PHẦN 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY.
1.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm.
1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền.
1.1.2. Phân loại
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dung, tính chất, công dụng và mục đích khác nhau.
Chính vì vậy, phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí vào từng loại từng khoản dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau.Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại chi phí sản xuất.
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng của chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng có nghĩa là các chi phí sản xuất nào có mục đích, công dụng giống nhau thì đc sắp xếp vào cùng khoản giống nhau. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đc phân thành ba khoản mục:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
Chi phí nhân công trực tiếp;
Chi phí sản xuất chung.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất dựa vào phương pháp tập hợp chi phí (khả năng quy nạp) vào các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí sản xuất có thể được tập hợp bằng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp.Do vậy theo tiêu thức nói trên, chi phí sản xuất được phân thành hai loại:
Chi phí trực tiếp;
Chi phí gián tiếp.
1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất.
Phạm vi giới hạn là nơi phát sinh chi phí (địa điểm phát sinh), như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình công nghệ hay nơi gánh chịu chi phí, như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng v.v…
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải dựa vào các căn cứ sau đây:
Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Dựa vào đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh.
Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm.
Dựa vào yêu cầu quản lí và trình độ quản lý.
1.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất đã phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu thuế chi phí dựa vào chứng từ hạch toán ban đầu;
- Phương pháp phân bổ tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiề đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ chi phí phải dựa vào tiêu chuẩn phân bổ. tuỳ thuộc gián vào đặc điểm phát sinh của từng loại chi phí mà kế toán lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
1.1.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
* Về phương pháp tập hợp:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dich vụ lao vụ.
Tùy theo đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo ra các sản phẩm và đặc điểm của việc thực hiện dịch vụ, chi phí nguyên liệu, vật liệu có thể được tập hợp theo hai phương pháp:
- Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, tức là chi phí phát sinh bao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy nhiêu.
- Trường hợp chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Trước hết, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ có liên quan như phế liệu thu hồi,vật liệu không sử dụng hết nhập kho để xác định tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phải phân bổ trong kì.
Sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân bổ hợp lí, kế toán xác định chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo công thức dưới đây:
Chi phí NL, VL trực tiếp phân bổ cho đối tượng i
=
Tổng chi phí NL, VL trực tiếp cần phân bổ
x
Tiêu chuẩn
phân bổ của
đối tượng i
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
* Về tài khoản kế toán:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” – Tài khoản 621.
Tài khoản 621 có kết cấu cơ bản như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ trong kì hạch toán.
- Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất trong
kì vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm (TK 154 hoặc TK 631).
+ Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi.
* Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Sơ đồ 1 - phần phụ lục).
1.1.4.2.Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
* Phương pháp tập hợp:
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền công (tiền lương) và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản phẩm, bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Như vậy tiền lương, các khoản phụ cấp trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ, đội sản xuất không được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Việc tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cũng áp dụng các phương pháp giống như phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí,kế toán có thể sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ sau đây:
Dựa vào chi phí tiền lương định mức;
Dựa vào chi phí kế hoạch;
Dựa vào giờ công định mức, giờ công thực tế;
Dựa vào khối lượng hoạt động.
Công thức để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí cũng áp dụng giống với công thức tính và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoả “ Chi phí nhân công trực tiếp”. TK 622.
TK 622có kết cấu chủ yếu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm.
- Bên Có:
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm (kết chuyển vào TK 154 hoặc TK 631).
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thương vào TK 632 “giá vốn hàng bán”.
- Cuối kì TK 622 không có số dư vì nó thuộc nhốm TK tập hợp phân phối.
* Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (Sơ đồ 2 - phần phụ lục).
1.1.4.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
* Phương pháp phân bổ:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan dến việc phục vụ, quản lí cho các hoạt động ở phân xưởng,tổ, đội sản xuất; chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý của đội, phân xưởng, tổ sản xuất; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Các chi phí này được tập hợp theo từng địa điểm phất sinh, sau đố kế toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí dựa vào tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
Các tiêu chuẩn được sử dụng để phân bổ có thể là:
Theo chi phí nhân công trực tiếp;
Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
Theo chi phí sản xuất chung định mức(hoặc theo kế hoạch);
Theo số giờ chạy máy v.v…
Phương pháp phân bổ cụ thể cũng được áp dụng giống như phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí nguyên liêu, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp.
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”.
TK 627 có 6 TK cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.
TK 627 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì.
- Bên Có:
+ Phản ánh các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
+ Phản ánh chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ do mức sản xuất sản phẩm thực tế dưới công suất bình thường, được hạch toán vào TK 632
- Cuối kì kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm.
* Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 3 – phần phụ lục).
1.1.4.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
Mục đích của kế toán phân bổ chi phí sản xuất là phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, sau khi đã tâph hợp được chi phí theo từng khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung, kế toán phải tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo từng đối tượng chịu chi phí. Công việc này tùy thuộc vào phương pháp kế toàn hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng.
* Theo phương pháp kê khai thương xuyên:
Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thương xuyên (Sơ đồ 4 – phần phụ lục).
* Theo phương pháp kiểm kê định kì:
Kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản phẩm”.
- Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kì (Sơ đồ 5 – phần phụ lục).
1.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm làm dở là những sản phẩm mà đến kì tính giá thành vẫn đang nằm trên dây truyền sản xuất để tiếp tục được chế biến. Như vậy, trong tổng số chi phí sản xuất phát sinh trong kì, có một phần chi phí được phản ánh trong sản phẩm làm dở. Để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành nhập kho, cần phải xác định được chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở.Để đánh giá được sản phẩm làm dở càn áp dụng phương pháp thích hợp.
1.1.5.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính.
Khi chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất phát sinh thì để xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kì theo nguyên liệu, vật liệu chính người ta sử dụng công thức sau(tính cho từng loại sản phẩm):
Chi phí của SPDD cuối kì (NL, VL)
=
Chi phí của SPDD
+
Chi phí NL, VL trực tiếp phát sinh
đầu kì (NL, VL)
trong kì
x
Số lượng SPDD cuối kì
Số lượng SP hoàn
+
Số lượng SP
thành
dở dang cuối kì
1.1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kì phải chiụ toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành.Như vậy, kế toán càn xác định khối lượng và múc độ hoàn thành của sản phẩm dở dang, sau đó quy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương qua công thức:
Số lượng sản phẩm quy đổi = Số lượng sản phẩm dở dang x % hoàn thành
- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất được xác định giống với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
- Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì được tính theo công thức sau:
Chi phí SX (NCTT, SX) của SPDD cuối kì
=
Chi phí SX (NCTT, SX
+
Chi phí SX (NCTT,
chung) của SPDD
SX chung) phát sinh trong kì
x
Số lượng SP quy đổi
+
Số lượng SP
Số lượng SP hoàn thành
dở dang cuối kì
1.1.5.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì, mức độ hoàn thành ở từng giai đoạn và chi phí định mức cho đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất để xác định trị giá của sản phẩm làm dở, hoặc tất cả các khoản mục chi phí, hoặc chỉ tính theo định mức của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
1.2. Những vấn đề chung về kế toán tính giá thành sản phẩm.
1.2.1. Khái niệm.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành.Như vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thánh sản phẩm vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Chúng giống nhau ở chất vì cùng phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất, chế biến sản phẩm, nhưng lại khác nhau về lượng.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.2.1. Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành.
Cách phân loại này chia giá thành sản phẩm thành ba loại:
Giá thành định mức: Được tính căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành như định mức về tiêu hao vật tư, định mức tiền lương, định mức về chi phí sản xuất chung tính cho từng đơn vị sản phẩm.
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính dựa vào chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu phấn đấu để tiết kiệm chi phí và hạn giá thành sản phẩm.
Giá thành thực tế: Được tính căn cứ vào tổng chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được kế toán tập hợp và phân bổ bằng các phương pháp thích hợp.
1.2.2.2 Phân loại giá thành dựa vào nôi dung của chi phí cấu thành và theo phạm vi tính toán của giá thành.
Bao gồm hai loại:
- Giá thành sản xuất: Được xác định dựa vào chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để sản xuất và chế biến sản phẩm.
- Giá thành toàn bộ: Được xác định dựa vào giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quả lí doanh nghiệp và nó chỉ được xác định khi sản phẩm được bán ra, do vậy nó còn được gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
1.2.3. Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Để xác định đúng đối tượng tính giá thành cần dựa vào các căn cứ sau đây:
Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất( tập trung, phân tán…)
Dựa vào loại hình sản xuất( đơn chiếc, hàng loạt nhỏ,…)
Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Dựa vào đặc điểm sử dụng sản phẩm (bán ngay chi tiết)
Dựa vào yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và tình hình trang thiết bị kĩ thuật tính toán của doanh nghiệp.
1.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
1.2.4.1. Phương pháp đại số.
Đây là phương pháp tính toán dựa trên khối lượng (số lượng) sản phẩm, lao vụ được sản xuất và giá thành thực tế cả của đơn vị sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận, phân xưởng sản xuất phụ trợ.
