LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động cho các Doanh Nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Các Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng các phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tự trang trải bù đắp các chi phí, tự chịu rủi ro và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thờ
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian thi công dài, địa điểm thi công chủ yếu là ngoài trời, qua nhiều khâu…Nên vấn đề đặt ra là phải làm sao quản lý vốn thật tốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Mặt khác trong quá trình sản xuất cơ bản, các công trình xây lắp được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, giao khoán, điều đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải hạch toán chính xác chi phí bỏ ra, trách sự lãng phí vốn đầu tư. Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp vì vậy hạch toán chính xác chi phí sản xuất là một trong những điều kiện căn bản để Doanh nghiệp xác định đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp nhằm khắc phục lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để giải quyết được vấn đề trên các Doanh nghiệp xây lắp cần có các thông tin phục vụ cho công tác quản lý Doanh nghiệp trong đó đặc biệt là các thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tiền đề để hạch toán kinh doanh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Tài liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài khoản, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH XD Thái Hạ, được sự giúp đỡ của Ban giám đốc và các anh chị công tác tại phòng kế toán Công ty TNHH XD Thái Hạ em đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty. Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo PGS – TS Hà Đức Trụ em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ” để làm luận văn tốt nghiệp.
Luận văn của em được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ.
Chương III: Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho các ngành nghề khác và mang những nét đặc trưng riêng. Xây dựng cơ bản (XDCB) là sự sáng tạo trang bị tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ sở vật chất khác. Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành XDCB muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì cần phải có đủ ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên các loại chi phí sản xuất (CPSX) tương ứng: Chi phí về sử dụng tư liệu lao động như máy móc, thiết bị, các loại tài sản cố định…., chi phí về đối tượng lao động như vật liệu, nguyên liệu, thiết bị đưa đi lắp đặt…Và chi phí về lao động sống. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là CPSX.
Vậy CPSX là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà Doanh Nghiệp (DN) phải chi ra cho quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung và mục đích sử dụng khác nhau vì vậy để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng thì CPSX cần được phân loại theo những tiêu thức sau:
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… Sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ sử dụng trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất trong kỳ của DN như dịch vụ cung cấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ…
- Chi phí bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các loại chi phí đã kể trên dùng vào sản xuất trong kỳ
Cách phân loại này là cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí, giám sát tình hình dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. Ngoài ra qua cách phân loại này còn cho ta biết yếu tố chi phí nào cần tiết kiệm, yếu tố nào cần tăng cường để giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cầu kiện thi công hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công kể cả công nhân, vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng thi công, công nhân trong biên chế hay lao động thuê ngoài.
-Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan tới việc sử dụng máy thi công như chi phí nguyên vật liệu tiêu dùng cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy… Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng tiếp điều khiển máy… Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng cho máy thi công và các khoản máy thi công khác.
- Chi phí sản xuất chung: Dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế( BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) được tính theo tỷ lệ quy định (19%) trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội trong biên chế của DN.
Cách phân loại này đã chỉ ra nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí làm cơ sở cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1.1.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ thành
- Chi phí khả biến
- Chi phí cố định
- Chi phí hỗn hợp
1.1.2.4. Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX thành
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp trong kỳ
Bên có: + Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho
+ Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng trong kỳ cho vào tài khoản 154 và chi tiết cho các đối tượng tính giá thành.
Ngoài ra còn có một số tài khoản liên quan khác như: TK 152, TK 153, TK 111, TK 112…
c. Phương pháp hạch toán:
1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
2. Trong trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ( không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 141, 111, 112…
3. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng (không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Giá mua có thuế GTGT)
Có các TK 331, 141, 111, 112…
4. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 – Chi phí nguyên liẹu, vật liệu trực tiếp.
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 để tính giá thành
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động
2. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Phần tính vào chi phí DN phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
3. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335 – Chi phí phải trả
4. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 334 – Phải trả người lao động
5. Cuối kỳ kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 hoặc bên nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, hoặc
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường).
