Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật

Lời nói đầu Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn giàu tiềm năng này; nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm này các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp thời. Kế toán có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp phải tổ chức hạch t

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán kế toán trong doanh nghiệp và đặt mục tiêu lợi nhuận nên hàng đầu. Vì vậy, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác đòi hỏi các doanh nghiệp phải tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác vào giá thành sản phẩm. Nhằm mục đích sản phẩm làm ra được người tiêu dùng chấp nhận và đó cũng là yêu cầu cơ bản và quan trọng để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xuất phát từ sự nhận thức của bản thân về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghệ Việt Nhật; nhận thấy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành vẫn còn tồn tại một vài thiếu sót, hạn chế. Qua thời gian ngắn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật”. Để nhận thấy thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty có những ưu điểm, hay những nhược điểm còn tồn tại cần hoàn thiện nhằm phát huy đầy đủ tác dụng của kế toán trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị DN ở công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp để năng cao hiệu quả công tác kế toán tính chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất. Khái niệm. Chi phí sản xuất( CPSX ) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Sự hình thành nên các CPSX để tạo ra các giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. 1.1.2 Phân loại. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của kế toán tài chính hay kế toán quản trị mà CPSX có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau để thuận lợi cho quá trình hạch toán và phân tích. Phân loại theo yếu tố chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí được quản lý theo nội dung kinh tế ban đầu, đồng nhất mà không cần xác định chi phí đó phát sinh ở đâu, mục đích, tác dụng như thế nào. Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong quản lí CPSX theo định mức, kế hoạch, giúp cho việc lập dự toán vì nó cho biết cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí. Toàn bộ chi phí trong kỳ được chia làm các yếu tố sau: _ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Chi phí nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( ngoại trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ). _ Chi phí nhân công bao gồm: Tiền lương và các khoản phụ cấp lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức. _ Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. _ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. _ Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại theo khoản mục chi phí giá trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành công xưởng thực tếgồm 3 khoản mục chi phí là: _ CPNVLTT: Gồm toàn bộ VLC, VLP, nhiên liệu,…được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm… _ CPNCTT: Là khoản tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, thực hiện các dịch vụ như tiền lương, khoản phụ trích… _ CPSXC: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài hai loại chi phí trên. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí: Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. _ Chi phí sản phẩm: Là những chi phí được gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào, khi hàng hoặc chưa tiêu thụ thì khoản này vẫn nằm trong hàng tồn kho. _ Chi phí thời kỳ: Là các khoản chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị được sản xuất ra hoặc mua nên được xem là phí tổn. Cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận từ thời kỳ mà chúng phát sinh. Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành: _ Chi phí bất biến( định phí ): Là khoản phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi trong phạm vi nhất định. _ Chi phí khả biến( biến phí ): Là khoản phí thay đổi cùng với lượng sản phẩm sản xuất ra. Giá thành sản phẩm. 1.2.1 Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí chi ra để hoàn thành một khối lượng, sản phẩm, công việc nhất định. Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản tức là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết xác định giá trị tiền tệ để thực hiện các phương pháp phản ánh khác của kế toán. (Theo giáo trình lí thuyết hạch toán kế toán. Trang 78. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Đông). 1.2.2 Các loại giá thành. Thông thường giá thành sản phẩm được phân theo hai tiêu thức sau: Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm: Chỉ tiêu giá thành được chia thành: _ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. _ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chủ tính cho đơn vị sản phẩm. _ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất tập hợp thực tế cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất ra. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí. _ Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng ): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. _ Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng 1.2.3 Mối quan hệ giữa CPSX và tính giá thành sản phẩm: CPSX và tính giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của DN. CPSX là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, do đó tiết kiệm CPSX là một trong những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể giảm bớt lượng Vốn lưu động sử dụng vào sản xuất, mở rộng thêm để sản xuất sản phẩm do DN đã tiết kiệm được chi phí về NVL, nhân công … Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ CPSX và giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng được đặt ra đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, ở Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật thì CPSX và giá thành sản phẩm được quản lý theo định mức. CPSX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau song chúng có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau. Về mặt nội dung: giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó đó là CPSX và giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm. Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các yếu tố chi phí vào đối tượng tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa CPSX và tính giá thành sản phẩm B CPSX phát sinh trong kỳ D C A CPSX phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: AB = AB + BD - CD Hay Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 1.3 ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1.3.1 ý nghĩa: Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn này, một mặt, đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hành sản xuất; mặt khác, đơn vị lại thu lại được một lượng kết quả sản xuất gồm thành phẩm và sản phẩm dở dang. Để bảo đảm bù đắp được chi phí và có lãi, đòi hỏi các DN phải áp dụng mọi biện pháp để tăng lượng kết quả thu được, giảm lượng chi phí chi ra, tính toán sao cho lượng chi phí bỏ ra thu được kết quả cao nhất. Giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và phải được hạch toán chặt chẽ. Nhiệm vụ. Việc hạch toán quá trình kinh doanh chủ yếu có các nhiệm vụ sau: _ Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất. _ Tính toán chính xác giá thành sản phẩm( giá thành công xưởng )của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ( chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng ). 1.4 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.4.1 Chứng từ. (*) Khái niệm: Chứng từ kế toán là tổ chức việc ban hành chi chép chứng từ, kiểm tra luân chuyển và lưu trữ các loại chứng từ kế toán trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, của thông tin và phục vụ kịp thời cho việc phân tích, ghi sổ và tổng hợp kế toán. Để thuận tiện cho kiểm tra công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất. Như là: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, bảng tính giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết nhập -xuất-tồn nguyên vật liệu, bảng thanh toán tièn lương và phụ cấp lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH tại phân xưởng… _ Chứng từ hàng tồn kho: Theo dõi tình hình Nhập- Xuất- Tồn nguyên vật liệu để làm căn cứ kiểm tra tình hình tiêu dùng, dự trữ nguyên vật liệu bao gồm các biểu sau: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. _ Chứng từ thanh toán: Để theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ,… và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị bao gồm các biểu sau: phiếu thu, phiếu chi… _ Chứng từ về TSCĐ: Phản ánh tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ bao gồm các biêu sau: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Ngoài các loại chứng từ ghi sổ ra thì còn có các loại sổ sách kế toán có kết cấu khác nhau theo một trình tự và phương pháp hạch toán nhất định. Trong thực tế việc ghi sổ tổng hợp kế toán tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký Sổ cái, Hình thức Nhật ký chung, Hình thức Chứng từ ghi sổ, Hình thức Nhật ký chứng từ. Sơ đồ 1.2: Hình thức Chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ như sau: Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Báo cáo tài chính Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.3: Hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc Nhật kí đặc biệt Nhật Ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Thẻ tính giá thành, bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái : Ghi cuối tháng : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Tài khoản sử dụng. Để theo dõi, tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: **Tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, còn đối với các DN nhỏ thì sử dụng tài khoản 154(1). Nội dung tài khoản 621 như sau: _ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. _ Bên Có: Giá trị vật liêu xuất dùng không hết nhập lại kho. Kết chuyển và phân bổ giá trị NVL trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí Tài khoản 621 có kết cấu như sau: Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (phương pháp kê khai thường xuyên) TK621 TK152 TK154 Xuất kho NVLTT để Kết chuyển CP SX chế tạo SP, lao NVL trực tiếp vụ dịch vụ TK111,112,141,331 TK152 Mua NVL trực tiếp NVL dùng không hết đa vào sản xuất nhập kho hay chuyển kỳ sau Đối với các DN nhỏ thì sử dụng tài khoản 154(1).( Tài khoản :” CPSX, kinh doanh dở dang” ) Tài khoản này mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, từng loại dịch vụ v..v…và theo các chi phí sản xuất. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì. Bên Có: Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất và tổng giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Dư Nợ( Đầu kì hoặc cuối kì ): Phản ánh chi p hí sản xuất của sản phẩm, lao vụ dở dang ( đầu kì hoặc cuối kì ). **Tài khoản 622:” Chi phí nhân công trực tiếp” _ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ phát sinh trong kỳ. _ Bên Có: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan . Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Tài khoản 622 có kết cấu như sau: Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp Chi phí nhân công trực tiếp (Phương pháp KKTX) TK622 TK 334 Lương chính, phụ và phụ cấp trả cho CNSXTT TK154 TK335 Kết chuyển chi phí nhân công Trích trước tiền lương Các đối tượng chịu chi phí nghỉ phép của CNSXTT TK338 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT Theo lương của CNSX **Tài khoản 627:” Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh ở phân xưởng trong kỳ. TK627 có kết cấu nội dung như sau: _ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. _ Bên Có: Các khoản làm giảm chi phí SXC. Kết chuyển chi phí SXC sang tài khoản tính giá thành. TK627 cuối kỳ không có số dư và được mở thành các tài khoản chi tiết. . TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK6272: Chi phí vật liệu gián tiếp. TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí bằng tiền khác. Trong hình thức Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ gốc (bảng phân bổ vật liệu, CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác). Kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc đó để lập CTGS, sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK627 “chi phí SXC” và sổ cái TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Quá trình hạch toán CPSXC được khái quát sơ đồ sau: Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (phương pháp KKTX) TK627 TK334,338 TK154 Chi phí nhân viên Kết chuyển chi phí phân xưởng sản xuất chung TK152,153 CPNVL, CCDC TK111,112,152 xuất dùng tại PX Các khoản thu hồi làm giảm CPSXC TK142,242,335 Chi phí theo dự toán TK214 Chi phí KHTSCĐ tại phân xưởng sản xuất TK111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua TK1331 ngoài và CP bằng tiền khác Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như các tài khoản phản ánh chi phí: TK 334, TK 111, TK 112, TK 152, TK 214……. Trình tự ghi chép. _ Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. _ Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toàn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK631 “giá thành sản xuất” và TK154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đầu kỳ và cuối kỳ. (*) Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Tài khoản sử dụng: TK631 “ giá thành sản xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ… tương tự như TK154. Kết cấu của TK631 như sau: _ Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. _ Bên Có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Tổng giá thành dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành. + Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc phải thu ghi giảm chi phí từ sản xuất. TK631 cuối kỳ không có số dư. (*) Trường hợp DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các chi phí sản xuất như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC cuối cùng đều được tổng hợp bằng phương pháp kết chuyển vào bên Nợ TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK154 vừa theo dõi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, vừa tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng, kế toán tiến hành chuyển các CP phục vụ cho quá trình sản xuất. Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 154 TK621 TK111,152... Các khoản ghi Kết chuyển chi phí giảm chi phí NVL trực tiếp TK 155 Tổng giá thành thực tế sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành TK622 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp TK157 TK627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK632 Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị DN ở công ty TNHH SX và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật 2.1 Vài nét khái quát về công ty THNN sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật 2.1.1 Vài nét khái quát về công ty. (*)Tổng quan về công ty Việt Nhật Tên đơn vị : Công Ty TNHH SX &TM Thiết Bị Công Nghiệp Việt Nhật. Tên giao dịch : Viet Nhat industrial equipment trading and production company limited Tên viết tắt : viet nhat pro co.,ltd Địa chỉ trụ sở chính : Số 7, ngõ 146, đường Nguyễn khoái, Phường Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng , Thành Phố Hà Nội . Điện thoại : 04.2146888 Fax :04.9876737 (*) Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH SX & TM Thiết bị công nghiệp Việt Nhật : + Phần kinh doanh: _ Công ty Việt Nhật là tên viết tắt của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Tiền thân là một xưởng sản xuất nhỏ, được thành lập năm 1998, xưởng cơ khí ban đầu chỉ chuyên gia công về các mặt hàng cơ khí, cung cấp cho tư nhân và các doanh nghiệp Việt Nam. _ Từ năm 1999 – 2003: Xưởng chuyên sản xuất kinh doanh các linh kiện máy móc thiết bị công nghiệp. _ Từ năm 2003 – 2006: Bắt đầu sản xuất cung cấp trang thiết bị cho một số doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam. _ Từ 2006 - 2008 : Phát triển mảng dịch vụ Thương mại bên cạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của các công ty liên doanh trong các khu công nghiệp . _ Tư vấn, thiết kế các hệ thống thuỷ lực- khí nén, điều khiển tự động. _ Thiết kế, gia công các loại xe đẩy hàng, giỏ chứa hàng, tủ đựng dụng cụ… _ Chế tạo: Các thiết bị, chi tiết trong máy dập, máy đúc, máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa….và các thiết bị cơ khí khác. _ Thiết kế chế tạo các hệ thống băng tải phục vụ dây truyền sản xuất. _ Cung cấp các thiết bị: van TOKIMEC, YUKEN, SMC, CKD… _ Các lọi đầu nối ga, đồng hồ đo áp lực YAMATAKE, xi lanh khí,… _ Cung cấp các loại máy bơm, motor của các hãng như MITSUBISHI, NISSEN,… _ Linh kiện điện tử: đèn hiển thị, nút bấm, timer, biến tần, PLC, sensor _ Thiết bị máy dập, máy đúc, máy ép nhựa. _ Các hệ thống cầu nâng. Xe nâng hàng, bánh xe chở hàng SISIKU, palăng KITO. _ Hiện nay, công ty đang tiến hành sản xuất động cơ để lắp ráp xe gắn máy dạng IKD, và một số phụ tùng của xe như: dây điện nhãn hiệu Kaiser C110 ( loại tốt), Team 100, ghế ôtô,… _ Bên cạnh đó còn các dịch vụ như vận chuyển, dịch vụ gia công dây điện, dịch vụ làm tôn chắn sóng, dịch vụ cho thuê kho… + Phần dịch vụ: _ Công ty nhận tư vấn giải pháp tối ưu và lắp đặt các tủ điều khiển, tủ phân phối điện cho các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất. _ Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, và nhiệt tình, công ty luôn đảm bảo các dịch vụ kỹ thuật lắp đặt, cải tạo, bảo dưỡng hoàn hảo nhất. + Phần sản xuất: Với hơn 4000m2 nhà xưởng công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ gia công chế tạo thiết bị. _ Thiết kế gia công các loại xe đẩy hàng, giá chứa hàng, tủ đựng, dụng cụ,... _ Chế tạo: các thiết bị, chi tiết trong, máy dập, máy đúc, máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa, dây điện nhãn hiệu Kaiser C110 ( loại tốt), Team 100, ghế ôtô,… _ Thiết kế chế tạo các hệ thống băng tải phục vụ dây truyền sản xuất. _ Các hệ thống cầu nâng hàng. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (văn phòng, nhà xưởng, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm, trung tâm sửa chữa bảo hành và thay thế…), hoàn thiện quy trình công nghệ. Cho đến nay, công ty đã đi vào hoạt động và bước đầu hoàn thành tốt kế hoạch ngắn hạn đề ra, từng bước hoàn thành các kế hoạch trung và dài hạn. Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đã không ngừng khẳng định và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Điều này được thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, mẫu mã sản phẩm không ngừng được đổi mới; thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng trong nước cũng như trên thị trường thế giới. Công ty đã khai thác triệt để lợi thế của mình để mở rộng sản xuất và kinh doanh, khẳng định vị trí của công ty; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới. Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã hoạt động khá mạnh và thu được nhiều kết quả khả quan. Sau đây là minh chứng cụ thể về một số chỉ tiêu mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng số vốn lưu động 20.754.000.000 26.834.000.000 29.586.000.000 2.Tổng số vốn cố định 4.256.000.000 4.474.000.000 4.586.000.000 3.Tổng số cán bộ CNV (người) 135 150 150 4.Tổng doanh thu 50.400.000.000 90.100.000.000 100.800.000.000 5.Lợi nhuận sau thuế 299.752.800 413.738.869 4320.957.673 6.Thu nhập bq 1CN (đ/tháng) 1.050.000 1.200.000 1.520.000 Những kết quả khả quan trên Công ty đạt được là sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc cũng như toàn bộ công nhân viên trong công ty, đã không ngừng hoàn thiện trong công tác quản lý và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất ngày càng tốt hơn. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh của công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật : Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban : _ Giám đốc: Là người phụ trách chung, điều hành mọi công việc trong công ty, là người chịu trách nhiệm về mọi công tác, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật. _ Phó giám đốc: Gồm có 1 người là người quản lí toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm báo cáo cho giám đốc những thông tin cần thiết . _ Quản đốc phân xưởng: Quản lí hoạt động sản xuất của công ty. _ Các phòng ban: Công ty có 5 phòng ban: + Phòng tổ chức hành chính. + Phòng kinh doanh. + Phòng xuất nhập khẩu. + Phòng kế toán. + Bộ phận sản xuất. Nhiệm vụ của từng phòng ban như sau: +) Phòng tổ chức hành chính: Gồm 5 người. Trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên. Nhiệm vụ giúp ban giám đốc trong việc thực hiện và vận dụng các chính sách của nhà nước về công tác cán bộ, lao động tiền lương, tổ chức bộ máy quản lí các hoạt động chính như tiếp khách, quản lí về mặt hiện vật và đồ dùng văn phòng phẩm của công ty. Đồng thời kiểm tra hình thức kỷ luật và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong công ty. +) Phòng kinh doanh: Có 10 người. Gồm có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên. Nhiệm vụ là lên kế hoạch xây dựng các quy trình công nghệ. Triển khai các hoạt đông kinh doanh của công ty. Theo dõi các tiêu chuẩn kỹ thuật cho chất lượng vật tư mua vào, chất lượng các sản phẩm cung cấp và chất lượng các sản phẩm sản xuất. Quan hệ khách hàng, tìm kiếm đối tác. Lập báo giá, ký kết các hợp đồng, đơn hàng với đối tác. +) Phòng xuất nhập khẩu: Do đặc thù của công ty là một công ty có thế mạnh về việc nhập khẩu các thiết bị từ các nước như Nhật bản, Trung Quốc, Đài Loan, Sigapor, Hàn Quốc, Mỹ. Nên ban giám đốc công ty đã quyết định thành lập riêng phòng xuất nhập khẩu hoạt động song song với phòng kinh doanh. Có 3 người. Gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên. Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn hàng, đối tác từ thị trường nước ngoài. Làm thủ tục đặt hàng, làm các thủ tục hải quan, nhập hàng khi hàng về tới cảng... +) Phòng tài chính kế toán: Phòng chiếm vị trí khá quan trọng trong công ty. Có 4 người. Gồm 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên. Có nhiệm vụ và chức năng là tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý tài chính. Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty. Phân tích hoạt động kinh tế, hạch toán lỗ lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cấp trên về chế độ quản lý tài chính của công ty. Các công việc thu thập công nợ và cấp hoá đơn là việc không thể thiếu. Các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê phải được nhân viên trong phòng lập và báo cáo theo đúng quy định của nhà nước. +) Bộ phận sản xuất: Thực hiện các đơn đạt hàng,sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sự đầu tư về máy móc thiết bi hiện đại đã được ban giám đốc chú trọng. Để quản lí và vận hành quy trình công nghệ hiện đại. Đồng thời căn cứ vào quy mô thực tế của công ty thì bộ phận sản xuất được chia thành các tổ: Tổ mài, tổ hàn, tổ phay, tiện, CNC, chất lượng, môi trường. Những tổ này gồm có tổ trưởng và anh em công nhân. Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý ở công ty TNHH SX & TM Thiết bị công nghiệp Việt Nhật Giám Đốc Phó Giám Đốc Quản Đốc Phân Xưởng Phòng tổ chức h/chính Phòng kinh Doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán Bộ Phận Sản Xuất Phòng Kỹ Thuật Trợ lý giám đốc 2.1.3 Đặc điểm sản phẩm công nghệ. Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lý đề nghị báo giá của công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật Trả lời khách hàng về sản phẩm Phòng kinh doanh tiờ́p nhọ̃n đờ̀ nghị báo giá Kiờ̉m tra kho, và giá thành sản phõ̉m. Có hàng Hờ́t hàng Lọ̃p báo giá, trình trưởng phòng, trưởng phòng kiờ̉m tra ký duyợ̀t và báo cáo phó giám đụ́c quyờ́t định. Thu thọ̃p ý kiờ́n phản hụ̀i và báo cáo trưởng phòng, phó giám đụ́c đờ̉ có thờ̉ điờ̀u chỉnh cho phù hợp. Làm đờ̀ nghị báo giá tới nhà cung cṍp. Nhọ̃n báo giá từ nhà cung cṍp Báo giá Khụngcó Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lí đơn đăt hàng của công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật Đề nghị với trưởng phòng cho đặt mua hàng. Phòng kinh doanh tiếp nhận đơn hàng Kiểm Tra Kho Có hàng Hết hàng Làm thủ tục giao hàng theo đơn hàng, hàng hoá không đạt chất lượng hoặc có sai hỏng phải được đổi lại Phòng kế toán lưu giữ chứng từ và làm thủ tục thanh toán,công nợ, xuất hoá đơn tài chính. Chuyển đơn hàng cho bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất. Phòng kinh doanh.Đặt mua hàng. Phòng XNK nhập hàng. Trong nước Nước Ngoài Thông tin bán hàng Mua Ngoài Sản xuất Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất của công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật Tiếp Nhận Đơn Đặt hàng Phòng kĩ thuật kiểm tra đưa ra các bản vẽ và lên kế hoạch sản xuất. Tiến hành kiểm tra khả năng thực tế về nguyên liệu, con người và máy móc, Không đạt Sản xuất sản phẩm Nhập kho và xuất hàng Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau sản xuất Để cụ thể hoá cho đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, em xin đề cập đến quy trình sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt). Sơ đồ 2.6: Quy trình công nghệ sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt) Nguyên liệu Tổ cắt dây Bóc tách Bàn sắp dây Dây chuyền quấn tạo hình Bàn dập 1 Bàn dập 2 Bàn dập 3 Bàn dập 5 ép ống cách điện đầu cốt Cắm cốt vào các hộp quy định Kiểm tra nguội Kiểm tra nóng (sông điện) Bó dây đóng gói Bàn dập 4 Quy trình công nghệ sản xuất dây điện Kaiser mà công ty áp dụng bao gồm nhiều giai đoạn liên kết với nhau tạo thành một khối, một quy trình hoàn chỉnh. Từ nguyên liệu ban đầu qua các khâu chế biến trở thành sản phẩm hoàn chỉnh Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí sản xuất dây điện và tính giá thành Sản phẩm tại công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật TK152 TK621 TK154 TK155 Xuất kho NVLTT Kết chuyển chi để SX chế tạo SP phí NVL trực tiếp Kết chuyển CP TK334 TK622 SXKD để tính Lương và phụ cấp trả Kết chuyển CP XĐ giá thành SP cho CNTT sản xuất NCTT sản xuất TK334,338 TK627 Lương phải trả,trích Theo lương CNPX Kết chuyển TK214 Chi phí SXC Chi phí khấu hao TS cố định TK111,112,331 Chi phí DV mua ngoài bằng tiền khác 2.2 Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị DN ở công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. 