Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược Hải Hậu

Chương I Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 1.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất của nghành sản xuất công nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng phương pháp kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong phạm vi nghành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm sản xuất ra, nói cách khác là bắt

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược Hải Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Nhìn chung chu kỳ sản xuất của nghành sản xuất công nghiệp tương đối ngắn (trừ các nghành công nghiệp đóng tàu ). So với các nghành khác, sản xuất sản phẩm công nghiệp có quy mô sản xuất lớn, quy trình công nghệ phức tạp và ít phụ thuộc vào khí hậu và tự nhiên. Đối tượng hạch toán chi phí cho từng loại và sản phẩm sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy, phần lớn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý và sự cố gắng của bản thân môi doanh nghiệp. 1.2 - Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất. 1.2.1- Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1.2.2- Phân loại chi phí sản xuất. CPSX của các doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung, tính chất kinh tế, mục đích sử dụng, công dụng quá trình sản xuất …khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý CPSX, công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán phải phân loại CPSX theo những tiêu thức sau: 1.2.2.1- Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phân loại CPSX theo yếu tố chi phí). Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của CPSX để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí. Theo đó CPSX được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca, và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo. + Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như: Điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. + Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các CPSX kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo… Tác dụng của cách phân loại này là làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và để xác định kết quả kinh doanh. 1.2.2.2- Phân loại CPSX theo công dụng kinh tế (Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí). Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, moi khoản mục chi phí bao gồm những CPSX phát sinh có cùng công dụng kinh tế, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí đó. Theo đó, CPSX tronh doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được chia thành 3 khoản mục chi phí sau: + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. + Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT). + Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội sản xuất, trại sản xuất…) Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm CPSX chung cố định và CPSX chung biến đổi. Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác… Tác dụng của phương pháp này phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 1.2.2.3- Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất. + Chi phí biến đổi (biến phí) : là những chi phí có sự thay đổi về lượng liên quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… + Chi phí cố định ( định phí ): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ như: chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng… Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.3- ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, CPSX là chỉ tiêu kinh tế quan trọng không chỉ có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa lớn đối với Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do vậy, công tác quản lý CPSX luôn đươc các nhà quản lý doanh nghiệp rất quan tâm. + Đối với doanh nghiệp, việc hạch toán CPSX sẽ cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ CPSX vào giá thành sản phẩm, tìm ra các biện pháp giảm chi phí, phát huy quá trình sản xuất. Việc phát hiện ra những hạnh chế trong công tác quản lý cũng như trong công tác hạch toán chi phí nhằm loại trừ ảnh hưởng của nhân tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. + Đối với Nhà nước, việc hạch toán CPSX rất đúng đắn, chính xác tại các doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý vĩ mô có tầm nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra các đường lối chính sách phù hợp để tăng cường hay hạn chế quy mô phát triển của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự phát triển không ngừng của nền kinh tế . 1.4- Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. 1.4.1- Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là CPSX tính cho 1 khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 1.4.2- Phân loại giá thành sản phẩm. 1.4.2.1- Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở dữ liệu tổng giá thành: Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: + Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất. + Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức CPSX hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động của doanh nghiệp giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được và sản lượng sản phẩm thực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này được sử dụng nhiều trong phân tích giá thành và trong kế toán quản trị. 1.4.2.2- Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 2 loại: + Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. + Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí toàn bộ sản xuất bán hàng QLDN 1.4.2.3- Mối quan hệ giữa CPSX và Giá thành sản phẩm. CPSX và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm có những mặt khác nhau : CPSX luôn gắn liền với tưng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với kế hoạch khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. CPSX trong kỳ kế hoạch không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan tới cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến CPSX của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến CPSX của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. CPSX trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm cho giá thành sản phẩm có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Vì vậy, quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý CPSX . 