Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nền sản xuất theo cơ chế thị trường của nước ta đang có chiều hướng phát triển mạnh mẽ các quy luật của nền kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống xã hội đặc biệt là hoạt động của sản xuất kinh doanh. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là lợi nhuận, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đặc biệt là sản phẩm có giá thành hạ. Bởi vậy với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, các doanh nghiệp sản xuất luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau. Hạch toán chi phí sản xuất và tính già thành sản phẩm có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp từ đó nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hoạt động này. Công ty Cơ khí Hà Nội là một đơn vị trực thuộc ngành cơ khí chế tạo có quy mô lớn chu kỳ sản xuất dài, sản xuất với khối lượng lớn mẫu mã chủng loại sản phẩm đa dạng. Nắm bắt được tầm quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm công ty Cơ khí Hà Nội đã liên tục đổi mới máy móc thiết bị nâng cao tay nghề của công nhân viên và quan tâm đặc biệt tới công tác kế toán nói chung và công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và trên cơ sở tìm hiểu lý luận thực tế vấn đề này tại Công ty Cơ khí Hà Nội em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội”. Báo cáo thực tập gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội. Chương III:Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Hà Nội. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn. Báo cáo không thể không có những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các bác ,các cô,các chú trong phòng kế toán tài chính Công ty Cơ khí Hà Nội đã giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Quách Thu Thuỷ và cô giáo Trần Thuý Nga cùng các thầy cô giáo khác đã giúp đỡ em học tập trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga đã nhiệt tình giúp đỡ em để em hoàn thành báo cáo thực tập này. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất a.Chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp chi phí bỏ ra cho khâu sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Hay: chi phí sản xuất là toàn là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Khi xem xét bản chất chi phí sản xuất doanh nghiệp cần chú ý các khía cạnh sau: + Nội dung của chi phí sản xuất: chi phí sản xuất không những bao gồm yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động, lao động vật hoá mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra. + Các chi phí của doanh nghiệp: Luôn được tính toán đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác định. + Ở doanh nghiệp và loại trừ các quy định của luật thuế thu nhập, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt, nó phải bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất, bất kể là chi phí nào. + Độ lớn của chi phí sản xuất: Là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu: Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong thời kỳ nhất định. Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng vào tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí. b. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không như nhau. Vì vậy để sử dụng cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chi thành các yếu tố sau: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản…. + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Loại chi phí còn có thể được phân chia thành hai yếu tố là chi phí tiền lương và chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về loại dịch vụ mua, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp( như dịch vụ được cung cấp về điện nước…). + Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên.Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất. Cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự đoán chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được dùng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay hoạt động ngoài sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHYT,BHXH,KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. + Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên bảo vệ …tại phân xưởng theo quy định. - Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng. - Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất. Chi phí này có thể bao gồm giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ này dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng…. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài sử dụng ở phân xưởng sản xuất như chi phí sản xuất điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ. - Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí trên, phục vụ ở phân xưởng sản xuất . Theo cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …. Ngoài hai cách phân loại trên chi phí sản xuất có thể được phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ thành chi phí khả biến và chi phí bất biến hoặc có thể phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. 2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm a. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. b. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm ba loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tình giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sơ số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành, giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật … để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác liên doanh, liên kết. Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này, cần phân biệt hai loại giá thành: Giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. - Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm( CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC ) tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán, là căn cứ để xác định giá vồn hàng hoá và mức lãi gộp trong kỳ. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất giống nhau về chất. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Đều được biểu hiện bằng tiền. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những khác nhau như: Chi phí sản xuất là các hao phí trong một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định. Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ, sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức sau: Z = Ddk + C – Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm Ddk : Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Dck : Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 4. Ý nghĩa của kế toán về việc tính chi phí và xác định giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từng loại sản phẩm, công việc trong doanh nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật liệu, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp để các quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp. 5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để thực hiện tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. II. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất a. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm được sản xuất. Vì vậy kế toán cần xác định được đối tưọng để tập hợp chi phí sản xuất. Đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong kế toán tài chính, để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh và tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, chi phí sản xuất cũng cần được tập hợp theo những phạm vi nhất định có mức độ tổng hợp theo tài khoản cấp 1, cấp 2 ở các tài khoản tập hợp chi phí ( như TK 621, TK 622, TK627, TK 627.1, TK 627.2…). b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tưọng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm theo đơn dặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng…. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ chi tiết hạch toán quá trình sản xuất theo từng đối tưọng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tưọng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. KÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt trong tr­êng hîp doanh nghiÖp kÕ to¸n hµng tån kho theo ph­¬ng ph¸p kª khai th­êng xuyªn - KÕ to¸n chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp. CPNVLTT lµ c¸c chi phÝ vÒ nguyªn vËt liÖu chÝnh, nöa thµnh phÈm mua ngoµi vËt liÖu phô, nhiªn liÖu sö dông trùc tiÕp cho viÖc s¶n xuÊt, chÕ t¹o s¶n phÈm, hoÆc thùc hiÖn c¸c lao vô, dÞch vô cña doanh nghiÖp trong c¸c ngµnh c«ng nghiÖp, l©m nghiÖp, ng­ nghiÖp, giao th«ng vËn t¶i. CPNVLTT th­êng chiÕm tû lÖ lín trong gi¸ thµnh s¶n phÈm nhÊt là ®èi với các ngành sản xuất công nhiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, CPNVLTT th­êng ®­îc x©y dùng thµnh c¸c ®Þnh møc vµ qu¶n lý theo c¸c ®Þnh phÝ ®· x©y dùng. Sau khi x¸c ®Þnh ®èi t­îng kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt kÕ to¸n tiÕn hµnh x¸c ®Þnh CPNVLTT trong kú cho tõng ®èi t­îng tËp hîp chi phÝ, tæng hîp theo tõng tµi kho¶n sö dông, lËp b¶ng ph©n bè chi phÝ vËt liÖu lµm c¨n cø ho¹ch to¸n tæng hîp CPNVLTT. CPNVLTT thùc tÕ trong kú ®­îc tÝnh vµo gi¸ thµnh s¶n phÈm phô thuéc vµo c¸c yÕu tè sau: + TrÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp xuÊt vµ ®­a vµo s¶n xuÊt trong kú. Yõu tè nµy ®­îc x¸c ®Þnh c¨n cø vµo chøng tõ xuÊt kho vµ sö dông nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp cho tõng ®èi t­îng cã liªn quan. +TrÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu cßn l¹i ®Çu kú ë c¸c ph©n x­ëng, ®Þa ®iÓm s¶n xuÊt nh­ng ®Õn cuèi kú tr­íc ch­a sö dông ®­îc chuyÓn cho kú nµy. +TrÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu xuÊt dïng trong kú nh­ng ®Õn cuèi kú sö dông kh«ng hÕt nhËp l¹i kho hoÆc ®Ó l¹i t¹i c¸c ®Þa ®iÓm s¶n xuÊt sö dông cho kú sau. +TrÞ gi¸ phÕ liÖu thu håi( nÕu cã ): C¨n cø vµo chøng tõ nhËp kho phÕ liÖu vµ ®¬n gi¸ phÕ liÖu doanh nghiÖp ®· sö dông trong kú ho¹ch to¸n. CPNVLTT trong kỳ = Trị giá NVL xuất sử dụng trong kỳ + Trị giá NVL còn lại đk ở địa điểm sản xuất + Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng _ Trị giá phế liệu thu hồi §Ó tËp hîp vµ ph©n bæ CPNVLTT, kÕ to¸n sö dông tµi kho¶n 621- chi phÝ nguyªn liÖu, vËt liÖu trùc tiÕp. * KÕt cÊu TK 621 Bªn nî: TrÞ gi¸ thùc tÕ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp xuÊt sö dông cho s¶n xuÊt s¶n phÈm hoÆc thùc hiÖn c«ng viÖc, lao vô, dÞch vô trong kú. Bªn cã: TrÞ gi¸ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp sö dông kh«ng hÕt nhËp l¹i kho. TrÞ gi¸ phÕ liÖu thu håi. KÕt chuyÓn hoÆc ph©n bæ CPNVLTT ®Ó tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm TK 621 kh«ng cã sè d­ cuèi kú. C¸c nghiÖp vô kÕ to¸n chñ yÕu XuÊt kho nguyªn vËt liÖu- sö dông trùc tiÕp ®Ó s¶n xuÊt trong kú, c¨n cø b¶ng ph©n bæ vËt liÖu, c«ng cô- dông cô, kÕ to¸n ghi: Nî TK 621: Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Cã TK 152, 153. Tr­êng hîp c«ng cô- dông cô ph©n bæ dÇn, chi phÝ ph©n bæ cho kú nµy ghi : Nî Tk 621: Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Cã TK 152: Chi phÝ tr¶ tr­íc(TK 1421) (2) Tr­êng hîp mua nguyªn vËt liÖu sö dông ngay cho s¶n xuÊt kh«ng nhËp kho, c¨n cø c¸c chøng tõ liªn quan, kÕ to¸n ghi: Nî TK 621: Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp ( gi¸ mua ch­a cã thuÕ, chi phÝ mua…) Cã TK 133: ThuÕ GTGT ®­îc khÊu trõ Cã TK 111, 112, 141, 331… Tr­êng hîp kh«ng cã ho¸ ®¬n GTGT, hoÆc thuÕ GTGT kh«ng ®­îc khÊu trõ, hoÆc nép thuÕ GTGT theo ph­¬ng ph¸p trùc tiÕp. Sè tiÒn tính vµo CPNVLTT lµ tæng gi¸ thanh to¸n. (3) Tr­êng hîp nguyªn vËt liÖu cßn l¹i cuèi kú kh«ng sö dông hÕt, nh­ng kh«ng nhËp l¹i kho vËt liÖu, c¨n cø phiÕu b¸o vËt liÖu cßn l¹i cuèi th¸ng, cuèi kú tr­íc, kÕ to¸n ghi gi¶m chi phÝ vËt liÖu: Nî TK 621: Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Cã TK 152: nguyªn liÖu, vËt liÖu Sang kú nµy, kÕ to¸n ghi t¨ng chi phÝ b»ng bót to¸n th­êng Nî TK 621: CPNVLTT Cã Tk 152: NVL (4) Cuèi th¸ng nÕu cã NVL sö dông kh«ng hÕt nhËp l¹i kho, kÕ to¸n c¨n cø vµo c¸c phiÕu kho ghi: Nî TK 152: NVL Cã TK 621: CPNVLTT (5) Cuèi th¸ng kÕt chuyÓn( hoÆc ph©n bæ chi phÝ NVL trùc tiÕp cho c¸c ®èi t­îng chÞu chi phÝ ) kÕ to¸n ghi: Nî TK 154: Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh dë dang Cã TK 621: Chi phÝ NVL trùc tiÕp KÕ to¸n chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp CPNVLTT lµ nh÷ng kho¶n tiÒn ph¶i tr¶ cho c«ng nh©n trùc tiÕp s¶n xuÊt s¶n phÈm hoÆc thùc hiÖn c¸c lo¹i lao vô, dÞch vô gåm: tiÒn lương chÝnh, l­¬ng phô, c¸c kho¶n phô cÊp, tiÒn trÝch b¶o hiÓm x· héi, BHYT, KPC§ theo sè tiÒn l­¬ng cña c«ng nh©n s¶n xuÊt. Cần chú ý là CPNCTT sản xuất bao gồm tất cả các khoản trên liên quan đến sản xuất trong kỳ, không phân biệt là đã thanh toán cho người lao động hay chưa. Chi phí về tiền lương, tiền lương được xác định cụ thể tuỳ thuộc hình thức tiền lương thời gian hay lương sản phẩm. Các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ ) tính vào CPNCTT căn cứ vào tổng số tiền lương công nhân sản xuất và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Kế toán sử dụng TK 622: chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. * Kết cấu: Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Bên có: Số kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí vào cuối kỳ. TK 622 không có số dư cuối kỳ. * Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp (1) Căn cứ vào bảng phân bố tiền lương trong kỳ, kế toán ghi Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334: phải trả công nhân viên. Số tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân viên sản xuất trong. (2) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ số tiền lương trích trước hàng tháng . Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: phải trả công nhân viên Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Nợ Tk 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 3382: KPCĐ TK 3383: BHXH TK 3384: BHYT (4) Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) CPNCTT cho các đối tương chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 662: Chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí sản xuất chung. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung. Kết cấu: Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung ( nếu có ) Số kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí. TK 627 không có số dư cuối kỳ và gồm các tài khoản cấp 2 sau đây: + TK 6271: Chi phí nhân viên (Phân xưởng, đội, trại sản xuất) phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, công nhân vận chuyển vật liệu và sản phẩm ở phân xưởng, sửa chữa thường xuyên TSCĐ, công cụ, dụng cụ ở phân xưởng. + TK 6272: Chi phí vật liệu. Phản ánh các chi phí vật liệu dùng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và các vật liệu dùng cho quản lý chung ở các phân xưởng, đội sản xuất. + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. Phản ánh chi tiết về dụng cụ, dụng cụ làm cho các nhu cầu chung ở phân xưởng, đội sản xuất như khuôn mẫu, dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, đà giáo trong xây dựng cơ bản… + TK 6274: Khấu hao TSCĐ. Phản ánh số tiền chiết khấu của toàn bộ TSCĐ sử dụng trong phạm vi các phân xưởng, đội, trại sản xuất. + TK 6275: Chi phí dịch vụ mua ngoài. Phản ánh các chi phí lao vụ dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng, đội, trại sản xuất như chi phí về điện, nước, điện thoại, ô xy, khí nén, hơi nước, FAX chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ. + TK 6278: Chi phí khác bằng tiền. Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nói trên phục vụ cho tổ chức, quản lý sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng, đội, trại sản xuất. Các nghiệp vụ kế toán tập hợp và kết chuyển chi phí sản xuất chung. Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương, kế toán phản ánh chi phí nhân công thuộc chi phí sản xuất chung. Nợ TK 627(6271): Chi phí sản xuất chung Có TK 334: Phải trả công nhân viên. Có TK 338: Các khoản phải trả, phải nộp khác. Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ -dụng cụ và các chứng từ liên quan để ghi chi phí vật liệu quản lý. Nợ TK 627(6272): Chi phí sản xuấtchung Có TK 152 : nguyên vật liệu Căn cứ bảng phân bổ vật liệu, công cụ- dụng cụ, các chứng từ liên quan, kế toán ghi chi phí công cụ đồ dùng quản lý. Nợ TK 627(6274): Chi phí sản xuất chung Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ Căn cứ các chứng từ gốc liên quan đến mua dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung để ghi: Nợ TK 627(6275): Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 : Tạm ứng Có TK 331 : Phải trả người bán Các chi phíkhác bằng tiền liên quan đến tổ chức, quản lý sản xuất trong các phân xưởng, đội, trại sản xuất ghi: Nợ TK 627(6278): Chi phí sản xuất chung Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 : Tạm ứng Cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung Trong trường hợp chi phí chung được phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định có thể được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi: + Khi phát sinh chi phí chung cố định: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 334: Phải trả công nhân viên + Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm theo công suất bình thường. Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung + Nếu sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán. Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 627: Chi phí sản xuất xhung Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ Cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ tài khoản 154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí được thực hiện trên tài khoản 631-giá thành sản xuất. Kết cấu TK 631 Bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (kết chuyển từ TK 154 sang) Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (Kết chuyển từ các TK 621, TK 622, TK 627). Bên có: Các khoản làm giảm chi phí ( giá trị sản phẩm hỏng bắt bồi thường, phế liệu sản phẩm hỏng thu hồi) Kết chuyển chi phí sản xuấtdở dang cuối kỳ(sang TK 154) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ. TK 631 không có số dư cuối kỳ * Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh Đầu tháng, căn cứ số dư sản phẩm dở dang đầu kỳ của TK 154 kết chuyển sang TK 631, kế toán ghi: Nợ TK 631: Giá thành sản xuất Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (2) Cuối tháng, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành Nợ TK 631: Giá thành sản xuất Có TK 621: CPNVLTT (3) Cuối tháng, kết chuyển CPNCTT để tính giá thành Nợ TK 631: Giá thành sản xuất Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Cuối tháng, kết chuyển(hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung để tính giá thành: Nợ TK 631: Giá thành sản xuất Có TK 627: Chi phí sản xuất chung Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi: Nợ TK 611: Mua hàng ( trị giá phế liệu thu hồi nhập kho) Nợ TK 138(TK 1388): Phải thu khác ( Số tiền bồi thường vật chất phải thu ) Nợ TK 811: Chi phí khác ( Nếu tính vào chi phí khác ) Có TK 631: Giá thành sản xuất Căn cứ biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 631: Giá thành sản xuất (6) Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ ( kể cả nhập kho thành sản phẩm, gửi bán không qua kho, bán ngay cho khách hàng ) kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 631: Giá thành sản xuất 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành a. Đối tượng tính giá thành Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân chia thành 2 giai đoạn là: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.Về thực chất, xác định đối tưọng tính giá thành là việc xác định sản phẩm bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Kỳ tính giá thành Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tưọng tính giá thành trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tưọng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế, sản phẩm trung thực, kịp thời. Có 2 trường hợp chủ yếu khi xác định giá thành: + Kỳ tính giá thành phù hợp với báo cáo. + Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là cuối kỳ báo cáo, thường là vào cuối mỗi tháng, cuối tháng sau khi hoàn thành công việc tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sản xuất sản phẩm cho các đối tưọng tính giá thành phù hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc đơn vị đặt hàng sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hay đơn đặt hàng đó thì chu kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn vị đặt hàng đó hoàn thành. Hàng tháng vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tưọng tập hợp chi phí có liên quan, khi sản phẩm hoặc đơn đặt hàng cần tính giá thành hoàn thành thì mới sử dụng số liệu sản phẩm sản xuất tập hợp được theo các đối tưọng có liên quan từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành để tính giá thành và giá thành đơn ._.vị cho sản phẩm hay đơn đặt hàng đó bằng phương pháp tính giá thành thích hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Tính giá thành theo quá trình sản xuất -Phương pháp tính giá thành giản đơn Điều kiện áp dụng: Sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tưọng tính giá thành tương ứng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành là tháng, quý. Z= Ddk + C - Dck z= Z/Q Trong đó: Z : Tổng giá thành thực tế của loại sản phẩm Ddk: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ C: Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ Z: Giá thành đơn vị từng đối tưọng tính giá thành Q: Số lượng sản phẩm -Phương pháp tính giá thành theo hệ số Điều kiện áp dụng: Cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là bộ quy ∑sản phẩm hoàn thành, kỳ tính giá thành là cuối tháng hoặc quý. Căn cứ vào đặc điểm và các định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng hệ số giá thành cho từng loại sản phẩm theo hệ số giá thành để xác định tiêu chuẩn phân bổ. Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn = ∑Si Hi Trong đó: Si: sản lượng thực tế của sản phẩm Hi: Hệ số giá thành của sản phẩm Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm = Số lượng quy đổi của sản phẩm/ Tổng số lượng quy đổi Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + CPSX trong kỳ _ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ * Hệ số phân bổ -Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có nhiều quy cách, phẩm chất khác nhau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng kế toán tính giá thành: Từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm. + Trước hết kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bố giá thành để tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm. Tiêu chuẩn phân bố có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức. + Tính tổng tiêu chuẩn phân bố Tổng tiêu chuẩn phân bổ = ∑sản lượng thực tế sản phẩm quy cách * Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm quy cách + Tính tỷ lệ giá thành theo khoản mục. Tỷ lệ giá thành CPSX dở dang CK = CPSX dở dang ĐK + CPSX dở dang trong kỳ Tổng tiêu chuẩn phân bổ + Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo công thức: Tổng giá thành thực tế = Tiêu chuẩn phân bổ * Tỷ lệ tính từng quy cách trong từng quy cách giá thành Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ: Điều kiện áp dụng: Cho các doanh nghiệp trên cùng một quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ. Đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành: Là các sản phẩm chính. Khi đó giá thành được xác định: Ztp = Ddk + C - Dck -Cp Trong đó: Cp : CPSX cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành đã tập hợp Cp = Giá bán - lãi định mức - thuế (nếu có) Hoặc Cp = Chi phí sản xuất theo kế hoạch Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước Điều kiện áp dụng: Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục trải qua nhiều giai đoạn liên tiếp hoặc quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song lắp ráp sản phẩm. Tổ chứ sản xuất nhiều, chu kỳ ngắn. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Là từng giai đoạn công nghệ hoặc từng phân xưởng sản xuất riêng biệt. Tuỳ theo việc xác định đối tưọng tính giá thành mà phương pháp phân bước chia làm 2 loại. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Đối tượng tính giá thành: Nửa thành phẩm ở giai đoạn chế biến và thành phẩm, ở giai đoạn cuối cùng. Nội dung: Theo phương pháp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng giai đoạn. Lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất theo phương án phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. CPNVL = Chi phí chế biến - Giá trị sản phẩm = Giá thành bán Chính bước 1 dở dang bước 1 thành phẩm bước 1 Giá thành bán + Chi phí chế - Giá trị sản phẩm = Giá thành bán thành Thành phẩm biến bước 2 dở dang bước 2 phẩm bước 2 bước 1 Giá thành bán + Chi phí chế - Giá trị sản phẩm = Tổng giá thành Thành phẩm biến bước n dở dang bước n thành phẩm bước (n -1). Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Đối tượng tính giá thành: Thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. Nội dung: Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng giai đoạn sản xuất để tính toán phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm theo từng khoản mục chi phí. Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí của từng giai đoạn sản xuất riêng biệt nằm trong giá thành của thành phẩm để tổng hợp và tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Chi phí bước n cho thành phẩm CPNVLC cho thành phẩm Chi phí bước 1 cho thành phẩm Chi phí bước 2 cho thành phẩm Chi phí bước … cho thành phẩm Tổng giá thành thành phẩm Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm CPNVLTT, còn các gia công chế biến (CPNCTT, CPSXC…) tính cả cho giá thành sản phẩm. Dck Ddk+Cvl = Stp+ Sd Trong đó: Dckvà Ddk: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Cvl : Chi phí vật liệu chính trực tiếp (hay CPNVLTT) phát sinh trong kỳ Stp : Sản lưọng thành phẩm Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn, công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính trực tiếp ( CPNVLTT), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp bình quân: Trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: + Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ ( như CPNVLTT…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLTT. + Đối với chi phí bổ đầu trong quá trình sản xuất, chế biến (như CPNCTT, CPSXC…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dck=Ddk+C/Stp+Sd*Sd Trong đó: C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ Sd: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% HT) Sd=S * %HT Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức - một hệ thống kế toán chi phí và giá thành linh hoạt hơn. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý. Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm ở từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. III. Sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ssổ kế toán để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó là: Hình thức sổ kế toán nhật ký chung, nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ và nhật ký chứng từ. 1. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú 2. Hình thức kế toán nhật ký chung Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú 3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký- sổ cái Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú 4. Hình thức kế toán nhật ký ghi sổ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ khi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Đối chiếu kiểm tra Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi chú Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI. I Khái quát về Công ty Cơ khí Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội Công ty Cơ khí Hà Nội tên giao dịch là HAMECO Địa chỉ: 74 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội Tel : 8584416 Fax : 8583268 Trong những năm đầu giải phóng miền Bắc trước nhu cầu xây dựng đất nước và do sự phát triển của xã hội, ngày 12/4/1958 sau 3 năm xây dựng Công Ty Cơ khí Hà Nội đã chính thức được ra đời với tên gọi ban đàu là Nhà máy Cơ khí trung quy mô. Sự ra đời của nhà máy là kết quả của sự hợp tác giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu đối với Việt Nam. Đây là nhà máy duy nhất chế tạo máy công cụ. Trải qua 46 năm liên tục xây dựng và phấn đấu Công Ty Cơ Khí Hà Nội đã và đang trên đà phát triển. Có thể tóm tắt quá trình phát triển của công ty qua một số thời kỳ sau: Từ ngày đầu thành lập với đội ngũ 200 công nhân trình độ trung cấp cơ khí, với trang thiết bị sơ sài cho đến năm 1986 trải qua nhiều giai đoạn khó khăn nhà máy đã lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt. Năm 1960 nhà máy đổi tên thành nhà máy Cơ khí Hà Nội. Từ sau năm 1975 nhà máy liên tục thực hiện các kế hoạch 5 năm như kế hoạch 1975-1980, 1980- 1985. Hoạt động sản xuất diễn ra hết sức sôi động. Số lượng công nhân của nhà máy có lúc lên tới 2800 người trong đó có hơn 300 kỹ sư. Sự cố gắng và lỗ lực của cán bộ, công nhân viên nhà máy được ghi nhận bằng danh hiệu anh hùng do Nhà Nước phong vào khoảng thời gian này. Đến năm 1980 nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Công Cụ Số 1. Từ năm 1986 hoà trong xu thế đổi mới của đất nước, nhà máy từng bước chuyển đổi tổ chức lại sản xuất thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Tuy nhiên do quá trình đổi mới chậm, thị trưòng tiêu thụ sản phẩm giảm sút, nhà máy đứng trước nhiều khó khăn thách thức về giá cả, chất lượng sản phẩm. Đứng trước những khó khăn của ngành cơ khí nói chung và của nhà máy nói riêng, đội ngũ cán bộ và công nhân viên của nhà máy đã không ngừng lỗ lực từng bước tổ chức lại sản xuất sắp xếp lại lao động, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công Ty Cơ Khí Hà Nội (HAMECO). Trong khoảng thời gian từ năm 1995 trở lại đây Công Ty Cơ Khí Hà Nội đã từng bước khắc phục những hạn chế và từng bước đi lên. Ngoài sản phẩm truyền thống là máy công cụ và phụ tùng máy công cụ đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, công ty cũng tiến hành nghiên cứu chế tạo ra những thiết bị của những ngành mà trước đây phải nhập ngoại như: bơm trợ lực BENLAI, Bơm b186, Bơm đi số, trang bị cho một số ngành công nghiệp. Đến nay công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật với trang bị hiện đại, nhiều bộ phận đã được tự động hoá như: Máy tiện, phay… đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm nhiều công nhân và thợ bậc cao có trình độ tay nghề 7/7. Uy tín về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả của công ty đã được các bạn hàng thừa nhận các sản phẩm của công ty đã từng tham gia một số hội chợ triển lãm Quốc Tế: Plavcoldic, Leizpzig, đã có quan hệ buôn bán, sản xuất với các nước Liên Xô cũ, Ba Lan, Thái Lan, Nhật Bản. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cơ Khí Hà Nội a. Chức năng và nhiệm vụ của công Ty Cơ Khí Hà Nội Công ty Cơ Khí Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh với sản phẩm truyền thống là máy móc thiết bị cắt gọt kim loại như: Máy tiện, phay,bào, khoan, phụ tùng máy công cụ. Ngoài ra Công ty còn đảm nhận tất cả các hợp đồng liên quan đến chế tạo gia công cơ khí từ khâu khảo sát thiết kế đến chế tạo. Bởi vậy để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công Ty tổ chức thành nhiều bộ phận sản xuất mỗi bộ phận có một chức năng riêng: Xưởng đúc: Làm nhiệm vụ tạo phôi đúc theo yêu cầu. Xưởng kết cấu thép: Làm nhiệm vụ gia công gò hàn tạo phôi cho xưởng gia công. Xưởng rèn và nhiệt luyện: Rèn phôi và tôi các sản phẩm. Xưởng cơ khí chế tạo: Chuyên gia công các phụ tùng cơ khí. Xưởng cơ khí lớn: Chuyên gia công các phụ tùng cơ khí chi tiết như máy công cụ, máy công nghiệp. Xưởng bánh răng: Chuyên cung cấp bánh răng, trục răng, màm cặp cho các phân xưởng. Xưởng dụng cụ: Chuyên gia công các chi tiết có độ gá, tham gia chế tạo các sản phẩm phục vụ cho lắp máy. Xưởng cơ khí chính xác: Gia công các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao. Xưởng thiết bị lắp đặt: Làm nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị tại các công trình ở xa Công Ty. b.Quy trình công nghệ sản phẩm của Công Ty Cơ khí Hà Nội Đối với các sản phẩm trong kế hoạch của Công Ty. Đó là các máy công cụ được phòng kinh doanh thương mại dự kiến hàng năm. Phòng kinh doanh thương mại căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định nên sản xuất những loại máy nào cần đến trang bị phụ tùng đi kèm. Các sản phẩm ngoài kế hoạch của Công Ty là các đơn đặt hàng của Công Ty Sau khi ký hợp đồng phòng kinh doanh thương mại sẽ chuyển toàn bộ bản vẽ cho trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất triển khai và tổ chức thực hiện. Đối với các hợp đồng yêu cầu thiết kế bản vẽ, dụng cụ gá lắp thì căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để dự trù chủng loại,số lượng,quy cách vật tư cho từng loại hợp đồng, từng sản phẩm. Đồng thời trung tâm kỹ thuật và điều hành hướng dẫn công nghệ và định mức từ tạo phôi, gia công cơ khí, lắp ráp cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Sau đó trung tâm phát lệnh sản xuất cho các xưởng thực hiện. Trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất thường xuyên cho nhân viên theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình kế hoạch sản xuất cho từng hợp đồng giải quyết mọi vướng mắc trong quá trính sản xuất nhằm giao hàng đúng tiến độ. Do sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm của công ty, trong khuôn khổ bài này em chỉ nêu quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ. Sản phẩm máy công cụ có kỹ thuật phức tạp được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình phức tạp kiểu song song. Mỗi chi tiết máy công cụ được gia công theo một trình tự nhất định tuy nhiên có thể khái quát trình tự sản xuất máy công nghệ như sau: + Các xưởng tạo phôi ( xưởng đúc, rèn, kết cấu thép ) sau khi nhận nguyên vật liệu là các loại gang, thép, kim loại màu tiến hành tạo phôi thô của sản phẩm, chi tiết máy, phụ tùng. Khi tạo phôi theo kế hoạch nhập kho bán thành phẩm phôi do trung tâm kỹ thuật và tiến hành sản xuất quản lý. Các xưởng gia công cơ khí sau khi nhận được phôi theo kế hoạch tiến hành gia công các chi tiết. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các chi tiết mà có thể được chế tạo bằng một hoặc một số công nghệ phức tạp như: Tiện, phay, bào… sau khi hoàn thành các chi tiết nhập kho bán thành phẩm chi tiết. Tất cả các bước công nghệ được KCS kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng, sản phẩm hỏng được loại bỏ ngay trong bước công nghệ khi phát hiện hỏng. + Xưởng lắp ráp: Là đơn vị nhận các chi tiết từ kho bán thành phẩm, chi tiết máy lắp thành máy, lắp theo kế hoạch và lập kho thành phẩm. Sơ đồ 5: Sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm máy công cụ. PX đúc PX cơ khí chế tạo Nguyên vật liệu PX kết cấu thép Kho BTP phôi Kho bán thành phẩm chi tiết PX rèn Lắp ráp PX cơ khí lớn PX cơ khí chính xác PX bánh răng c. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công Ty Cơ Khí Hà Nội Công Ty thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Cơ cấu tổ chức của Công Ty như sau: Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật và 1 phó giám đốc nội chính. Giám đốc là người phụ trách điều hành các công việc của công ty. Phó giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách về sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách về mặt kỹ thuật của công ty. Phó giám đốc nội chính: Là người phụ trách các vấn đề liên quan trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài việc uỷ quyền cho Phó giám đốc, Giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng. Các phòng ban gồm: + Phòng kinh doanh thương mại: Phối hợp chặt chẽ với trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất, các đơn vị sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và thiết kế các đơn đặt hàng theo yêu cầu của Giám đốc, Phó giám đốc. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ trách các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. + Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế, điều hoà phân phối, tổ chức sử dụng vốn vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng vật tư vận tải: Chịu trách nhiệm trong mua sắm bảo quản và cung ứng vật tư kịp thời phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn có bộ phận vận tải chuyên làm công tác vận chuyển. + Phòng tổ chức nhân sự: Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp lao động hợp lý đề ra các quy chế về lao động tiền lương tổ chức nhân sự. + Phòng hành chính quản trị: Giúp Giám đốc trong ban quản lý hành chính, soạn thảo công văn, lưu trữ văn bản, quản lý con dấu. + Trung tâm ứng dụng tự động hoá: Nghiên cứu công nghệ tự động hoá tại các nước đang phát triển tìm giải pháp để ứng dụng vào sản xuất chế tạo ở công ty nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm. + Trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất: Có chức năng thiết kế và thiết kế lại sản phẩmtheo yêu cầu của kế hoạch và hợp đồng kinh tế đáp ứng yêu cầu của khách hàng, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹthuật của sản phẩm, xây dựng định mức lao động, định mức tiêu hao vật tư. + Trung tâm quản lý và đo lường chất lượng: Làm nhiệm vụ quản lý giám sát chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Công Ty Cơ Khí Hà Nội: Giám đốc Phòng KD thương mại Phòng bảo vệ Phòng y tế Phòng tổ chức nhân sự Phó GĐ nội chính Phòng KD xuất NK Phòng tài chính KT Phòng vật tư vận tải Phó GĐSX kinh doanh Phòng hành chính QT Văn phòng giám đốc Xưởng kết cấu thép Xưởng đúc Xưởng rèn và nhiệt Phó GĐ kỹ thuật Trung tâm ứng dụng và tự động hoá Trung tâm kỹ thuật ĐHSX Trung tâm ql và ĐLCL Trường CNKT Phòng cơ điện PX cơ khí PX bánh răng PXCK chế tạo PXCK CX PX dụng cụ PX lắp ráp PXTB lắp đặt d. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội Bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của Công Ty Cơ Khí Hà Nội được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc được thực hành tại phòng kế toán. Phòng kế toán của công ty gồm 16 người. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán): Phụ trách toàn bộ công việc tại phòng kế toán. + Phó phòng kế toán: Trực tiếp làm dự án, thay trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng. + Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ. + Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý thu chi tiền mặt và theo dõi tạm ứng. Lập bảng kê số 1, nhật ký chứng từ số 1. + Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ tính phần lãi phải trả ngân hàng. Lập bảng kê số 2, nhật ký chứng từ số 2. + Kế toán bán hàng, công nợ: Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi công nợ phụ trách phần thuế GTGT đầu ra. + Kế toán tiêu thụ: Theo dõi kho thành phẩm, lập bảng kê số 10, nhật ký chứng từ số 8, tính giá thành toàn bộ và lập bảng lỗ lãi. + Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định trong công ty hàng tháng, lập bảng tính khấu hao cơ bản. + Kế toán tiền lương theo dõi quỹ lương: Làm nhiệm vụ tính lương theo thời gian, theo sản phẩm và tính các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. + Kế toán vật liệu theo dõi tình hình xuất nhập khẩu vật liệu hàng tháng, tra giá vật liệu cho từng phiếu xuất vật tư để chuyển kế toán tập hợp chi phí tính giá thành, tập hợp số liệu theo các đối tưọng sử dụng. + Kế toán công cụ dụng cụ lao động: Theo dõi tình hình biến động công cụ dụng cụ tập hợp số liệu theo dõi đối tưọng sử dụng. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các chứng từ gốc và số liệu của các bộ phận chuyển sang lập bảng kê số 4. xác định và tình giá thành đối với các sản phẩm đã hoàn thành nhập kho thành phẩm thanh toán lương cho từng xưởng. + Kế toán tổng hợp: Lập bảng cân đối tài khoản và nhật ký chứng từ số 7, lập báo cáo sản xuất cuối quý. Ngoài 16 kế toán tại phòng kế toán thì tại mỗi xưởng có 1 kế toán tiền lương phụ trách thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho từng nhân viên phân xưởng. Sơ đồ: Bộ máy kế toán Công Ty Cơ Khí Hà Nội Thủ qỹ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán công cụ dụng cụ Kế toán TSCĐ Kế toán tiền mặt Kế toán TGNH Kế toán tiêu thụ Kế toán BH và công nợ Kế toán tiền lương Kế toán chi phí giá thành Phó phòng kế toán Nhân viên kế toán phân xưởng Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội. Công Ty Cơ Khí Hà Nội áp dụng hình thức Nhật Ký Chứng Từ Theo hình thức Nhật ký chứng từ có 4 loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ: Gồm 10 nhật ký chứng từ, những nhật ký chứng từ này được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản giống nhau có quan hệ đối ứng mật thiết liên quan với nhau. Theo yêu cầu quản lý hết tháng phải khoá sổ nhật ký chứng từ cũ và mở cho tháng sau. Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp, mỗi tờ sổ dùng cho từng tài khoản và dùng cho cả năm. Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Bảng phân bổ: Các chứng từ gốc tập trung vào bảng phân bổ cuối tháng chuyển vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Công ty áp dụng hình thức hạch toán hàng tháng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Kỳ kế toán: Hàng tháng. Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sơ đồ: Hình thức tổ chức kế toán của Công Ty Cơ Khí Hà Nội. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Bảng kê Đối chiếu kiểm tra Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi chú II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Do đặc điểm của Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí chế tạo đối tưọng phục vụ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên danh mục các mặt hàng sản xuất tại công ty lên tới con số vài trăm. Với những yêu cầu khác nhau về công tác quản lý. Bởi vạy cho nên để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán chi phí thì Công Ty Cơ Khí Hà Nội thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế bao gồm những yếu tố sau: + Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại đối tưọng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu, phụ tùng thay thế. Tại Công Ty Cơ Khí Hà Nội chi phí nguyên vật liệu chính gồm các loại thép tròn Φ45, thép TC3, thép lục lăng, thép lò xo, thép ống, gang, đồng, nhôm, kim loại màu…. Chi phí về vật liệu phụ: Bao gồm các loại như dây điện, vôi cát, bìa cát tông, băng dính, ống cao su, sơn…. Nhiên liệu: Than, gỗ, dầu, xăng Chi phí phụ tùng thay thế: Chỉ có tại bộ phận vận tải dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy. + Yếu tố chi phí nhân công: Gồm tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp bao gồm: Tiền lương chính trả theo sản phẩm của công nhân sản xuất chính, tiền thanh toán thừa giờ, tiền bồi dưỡng độc hại… phải trả cho công nhân. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản trích theo tỷ lệ quy định về các yếu tố này. + Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của công ty. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như chi phí về điện, nước, chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh tất cả các khoản chi phíkhác ngoài các yếu tố trên như: Chi phí tiếp khách… Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty. Vì vậy phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu công tác quản lý của nghiệp để xác định sao cho hợp lý và khoa học nhất. Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một công ty có quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn với 10 phân xưởng trực tiếp sản xuất,mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng biệt,với quy trình công nghệ kiểu phức tạp, kiểu song song việc tổ chức sản xuất được tiến hành ở các phân xưởng sản xuất. Vì vậy căn cứ vào những đặc điểm kế toán, kế toán xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất chi tiết theo từng sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu nói chung là những đối tưọng lao động thể hiện dưới dạng lao động vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị chuyển dịch một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm. Với đặc điểm là một công ty cơ khí có cơ cấu sản phẩm đa dạng cả về số lượng đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở công ty rất phong phú. Căn cứ vào vai trò tác dụng của nguyên vật liệu để phân chia nguyên vật liệu của công ty thành các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm tại công ty, chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm khoảng 60% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuỳ theo từng phân xưởng mà nguyên vật liệu được coi là chính cũng có sự khác nhau. Nhưng nói chung nguyên vật liệu chính gồm các loại chủ yếu sau: Các loại thép: Thép ống, thép lục lăng,thép tấm, thép lá… Các kim loại màu: Đồng đỏ, đồng thau,nhôm,thiêc. Ngoài ra tại công ty Cơ Khí Hà Nội còn có các phân xưởng tạo phôi chuyên tạo phôi thô cung cấp cho các phân xưởng khác da công, lắp ráp. Các phôi này được coi là nguyên vật liệu chính của các xưởng tiếp nhận và được gọi là bán thành phẩm. + Vật liệu phụ: Gồm có dây điện sơn, vôi cát, hoá chất,thùng phi. + Nhiên liệu: Gồm có các loại xăng, than, cốc, dầu. + Chi phí về công cụ dụng cụ : Cũng được coi là một yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí nguyên vật liệu. Đó là những công cụ dụng cụ dùng để chế tạo các sản phẩm mà công ty đã xác định mức tiêu hao công cụ dụng cụ ( mũi khoan nối dài). Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cố định cả kỳ như sau: Đơn giá bình quân = Giá trị tồn đk + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đk + Số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu = Đơn giá bình quân * Số lượng vật liệu xuất dùng vật liệu xuất dùng xuất kkhấu hao Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621-CPNVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Kết cấu tài khoản 621: Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Bên có: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Trình tự kế toán tập hợp CPNVLTT Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật tư do bộ phận kỹ thuật lập trình, trung tâm điều hành và quản lý sản xuất viết lệnh sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo lệnh này sẽ nhận vật tư về phục vụ sản xuất thông qua: “ Phiếu cấp vật tư” ( Biểu số 1 ) Biểu số 1: Phiếu cấp vật tư HA ME CO Phiếu xuất vật tư Mã số BM 0907 Số 614/090709 Ngày 04/02/2006 Người lĩnh vật tư: Trương Thanh Hải ĐVL: Xưởng máy công cụ Tên vật tư Tôn TC 3 Ngày cấp 04/02/2006 Ký hiệu quy cách B 01004 Cấp tại kho Vật liệu Đơn vị tính Kg SL thực cấp Tại kho 10.000 Số lượng duyệt 10.000 Tại đơn vị Người duyệt: (ghi tên) Kho còn nợ Còn nợ kho Hạch toán vào Sản phẩm Máy tiện T18A Người nhập(ghi tên) Hoá đơn Người xuất(ghi tên) Lần cấp thứ TCKT Số lượng vượt định mức Đơn giá 4.500 Lý do Thành tiền 4.500.000 Người xác nhận (ghi tên) Kế toán(ghi tên) Phiếu cấp vật tư do trung tâm điều hành và quản lý sản xuất lập, phó giám đốc phụ trách sản xuất ký duyệt, trên phiếu ghi rõ xuất dùng cho chi tiết sản phẩm. Tại kho khi giao vật tư thủ kho ghi rõ số liệu thực cấp vào phiếu cấp vật tư, định kỳ 10 ngày kế toán vật tư xuống kho, ký thẻ kho và nhận phiếu cấp vật tư một lần vào cuối th._.tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của sản phẩm máy tiện T18A theo mẫu sau ( Biểu số 23) Biểu số 23: Tập hợp chi phí sản xuất của máy tiện T18A Tháng 02 năm 2006 Xưởng Rèn Cơ khí lớn Lắp ráp Cộng phát sinh Giờ 568 779 536 1.883 TK 621 30.825.668 7.596.000 6.532.954 44.954.622 TK 621-BTP 3.224.554 5.376.949 2.527.923 11.129.426 TK 622 1.756.659 8.772.113 9.432.524 19.961.296 TK 627 3.537.932 8.637.528 8.334.443 20.509.903 Cộng 39.345.381 30.383.369 26.828.380 96.557.130 Căn cứ vào số dư đầu kỳ của TK 154 của các xưởng tham gia sản xuất máy tiện T18A theo từng khoản mục chi phí để biết được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ chi tiết theo từng khoản mục. * Đối với vật tư + Đối với thép, tôn đồng các loại thì kế toán căn cứ vào bảng dự trù vật tư và hướng dẫn cắt thép tạo phôi đã được duyệt và cấp đủ cho đợt 1 là 50 máy như biểu sau ( Biểu số 24) Biểu số 24: Bảng dự trù vật tư và hướng dẫn cắt thép tạo phôi: Máy tiện T18A. Đợt I năm 2005: 50 máy Số TT Số chi tiết Tên chi tiết Tên vật liệu SL 1 máy Trọng lượng 1 máy Trọng lượng 50 máy Đơn giá Thành tiền 1 T18A-101 Trục trơn C 45 2 5,7 285 6.000 1.710.000 2 T18A-102 Trục đk C 45 1 4,5 225 5.500 1.237.500 3 T18A-103 Trục vít C 45 1 10,6 530 6.900 3.657.000 4 T18A-104 Bao tre C t3 2 3 150 6.500 975.000 5 T18A-105 Bánh răng 40 X 2 2,2 110 10.000 1.100.000 6 T18A-106 Bánh răng 40 X 4 2,9 145 11.900 1.725.500 …. …. …. …. … …. …. …. …. Cộng 86.735.600 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiến hành kiểm tra đối chiếu về số lượng giữa phiếu cấp vật tư và dự trù đã được cấp đủ, trọng lượng vật tư thực xuất được ghi trong phiếu cấp vật tư. Giá trị vật tư được = Giá thực tế * Số lượng máy. Tổng vật tư cấp cho tạo phôi 1 máy được tính như sau: Tổng gíá trị vật tư thực cấp = Số lượng máy 50 = 86.735.600 = 1.1734.712 Vậy số lượng vật tư cấp cho 5 máy là: 1.734.712 * 5 = 8.673.560 + Vật tư cấp cho lắp ráp máy: Kế toán căn cứ vào bảng định mức và dự trù vật tư lắp máy đã được duyệt để tập hợp như sau: Vòng bi cấp cho 5 máy: 7.289.100 Đồ điện cấp cho 5 máy: 11.744.250 Vật tư khác cấp cho lắp máy: 11.416.750 Mạch cho 1 máy theo hợp đồng đã ký là:177.800 Mạch cho 5 máy là: 177.800 * 5 = 889.000 Quy chế tính cho 1 máy là 15 kg, đơn giá theo hợp đồng đã ký là 25000 đặc đ/kg. Vậy quy chế cấp cho 5 máy là: Như vậy vật tư cấp cho lắp máy của bộ 5 máy là: Tổng vật tư cấp cho 5 máy là: 33.214.100 + 20.957.170 = 54.171.270 *.Đối với CPNCTT Thực tế giờ công chế tạo 1 máy tiện T18A được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm theo định mức thời gian mà bộ phận kỹ thuật lập ra như sau: Công nghệ tạo phôi của xưởng rèn: 210 giờ Gia công cơ khí toàn bộ: 940 giờ Lắp máy và sơn máy: 420 giờ Tổng giờ công thực tế để sản xuất cho 1 máy là: 1.570 giờ Tính đơn giá tiền lương bình quân 1 giờ công sản xuất tháng 02 năm 2006 căn cứ vào bảng sau ( Biểu số 25). Biểu số 25: Bảng đơn giá tiền lương bình quân 1 giờ công sản xuất. Tháng 02 năm 2006. Nội dung Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cộng Giờ thực tế 11.689 25.753 37.442 CPNCTT 137.635.920 996.553.257 1.134.189.177 Đơn giá bình quân đ /giờ 11.774,824 38.696,589 30.291,896 Như vậy đơn giá tiền lương bình quân 1 giờ công sản xuất sản phẩm là:30.291,896 Vậy CPNCTT sản xuất sản phẩm máy tiện T18A là: 30.291,896 * 1.570 * 5 = 237.791.383,6 *.Đối với CPSXC Đối với khoản mục này thì kế toán căn cứ vào CPNCTT đã tập hợp được trong kỳ và tổng CPSXC thực tế phát sinh để tính ra tỷ lệ CPSXC của từng phân xưởng trong tháng, sau đó lấy tỷ lệ đó nhân với CPNCTT của từng sản phẩm để tính ra phần CPSXC tính vào giá thành của sản phẩm đó.Việc tính toán được thực hiện thông qua bảng sau ( Biểu số 26). Biểu số 26: Bảng tính chi phí sản xuất chung tính vào giá thành sản phẩm. Tháng 04 năm 2006 Nội dung Dư đầu kỳ Cộng phát sinh Tổng cộng Tổng CPSXC 537.532.319 111.668.989 649.201.308 Tổng CPNCTT 87.463.704 76.956.123 164.419.827 Tỷ lệ CPSXC 6,146 1,451 3,95 Vậy tỷ lệ chi phí sản xuất chung bình quân tính theo tiền lương tháng 04 năm 2006 là 3,95. CPSXC tính cho 5 máy hoàn thành nhập kho là: 237.791.383,6 * 3,95 = 938.904.267 Giá thành công xưởng tính cho bộ 5 máy tiện T18A nhập kho là: 54.171.270 + 44.906.625 + 19.727.914 + 938.904.267 = 1.057.710.077 Giá thành 1 máy tiện T18A là: 1.057.710.077/5 = 211.542.015,4 Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng được tiến hành như sau: Khi kế toán đã tính giá thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho như sau: CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức: Giá trị SP dở = Giá trị SP dở + CPSX phát sinh – Giá thành SP cuối dang cuối dang đầu kỳ trong kỳ hoàn thành nhập kho. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được xác định theo từng khoản mục như sau: + Khoản mục CPNVLTT ( TK 621) 45.556.711 + 108.802.978 – 54.171.270 = 100.188.419đ + Khoản mục chi phí bán thành phẩm 52.692.416 + 7.055.980 – 44.906.625 = 14.841.771đ + Khoản mục CPNCTT ( TK 622) 129.942.257 + 28.474.106 + 19.727.914 = 138.688.449đ + Khoản mục CPSXC ( TK 627) 136.503.056 + 61.754.752 – 24.659.893 = 173.597.915đ + Tổng giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ = 427.316.554đ Toàn bộ quá trình tính giá thành sản phẩm máy tiện T18A được thể hiện trên bảng sau ( Biểu số 27) Biểu số 27: Bảng tính giá thành sản phẩm máy tiện T18A Tháng 02 năm 2005 Số lượng: 5 máy Khoản mục Dư đầu kỳ PX rèn PX CKL PX lắp ráp Cộng PS Giá thành 5 máy Dư cuối kỳ CPNVL 45.556.711 30.890.269 1.606.000 76.306.978 108.802.978 54.171.270 100.188.419 CPBTP 52.692.416 7.055.980 7.055.980 44.906.620 14.841.771 CPNCTT 129.942.257 4.639.726 7.954.107 15.881.273 28.474.106 19.727.914 138.688.449 CPSXC 136.503.056 8.410.039 13.840.046 39.054.667 61.754.752 24.659.893 173.597.915 Cộng 364.694.440 49.939.034 23.400.153 138.748.629 206.087.816 143.465.702 427.316.554 CHƯƠNGIII: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 1. Ưu điểm Công Ty Cơ Khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp cá quy mô sản xuất lớn với ưu thế sản xuất các mặt hàng máy công cụ truyền thống và các hệ thống thiết bị đồng bộ. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song hiên nay với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm Công Ty đã dang phấn đáu không ngừng để ngày càng trở nên vững mạnh. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, bộ máy quản lý của Công Ty cũng đã được cơ cấu lại hợp lý, được phân chia rõ ràng theo chức năng của từng phòng ban đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tránh sự chồng chéo, cồng kềnh. Công tác quản lý tài chính được quan tâm và nâng cao chất lượng về cả trình độ của đội ngũ cán bộ cũng như thông tin tài chính kế toán, khối lượng công việc kế toán đã giảm đi khá nhiều, thông tin kế toán được cập nhật. Có thể thấy rõ những điều trên qua một số điểm nổi bật trong công tác kế toán hiện nay của Công ty như: a. Về bộ máy kế toán Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty dang tích cực quản lý công tác hạch toán, đặc biệt là quản lý về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bộ máy kế toán của công ty tương đối hoàn thiện, phản ánh đầy đủ các nội dung hạch toán và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đội ngũ nhân viên kế toán đễu là những người có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một số phần, công việc khác nhau tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá, nâng cao năng suất lao động trí óc. Điều đó giúp cho mỗi nhân viên đi sâu tìm hiểu công việc được giao nâng cao nghiệp vụ, phát huy hết khả năng của mình. b. Về việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã bắt đùa áp dụng hệ thống chuẩn mực tại Việt Nam. Áp dụng thông tư 89/2002/TT-BTC do bộ tìa chính ban hành ngày mùng 9 tháng 10 năm 2002 - hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó các tài khoản kế toán còn được công ty chi tiết thành các tiểu khoảng một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng rất nhiều tài khoản cấp 2 phản ánh được đầy đủ các chi phí phát sinh trong từng phân xưởng và trên các báo cáo tài chính. Do đặc thù của ngành cơ khí công ty chi tiết một sồ tài khoản cấp 2 như sau: TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 - bán thành phẩm TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 - bán thành phẩm Việc phân chia này không có trong chế độ kế toán nhưng đảm bảo hợp lý cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của công ty. c. Về việc phương pháp hạch toàn kế toán Chi phí được tập hợp theo 3 khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC là rất hợp lý theo đúng chế độ kế toán giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó việc phân chia này giúp cho việc lập báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý giá thành trong doanh nghiệp. Đối với sản phẩm máy công cụ truyền thống hoặc hợp đông ngắn hạn sản phẩm đượctính giá vào cuối tháng khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao trực tiết cho khách hàng . Đối với những hợp đồng dở dang (Ở công ty có những hợp đồng kéo dài từ 2 đến 3 năm) kế toán lập bảng theo đơn hàng riêng và tập hợp cho phát sinh trong tháng. d. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán Với đội ngũ cán bộ kế toán lành nghề, giàu kinh nghiệm, công ty đã nghiên cứu ứng dụng NKCT một cách sáng tạo và có hiệu quả, quản lý chặt chẽ mọi nguồn lực kinh tế. Một số biểu mẫu kế toán đã được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh lành nghề nhưng về cơ bản không sai với quy định của nhà nước. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ tương đối hợp lý và thuận lợi cho việc hạch toán chi phí nói chung, CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng được nhanh chóng chính xác. Các khoản mục trong chứng từ được ghi chép đầy đủ đúng theo quy định của bộ tài chính. e. Về hạch toán CPSX và tính GTSP Công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức chi phí khá phù hợp và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Từ đó công tác kế toán CPSX và tính GTSP cũng được thực hiện nhanh chóng, cung cấp thông tin đầy đỷ kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản lý. Đồng thời việc tập hợp chi phí sản xuất và tính GTSP cũng giúp cho việc đối chiếu chi phí thực tế phát sinh với định mức góp phần nâng cao hiệu qủ sản xuất của công ty. 2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội Với trên 45 năm xây dựng và phát triển công ty cơ khí Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện công tác kế toán của mình cho phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của thị trường. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan nên trong công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP vẫn còn có một số hạn chế nhất định sau: a. Về việc sử dụng máy vi tính Hiện nay công ty chưa sử dụng máy vi tính cụ thể là phần mềm kế toán ( chỉ mới sử dụng trong kế toán vật tư) trong việc tập hợp CPSX và tính GTSP nên công tác này còn chậm chạp. Tất nhiên, ở đây do đặc điểm của ngành cơ khí việc tập hợp CPSX và tính GTSP rất phức tạp vì vậy việc lập trình phần mềm kế toán cho phù hợp là vấn đề đòi hỏi rất nhiều thời gian không thể một sớm một chiều được. b. Về việc luân chuyển chứng từ Việc luân chuyển chứng từ nhiều khi luân chuyển chậm nên làm ảnh hưởng đến tập hợp CPSX và tính GTSP. Có những mặt hàng đã nhập kho từ kỳ trước thậm chí đã kết thúc hợp đồng giao sản phẩm cho khách hàng và thanh toán tiền hàng nhưng các chứng từ hạch toán về chi phí NVL, chi phí nhân công vẫn chưa tập hợp hết. Trường hợp này buộc kế toán phải tính GTSP dựa trên định mức về NVL, giờ công hoặc tạm tính theo số phát sinh thực tế của tháng trước hay kinh nghiệm của bản thân để xác định giá thành cho sản phẩm hoàn thành kỳ báo cáo làm cho GTSP không được chính xác đầy đủ. Thêm vào đó khi có chứng từ chi phí đầy đủ kế toán phải tiến hành điều chỉnh tăng giảm chi phí làm cho khối lượng công việc kế toánvốn đã nhiều lại càng nhiều thêm. c. Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng Trong quá trình sản xuất của công ty thực tế có phát sinh thiệt hại sản phẩm hỏng. Trong công tác kế toán công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế phát sinh thiệt hại sẽ đượckế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính phẩm. Cách hạch toán này tuy đưn giản giảm được khối lượng công việc kế toán. Tuy nhiên nó không phản ánh được thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại (chi phí) ngoài ý muốn của con người. Vì vậy, nó sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận địa điểm …hư hỏng và việc khắc phục những thiệt hại không cần thiết. d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương Trong hạch toán tổng hợp tiền lương công ty chưa xử lý vấn đề trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất nên khi có sự biến động thì việc tính giá thành không được chính xác. Tại công ty cơ khí Hà Nội bảng phân bổ số 1 không chia thành lương chính, lương phụ và các khoản mà chỉ có cột cộng “ có TK 334 “ và các cột BHXH, BHYT, KPCĐ nên khó khăn cho việc quản lý tiền lương nói chung và tính giá thành nói riêng. e.Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vao chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ Công ty cơ khí Hà Nội không sử dụng TK 142 đối với công cụ dụng cụ xuất dùng nhỏ hơn 1 năm, TK 242 đối với công cụ dụng cụ xuất dùng lớn hơn 1 năm thuộc loại phân bổ nhiều lần mà tất cả công cụ dụng cụ đều phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đây là khoản mục làm tăng chi phí trong kỳ không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành. f. Về việc hoạch toán CPSXC Công ty chưa tách riêng ra được CPSXC cố định và CPSXC biến đổi, cũng như xác định được mức công suất bình thường để từ đó phân bổ vào chi phí chế biến một cách hợp lý và theo đúng chuẩn mực kế toán. Tất nhiên việc này cần phải có thời gian nhất là các hướng dẫn để thực hiện các chuẩn mực đó mới được ban hành. II Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty cơ khí Hà Nội Sự cần thiết phải hoàn thiện Như đã nói ở phần I, trong cơ chế thị trường cùng với sự nâng cao vai trò của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp công tác kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP đóng vai trò không nhỏ trong việc cung cấp các thông tin về tình hình tập hợp CPSX và tính GTSP. Phân tích và dự báo chiến lược hạ GTSP của mỗi một doanh nghiệp. Không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính GTSP nói riêng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong điều kiện hiện nay. Với những tồn tại như trên ở công ty cơ khí Hà Nội theo em nên được hoàn thiện theo hướng cụ thể như sau: 2. Phương hướng hoàn thiện a. Về việc sử dụng máy vi tính Để tiến hành tập hợp CPSX và tính GTSP được nhanh chóng, chính xác, công ty nên tìm các chuyên gia về phần mềm kế toán máy để lập ra chương trình phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Muốn vậy, công ty nên mã hoá các hợp đồng đầu vào để áp dụng được các phần mềm kế toán, công việc này phải bắt đầu từ phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh phải mã hoá các hợp đồng để từ đó phòng vật tư điều động sản xuất theo đó cung cấp vật tư, giúp cho kế toán dễ dàng trong việc tập hợp chi phí. b. Về việc luân chuyển chứng từ Để tránh chứng từ bị thất lạc hoặc bị chậm trễ thì theo em công ty cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ khâu luân chuyển chứng từ nội bộ theo hướng đảm bảo tuần tự, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để kịp thời cung cấp chứng từ chi phí cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Muốn vậy theo em: Công ty nên thiết lập một sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, yêu cầu có người chịu trách nhiệm trong mỗi khâu luân chuyển chứng từ. Kế toán nên kết hợp với thủ kho theo dõi sát sao các loại vật tư xuất kho cho xưởng sản xuất nào và đảm bảo chứng từ được tập hợp đầy đủ. Việc quản lý CPNCTT trong các hợp đồng, sản phẩm cần được chú trọng hơn nữa, từ việc theo dõi các giờ công sản xuất ở mỗi xưởng trên các bảng chấm công đến việc kiểm tra, xem xét việc chấm công đã so với thực tế không. Các chứng từ về lương cần được theo dõi chặt chẽ, giúp cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn. c. Về việc hạch toán chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng Theo chế độ ban hành, sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng, tiêu chuẩn lắp ráp… Tuỳ theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Trong thực tế cả 2 loại này được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: Là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi và được coi là chi phí sản phẩm chính phẩm. Thiệt hại này bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi, kế toán hạch toán như đối với chính phẩm. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân bất thường gây ra và thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại này tuỳ theo nguyên nhân kế toán sẽ có biện pháp xử lý và hạch toán theo sơ. d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương Công ty cơ khí Hà Nội nên áp dụng phương pháp trích trước chi phí NCTT sản xuất để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, đều đặn đưa chi phí vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả. Công ty có thể dựa trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm tự xác định một cách hợp lý hoặc theo công thức sau: Mức trích trước tiền lương phép =Tiền lương chính thực tế phải * Tỷ lệ củaCNTT sản xuất hàng tháng trả CNTT sản xuất trong tháng trích trước Bên cạnh đó nhằm phục vụ công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm được tốt hơn, công ty nên chia cột cộng “ có TK 334” thành 3 cột lương, phụ cấp và các khoản khác bên cạnh các cột BHXH, BHYT, KPCĐ. Đồng thời, thêm cột tổng cộng TK 338, thêm cột TK 335. Việc này giúp cho công ty theo dõi các khoản lương và các khoản trích theo lương một cách cụ thể rõ ràng. Ở đây giả sử công ty cơ khí Hà Nội có : + Tổng quỹ lương chính kế hoạch năm của CNTT sản xuất là 3500000000đ. + Tổng tiền lương phép của CNTT sản xuất là 70000000đ. + Tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTT sản xuất trong tháng 02 năm 2003 là 318679092đ. Mức trích trước tiền lương = 318679092* 2% = 6373581đ phép của CNTT sản xuất e. Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ Xuất phát từ đặc điểm của từng loại công cụ dụng cụ khi đưa vào sử dụng kế toán có thể phân loại thành: - Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Mua dụng cụ Nợ TK 153 Nợ TK 1331 Có TK 111, 112, 331 + Xuất 1 lần cho sản xuất Nợ TK 641, TK 642, TK 627 Có TK 153 - Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ thì hạch toán vào TK 142-Chi phí chờ phân bổ (đối với công cụ dụng cụ phân bổ dưới 1 năm) vào TK 242- Chi phí trả trước dài hạn (đối với công cụ dụng cụ phân bổ nhiều năm) cụ thể: Nợ TK 142 Có TK 153 - Định kỳ khi tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627.3 Có TK 142 - Khi báo hỏng báo mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí quản lý theo công thức: Kế toán ghi Nợ TK 152: Giá thị phế liệu thu hồi( nếu có ) Nợ TK 138: Số tiền bồi thường vật chất phải thu Nợ TK 641, TK 642, TK 627.3: Số phân bổ lần cuối Có TK 142 hoặc TK 242 Như vậy chi phí sản xuất trong kỳ đã giảm đi một khoản chi phí mà thực ra không phải của kỳ này và như vậy giá thành sản phẩm cuối kỳ mới được tính đúng và tính đủ. Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần được theo dõi trên TK 142 hoặc TK 242 ở bảng kê số 6 là cơ sở để cuối tháng kế toán lên NKCT số 7. - Tại công ty cơ khí Hà Nội thường chuyển toàn bộ công cụ dụng cụ trong tháng vào chi phí đó, nên chăng công ty sử dụng cách phân bổ nhiều lần hoặc 50% đảm bảo giá thành sản phẩm không bị biến động nhiều khi giá trị công cụ dụng cụ xuất nhiều. Giả sử tại tháng 02 năm 2003 xuất kho công cụ dụng cụ theo giá thực tế 133050491đ phục vụ sản xuất, phân bổ 2 tháng theo mức 50% và tất cả đều là công cụ xuất lần đầu. Ta thực hiện phân bổ như sau: Đvt: đ Nợ TK 142 133050491 TK 142X.MCC 56011822 TK 142X.CKL 7862582 Có TK 153 133050491 Nợ TK 627.2 56491154 TK 627.2 X. MCC 28005911 TK 627.2 X. CKL 3931291 Nợ TK 641 6034000 Nợ TK 642 4000092 Có TK 142 66525246 f. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung Theo em, công ty nên xem xét toàn bộ các chi phí sản xuất chung từ trước đến nay gồm những chi phí gì, từ đó phân từng loại theo chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Cụ thể như sau: TK 627- Chi phí sản xuất chung cố định TK 627.4- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 627.1- lương công nhân quản lý xưởng ( bằng 10% tính trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất và tổng quỹ lương phục vụ -đã được phòng tổ chức -kế hoạch dự tính từ đầu năm) TK 627- Chi phí sản xuất chung biến đổi. Là các khoản chi phí còn lại Về vấn đề xác định công suất bình thường theo em phòng kỹ thuật nên phối hợp chặt chẽ để xác định mức công suất bình thường dựa vào các yếu tố: Công suất thiết kế, mức độ hao mòn, trình độ sử dụng của công nhân, kế hoạch bảo dưỡng máy móc… và mức công suất này nên thay đổi theo mỗi năm để từ đó phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm một cách phù hợp, hợp lý. KẾT LUẬN Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại chi phí sản xuất gắn liền với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là điều kiện để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tránh hiện tượng lãi giả lỗ thật và ngược lại. Đồng thời làm tăng tốc độ quy mô phát triển sản xuất và ngày càng nâng cao đời sống cho người lao động. Chính vì vậy việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất cho thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới là một vấn đề thực sự cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc rát nhiều vào trình độ quản lý phát triển kinh tế, chế độ kế toán…Do vậy cần có thời gian. Hơn nữa việc đổi mới hoàn thiện đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt lỹ luận và thực tiễn trong các đơn vị cơ sở. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên các ý kieens đóng góp được đưa vào trong báo cáo không thể không có những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo và các cô các bác trong phòng kế toán thuộc công ty cơ khí Hà Nội thông cảm và góp ý giúp em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga cùng các thầy cô và các cô các bác trong phòng kế toán thuộc công ty cơ khí Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Nhận xét của đơn vị thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Nhận xét của giáo viên ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Mục lục Lời nói đầu ……………………………………………………………...1 Chương1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ……………………………………...……3 I. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất……………………………………………………….3 1. Chi phí sản xuất và phân loại sản xuất …………………………...3 a. Chi phí sản xuất ………………………………………………....3 b. Phân loại chi phí sản xuất …………………………………….3 2. giá thành sản phẩm và tính phân loại giá thành sản phẩm ………..5 a. Giá thành sản phẩm …………………………………………...5 b. Phân loại giá thành sản phẩm ………………………………...…5 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …...6 4. Ý nghĩa của kế toán về việc tính chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm …………………………………………………..…..7 5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …...7 II. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ……………………………………………………………..7 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất …….7 a. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ……….….………….7 b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ……….………….8 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành.. ……………………..14 a. Đối tượng tính giá thành …………………………………..……14 b. Kỳ tính giá thành ……………………………………………15 III. Sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ..........21 1. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ………………………………21 2. Hình thức kế toán nhật ký chung…………………………………22 3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái ……………………………...….23 4. Hình thức kế toán nhật ký ghi sổ……………...………………….24 Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội………………..….25 I. Khái quát về công ty cơ khí Hà Nội……………………………..…25 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội…...25 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cơ khí Hà Nội…..25 a. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cơ khí Hà Nội…………….26 b. Quy trình công nghệ sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội….…26 c. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cơ khí Hà Nội ...….……29 d. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Hà Nội………...….31 II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội………………………………….….35 1. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Hà Nội………………………………………………………..…35 a. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ………….……..35 b. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ………………..….35 c. phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ………………….……..36 2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ của công ty cơ khí Hà Nội…………………………………………………………………..55 3. Đánh giá sản phẩm dỏ dang cuối kỳ tại công ty cơ khí Hà Nội….64 4. Tình hình thực tế công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội……………………………………………………………….64 a. Đối tượng tính giá thành ………………………………….……64 b. phương pháp tính giá thành ……………………………………65 c. Kế hoạch tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội…..66 Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội……………………………………………………….…72 I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội………………….…..72 1. Ưu điểm …………………………………………………...……..72 a. Về bộ máy kế toán …………………………………….……….72 b. Về việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán …………….……..73 c. Về việc phương pháp hạch toán kế toán ………………….……73 d. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán ………………………73 e. Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm …….74 2. Một số tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội………….……….74 a. Về việc sử dụng máy vi tính……………………………………74 b. Về việc luân chuyển chứng từ…………………………..….…..74 c. Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng………….…………74 d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương…….….75 e. Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ…………………………………….………75 f. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung…………………...….75 II. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội. 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện………………………………...…….75 2. Phương hưóng hoàn thiện…………………………………...……76 a. Về việc sử dụng máy vi tính…………………………………....76 b. Về việc luân chuyển chứng từ……………………………..…...76 c. Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng………………….…76 d. Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương……….77 e. Về việc tính giá công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ……………………………………….…77 f. Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung………………...…….79 Kết luận………………………………….…………………………80 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36691.doc
Tài liệu liên quan