Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, hiện nay các doanh nghiệp có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi nhưng cũng vấp phải rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Để vượt qua được sự chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường, tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp biết được các nguyên nhân, nhân tố làm biến động đến chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó giúp cho nhà quản lý nắm được các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý tối ưu. Đây cũng chính là một trong những điều kiện để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, cạnh tranh được với sản phẩm của doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Như vậy, thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, công tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp. Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp có nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả cao. Trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được. Nó phản ánh tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí và kế hoạch giá thành giúp cho nhà quản lý phát hiện kịp thời những khả năng tiềm tàng để đề xuất những biện pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Pin Hà Nội với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn: Tiến sỹ Trần Nam Thanh cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các bác, các cô chú trong công ty, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp là “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội”. Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì gồm 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần Pin Hà Nội Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội Phần III: Một số ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do trình độ thực tế cũng như lý luận còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bản của các thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán công ty để hoàn thiện bản chuyên đề này. Giúp em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm hoàn thiện tốt hơn trong quá trình học tập và công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Pin Hà Nội được thành lập ngày 03/ 12/ 2003 theo quyết định số 207/ 2003/ QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/ 01/ 2003. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ về tài chính, về hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công ty là thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. Tên công ty: Công ty Cổ phần Pin Hà Nội Tên giao dịch: Ha Nôi Battery Joint Stock Company Tên viết tắt: PIHANO Địa chỉ công ty: Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 861 5365/ 04 861 1019 Fax: 04 861 2549 Website: www.HABECO.com.vn Email: HABECO@fpt.vn Tiền thân của công ty cổ phần Pin Hà Nội là nhà máy Pin Văn Điển, thành lập ngày 01/ 01/ 1960. Đây là nhà máy duy nhất ở miền Bắc sản xuất và cung cấp Pin cho quân đội và các mục đích khác của nền kinh tế quốc dân lúc đó. Trong suốt hơn bốn mươi năm tồn tại và phát triển, công ty cổ phần Pin Hà Nội đã trải qua một chặng đường gian nan, vất vả, đầy thử thách và vinh quang. Từ một nhà máy khi mới ra đời có sản lượng nhỏ bé, đến nay là một doanh nghiệp sản xuất và cung cấp pin lớn nhất cả nước, có nhiều công nghệ và thiết bị mới được đầu tư. Từ chỗ nhà máy bị bom đạn địch huỷ diệt, trở thành một đơn vị có cơ sở hạ tầng được xây dựng lại khang trang sạch đẹp, môi trường đảm bảo, sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước với mức chất lượng không hề thua kém pin cùng loại trong khu vực. Để hoà nhập với thị trường khu vực và quốc tế, theo đường lối và chủ trương của Đảng, được phép của Bộ công nghiệp, từ ngày 01/ 01/ 2004, Công ty pin Hà Nội chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần Pin Hà Nội, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Và để ghi nhận các thành tích hào hùng trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cũng như các thành tích trong công cuộc đổi mới của Nhà máy Pin Văn Điển nay là công ty Cổ Phần Pin Hà Nội, Nhà nước đã tặng thưởng cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Pin Hà Nội các phần thưởng sau đây: Huân chương lao động hạng nhất. Huân chương kháng chiến hạng hai Huân chương lao động hạng hai. Huân chương chiến công hạng ba, Và danh hiệu cao quý nhất ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN Đó là niềm tự hào lớn của CBCNV của công ty Cổ phần Pin Hà Nội và là tài sản vô cùng quý báu trong hành trang phát triển của Công ty. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh Theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty cổ phần Pin Hà Nội là: + Sản xuất và kinh doanh các loại Pin như: R20C, R6P, R14, R40… + Kinh doanh các nguyên vật liệu sản xuất Pin. + Xuất nhập khẩu trực tiếp các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất Lĩnh vực sản xuất chính của công ty Pin Hà Nội là sản xuất và kinh doanh các loại Pin. Với tổng diện tích mặt bằng là 3 ha, lại nằm ở khu vực thị trấn Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội nên đã tạo ra cho công ty nhiều lợi thế cho việc tổ chức sản xuất. Về đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm do công ty sản xuất ra là các loại Pin phục vụ chủ yếu cho đời sống sinh hoạt của nhân dân như pin R20C, R6P, R14, cũng như cho một số hoạt động đặc thù của quân đội như pin R40. Số lượng pin R20C, R6P, R14 được sản xuất chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng của đối tác, hay theo các bản điều tra nhu cầu của thị trường. Hiện nay, tại công ty, pin R6P và R20C được sản xuất với sản lượng chiếm đến 85% tổng sản lượng của công ty. Đối với pin R40 thì chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của quân đội, phục vụ cho các hoạt động đặc thù của quân đội. Đặc điểm lao động của công ty Lao động tại công ty cổ phần Pin Hà Nội bao gồm các kỹ sư, cử nhân kinh tế, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông. Công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chủ yếu là các lao động tại địa phương. Bảng cơ cấu theo trình độ chuyên môn sẽ cho thấy rõ hơn tổng số lượng, cơ cấu lao động tại công ty. Biểu số 1: Bảng cơ cấu theo trình độ chuyên môn Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số lao động 420 420 420 403 340 - 15.63 1. Cử nhân 30 30 30 30 35 16.67 2. Kỹ sư 55 55 55 55 60 9.09 3. Tốt nghiệp PTTH 25 25 25 20 15 -25 4. Công nhân kỹ thuật 330 330 330 298 230 -22.82 Nguồn: Phòng nhân lực Trong vòng 4 năm, từ năm 2003 đến năm 2006, tổng số lao động cũng như kết cấu lao động không có nhiều thay đổi. Nhưng năm 2007, chứng kiển sự thay đổi về tổng số lao động cũng như kết cấu lao động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Số lao động công nhân kỹ thuật giảm rõ rệt so với trước: từ 330 lao động công nhân kỹ thuật năm 2005 đến năm 2007 giảm còn 230 người, giảm 22.82% so với năm 2006. Trong khi đó số lượng lao động có bằng kỹ sư năm 2007 tăng 9.09% và lao động cử nhân tăng 16.67% so với năm 2006. Như vậy, lao động trực tiếp sản xuất giảm xuống, lao động ăn lương theo thời gian lại tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2007, công ty đã đầu tư một số dây chuyền sản xuất mới, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nên đã giảm đáng kể số lượng lao động trực tiếp sản xuất và làm tăng số lượng lao động ăn lương theo thời gian. Đây là một tín hiệu đáng mừng tại công ty cổ phần Pin Hà Nội. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất của công ty: Mặt bằng của công ty khá rộng, nên công ty có thể dễ dàng bố trí các khu tổ hợp văn phòng cũng như khu nhà xưởng sản xuất, khu nhà kho, khu nhà ăn, nhà tắm một cách riêng biệt nhưng cũng rất khoa học, tạo điều kiện liên kết làm việc của CBCNV. Hiện tại công ty đã có một toà nhà khang trang dùng để làm văn phòng làm việc, cũng là đại diện cho bộ mặt của công ty, cùng với các khu nhà xưởng khá quy mô, rộng rãi thích hợp cho việc bố trí sản xuất. Khu nhà xưởng được bố trí ở nơi riêng biệt nhưng cũng thuận tiện cho giao thông đi lại, cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như thành phẩm. Trong đó từ năm 1990, xây mới nhà sản xuât pin R20S, nhà sản xuất pin R6P và LR6, nhà sản xuất bột cực dương, nhà trộn bột cực dương, nhà hành chính – thí hoá nghiệm (hai đơn nguyên) và cải tạo nhà sản xuất ống kẽm, nấu cán kẽm… Do đặc thù tiền thân của công ty là Nhà máy Pin Văn Điển - một Nhà máy được thành lập từ năm 1960, nên tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất có sự giao thoa cả công nghệ cũ lẫn công nghệ mới hiện đại. Công ty Cổ phần Pin Hà Nội hiện nay có nhiều chủng loại sản phẩm như pin R40, R20C, R14C, R6P, LR6…được sản xuất theo công nghệ chủ yếu: công nghệ Pin hồ điện, công nghệ pin giấy tẩm hồ và công nghệ pin kiềm. Công nghệ sản xuất pin hồ điện: Đây là công nghệ sản xuất pin cổ điển nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Công ty cổ phần Pin Hà Nội đã sử dụng công nghệ này từ khi thành lập cho đến thàng 9/ 2002. Hiện nay công nghệ này chỉ còn sử dụng để sản xuất pin R40 – đây là loại pin sản xuất chỉ để phục vụ riêng cho quân đội, các loại pin còn lại đã chuyển sang công nghệ hiện đại hơn. Công nghệ sản xuất pin giấy tẩm hồ Tuy vẫn là Pin cổ điển Lé Clanché, nhưng công nghệ sản xuất giấy tẩm hồ có nhiều ưu điểm hơn công nghệ pin hồ điện ở một số điểm: Khả năng cơ giới hoá cao hơn, vệ sinh môi trường tốt hơn, dung lượng, cường độ dòng pin so với pin cùng kích thước lớn hơn… Hiện nay, tại công ty có các dây chuyền sản xuất như sau: 3 dây chuyền sản xuất pin R20S bằng công nghệ hồ điện 2 dây chuyền sản xuất pin R6P bằng công nghệ giấy tẩm hồ. 1 dây chuyền sản xuât pin R14S bằng công nghệ hồ điện. 1 dây chuyền sản xuất pin R20P, vỏ sắt tây, công nghệ giấy tẩm hồ 1 dây chuyền sản xuất pin kiềm LR6. 1 dây chuyền sấy nghiền măngan. Ngoài ra công ty còn đầu tư cá thiết bị lẻ, có giá trị lớn nhằm tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Những thiết bị điển hình là: Thiết bị trộn cực dương bằng chương trình số Máy dập nằm ống kẽm Sơ đồ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI Mn02, NH4 graphít Muối C2H2 điện Tinh bột Sáp nấu chảy Giấy gió lụa, chỉ chØ Cực dương Dập bao than ñ Cọc than Đặt bao than Chấm sáp Làm nguội Đổ xi Rót hồ Lau sạch Đánh bóng Lắp giấy dập mũ đồng Bao giấy, thắt chỉ, cuộn chỉ Trưng hồ Võ kẽm Đóng hộp Lồng tóp Lắp nắp nhựa Viền mép Gá nhãn Đo điện Hộp giấy Tóp PVC Nắp nhựa Biểu số 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2007/ 2006 Tổng doanh thu 121 000 135 437 140 332 3.61 Các khoản giảm trừ 153 186.4 213.8 14.7 Doanh thu thuần 120 847 135 251 140 118 3.6 Giá vốn hàng bán 109 000 120 800 124 530 3.09 Lãi gộp 11 847 14 451 16 588 14.79 Chi phí bán hàng 3 643.6 4 372.3 5 246.7 20 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 423.1 4 107.7 4 929 19.99 Lợi nhuận trước thuế của HĐKD 4 780.3 5 970.6 6 412.5 7.4 Doanh thu hoạt động tài chính 814.8 977.76 1 104.9 13 Chi phí hoạt động tài chính 447.5 537 644.4 20 Lợi nhuận trước thuế của HĐTC 367.3 440.76 460.47 4.47 Doanh thu hoạt động khác 811.8 974.16 1 064.2 9.24 Chi phí hoạt động khác 96.3 115.56 204.8 77.22 Lợi nhuận trước thuế của HĐ khác 715.5 858.6 859.4 0.09 Tổng lợi nhuận trước thuế 5 863.1 7 270 7 732.4 6.36 Thuế TNDN 1 641.7 2 035.6 2 165.1 6.36 Lợi nhuận sau thuế 4 221.4 5 234.4 5 5567.3 6.36 (Phòng Tài chính - Kế toán) Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty đang tiến hành theo cơ cấu chức năng. Đứng đầu là Đại hội cổ đông, giám đốc công ty đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng quản trị là người chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban trong công ty, kể cả các phân xưởng sản xuất. Giám đốc chính là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người thừa hành cấp dưới chỉ chịu sự lãnh đạo của một cấp trên duy nhất. Với mô hình này thì ưu điểm là bộ máy quản lý gọn nhẹ nên tiết kiệm được nhiều chi phí, đặc biệt là tiết kiệm được quỹ lương của công ty Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Các phòng ban Các phân xưởng sản xuất Hội đồng quản trị Giám đốc Kiêm CTHĐQT hhhtịchhhHHCTCTHD Ban kiểm soát Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách sản xuất Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai. Quản lý toàn bộ tài chính của doanh nghiệp và chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống kế toán, xác minh các bản khai tài chính. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thu mua vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho sản xuất và là người đề ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kỹ thuật, an toàn lao động, đồng thời có nghĩa vụ nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề ra các giải pháp cho việc đầu tư đổi mới kỹ thuật nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các phòng ban gồm có: Phòng kế hoạch - Vật tư : Lập kế hoạch sản xuất của công ty dựa vào tình hình thực tế, xây dựng các định mức về chi phí, lao động, sản phẩm và duyệt quỹ lương. Đảm bảo đầy đử, kịp thời những thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động, máy móc thiết bị. Đồng thời, dựa vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng vật tư kịp thời cho hoạt động sản xuất. Phòng kỹ thuật: Bao gồm kỹ thuật cơ điện và kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách, cho từng mặt hàng. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ: Tổ chức điều hành, bố trí và sử dụng lao động trong Công ty, đào tạo và phát triển tay nghề, ký hợp đồng lao động và quyết định khen thưởng kỷ luật. Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, cung cấp và lưu trữ các hồ sơ trong công tác đối nội, đối ngoại, vệ sinh công nghiệp và thực hiện các quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ tài sản cho công ty, theo dõi lượng khách ra vào công ty… Phòng tài chính kế toán: Quản lý hoạt động tài chính của công ty, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn để phản ánh cụ thể các chi phí đầu vào, đầu ra. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ chính xác cho các cấp quản lý. Phòng thị trường và tiêu thụ: Có nhiệm vụ tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đề ra các chính sách marketing phù hợp với doanh nghiệp. Các phân xưởng gồm: Phân xưởng Phụ kiện Phân xưởng Pin số 1 Phân xưởng Pin số 2 Nghành Điện – Hơi - Nước Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Pin Hà Nội Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Pin Hà Nội Công tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán chính là một khoa học, một kỹ thuật ghi nhận, phân loại tổng hợp và cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của một đơn vị kinh tế, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định thích hợp. Nhiệm vụ cơ bản của công tác kế toán là cung cấp thông tin về kinh tế tài chính cho những người ra quyết định.. Từ thông tin về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản từng loại, đến việc giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty…tình hình sử dụng nguồn kinh phí của các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở thực hiện luật pháp và các chế độ thể lệ hiện hành, cũng như theo dõi tình hình huy động và sử dụng các nguồn tài sản do liên kết kinh tế, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với cấp trên, với các đơn vị bạn. Xuất phát từ ý nghĩa trên, Công ty Cổ phần Pin Hà Nội rất chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giúp lãnh đạo Công ty tổ chức công tác quản lý kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của doanh nghiệp mình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung và tiến hành hạch toán độc lập. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán như việc phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính, phân tích và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, lập các phương án kế toán quản trị cho doanh nghiệp, …đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối lớn nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức bao gồm 6 người. Đứng đầu là kế toán trưởng - trưởng phòng kế toán, 01 kế toán phó – phó phòng kế toán ( kế toán tổng hợp) và các nhân viên phụ trách các phần hành kế toán. Tại các phân xưởng không có nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm thông kê phân xưởng để lập và thu thập chứng từ về hoạt động sản xuất ở các phân xưởng sau đó chuyển lên phòng kế toán (phòng tài vụ) để tập trung xử lý, ghi sổ. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Pin Hà Nội được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán vật tư Kế toán TS CĐ Kế toán tiền lương Kế toán CPSX & giá thành kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán trưởng: Kiêm trưởng phòng kế toán là người phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán ở công ty. Đồng thời cũng là người giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực thông tin kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, giúp giám đốc về lĩnh vực tài chính, giá cả và hạch toán kinh doanh. Kế toán tổng hợp: Kiêm kế toán chi phí sản xuất và giá thành, có nhiệm vụ tổng hợp các phần hành kế toán để lập báo cáo quyết toán quý. Đồng thời có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ va tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Kế toán tiền mặt kiêm kế toán TSCĐ: Theo dõi thu chi về tiền mặt phát sinh hàng ngày ở công ty. Đồng thời thực hiện theo dõi toàn bộ tài sản, hiện vật thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng trong công ty. Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tiền lương và kế toán tiêu thụ: Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thanh toán công nợ ngân hàng, chuyển séc, mở LC và thực hiện tính lương, phụ cấp và các khoản trích nộp tiền lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, thu nhận các chứng từ về tiêu thụ sản phẩm để tiến hành ghi sổ và thanh toán các khoản nợ với khách hàng. Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư. Kế toán quỹ (Thủ quỹ): Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc tiến hành lập phiếu thu chi tiền mặt để thanh toán cho cán bộ công nhân viên của công ty, cũng như khách hàng ngoài công ty đến giao dịch Trong bộ máy kế toán của công ty, mỗi một nhân viên có một nhiệm vụ, chức năng khác nhau, phụ trách một phần hành kế toán khác nhau, nhưng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho công việc thông suốt, chính xác… 1.3.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam. Đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Chế độ, chinh sách kế toán của công ty hiện tại được áp dụng theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/ 3/ 2006. Theo đó, công ty đã căn cứ vào “ Chế độ kế toán doanh nghiệp”, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và xây dựng nên chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty. Công ty cũng đã nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán của đơn vị. Chế độ chứng từ kế toán Chứng từ kế toán áp dụng tại đơn vị thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/ 5/ 2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng tại công ty bao gồm: Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương; + Chỉ tiêu hàng tồn kho; + Chỉ tiêu bán hàng; + Chỉ tiêu tiền tệ; + Chỉ tiêu TSCĐ. Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban hành) Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại đơn vị Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ 15/ 2006/ QĐ-BTC. Từ cơ sở lý luận này, công ty đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với tài khoản kế toán phù hợp vói đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý công ty trên nguyên tắc phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. Chế độ sổ kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Tại công ty Cổ phẩn Pin Hà Nội, hình thức kế toán là Nhật ký chứng từ. Hiện tại, công tác kế toán của công ty đã được vi tính hoá nên hình thức kế toán Nhật ký chứng từ cũng có những cải thiện phù hợp. Nhìn chung, những nội dung đặc điểm và trình tự và phương pháp ghi sổ của hình thức này vẫn được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn. Các loại sổ kế toán được sử dụng bao gồm: - Sổ kế toán tổng hợp, gồm: + Nhật ký chứng từ + Sổ cái - Sổ kế toán chi tiết, gồm: + Bảng kê + Bảng phân bổ + Sổ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại công ty. (1). Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các bảng phân bổ và nhật ký chứng từ số 7. Trong đó, đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ trước hết được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, rồi lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6 và nhật ký chứng từ số 7. Tại bảng kê số 4 - tập hợp sản xuất theo phân xưởng , cuối tháng tập hợp số liệu tính giá thành sản phẩm, ghi kết quả vào thẻ giá thành, chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ số 7. Tại bảng kê số 5, bảng kê số 6 cuối tháng tổng hợp số liệu và chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ số 7. (2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ số 7 với các sổ, thẻ kế toán chi tiết để ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê, thẻ tính giá thành sản phẩm được dùng để lập Báo cáo Tài chính. Sơ đồ 4: Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NhËt ký chøng tõ Báo cáo kế toán Thẻ tính giá thành sản phẩm - Bảng kê số 4 - Bảng kê số 5 - Bảng kê số 6 Sổ cái TK 621, TK 622, TK627, TK154 (631) Nhật ký chứng từ số 7 Các bảng phân bổ: - Tiền lương - VL và CCDC - Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Các chứng từ gốc : - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu xuất kho vật tư -................................... - Bảng tổng hợp chứng từ gốc Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo các tài chính của đơn vị bao gồm: - Báo cáo tài chính năm và giữa niên độ. - Báo cáo tài chính hợp nhất và tổng hợp. Trong đó: + Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, định kỳ ba tháng (1 quý) doanh nghiệp lập báo cáo một lần. Nộp cho Cục thuế thành phố Hà Nội trước ngày 20 của Quý tiếp theo. + Báo cáo tài chính năm, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính năm lập và nộp cho cơ quan quản lý trước ngày thứ trước ngày thứ 30 của năm tài chính tiếp theo. Ngoài ra, hàng tháng đơn vị lập tờ khai thuế GTGT, cùng các báo cáo thuế GTGT mua vào, bán ra, tình hình sử dụng hoá đơn, ...và nộp cho Cục thuế thành phố Hà Nội trước ngày 20 của tháng tiếp theo. PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội 1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Pin Hà nội là đơn vị sản xuất Pin. Quá trình sản xuất Pin được tổ chức tại phân xưởng. Cùng trên một dây chuyền sản xuất nhưng tạo ra các loại Pin khác nhau. Việc xác định sản xuất loại Pin nào đã được xác định ngay từ đầu quy trình sản xuất khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất...Như vậy, căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí là phân xưởng sản xuất và các yếu tố khác như đặc điểm về trình độ và các yêu cầu về quản lý chi phí của công ty...Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. 1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trên cơ sở đã xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Pin, công nghệ cổ phần Pin Hà Nội xác định đối tượng tính giá thành là các loại Pin, gồm pin R20, R6, R14, R40, pin BTO pin P02. 1.3. Phân loại chi phí sản xuất và công tác chi phí sản xuất sản xuất tại công ty Cổ phần Pin HN Để sản xuất ra Pin thành phẩm phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Dựa vào nội dung và tính chất của chi phí, công ty Cổ phần Pin Hà Nội phân loại chi phí sản xuất thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. 2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Pin Hà Nội Như trên đã trình bày, công nghệ sản xuất của các loại pin tại công ty cổ phần Pin Hà Nội là tương đối giống nhau, dẫn đến có sự tương đồng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của mỗi loại sản phẩm. Để có thể hiểu rõ hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các loại sản phẩm tại công ty, em xin trình bày về quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm tiêu biểu R6. 2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty cổ phần Pin Hà Nội là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ có liên quan đến quá trình sản xuất Pin. Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính (gần 40 loại) như kẽm thỏi, Mn, muối Amôn, Graphít, cọc than,...; vật liệu phụ (gần 30 loại) như: nhãn tóp R20, bột đá, tóp vỉ, giấy lót đáy,...Do số lượng chủng loại vật tư của công ty phong phú, đa dạng và nguyên liệu chính chủ yếu nhập ngoại nên công tác xây dựng kế hoạch cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất luôn được công ty coi trọng. Các chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho Thẻ kho Phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS Biên bản kiểm đếm hàng thực tế Biên bản kiểm kê hàng tồn kho Tài khoản sử dụng: Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Trong đó: Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu chính Tài khoản 1522: Nguyên vật liệu phụ Tài khoản 1523: Nhiên liệu Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế Tài khoản 1525: Vật liệu xây dựng Tài khoản 1527: Phế liệu thu hồi - Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong đó: Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm R6 .... Trình tự hạch toán: Nguyên liệu, vật liệu của công ty được nhập theo nhiều nguồn như: mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước, nhờ gia công, và nguồn khác (vay mượn,...) và được lưu tại kho công ty. Khi đó, giá trị thực nhập của nguyên liệu, vật liệu được tính như sau: Giá trị thực nhập = Số lượng X Đơn giá Nguyên liệu, vật liệu thực nhập thực tế Ở công ty việc quản lý nhập, xuất, tồn kho do thủ kho và kế toán vật tư đảm nhận. Ở kho thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh tình hình hàng ngày nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhập nguyên vật liệu, thủ kho căn cứ theo phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp tiến hành ghi các thông tin về mặt hàng như: số lượng, chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn vào thẻ kho. Thẻ kho được lập thành 2 liên, 01 liên do thủ kho quản lý, 01 liên được giao cho kế toán vật tư hạch toán. Kế toán vật tư sẽ căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hoá đơn tài chính, phiếu xuất kho của nhà cung cấp, phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS, biên bản kiểm đếm thực tế để nhập số lượng và đơn giá thực tế nhập kho. Các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng được tính trực tiếp vào loại hàng hoá vật tư gây phát sinh chi phí thông qua hệ thống mã vật tư hàng hoá khai báo khi hạch toán chi phí. Căn cứ vào bảng kế hoạch thị trường do phòng thị trường điều tra và cung cấp, ban lãnh đạo công ty sẽ họp bàn cụ thể về số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng tới. Phòng kế hoạch vật tư căn cứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6531.doc
Tài liệu liên quan