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
1.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công và bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp điều khiển xe. Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng, bảng khấu hao.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này có 6 TK cấp 2:
+ TK 623 – Chi phí nhân công
+ TK 6231 – Chi phí vật liệu
+ TK 6232 – Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6233 – Chi phí khấu hao máy thi công
+ TK 6234 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6236 – Chi phí bằng tiền khác
Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công: Chi phí vật liệu cho máy thi công, chi phí tiền lương và các phụ cấp lương của công nhân trực tiếp điều khiển xe máy, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công.
Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công và bên nợ TK 154.
TK 623 cuối kỳ không có số dư.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Căn cứ và số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231 – Chi phí nhân công)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
2. Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232 – Chi phí vật liệu)
Có các TK 152, 153.
3. Trường hợp mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232 – Chi phí vật liệu) ( Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT).
Có các TK 331, 111, 112…
4. Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội xe, máy thi công, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234 – Chi phí khấu hao máy thi công)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…) ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài).
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT).
Có các TK 111, 112, 331…
6. Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT).
Có các TK 111, 112…
7. Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy ( Chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công).
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ sử dụng:
Bảng khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản xuất chung, bảng chấm công và thanh toán lương của bộ phận quản lý, hoá đơn dịch vụ…
b. Tài khoản sử dụng:
TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK 6272 – Chi phí vật liệu.
+ TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác.
Bên nợ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên có: + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung.
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung và bên nợ TK 54 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.
TK 627 cuối kỳ không có số dư.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Khi tính tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
2. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác ( 3382, 3383, 3384)
3. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng:
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272).
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận tổ, đội sản xuất, căn cứ phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273).
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
4. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng công trình, hạng mục cụ thể:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết từng công trình, hạng mục).
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
1.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất
a. Chứng từ sử dụng:
Từ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK627.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 có 4 tài khoản cấp 2:
+ TK 1541 – Xây lắp.
+ TK 1542 – Sản phẩm khác.
+ TK 1543 – Dịch vụ.
+ TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp.
Bên nợ: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm xây lắp trong kỳ.
Bên có: Giá thành bàn giao, giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
c. Phương pháp hạch toán:
1. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công chi phí sản xuất chung liên quan.
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
2. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành được xác định là đã bán (Bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho ban quản lý công trình – bên A); hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính nội bộ:
* Trường hợp bàn giao cho bên A ( Kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541).
* Trường hợp sản phẩm xây lắp chờ tiêu thụ (Xây dựng nhà để bán…) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
* Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp ( Cấp trên, đơn vị nội bộ, đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành sản phẩm xây lắp), ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3362)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (1541).
1.3. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác…tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Quá trình sản xuất đó là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra, như vậy nó gồm hai mặt: Mặt hao phí và mặt kết quả sản xuất. Mặt hao phí sản xuất được phản ánh qua chỉ tiêu chi phí sản xuất, mặt kết quả sản xuất được phản ánh qua chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Công thức tính giá thành sản phẩm:
Giá thành
sản phẩm =
xây lắp
Chi phí SX
xây lắp dở +
dang cuối kỳ
Chi phí SX
xây lắp phát -
sinh trong kỳ
Chi phí xây
lắp dở dang
cuối kỳ
1.3.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp
* Giá thành dự toán:
Là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các quy định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức.
* Giá thành kế hoạch:
Là giá thành xác định xuất phát từ điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở các biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong đơn vị.
Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào định mức chi phí nội bộ của Doanh nghiệp xây lắp (DNXL).
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành kế hoạch.
* Giá thành thực tế:
Là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định theo số liệu kế toán cung cấp.
Mỗi DN làm ăn có hiệu quả cần đảm bảo nguyên tắc:
Giá thành thực tế < Giá thành kế hoạch < Giá thành dự toán.
1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Được áp dụng chủ yếu trong DNXL. Do sản xuất xây lắp đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo:
Công thức:
Z = D đk + C – D ck
Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm xây lắp.
D đk : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ.
C :Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ
trực tiếp dùng trong hoạt động thi công công trình.
D ck : Giá trị công trình dở dang cuối kỳ.
* Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này thường áp dụng với việc xây lắp công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể chia ra các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm cuối cùng.
