mở đầu
Cơ chế kinh tế mở như một làn gió mới thổi vào nền kinh tế Việt Nam. Trước sự đổi mới và phát triển của thị trường căn cứ vào tình hình kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, Công ty may Bắc Giang đã thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số 352/QĐ-CT của UBND tỉnh Bắc Giang. Ngày 01/04/2005 Công ty Cổ phần may Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động. Công ty CP may Bắc Giang hiện là “cánh chim đầu đàn” trong ngành công nghiệp may xuất khẩu của tỉnh, vững vàng tự tin cùng đất nước bước v
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào thời kỳ hội nhập khi đất nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Bước vào WTO công ty đã xây dựng được thương hiệu và đã lựa chọn các đối tác cho sự phát triển bền vững của mình. Nhưng quan trọng hơn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đó là chiến lược kinh doanh của chính họ. Điều này cũng tương đương với việc mỗi doanh nghiệp phải có được những quyết định sáng suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Để nắm bắt được tình hình thực tế của doanh nghiệp và có biện pháp ứng phó kịp thời với các tín hiệu của thị trường, các nhà quản lý sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau. Song thông tin về kế toán là loại thông tin không thể thiếu được trong hệ thống các công cụ quản lý nhằm quản lý về vốn tài sản và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán là nguồn cung cấp thông tin kinh tế đáng tin cậy để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các ngành, các lĩnh vực. Nhận thức được tầm quan trọng đó các doanh nghiệp đã hết sức quan tâm đến công tác tổ chức kế toán ở doanh nghiệp mình.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp biết được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạnh giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Với tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hạch toán kế toán. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần may Bắc Giang, em đã đi sâu nghiên cứu công tác “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty.
Dưới sự giúp đỡ trực tiếp của phòng Tài chính – Kế toán trong công ty cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn em xin được trình bày và đóng góp ý kiến của mình về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nội dung khuôn khổ chuyên đề này.
Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm ba chương:
Lời mở đầu.
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương 2: Khái quát chung về công ty và thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Bắc Giang.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Bắc Giang.
Phần kết luận.
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
1.1.2. Phân loại
Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có các tiêu thức sau:
- Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế của chi phí.
+ Chi phí nguyên liệu vật liệu: Là toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản và các loại công cụ dụng cụ doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương của công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ sồ khấu hao TSCĐ phải trích của các TSCĐ sử dụng trong sản xuất và sử dụng cho bộ phận trực tiếp quản lý sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị khác về các dịch vụ nhận cung cấp từ bên ngoài như: tiền điện, nước, tiền điện thoại, tiền thuê ngoài sửa chữa thường xuyên TSCĐ... trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuât sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ và quản lý hoạt động sản xuất.
+ Chi phi khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền phát sinh, dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm và quản lý hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí trên.
Cách phân loại này là căn cứ để xây dựng kế hoạch chi phí sản xuất, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương của doanh nghiêp.
- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản... sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ của doanh nghiệp (không bao gồm các khoản chi phí vật liệu dùng chung và dùng cho quản lý phân xưởng sản xuât).
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất theo chế độ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Nội dung gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất theo chế độ quy định của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất và nhân viên phục vụ sản xuất trong phân xưởng sản xuất.
Chi phí vật liệu: Là những khoản chi phí về nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng và dùng cho các hoạt động chung của phân xưởng sản xuất.
Chi phí công cụ dụng cụ: Là toàn bộ giá trị thực tế của CCDC sử dụng ở các bộ phận trong phân xưởng sản xuất phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng tại phân xưởng sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ các khoản chi phí phải trả cho các đơn vị khác do doanh nghiệp nhận cung cấp dịch vụ từ bên ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm và quản lý phân xưởng sản xuất (chi phí điện, nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ TSCĐ...).
Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền phát sinh phục vụ cho phân xưởng sản xuất ngoài các khoản chi phí kể trên.
Phân loại chi phi này nhằm quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và làm cơ sở cho việc xây dựng định mức chi phí, xây dựng kế hoạch giá thành cho các kỳ sau.
- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí.
+ Chi phí trực tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc một loại dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện và có thể tập hợp trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ đó trên cơ sở các chứng từ gốc phản ánh các khoản chi phí phát sinh.
+ Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện, những chi phí này không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ mà phải tập hợp chung để phân bổ cho các loại sản phẩm, dịch vụ có liên quan theo những tiêu thức thích hợp.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tập hợp, các tiêu thức và phương pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí sản xuất một cách đúng đắn và hợp lý.
1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp để phục vụ yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí.Tuỳ theo tính chất phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất, theo yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể được xác định là từng sản phẩm đơn chiếc, từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng sản xuất hay từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm.
1.2. Giá thành sản phẩm
1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
1.2.2. Phân loại
Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có các tiêu thức sau:
- Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được xác định trước khi tiến hành sản xuất dựa trên cơ sở chi phí sản xuất và sản lượng của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được xác định trước khi tiến hành sản xuất, dựa trên các định mức chi phí hiện hành. Giá thành định mức chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo định mức, là thước đo để xác định hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vật tư và tài sản của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và để đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, theo những số liệu về chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Giá thành thực tế được xác định theo hai chỉ tiêu là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí.
+ Giá thành sản xuất: Là toàn bộ các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm tính cho các sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành trong phạm vi phân xưởng sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán giá trị thực tế thành phẩm, để xác định giá vốn của thành phẩm tiêu thụ và lãi gộp của hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong kỳ.
+ Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, các dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện đã hoàn thành và được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những sản phẩm, những công việc, hoặc dịch vụ nhất định phải được tính giá thành cho một đơn vị. Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có thể phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc không phù hợp với đối tượng chi phí sản xuất tuỳ theo đặc điểm tổ chức công nghệ sản xuất và tính chất của sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất; nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm hàng loạt, đối tượng tính giá thành là cả lô sản phẩm sản xuất; nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với khối lượng lớn, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối của quy trình sản xuất; nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp gồm nhiều giai đoạn tổ chức kiểu liên tục, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn sản xuất và thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng; nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp tổ chức kiểu song song, đối tượng tính giá thành là từng bộ phận sản phẩm, từng chi tiết hoàn chỉnh ở các bộ phận sản xuất sản phẩm và sản phẩm cuối cùng của công doạn sản xuất.
1.2.4. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là giai đoạn mà kế toán cần phải tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có thể là tháng, quý, hoặc khi kết thúc một chu kỳ sản xuất hay khi hoàn thành đơn đặt hàng.
1.2.5. Phương pháp tính giá thành
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Được áp dụng để tính giá thành cho những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn và khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp, kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với kỳ kế toán. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
CT: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
Giá thành đơn = dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm)
- Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Được áp dụng trong các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại nguyên vật liệu, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng không tập riêng được các khoản chi phí cho từng loại sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này, kế toán phải quy đổi các loại sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) về sản phẩm gốc (là một trong các loại sản phẩm có hệ số quy đổi là 1) theo hệ số quy đổi và căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm gốc.
CT: Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi
sản phẩm từng loại = sản phẩm gốc * sản phẩm từng loại
- Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ: Được áp dụng trong các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, để sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng có quy cách và phẩm cấp khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm sản xuất (không tập hợp chi phí được theo từng quy cách, phẩm cấp sản phẩm) và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo từng quy cách, phẩm cấp. Căn cứ để tính giá thành theo phương pháp này là giá thành định mức của từng quy cách sản phẩm và tỉ lệ giá thành.
CT: Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm
giá thành = Tổng giá thành định mức của tất cả các sản phẩm
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ; Được áp dụng trong các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được các loại sản phẩm phụ khác. Trong trường hợp có sản phẩm hỏng không sửa chữa được nhưng thu hồi được phế liệu, hoặc trường hợp trong quy trình sản xuất các phân xưởng có cung cấp dịch vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm chính.
CT: Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản
thành sản = phẩm chính dở + sản xuất phát - phẩm phụ phẩm chính dở
phẩm chính dang đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi dang cuối kỳ
- Phương pháp tổng cộng chi phí: Được áp dụng để tính già thành sản phẩm trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều giai đoạn, nhiều bộ phân khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng, ở bộ phận sản xuất cuối cùng của quy trình công nghệ. Theo phương pháp này giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính trên cơ sơ tổng cộng chi phí ở các giai đoạn sản xuất.
