LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá các nền kinh tế đã được khẳng định. Bị cuốn trong vòng xoáy cạnh tranh, các doanh nghiệp phải luôn củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy sản xuất, quy trình quản lý,… để có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Muốn vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả, có lợi nhuận và có tích luỹ.
Kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính. Giá thành l
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động và là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó kế toán chi phí sản xuất không chỉ tính đúng và đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là một việc rất cần thiết và còn cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên sau quá trình học tập, nghiên cứu lý thuyết ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện, tìm hiểu thực tế kế toán tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện
Chương III: Ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Tổng quan về tập hợp chi phí sản xuất
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Để tiến hành hoạt động SXKD các doanh nghiệp phải biết kết hợp 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, lao động và đối tượng lao động. Ngoài ra, để tiến hành SX,doanh nghiệp còn phải chi cho các dịch vụ và chi phí bằng tiền khác. CP của tất cả các yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là CPSX.
Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
1.1..2 Phân loại chi phí sản xuất
CPSX bao gồm nhiều loại, có nội dung, tính chất, công dụng và mục đích khác nhau. Phân loại CPSX là việc sắp xếp các loại chi phí vào từng loại, từng khoản dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại CPSX. Từ quan điểm của kế toán tính giá thành, việc phân loại CPSX dựa vào hai tiêu thức: theo công dụng, mục đích của chi phí và theo phương pháp tập hợp chi phí (khả năng quy nạp chi phí) vào các đối tượng chịu chi phí.
a) Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng của chi phí
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được phân thành 3 khoản mục.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu trực tiếp liên quan đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất (BHXH, BHYT, BHTN).
- CPSX chung: là những chi phí phục vụ cho việc quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí vật liệu, tiền công của nhân viên phân xưởng, chi phí về công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. CPSX chung bao gồm: CPSX chung biến đổi và CPSX chung cố định.
+ CPSX chung biến đổi là chi phí gián tiếp thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí về vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên gián tiếp và được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo thực tế phát sinh.
+ CPSX chung cố định là những chi phí gián tiếp thường không biến động theo số lượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý hành chính của phân xưởng, tổ đội sản xuất. CPSX chung cố định được phân bổ cho chi phí chế biến mỗi đơn vị sản phẩm dựa vào công suất bình thường của máy móc thiết bị. Công suất bình thường là công suất tạo ra số lượng sản phẩm đạt ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì CPSX chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản CPSX chung cố định không được phân bổ được hạch toán vào giá vốn của thành phẩm xuất kho (được ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kỳ).
b) Phân loại chi phí dựa vào phương pháp tập hợp chi phí (khả năng quy nạp) vào các đối tượng chịu chi phí.
Theo tiêu thức này, CPSX được phân thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm, công việc, giai đoạn công nghệ, phân xưởng sản xuất…) và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cần phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ thích hợp.
Việc phân bổ chi phí sản xuất theo tiêu thức nói trên có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí để tính được giá thành của sản phẩm.
1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Là các CPSX cần được tập hợp trong kì nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát, tổng hợp chi phí theo yêu cầu tính giá thành.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX phải dựa vào các căn cứ sau đây:
Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh
Loại hình sản xuất sản phẩm
Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Dựa vào căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp CPSX trong doanh nghiệp sản xuất là:
Từng phân xưởng, bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn quy trình công nghệ
Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng khoản mục công trình…
Từng nhóm sản phẩm
Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
CPSX đã phát sinh trong quá trình sản xuất cần được tập hợp, phân loại và hệ thống hoá lại vào các tài khoản kế toán theo các khoản mục chi phí và theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp CPSX vào đối tượng chịu chi phí mà kế toán có thể áp dụng phương pháp thích hợp.
Phương pháp tập hơp trực tiếp
Là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng.
Phương pháp phân bổ gián tiếp
Là phương pháp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp CPSX. Theo phương pháp này, phải tập hợp chung cho từng đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức
H
=
C
T
H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Ci = H x Ti
Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
Sử dụng phương pháp này giảm bớt được khối lượng công việc kế toán, không phải theo dõi chi tiết, cụ thể mỗi lần chi cho từng đại lượng. Tuy vậy, việc phân bổ gián tiếp độ chính xác không cao, sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Vì thế, những chi phí mà tìm được tiêu thức phân bổ hợp lý thì có thể sử dụng phương pháp này.
1.1.4.1 Tài khoản sử dụng
- TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
- TK 627: “Chi phí sản xuất chung”
- TK 154: “Chi phí sản xuất dở dang”
- TK 631: “Giá thành sản xuất”
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 155, TK 157, TK 335, TK 338, TK 142.
1.1.4.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trựoc tiếp để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dịch vụ, lao vụ.
* Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho , bảng phân bổ NVL, CCDC, …
* Tài khoản sử dụng: TK 621: “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết chi các đối tượng để tính GTSP, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
* Phương pháp tập hợp chi phí
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi phí, tức là chi phí phát sinh bao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy nhiêu.
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, khi đó phải chọn tiêu thức phân bổ hợp lý. Có thể là theo chi phí định mức, theo chi phí kế hoạch hoặc theo khối lượng hoạt động…
Chi phí NVL trực tiếp trong kì được xác định như sau:
Tổng CP NVL trực tiếp trong kỳ
==
Trị giá NVL còn lại đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVL đã xuất trong kỳ
-
Trị giá phế liệu thu hồi
-
Trị giá NVL không dùng hết nhập lại kho cuối kỳ
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 1)
1.1.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ. Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng chấm công, …
* Tài khoản sử dụng: TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất”
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
* Nguyên tắc hạch toán: Chi phí tiền lương được căn cứ vào hình thức tiền lương sản phẩm hay thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương. Trên cơ sở đó tính toán các khoản trích theo lương căn cứ vào số tiền lương của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích theo quy định là 22% BHXH trên tiền lương cơ bản, 4.5% BHYT trên tiền lương cơ bản, 2% BHTN trên tiền lương thực tế.
Khoản CPNC trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp CPNC trực tiếp được thì tập hợp chung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn như: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ làm việc thực tế,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 2)
1.1.4.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
* Nội dung: CPSX chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. CPSX chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
* Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương,bảng phân bổ vật liệu, bảng tính khấu hao TSCĐ, các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, các phiếu chi, …
* Tài khoản sử dụng: TK 627: “Chi phí sản xuất chung”
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
CPSX chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
Kết chuyển chi phí chung vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất”.
TK 627 phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, được mở chi tiết theo một số yếu tố cho chi phí hoạt động của phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất theo yêu cầu quản lý của từng ngành kinh doanh, từng doanh nghiệp.
* Nguyên tắc hạch toán: CPSX chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí như từng phân xưởng, từng tổ đội…Cuối tháng tiến hành phân bổ CPSX chung đã tập hợp được kết chuyển thành giá thành. CPSX chung của phân xưởng sản xuất sản phẩm nào thì kết chuyển tính vào giá thành của của sản phẩm đó, nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ CPSX chung cho các sản phẩm liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp, …
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (phụ lục 3)
1.1.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Mục đích của kế toán tập hợp và phân bổ CPSX là phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, do vậy sau khi tập hợp CPSX theo từng khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung, kế toán phải tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí. Việc tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp để tính giá thành sản phẩm là tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho. Do đó kê toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp có 2 phương pháp.
* Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX :
Tài khoản sủ dụng: TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Bên Nợ: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; CPSX chung phát sinh trong kỳ để sản xuất chế tạo sản phẩm.
Bên Có: - Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm được nhập kho hoặc mang đi bán.
Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh: phân xưởng, tổ đội sản xuất và theo loại, nhóm sản phẩm, từng loại, từng chi tiết , bộ phận sản phẩm.
Trình tự kế toán kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX: (phụ lục 4)
* Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK:
TK sử dụng: TK 631 “Giá thành sản xuất”
Bên Nợ: - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ được kết chuyển để tính giá thành.
Phản ánh phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSX chung được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
Bên Có: - Phản ánh và kết và kết chuyển trị giá SPDD cuối kì vào TK 154.
Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, các khoản bồi thường do sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ vào TK 632.
TK 631 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh: phân xưởng, tổ đội sản xuất
và theo loại, nhóm sản phẩm, từng loại, từng chi tiết , bộ phận sản phẩm.
Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK: (phụ lục 5)
1.1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
SPDD là sản phẩm mà đến kì tính giá thành vẫn đang nằm trên dây truyền sản xuất để tiếp tục được chế tạo (đang nằm trên dây chuyền công nghệ, chưa đến kỳ thu hoạch hoặc chưa hoàn thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán)
Đánh giá SPDD là tính toán, xác định phần CPSX mà SPDD cuối kì phải chịu.Việc đánh giá chính xác SPDD cuối kì là một trong những điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà SPDD cuối kì có thể được đánh giá theo một trong những phương pháp sau.
1.1.5.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí NVL thực tế (hoặc NVL chính)
Nội dung: Theo phương pháp này, SPDD cuối kì chỉ bao gồm chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp, còn các CPSX khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kì.
Chi phí của SPDD cuối kì (NL,VL)
=
Chi phí của SPDD đầu kì (NL,VL)
+
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kì
x
Số lượng SPDD cuối kì
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
Số lượng SPDD cuối kì
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì SPDD ở giai đoạn công nghệ sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước đó.
