Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế ngày một phát triển, cạnh tranh là một điều tất yếu không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa là một thách thức lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy thách thức như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm ra những giải pháp phù hợp. Một trong những giải pháp đó là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long là

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và kinh doanh bất động sản mới được thành lập cách đây hai năm. Công ty đã có nhiều giải pháp nhằm chuyên môn hóa khâu quản lý kế toán tài chính luôn đôn đốc và kiểm tra việc tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất và đầu tư. XDCB trải qua nhiều khâu từ thiết kế lập dự án đến thu công, nghiệm thu, thời gian lại kéo dài nên để đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi công ty phải tăng cường quản lý chặt chẽ đặc biệt chú trọng vào công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. CPSX nếu được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long “ để viết chuyên đề thực tập cuối khóa. Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng những kiến thức lý luận về hạch toán CPSX và tính giá thành đã được học và nghiên cứu ở trường vào thực tiễn từ đó phân tích những mặt tồn tại, góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại doanh nghiệp. Kết cấu chuyên đề của em bao gồm ba phần: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long . Phần III: Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long Dù đã cố gắng tìm hiểu, kết hợp thực tế và những kiến thức đã học trong nhà trường nhưng do thời gian thực tập ngắn còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được nhiều sự góp ý để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình phục vụ cho công việc thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Nam Thanh cùng các anh chị phòng tài chính – kế toán của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long đã hướng dẫn và chỉ bảo giúp em có thể hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, Ngày 15 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Trịnh Thị Hường PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG 1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long : 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long: Tên gọi : Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long Tên Tiếng Anh: SONG DA – THANG LONG JONT STOCKS COMPANY Tên giao dịch : SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG Tên viết tắt: SONG DA - THANG LONG JSC Biểu tượng : Sử dụng biểu tượng của Tổng công ty Sông Đà, ở dưới có dòng chữ SONG DA – THANG LONG; ISO 9001: 2000 Trụ sở chính: khu đô thị Văn Khê, đường Ngô Quyền, phường La Khê, TP Hà Đông,Hà Nội.( Khi mới thành lập công ty đăng ký trụ sở chính tại tầng 1 tòa nhà Sông Đà, ngõ 165 đường Cầu Giấy Phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, đến năm 2008 đã chuyển về khu đô thị Văn Khê,đường Ngô Quyền, phường La Khê thành phố Hà Nội.) Điện thoại: 04.2470783 Fax: 0432552978 Email: sodavillage@vnn.vn Website: sodavillage.vn Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VND (Một trăm tỷ đồng chẵn) Tiền thân của công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long là chi nhánh của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà được thành lập từ tháng 6/2005 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh khai thác các dịch vụ về thuê nhà ở, khu đô thị các công trình thủy điện vừa và nhỏ, xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp. Cho đến tháng 9/2006 Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Sông Đà đã bán chi nhánh này cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 và trở thành chi nhánh công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 tại Hà Nội. Sau đó ngày 5/12/2006 Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long chính thức thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0103014906 ngày 5/12/2006 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ là 25.000.000.000 đồng, Công ty đã tiến hành mua lại toàn bộ chi nhánh công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1 tại Hà Nội. Ngày 6/12/2006 Công ty đã tiến hành Đại Hội Đồng Cổ Đông và thống nhất thông qua việc điều chỉnh vốn điều lệ góp lần đầu thành lập công ty từ 25.000.000.000 đồng lên 40.000.000.000 đồng thực hiện việc thu tiền góp cổ phần xong trước ngày 20/12/2006. Ngày 20/12/2006, công ty hoàn tất việc góp vốn thành lập công ty với tổng số cổ đông là 171 Cổ Đông, tổng giá trị vốn góp là 40 tỷ đồng. Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần cấp lần đầu số 0103014906 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ngày 05 tháng 12 năm 2006. Sau đó Công ty đã tiến hành thay đổi giấy phép ĐKKD nâng cao vốn điều lệ của công ty lên 40 tỷ theo giấy phép ĐKKD thay đổi lần 1 ngày 29/12/2006. Từ đó đến nay do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên Công ty còn có 07 lần thay đổi đăng ký kinh doanh: lần 2 ngày 31 tháng 1 năm 2007; lần 3 ngày30 tháng10 năm 2007; lần 4 ngày 5 tháng 11 năm 2007; lần 5 ngày19 tháng12 năm 2007; lần 6 ngày 1 tháng 02 năm 2008; lần 7 ngày29 tháng 7 năm 2008; lần 8 ngày10 tháng 10 năm 2008. 1.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long: 1.1.2.1.Chức năng nhiệm vụ của công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng lĩnh vực ngành nghề đã ĐKKD. Hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Hoạt động chính của công ty là đầu tư vào lĩnh vực xây dựng như: các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị, các công trình thủy điện vừa và nhỏ; công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước, công trình đường dây và trạm biến áp; Công ty cũng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như: vật liệu xây dựng, trang thiết bị máy móc xây dựng (không tái chế phế thải, luyện kim đúc, xi mạ điện); thiết bị ngành xây dựng và công nghiệp; Sản xuất, mua bán điện; Sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông; Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tài nguyên như: Trồng rừng; Khai thác đá, cát, sỏi,đất sét và cao lanh; Khai thác mỏ lộ thiên, khai thác và chế biến khoáng sản ( trừ các loại nhà nước cấm ); khoan tạo lỗ, khoan cọc nhồi và xử lý nền móng; Đặc biệt công ty còn tham gia đầu tư kinh doanh khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ trường);Trang trí nội ngoại thất; Tư vấn đầu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Mua bán, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa; Đại lý kinh doanh xăng dầu và dầu mỡ phụ; Dịch vụ nhận ủy thác đầu tư;Dịch vụ quảng cáo;Lập dự án đầu tư các công trình; Quản lý dự án công trình xây dựng dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị đến nhóm A; Kinh doanh bất động sản; tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản, quảng cáo bất động sản, sàn giao dịch bất động sản; 1.1.2.2. Các dự án đầu tư: Tuy mới đi vào hoạt động hơn 2 năm nhưng