CT: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Cđk + Cl + ... + Cn - Cck
Trong đó:
Cđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Ci (i = 1,n): Chi phí sản xuất của giai đoạn sản xuất thứ i dùng để sản xuất, chế biến tiếp ở giai đoạn 1 + i
Cck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
- Phương pháp liên hợp: Được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, có quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành sản phẩm phải kết hợp đồng thời các phương pháp trên.
- Phương pháp tính giá thành theo định mức: Chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp có định mức giá thành ổn định đươc xây dựng khoa học và hợp lý. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở giá thành định mức và các khoản chênh lệch do thay đổi định mức, do thoát ly định mức.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Xét về bản chất giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng biểu hiện lượng hao phí về lao động sồng và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này có một số điểm khác cơ bản sau:
- Về phạm vi: Chi phí sản xuất phản ánh toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. Còn giá thành sản phẩm chỉ phản ánh những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm nhất định do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong kỳ.
- Về quy mô: Chi phí sản xuất có thể phù hợp hoặc không phù hợp với giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất chỉ phù hợp với giá thành sản phẩm khi trong kỳ không có các khoản thiệt hại trong sản xuất, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
1.4. Kế toán các khoản chi phí sản xuất (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ)
1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản sử dụng: 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ và cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Trường hợp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 311
Chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp phát sinh trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, thì cách chuyển sang TK giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cuối kỳ, nếu phù hợp thì kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành và kết chuyển sang tài khoản tính giá thành
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, để tập hợp chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí và cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Tính tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí , ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK338: Phải trả, phải nộp khác
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335: Chi phí tài sản
Nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán hạch toán vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Cuối kỳ, nếu phù hợp kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành nếu không phù hợp kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành và kết chuyển sang tài khoản tính gía thành
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Tài khoản sử dụng: 627 “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh và cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
Tính tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Nếu trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của nhân viên phân xưởng theo tỉ lệ quy định tính vào chi phí sản xuất, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) phải trả phải nộp khác
Xuất kho nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng, dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất
a. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ một lần, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 153: Công cụ dụng cụ
b. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần, ghi
Nợ TK 142: Chi phí trả trước
Có TK 153: Công cụ dụng cụ
c. Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 142: Chi phí trả trước
Trích khấu hao của các tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định
Trích trước chi phí sửa chữa lớn, phục hồi tài sản cố định, ghi
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 335: Chi phí phải trả
Mua nguyên vật liệu xuất thẳng sử dụng chung cho phân xưởng và cho quản lý phân xưởng; Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng sản xuất và các chi phí khác bằng tiền phát sinh, ghi
Nợ TK 622: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 111 (112, 141, 311, 331)
Trường hợp chi phí sản xuất chung cố định cao hơn mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán hạch toán vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ, nếu phù hợp kế toán kết chuyển trực tiếp chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành; Nếu không phù hợp kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính gía thành và kết chuyển theo:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
1.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Để tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. cuối kỳ kế toán phải tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang ở các bộ phận sản xuất để xác định giá trị sản phẩm dở dang (Chi phí sản xuất dở dang) cuối kỳ. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí. Đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành sản xuất của sản phẩm sẽ hoàn thành trong kỳ sau. Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng hai phương pháp sau:
1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ chi phí chế biến sản phẩm, bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ cho thành phẩm (Sản phẩm hoàn thành). Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.
CT: Giá trị SP Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng
dở dang = KL thành phẩm+KLSP dở dang cuối kỳ * CPNVL
cuối kỳ trực tiếp
1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Là xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm (theo tỉ lệ % hoàn thành) . Để xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ, phải quy đổi sản phẩm dở dang ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn nhất định.