1.5- Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.5.1- Đối tượng tập hợp CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm kiểm tra, giám sát CPSX và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX. Như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, mở sổ và ghi sổ kế toán. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX: + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. + Quy trình công nghệ sản xuất , chế tạo sản phẩm . + Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng). + Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. 1.5.2- Đối tượng tính giá thành sản phẩm . Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Xác định đối tượng giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn phải dựa vào các căn cứ sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất ; quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ; yêu cầu và trình độ quản lý ; trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. + Về mặt tổ chức sản xuất: Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm , khối lượng sản xuất lớn thì moi loại sản phẩm là 1 đối tượng tính giá thành. + Về mặt quy trình công nghệ sản xuất : Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy tình công nghệ sản xuât phức tạp, kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.6- Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm của quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tập hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 1.7- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.7.1- Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng. TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627- Chi phí sản xuất chung. TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 631- Giá thành sản xuất. 1.7.2- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.7.2.1- Phương pháp kế toán tập hợp CPSX. Tuỳ thuộc điều kiện và khả năng tập hợp CPSX vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp CPSX phù hợp. - Trường hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì kế toán tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho từng đối tượng. - Trường hợp CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng chịu CPSX thì kế toán phải sử dụng phương pháp gián tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Công thức phân bổ như sau: Ci = Ti x H H = Trong đó: Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng . Ti : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i . C : Tổng chi phí đã tập hợp được cần phân bổ . Ti : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i . 1.7.2.2- Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. Trong kỳ khi phát sinh những khoản CPSX kế toán cần phải tập hợp được các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đó để cuối kỳ tập hợp và kết chuyển. Kế toán kết chuyển các khoản mục chi phí đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm theo nguyên tắc sau: - Trường hợp mức sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí tập hợp được trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản phẩm. - Trường hợp mức sản xuất thực tế ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí tập hợp được trong kỳ chỉ phân bổ phần chi phí đạt được ở mức bình thường để tính giá thành sản phẩm. Phần còn lại không được tập hợp vào hàng tồn kho mà sẽ được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. 1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) là những chi phí nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Để quản lý CPNVLTT người ta thường xây dựng định mức chi phí. Trường hợp CPNVLTT liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp CPSX và phân bổ theo từng tiêu thức nhất định. Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT chính xác, hợp lý kế toán cần phải tính CPNVLTT tiêu hao trong kỳ. Công thức tính như sau: Chi phí NL,VL Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá trực tiếp NL,VL NL,VL NL,VL phế thực tế = xuất + còn lại đầu kỳ - còn lại - liệu tiêu hao dùng ở địa điểm cuối kỳ chưa thu trong kỳ trong kỳ sản xuất sử dụng hồi Để hạch toán CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí NVL sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu và nội dung của TK 621 Bên Nợ: - Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho. - Kết chuyển CPNVLTT thực tế trên mức bình thường không được tính vào trị giá hvành tồn khho mà tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Kết chuyển CPNVLTT phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 ( theo phương pháp KKTX), hoặc bên Nợ TK 631 (theo phương pháp KKĐK). Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp CPNVLTT. TK 611 TK 622 TK 154(631) Xuất kho NVL sử dụng Kế toán kết chuyển hoặc cho sx sản phẩm phân bổ CP NVLTT TK 152 TK 632 Ghi giảm CPNVLTT do (xxx) không sử dụng hết (xxx) Kỳ sau kế toán ghi tăng CPNVLTT Nhập kho NVL không dùng hết TK 111,112,331 Mua NVL dùng ngay cho sx TK 133 2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương. Phương pháp tập hợp và phân bổ CPNCTT: Trường hợp CPNCTT có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tập hợp theo từng đối tượng liên quan. Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp theo từng tiêu thức nhất định. Để tập hợp và phân bổ CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. TK này phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh công, nông, lâm ,ngư nghiệp, dịch vụ, XDCB… Kết cấu và nội dung của TK 622 Bên Nợ: - CPNCTT tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bên Có: - Kết chuyển CPNCTT trên mức bình thường sang TK 632- Giá vốn hàng bán. - Kết chuyển CPNCTT ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 (theo phương pháp KKTX), hoặc bên Nợ TK 631 (theo phương pháp KKĐK). Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng. Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán tổng hợp CPNCTT. TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho công K/c CP NCTT cho các nhân trực tiếp sx đối tượng liên quan TK 338 TK 632 Trích KPCĐ,BHXH,BHYT vào tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sx 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những chi phí sản xuất chung cho quá trình sản xuất sản phẩm như: chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài 2 khoản CPNVLTT và CPNCTT phát sinh ở phân xưởng. CPSXC cố định là khoản chi phí gián tiếp không có sự thay đổi hoặc ít có sự thay đổi theo sự biến động của khối lượng sản phẩm. CPSXC biến đổi là những chi phí gián tiếp sẽ có sự biến đổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn phân bổ CPSXC thường được lựa chọn là: + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ cho moi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế và kết chuyển sang TK 154- CPSX kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được phân bổ phần chi phí ở mức bình thường để tính giá thành sản phẩm còn phần chi phí vượt trên mức bình thường sẽ được tập hợp vào CPSX kinh doanh trong kỳ để tính giá vốn hàng bán. Để tập hợp và phân bổ CPSXC, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung, để phản ánh toàn bộ chi phí phục vụ SXKD phát sinh trong kỳ. Kết cấu và nội dung của TK 627 Bên Nợ: - Các CPSXC phát sinh trong kỳ. Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Kết chuyển CPSXC cố định phát sinh ở mức bình thường và CPSXC biến đổi sang TK 154 (theo phương pháp KKTX), hoặc kết chuyển sang TK 631 (theo phương pháp KKĐK). - Kết chuyển CPSXC cố định phát sinh trên mức bình thường sang TK 632. TK 627- CPSXC có các TK cấp II : TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272- chi phí vật liệu. TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274- chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278- chi phí bằng tiền khác. Trình tự kế toán tập hợp chi phí. Sơ đồ 3 : Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSXC. TK 334,338 TK 627 TK 111,112,138 Tiền lương và các khoản Các khoản CPSXC trích theo lương phải trả phát sinh nhân viên phân xưởng TK 152, 153 TK 154 Trị giá thực tế NVL,CCDC Cuối kỳ kết chuyển, xuất dùng cho quản lý, phân bổ CPSXC sản xuất phân xưởng TK 335,142,242 Trích trước hoặc phân bổ chi phí CCDC, sửa chữa lớn TSCĐ TK 214 Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sx,quản lý PX TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động tại PX TK 1331 TK 111,112,141 Các khoản chi bằng tiền khác TK 1331 4. Kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán tổng hợp toàn bộ CPSX của doanh nghiệp đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành hoặc dịch vụ đã cung cấp trong kỳ. * Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tổng hợp CPSX kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất, dịch vụ. Kết cấu và nội dung được phản ánh như sau: Bên Nợ: - Các khoản CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC phát sinh trong kỳ. Bên Có : - Trị giá phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho. - Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong, nhập kho hoặc chuyển bán. - Chi phí thực tế phát sinh của khối lượng, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. Số dư bên Nợ : CPSX kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Sơ đồ 4 : Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp. ( Phương pháp KKTX) TK 621 TK 154 TK 138,334 Kết chuyển CPNVLTT theo Trị giá SP hỏng thu được do từng đối tượng liên quan người gây thiệthại bồi thường TK 622 TK 152 Kết chuyển CPNCTT theo Trị giá thuần ước tính phế từng đối tượng liên quan liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng TK 627 TK 155,157,632 Kết chuyển CPSXC theo Giá thành sản xuất từng đối tượng liên quan thành phẩm nhập kho * Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ. TK 154- CPSX kinh doanh dở dang, phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ. Kết cấu và nội dung được phản ánh như sau: Bên Nợ: - Kết chuyển CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ. Bên Có :- Kết chuyển CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ. Số dư bên Nợ : CPSX kinh doanh dở dang còn lại cuối kỳ. TK 631- Giá thành sản xuất để phản ánh, tổng hợp CPSX và tính giá thành sản xuất tập hợp được trong kỳ theo phương pháp KKĐK. Bên Nợ: - Kết chuyển CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ. - Tập hợp toàn bộ CPSX thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ sang TK 154. - Giá thành sản phẩm đã bán dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng. TK 632 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp. ( Phương pháp KKĐK ). TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị Kiểm kê đánh giá dở dang đầu kỳ sản phẩm dở dang TK 621 TK 611 Kết chuyển CP NVL TT phát sinh trong kỳ TK 622 TK 138,111,112 Kết chuyển CP NC TT Sản phẩm hỏng xử lý cho các đối tượng theo quyết định TK 627 TK 632 Kết chuyển, phân bổ Giá thành sản xuất thực CP SX chung tế sản phẩm hoàn thành 1.8- Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang dở dang trên dây truyền hoặc NTP tự chế biến. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định CPSX tính vào sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.8.1- Đánh giá sản phẩm dở dang theo CP NVLTT. Điều kiện áp dụng: Được áp dụng trong trường hợp CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Theo phương pháp này, trị giá thực tế NVL trực tiếp dùng cho sx sản phẩm và các chi phí chế biến như : CPNCTT, CPSXC được tính toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ để xác định phần chi phí vào sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, CPNVLTT bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất thì áp dụng công thức: DĐK + Cn DCK = x QD QSP + QD Trong đó : DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Cn : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. QSP , QD : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng SP dở dang cuối kỳ. * Ưu điểm : tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít. * Nhược điểm : độ chính xác không cao. 1.8.2- Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng với những sản phẩm có chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng CPSX, số lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. Phương pháp thực hiện như sau: + Quy đổi sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành . QTĐ = QD x %HT. Trong đó : QTĐ :Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. %HT :Tỷ lệ chế biến hoàn thành. Tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang + Đối với CPSX bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như CP NVLTT hoặc CP NVL chính trực tiếp) thì áp dụng công thức tương tự như phương pháp trên. + Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến (CP VL phụ trực tiếp, CPNCTT, CPSX chung). Chi phí đã tập hợp được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỉ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến. DĐK + CCB DCK = x QTĐ QSP + QTĐ Trong đó : CCB là chi phí chế biến (CPNCTT, CPSXC). * Ưu điểm : đảm bảo số lượng hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo CP NVLTT. * Nhược điểm :khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang mang nặng tính chủ quan. 1.8.3- Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức. Điều kiện áp dụng: phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống chi phí định mức, kế toán căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí để tính CPSX theo định mức cho sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. * Ưu điểm : tính toán nhanh, đơn giản. * Nhược điểm: kết quả tính toán nhiều khi không chính xác vì giữa chi phí định mức và CPSX thực tế phát sinh nhiều khi không trùng khớp nhau. 1.9- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 1.9.1- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.9.1.1- Phương pháp tính giá thành đơn giản (phương pháp tính trực tiếp). Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Với loại hình doanh nghiệp này,đối tượng tập hợp CPSX phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành là hàng tháng. Trên cơ sở số liệu, kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp được trong kỳ và giá thành của sản phẩm dở dang đã xác định. Công thức áp dụng như sau: Z = DĐK + C – DCK Z z = Q Trong đó: Z (z) : giá thành sản xuất hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm trong kỳ. C : Tổng CPSX đã tập hợp phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng. DĐK , DCK :Trị giá của thành phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Q : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.9.1.2- Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại NVL nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành. Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy 1 loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn. + Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức: Q = Qi Hi Trong đó: Q :Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Qi :Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i. Hi : Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i. i : Là loại sản phẩm ( i =1,n). + Xác định giá thành , giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm theo công thức: DĐK + C - DCK Zi = x QiHi Q Zi zi = Qi Trong đó: Z (z) :Giá thành sản xuất hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm trong kỳ. C : Tổng CPSX đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng. DĐK , DCK : Trị giá của thành phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.9.1.3- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Điều kiện áp dụng: phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà kết quả thu được là 1 nhóm sản phẩm cùng loịa với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Vì vậy đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Trình tự, phương pháp tính giá trị theo tỷ lệ : + Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bố hợp lý, giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch và CPSX đã tập hợp để tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục chi phí. Giá thành thực tế cả nhóm SP ( theo từng khoản mục chi phí) Tỷ lệ tính giá thành = x 100% (theo từng KMCP) Tổng tiêu chuẩn phân bổ ( theo từng khoản mục chi phí) + Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục để xác định từng loại cho từng quy cách: Giá thành thực tế từng quy cách Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính giá thành sản phẩm = của từng quy cách SP x (theo từng KM) (theo từng KM) (theo từng KM) 1.9.1.4 – Phương pháp loại trừ chi phí . Điều kiện áp dụng : Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp: +Trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. + Trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được là sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, khoản thiệt hại không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. + Các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm cho nhau và cho các bộ phận khác có liên quan… Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, thành phẩm,…đã hoàn thành. Căn cứ vào tổng CPSX đã tập hợp được, kế toán xác định những khoản chi phí không được tính giá thành (chi phí loạ._.i trừ) .Sau đó tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ trừ đi khoản chi phí loại trừ sẽ được tính giá thành sản phẩm của từng khoản mục. Z = DĐK + C - DCK - CLT Trong đó : CLT :là các loại chi phí cần loại trừ. Việc tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ cung cấp lẫn nhau theo chi phí ban đầu. Tiến hành theo trình tự các bước sau: + Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sản xuất phụ: Đơn giá Tổng chi phí ban đầu ban đầu = Sản lượng ban đầu Tổng chi phí Trị giá sản phẩm Chi phí sản xuất Trị giá SP ban đầu = dở dang + phát sinh - dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ + Trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau : Trị giá sản phẩm, dịch vụ = Sản lượng cung cấp x Đơn giá sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau lẫn nhau ban đầu +Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác : Tổng chi phí Trị giá SP,dịch vụ Trị giá SP,dịchvụ Giá thành đơn vị ban đầu + nhận của PX - cung cấp cho PX thưc tế sản xuất phụ khác sản xuất phụ khác sản phẩm, dịch vụ = sản xuất phụ Sản lượng - Sản lượng cung cấp cho PX sản xuất sản xuất phụ khác Xác định giá thành định mức : Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành để xác định giá thành định mức. Giá thành = Định mức x Chi phí định mức phát sinh Xác định chênh lệch do thay đổi định mức: Căn cứ vào định mức cũ và định mức mới xác định kịp thời khoản chênh lệch chi phí do có sự thay đổi định mức đó. Xác định thay đổi do thoát ly định mức: Căn cứ vào CPSX thực tế và chi phí tính theo định mức để xác định khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí theo định mức. Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch sản xuất = định mức ± do thay đổi ± do thoát ly thực tế định mức định mức 1.9.2- ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp. 1.9.2.1- Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với loại hình doanh nghiệp này, quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu phức tạp song song, sản xuất đơn chiếc, từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo đơn đặt hàng . Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, khi đơn đặt hành kết thúc thì sản phẩm hoàn thành. Để xác định giá thành theo đơn đặt hàng thì tuỳ vào tính chất, số lượng của đơn đặt hàng để xác định tính giá thành theo phương pháp phù hợp. Khi tính giá thành theo đơn đặt hàng kế toán cần xác định từng khoản mục chi phí + Đối với chi phí trực tiếp như: CPNVLTT, CPNCTT thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng theo các chứng từ gốc. + Đối với CPSXC được tập hợp theo từng phân xưởng, cần phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. 1.9.2.2- Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (GĐ) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của GĐ sau và cứ như vậy cho đến khi hoàn thành SP. Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc chỉ là nửa thành phẩm (NTP). Do có sự khác nhau giữa đối tượng tính giá thành mà người ta chia phương pháp tính giá thành đối với các doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu liên tục thành 2 phương án: 1. Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP ( Phương pháp kết chuyển tuần tự ). Theo phương án này đối tượng tính giá thành là nửa TP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. Sơ đồ 6: Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án tính giá thành có tính giá thành NTP. Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 … Giai đoạn n Trị giá NTP GĐ1 chuyển sang Trị giá NTP GĐ n-1 chuyển sang Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp + + + CP chế biến giai đoạn n CP chế biến giai đoạn 2 CP chế biến giai đoạn 1 Tổng giá thành và giá thành đơn vị TP Tổng giá thành và giá thành đơn vị GĐ2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị GĐ1 Giai đoạn 1: Z1 = DĐK1 + C1 - DCK1 Z1 z1 = Q1 Giai đoạn 2: Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế NTP của GĐ1 chuyển sang GĐ2 và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐ2 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP hoàn thành của GĐ2. Z2 = DĐK2 + Z1 + C2 - DCK Z2 z2 = Q2 Giai đoạn n: Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm. ZTP = DĐKn + Zn-1 + Cn - DCKn Zn zTP = Qn Trong đó: Z1 , Z2 ,ZTP : Giá thành của NTP hoàn thành ở từng GĐ. z1, z2 , zTP :Giá thành đơn vị ở từng GĐ. C1, C2 ,Cn : Tổng CPSX đã tập hợp ở từng GĐ. DĐK1 , DĐK2 , DĐKn : CPSX dở dang đầu kỳ ở từng GĐ. DCK1 ,DCK2 ,DCKn : CPSX dở dang cuối kỳ ở từng GĐ. Q1 ,Q2 , Qn : Sản lượng NTP hoàn thành ở từng GĐ. 2. Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP (phương pháp kết chuyển song song). Đối với phương án này, đối tượng tính giá thành là sản phẩm, thành phẩm sản xuất hoàn thành ở từng giai đoạn. Phương pháp áp dụng là phương pháp cộng chi phí. Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo từng GĐ sản xuất để tính ra CPSX của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng cùng 1 lúc từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính giá thành thành phẩm. Sơ đồ 7: Sơ đồ kết chuyển CP theo từng phương pháp kết chuyển song song. CPSX phát sinh của GĐ1 CPSX phát sinh của GĐ n CPSX phát sinh của GĐ2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 … Giai đoạn n CPSX của GĐ n nằm trong giá thành TP CPSX của GĐ2 nằm trong giá thành TP CPSX của GĐ1 nằm trong giá thành TP Kết chuyển song song từng khoản mục Giá thành sx của TP + Tính trị giá CPNVLTT (hoặc chi phí NVL chính trực tiếp) của từng GĐ nằm trong giá thành thành phẩm: D ĐKi + Ci Czi = x QTP QTP + QD Trong đó: Czi : CPSX của GĐ i trong giá thành của thành phẩm. D ĐKi : CPSX dở dang đầu kỳ của GĐ i. Ci : CPSX phát sinh ở giai đoạn i. QTP : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở GĐ cuối. QD : Sản lượng sản phẩm dở dang ở các GĐ. + Tính trị giá chi phí chế biến vào giá thành sản phẩm. Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo CPNVLTT: DĐKi + Ci CCBi = x QTP QTP + QDSi Trong đó: CCBi :Trị giá chi phí chế biến của GĐ i nằm trong giá thành. DDSi : Là sản lượng sản phẩm dở dang của các giai đoạn sau. Trường hợp tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. DĐKi + Ci CCBi = x QTP QTP + Q’Di + QDSi Trong đó: Q’Di : là sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ GĐ i quy đổi thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương giai đoạn i. + Kết chuyển song song CPSX từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản xuất của thành phẩm: ZTP = CZi Chương II: Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dược HảI Hậu 2.1-Đặc điểm chung của công ty Dược Hải Hậu 2.1.1-Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Dược Hải Hậu được thành lập từ năm 1960 tiền thân là cửa hàng Dược phẩm Hải Hậu nằm tại khu trung tâm thị trấn Yên Định- Hải Hậu- Nam Định với diện tích trên 5000m2 hoạt động với các chức năng : - Sản xuất, phân phối thuốc tân dược, cao đan. - Khai thác và trao đổi thuốc Nam để phục vụ trên địa bàn huyện, các tỉnh. Số cán bộ công nhân viên chỉ có 7 người gồm các Dược sĩ trung cấp và Dược tá. Đến năm 1983 do phát triển của Đất nước và cơ cấu của ngành dược phân cấp về Huyện được tách ra khỏi xí nghiệp liên hiệp Hà Nam Ninh và thành lập công ty Dược Hải Hậu trực thuộc Huyện quản lý với số vốn ban đầu trên 50.000.000 VN đồng Trong đó : + Vốn cố định : 32.000.000 VN đồng + Vốn lưu động:18.000.000 VN đồng Số cán bộ công nhân viên lên tới 57 người trong đó có 8 Dược sĩ Đại học, 1 cử nhân Kinh tế, Dược sĩ trung cấp, Dược tá và Công nhân. Được trang bị dây truyền sx hiện đại của UNISEP năng lực sx tiến bộ về cả số lượng mặt hàng, chất lượng sản phẩm. Hệ thống phân phối , kinh doanh thuốc tân dược ngày càng được củng cố và phát triển .Một vinh dự lớn với công ty Dược Hải Hậu năm 1985 được chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. Năm 1990, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,công ty Dược Hải Hậu đã sắp xếp lại cả về con người, vốn kinh doanh. Bộ máy lãnh đạo công ty gồm: - Giám đốc công ty:1 người. - Phó giám đốc công ty:2 người . 1 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh 1 Phó giám đốc phụ trách sản xuất - Phòng Kế toán: 6 người. 