXC
đ
267.074.320
300.719.012
208.096.053
Tổng cộng
1.068.297.280
1.234.174.565
926.528.700
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 154 - Chi phí Sản xuất dở dang
Tháng 03/2008
Ngày
Tháng
Ghi
sổ
CHỨNG
TỪ
DIỄN GIẢI
Trang
Sổ
NKC
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
19.235.246.896
31/03
21
31/03
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
8.751.217.569
31/03
22
31/03
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
622
1.234.694.326
31/03
23
31/03
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
2.054.775.271
31/03
24
31/03
Nhập kho thành phẩm
155
10.950.477.183
Cộng phát sinh
12.040.687.166
Số dư cuối kỳ
20.325.456.879
SỔ CHI TIẾT TK 154
SP: THÉP ĐÚC G13
THÁNG 03/2008
Ngày
Tháng
Ghi
sổ
CHỨNG
TỪ
DIỄN GIẢI
Trang
Sổ
NKC
Số
hiệu
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1.068.297.280
31/03
21
31/03
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
839.059.742
31/03
22
31/03
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
94.395.811
31/03
23
31/03
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
300.719.012
31/03
24
31/03
Nhập kho thành phẩm
155
1.375.943.146
Cộng phát sinh
1.234.174.565
Số dư cuối kỳ
926.528.699
2.6. Phương pháp tính giá thành.
Vào thời điểm cuối tháng, sau khi đã tổng hợp, tính toán về số liệu giá trị sản phẩm dở dang và căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán tiến hành tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty lựa chọn phương pháp tính giản đơn.
Z = DD đk + PS tk – DD ck
Tính giá thành cho Sp thép đúc:
Zthép đúc = 1.068.297.280 + 1.234.174.565 – 926.528.700
=1.375.943.145
Bảng tính giá thành:
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 35.400 kg
Tên sản phẩm
Dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Dở dang cuối kỳ
Giá thành nhập kho
Giá thành đơn vị
Đúc thép G 13 Tấm lót T001
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
715.759.178
839.059.742
652.514.170
902.304.750
25.489
+ Nhân công trực tiếp
85.463.782
94.395.811
65.918.477
113.941.116
3.219
+ Chi phí sản xuất chung
267.074.320
300.719.012
208.096.053
359.697.279
10.161
Cộng
1.068.297.280
1.234.174.565
926.528.700
1.375.943.145
38.868
Số liệu này được ghi vào sổ Nhật kí chung theo định khoản:
Nợ TK 154: 1.375.943.145
(Chi tiết: Đúc thép G13).
Có TK 155: 1.375.943.145
(Chi tiết: Đúc thép G13).
PHẦN 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
1. Nhận xét về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tổng giá thành sản phẩm tại Công ty
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã khẳng định được chỗ đứng của mình bằng các sản phẩm sản xuất được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và các nước khác. Đầu năm 2005, Công ty cơ khí Đông Anh đã chính thức hoàn thành nhà máy Nhôm đi vào hoạt động với hệ thống sản phẩm giàn không gian đã dành huy chương vàng ở Hải Phòng .
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh là một doanh nghiệp Nhà nước với trên 50% số vốn Nhà nước đầu tư, Công ty luôn chấp hành moi quy chế, chính sách của Nhà nước, tuân thủ pháp luật hoạt động sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi đảm bảo có lãi. Từ vốn nhỏ được cấp ban đầu, đến nay số vốn đó đã lên hàng trăm tỷ đồng. Với đội ngũ kế toán làm việc độc lập, tự tin và có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là một nguồn nhân lực vững mạnh, chủ chốt cho Công ty về vấn đề tài chính để Công ty tồn tại .
Công ty hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên vì với số lượng nguyên vật liệu lớn, có nhiều loại khác nhau đòi hỏi phải kiểm tra thường xuyên tình hình nhập, xuất, tồn để từ đó Công ty có kế hoạch sản xuất kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu. Với cách làm này khi Công ty xuất nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, công việc nhập xuất được diễn ra nhanh chóng, cán bộ kiểm kê theo dõi chi tiết chính xác. Tránh tình trạng thiếu thừa. Phương pháp này tốt hơn phương pháp kiểm kê định kỳ vì để cuối tháng mới tập hợp kiểm kê thì mất nhiều thời gian khi đó lại phải phân loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.