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít, khi kiểm kê sản phẩm làm dở thì không cần xác định mức độ hoàn thành.
Nhược điểm: Thông tin về CPSX dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến, do đó xác định giá thành sản phẩm cũng kém chính xác.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này nên áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trưc tiếp (hoặc NVL chính trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX, khối lượng SPDD cuối kì ít và không biến động nhiều so với đầu kì.
1.1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng tương đương hoàn thành.
Theo phương pháp này, trước hết phải căn cứ vào mức độ hoàn thành và khối lượng SPDD để quy đổi khối lượng SPDD ra thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất như NVL trực tiếp, NVL chính có công thức tính:
Chi phí của SPDD cuối kỳ
=
Chi phí của SPDD đầu kỳ
Khối lượng SPDD hoàn thành
+
Chi phí PS trong kỳ
Khối lượng SPDD cuối kỳ
X
Khối lượng SPDD cuối kỳ
+
Đối với những chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí NCTT, chi phí SXC có công thức tính:
Chi phí (NCTT, SXC) của SPDD cuối kì
=
Chi phí đầu kì
+
CPSX phát sinh trong kì
x
Số lượng SP quy đổi cuối kì
Số lượng SP hoàn thành
+
Số lượng SPDD quy đổi
Trong đó: Số lượng SPDD quy đổi = Số lượng SPDD x Mức dộ hoàn thành
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả chính xác khá cao và khoa học, tuy nhiên có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều và phức tạp.
1.1.5.3 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kì theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ khối lượng SPDD và CPSX định mức cho một đơn vị SP ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra chi phí của SPDD cuối kì.
CPSX dở dang cuối kì
=
Tổng số lượng SPDD ở từng công đoạn
x
CPSX định mức ở từng công đoạn
1.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
GTSP là CPSX tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành.
GTSP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.GTSP có 2 chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Cũng như CPSX, GTSPcó thể được phân thành nhiều loại tùy theo tiêu thức phân loại khác nhau và phục vụ yêu cầu quản lý khác nhau.
- Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành:
+ Giá thành định mức: là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và chỉ tính cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo để đánh giá quá trình và kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất.
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính dựa vào CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu, là căn cứ để phân tích đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp và cũng được tính trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch có thể tính cho toàn bộ sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: là GTSP được tính trên cơ sở CPSX thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kì. Giá thành thực tế chỉ tính được khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Phân loại theo phạm vi tính giá thành:
+ GTSX: là giá thành được xác định dựa trên tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = GTSX + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để tổ chức các bảng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất của sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành, đã được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho.
1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong các trường hợp sau:
Tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành hàng tháng.
Tổ chức sản xuất mang tính thời vụ, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng quý hoặc hàng năm.
Tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ thì kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành
1.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.5.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khép kín từ khi đưa NVL vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Theo phương pháp này, GTSP được tính như sau:
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm
==
CPSX của SPDD đầu kỳ
+
CPSX phát sinh trong kỳ
-
CPSX của SPDD cuối kỳ
Giá thành đơn vị thực tế
=
Tổng giá thành thực tế
Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho
1.2.5.2 Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng. Kế toán giá thành phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ CPSX đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi hoàn thành việc sản xuất kế toán tính GTSP bằng cách cộng toàn bộ CPSX đã tập hợp trên bảng tính giá thành.
1.2.5.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một loại NVL đồng thời thu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Trình tự tính giá thành như sau:
Bước 1: Tập hợp và xác định tổng CPSX cho toàn bộ quy trình sản xuất.
Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của nó.
Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Hệ số phân bổ chi phí (giá thành) cho SP i
=
Sản lượng quy đổi của SP i
Tổng sản phẩm quy đổi
- Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo công thức:
Giá thành thực tế của loại sản phẩm i
=
Tổng giá thành thực tế
x
Hệ số phân bổ giá thành cho sản phẩm i
1.2.5.4 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ SXSP đồng thời thu được một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có qui cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Trình tự tính giá thành như sau:
Bước 1: Tập hợp và xác định CPSX thực tế cho toàn bộ qui trình công nghệ.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành căn cứ vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm có qui cách, kích cỡ khác nhau.
Tiêu chuẩn phân bổ cho từng loại qui cách SP
=
Số lượng SP thực tế của từng loại qui cách SP
x
Giá thành định mức(giá thành đơn vị kế hoạch) của từng qui cách SP
- Bước 3: Xác định tỉ lệ giá thành theo công thức
Tỉ lệ giá thành
=
Tổng CPSX thực tế
x
100
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Bước 4: Tính giá thành thực tế từng loại qui cách sản phẩm:
Giá thành thực tế từng qui cách SP
=
Tiêu chuẩn phân bổ của từng qui cách SP
x
Tỉ lệ tính giá thành
1.2.5.5 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao các nửa thành phẩm ở công đoạn sản xuất, có thể một phần được chuyền cho công đoạn sản xuất sau, một phần có thể bán ra ngoài.
