Lời mở đầu
Trong điều kiện hiện nay, các hoạt động kinh tế diễn ra liên tục đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thông tin quan trọng ,chính xác ,kịp thời để lựa chọn, để định hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn về sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân công để sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy hạch toán kế toán là công cụ sắc bén không thể thiếu được trong quản lý của doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng là một trong những ngành trọng điể
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ,nó tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, có chức năng tái sản xuất TSCĐ làm tăng tiềm lực cho kinh tế và quốc phòng của đất nước.
Nhằm đảm bảo đưa sớm các công trình vào hoạt động có chất lượng , giá thành hạ và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế nói chung, thì một trong những phần có ý nghĩa quyết định là việc tính đúng ,tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó ,công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trở lên vô cùng quan trọng đối với các tập đoàn, doanh nghiệp nói chung và tập đoàn, doanh nghiệp xây lắp nói riêng muốn đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
Qua thời gian thực tập ở tập đoàn Hải Châu, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài :”Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kế luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương II:Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam.
Chương III: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn Hải Châu Việt Nam.
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
I.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp.
Xây dựng cơ bản(XDCB) là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường công tác XDCB do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Xây dựng cơ bản có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng riêng so với ngành sản xuất khác , nó được thể hiện rất rõ ở những đặc điểm sau:
Sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục giá thoả thuận với nhà đầu tư từ trước. Do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất,còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức” khoán gọn” các công trình , hạng mục công trình,khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp….)
Với các đặc điểm đó , công tác kế toán đơn vị kinh doanh xây lắp phải có những đặc trưng trung riêng để thích hợp với tính chất ngành nghề trên cơ sở quán triệt chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, tiếp cận phương pháp hạch toán mới để ngày càng thích hợp với xu thế hội nhập quốc tế, góp phần hoàn thiện công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, giá thành nói riêng. Đồng thời, đảm bảo cung cấp thông tin công tác kế toán chính xác nhanh nhạy, kịp thời, phục vụ yêu cầu quản lý cũng như đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập theo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng như đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu ,kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp có đặc điểm sau:
Đối tượng kế toán có thể là công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng , các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục…Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục.
Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công tác trình cụ thể . Qua đó thường xuyên so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí , xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh;nắm bắt được tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư , nhân công, máy thi công…là bao nhiêu so với dự toán , kế hoạch ,xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí sản xuất ,từ đó đề ra biện pháp quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán.
II. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1.Khái niệm về chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoávà các chi phí khác cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chỉ giới hạn gồm tất cả các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp, các chi phí hoạt động khác của ngành như : thiết kế, giao dịch đấu thầu…không được xem là chi phí sản xuất cấu thành nên giá trị sản phẩm…
2.Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là sắp xếp các chi phí sản xuất thành từng nhóm dựa vào những tiêu thức nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất ,tuy nhiên theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, góc độ xem xét chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức thích hợp .
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu và góc độ nhìn nhận về CPSX. Việc phân loại được thực hiện theo nhưng tiêu thức khác nhau.
2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí.
Theo tiêu thức này,tuỳ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí ban đầu phục vụ quá trình sản xuất ,CPSX sản phẩm xây lắp gồm các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ , nhiên liệu . thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ trên tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động.
Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao
tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài , thuê ngoài như chi phí điện, nước ,điện thoại.
Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố kể trên.
Theo cách phân loại này cho ta biết được cơ cấu, tỷ trọng, của từng loại chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Phân loại theo đối tượng chịu chi phí
Thực chất phân loại theo cách này là căn cứ vào mục đích , công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh mà phân thành chi phí trực tiếp hay chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan đến quá trình thi công một công trình , hạng mục công trình hay một khối lượng công việc nhất định , đối tượng chịu chi phí gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ).
Chi phí nhân công trực tiếp : là tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sử dụng máy thi công:gồm những khoản chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho mọi hoạt động xây dựng công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí gián tiếp liên quan đến quá trình khác chẳng hạn: chi phí sản xuất chung…
3.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX
Là phần hành quan trọng và tương đối phứ tạp nên trình tự thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành được thống nhất và không xem nhẹ khâu nào .