Công thức:
Z = D đk + C 1 + C2 +…C N – D ck
Trong đó: C 1 + C 2 +…C N là chi phí sản xuất trong từng hạng mục công trình của một công trình.
* Phương pháp giá thành theo định mức:
Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly, với mục đích tăng cường kiểm tra và phân tích các số liệu chi phí sản xuất và giá thành, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giản đơn và cung cấp số liệu giá thành kịp thời.
Công thức:
Z TTSPXL =
Z ĐMSPXL +
Chênh lệch do +
thay đổi định mức
Chênh lệch do
thoát ly định mức
Trong đó: Giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của bộ tài chính cấp. Chênh lệch do thay đổi định mức được xác định căn cứ vào chứng từ do thay đổi định mức.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Toàn bộ chi phí của đơn đặt hàng chính là giá thành của đơn đặt hàng đó: Doanh nghiệp có thể ký với bên giao thầu hợp đồng nhận thầu thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành.
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất cùng một quá trình hoạt động sản xuất của DN. Vì vậy chúng giống nhau về mặt chất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình thi công mà DN bỏ ra. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng vì khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Vậy giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất không đồng nhất về mặt lượng mà chúng chỉ bằng nhau khi và chỉ khi hoặc giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ bằng cuối kỳ hoặc không có giá trị sản phẩm làm dở.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THÁI HẠ
2.1. Tình hình chung của Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thái Hạ được thành lập theo quyết định 1419 - UB ngày 23/07/1996 của UBND Thành phố Hà Nội. Sau gần 13 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã trải qua không ít khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, cùng sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vươn lên hòa nhịp cùng sự nghiệp đổi mới chung của đất nước và từng bước khẳng định được vị trí của mình.
* Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây dựng Thái Hạ
* Trụ sở chính : 11A – Phan Huy Chú – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
* Mã số thuế : 0101035896
* Giấp phép đăng ký kinh doanh: 0101051689 ngày 22/08/1996.
Nhờ việc luôn đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng nhiều cải cách trong công việc để phù hợp với nền kinh tế thị trường nên trong hai năm qua công ty đã mở rộng kinh doanh và đạt được một số kết quả sau:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 - 2007
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
1
Tổng DT
95.240
109.553
14.310
15,0
2
Các khoản giảm trừ
689
776
87
12,6
3
Doanh thu thuần
94.551
108.777
14.226
15,0
4
Giá vốn hàng bán
83.987
92.011
8.024
9,6
5
Lợi nhuận gộp
10.564
16.766
6.202
7,4
6
DT HĐ tài chính
750
876
126
16,8
7
CP tài chính
661
768
107
16,2
8
CP QLDN
1.321
2.001
680
51,5
9
LN thuần từ HĐKD
9332
14.873
5.541
59,4
10
Thu nhập khác
1.489
2.781
1.292
86,8
11
Chi phí khác
989
1.929
940
95,0
12
Lợi nhuận khác
500
852
352
70,4
13
Tổng LN trước thuế
9.832
15.725
5.893
59,9
14
Thuế TNDN
2.752,96
4.403
1.650,04
-
15
LN sau thuế TNDN
7.079,04
11.322
4.242,96
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007)
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Qua số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm gần đây rất khả quan. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thuế nộp ngân sách đều tăng. Doanh thu năm 2007 tăng 15% so với năm 2006, lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng 59,9 so với năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người đang trên đà gia tăng hàng năm do sự điều chỉnh và thay đổi cơ chế đãi ngộ cho công nhân viên choc trong công ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty là một doanh nghiệp quy mô vừa, có tư cách pháp nhân, tự hạch toán và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
* Xây dựng dân dụng và công nghiệp
* Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi
* Xây dựng công trình, đường dây, trạm điện
* Đầu tư bất động sản, nhà cửa, khách sạn, trang trí nội thất, tư vấn xây dựng
* Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông.
2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thái Hạ
Đứng đầu là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu và giúp Giám đốc các công việc quản lý và điều hành sản xuất. Công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm:
Phòng tổ chức cán bộ tiền lương: Giải quyết mọi công việc có liên quan đến tổ chức nhân sự, tiền lương và các công tác quản lý văn phòng trong công ty.