Phương pháp này đảm bảo tính chính xác của các kết quả tính toán nhưng lại khó và phức tạp, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất lớn bao gồm nhiều phân xưởng, bộ phận sản xuất có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn cho nhau.
1.2.4.2. Phương pháp đơn giá chi phí ban đầu.
Trước hết ta phải tính được đơn giá chi phí ban đầu của từng bộ phận, từ đó tính được tổng giá thành thực tế, giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ và giúp kế toán xác định được giá trị sản phẩm lâo vụ, dịch vụ cho đối tượng khác:
Giá trị SP, lao vụ
=
Khối lượng SP, lao vụ
x
Đơn giá CP
phục vụ lẫn nhau
phục vụ lẫn nhau
ban đầu
1.2.4.3. Phương pháp tính giá thành đơn vị kế hoạch.
Kế toán sử dụng giá thành đơn vị kế hoạch để xác định giá trị sản phẩm, lao vụ phục vụ lẫn nhau, sau đó sẽ xác định các chỉ tiêu có liên quan
Giá trị SP, lao vụ
=
Khối lượng SP, lao vụ
x
Giá thành
phục vụ lẫn nhau
phục vụ lẫn nhau
đơn vị KH
Các chỉ tiêu tổng giá thành thực tế, giá thành đơn vị, giá trị sản phẩm, được xác định giống như các phương pháp trước.
1.2.4.4. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng (tính giá theo công việc).
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Để tính được giá thành sản phẩn theo đơn đặt hàng, mỗi dơn đặt hàng được mở một phiếu tính giá thành. Khi đó chi phí phát sinh đều được tập hợp vào trong phiếu. Nếu chi phí liên quan đến nhau đơn đặt hàng thì được tập hợp rồi phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp. Cuối cùng kế toán sẽ tổng cộng chi phí trên các phiếu tính giá thành để xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng đơn đặt hàng.
1.2.4.5. Phương pháp tính giá thành đơn giản (theo quy trình công nghệ).
Theo phương pháp này, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn, khi đó đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành và giá thành thực tế của sản phẩm được xác định:
Tổng giá thành
=
CPSX sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí
-
CPSX sản
thực tế của
Sản xuất phát
phẩm dở
loại sản phẩm
sinh trong kỳ
dang cuối kỳ
1.2.4.6. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ.
Được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, nhưng sản phẩm phụ thu được lại khác nhau. Do vậy kế toán phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí để tính giá thành sản phẩm chính.
Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mục được tính:
CPSX của SP phụ
=
Tỉ trọng CPSX
+
Khoản mục
theo từng khoản mục
của SP phụ
chi phí
Trong đó:
Tỷ trọng CPSX của SP phụ
=
CPSX của SP phụ
x 100
Tổng CPSX phát sinh trong kì
1.2.4.7. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Áp dụng cho quy trình công nghệ sản xuất giống nhau, sử dụng cùng một loại nguyên liệu, nhưng kết thúc sản xuất lại thu được nhiều sản phẩm khác nhau.
Trình tự tính giá như sau:
Bước 1: Tập hợp và xác định tổng chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình sản xuất.
Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của nó.
Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Hệ số phân bổ CP cho SP thứ i
=
Sản lượng quy đổi của SP thứ i
Tổng sản lượng quy đổi
Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
Giá thành thực tế của
=
Hệ số phân bổ giá thành
+
Tổng giá thành
loại SP thứ i
của SP thứ i
Thực tế
1.2.4.8. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách khác nhau (may mặc, da, gach lát,…).Trong trường hợp này, kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá lại là từng nhóm sản phẩm có kích cỡ, quy cách khác nhau đã hoàn thành.
Trình tự tính giá như sau:
Tiêu chuẩn phân bổ
=
Sản lượng SP
Giá thành định mức
cho từng loại quy cách
thực tế của từng
(giá thành đơn vị KH)
sản phẩm
loại quy cách SP
của từng quy cách SP
Tỷ lệ tính giá thành(%) theo từng khoản mục)
=
Tổng CPSX thực tế
đã tập hợp
x 100
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Giá thành thực tế của
=
Tiêu chuẩn phân bổ giá
+
Tỷ lệ tính giá
từng loại quy cách SP
thành của quy cách SP
thành (%)
1.2.4.9. Phương pháp tính giá thành phân bước.
Thương áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm được sản xuất phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kết thúc mỗi gia đoạn chỉ tạo ra nửa thành phẩm và được chuyển cho giai đoạn kế tiếp tiếp tục chế biến và sản phẩm được hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng được gọi là thành phẩm. Do yêu cầu của nhà quản lý đối tượng tính giá có thể là nửa thành phẩm hoặc thành phẩm nên phương pháp tính giá được chia làm 2 cụ thể như sau:
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành của nửa thành phẩm.