1 cử nhân kinh tế: kế toán trưởng 1 kế toán tổng hợp 1 kế toán kiểm hoá TSCĐ 1 kế toán tiền lương và BHXH 1 kế toán thành phẩm, bán hàng, xác định kết quả bán hàng. 1 thủ quỹ - Phòng kế hoạch kinh doanh : 8 Cán bộ CNV - Phân xưởng sx : 30 CNV Số còn lại là các mậu dịch viên bán hàng. Qua hoạt động khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ý thức của cán bộ CNV được nâng lên tốt hơn, vì vậy doanh số kinh doanh và mặt hàng sx ngày càng tăng vàđa dạng: - Năm 1990 + Doanh số kinh doanh trên 2 tỷ VNĐ + Doanh số hàng sản xuất :500 triệu VNĐ - Năm 1998 + Doanh số kinh doanh trên 5 tỷ VNĐ + Doanh số hàng sản xuất trên 2 tỷ VNĐ Năm 1999 thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp, công ty Dược Hải Hậu sát nhập với công ty Dược phẩm Nam Hà để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Với tổng số vốn kinh doanh : 1200000000 Trong đó : + Vốn cố định : 350000000 + Vốn lưu động : 850000000 Qua nhiều năm đổi mới sau khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp , công ty có nhiều chuyển biến tốt và có hiệu quả , từng bước giữ vững và mở rộng thị trường, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Cứ 6 tháng 1 lần, công ty tiến hành trả cổ tức cho cán bộ CNV, đời sống CNV ngày càng được cải thiện, nhà cửa được xây dựng, khu 2 tầng trung tâm Yên Định đảm bảo cho hoạt động, kho thuốc đạt tiêu chuẩn Châu Âu theo đúng quy định của ngành. Công ty Dược Hải Hậu cũng như nhiều các doanh nghiệp khác đứng trước nhiều thử thách của cơ chế thị thị trường , nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều thành phần kinh tế khác, muốn tồn tại và phat triển được chắc chắn phải đổi mới khâu sản xuất, tổ chức bán hàng tạo ra mạng lưới phân phối ổn định đáp ứng với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều phát triển đáng kể . Điều đó được thực hiện qua 1 số chỉ tiêu sau:( Đơn vị tính : đồng) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu Đồng 6.850.000.000 7.560.000.000 8490.000.000 Vốn điều lệ Đồng 9.000.000.000 9.000.000.000 9.000.000.000 Lợi nhuận Đồng 635.750.000 725.000.000 793.250.000 Nộp Ngân sách Đồng 250.000.000 268.000.000 290.840.000 Số lao động Đồng 50 75 100 Thu nhập bình quân Đồng 1.000.000 1.100.000 1.300.000 2.1.2- Chức năng và nhiệm vụ của công ty Dược Hải Hậu : Là 1 DN sản xuất, chức năng chính của Công ty Dược Hải Hậu là sản xuất thuốc chữa bệnh cho con người sao cho thuốc có chất lượng cao mà lại phù hợp với khả năng thanh toán của người bệnh. Bên cạnh đó công ty còn bán buôn,bán lẻ thuốc cho Bệnh viện, trạm y tế xã, đại lý, quầy mậu dịch viên.. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiện được 1 số nhiệm vụ sau: - Giữ vững, mở rộng thị trường thuốc, đẩy mạnh doanh thu bán hàng, đặc biệt là hàng sản xuất. - Sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần đảm bảo tiến độ sản xuất - Cải thiện, ổn định đời sống cho cán bộ CNV, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. - Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán và toàn bộ hoạt động sx kinh doanh của công ty dưới sự kiểm tra,giám sát của cơ quan Tài Chính. 2.1.3- Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của công ty Dược Hải Hậu. 2.1.3.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất. Hiện nay, công ty Dược Hải Hậu có hơn 100 cán bộ CNV.Trong đó có 1 phân xưởng sản xuất thuốc với các mặt hàng như: Sirô Bổ phế chỉ khái lộ lọ 125ml, bổ trung ích khí(viên hoàn), becberin(viên nén), hoạt huyết dưỡng não, canxi B ,bổ phế ngậm ,rượu phong thấp.... Do các loại thuốc đều là sản phẩm đặc biệt, liên quan đến sức khoẻ và sinh mạng của con người nên quy trình ,công đoạn sản xuất phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Đặc biệt, đối với sản phẩm thuốc viên,đơn vị của nó có thể chính xác đến từng mg, ml hoặc lít nhưng lại có giá trị rất lớn, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị sản xuất : là giai đoạn phân loại nguyên liệu, vật liệu, bao bì , tá dược, xử lý xay dây, cân đong đo đếm, bảo đảm các tiêu chuẩn lao động trước khi đưa vào sản xuất. Giai đoạn sản xuất :là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị chia nguyên vật liệu, bao bì tá dược theo từng lô, từng mẻ, sản xuất theo hồ sơ, lô và được đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: sau khi thuốc được sản xuất phải có dấu xác nhận đủ tiêu chuẩn của phòng kiểm nghiệm mới nhập kho Do đặc thù riêng của sản xuất sản phẩm, môi loại thuốc khác nhau có quy trình sản xuất khác nhau, môi loại thuốc lại có tiêu chuẩn định mức kỹ thuật khác nhau. Có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là sản xuất giản đơn theo kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn thuộc loại hình khối lượng lớn trên dây truyền sản xuất. Tại thời điểm nhất định chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm nhất định. Môi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng sản phẩm phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại dược tá đi kèm vào công thức sản xuất đó. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất viên Becberin: Kiểm nghiệm bán thành phẩm Sấy khô Nghiền bột Chọn, phân loại NVL Dập viên, ép vỉ Kiểm nghiệm Đóng gói thành phẩm Nhập kho thành phẩm 2.1.3.2- Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Công ty Dược Hải Hậu là 1 đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được quyền ký hợp đồng mua bán hàng hoá với các tổ chức. Bộ máy của công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các khâu, các cấp với những chức năng quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra của công ty. Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tiếp tập trung nên Ban giám đốc công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp giám đốc thấy được thực trạng của công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ sản xuất Kế toán trưởng Phòng cung ứng vật tư Phòng kế hoạch Phân xưởng sản xuất Phòng kỹ thuật Kho thuốc Quầy bán lẻ * Giám đốc : là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước. Là người giữ vai trò lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc còn chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp các phòng ban. * Phó Giám đốc: gồm Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc sản xuất có trách nhiệm trợ giúp giám đốc về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm. * Các phòng ban chức năng: giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, nhằm đảm bảo việc lãnh đạo sản xuất kinh doanh được thống nhất. Tại các phòng ban đều có các trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng, ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. - Phòng cung ứng vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch, cung cấp vật tư, bảo quản kho tàng vật liệu. - Phòng kỹ thuật: kiểm nghiệm về nhân sự chịu trách nhiệm đối với tất cả các loại hàng kể cả hàng nhập ngoại, hàng mua về, hàng tự sản xuất đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam .Ngoài ra, phòng còn đảm nhiệm việc nghiên cứu ra các mặt hàng mới. - Phòng kế toán : đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo vốn sản xuất và kinh doanh, quyết toán với Nhà nước. Từ đó giúp giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty, kế toán phải hạch toán cụ thể từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó giúp giám đốc phân tích tình hình kinh tế của công ty. - Phân xưởng sản xuất: chuyên sản xuất theo nhiệm vụ của phòng kế hoạch giao đó là sản xuất các loại thuốc viên tân dược, các loại thuốc kháng sinh . - Phòng kế hoạch: tổ chức các hoạt động kinh doanh về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán. Có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong công tác mở rộng, tiếp thị ,tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. - Kho thuốc: quản lý kho hàng của công ty . -Quầy bán lẻ : là nơi bán thuốc. 