Công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo một trình tự thống nhất. Từ phiếu xuất kho đến bảng tổng hợp đến bảng phân bổ đến sổ nhật ký chung đến sổ cái. Khi đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất sẽ được kế toán tập hợp đầy đủ, không bỏ xót. Chi phí sản xuất chung không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm mà phải tập hợp gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ.
Đối với một số chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiêu thụ có thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm nên chi phí khấu hao tài sản cố định được sủ dụng cho từng phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm tương ứng và có công tơ riêng.
Tuy nhiên để thống nhất chi phí sản xuất chung tập hợp gián tiếp qua tiêu thức phân bổ, kế toán Công ty đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung lại, rồi phân bổ theo tiêu thức đã chọn cho từng sản phẩm.
Ở Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, chi phí sản xuất chung có thể phân bổ theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu. Nếu phân bổ theo doanh thu bán hàng có thể dẫn tới sự chậm trễ trong khi tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành do đó Công ty đã chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý và chính xác hơn.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất để tính tổng kế toán phải xác định được số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Xác định được sản phẩm dở dang đúng chính xác, hợp lý giúp kế toán xác định được đúng và hợp lý nhất giá thành sản phẩm. Với sản phẩm bi đạn, trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, lại được bỏ ra ngay từ đầu quy trình công nghệ nên xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất không có gì khó .
Với đội ngũ công nhân lớn được đào tạo lành nghề, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông có trình độ chuyên môn cao với phong cách làm việc tự chủ và độc lập, tháo vát đã giúp cho công ty ngày càng phát triển về uy tín, chất lượng. Công ty ngày càng hoàn thiện hệ thống máy móc tự động, công nghệ hiện đại để đẩy nhanh tốc độ làm việc tạo ra nhiều sản phẩm và giảm bớt sự nặng nhọc cho người lao động. Bên cạnh những ưu điểm nhìn thấy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế, chưa hợp lý.
2. Một số hạn chế của Công ty
1. Công ty đã tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm như bi, đạn, nghiền, tấm lót, thanh ghi.... nhưng việc tính giá thành chưa theo hợp đồng, đơn đặt hàng, do đó chưa xác định được thực lỗ, lãi cho mỗi mặt hàng tiêu thụ vì vậy đối với những lượng hàng lớn Công ty cần có những phương pháp xác định chi phí nhanh chóng, đáp ứng kịp thời cho việc quản lý và ký kết hợp đồng mới cho những khách hàng mới với những sản phẩm cùng loại.
2. Việc mua vật tư đầu vào chưa được chào giá hoặc đấu thầu nhất là những vật tư mua với khối lượng lớn, chính vì vậy hạn chế cho việc cạnh tranh giá vật tư đầu vào.
3. Chi phí sản xuất Công ty phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nó rất phù hợp với sản phẩm thường xuyên sản xuất và có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm trong giá thành ổn định, với công ty thì mới có một số sản phẩm giàn không gian, tỷ trọng nguyên vật liệu lớn hơn sản phẩm khác do vậy việc phân bổ chi phí chung như vậy còn hạn chế, ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành, Công ty cần phân theo các nhóm có chi phí nguyên vật liệu cùng loại để phân bổ chi phí sản xuất chung.
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao lợi nhuận. Một số biện pháp quan trọng để nâng cao lợi nhuận đó là tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
Qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, dựa vào thực trạng của Công ty và kiến thức đã học, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại.
Thứ nhất: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao trong sản xuất.
Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng chủ yếu trong sản xuất là: Fero, thép... Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Công ty nên khuyến khích công nhân chấp hành nghiêm chỉnh các định mức tiêu hao mà Công ty đề ra, giảm hao phí đến mức thấp nhất trong quá trình thu, mua, vận chuyển, không để xảy ra tình trạng vật tư bị hao hụt, hư hỏng.