Công ty hiện đang là chủ đầu tư củ nhiều dự án trọng điểm tại thành phố Hà Đông – Hà Nôi và nhiểu tỉnh trên cả nước.Sau đây là một số dự án lớn mà công ty đang đầu tư: Dự án “ Khu đô thị Văn Khê” với diện tích 24ha tại xã Văn Khê, thành phố Hà Đông với quy mô gồm 900 căn hộ liền kề biệt thự và 11 tòa nhà cao tầng từ 18 đến 25 tầng. Dự án “ Tòa nhà hỗn hợp chung cư, văn phòng cao cấp ELLIPSE TOWER” tại số 110 đường Trần Phú Phường Mộ Lão, thành phố Hà Đông với quy mô diện tích 2.600m2, cao 33 tầng và 3 tầng hầm. Dự án căn hộ cao cấp UCITY SILK tại khu Văn Khê mở rộng thành phố Hà Đông với diện tích 8.9ha bao gồm 13 Block có chiều cao tang từ 25 – 50 tầng, trong đó điểm nhấn chính của khu nhà là 2 khối nhà 50 tầng, 2 tầng hầm và 3 tầng siêu thị liên thông toàn bộ khu đất. Dự án “ Khu đô thị mới Phú Lãm” tại xã Phú Lãm thành phố Hà Đông với tổng diện tích 270.782 m2, gồm 13 khối nhà chung cư cao tầng từ 24 – 35 tầng với 1800 căn hộ, tạo chỗ ở mới cho 7200 người. Dự án chung cư cao cấp Tân Kiểng, phường Tân Kiểng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 12.600m2 Dự án khu nhà ở chung cư đường Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bề, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 31.000 m2 Cùng với công tác đầu tư các dự án bất động sản, công ty đã và đang thực hiện gói thầu EPC xây dựng khu trung tâm thương mại và giải trí Phong Phú Plaza tại Thành phố Huế với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng trong thời gian từ 2007- 2009. 1.1.2.3.Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Là một công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giống như những đơn vị xây dựng khác Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu hồ sơ dự thầu Lập hồ sơ dự thầu Trúng thầu Nghiệm thu công trình và quyết toán Thi công Lập dự án thi công chi tiết (1) (2) (3) (6) (5) (4) Giải thích sơ đồ: - Bước 1:Chuẩn bị các tài liệu, nghiên cứu , tìm hiểu về công trình dự thầu. - Bước 2: + Kiểm tra lại khối lượng của hồ sơ mời thầu + Lập dự toán, tiến độ thi công, biện pháp thi công + Giới thiệu năng lực và truyền thống của doanh nghiệp ( đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật, các loại máy móc thi công, các công trình có tính chất tương tự đã thi công) - Bước 3: Tiến hành các thủ tục ký hợp đồng với chủ đầu tư - Bước 4: + Khảo sát lại mặt bằng xây dựng + Lập dự toán thi công, chi tiết từng hạng mục công trình - Bước 5: + Giải phóng mặt bằng + Xử lý nền móng + Xây dựng phần thô + Hoàn thiện + Lắp đặt thiết bị, máy móc, nội thất. - Bước 6: Tiến hành kiểm tra chất lượng công trình nếu đảm bảo thì tiến hành nghiệm thu từng phần và quyết toán công trình 1.1.2.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long tổ chức bộ máy quản lý kinh tế vừa tập trung vừa phân tán.Các bộ phận đều có các nhiệm vụ và chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiệp của Giám Đốc. Vị trí vai trò của mỗi phòng ban khác nhau nhưng cùng có mục đích là vì sự sống còn của công ty và sự cạnh tranh phát triển của doanh nghiệp. Công ty bố trí sơ đồ quản lý của mình như sau: Sơ đồ 1-2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TGĐ ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƯ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHI NHÁNH MIỀN TRUNG CHI NHÁNH TPHCM BAN QLDA HÀ TÂY XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC SÀN GIAO DỊCH BĐS Nhìn vào sơ đồ bộ máy của công ty ở trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty được cấu tạo gống như bộ máy của các công ty cổ phần nói chung nhưng chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận lại có những điểm khác biệt để phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty : - Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát. - Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông - Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. - Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau: Ông Nguyễn Trí Dũng – Tổng giám đốc Ông Cao Châu Tuệ - Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Yên Sơn – Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Trường Giang – Phó tổng giám đốc Ông Nguyễn Đình Thuận – Kế toán trưởng - Phòng Kỹ thuật – Vật tư: là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Tổng giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật công trình và sản phẩm, giám định chất lượng sản phẩm và vật tư, quản lý sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh doanh: Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch tác nghiệp trong ngắn hạn, nghiên cứu, mở rộng thị trường. Phòng còn chịu trách nhiệm trong mọi công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu của công ty, hoạt động marketing trong lĩnh vực xây lắp. - Phòng kinh tế kế hoạch đầu tư: chịu trách nhiệm triển khai nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư và đầu tư chứng khoán. - Phòng Tài chính – kế toán : Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, chứng từ tài chính, thống kê, lưu dữ tài liệu liên quan đến kế toán, đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ thống quy tắc của Công ty - Phòng Tổ chức hành chính : là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc Tổng giám đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự, giải quyết các chính sách xã hội liên quan tới quyền lợi của người lao động, quản lý lao động, tiền lương và các công tác hành chính khác. - Chi nhánh công ty tại Miền Trung là đơn vị được công ty uỷ quyền thực hiện sản xuất kinh doanh chức năng của Công ty tại các tỉnh miền Trung. - Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị được công ty uỷ quyền thực hiện sản xuất kinh doanh theo chức năng của Công ty tại các tỉnh Nam Bộ, miền Đông và miền Tây Nam bộ. Đơn vị có các đội, ban chỉ huy công trình thi công xây dựng kiến trúc và thông tin, bộ phận tiếp thị đấu thầu, tiếp thị kinh doanh vật tư, vật liệu và kinh doanh các sản phẩm hàng công nghiệp do công ty sản xuất. - Ban QLDA Hà Tây: là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Đông như dự án xây dựng khu đô thị mới Phú Lãm, Văn Khê, dự án căn hộ cao cấp, chung cư văn phòng cao cấp. - Xí nghiệp xây dựng số 1: là bộ phận thực hiện hoạt động xây lắp của công ty chịu trách nhiệm thi công các công trình xây lắp. - Các đội xây lắp trực thuộc: là các đơn vị trực tiếp thi công các công trình. - Sàn giao dịch BĐS: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình biến động của trị trường bất động sản. 1.1.3.Tình hình tài chính của Công ty qua 1 số năm gần đây và định hướng phát triển trong tương lai: 1.1.3.1.Tình hình tài chính của Công ty trong 1 số năm gần đây: Để đánh giá tình hình tài chính của công ty ta xem bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm hoạt động Bảng 1 – 1. Qua bảng ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 là 124.904.519.817 tỷ đồng,tức tăng 31,43%, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 8.79%, nhưng lợi nhuận chưa phân phối của năm 2008 thấp hơn năm 2007 là 5.219.613.569 tỷ đồng, tức là giảm 17,32% so với năm 2007. Nếu phân tích kỹ và nhìn vào tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long ta sẽ thấy lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm 2007 không phải vì Công ty kinh doanh kém hiệu quả, mà do năm 2007 do mới thành lập nên công ty chưa phải trả các khoản lãi vay nên chi phí lãi vay vào thời điểm năm 2007 rất ít làm cho lợi nhuận năm 2007 khá cao.Sang năm 2008, chi phí lãi vay tăng lên 3.148.982.716 tỷ đồng gấp rất nhiều lần năm 2007 làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đi 19,38%.Chính khoản tăng lên của chi phí tài chính đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty tương đối tốt, mức lợi tức trả cho cổ đông khá cao trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Bảng 1 – 1 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG Đơn vị tính:Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối 01. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 397,427,566,361 522,331,786,178 124,904,519,817 31.42% 02. Các khoản giảm trừ 03. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 397,427,266,361 522,331,786,178 124,904,219,817 31.43% 04. Giá vốn hàng bán 350,327,880,771 471,090,259,957 120,762,379,186 34.47% 05. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 47,099,685,590 51,241,526,221 4,141,840,631 8.79% 06. Doanh thu hoạt động tài chính 1,661,325,675 1,893,339,935 232,014,260 13.96% 07. Chi phí hoạt động tài chính 180,710,174 3,148,982,716 2,968,272,542 08. Chi phí bán hàng 422,326,363 2,061,682,878 1,639,356,515 09. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,178,468,544 14,082,863,967 7,904,395,423 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 41,979,506,184 33,841,336,595 (8,138,169,589) -19.38% 11. Thu nhập khác 1,886,908,264 966,059,798 (920,848,466) -48.80% 12. Chi phí khác 1,777,857,261 159,895,632 (1,617,961,629) -91.00% 13. Lợi nhuận khác 109,051,003 806,164,166 697,113,163 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 42,088,557,187 34,647,500,761 (7,441,056,426) -17.68% 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 11,800,504,013 9,579,061,156 (2,221,442,857) -18.82% 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 30,288,053,174 25,068,439,605 (5,219,613,569) -17.23% 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4,202 2,507 ( theo số liệu của phòng Kế toán – tài chính) 1.1.3.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phấn Sông Đà- Thăng Long trong những năm sắp tới. Trong thời gian tới Công ty đang cố gắng xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh, phát triển bền vững và ổn định, đa sở hữu, đa ngành nghề, tập trung vào mũi nhọn là đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng làm việc cao cấp và kinh doanh hạ tầng. Phát triển và củng cố các ngành nghề truyền thống như xây dựng dân dụng và sản xuất công nghiệp. Đồng thời, phát triển và mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh như: khai thác mỏ, kinh doanh vật tư, tư vấn đầu tư… Ngoài ra Công ty còn tăng cường các hoạt động hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm huy động nguồn vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực. Xây dựng đơn vị thành một doanh nghiệp hướng ngoại, nhạy bén và năng động đối với thị trường trong nước và quốc tế. Công ty luôn đặt ra phương châm lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thân của người lao động nhằm phát huy mọi tiềm lực và khả năng sáng tạo của từng cá nhân. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 của Công ty: - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất : Bình quân 20%/năm - Tổng giá trị SXKD năm 2009-2010 : 1956 tỷ đổng - Doanh thu : 1822 tỷ đồng - Nộp ngân sách : 109 tỷ đồng - Lợi nhuận : 195 tỷ đồng - Lao động bình quân : 400 tỷ đồng - Thu nhập bình quân :5.5triệu đồng/người/tháng - Tỷ lệ trả cổ tức hàng năm :20-22%/năm 1.2.Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long: 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có hệ thống sổ sách kế toán riêng, đựơc mở tài khoản tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Cầu Giấy, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Kim Mã, Ngân hàng Công thương Hà Tây và Ngân hàng Công thương Quận 9 TP.Hồ Chí Minh. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại Công ty: - Tổ chức công tác kế toán phải đúng với quy định của Luật kế toán. - Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chế độ, chính sách văn bản pháp quy về kế toán của Nhà nước ban hành. - Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô hoạt động, địa bàn hoạt động của công ty. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh là tập trung và đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu thập xử lý và cung cấp tài liệu kế toán để kiểm tra và ghi sổ, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, công ty tổ chức một Phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán, công việc tài chính và thống kê của công ty. Tại các đội, có nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu nhận kiểm tra các chứng từ ban đầu, ghi chép sổ sách, sau đó chuyển về Phòng kế toán công ty để tiến hành công việc hạch toán. Sơ đồ 1 – 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN PHÓ KẾ TOÁN NVL, CCDC, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT, THUẾ KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TSCĐ THỦ QUỸ KẾ TOÁN ĐỘI Mỗi bộ phận kế toán đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính thống kê ở công ty bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện công việc kế toán, công tác tài vụ, tổ chức công tác tài chính và kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý của công ty. Lập và nộp đầy đủ các báo cáo kế toán định kỳ và báo cáo kế toán nội bộ. Đồng thời kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế, tài chính của công ty. Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ quy định về quản lý tài chính, việc tôn trọng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi phí và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá kiểm tra các biện pháp quản lý, các quyết định kinh tế đang thực hiện và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý, các quyết định kinh tế hữu hiệu hơn. - Kế toán phó: (1 người) Chịu trách nhiệm đôn đốc các nhân viên trong phòng kế toán làm việc, giải quyết công việc thay kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm về phần hành kế toán bất động sản - Kế toán thanh toán (1 người): Có nhiệm vụ theo dõi tiền vay, tiền gửi, làm các thủ tục vay, trả ngân hàng đúng thời hạn, đảm bảo an toàn về vốn, lập danh sách khách hàng và nhà cung cấp theo dõi công nợ phát sinh, lập báo cáo chi tiết các khoản nợ, theo dõi và thanh toán với nhà cung cấp kinh phí giữa Công ty và các đơn vị nội bộ. - Kế toán tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ, thuế (1 người) Có nhiệm vụ trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan. Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, tính thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ công nhân viên trong công ty, lập các báo cáo thuế định kỳ cho cơ quan thuế. - Kế toán tiền mặt, TSCĐ: ( 1 người ) Có nhiệm vụ lập phiếu thu, phiếu chi, giấy uỷ nhiệm chi, kết hợp phòng Tổ chức hành chính thanh tra kiểm kê quỹ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng. - Kế toán NVL, công cụ dụng cụ, giá thành sản phẩm (2 người):Có nhiệm vụ nhận Hóa đơn chứng từ từ nhân viên thống kê đội, theo dõi biến động NVL,CCDC, lập phiếu xuất, nhập NVL, CCDC, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ (1 người) Có nghĩa vụ theo thu, chi tiền mặt, quản lý hành chính của công ty. 1.2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 1.2.2.1.Chính sách kế toán chung: - Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, Kỳ kế toán đầu tiên của công ty bắt đầu từ ngày 05/12/2006 đến ngày 31/12/2007 -Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: là đồng Việt Nam(“ VND”) - Công ty thực hiện việc kê khai và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế với mức thuế suất là 10%. Công ty áp dụng thuế suất thuế TNDN là 28% trên lợi nhuận chịu thuế. - Chính sách kế toán áp dụng: + Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Kim Mã, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, Ngân hành Công Thương Hà Nội và Ngân hàng Công thương Quận 9 TP Hồ Chí Minh được ghi nhận và lập báo cáo theo đồng Việt Nam (VND), phù hợp với quy định tại Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 +Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc; Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua nguyên vật liệu và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Nguyên tắc chi nhận và khấu hao TSCĐ * Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. * Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản khi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai. Các chi phí không thỏa mãn được điều kiện trên được công ty ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. * Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng đối với TSCĐ hữu hình. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm: Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao ( năm) Tài sản cố định phục vụ hoạt động quản lý Phương tiện vận tải 08 Thiết bị, dụng cụ quản lý 02 - 04 Tài sản cố định phục vụ dự án Văn Khê 03 Tài sản cố định phục vụ dự án Huế: 02 – 03 + Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Khoản đầu tư tài chính của công ty là khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vân Phong ghi nhận theo giá gốc, bắt đầu ngày đầu tư + Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Các khoản vay ngắn hạn (dài hạn) của Công ty được ghi nhận theo hợp đồng, khế ước vay, phiếu thu, phiếu chi và chứng từ ngân hàng. Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí hoạt động tài chính. Riêng chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng dự án hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản, dự án đó (được vốn hóa) khi có đủ điều kiện quy định trong chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay. + Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước vốn hóa để phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sau bao gồm chi phí: công cụ dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dung một lần với giá trị lớn và công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dưới 1 năm. + Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí phải trả của Công ty bao gồm: trích trước chi phí lãi vay phải trả, chi phí tiền lương, chi phí thi công thuê ngoài trích trước của dự án Văn Khê và Công trình Phong Phú Plaza – Huế được ghi nhận theo hợp đồng, khế ước và giá trị ước tính phải trả cho nhà thầu. + Nguyên giá ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm vốn của cổ đông Nhà nước, người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, mức trích các quỹ này theo Nghị Quyết Đại Hội Cổ đông thường niên Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN của năm nay và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. + Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu sản xuất và cung cấp lắp đặt cửa nhựa, doanh thu xây công trình, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu đô thị, kinh doanh nhà chung cư, doanh thu từ tiền lãi tiền gửi và thu nhập khác. Doanh thu sản xuất và cung cấp lắp đặt cửa nhựa, xây dựng công trình được xác định khi công trình hoàn thành, đã có nghiệm thu, thanh lý, đã phát hành hóa đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán, phù hợp với 4 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực số 14 – “ Doanh thu và thu nhập khác”. Phần công việc đã hoàn thành của công trình được xác định theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Doanh thu từ tiền lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi xuất thực tế từng kỳ, phù hợp với 2 điều kiện ghi nhận doanh thu phát sinh từ tiền lãi quy định tại chuẩn mực số 14 – “ Doanh thu và thu nhập khác”. Doanh thu kinh doanh khu đô thị, kinh doanh nhà chung cư được ghi nhận theo các biên bản bàn giao từng phần hiện trạng công trình và được xác định theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Các khoản nhận trước của khách hàng không được ghi nhận doanh thu trong kỳ. + Nguyên tắc ghi nhận giá vốn: Giá vốn sản xuất và cung cấp lắp đặt của nhựa, xây dựng công trình được ghi nhận theo chi phí thực tế phát sinh để sản xuất và xây dựng, lắp đặt công trình phù hợp với doanhthu ghi nhận trong kỳ. Giá vốn của hoạt động kinh doanh khu đô thị, kinh doanh nhà chung cư được ghi nhận theo chi phí thực tế phát sinh tập hợp vào từng công trình tương ứng và phù hợp với doanh thu ghi nhận. 1.2.2.2. Đặc điểm về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty đều phải lập chứng từ kế toán, Công ty đã thực hiện tổ chức hệ thống chứng từ của mình theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ. Công ty tự in chứng từ dựa trên mẫu của Bộ tài chính đã ban hành. Đối với những chứng từ là phiếu thu, phiếu chi số chứng từ được đánh theo năm, bắt đầu từ 01 cho đến hết năm thì thôi như: PT01,PT02,…,PC01,PC02… Đối với chứng từ liên quan đến ngân hàng như giấy báo Nợ do Ngân hàng quy định, nhưng khi hạch toán, kế toán hạch toán theo tháng như: NH01/01…trong đó chỉ số đầu là tháng,chỉ số sau là số thứ tự chứng từ. Đối với các chứng từ thanh toán tạm ứng được đặt là TT, sau đó là chỉ số tháng rồi đến số thứ tự như: TT01/01,TT01/02… 1.2.2.3. Đặc điểm về tổ chức tài khoản của công ty Để đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế mang tính chất ._.