2.1.3.3- Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 1. Đặc điểm ,tổ chức bộ máy kế toán. Trong công ty, phòng Kế toán là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty. Có thể nói phòng kế toán là người trợ lý đắc lực cho lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các quyết định, lại là người ghi chép, thu thập, tổng hợp các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Môi nhân viên kế toán đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán được trang bị máy tính để thực hiện kế toán trên máy, sử dụng phần mềm kế toán máy BRAVO . Tổ chức công tác kế toán tại công ty thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và các chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý đó là hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, với mục đích đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công ty, trình độ quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán ở công ty Dược Hải Hậu Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT thành phẩm, bán hàng, xác định kết quả bán hàng Thủ quỹ Kế toán kiểm hoá TSCĐ Kế toán tiền lương và BHXH Cụ thể nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng : chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin kinh tế của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổ chức hoạt động công tác kế toán tại đơn vị theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán cung cấp để từ đó tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đến kỳ lập báo cáo. Kế toán kiểm hoá tài sản cố định, kế toán tiền lương và BHXH: đối với TSCĐ, kế toán phải theo dõi, phản ánh số liệu hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, tập hợp chi phí thanh lý tài sản cố định thừa, tận thu phế liệu, giải quyết tài sản cố định thừa, hư hỏng, xác định khấu hao TSCĐ. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán phải ghi chép, phản ánh thời gian lao động của công nhân viên, tính toán số lương phải trả cho từng người, giám đốc tình hình sử dụng hợp lý lao động, xử lý quỹ lương, phân bổ chi phí tiền lương vào giá thành sản phẩm. Hàng tháng kế toán có nhiệm vụ lập bảng phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Kế toán thành phẩm,bán hàng, xác định kết quả : làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản vào sổ chi tiết sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối kỳ kế toán tiêu thụ thành phẩm kết chuyển giá vốn hàng bán và doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. Thủ quỹ: thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày. Theo dõi số lượng thu, chi thực tế trên sổ quỹ và đối chiếu với số lượng kiểm kê thực tế hàng tháng. 2 .Hình thức kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty: * Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và các thông tư sửa đổi kèm theo. * Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. * Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng: Theo Quyết định 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995, đã sửa đổi theo thông tư số 840/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 của Bộ Tài Chính. * Đơn vị tiền tệ hạch toán: Côn ty sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép kế toán và lập Báo cáo Tài chính. * Phương pháp kế toán tài sản cố định: - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Giá mua + Chi phí mua. - Khấu hao TSCĐ được áp dụng thao phương pháp đường thẳng. * Thuế : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Hàng tồn kho: công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các chứng từ gốc và chứng từ phát sinh để ghi sổ kế toán vào các sổ chi tiết, sổ cái, chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, cộng số phát sinh trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để làm cơ sở lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán ở công ty Dược Hải Hậu Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2- Thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dược Hải Hậu. 2.2.1- Đặc điểm về CPSX và đối tượng tập hợp CPSX ở công ty. 2.2.1.1-- Đặc điểm về chi phí sản xuất ở công ty Dược Hải Hậu. Quy trình sản xuất thuốc là quy trình có nhiều công đoạn, có đoạn phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt: Chi phí về nguyên vật liệu(NVL): mỗi loại thuốc đều có quy trình sản xuất khác nhau, có tiêu chuẩn quy định của nghành khác nhau, do đó NVL sử dụng trong công ty rất phong phú với khối lượng lớn như các loại bột vitamin B1, Analgin, Dexamethason, Doxycylin…Khi tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm thì giá trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm. Ví dụ: Bột Tetracylin khi đưa vào quy trình công nghệ sản xuất viên Tetracylin hàm lượng 0.25g sau khi qua tổ chế biến, tổ dập viên, tổ đóng gói, nó bị biến đổi hoàn toàn về hình thức, giá trị, tạo ra viên tuốc Tetracylin hàm lượng 0.25g. NVL sử dụng ở công ty có giá trị lớn, quý hiếm, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yêú là mua ngoài, không có tự chế. Các loại thuốc đều là sản phẩm chữa bệnh nên yêu cầu chất lượng NVL cao, chất lượng NVL có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Xét về mặt chi phí thì trong tổng chi phí NVL để sản xuất ra các loại sản phẩm thì chi phí về NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nhất( 80% trong tổng chi phí NVL), có những sản phẩm NVL chiếm 95% trong tổng chi phí NVL. Trong một tháng ,công ty sử dụng nhiều loại NVL khác nhau với khối lượng lớn, một sự thay đổi dù rất nhỏ của NVL cũng làm cho giá thành sản phẩm thay đổi. Việc thu mua NVL được thực hiện dựa trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của công