Công ty nên cải tiến kỹ thuật , đầu tư máy móc sản xuất hiện đại để sản phẩm đạt chất lượng cao, tránh hao phí trong quá trình sản xuất. Ngoài ra nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập vào với giá rẻ hơn, tận dụng phế phẩm và công cụ dụng cụ để tiết kiệm chi phí
Thứ hai: Hạ thấp chi phí bán hàng.
Do công ty ngày càng mở rộng thị trường, sản phẩm có uy tín chất lượng nên được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu bán hàng tăng lên nên chi phí bán hàng tăng. Chi phí bán hàng tăng do Công ty chưa có cửa hàng, các bến bãi nhiều để thuận lợi cho quá trình bán hàng, quá trình vận chuyển. Đây là một khoản tiết kiệm đáng kể về chi phí.
Thứ ba: Tiết kiệm các khoản chi phí bằng tiền khác.
Tại công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh các khoản chi phí khác khá lớn và có xu hướng tăng lên, đây là yếu tố chi phí mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh và kiểm soát được bằng cách cắt giảm chi phí hội nghị, quà cáp không cần thiết để lấy tiền dành vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí này phát sinh không thường xuyên, khó kiểm tra kiểm soát nên dễ bị lạm dụng. Vì vậy Công ty cần xác định mức chi tiêu các khoản chi phí và có chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Thứ tư: Nâng cao năng suất lao động.
Công ty không ngừng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, bên cạnh đó Công ty tăng cường công tác giáo dục, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, nghiêm chỉnh chấp hành kỹ thuật lao động, làm tốt công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động, bồi dưỡng trình độ cho công nhân, có chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp. Phát huy phong trào tiết kiệm trong Công ty.
Thứ năm: Nghiên cứu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, Công ty không những giữ vững thị trường mà còn phải tìm kiếm thị trường tiềm năng. Công ty cố gắng nhập nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp, tránh tình trạng qua trung gian khi đó giảm được chi phí không cần thiết. Ngoài ra Công ty nên đấu thầu, cạnh tranh công khai khi mua nguyên vật liệu và trang thiết bị kỹ thuật để mua với giá phải chăng.
Về thị trường đầu ra không kém phần quan trọng, Công ty nên tăng cường đội ngũ cán bộ thị trường, tiến hành nghiên cứu thị trường về nhu cầu người tiêu dùng để từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh về sản phẩm, về chất lượng, về mẫu hàng hoá và hình thức kinh doanh.
Thứ sáu: Giảm bớt tổn thất, chi phí trong quá trình sản xuất.
Thiệt hại sản xuất bao gồm thiệt hại do sản xuất và do ngừng sản xuất, những khoản chi phí đó nếu phát sinh sẽ dẫn đến lãng phí nhân lực, vật lực. Để giảm bớt tổn thất cần thường xuyên giáo dục về tinh thần trách nhiệm, về lao động an toàn, tránh cao tình trạng tai nạn lao động xảy ra gây thiệt hại về nhân lực và tài sản.
Tóm lại, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công ty sản xuất, nhất là Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, một công ty sản xuất nhiều mặt hàng với lượng lớn, vì vậy để đạt lợi nhuận cao công ty phải giảm chi phí sản xuất và hạ thấp tổng giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho công ty nói riêng và cho Ngân sách nhà nước nói chung. Công ty đã và đang hoàn thiện về mọi mặt để ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nhờ vậy mà hơn 40 năm qua Công ty đã vượt qua những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của nghành cơ khí nói riêng. Với kinh nghiệm tích luỹ được Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh hiện nay đang trở thành một trong những công ty cơ khí hàng đầu Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này được sự hướng dẫn , giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Thạc sỹ Hà Sơn Tùng , các thầy cô giáo trong khoa cùng sự giúp đỡ của các cô - chú phòng kế toán tài chính của công ty. Em đã hoàn thành đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm”. Với thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc. Em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được áp dụng và có hiệu quả trong công việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Hà Sơn Tùng, các thầy cô giáo trong khoa và các cô chú phòng kế toán tài chính Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6660.doc