Nội dung các khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đánh giá này gồm các khoản mục chi phí (hoặc yếu tố chi phí) như trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, kế toán phải tính toán và phân bổ riêng từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dơ dang, sau đó tổng hợp lại để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để đảm bảo chính xác, khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp này chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toán phân bổ cho sản phẩm dơ dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm dở dang quy đổi về thành phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo số thực tế đã sử dụng theo khối lượng sản phẩm dơ dang cuối kỳ không quy đổi, cụ thể:
Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CT: Chi phí NVL Khối lượng sản phẩm dở dang Tổng chi phí
trực tiếp trong sản phẩm = cuối kỳ(không quy đổi) * nguyên vật liệu
dở dang cuối kỳ KL thành phẩm+KLSPDDCK trực tiếp
Tính chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CT: Chi phí nhân công Khối lượng sản phẩm dở dang
trực tiếp trong = cuối kỳ(quy đổi ra thành phẩm) * Tổng chi phí
sản phẩm dở dang Khối lượng thành phẩm+Khối lượng sản phẩm nhân công
cuối kỳ dở dang cuối kỳ trực tiếp
Tính chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CT: Chi phí sản xuất Khối lượng sản phẩm dở dang Tổng chi phí
chung trong sản phẩm = cuối kỳ(quy đổi ra thành phẩm) * sản xuất
dở dang cuối kỳ Khối lượng thành phẩm+KL sản phẩm dở chung
dang cuối kỳ
Tổng hợp chi phí để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Giá trị sản Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC
phẩm dở = trong sản phẩm + trong sản phẩm + trong sản phẩm
dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ
Chương 2: Khái quát chung về công ty và thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Bắc giang
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tên Công ty: Công ty cổ phần may Bắc giang.
Tên giao dịch đối ngoại: BAC GIANG GARMENT JOINT - STOCK COMPANY.
Địa chỉ: Số 349 - Đường Giáp Hải - TP. Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 0240.854.645 / 0240. 851429
Lĩnh vực hoạt động: Hàng may mặc và nguyên phụ liệu ngành may.
Thị trường xuất nhập khẩu chính: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan.
Công ty May Bắc Giang được thành Lập từ tháng 7/1972, tiền thân là xí nghiệp may Hà Bắc, sau đó được đổi tên thành Công ty May Bắc giang theo quyết định số 352/CT ngày 08/05/1997 của uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc giang. Ngày 25/03/2005 Công ty May Bắc giang chính thức được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần may Bắc giang.
- Quyết định thành lập: Số 352/QĐ - CT.
- Ngày thành lập: 25/03/2005.
- Vốn điều lệ: Hơn 8 tỉ VND.
- Đăng ký kinh doanh số: 2003000138.
- Mã số thuế: 2400111901.
- Được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Công ty được khách hàng đánh giá cao về việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 24 triệu USD nhưng chỉ ngay trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của đơn vị đã đạt được hơn 18 triệu USD. Một trong những lí do để công ty xuất khẩu thành công là đơn vị có Ban lãnh đạo Công ty là những người có trình độ học vấn, quản lý cao và đội ngũ chuyên gia kinh tế đến từ nhiều nước trên thế giới: Hàn Quốc, EU, Bỉ...
Ta cú thể thấy được sự phỏt triển của Cụng ty qua bảng số liệu sau:
Năm
Chỉ tiêu
Đvt
2002
2003
2004
2005
2006
2007
- Tổng doanh thu
Tr đồng
37.994
30.019
30860
41919
62573
125843
- Sản lượng hàng xuất khẩu
Sp
815.200
828793
1133358
1490584
1679350
2698243
- Lao động
Người
1.550
1700
2000
2800
3190
6500
- Lợi nhuận TT
Tr đồng
191
488
25
1187
2774
4581
Năm 2005 và 2006 Công ty chủ yếu làm hàng gia công xuất khẩu đơn giá gia công cao. Nên số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng không nhiều nhưng doanh thu và lợi nhuận cao, nhất là năm 2006. Riêng năm 2004 doanh nghiệp đánh giá lại tài sản để chuyển đổi sang công ty cổ phần nên lợi nhuận chưa cao.
2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý
2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
2.2.1.1 Đặc điểm quy trình công nghệ.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ở công ty cổ phần may Bắc giang:
Vật liệu phụ
NVL
PX Cắt
PX may
Bộ phận
là hơi
Bộ phận
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bộ phận đóng gói
hoàn thiện
Nhập kho
thành phẩm
Vải
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền:
Nguyên vật liệu chính: là vải được nhập về kho theo từng chủng loại theo yêu cầu khách đặt hàng. Tức là khi khách hàng đặt hàng thì đồng thời khách hàng sẽ cung cấp luôn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6514.doc