Theo phương pháp này kế toán phải lần lượt tính giá thành NTP của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành NTP của giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Giá thành NTP giai đoạn n
=
Giá thành NTP giai đoạn (n-1) chuyển sang
+
CPSX dở dang đầu kì giai đoạn n
+
CPSX phát sinh trong kì giai đoạn n
-
CPSX dở dang cuối kì giai đoạn n
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Do vậy để tính giá thành của thành phẩm chỉ cần tính toán xác định chi phí ở từng giai đoạn nằm trong thành phẩm.
Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất:
CPSX giai đoạn n trong TP
=
CPSXDD đầu kì giai đoạn n
+
CPSXPS trong giai đoạn n
x
Số lượng TP hòan thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng
Số lượng NTP hoàn thành giai đoạn n
+
Số lượng SPDD cuối kì giai đoạn n
Đối với chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất:
CPSX giai đoạn n trong TP
=
CPSXDD đầu kì giai đoạn n
+
CPSXPS trong kì giai đoạn n
x
Thành phẩm
Số lượng NTP (TP) hoàn thành giai đoạn n
+
Số lượng SPDD cuối kì giai đoạn n đã tính đổi
CHƯƠNG II
THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện.
- Năm thành lập: Năm 1954 với tiền thân là Công ty là Nhà máy thiết bị Bưu điện - đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn Thông Việt Nam.
Năm 1954, sau khi Chính phủ tiếp quản thủ đô Hà Nội, nhà máy có tên là Cơ xưởng Bưu Điện Trung Ương.
Ngày 15/03/1990 Ngày 15/03/1990 đổi tên là Nhà máy thiết bị Bưu Điện theo quyết định số 202/QĐ-TCBĐ của Tổng cục trưởng Bưu điện.
15/11/2004 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện được cổ phần hoá theo quyết định số 46/2004/QĐ-BBCVT ngày 15/11/2004 của Bộ Bưu Chính Viễn Thông.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008116 ngày 7/6/2005 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.
- Trụ sở chính: 61 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội
- Số điện thoại: (+84)4 8455946 Fax: 04 3734 1358
Email: postef@hn.vnn.vn Website: www.postef.com
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
- Mã số thuế: 0100686865
Vốn là một doanh nghiệp nhà nước, công ty CP Thiết bị bưu điện là đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổng nhà máy bưu chính viễn thông Việt Nam. Công ty là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của tổng công ty trong các lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường việc tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, thực hiện những mục tiêu kế hoạch của nhà nước do tổng công ty giao.
Sau 56 năm xây dựng và phát triển nhà máy thiết bị bưu điện tự khẳng định mình bằng những bước đi vững vàng được uy tín trên thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Đến nay nhà máy đã trưởng thành về mọi mặt, với phương châm: “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của nhà máy”. Vì thế mà nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chính sách thâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ. Với quy mô và sản xuất ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nên công ty đã có quan hệ bạn hàng trên khắp cả nước và một số bạn hàng nước ngoài như: Lào, Trung Quốc, Singapo,…Với nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đang ngay tiếp tục phát triển với mục tiêu: Nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, không ngừng mơ rộng quy mô sản xuất, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triẻn công ty ngày càng lớn mạnh.
2.1.2 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong hai năm 2008 và 2009 (Phụ lục 06)
Thông qua các chỉ tiêu trong hai năm 2008 và 2009 ta có thể nhận xét:
Quy mô của công ty là tương đối lớn thông qua chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty luôn trên 450 tỷ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Việc phân bổ vốn chủ yếu là vốn lưu động chiếm trên 60% phù hợp tính chất hoạt động SXKD, đây là điều kiện thuận lợi cho quy trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có nguồn vốn chủ sở chiếm tỷ lệ khá lớn so với vốn vay và nguồn vốn chủ sở hưu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính độc lập tự chủ về vốn , chủ động tài chính trong kinh doanh. Mặc dù trong nền kinh tế đang khủng hoảng nhưng công ty vẫn giữ được tình hình kinh doanh tương đối ổn định. Nguồn vốn chủ sở hữu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện ban lãnh đạo công ty chủ ý khai thác nguồn vốn chủ sở hữu hay nói cách khác nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính.
Theo các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh ta có một vài nhận xét về hiệu quả hoạt động ki._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31326.doc