Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải

lời mở đầu Một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triến trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó phải mang lại hiệu quả kinh tế, có lợi nhuận và tích luỹ Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như doanh thu, chi phí, giá thành sản phẩm…, trong đó giá Một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triến trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế t

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường và sự hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó phải mang lại hiệu quả kinh tế, có lợi nhuận và tích luỹ. Thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Viêc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là một việc rất cần thiết và giá thành cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp xác định chính xác lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà các biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, đặc biệt phải tổ chức tốt việc sản xuất sản phẩm để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xuống dưới mức thấp nhất nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Một trong những công cụ quan trọng góp công tác quản lý kinh tế mang lại hiệu quả nhất đó là hạch toán kinh tế nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của hạch toán, nó mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho các doanh nghiệp sản xuất. Thực chất chi phí sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất. Do vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất được xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ chất lượng, toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ các vấn đề đó nên mức tính giá thành đòi hỏi tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra theo đúng chế độ pháp luật của Nhà Nước đã quy định Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Kim Huệ, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các anh chị tại doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải và sau thời gian học tập tại nhà trường cùng quá trình thực tập tại doanh nghiệp Em chọn đề tài : " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất" để viết báo cáo chi tiết. Nội dung của báo cáo gồm 3 phần sau: - Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. - Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. - Phần III: Nhận xét và kết luận về kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" Vì thời gian thực tập, nghiên cứu cũng như khả năng và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn Nguyễn Kim Huệ đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn CBNV phòng kế toán toán nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. 1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. - Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải đăng ký kinh doanh số 01000236 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 17/11/2000 - Tên công ty: Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. - Tên giao dịch: thach hai private enterprise. - Tên viết tắt: thpte - Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng ( ba tỷ đồng chẵn). - Trụ sở chính: Số 24- Tổ 14- Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội. + Chi nhánh 1: Xưởng 197- Miêu Nha- Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội. + Chi nhánh 2: Thái Khê- Cấn Hữu- Quốc Oai- Hà Nội. - Điện thoại: 043 8394 835 - Fax: (84-4).38394.836 - Giám đốc: Ông Ngô Huy Thạch - Phó giám đốc: Bà Lê Thị Oanh STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng tài sản 6,589,782,183 8,736,730,818 10,870,059,773 2 TSNH và ĐTNH 4,977,654,920 6,675,667,278 7,929,563,527 3 Nguồn vốn CSH 3,224,520,436 3,255,185,014 3,386,893,270 4 Tổng giá trị sản xuất 3,330,932,296 3,756,495,345 5 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,889,372,715 5,654,986,061 2,164,296,862 6 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 58,470,668 42,589,422 175,651,273 7 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 42,098,881 30,664,386 42,589,416 Bảng 1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải năm 2007, 2008, 2009. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. - Giai đoạn trước năm 2000 Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải là hộ kinh doanh cá thể với vốn ban đầu là 50.000.000 đồng. - Giai đoạn sau năm 2000 +Do làm ăn có lãi nên từ hộ kinh doanh cá thể, ông Ngô Huy Thạch( nay là giám đốc doanh nghiệp) đã quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải và thuê nhà xưởng tại 197- Miêu Nha- Tây Mỗ- Từ Liêm- Hà Nội với diện tích 1000m2 + Nhằm đáp ứng nhu cầu đặt hàng ngày càng tăng, năm 2003, Doanh nghiệp mở thêm diện tích xưởng tại Thái Khê- Cấn Hữu- Quốc Oai- Hà Nội, với diện tích là 800m2 + Doanh nghiệp đã có một đội ngũ công nhân viên là 70 người, trong đó: trình độ đại học là 10%, trình độ cao đẳng 10%, trung cấp nghề là 80%. Doanh nghiệp có mô hình tổ chức sản xuất có tính chuyên môn hoá cao giúp sản xuất đạt năng suất cao nhất và tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm được chi phí đào tạo nghề cho công nhân. + Hiện nay, doanh nghiệp có hệ thống khách hàng từ Bắc vào Nam, lượng khách hàng ngày càng tăng và gắn bó với doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và chiếm lĩnh được thị trường. 2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động của đơn vị. - Nắm bắt chung xu thế của thị trường tiêu dùng trong nước, ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã xác định hoạt động chính của doanh nghiệp là gia công các sản phẩm cơ kim khí. Đơn vị cũng là đại lý kí gửi, mua bán hàng hoá cho các cửa hàng, đơn vị có nhu cầu về nội thất như trong nước 3. Tổ chức hoạt động SXKD của DNTN Thạch Hải. +Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí, kim khí +Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. +Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. + Các sản phẩm của doanh nhiệp gồm: bàn ghế phòng ăn, các loại ghế inox và sắt sơn tĩnh điện, ghế thư giãn, bàn ghế café bàn ghế học sinh, sinh viên, giường sắt, ghế phòng chờ, hội trường và ghế văn phòng. - Quy trình sản xuất + Quy trình sản xuất ra một sản phẩm inox Hàn Khoan Uốn Cắt ống Tán Điện hoá Hoàn thiện + Quy trình sản xuất ra một sản phẩm hàng sơn Uốn Khoan Hàn Tán Cắt ống Sơn Hoàn thiện Tẩy rửa vệ sinh 4. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán Giám đốc Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. - Giám đốc: là người đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, quản lý tài sản, là chủ quản của doanh nghiệp và làm nhiệm vụ đầy đủ với Nhà Nước theo pháp luật quy định. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, điều hành, đôn đốc các bộ phận nhằm đảm bảo quá trình tiêu thụ, bán hàng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu mà doanh nghiệp và giám đốc đề ra. - Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận tham mưu giúp cho giám đốc về tổ chức lao động theo quy mô sản xuất. Tuyển chọn cán bộ công nhân có năng lực, tay nghề giúp cho doanh nghiệp có được những công nhân, cán bộ quản lý tốt lao động nhiệt tình… Phòng tổ chức hành chính còn phụ trách việc tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ tài sản, mua sắm phương tiện giúp Giám đốc thực hiện những công việc hành chính như: bảo quản con dấu, công văn đi, công văn đến… - Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận rất quan trọng của doanh nghiệp bởi nó tác động trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản phẩm sản xuất ra được bộ phận bán hàng đem đi tiêu thụ. Ngoài ra, phòng còn làm công tác tiếp thu nắm bắt yêu cầu thị trường đáp ứng với từng đối tượng, từng địa bàn một cách thuận lợi và thanh toán tiền hàng theo quyết định của doanh nghiệp. - Phòng kế toán: là một bộ phận quan trọng giúp việc cho giám đốc về quản lý tài chính ở doanh nghiệp thay mặt Nhà Nước ở cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành. Căn cứ vào tình hình sản xuất để lên phương án cho kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, tài chính sản xuất kinh doanh để phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. 5. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị. 5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Để phản ánh được quá trình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, chính xác thì yêu cầu đặt ra là bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô sản xuất và tình hình thực tế của doanh nghiệp, mặt khác lại đảm bảo gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay bộ máy kế toán tại doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải được tổ chức theo mô hình tập trung. Nghĩa là, doanh nghiệp chỉ mở một bộ sổ kế toán duy nhất, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ lập, thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Thủ quỹ Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải. - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc tổ chức bộ máy kế toán, phân công trách nhiệm và công việc cho từng kế toán viên, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện chính sách chế độ tài chính cũng như việc chịu trách nhiệm các quan hệ tài chính đối với các đơn vị, ngân hàng, viêch thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và thực hiện công tác tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, lưu trữ tài liệu kế toán, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc doanh nghiệp và trước pháp luật. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt hàng ngày. Cuối mỗi ngày phải đối chiếu tình hình thu, chi với kế toán và chịu trách nhiệm về quản lý tiền mặt. - Kế toán vật tư: theo dõi, ghi chép và tính toán chính xác các biến động tăng giảm về NVL, CCDC, và TP nhập xuất tồn, làm cơ sở xác định tình hình ứ đọng, thiếu của từng loại vật tư. Đồng thời, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL, phân bổ giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp CPSX. - Kế toán thanh toán: Thực hiện theo dõi chi tiết về mặt giá trị đối với các khoản công nợ phải thu, phải trả với từng đối tượng trong và ngoài đơn vị. Kiểm tra, giám sát quá trình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Mở sổ theo dõi chi tiết công nợ khách hàng, nhà cung cấp hay người tạm ứng, đôn đốc khách hàng trả nợ. - Kế toán tổng hợp kiêm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên các hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, tổng hợp các số liệu kế toán và đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu sổ sách cho các kế toán phần hành khác cung cấp, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và các phần việc được phân công. Cuối tháng kế toán tổng hợp có trách nhiệm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tiền lương: Căn cứ vào ngày công đã được phòng tổ chức- tiền lương xác nhận để tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở bộ phận, phòng ban, đối chiếu với tiền lương ở từng phân xưởng, lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty, đồng thời phân bổ tiền lương theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ lương. 5.2. Chế độ kế toán sử dụng tại doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải + Niên độ kế toán: Từ 1/1- 31/12 + Chế độ kế toán: Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/3/2006. + Đơn vị tiền tệ hạch toán áp dụng: đồng tiền Việt Nam (VNĐ). + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: - Phương pháp kê khai hàng tồn kho: "kê khai thường xuyên". - Doanh nghiệp ghi nhận hàng nhập kho theo nguyên tắc giá gốc. -Phương pháp tính giá thực tế hàng hoá xuất kho: phương pháp thực tế đích danh. + Nguyên tắc kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ - Ghi nhận TSCĐ đầu tư ban đầu theo nguyên giá. - Khấu hao TSCĐ theo phương pháp: khấu hao đường thẳng. - Quản lý TSCĐ theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn và GTCL. + Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng: - Các chứng từ lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương... - Các chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê hàng hoá, thành phẩm... - Các chứng từ tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị, giấy thanh toán tạm ứng... + Công tác lập và nộp các báo cáo kế toán: - Hàng tháng từ đầu tháng đến ngày 20, kế toán sẽ nộp báo cáo thuế. - Nộp báo cáo tài chính của năm từ ngày 25/3- 30/3 năm sau. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. + Hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị: theo Quyết định số 15 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. + Hình thức sổ kế toán Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký sổ cái (Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký sổ cái, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên các chứng từ và bảng tổng hợp để ghi sổ nhật ký sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh) hình thức sổ sách này tương đối phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và phù hợp với quy định của nhà nước, đảm bảo công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày. Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bản tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Nhật ký - Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký sổ cái Phần II: Thực trạng công tác kế toán của doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải A. Đặc điểm chung của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm - Để có thể tập hợp chi phí sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác cũng như đáp ứng được yêu cầu trong công tác tính giá thành sản phẩm thì vấn đề quan trọng chính là xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ và cách thức sản xuất kinh doanh cũng như công tác tổ chức quản lý tại đơn vị. Đối tượng tính giá thành là từng mặt hàng, từng sản phẩm hoàn thành. - Kỳ tính giá thành: Với việc tập hợp chi phí, khi sản phẩm đã hoàn thành theo mặt hàng là lúc kết thúc tập hợp chi phí, tức là việc tập hợp chi phí vào một thời kỳ nhất định nên việc tính giá thành được xác định cũng theo một kỳ nhất định. 2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí. - Tại doanh nghiệp, phương pháp áp dụng tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp. Kế toán tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho từng mặt hàng. - Phân bổ chi phí theo phương pháp gián tiếp: Kế toán tập hợp chi phí lại và cuối kỳ phân bổ cho các mặt hàng theo chi phí của nhân công trực tiếp. 3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng chi phí phát sinh. Do vậy công ty chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, chu kì sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Vì vậy, hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn. B. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, do đó việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải gồm một số loại như sau: Vật liệu chính gồm: + Các loại ống inox + Hộp inox + Các loại ống sắt. Ngoài ra, tham gia vào sản xuất còn có các vật liệu phụ như: đinh tán, long đen, nút nhựa,… - Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán căn cứ vào các chứng từ: phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho hoặc các chứng từ mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sử dụng như hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT… và TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". - Kết cấu và nội dung phản ánh: Nợ TK 621 Có - Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản liệu thực tế sử dụng cho sản xuất trong xuất sản phẩm trong kỳ hạch toán kỳ vào TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631"Giá thành sản xuất" và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho Tài khoản này không có số dư cuối kỳ - Trình tự kế toán Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 154 Giá trị vật liệu xuất kho Kết chuyển chi phí NVL TK 111, 112, 331,… TK 152 Giá mua không thuế GTGT của vật liệu mua về sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.  Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau TK 133 (1331) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Kế toán vật tư tiến hành ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật liệu chính, vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Tuỳ theo từng đơn đặt hàng, phân xưởng sản xuất lập "Phiếu yêu cầu xuất vật tư" để gửi cho phòng kế toán. Kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và hàng hoá tồn kho theo sổ sách để viết "Phiếu xuất kho" theo 2 liên : Một liên giao cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho và ghi thẻ kho, một liên để ở phòng kế toán. *) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1) Ngày 01/05/2010: Vật liệu chính sản xuất xích đu inox còn thừa từ tháng trước trị giá tại phân xưởng sản xuất, tháng này tiếp tục đưa vào sử dụng. - ống inox f 25x0.7: 285m x 14.375 = 4.096.875 - ống inox f 22x0.7: 200m x 13.063 = 2.612.600 - ống inox f 15.9x0.7x6: 100m x 9000 = 900.000 2) Ngày 03/05/2010: Xuất kho inox đưa ngay vào sản xuất xích đu inox: 121.751.600đ theo PXK số 11201. - ống inox f 25x0.7: 4560m x 14.375 = 65.550.000 - ống inox f 22x0.7: 3200m x 13.063 = 41.801.600 - ống innox f 15.9x0.7x6: 1600 x 9000 = 14.400.000 3) Ngày 04/05/2010: Xuất kho nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn đưa vào sản xuất xích đu inox theo PXK số 11202. - Đinh tán: 9600 cái x 200 = 1.920.000 - Nút nhựa: 9600 cái x 30 = 288.000 - Khí hàn: 360kg x 3.317 = 1.194.120 - Dây hàn: 8kg x 114.286 = 914.288 4) Ngày 18/05/2010: Xuất kho inox đưa vào sản xuất xích đu inox theo PXK số 11205. - ống inox f 25x0.7: 570m x 14.375 = 8.193.750 - ống inox f 22x0.7: 400m x 13063 = 5.225.200 - ống inox f 15.9x0.7x6: 200m x 9000 = 1.800.000 5) Ngày 22/05/2010: Xuất kho đinh tán, nút nhựa, dây hàn, khí hàn đưa vào sản xuất xích đu inox theo PXK số 11206 - Đinh tán: 1800 cái x 200 = 360.000 - Nút nhựa: 1800 cái x 30 = 54.000 - Khí hàn: 67,5 kg x 3.317 = 223.898 - Dây hàn: 1,5 kg