Phòng Tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp xử lý các số liệu thông tin về công tác tài chính – kế toán, giúp cho Ban giám đốc đưa ra những biện pháp có hiệu quả về việc sử dụng đồng vốn kinh doanh của công ty và đảm bảo cho công ty có vốn hoạt động liên tục.
Phòng kinh tế kỹ thuật: Có nhiệm vụ tìm hiểu, tiếp cận thị trường khai thác hợp đồng nhận thầu, lập các hợp đồng kinh tế, lập các kế hoạch thực hiện tổ chức và điều động sản xuất, xây dựng các đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, tổ chức công tác quản lý kỹ thuật chất lượng nghiệm thu thanh toán.
Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm quản lý, mua sắm thiết bị, vật tư, nhiên liệu, quản lý, theo dõi chất lượng thiết bị.
Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức, tuyển chọn lao động theo kế hoạch được giao, giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Dưới các phòng ban là các đội sản xuất, ở mỗi đội sản xuất có đội trưởng, nhân viên kinh tế, kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kinh tế, kỹ thuât của đội.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 1)
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Thái Hạ
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 7 người và các nhân viên kế toán các đội sản xuất.
Đứng đầu là kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê ở ở công ty.
Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của công ty.
Kế toán thanh toán nội bộ và quan hệ ngân sách: Làm công tác thanh toán tiền lương, tiền mặt và các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước và thanh toán công nợ nội bộ.
Kế toán TSCĐ và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ theo định kỳ và thanh toán công nợ bên ngoài
Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Các bộ phận kế toán nói trên sẽ tập hợp các số liệu lại để kế toán tổng hợp kiểm tra và lập báo cáo kế toán.
Thủ quỹ: Thực hiện việc thu, chi, quản lý các loại tiền và thực hiện ghi sổ quỹ hàng ngày, lập báo cáo quỹ chuyển cho kế toán kèm theo thu chi để làm cơ sở ghi sổ kế toán.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty (Sơ đồ 2)
2.1.5. Quy trình sản xuất tại Công ty
Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thi công nhiều công trình với quy mô lớn, tính chất khác nhau và chủ yếu là ở ngoài trời chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như: Nắng, mưa, lụt, bão…Do vậy không có một hệ thống sản xuất chung áp dụng giống nhau cho tất cả các công trình khác nhau. Nhưng một cách chung nhất thì có thể theo quy trình công nghệ chính của Công ty bao gồm:
Giai đoạn thi công cống với vật liệu chủ yếu là sắt, xi măng, cát, sỏi.
Giai đoạn thi công nền, móng với vật liệu chủ yếu là cát, đá, sỏi, base, subbase.
Giai đoạn thi công Mặt với vật liệu chủ yếu là nhựa, đường, cát, đá, bột đá.
Giai đoạn hoàn thiện.
2.1.6. Một số chính sách kế toán của Công ty
Công tác kế toán của Công ty thực hiện theo chế độ kế toán của đơn vị xây lắp ban hành theo quyết định số 1864/QĐ - BTC bgày 16/12/1998.
Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 3).
Kỳ kế toán theo quý.
Niên độ kế toán là một năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12).
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ là VNĐ.
Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá NVL xuất dùng theo giá thực tế đích danh.
Hệ thống sổ kế toán: Sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết.
Hệ thống báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 – DN).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02 – DN).
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 – DN).
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 – DN).
2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XD Thái Hạ
* Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ gia trị cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính như: đá, cát, sỏi,…các cầu kiện, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị XDCB….cần cho việc thực hiện và hoàn thành công trình.
* Chi phí thi công: Đó là những khoản tiền lương, tiền công được trả theo số ngày của công nhân trực tiếp tham gia thực hiện khối lượng công trình. Số ngày công gồm cả lương lao động chính và phụ, cả công tác chuẩn bị và kết thúc dọn hiện trường thi công.
* Chi phí sử dụng máy thi công: Là những chi phí liên quan đến việc sử dụng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22569.doc