Kế toán phải xác định được giá thành của nửa thành phẩm của bước trước và tập hợp chi phí sản xuất của bước tiếp theo để xác định giá của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ thế lần lượt cho đến bước cuối cùng sẽ tính được giá của nửa thành phẩm.
Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP được khái quát như sau: ( Sơ đồ 6 – phần phụ lục).
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá của nửa thành phẩm.
Áp dụng cho doanh nghiệp tính giá thành cho sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của từng giai đoạn sản xuât nằm trong thành phẩm thì sẽ tính được giá thành của sản phẩm.
Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá của nửa thành phẩm được khái quát như sau: (Sơ đồ 7 – phần phụ lục).
PHẦN 2THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY.
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty : Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn - Hà Tây.
Trụ sở chính : Xã Hồng Quang - huyện ứng Hoà - TP Hà Nội.
Điện thoại số: (0433)775.130 - 775.136. - FAX: (0433) 775.259.
Đăng ký kinh doanh số 030300348 cấp ngày 29/12/2004 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2008 do sở kế hoạch và đầu tư thành phó Hà Nội cấp.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất xi măng, Clinker, vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông. San lấp mặt bằng, kinh doanh nhà nghỉ khách sạn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ: 29.600.000.000 đ
Giám đốc : NGUYÊN THẾ NHẬM
Là đơn vị hoạch toán độc lập.
Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn ngày nay, tiền thân là xí nghiệp đá vôi Tiên Sơn và công trường khai thác Vĩnh Sơn sát nhập ngày 10/03/1966 mang tên xí nghiệp đá vối Tiên Sơn thuộc công ty kiến trúc Hà Tây. Được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 484 – QĐ/UB ngày 01/12/1992 và quyết định đổi tên số 593 – QĐ/UB ngày 24/10/1995 của UBND tỉnh Hà Tây chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty xi măng Tiên Sơn Hà Tây thành công ty cổ phần từ ngày 01/01/2005.
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây được thành lập với chức năng là sản xuất xi măng PC30 theo tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 6260-1997) và theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000. Năm 2003 công ty đầu tư nâng cấp toàn bộ dây truyền sản xuất trong đó đã xây dựng mới một dây truyền lò nung Clinker nâng công suất nhà máy lên 150.000 tấn/ năm. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi các DNNN. Ngày 26/12/2004 công ty xi măng Tiên Sơn Hà Tây đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây.
Qua thời kì đổi tên cùng sự đi lên của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đổi mới đa dạng. Để không ngừng phát triển công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty đã thành lập hai văn phòng đại diện để giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội. Nhờ nhưng chủ trương, đường lối của Ban giám đốc công ty, công ty đã tạo nhiều uy tín, gây được nhiều ấn tượng tốt về sản phẩm của mình với khách hàng, với tinh thần đoàn kết gắn bó và chủ động sáng tạo của CBCNV và Ban giam đốc đã từng bước đưa doanh nghiệp phát triển.
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Sơ đồ 8 – phần phụ lục).
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
- Ban Giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm có Giám đốc phụ trách chung và 2 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và phụ trách sản xuất.
- Các phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức Hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự của Công ty.
Phòng Vật tư vận tải: Lập kế hoạch, xây dựng các định mức vật tư chủ yếu, vận chuyển hàng đến các cửa hàng đại lý tiêu thụ sản phẩm .
Phòng Kế hoạch điều độ sản xuất: Hàng tháng lập kế hoạch sản xuất.Tổ chức điều hành sản xuất và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Phòng kỹ thuật công nghệ: có trách nhiệm kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào và cũng là nơi đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá.
Phòng Kế toán thống kê: Thực thi mọi chính sách chế độ, kế toán kiểm tra ghi chép và giám sát mọi tình hình biến động về tài chính của Công ty.
Dưới các phòng ban chức năng còn có các phân xưởng sản xuất như: Khai thác đá; phân xưởng liệu; phân xưởng lò nung; phân xưởng thành phẩm; phân xưởng cơ điện.
2.1.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong 2 năm( 2007 – 2008).