x 114.286 = 171.429 6) Ngày 25/05/2010: Mua nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn đưa vào sử dụng trực tiếp để sản xuất xích đu inox, giá mua chưa thưê 1.618.650, thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 2375, hoá đơn GTGT số 03571. - Đinh tán: 3600 cái x 200 = 720.000 - Nút nhựa: 3600 cái x 30 = 108.000 - Khí hàn: 135 kg x 3.317 = 447.795 - Dây hàn: 3 kg x 114.286 = 342.858 7) Ngày 28/05/2010: Mua inox đưa ngay vào sản xuất xích đu inox theo hoá đơn GTGT số 03572, giá mua chưa thuế: 45.656.850, thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 2376. - ống inox f 25x0.7: 1710m x 14.375 = 24.581.250 - ống inox f 22x0.7: 1200m x 13.063 = 15.675.600 - ống inox f 15.9x0.7x6: 600m x 9.000 = 5.400.000 *) Định khoản 1. Nợ TK 6211 7.609.475 Có TK 152 7.609.475 2. Nợ TK 6211 121.751.600 Có TK 152 121.751.600 3. Nợ TK 6212 4.316.408 Có TK 152 4.316.408 4. Nợ TK 6211 15.218.950 Có TK 152 15.218.950 5. Nợ TK 6212 809.327 Có TK 152 809.327 6. Nợ TK 6212 1.618.650 Nợ TK 1331 161.865 Có TK 1111 1.780.515 7. Nợ TK 6211 45.656.850 Nợ TK 1331 4.565.685 Có TK 1111 50.222.535 Khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán làm theo quy trình sau: Phiếu yêu cầu xuất vật tư phiếu yêu cầu xuất vật tư Ngày 1 tháng 5 năm 2010 Tổ: Xưởng sản xuất Số: 11201 stt Mục đích tên vật tư đơn vị số lượng yêu cầu thực xuất 1 phục vụ sản xuất xích đu inox ống inox 25x0.7 m 4560 4560 2 phục vụ sản xuất xích đu inox ốnginox 22x0.7 m 3200 3200 3 phục vụ sản xuất xích đu inox ống inox 15.9x0.7x6 m 1600 1600 Người lập Thủ kho Người nhận đơn vị: DNTN Thạch Hải phiếu xuất kho Mẫu số: 02- VT Bộ phận: xưởng sản xuất Ngày 2 tháng 5 năm 2010 Theo QĐ số:5/2006/QĐ-BTC Nợ TK: 621 ngày 20 tháng 3 năm 2006 Có TK: 152 của Bộ trưởng BTC - Họ, tên người nhận hàng: Phạm Văn Nho .Địa chỉ (bộ phận): xưởng sản xuất - Lý do xuất kho: sản xuất xích đu inox - Xuất tại kho (ngăn lô)……………………………Địa điểm……………………. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 ống inox 25x0.7 in25.4 m 4560 4560 14.375 65.550.000 2 ống inox 22x0.7 in22.08 m 3200 3200 13.063 41.801.600 3 ống inox 15.9x0.7x6 in15.9 m 1600 1600 900.000 14.400.000 Tổng cộng 121.751.600 - Tổng số tiền (viết bằng chữ: Một trăm hai mươi mốt triệu bảy trăm lăm mươi mốt nghìn sáu trăm đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo:…………………………………………. Người lập phiếu Người nhận Kế toán trưởng Kế toán vật tư theo dõi phần nguyên vật liệu xuất kho theo số lượng, loại vật tư thực xuất và tính giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho = Số lượng vật tư xuất kho x Đơn giá bình quân Đơn giá bình quân = Trị giá vốn thực tế vật tư + Trị giá vốn thực tế vật tư nhập tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Số lượng vật tư + Số lượng vật tư nhập tồn đầu kỳ trong kỳ Mẫu số: 01 GTKT - 3LL Quyển số: C3 Số:86 Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 25 tháng 05 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Công ty inox Hoà Bình Địa chỉ: Hà Nội Số tài khoản: 12345456789 Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Phạm Văn Nho Đơn vị mua hàng: Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải Địa chỉ: Hà Nội Số tài khoản: 96545495849 Hình thức thanh toán: tiền mặt Mã số: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 ống inox 25x0.7 m 1710 14.375 24.581.250 2 ống inox 22x0.7 m 1200 13.063 15.675.600 3 ống inox 15.9x0.7x6 m 600 9.000 5.400.000 Cộng tiền hàng: 45.656.850 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 4.565.685 Tổng cộng tiền thanh toán: 50.222.535 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi triệu hai trăm hai mươi hai nghìn lăm trăm ba lăm đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Thạch Hải Quyển số: A2 Bộ phận: Hà Nội Phiếu chi Số: 56 Mã đơn vị: SDNS Ngày 28/05/2010 Nợ: TK 6211; 1331 Có: TK 1111 Họ tên người nhận tiền: Tạ Văn Bộ Địa chỉ: Công ty inox Hoà Bình Lý do chi: Thanh toán tiền mua vật tư Số tiền: 50.222.535 (Viết bằng chữ) Năm mươi triệu hai trăm hai mươi hai nghìn lăm trăm ba lăm đồng chẵn. Kèm theo: Chứng từ gốc: Ngày 28/05/2010 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Thược Cấn Thị Thược Người nhận (Ký, họ tên) Bộ Tạ Văn Bộ Thủ quỹ (Ký, họ tên) Oanh Lê Thị Oanh Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Năm mươi triệu hai trăm hai mươi hai nghìn lăm trăm ba lăm đồng chẵn. + Tỷ giá ngoại tệ (Vàng, bạc, đá quý) + Số tiền quy đổi Đơn vị: DNTN Thạch Hải Địa chỉ: Miêu Nha- Tây Mỗ - Hà