Trong công ty xây lắp đối tượng kế toán tập hợp chi phí chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các CPSXXL phát sinh trong kỳ,do đó cần căn cứ vào:
Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm phát sinh chi phí
Mục đích công dụng của chi phí
Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Nên đối tượng tập hợp CPSX thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có thể là một HMCT, một bộ phận của HMCT, nhóm HMCT…Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý CPSX,công tác hạch toán nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời chính xác.
4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
4.1Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xâp lắp bao gồm: Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, các khấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu dùng cho máy thi công ) dùng trực tiếp cho việc xây dựng lắp đặt các công trình.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Để tập hợp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, hoá đơn giá trị gia tăng…..
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các tài khoản liên quan như :TK 111,112, 141,152, 153,154,331….
Phương pháp hạch toán :(xem sơ đồ 1)
4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương tiền công và các khoản trích theo lương của những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp cung cấp dịch vụ công nghiệp,(tính cả cho lao động thuê ngoài theo từng công việc).
Riêng đối với hoạt động xây lắp các chi phí trích theo lương như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, tính theo quỹ lương nhân công trực tiếp.
Chứng từ kế toán sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng bảng chấm công, bảng thanh toán lương….
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 622”chi phí nhân công trực tiếp” và các tài khoản có liên quan như: TK 334, TK 335, TK 111, TK 141…
Phương pháp tính lương:
Trong doanh nghiệp xây lắp, hình thức tính lương thường áp dụng,đối với nhân công trực tiếp là hình thức lương thời gian và lương khoán.
Hình thức tính lương theo khối lượng công việc:
Tiền lương theo sản phẩm
=
đơn giá khoán
*
Khối lượng công việc thực tế
Hình thức tính lương theo thời gian:
Tiền lương tháng
=
Mức lương tối thiểu
*
Hệ số lương
Phương pháp kế toán (xem sơ đồ 2)
4.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
Nội dung chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm toàn bộ chi phí về vật tư, lao động,khấu hao máy móc thi công và các chi phí bằng tiền khác…sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công. Chi phí máy thi công được phân thành:
Chi phí tạm thời: Gồm các chi phí liên quan tới việc lắp đặt chạy thử vận chuyển máy và chi phí về công trình tạm thời phục vụ sử dụng máy thi công.
Chi phí thường xuyên: Như chi phí nguyên liệu, động lực chạy máy, chi phí nhân công điều khiển, chi phí khấu hao máy…
Chứng từ kế toán sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng: Bảng phân bổ chi phí máy thuê ngoài, bảng tổng hợp chi phí chi phí sử dụng máy thi công, bảng tính và khấu hao tài sản cố định, bảng thanh toán lương.
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công” và các tài khoản liên quan như:TK 111,TK141,TK334…
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong tháng được tổng hợp , phân bổ cho các đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình…) theo khối lượng máy đã hoàn thành hoặc số lượng ca máy đã từng phục vụ cho từng công trình của từng loại máy thi công được xác định từ phía theo dõi hoạt động của xe máy thi công .
Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí phân bổ chi từng hạng mục công trình
=
Tổng chi phí sử dụng của từng loại máy thi công
*
Khối lượng ca máy đã phục vụ cho HMCT
Tổng khối lượng ca máy đã sử dụng cho từng HMCT
Phương pháp kế toán ( xem sơ đồ 3)
4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Nội dung chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phục vụ cho từng đội công trường gồm các khoản lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, theo tỷ lệ quy định trên lương công nhân viên chức của đội (bao gồm công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý đội) chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản kế toán sử dụng :
Kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” và các tài khoản khác liên quan như TK 111, 112, 141, 334, 338….
Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí ( công trình, hạng mục công trình,…) Do đó cuối kỳ , kế toán cần lựa chọn phân bổ hợp lý (theo chi phí nhân công trực tiếp hoặc theo chi phí vật liệu trực tiếp) để phân bổ theo từng đối tượng theo công thức:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình
=
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
*
Tiêu chuẩn phân bổ từng công trình, hạng mục công trình
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Phương pháp kế toán (xem sơ đồ 4)
4.5.Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
Việc hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất dựa vào đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Theo đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất trên các TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công “, TK 627 “chi phí sản xuất chung” đồng thời mở sổ chi tiết cho từng đối tượng. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng phát sinh cho từng trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí sản xuất và tiến hành kết chuyển sang TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” cho từng đối tượng. Ngoài ra toàn bộ giá thành, sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK 632 “giá vốn hàng bán “
Phương pháp kế toán: ( xem sơ đồ 5)
5.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp
Để tính giá thành sản phẩm , kế toán phải căn cứ vào đối tượng va phương pháp tính giá thành . Tuy nhiên, trước khi tính giá thành kế toán phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang. Xác định giá trị sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác.