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Tuyệt đối %
Tổng doanh thu
85.254.000.000
105.376.000.000
20.122.000.000
23,6
Tổng chi
78.131.000.000
95.097.000.000
16.966.000.000
21,7
Nộp ngân sách nhà nước
5.640.000.000
5.896.000.000
256.000.000
4,5
Thu nhập bq đầu người/tháng
2.540.000
2.780. 000
330.000
13,5
Nộp BHXH
1.380.000.000
1.654.000.000
274.000
19,9
Giá trị TSCĐ bình quân
16.644.000.000
14.645.000.000
(-1.999.000.000)
(-12)
Vốn chủ sở hữu
31.488.000.000
42.138.000.000
10.650.000.000
33,8
Tổng lợi nhuận trước thuế
7.123.000.000
10.278.000.000
3.155.000.000
44,3
Lợi nhuận sau thuế
7.123.000.000
8.745.000.000
1.622.000.000
22,8
2.1.5. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn.
2.1.5.1. Chính sách kế toán Công ty áp dụng.
Từ đặc điểm hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, Công ty thực hiện chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC. Ngoài ra công ty đã đầu tư hệ thống máy vi tính và hệ thống phần mềm kế toán ACSOFT trang bị cho phòng tài vụ góp phần tạo thuận lợi cho việc xử lý và lưu trữ thông tin trong công tác kế toán.
2.1.5.2. Tổ chức công tác kế toán của Công ty.
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
- Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá thực tế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thằng.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Tài sản cố định hữu hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
- Hình thức ghi sổ: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức rất thuận tiện cho việc áp dụng trong kế toán máy. (Sơ đồ 9 – phần phụ lục).
2.2. Trực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí của công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn.
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp.
2.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Tại Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất.Việc sản xuất được trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp qua các phân xưởng. Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là xi măng PC 30.Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý tại Công ty thì bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung,có thể hạch toán chi phí chi tiết từng phân xưởng một cách thuận lợi dễ dàng.
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp.
* Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
* Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Tập hợp chi phí sản xuất chung.
* Khấu hao TSCĐ.
* Các chi phí khác bằng tiền.
2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, quặng sắt; Nguyên vật liệu phụ là thạch cao, xỉ xốp, các loại phụ gia; Nhiên liệu dùng để sản xuất xi măng tại Công ty là dầu Diezen, than.
Trị giá của vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá thực tế đơn vị
bình quân
=
Trị giá thực tế NVL
tồn đầu tháng
+
Trị giá thực tế NVL nhập trong tháng
Số lượng tồn đầu tháng
+
Số lượng nhập trong tháng
Trị giá NVL
=
Số lượng
x
Giá thực tế
xuất dùng
NVL xuất dùng
đơn vị bình quân
Ví dụ: Căn cứ trên bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu tháng 8/2008 của công ty CP xi măng Tiên Sơn về nguyên vật liệu Nổ như sau:
Số tồn đầu kì: Số lượng 125,5 kg, trị giá 40.787.500 đ
Nhập trong kì: Số lượng 50 kg, trị giá 16.380.000 đ
Xuất trong kì: Số lượng 35 kg
Đơn giá bán
=
40.787.500 đ
+
16.380.000 đ
125,5
+
50
= 325.740 đ
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tính toán và định khoản (Biểu 1 – phần phụ lục)
* Tài khoản kế toán sử dụng:
- Kế toán sử dụng TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” để theo dõi sự biến động của NVL (và được mở chi tiết tương ứng cho từng bộ phận)
- Kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất.
TK 62101 - Phân xưởng nghiền liệu
TK 62102 - Phân xưởng nung clinhke
TK 62103 - Phân xưởng nghiền xi măng
TK 62104 - Phân xưởng thành phẩm
* Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành tính toán và định khoản:
Nợ TK 621: (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Có TK 152: (Chi phí nguyên vật liệu)
Căn cứ chúng từ gốc kế toán ghi sổ Nhật kí chung ( Biểu 2 – phần phụ lục).
Sau đó phản ánh vào sổ chi tiết, sổ cái như sau: ( Biểu 3, Biểu 4 – phần phụ lục).
2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, tiền lương phụ cấp, tiền làm thêm, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ.
Các khoản trích bao gồm:
- Kinh phí công đoàn được trích 2% theo lương thực tế phải trả công nhân sản xuất.
- BHXH là 20% theo lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí trong kỳ còn lại 5% người công nhân phải chịu.
- BHYT là 3% theo lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí trong kỳ, 1% người công nhân phải chịu.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
TK 62201 - Phân xưởng nghiền liệu
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25890.doc