ty, các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó đặt kế hoạch thu mua NVL cho từng tháng, quý, năm. Vật liệu mua phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, có nguồn cung cấp tương đối ổn định… Để thực hiện tốt kế hoạch thu mua, công ty đã tổ chức bộ phận thu mua-phòng kinh doanh nhập khẩu chịu trách nhiệm thu mua kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất và luôn chú ý đến giá cả NVL, làm sao để số chi phí bỏ ra ít nhất lại mua được lượng vật tư nhiều nhất nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Công tác bảo quản NVL cũng thực được thực hiện khá tốt nhằm tránh mất mát ,hư hỏng, giảm chất lượng NVL gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây thiệt hại đến sản xuất. Khối lượng vốn có hạn, giá NVL lại luôn thay đổi công ty thường chỉ dự trữ NVL ở mức tối thiểu cần thiết và có thể dùng vật liệu ở đơn đặt hàng này cho đơn đặt hàng khác hoặc có thể đem bán giá cao hơn mà chưa cần sử dụng đến. Mặt khác ,để tiết kiệm chi phí NVL, công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí , định mức đối với từng loại vật tư cho từng loại sản phẩm. Hàng quý định mức này lại được rà soát và thay đổi lại cho phù hợp với tình hình mới. Chi phí về nhân công : nhìn chung là tương đối ổn định, vì sản xuất thuốc tại công ty là hoạt động diễn ra mọi thời điểm trong năm, không mang tính thời vụ. Tất cả các chi phí phát sinh đều được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý CPSX. 2.2.1.2- Đối tượng tập hợp CPSX ở công ty. Do công ty tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm trong một phân xưởng duy nhất, nên đối tượng tập hợp chi phí sản là từng loại sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX như vậy đã giúp công ty tổ chức việc tập hợp CPSX một cách chính xác, đơn giản. Đồngn thời, hạch toán CPSX đúng đối tượng sẽ có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và toàn công ty, đảm bảo cho công tác tính giá thành chính xác, kịp thời. 2.2.2- Phân loại CPSX ở công ty. Để tiến hành quá trình sản xuất trên các dây chuyền tại phân xưởng, công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác nhau như: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài,…Trong đó chi phí NVL chiếm vai trò quan trọng. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí NVL, công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí định mức đối với từng loại vật tư cho từng loại sản phẩm. Hàng quý định mức này lại được rà soát và thay đổi lại cho phù hợp với tình hình mới. Chi phí về nhân công : nhìn chung là tương đối ổn định, vì sản xuất thuốc tại công ty là hoạt động diễn ra mọi thời điểm trong năm ,không mang tính thời vụ. Chi phí sửa chữa ,bảo dưỡng máy móc phát sinh không thường xuyên,… Tất cả các chi phí phát sinh đều được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý CPSX. Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX, việc phân loại CPSX phát sinh theo các tiêu thức nào là vô cùng quan trọng và cần thiết. CPSX tại công ty được phân loại theo 2 tiêu thức sau: *Theo nội dung, tính chất của chi phí: gồm các yếu tố sau: - Chi phí NVL: gồm các NVL chính: bột Becberin, bột Tetracylin, bột Vitamin, thảo dược….và các vật liệu phụ: bột sắn, đường, bột tan, nhựa, nhãn mác… - Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất: xăng, dầu ,than, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang,… - Chi phí nhân công: gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHYT. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số trích khấu hao các TSCĐ trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm số tiền trả cho nhà cung cấp điện, dịch vụ điện thoại, vận tải,… phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. - Chi phí khác bằng tiền: gồm tất cả các khoản chi bằng tiền khác ngoài các khoản chi phí trên. Cách phân loại này cho ta biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, giúp cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí theo yếu tố) , từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX. * Theo mục đích, công dụng của CPSX: gồm các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: gồm toàn bộ các chi phí về NVL chính, NVL phụ,…dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương, phụ cấp, thưởng, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí về lương nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng sản xuất,… Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục và tính giá thành sản phẩm ở công ty. 2.2.3- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX ở công ty Dược Hải Hậu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. CPSX được tập hợp theo từng khoản mục chi phí (gồm 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT,CPSXC) phù hợp với điều kiện sản xuất và thông lệ kế toán hiện hành. 2.2.3.1- Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu. - TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”. - TK 627- “Chi phí sản xuất chung”. - TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 2.2.3.2- Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí trong công ty. 1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). - CPNVLTT là những khoản chi phí về NVL chính, VL phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. - Tại công ty Dược Hải Hậu, CPNVLTT bao gồm các loại: + NVL chính gồm: bột Becberin, bột Tetracylin, bột Vitamin, thảo dược…. +NVL phụ gồm : bột sắn , đường ,bột tan, nhựa, nhãn mác… CPNVLTT là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm khoảng 75% trong tổng giá thành. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ NVL có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí NVL được quản lý theo định mức tiêu hao. Định mức này được xác định cho từng loại sản phẩm, và được rà soát lại hàng quý để có sự thay đổi hợp lý. CPNVLTT được xác định căn cứ vào các phiếu xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo đúng đối tượng, đúng mục đích chi phí được theo dõi trên TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và vào các sổ kế toán có liên quan. Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu. Trong tháng, khi có nhu cầu sử dụng NVL, quản đốc phân xưởng viết giấy đề nghị phòng vật tư viết phiếu xuất kho. Cán bộ phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị và hạn mức NVL xuất dùng để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: 1 liên được lưu lại ở ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2080.doc
Tài liệu liên quan