Định kỳ (hàng quý) công ty tiến hành kiểm kê khối lượng công việc hoàn thành đang làm dở. Tuỳ thuộc vào phương thức sau giao nhận thầu và phương thức thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu mà kế toán có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá làm dở sau:
Đối với công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán một lần sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi công công trình cho đến cuối kỳ hạch toán.
Đối với những công trình , hạng mục công trình được quy định theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là thời điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là những khối lượng công việc chưa hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật , trong trường hợp này giá trị dở dang được tính theo công thức sau:
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
*
Giá trị theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
III. Những vấn đề chung về kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.Khái niệm về giá thành sản phẩm và mối quan hệ với CPSX
1.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm.
Để xây dựng một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thì doanh nghiệp xây dựng phải bỏ vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định gọi là chi phí sản xuất. Chính những chi phí này cấu thành nên giá thành công tác xây dựng hoàn thành của công trình đó.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, đã hoàn thành nhiệm thu , bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí vào sản phẩm xây lắp đã hoàn thành.
1.2. Mối quan hệ của giá thành với chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng giống nhau về mặt chất đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành. Tuy nhiên giữa chúng có có sự khác nhau là: Chi phí sản xuất luôn gắn với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,giá thành sản phẩm thì gắn với một công trình, hạng mục công trình, hay khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành , hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ và cả những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước. Còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, giá thành được giới hạn ở phạm vi hẹp hơn so với chi phí sản xuất.
Việc hiểu rõ mối quan hệ này sẽ giúp cho người làm công tác kế toán đưa ra những phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp và chính xác.
2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng, quyết định của toàn bộ công tác hạch toán giá thành. Giá thành sản phẩm được dựa trên các yếu tố: phương pháp tính giá thành, chi phí thực tế phát sinh, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ hạch toán. Do đó, giá thành sản phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng phương thức hoàn thành…
Trong doanh nghiệp xây lắp do sản phẩm dở dang mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm phải lập dự toán riêng nên đối tượng tính giá thành thường là hạng mục công trình, công trình khối lượng xây lắp hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh để cố gắng hạ giá thành sản phẩm.
3.Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
3.1Căn cứ vào cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành
Giá thành dự toán công tác xây lắp là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định , nó được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt và khung giá quy định áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành.
Giá thành dự toán
=
Giá trị dự toán
-
Thu nhập chịu thuế tính trước
Giá thành kế hoạch là giá thành được xác lập có tính chất định ra các mục tiêu phấn đấu hạ giá thành dự toán trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về biện pháp quản lý kỹ thuật, tổ chức thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
Giá thành kế hoạch
=
Giá thành dự toán
-
Mức hạ giá thành
Về nguyên tắc : Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán
Giá thành thực tế:
Là toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp gồm chi phí định mức, chi phí vượt định mức và các phát sinh khác như khoản bội chi, lãng phí vật tư, lao động trong quá trình xây lắp được phép tính giá thành.
Giá thành thực tế đã xác định sau mỗi thời kỳ là cơ sở đánh giá trình độ quản lý sử dụng chi phí của doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, so sánh với giá kế hoạch để có thể đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh của của doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ tổ chức quản lý. Từ đó có ý kiến đóng góp tích cực cho quản trị doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
3.2 Phân loại theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí
Giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành:
Giá thành sản xuất : bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SDMTC, chi phí SXC tính cho từng CT, HMCT đã hoàn thành.
Giá thành toàn bộ: là giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó và được tính sau khi sản phẩm được tiêu thụ.
4.Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.