đặc thù, công ty dựa vào tài khoản cấp 1, cấp 2 và mở thêm các tài khoản cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Nhìn chung công ty áp dụng theo đúng chế độ tài khoản của Bộ tài chính nhưng có một số tài khoản chi tiết như sau: * TK 211 “ Tài sản cố định hữu hình” Chi tiết: - TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc - TK 2112: Máy móc thiết bị - TK 2113 : Phương tiện vận tải truyền dẫn - TK 2114 : Thiết bị dụng cụ quản lý - TK 2118 : TSCĐ khác * TK 213 “ Tài sản cố định vô hình” Chi tiết: - TK 2131: Quyền sử dụng đất - TK 2135: Phần mềm máy vi tính *TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình *TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” Chi tiết: - TK 6231: Chi phí nhân công - TK 6232: Chi phí vật liệu - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công *TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Chi tiết: - TK 6271: Chi phí nhân viên đội sản xuất - TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu - Tk 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác 1.2.2.4. Đặc điểm về hệ thống sổ kế toán sổ kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long áp dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính, công ty sử dụng phần mềm kế toán SONG DA ACCOUNTING SYSTEM (SAS) của công ty phần mềm UNESCO, phần mềm này giúp kế toán xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo sự tập trung thống nhất trong công tác kế toán. Công ty đang sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Theo hình thức này hệ thống sổ bao gồm các loại sau: Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khoản. Sổ chi tiết: Sổ chi tiết nguyên vật liệu,Sổ kế toán chi tiết tiền mặt,Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ TSCĐ, Sổ chi tiết các tài khoản như 154, 621, 622, 623, 627, 334 …Sổ chi tiết của công ty mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình. Sơ đồ 1 – 4: TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG NHẬP DỮ LIỆU VÀO MÁY BẢNG CÂN ĐỐI THỬ SỔ CÁI SỔ NHẬT KÝ CHUNG BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ TÀI KHOẢN CHI TIẾT SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN CHỨNG TỪ GỐC BÁO CÁO KẾ TOÁN Chú giải: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ ( cuối tháng) Đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc (đã được kiểm tra) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán nhập vào máy để vào các sổ chi tiết liên quan, máy sẽ tự động vào sổ các tài khoản phù hợp. Các phát sinh được nhập từ các chứng từ gốc vào các tài khoản chi tiết cấp thấp nhất và số phát sinh được tự động cộng dồn lên các tài khoản cấp trên. Khi kế toán muốn mở chi tiết các tài khoản Click chuột vào Hệ thồng tài khoản trên thanh công cụ của chương trình. Tiếp theo đánh dấu các tài khoản cấp trên của tài khoản chi tiết cần mở bấm nút thêm SAS sẽ tự động tạo số hiệu tài khoản mặc định mới theo các tài khoản đã mở. Ghi tên tài khoản, hạn chế số dư (nếu cần thiết). Sau đó bấm nút Ghi, tài khoản mới sẽ được đăng ký trong hệ thống tài khoản. Chương trình hoạt động theo hình thức Nhật ký chung nên các chứng từ được nhập thống nhất trên một cửa sổ Nhập chứng từ theo trình tự thời gian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối tháng kế toán dùng bút toán kết chuyển Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh và định kỳ phân bổ lập báo cáo tài chính. 1.2.2.5. Đặc điểm về tổ chức báo cáo Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính…. Các báo cáo này được lập theo quý và phải được kiểm toán và được Đại hội đồng cổ đông thông qua, sau đó nộp cho cơ quan thuế có thẩm quyền, ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán và cơ quan đăng ký kinh doanh. Bảng cân đối kế toán tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty và các công ty con vào cuối mỗi năm tài chính. Bảng tóm tắt nội dung báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ gửi tới các cổ đông và công bố trên nhật báo của địa phương và một tờ báo kinh tế trung ương. Báo cáo nội bộ bao gồm: Báo cáo KQHĐSXKD, Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tại công trình, Báo cáo công nợ, Báo cáo hoạt động chung. Báo cáo nội bộ được lập để phục vụ cho công tác quản trị nộp cho giám đốc và Hội đồng Cổ Đông. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - THĂNG LONG 2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long: Do đặc điểm doanh nghiệp xây lắp là sản xuất sản phẩm đơn chiếc mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng thời gian của mỗi sản phẩm cũng khác nhau vì vậy để đáp ứng được nhu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình. Hàng năm trong khi thi công; các công trình hạng mục công trình sẽ được mã hóa theo thứ tự từ 01, 02,……,50,51…..,99…Sau đó sẽ được ghép với các tài khoản có liên quan về chi phí và giá thành để dễ dàng theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công trình. Các chứng từ cũng được đánh số thứ tự theo những nguyên tắc nhất định: Đối với các chứng từ là phiếu thu, phiếu chi, số chứng từ được đánh theo năm bắt đầu từ 01 cho đến hết năm thì thôi như: PT01,PT02,…,PC01,PC02… Đối với chứng từ liên quan đến ngân hàng như giấy báo Nợ do Ngân hàng quy định,nhưng khi hạch toán, kế toán hạch toán theo tháng như: NH01/01…trong đó chỉ số đầu là tháng,chỉ số sau là số thứ tự chứng từ. Đối với các chứng từ thanh toán tạm ứng được đặt là TT, sau đó là chỉ số tháng rồi đến số thứ tự như: TT01/01,TT01/02…Các chứng từ này thực chất là bảng tổng hợp các hóa đơn đi kèm các chứng từ gốc phát sinh tại ban chi huy công trình liên quan đến chi phí sản xuất thi công công trình do đội xây lắp thực hiện được trong tháng. Ở công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long, công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính và một phần thủ công. Trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thì phần hành kế toán tiền lương được thực hiện thủ công. Vì thế, công việc quan trọng nhất của kế toán là thu thập, xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế toán và nhập dữ liệu vào máy. Còn các thông tin đầu ra như các sổ sách, các báo cáo kế toán…, đều do máy tự động xử lý thông tin, thống kê trên cơ sở số liệu đầu vào. Thực tế, với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến các công trình hạng mục công trình, có đầy đủ các chứng từ đảm bảo cho nghiệp vụ và có sự phê duyệt xác nhận của các bên có liên quan thì kế toán sẽ nhập dữ liệu theo đúng công trình. Còn đối với các nghiệp vụ phát sinh ở nơi thi công công trình, thì đội trưởng giữ hóa đơn, chứng từ gốc kèm bản kê thanh toán hóa đơn GTGT hoặc bảng tổng hợp thanh toán, các chứng từ phát sinh có liên quan đến quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành của một công trình, hạng mục công trình. Sau khi được kế toán trưởng, giám đốc phê duyệt thì kế toán chi phí theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành nhập vào máy. Trong bài báo cáo của mình em xin tìm hiểu tình hình và lấy số liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công trình khu nhà ở Văn Khê - Hạng mục thượng tầng liền kề 7 - 21 do Đội xây lắp số 2 thuộc xí nghiệp xây lắp 1 của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long thi công. Đội Xây Lắp số 2 có mã số 15, hiện đang thi công một số hạng mục công trình nằm trong công trình DA Văn Khê như:Hạng mục LK6, hạng mục hàng rào tuyến 11, hạng mục thượng tầng LK 7-21. Trong đó hạng mục thượng tầng LK 7- 21 có mã số 04. Hạng mục