Nội Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - Tài khoản: 621 - Tên sản phẩm: Xích đu inox ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng tiền Số hiệu Ngày tháng - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng 01/05 01/05 inox còn thừa tháng trước tại phân xưởng đưa vào sản xuất 152 7.609.475 03/05 11201 03/05 xuất kho inox đưa vào sản xuất 152 121.751.600 04/05 11202 04/05 Xuất kho nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn 152 4.316.408 18/05 11205 18/05 Xuất kho inox 152 15.218.950 22/05 11206 22/05 Xuất kho nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn 152 809.327 25/05 03571 25/05 Mua nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn đưa ngay vào sản xuất 1111 1.618.650 28/05 03572 28/05 Mua inox đưa ngay vào sản xuất 1111 45.656.850 Cộng số phát sinh trong tháng 196.981.260 Số dư cuối tháng Đơn vị: DNTN Thạch Hải Địa chỉ: Miêu Nha- Tây Mỗ - Hà Nội Nhật ký Sổ cái - Tài khoản: 621 - Tháng 05/2010 ĐVT: đồng STT nghiệp vụ Tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số phát sinh Tài khoản đối ứng Ghi chú Số Ngày tháng Nợ Có - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng 1 T5/2010 01/05 inox còn thừa tại phân xưởng tháng trước đưa vào sử dụng 7.609.475 6211 152 2 T5/2010 11201 03/05 Xuất kho inox 121.751.600 6211 152 3 T5/2010 11202 04/05 Xuất kho nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn 4.316.408 6212 152 4 T5/2010 11205 18/05 Xuất kho inox 15.218.950 6211 152 5 T5/2010 11206 22/05 Xuất kho nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn 809.327 6212 152 6 T5/2010 03571 25/05 Mua nút nhựa, đinh tán, dây hàn, khí hàn 1.618.650 6212 1111 7 T5/2010 03571 25/05 Thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào 161.865 1331 1111 8 T5/2010 03572 28/05 Mua inox 45.656.850 6211 1111 9 T5/2010 03572 28/05 Thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào 4.565.685 1331 1111 Cộng số phát sinh trong tháng 201.708.810 Số dư cuối tháng Người ghi sổ Ngày….tháng…..năm 2010 ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) 2. Chi phí nhân công trực tiếp. Theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động, theo dõi các khoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền làm thêm ngoài giờ, tiền công tác phí, theo dõi các khoản thanh toán cho các tổ chức khác như: thanh toán các khoản phải trích nộp theo lương… và một số nội dung khác có liên quan đến lao động, tiền lương. - Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công: dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH… để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. + Bảng chấm công làm thêm giờ: theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị. + Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phí cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. + Bảng thanh toán tiền thưởng: là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán. + Giấy đi đường: là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp. + Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc. + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: Để xác định số tiền BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng cho cơ quan BHXH và công đoàn. + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. - Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Kết cấu và nội dung phản ánh: Nợ TK 622 Có - Chi phí nhân công trực tiếp tham - Kết chuyển chi phí nhân công trực gia quá trình sản xuất sản phẩm bao tiếp vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản gồm: Tiền lương, tiền công lao động và xuất kinh doanh dở dang" hoặc vào bên các khoản trích trên tiền lương, tiền Nợ TK 631 " Giá thành sản xuất". công theo quy định phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ - Sơ đồ kế toán Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và các khoản phụ cấp lương Phân bổ và kết chuyển phải trả cho công nhân trực tiếp SX chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh Sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chính vì vậy công ty đặc biệt chú trọng vào công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp không chỉ vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành sản phẩm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán tiền lương thoả đáng, kịp thời cho công nhân. Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản có tính chất lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. Ngo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26941.doc
Tài liệu liên quan