2.2.1 Đặc điểm bộ máy kế toán. Sơ đồ 2.8: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp ._.Việt Nhật Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán quỹ và kế toán ngân hàng Kế toán vật tư và tài sản cố định Tổ chức bộ máy kế toán là việc tạo ra mối quan hệ giữa các cán bộ kế toán nhằm bảo đảm thực hiện công tác kế toán với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị trên cơ sở các phương tiện tính toán và trang thiết bị kĩ thuật hiện có. Do vậy, tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý và hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để đạt được mục tiêu cung cấp thông tin 1 cách đầy đủ, kịp thời và chính xác; hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin đồng thời nâng cao và phát triển trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán có thể theo những mô hình khác nhau phù hợp với loại hình tổ chức công tác kế toán mà các đơn vị đã lựa chọn. Cũng như nhiều đơn vị khác công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đã lựa chọn loại hình tổ chức tập trung để kiểm tra hoạt động của đơn vị phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán. 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán tại công ty. _ Kế toán trưởng: là người chỉ đạo của cấp trên, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Phổ biến, hướng dẫn về chế độ tài chính cho kế toán viên; đồng thời đôn đốc, kiểm tra thực hiện hạch toán của nhân viên kế toán, giám sát tình hình sử dụng tài chính theo đúng mục đích. _ Kế toán tổng hợp: phụ trách phần hạch toán nội bộ của công ty, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ ghi sổ từ các bộ phận kế toán vào Sổ cái. Sau đó, tiến hành lập báo cáo kế toán thể hiện tình hình hoạt động cuả công ty, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập quyết toán tài chính. _ Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản phải thu, phải trả của người mua người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải trả, phải trả khác. _ Kế toán vật tư kiêm kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá, máy móc, thiết bị của công ty. Đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm và tính khấu hao TSCĐ xác thực với tình hình thực tế. Quản lý, kiểm tra các hợp đồng đầu tư mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ theo đúng chế độ. _ Kế toán quỹ kiêm kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm trực tiếp về tiền mặt trong quá trình thu chi, theo dõi chi tiết trên sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế có liên quan. Đồng thời theo dõi tình hình biến động về tiền gửi ngân hàng của công ty, các khoản vay nợ và trả nợ với ngân hàng. 2.2.3 Hình thức kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán của công ty. Hiện nay công ty TNHH sản xuất và TMTBCNVN đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán của DN được ban hành theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Để phản ánh kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời công ty phải hạch toán đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất của bộ phận kế toán công ty. Để phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty, hiện nay Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ trong toàn bộ công ty cùng với quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toan. Kế toán trưởng còn quy định rõ các loại chứng từ sổ sách được ghi chép lưu trữ, trình độ thực hiện và thời hạn hoàn thành từng công việc của từng người. Điều đó đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán luôn có sự phân công và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sổ kế toán là phương tiện được sử dụng để cập nhật và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Đối tượng kế toán rất phong phú đa dạng về nội dung kinh tế, về đặc điểm vận động và có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó để phản ánh các đối tượng kế toán sổ kế toán cũng bao gồm nhiều loại sổ khác nhau. Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý và trình độ phát triển của công nghệ thu nhận và xử lý thông tin, hệ thống sổ kế toán cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Để phù hợp với hình thức Chứng từ ghi sổ mà công ty TNHH sản xuất va thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đang áp dụng thì sổ sách kế toán được sử dụng là các chứng từ ghi sổ và Sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán được các nhân viên kế toán trong công ty ghi như sau: hàng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ trên cơ sở đó lập Chứng từ ghi sổ. Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp, sau đó được sử dụng để ghi vào Sổ cái các tài khoản chi tiết. Cuối tháng, sau khi ghi tất cả Chứng từ ghi sổ váo Sổ cái kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu thấy số khớp, đúng số liệu trên Sổ cái dùng để lập bảng cân đối tài khoản (BCĐ SPS). Đối với các tài khoản phải mở sổ chi tiết thì cuối tháng tiến hành công sổ chi tiết; lấy kết quả đó để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp và đối chiếu với Sổ cái của tài khoản đó, cuối cùng lập bảng cân đối kế toán. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để nhằm theo dõi chính xác, chi tiết và kịp thời việc sử dụng hàng hoá vật tư trong kho. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được sử dụng trong công ty là phương pháp khấu trừ. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là đơn vị hạch toán phụ thuộc, cuối kỳ công ty gửi toàn bộ chứng từ sổ sách về tình hình kinh doanh của công ty lên Tổng công ty để tổng công ty tiến hành kiểm tra quyết toán. Niên độ kế toán được bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12, kỳ báo cáo của công ty là hàng tháng để cuối kỳ công ty tiến hành tổng hợp báo cáo quý. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ như sau: Sơ đồ 2.9: Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Báo cáo tài chính :ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : kiểm tra, đối chiếu 2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Các hoạt động kinh tế chủ yếu được diễn ra là nhằm tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người, ta gọi đó là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình bao gồm sự vận động các yếu tố đã bỏ ra và biến đổi chúng một cách có ý thức để trở thành sản phẩm cuối cùng; trong quá trình đó, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Để có thể xác định được chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ sản xuất, đồng thời để có thể tập hợp tính toán được các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản lý thì mọi sự tiêu dùng, các yếu tố cho sản xuất cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiện các loại dịch vụ khác nhau. Do vậy việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp sẽ tạo điệu kiện để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất. Vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp nhằm đáp ứng cho yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định: nơi phát sinh chi phí (phân xưởng sản xuất, tổ đội và toàn DN), đối tượng chiu chi phí (là một sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiêt sản phẩm hoặc đơn đặt hàng). Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật ngoài hoạt động Tư vấn, thiết kế các hệ thống thuỷ lực- khí nén, điều khiển tự động, Chế tạo: Các thiết bị, chi tiết trong máy dập, máy đúc, máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa….và các thiết bị cơ khí khác…Công ty còn tổ chức sản xuất nhiều loại dây điện và một số phụ tùng các loại như: dây điện Kaiser C110, C100, dây điện Team100, Team, dây điện Solid, dây QA C100…để lắp ráp cho các thiết bị của công ty tự sản xuất ra hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm trên chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty, mỗi sản phẩm được cấu thành từ rất nhiều chi tiết. VD: Dây điện Kaiser C110 (loại tốt) cấu thành bởi 45 chi tiết Dây điện TeamC100 cấu thành bởi 40 chi tiêt Dây điện QAC100 cấu thành bởi 35 chi tiết …… Do vậy, để thuận lợi cho công tác hạch toán CPSX công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật xác định đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đồng thời để thuận lợi cho việc tính giá thành các sản phẩm sản xuất tại đơn vị cũng như thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, công ty cần phải tiến hành phân loại CPSX. Tại công ty, CPSX được phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp : chiếm 87,1% Chi phí NC trực tiếp : chiếm 8,09% Chi phí sản xuất chung: chiếm 4,81% 2.4 Đối tượng tính giá thành tại công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Để chế tạo ra một sản phẩm, doanh nghiệp phải đầu tư vào quà trình sản xuất một lượng chi phí nhất định, những chi phí này cấu thành lên giá thành của sản phẩm đó. Vậy, giá thành sản phẩm cũng là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng sản phẩm, đơn vị sản phẩm hoặc các lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất; cũng như các giải pháp kinh tế kĩ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tính giá thành sản phẩm (Zsp). Tổng CPSX của kết quả SX đã hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Khối lượng SX đã hoàn thành Sau khi xác định được đối tượng tập hợp chi phí, ta phải xác định đối tượng tính giá thành nghĩa là phải xác định được giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Muốn xác định chính xác đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, căn cứ vào các sản phẩm sản xuất ra. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với đơn vị tính ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào căn cứ nói trên thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành hoặc từng bộ phận, chi tiết sản phẩm, hoặc sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm hoặc là từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý của nội bộ DN. Tại công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật đối tượng tính giá thành là các cụm dây điện đã hoàn thành một quy trình sản xuất (đã kiểm tra đóng gói) đúng kích thước (VD: dây dài 1,9m hay 2,3m…), đủ đầu zắc, đủ hộp nhựa… đó là những cụm dây điện Kaiser C100, dây điện Kaiser C110, Team 100, QA C100… Để thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm sản xuất ra cần xác định kỳ tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế được kịp thời. Xuất phát từ thực tế và đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là hàng tháng đều có sản phẩm nhập kho. Do đó, công ty TNHH SX& TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật tổ chức tính giá thành sản phẩm vào hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm kịp thời. Cụ thể kỳ tính giá thành của đề tài này là vào tháng 4/2008. 2.5 Việc tính chi phí tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. (*) Nội dung: chi phí NVL trực tiếp lá cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp ở công ty bao gồm: _ Chi phí NVL chính: dây điện 3,0mm; dây điện 0,5mm; đầu zắc 611-2,8(đồng mạ); đầu zắc 621-7,8(đồng không mạ); nhựa 431-D6; hộp 211-6,4 cầu chì…. _ Chi phí NVL phụ: băng dính, thiếc hàn, ống nhựa D8/9… Nguyên tắc sử dụng NVL là xuất phát từ nhu cầu sản xuất, từ nhiệm vụ sản xuất mà công ty đã xây dựng. Do đó trên từng phiếu xuất kho NVL được ghi chép chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, địa điểm và thời gian phát sinh…, căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng NVL của phân xưởng kế toán thực hiện tổng hợp và phân loại NVL dùng cho các đối tượng sử dụng. (*) Tài khoản sử dụng tại công ty. Để tập hợp NVL trực tiếp cho xưởng sản xuất dây điện, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp” TK621 “chi phí NVL trực tiếp” không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật thì TK621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng. TK621_ Phân xưởng lắp ráp thiết bị. TK621_ Phân xưởng sản xuất dây điện. Việc xuất dùng NVL trực tiếp được quản lý chặt chẽ và phải được tuân theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch lập định mức chi phí NVL sản xuất sản phẩm VD: Cụ thể là công ty đã ra định mức chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm theo từng loại dây điện thông qua bảng dự trù chi phí sản xuất được lập tháng 4/2008 Để sản xuất một cụm dây điện KAISER C110 (loại tốt) có bảng dự trù chi phí sản xuất như sau: Biểu 2.10: Bảng dự trù chi phí sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt) STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng (định mức) Đơn giá (đồng/đvt) Thành tiền Ghi chú I. Dây điện 1. Dây điện 3.0 m 1,9 2.073 3.939 2. Dây điện 0,5 m 28,47 414 11.787 II. Đầu zắc 3. 611-2,8(đồng mạ) Cái 7 37 259 4. 621-2,8(đồng mạ) Cái 37 34 1.258 5. 221-3,5(không mạ) Cái 3 50 150 6. 17-D6 ( không mạ) Cái 1 85 85 7. 621-B6,3 (đồng mạ) Cái 4 88 352 … ….. III. Nhựa và cao su 17. Nhựa 431-6D Cái 2 275 550 18. Nhựa 34/03 Cái 1 295 295 19. Hộp 621-2,8-6 lỗ Cái 2 225 450 20. Hộp 611-7,8 Cái 1 235 235 21. Nhựa mềm Cái 2 25 50 … ….. IV. Phần phụ 43. Nhựa thông Kg 0,0005 20.000 10 44. Băng dính Kg 0,050 35.000 1.750 45. Thiếc hàn Kg 0,004 40.000 160 Đồng thời căn cứ vào bảng dự trù này và lệnh sản xuất của ban giám đốc, thủ kho tiến hành xuất kho NVL đáp ứng yêu cầu sản xuất một khối lượng dây điện nhất định. Khi xuất kho vật liệu thủ kho và nhân viên kế toán phân xưởng tự lập Phiếu xuất kho vật tư có ký xác nhận chéo. Để xuất kho vật liệu kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi sau đó viết phiếu xuất kho. Nợ TK 621 : 67.868.250 Có TK152 : 67.868.250 (dây điện 3,0mm : 62.708.250 ) (đầu zắc 611-2,8 : 3.885.000 ) (đầu zắc 17-D6 : 1.275.000 ) Biểu 2.11: Công ty TNHH SX & TM Số: 01 thiết bị CN VN Nợ TK154 Có TK152 Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 04 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan Bộ phận: Sản xuất Địa chỉ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất dây điện tại phân xưởng Xuất tại kho: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật STT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã sô ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Yêu cầu Thực tế 1. Dây điện 3,0 m 30.250 30.250 2.073 62.708.250 2. Đầu zắc 611-2,8 (đồng không mạ) Cái 105.000 105.000 37 3.885.000 3. Đầu zắc 17-D6 Cái 15.000 15.000 85 1.275.000 Cộng 67.868.250 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi bảy triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn hai trăm năm mươi đồng. Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho sử dụng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họtên) Cuối tháng kế toán kho hàng xuống kho nhận chứng từ tiến hành tính giá vật liệu xuất - nhập – tồn. . Theo chế độ kế toán thì có 4 phương pháp tính giá NVL xuất dùng. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng phương pháp tính giá vốn thực tế vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền . x = Giá thực tế NVL Số lượng VL Đơn giá VL thực tế Xuất dùng xuất dùng xuất dùng Trong đó: = Đơn giá VL Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ thực tế bình quân Số lượng tồn ĐK + Số lượng nhập trong kỳ Yêu cầu đặt ra tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là tính giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng 04/2008 như sau: Biểu 2.12: Dư đầu tháng của NVL STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 75.000 2.073 m 155.475.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 100.000 37 Cái 3.700.000 4 Đầu zắc 17-D6 (đồng mạ ) 16.500 85 Cái 1.402.500 5 Nhựa và cao su 14.500 275 Cái 3.987.500 Biểu 2.13: NVL Nhập trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 65.000 2.073 m 134.745.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 105.000 37 Cái 3.885.000 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 10.000 85 Cái 850.000 5 Nhựa 431-6D 13.000 275 Cái 3.575.000 6 Nhựa 621-2,8-9 lỗ 55.000 414 Cái 14.025.000 Biểu 2.14: NVL xuất trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 70.600 m 2 Dây điện 0,5mm 105.000 m 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 110.000 Cái 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 17.000 Cái 5 Nhựa 431-6D 156.000 Cái 6 Hộp 621-2,8-9 lỗ 17.000 Cái Giá vật liệu chính xuất dùng ta tính được theo phương pháp bình quân gia quyền là: Giá trị dây điện 155.475.000 + 130.000.000 3,0mm = x 70.600 xuất dùng 75.000 + 65.000 = 143.960.964 Giá trị dây điện 43.470.000 + 43.470.000 0,5mm = x 105.000 xuất dùng 105.000 + 105.000 = 43.470.000 Giá trị đầu zắc 3.700.000 + 3.885.000 611-2,8(đồng mạ) = x 110.000 xuất dùng 100.000 + 105.000 = 4.070.000 Giá trị đầu zắc 1.402.500 + 850.000 17-D6 = x 17.000 xuất dùng 16.500 + 10.000 = 1.445.000 Giá trị nhựa 3.987.500 + 3.575.000 413-6D = x 15.600 xuất dùng 14.500 + 13.000 = 4.290.000 Giá trị hộp 14.025.000 621-2,8-9lỗ = x 55.000 xuất dùng 55.000 = 14.025.000 Tương tự cách tính trên ta tính được giá trị vật liệu xuất dùng của nhiều loại vật liệu khác được thể hiện trên báo cáo chi tiết nhập – xuất – tồn, báo cáo này được lập vào cuối tháng. Giá thực tế vật liệu xuất dùng do kế toán kho hàng thực hiện tính toán và chuyển cho phòng TCKT tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng. Biểu 2.15: Công ty TNHH SX & TM Thiết bị CNVN Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công dụng cụ (trích) Tháng 04/2008 STT GhiCó TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 153 1. TK 621: chi phí NVLTT _ Xuất NVL chính 409.353.734 _ Xuất NVL phụ 55.715.266 2. TK 627: chi phí SXC 0 . Cộng 465.069.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi đã xác định được giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng, dựa vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ số 02. Biểu 2.16: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số- S01 thiết bị CNVN SKT/ DNN Chứng từ ghi sổ Số 02 Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Xuất NVL chính cho SX 621 152-VLC 409.353.734 * Dây điện Dây điện 3,0 mm 3.960.904 Dây điện 0,5 mm 43.740.000 * Đầu zắc Đầu zắc 611-2,8(đồng mạ) 3.957.317 Đầu zắc 17-D6(không mạ) 1.438.584 Đầu zắc 621-2,8(đồng mạ) 5.022.600 Đầu zắc 221-3,5(không mạ) 4.307.615 Đầu zắc 211-3,5(không mạ) 4.536.250 Đầu zắc 611-6,3(không mạ) 5.412.800 Đầu zắc 621-D6,3 (không mạ) 5.671.000 ….. * Nhựa và cao su Nhựa 431-6D 4.253.127 Hộp 621-2,8-9lỗ 12.210.000 Cầu chì 1.950.000 Nhựa 34/03 6.720.741 ….. 2. Xuất NVL phụ cho sản xuất 621 152-VLP 55.715.266 Băng dính 15.500.000 Thiếc hàn 8.860.000 Nhựa thông 1.233.766 ống nhựa D18/20 7.490.000 ống nhựa D8/9 9.568.000 ống nhựa trắng 8.063.500 Nhựa co 5.000.000 ….. Cộng x x 465.069.000 Kèm theo…..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi tổng hợp toàn bộ chi phí NVL vào Sổ cái TK621 kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính tổng NVL chính, NVL phụ trên các chứng từ ghi sổ để kết chuyển sang TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để lập Chứng từ ghi sổ số 39. Tiếp đó, kế toán tổng hợp căn cứ vào Chứng từ ghi sổ số 02 và số 39 để ghi vào Sổ cái TK621 như sau: Nợ TK154 : 465.0690.000 Có TK621 : 465.069.000 Biểu 2.17: Công ty TNHH SX & TM Mẫu 03 thiết bị CNVN SKT/DNN Sổ cái Năm 2008 Tên TK: chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: TK621 NT GS Chứngtừ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 02 01/4 Xuất kho NVLC cho sản xuất 152-C 409.353.734 02 01/4 Xuất kho NVLP cho sản xuất 152-P 55.715.266 39 31/4 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 154 465.069.000 Cộng số phát sinh x 465.069.000 465.069.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (*)Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mịa thiết bị công nghiệp Việt Nhật bao gồm tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, ăn ca và các khoản trích theo lương… của công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”để tập hợp các chi phí trên. TK622 tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật được chia thành TK cấp 2 như sau: TK622: Sản xuất thiết bị, động cơ. TK622: Phân xưởng sản xuất dây điện. Kết cấu TK622 tại công ty giống kết cấu TK theo chế độ chung. Do đặc điểm sản xuất, công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng 2 hình thức trả lương. _ Hình thức tiền lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp sản xuất như: ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, nhân viên quản lý các phân xưởng… _ Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng sản xuất dây điện. Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dây điện được áp dụng là theo sản phẩm định mức do phòng tổ chức hành chính đề xuất và công ty quy định cho sản phẩm, từng công đoạn trên quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động, từng bước công nghệ mà phân xưởng phân chia thành các tổ sản xuất; mỗi tổ do tổ trưởng phụ trách và phải chịu trách nhiệm về tổ của mình trước phân xưởng. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng tập hợp các bảng chấm công và phòng tổ chức giao đơn giá tiền lương theo sản phẩm và theo công đoạn sản xuất cho phòng kế toán. Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất sản phẩm của phân xưởng, các bảng chấm công, số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang chuyển cho giai đoạn sau chế biến tiếp, kế toán xác định tiền lương theo sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương SP = Tiền lương theo SP Số lượng SP hoàn thành Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ nêu trên để tính tiền lương phải trả cho cán bộ CNV thông qua bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương sẽ tính tổng tiền lương cho phân xưởng sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng, các phòng ban. Dựa vào bảng thanh toán lương, phụ cấp lương cho phân xưởng sản xuất dây điẹn Kaiser C110 và bảng phân bổ tiền lương của công nhân viên, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 30 như sau: Biểu 2.18: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số 30 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có _Lương CN sản xuất trực tiếp 622 334 76.500.000 + Tổ cắt dây 6221 17.500.000 + Tổ dập zắc 6222 19.125.000 + Tổ quấn tạo hình 6223 20.375.000 + Tổ kiểm tra đóng gói 6224 19.500.000 _ Lương nhân viên quản lý 642 334 49.224.000 ….. ….. ….. ….. Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, kế toán sử dụng bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK154 để xác định giá thành sản phẩm (được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 39) Nợ TK154 : 76.500.000 Có TK622 : 76.500.000 Dựa vào các chứng từ ghi sổ số 30, 39 kế toán ghi sổ cái TK622 như sau: Biểu 2.19: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số S03 thiết bị CNVN Sổ cái Năm 2008 Tên TK : Chi phí Nhân Công trực tiếp Số hiệu : TK622 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30 31/4 Lương CNSX trực tiếp 334 76.500.000 39 31/4 Kết chuyển CPNCTT 154 76.500.000 Cộng phát sinh x 76.500.000 76.500.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Như vậy, trong phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật có một điểm đáng lưu ý là các khoản bảo hiểm tính theo lương của nhân công sản xuất không được tính vào TK622. Theo công ty để nhanh chóng, công ty đã hạch toán các khoản bảo hiểm của công nhân sản xuất vào TK627. (*)Kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị Công nghệp Việt Nhật. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung, và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai theo các khoản mục chi phí. Do đặc điểm tổ chức sản xuất nên CPSX phát sinh ở công ty chiếm tỷ trọng không lớn (chỉ chiếm 4,81%). Do công ty có phân xưởng sản xuất dây điện riêng việc hạch toán ở phân xưởng sản xuất dây điện là riêng biệt, do đó ta không phải tiến hành phân bổ chi phí SXC. Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 bao gồm: TK6271: Chi phí nhân viên quản lý PX, các khoản bảo hiểm toàn PX. TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: Chi Phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí bằng tiền khác. (*) Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản bảo hiểm toàn phân xưởng. Hàng tháng, kế toán sẽ tính lương cho bộ phận quản lý phân xưởng đó là Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng căn cứ vào ngày công (thông qua bảng chấm công), lương sản phẩm bình quân ngày của công nhân sản xuất ở phân xưởng đó, và hệ số cấp bậc. ở phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt), tiền lương của nhân viên, công nhân toàn phân xưởng được tính như sau: Xét trong tháng 04 năm 2008 tình hình như sau: +> Quản đốc làm 24 ngày công, có HSL là 2,70. +> Phó quản đốc làm 22 ngày công, có HSL là 2,65. Từ đó ta tính được: _ Lương sản phẩm bình quân công nhân sản xuất dây điện Kaiser: 76.500.000 = 850.000 đ/ ngời 90 _ Lương của Quản đốc phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser là: 850.000 x 24 x 2,70 = 2.503.000 đ 22 _ Lương của Phó quản đốc phân xưởng là: 850.000 x 22 x 2,65 = 2.252.5 22 Khi phát sinh nghiệp vụ trả lương cho nhân viên quản lý phân xưỏng sản xuất dây điện Kaiser C110, kế toán tiến hành ghi sổ bút toán sau: Nợ TK6271 : 4.755.500 Có TK334 : 4.755.500 Cuối tháng, căn cứ vào bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập Chứng từ ghi sổ số 32 và ghi vào Sổ cái TK627. Đó là cách tính và ghi chép các khoản tiền công cho nhân viên phân xưởng. Ta tiếp tục xét khoản bảo hiểm toàn phân xưởng. ở công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt nhật không hạch toán khoản nộp BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất vào TK622 mà hạch toán vào TK627 tính chung cho toàn phân xưởng. Công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ đúng theo chế độ quy định là các khoản bảo hiểm tính bằng 25% tổng tiền lương, trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất (gồm BHXH: 15%, BHYT: 2%, KHCĐ: 2%) và 6% khấu trừ vào lương công nhân. Ta xem xét cụ thể cách tính khoản trích thể hiện qua phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C 110 như sau: Tổng tiền lương phải trả cho phân xưởng là: 76.500.000 + 4.755.500 = 81.255.500 Khi đó các khoản trích BHXH, BHYT, KHCĐ theo lương tính vào chi phí của phân xưởng này là: _ Bảo hiểm xã hội: 81.255.500 x 15% = 12.188.325 _ Bảo hiểm y tế: 81.255.500 x 2% = 1.625.110 _ Kinh phí công đoàn: 81.255.500 x 2% = 1.625.110 Vậy, tổng số tiền phải trích nộp là: = 15.438.545 Từ kết quả tính toán trên kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK6271 : 15.438.545 Có TK338 : 15.438.545 (TK3382 : 1.625.110) (TK3383 : 12.188.325) (TK3384 : 1.625.110) Từ các số liệu đó kế toán sử dụng làm căn cứ và lập Chứng từ ghi sổ số 32 như sau: Biểu 2.20: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số 32 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có _ Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất dây điện 6271 334 4.755.500 + Quản đốc 2.503.000 + Phó quản đốc 2.252.500 _ Các khoản trích theo tiền lương của nhân viên phân xưởng SX dây điện 6271 338 15.438.545 + Bảo hiểm xã hội 12.188.325 + Bảo hiểm y tế 1.625.110 + Kinh phí công đoàn 1.625.110 Cộng x x 20.194.045 Kèm theo ….chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển vào tài khoản tính giá thành như sau: Nợ TK154 : 20.194.045 Có TK6271 : 20.194.045 Từ chứng từ ghi sổ số 32 và bút toán kết chuyển, kế toán tiến ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36863.doc