này được khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2008 và kết thúc vào tháng 12 năm 2008. Chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản mục lại gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và tập hợp chi phí Công ty đã tiến hành phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí, bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các loại chi phí nguyên vật liệu cần thiết tạo nên sản phẩm xây lắp gồm cả nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép, đá, gạch, vôi, cát….), nguyên vật liệu phụ (dây thép buộc, sơn, đinh,…), vật liệu luân chuyển (tôn định hình, cốt pha, giàn giáo……) - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân phục vụ thi công, bao gồm cả tiền lương của công nhân vận chuyển bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công, dọn dẹp nơi thi công. - Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí nhân công (như tiền lương công nhân điều khiển máy…..), chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất (như xăng, dầu phục vụ máy …), chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thuê máy thi công thì chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí bộ phận gián tiếp của các đội xây lắp, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản chi phí. 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình. Tức là các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng nào sẽ được tập hợp cho đối tượng đó. Với các khoản chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành cho từng đối tượng. Cuối mỗi tháng kế toán dựa trên các bảng phân bổ và tờ kê chi tiết, kiểm tra ghi vào các bảng kê có liên quan, tổng hợp số liệu và lập bảng tổng hợp số liệu và bảng chi phí sản xuất để làm cơ sở tính giá thành cho các công trình. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phần chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình sản phẩm xây lắp. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định lượng chi phí thực tế tiêu hao trong thi công, đồng thời đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Ở hạng mục thượng tầng liền kề 7-21 vật liệu được sử dụng để xây dựng rất phong phú. Nguyên vật liệu chính của công trình bao gồm các loại vật tư như: Bê tông thương phẩm, Đá 1x2, Đá 4x6, Cát, Sỏi, Thép, Gạch, xi măng ……., Vật liệu phụ bao gồm: Dây buộc thép, Sơn, Định……, Vật liệu luân chuyển như: tôn định hình, cốp pha, giàn giáo…… Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết cho từng loại ở từng kho ở từng công trình. Do nhu cầu vật tư ở mỗi công trình khác nhau, các công trình lại ở nhiều địa điểm khác nhau nên để tiết kiệm chi phí và thuận lợi cho việc xây dựng công trình Công ty thường tổ chức mua nguyên vật liệu rồi xuất thẳng cho từng công trình mà không tiến hành nhập cho vật liệu của công ty. Tại kho của công ty chỉ dự trữ một lượng nhỏ nguyên vật liệu đề phòng biến động giá và tình trạng khan hiếm làm gián đoạn thi công. Số lượng vật tư mua vào phải được dựa trên số liệu đã dự toán và được phê duyệt bởi kế toán trưởng và giám đốc. Vật liệu nhập kho ở công trường sẽ được chủ nhiệm công trình, thủ kho công trình và người giao vật tư kiểm tra số lượng, chất lượng rồi tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: Liên 1 – Thủ kho công trình giữ để theo dõi sau đó chuyển lên cho phòng kế toán Công ty kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng của lô hàng đó, Liên2: Lưu tại quyển. Nguyên vật liệu đưa vào thi công được tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu đó theo công thức như sau: Giá vật tư xuất cho công trình = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ Trong tháng 12 để thi công hạng mục thượng tầng nhà LK7-21 , Đội XL2 làm phiếu yêu cầu mua vật tư gửi phòng VTTB, căn cứ vào tiến độ thi công kết hợp với phòng Kỹ thuật kiểm tra định mức vật tư dự toán, sau đó trình lên Phó giám đốc phụ trách điều hành thi công công trình và được duyệt mua ngoài, chuyển thẳng tới công trường thi công. Hóa Đơn GTGT như sau: Biểu 2 – 1: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 1 tháng 12 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM và SX Nam Tiến Địa chỉ: 122 - Quang Trung - Thành phố Hà Đông Số tài khoản: 551100001735 Số điện thoại: 0423630689 MS: 0102148189 Họ và tên người mua hàng: Hoàng Quốc Cường Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long Địa chỉ: khu đô thị Văn Khê, đường Ngô Quyền, phường La Khê,TP Hà Đông Số tài khoản: Hình thức thanh toán: CK MS: 0102093571 STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3= 2 x 1 1 Thép phi 22 Kg 1.650 16030,81 26.450.000 2 Thép phi 25 Kg 1.304 16237,33 21.169.100 Cộng tiền hàng 47.619.100 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 2.380.955 Tổng cộng tiền thanh toán: 50.000.055 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu sáu trăm lẻ bốn nghìn không trăm ba mươi tư đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Nếu nguyên vật liệu được xuất kho từ kho của đội thì kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Biểu 2 -2 : Đơn vị: Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long Mẫu số: C20 – HD Địa chỉ: Khu đô thị mới Văn Khê - La Khê - Hà Đông Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ – BTC Ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 1 Tháng 12 Năm 2008 Số 21/XL2 Họ và tên người nhận: Nguyễn Văn Tư. Địa chỉ:( bộ phận): Tổ Nề Lý do xuất kho: Thi công nhà liền kề 7-21 Xuất tại kho: Cường - XL2 Địa điểm: Dự án Văn Khê - Hà Đông STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Đơn giá A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng PC 30 TW kg 10.180 10.180 900 9.162.000 2 Cát đen m3 12 12 57.143 697.143 3 Cát vàng m3 18 18 109.524 1.971.432 4 Đá 1 x 2 m3 9 9 176.190 1.585.714 Cộng 13.416.289 Tổng số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu bốn trăm mười sáu nghìn hai trăm tám mươi chín đồng Số chứng từ gốc kèm theo: Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho ( ký, họ tên) (ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Với những khoản chi phí khác như chi phí mua vật liệu nhỏ lẻ, hay những khoản mua nguyên vật liệu có tổng giá thanh toán thấp thì sẽ giao cho đội tự mua thông qua TK 141 – Tạm ứng. Chủ công trình lập giấy đề nghị tạm ứng để nhận tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng sau khi đã được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển đến kế toán tiền mặt để viết phiếu chi. Phiếu chi sẽ được chuyển đến giám đốc và kế toán trưởng ký rồi chuyển đến thủ quỹ xuất tiền, cuối cùng chuyển đến kế toán tập hợp chi phí. Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình. Ví dụ như công trình khu nhà ở Văn Khê đội xây lắp số 2 có mã số là 15, hạng mục thượng tầng liền kề 7- 21 viết tắt là LK 7 – 21 có mã số là 04 nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hạng mục này có mã số là 6211504. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK 152, TK 153, TK 154, TK 331, TK133……….. Hàng ngày sau khi lập phiếu nhập phiếu xuất kho thủ kho tiến hành ghi vào sổ kho sau đó chuyển phiếu nhập xuất lên cho kế toán đội tập hợp và định kỳ 15-20 ngày kế toán đội tập hợp các chứng từ liên quan và phát sinh chuyển về phòng kế toán. Đối với những nguyên vật liệu mua về được xuất thẳng cho công trình thi công ngay mà không qua kho của đội thì căn cứ hợp đồng kinh tế và hóa đơn GTGT của lô nguyên vật liệu đó và các chứng từ khác có liên quan, kế toán tập hợp chi phí tiến hành nhập chứng từ phần tổng hợp điền đầy đủ các thông tin yêu cầu rồi định khoản như sau: Nợ TK 6211504 47.619.100 Nợ TK 133 2.380.55 Có TK 331 50.000.055 Đối với những nguyên vật liệu được xuất từ kho của đội xây lắp thì căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán đội gửi lên kế toán tập hợp chi phí cũng tiến hành nhập chứng từ giống như phần trên nhưng định khoản như sau: Nợ TK 6211504 13.416.289 Có TK 152 13.416.289 Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, máy sẽ tự động chuyển các số liệu vào sổ chi tiết tài khoản 6211504, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621 và các sổ có liên quan khác. Cuối tháng, căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho công trình kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trình tự hạch toán như sau: Biểu 2 – 3:Sổ chi tiết tài khoản 6211504: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ -THĂNG LONG SỔ CHI TIẾT ( Trích) Tháng 12 Năm 2008 TK 6211504 - Hạng mục Thượng tầng nhà LK 7-21 Số dư đầu kỳ   Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Mã số Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư HĐGTGT.12.5 01/12/08 01/12/08 Hoàng Quốc Cường - XL2 -Nhận thép của 6211504 331 47.619.100 47.619.100 công ty TNHH TM và SX Nam Tiến thi công nhà LK 7 -21 DA Văn Khê. PX20/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Lương Xuân Bá - Tổ nề - Nhận thép các loại thi công 6211504 152 576.869.656 624.488.756 hạng mục nhà LK 7-21 PX21/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Nguyễn Văn Tư - tổ nề - Nhận xi măng, cát và đá 1 x 2 6211504 152 13.416.289 637.905.045 thi công nhà LK7-21 DA Văn Khê PX22/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Phạm Văn Tuân - tổ nề - Nhận thép ống hộp và thép 6211504 152 5.767.280 643.672.325 bản thi công nhà LK7-21 DA Văn Khê …. … ……………………….. …. …….. ……. ….. ……….. CTHT12/20 30/12/08 30/12/08 Hạch toán khối lượng bê tông thương phẩm cho HM LK7-21 6211504 3311 321.847.619 946.336.375 PX23/ĐXL2 30/12/08 30/12/08 Nguyễn Xuân Diện, Tuân, Trường - XL2 6211504 152 642.075.216 1.588.411.591 - Nhận xi măng, gạch đặc,gạch lỗ thi công nhà LK7 - 21 PX24/ĐXL2 30/12/08 30/12/08 Nguyễn Xuân Diện,Tuân, Trường -XL2 6211504 152 385.707.107 1.974.118.698 Nhận thép các loại thi công nhà LK7 -21 ….. ……. ……… ……… ……….. ……… ………. …….. ……. PX30/ĐXL2 31/12/08 31/12/08 Lương Xuân Bá, Tuấn, Trường - Tổ nề -Nhận côppha 6211504 1531 64.494.673 2.412.633.057 thép 150 x 1500 thi công nhà LK7-21 KC_2/ĐXL2 31/12/08 31/12/08 Kết chuyển CPNVL sang chi phí dở dang cuối kỳ 6211504 154 2.412.633.057 Tổng phát sinh 2.412.633.057 2.412.633.057 Phát sinh lũy kế 5.449.026.057 5.449.026.057 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên Sổ chi tiết TK 621 là cơ sở để vào sổ tổng hợp chi tiết TK 621 và đối chiếu kiểm tra với sổ cái và lên bảng tính giá thành. Biểu 2 – 4 : CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ -THĂNG LONG SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( Trích) Tháng 12 Năm 2008 STT Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1 PN06/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Tống Xuân Nghị - Nhập xi măng của Trạn vật tư KT Thanh Oai Nguyên liệu, vật liệu 152 2.726.900 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 272.690 Tạm ứng 141 2.999.590 2 HĐGTGT12.5 01/12/08 01/12/08 Hoàng Quốc Cường - ĐXL2 - Nhập thép của công ty TNHH TM Nam Tiến thi công nhà LK 7 -21 DA Văn Khê Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 47.619.100 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 2.380.955 Phải trả người bán 331 50.000.055 ………. ……… ………. ……….. …………… ………. ………… ………. 29 PX20/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Lương Xuân Bá, Diện - Tổ nề - Nhận thép các loại thi công nhà LK7+21 DA VKhê Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 576.869.656 Nguyên liệu, vật liệu 152 576.869.656 30 PX21/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Nguyễn Văn Tư - tổ nề - Nhận cát, xi măng, và đá 1,2 thi công nhà liền kề 7 -21 DA Văn Khê Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 13.416.289 Nguyên liệu, vật liệu 152 13.416.289 31 PX22/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Phạm Văn Tuân - tổ nề - Nhận thép ống hộp và thép bản thi công mái che máy phát điện DA Văn Khê Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 5.767.280 Nguyên liệu, vật liệu 152 5.767.280 …. ………… …….. …….. …………………. …… ……. ……… Biểu 2 – 5: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ -THĂNG LONG SỔ CÁI TÀI KHOẢN ( Trích) 621 - Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Tháng 12 Năm 2008 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư PN06/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Tống Xuân Nghị - ĐXL2 - Nhập xi măng của trạm vật tư Kỹ thuật Thanh Oai 331 2.726.900 2.726.900 HĐGTGT12.5 01/12/08 01/12/08 Hoàng Quốc Cường - XL2 -Nhận thép của công ty TNHH TM và SX Nam Tiến thi công nhà LK 7 -21 DA Văn Khê 331 47.619.100 50.346.000 ………….. ………….. ……….. …………………………………………………… ……… ………… ………. ………. PX20/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Lương Xuân Bá - Tổ nề - Nhận thép các loại thi công hạng mục nhà LK 7-21 DA Văn Khê 152 576.869.656 852.986.364 PX21/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Nguyễn Văn Tư - tổ nề - Nhận cát, xi măng, và đá 1 x 2 thi công nhà LK 7 -21DA Văn khê 152 13.416.289 866.402.653 PX22/ĐXL2 01/12/08 01/12/08 Phạm Văn Tuân - tổ nề - Nhận thép ống hộp và thép bản thi công 152 5.767.280 872.169.933 mái che máy phát điện DA Văn Khê ………….. ………….. ……….. …………………………………………………… ……… ………… ………. ………. PX27/ĐXL1 30/12/08 30/12/08 Đỗ Văn Vụ - Tổ thi công - Nhận gạch đặc, gạch lỗ thi công LK 6 DA Văn Khê 152 169.387.272 1.798.689.159 CTHT12/19 30/12/08 30/12/08 Hạch toán khối lượng bê tông thương phẩm cho HM LK7-21 3311 321.847.619 2.120.536.778 PX23/ĐXL2 30/12/08 30/12/08 Nguyễn Xuân Diện, Tuân, Trường - XL2- Nhận xi măng, gạch đặc, gạch lỗ thi công nhà LK7 – 21 152 642.075.216 2.762.677.944 PX24/ĐXL2 30/12/08 30/12/08 Nguyễn Xuân Diện, Tuân, Trường - XL2-Nhận thép các loại thi công nhà LK 7 -21 152 385.707.107 3.148.319.104 ………….. ………….. ……….. …………………………………………………… ……… ………… ………. ………. PX29/ĐXL1 30/12/08 30/12/08 Đỗ Văn Vụ - Tổ thi công - Nhận vật tư nhỏ lẻ thi công LK 6 DA Văn Khê 152 28.166.648 4.332.375.762 PX30/ĐXL2 31/12/08 31/12/08 Lương Xuân Bá, Tuấn, Trường - Tổ nề -Nhận côppha thép 150 x 1500 thi công nhà LK7-21 1531 64.494.673 4.442.959.571 TT12/10 31/12/08 31/12/08 Nguyễn Mạnh Thắng - XL2 - Thanh toán tiền mua bê tông thương phẩm 141 13.421.800 4.456.381.371 