4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (hay giản đơn)
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn . Bên cạnh đó, có thể áp dụng trong từng trường hợp tính đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, thì tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trong trường hợp doanh nghiệp cuối kỳcó sản phẩm dở dang, kế toán cần đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp, sau đó tính giá thành sản phẩm thực tế theo công thức:
Z= D đk + C – D ck
Trong đó: Z :giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
D đk , D ck :giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ , cuối kỳ
C : tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
4.2 Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng cho những xí nghiệp xây lắp với hạng mục công trình mới và phức tạp, quá trình xây lắp chia thành nhiều bộ phận khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ hạng mục công trình hoàn thành. Theo phương pháp này, giá trị công trình được xác định bằng cách:
Z = D đk + C 1 + C 2 + C 3 +……..+ C n – D ck
Trong đó : Z : là giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình
C 1 , C 2 , C 3 , C n : chi phí sản xuất ở đội hay hạng mục công trình.
D đk , D ck :giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
4.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Theo phương pháp này hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
Chương II: thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại tập đoàn hải châu việt nam.
I.Tổng quan chung về tập đoàn hải châu việt nam
1.Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn hải châu
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn
Tên giao dịch: TậP ĐOàN HảI CHÂU VIệT NAM
Tên tiếng Anh: HAI CHAU VIETNAM CORPORATION Địa chỉ : Số 155 đường Lê Hồng Phong - Phường 8 - TP. Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đại diện: Ông Phan Ngọc Hạp - Chức vụ: Chủ tịch - Tổng giám đốc Số điện thoại: (84.64) 859380 - 859492 * Fax: (84.64) 857106 E_mail: haichau.co.ltd@vnn.vn; info@haichauvietnam.vn
Tập đoàn Hải Châu Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH Hải Châu) là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Được thành lập theo Giấy phép số 04/GP-UB do Trọng tài Kinh tế tỉnh Minh Hải cấp ngày 03/01/1992; Quyết định số 650/QĐ.UBT ngày 25/10/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc cho phép Công ty đặt trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đăng ký lần đầu ngày 28/1/1992 (Giấy chứng nhận ĐKKD số 047604). Đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 01/11/2004. Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 23/7/2007, số ĐKKD: 4902000834 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp.
Mã số thuế: 3 5 0 0 1 2 2 3 6 1
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ Việt Nam đồng)
Từ đó đến nay, hoạt động sản xuất của công ty ngày càng phát triển. Lợi nhuận thu được hàng năm của tập đoàn lên đến hàng tỷ đồng. Tập đoàn đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới trang thiết bị, vượt qua những khó khăn để ổn định phát triển.
1.2. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh
* Chức năng và nhiệm vụ
Tập Đoàn Hải Châu Việt Nam là tập đoàn đầu tư và sản xuất kinh doanh nhận thi công xây lắp các công trình trong pham vi cả nước. Tập đoàn hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập , có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của tập đoàn là:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ hiện hành .
Tuân thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc sản xuất kinh doanh quản lý tài chính.
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ hiện hành,việc sử dụng vốn phải đúng mục đích trên nguyên tắc tự chủ về mặt tài chính, kinh doanh có lãi.
Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn gồm:
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao; hợp đồng đầu tư xây dựng - chuyển giao.
Đầu tư vốn; Dịch vụ nhà ở; Cho thuê căn hộ; Quản lý tài sản bất động sản; Hãng bất động sản; Phát hành trái phiếu có giá trị.
Đầu tư mua quyền thu phí các trạm thu phí đường bộ. Dịch vụ thu phí giao thông.
Trang thiết bị, hệ thống quản lý giao thông thông minh và giải pháp an toàn giao thông.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi.
Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV. Thi công lắp đặt điện dân dụng, điện công nghiệp.
Xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải. Xây dựng và kinh doanh nhà ở.
2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khi thành lập cho đến nay tập đoàn Hải Châu Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Với sự quản lý của ban giám đốc ,đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao và trang bị kỹ thuật hiện đại nên hàng trăm công trình lớn vừa và nhỏ, đảm bảo về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao đã được thi công. Tập đoàn đã tạo được uy tín lớn trong ngành xây dựng cũng như trên thị trường.