và vật tư nhỏ lẻ thi công DA Văn Khê TT12/19 31/12/008 31/12/08 Lê Trọng Cương - XL1 - Thanh toán tiền mua bê tông thiết bị điện 141 10.492.000 4.466.873.371 và xe đẩy phục vụ thi công LK 22 DA Văn Khê TT22/19 31/12/08 31/12/08 Lê Trọng Cương - XL1 - Thanh toán tiền mua thiết bị điện và vật tư nước thi công LK 22 DA Văn Khê 141 1.848.000 4.468.732.371 KC_2 31/12/08 31/12/08 Kết chuyển chi phí NVLTT sang chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 154 4.468.732.371 Tổng phát sinh 4.468.732.371 4.468.732.371 Phát sinh lũy kế 14.242.801.988 14.242.801.988 Số dư cuối kỳ Người lập biểu Kế toán trưởng (0Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Chi phí về lao động là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Vì thế việc hạch toán đúng khoản mục chi phí này cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong côn tác tính giá thành, nếu quản lý và sử dụng hợp lý lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho công trình. Ở công trình Khu nhà ở Văn Khê công ty sử dụng chủ yếu là lao động ngoài danh sách. Đối với công nhân thi công trực tiếp ở công trình này công ty áp dụng hình thức lương khoán cho từng tổ thi công. Công ty sử dụng các bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán tiền lương là căn cứ để hạch toán lương của công nhân trực tiếp thi công. - Hàng ngày kế toán đội tiến hành chấm công cho từng đội thi công: Biểu 2-6 : Bảng chấm công CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ THĂNG LONG ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 BẢNG CHẤM CÔNG Công trình: Khu nhà ở Văn Khê HM: Xây thô Bộ phận: Tổ nề TT Họ và tên Tháng 12 Năm 2008 Tổng Ký nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Văn Bính x X x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x x x x x x x x 26 2 Ngô Văn Chuyển x X x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x x x x 0 25 3 Trần Văn Tuấn 0 X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 4 Nguyễn Viết Nhân x X x x x x 0 0 0 x x x x x x x x x x x x x x x 0 x x 23 5 Nguyễn Khánh Đoan x X x x x x 0 0 0 0 x x x x x x x x x x x x x x x x x 23 6 Phạm Văn Dương x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 0 x x x 26 7 Bùi Tiến Dinh x X x x x x x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x 26 8 Nguyễn Văn Dũng x X x x x x x x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x 26 9 Đỗ Đình Trọng x X x x x x x x x x x x x 0 0 0 x x x x x x x x x x x 24 10 Đỗ Văn Đăng x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 0 26 11 Lê Trọng Duẩn x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 0 26 12 Kim Văn Vũ x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 0 26 Tổng 303 Đội trưởng Người chấm công Cuối tháng căn cứ vào khối lượng công việc đạt được trong tháng kế toán lập Hợp đồng làm khoán làm cơ sở để tính lương: Biểu 2 – 7: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ THĂNG LONG Công trình Khu nhà ở Văn Khê ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 Hạng mục: Thượng tầng LK7 -21 HỢP ĐỒNG LÀM KHOÁN Tổ thi công Nguyễn Văn Bính TT Nội dung công việc ĐV Giao khoán Thực hiện Kỹ thuật xác nhận Ghi chú Khối lượng Đơn giá Thời gian Khối lượng Số tiền Thời gian kết thúc Bắt đầu Kết thúc A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Bê tông m3 55.320 220.000 18.440 4.055.987 2 Lắp dựng ván khuôn 100m2 9.060 3.800.000 302 11.461.380 3 Lắp dựng gia công cốt thép Tấn 13.170 550.000 439 2.414.636 4 Xây m3 93.090 220.000 3.103 6.827.036 5 Láng + trát m2 9.720 25.000 324 80.986 TỔNG CỘNG 24.840.025 LÀM TRÒN 24.840.000 Tổng số tiền thanh toán bằng chữ: Hai mươi bốn triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Ban kỹ thuật vật tư Cán bộ định mức Người nhận khoán Giám đốc ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) Theo hình thức này, cuối tháng căn cứ bảng xác nhận khối lượng công việc hoàn thành, nhân với đơn giá một sản phẩm hoàn thành ra số tiền phải trả cho cả đội thi công, số tiền đó chia đều cho số công trong tháng rồi nhân với số công của từng người sẽ ra tiền lương của một công nhân. Sau đó kế toán đội tiếp tục lập bảng thanh toán tiền lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất. Biểu 2 – 8: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ THĂNG LONG ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 12 Năm 2008 Công trình: Khu nhà ở Văn Khê HM: Thượng tầng LK7 – 21 - Bộ phận: Tổ nề TT Họ và tên Lương khoán Lương thêm giờ Tổng thu nhập Tạm ứng Còn lĩnh Ký nhận Cộng Số tiền/công Số tiền Cộng Số tiền A B 1 2 3 4 5 6=3+5 7 8=6-7 D 1 Nguyễn Văn Bính 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 2 Ngô Văn Chuyển 25 82.000 2.050.000 0 2.250.000 2.250.000 3 Trần Văn Tuấn 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 4 Nguyễn Viết Nhân 23 82.000 1.886.000 0 2.070.000 2.070.000 5 Nguyễn Khánh Đoan 23 82.000 1.886.000 0 2.070.000 2.070.000 6 Phạm Văn Dương 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 7 Bùi Tiến Dinh 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 8 Nguyễn Văn Dũng 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 9 Đỗ Đình Trọng 24 82.000 1.968.000 0 2.160.000 2.160.000 10 Đỗ Văn Đăng 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 11 Lê Trọng Duẩn 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 12 Kim Văn Vũ 26 82.000 2.132.000 0 2.340.000 2.340.000 Tổng 354 24.840.000 24.840.000 24.840.000 Đội trưởng Kế toán Ban KTVT Ban KTKH Giám đốc Khi đã lập xong bảng thanh toán tiền lương, kế toán đội sẽ nộp lên phòng kế toán Công ty, kế toán tiền lương tổng hợp các bảng thanh toán lương ở các đội xây lắp rồi lập bảng kê chứng từ nhân công. Biểu 2 – 9: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - THĂNG LONG ĐỘI XÂY LẮP SỐ 2 BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NHÂN CÔNG Tháng 12 năm 2008 TT Ngày CT Diễn giải Tổng số tiền theo HĐ Lương Công trình Ghi chú LK6 LK 7-21 HR tuyến 11 A Lương trực tiếp 341.397.500 31.860.000 268.247.500 41.290.000 1 31/12/08 Nguyễn Văn Bính 24.840.000 24.840.000 2 31/12/08 Lê Ngọc Chính 63.050.000 63.050.000 3 31/12/08 Lê Văn Cúc 38.570.000 38.570.000 4 31/12/08 Nguyễn Văn Tư 72.150.000 72.150.000 5 31/12/08 Ngô Văn Dần 69.637.500 69.637.500 6 31/12/08 Nguyễn Văn Diện 41.290.000 41.290.000 7 31/12/08 Ngô Văn Chín 31.860.000 31.860.000 B Lương gián tiếp 25.033.613 31/12/08 Lương gián tiếp đội tháng 12 25.033.613 Tổng 366.431.113 Hà Nội, Ngày 31 Tháng 12 năm 2008 Đội trưởng Kế toán đơn vị Người lập Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp xây lắp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của đội XL2 thi công công trình LK 7 – 21 có mã số để hạch toán là 6221504. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 334, TK338, TK154, TK111, TK138, TK141. Các bảng thanh toán tiền lương được duyệt sẽ được cấp lệnh chi thông qua tiền tạm ứng của đội trưởng đội xây lắp để thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất. Kế toá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2448.doc
Tài liệu liên quan