Kết quả sản xuất hoạt động của tập đoàn trong 2 năm gần đây:
Đơn vị :1000đ
STT
CHỉ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
Ch.lệch(08/07)
số tiền
%
1
Tổng giá trị tài sản
165.000.000
168.000.000
3.000.000
1.82
2
Tổng doanh thu
160.000.000
186.000.000
26.000.000
16.25
3
Doanh thu thuần
156.640.000
180.306.578
23.666.578
15.11
4
Giá vốn hàng bán
145.675.200
165.882.052
20.206.852
13.87
5
Doanh thu tài chính
24.000
38.000
14.000
58.33
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
6.254.058
8.089.730
1.835.672
29.35
7
Tổng lợi nhuận trước thuế
6.292.058
8.131.916
1.839.858
29.24
8
Lợi nhuận sau thuế
5.411.170
6.993.448
1.582.278
29.24
9
Thu nhập bình quân của CNV(đ/người/tháng)
3.000
3.500
500
33.33
Qua số liệu trên ta thấy hoạt đông sản xuất kinh doanh của tập đoàn đã đạt được một thành tựu đáng nể:
Doanh thu năm 2008 tăng 15.11% so với năm 2007
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 29.24% so với năm 2007. Năm 2008 tập đoàn đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn một tỷ đồng.
Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên là trên ba triệu đồng / người / tháng( năm 2007 là 3 trđ, năm 2008 là 3.5trđ)
3. Đặc điểm quy trình thực hiện công trình xây lắp: (sơ đồ số 6)
Xây dựng công trình là một trong những ngành kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Việc xây dựng công trình chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tụ nhiên như: thời tiết, độ lún nền đất…
Quy trình thực hiện công trình xây lắp gồm nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lớn lại có nhiều công việc cụ thể. Mỗi giai đoạn đều được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng kĩ thuật.
4.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của tập đoàn:
4.1Tổ chức bộ máy quản lý:( sơ đồ số 7)
Đặc điểm của tập đoàn là ngành đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn khắp cả nước, số lượng công nhân đông , thời gian thi công kéo dài, vì vậy tập đoàn áp dụng cơ cấu quản lý tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất của tập đoàn. Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá thành các phòng ban. Điều này phát huy được năng lực của các phòng, tạo điều kiện để các phòng thực hiện các chức năng chuyên môn của mình.
Tổng giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của tập đoàn và chịu trách nhiệm trước trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động hàng ngày của tập đoàn.
Phó tổng giám đốc :Do hội đồng quản trị bổ nhiệm bổ nhiệm để điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày và ngoại giao hàng ngày của tập đoàn , trực tiếp giúp việc cho tổng giám đốc và thay mặt tổng giám đốc giải quyết mọi công việc của tập đoàn khi tổng giám đốc vắng mặt.
Phòng tổ chức hành chính: Là sự hợp nhất của hai phòng lao động và hành chính , thực hiện công tác hành chính , bảo vệ theo đúng chế độ chính sách của đảng, nhà nước, tập đoàn.
Phòng tài chính- kế toán: Phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn , phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đua ra những thông tin hữu
ích, tham mưu cho ban giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính của công ty, quản lý thu ,chi tài chính theo các quy định tài chính - kế toán hiện hành.
Phòng kinh doanh khai thác: giúp công ty xác định phương hướng , mục tiêu đầu tư,xây dựng và triển khai các thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Phòng quản lý các dự án: tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện công tác đầu tư , xây dựng các công trình. Thẩm định, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng.
4.2Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: ( sơ đồ 8)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do các đội xây dựng trực tiếp đảm nhận.Khi được cấp trên chỉ đạo công trình nào do các đội xây dựng phải thăm dò trước về địa bàn, hình thế nghiên cứu thi công công trình, giúp cho việc vận chuyển máy móc phù hợp với công trình chuẩn bị khởi công.
Đứng đầu mỗi tổ đội là tổ trưởng, tiếp đến là phụ trách kỹ thuật, phụ trách kế toán và công nhân sản xuất. Các tổ trưởng của từng đội sẽ được ban giám đốc khoán cho các công việc cụ thể và định kỳ phải chuyển chuyển chứng từ về công ty.
Tổ trưởng :là người đứng đầu mỗi tổ đội xây dựng, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt đông sản xuất tại công trình, giám sát trực tiếp công nhân, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thời gian hoàn thành công trình.
Phụ trách kỹ thuật: có trách nhiệm trực tiếp giám sát công nhân thi công công trình đảm bảo đúng kĩ thuật như bản thiết kế.
Nhân viên thống kê: có trách nhiệm ghi chép ,thu thập số liệu, trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh: tình hình nhập xuất NVL, chấm công làm việc của công nhân tổ đội của mình để cung cấp thông tin, số liệu cho kế toán của công ty.
Công nhân sản xuất: là người._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31549.doc