Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, nhà nước một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết mọi tài năng, tiềm lực của mình, nắm bắt được những cơ hội tốt, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều phải cẩn trọng trong các quyết định về sản xuất kinh doanh. Mỗi một quyết định kinh doanh được lựa chọn đều phải đảm bảo rằng kết quả thu về đủ bù đắp các chi phí đã chi ra. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất luợng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lí vật tư, lao động, tiền vốn,... điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo và quá trình thực tập tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV, em thấy việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty cơ khí đóng tàu TKV nói riêng. Chính vì vậy, trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí đóng tàu TKV". Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ lý luận còn hạn chế, nhận thức thực tế chưa sâu sắc, thời gian thực tập chưa dài nên trong quá trình nghiên cứu chuyên đề của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô trong khoa, các cán bộ kế toán nghiệp vụ Công ty Cơ khí đóng tàu TKV để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! - Chuyên đề: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí đóng tàu TKV. - Nội dung Chuyên đề gồm: Chương I - Khái quát chung về Công ty Cơ khí Đóng tàu TKV 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty. Chương II - Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Đóng tàu TKV. 2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và kế toán cho phí sản xuất tại Công ty Cơ khí đóng tàu TKV. 2.1.1. Khái quát chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty đóng tàu TKV 2.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí đóng tàu TKV 2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất 2.3.Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí đóng tàu TKV: 2.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang 2.3.2. Kế toán giá thành sản phẩm Chương III. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Hạn chế, giải pháp 3.2. Phương hướng và giảI pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU TKV 1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty cơ khí đóng tàu TKV - Tên công ty: công ty cơ khí đóng tàu than khoáng vật( goi tắt là công ty cơ khí đóng tàu TKV ) - Địa chỉ: - khu công nghiệp Cái Lân – Phường Bói Chay – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh. - Mã số thuế: 5700479764 - Tài khoản: 102010000221786 tại ngân hàng Công Thương Việt Nam - Điện thoại : 0333846436 - Fax: 0333845661 - Cơ quan chủ quản: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Ngành nghề kinh doanh chính: - Công nghiệp sản xuất phương tiện vận tải đường thuỷ - Bốc xếp hàng hóa và kinh doanh dịch vụ cầu tàu, kho bói, phá dỡ tàu cũ, phục hồi máy móc, thiết bị. - Kinh doanh sắt thép phế liệu. - Chế tạo cấu kiện bê tông, cho thuê nhà ở. - Xây lắp các công trình công nghiệp, GTVT và dân dụng. - Chế tạo, lắp đặt các loại thiết bị nâng hạ (các loại cần cẩu). Công ty cơ khí đóng tàu TKV là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, được thành lập từ ngày 10 tháng 2 năm 1960. Địa điểm khu công nghiệp Cái Lân – Phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh. Trong quá tình hình thành và phát triển Công ty luôn được sự quan tâm của nghành giao thông vận tải Quảng Ninh và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. ( Từ năm 1960 đến năm 2003 công ty trực thuộc sở giao thông vận tải Quảng Ninh với tên gọi Xĩ nghiệp đóng tàu Hạ Long. Từ năm 2004 Xí nghiệp chuyển tên thành Công ty cơ khí đóng tàu TKV trực thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ) Công ty đã từng bước phát triển và được đầu tư máy móc thiết bị, vật tư, tiền vốn, ... Với tinh thần vượt khó, học hỏi phát huy trình độ tay nghề và hăng say trong lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên toàn đơn vị. Công ty cơ khí đóng tàu TKV đã đứng vững và phát triển qua các năm từ 1960 đến nay đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Công ty đã nhiều lần vinh dự đón nhận bằng khen, huân huy chương của Nhà nước và các Bộ nghành trao tặng và gần đây nhất tháng 3 năm 2000 cùng với việc kỷ niệm 40 năm thành lập và phát triển Công ty lại lần nữa vinh dự đón nhận huân chương độc lập của Chủ tịch nước trao tặng. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí đóng tàu TKV Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây : Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng doanh thu 130.325 216.160 317.605 2 Các khoản giảm trừ 3 Doanh thu thuần 130.325 216.160 317.605 4 Giá vốn hàng bán 122.777 202.691 300.066 5 Lợi nhuận gộp 7.548 13.469 17.539 6 Doanh thu tài chính 959 4.859 8.865 7 Chi phí tài chính 839 4.725 9.488 8 Chi phí bán hàng 30 66 49 9 Chi phí QLDN 7.226 8.384 8.642 10 Lợi nhuận thuần HĐKD 412 5.153 8.225 11 Thu nhập khác 889 1.095 673 12 Chi phí khác 424 307 80 13 Lợi nhuận khác 465 788 593 13 Tổng lợi nhận trước thuế 877 5.941 8.818 Bảng 1.1- Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty cơ khí đóng tàu TKV 1.2.1. Sơ đồ Ban giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật điều độ Phòng tổ chức lao động hành chính Bộ phận phục vụ Tổ chức tiền lương Kế hoạch Kinh doanh Tài chính Kế toán Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch công nghệ Sơ đồ 1.2. đặc điểm tổ chức 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận : Ban Giám đốc công ty : - Giám đốc : Là đại diện pháp nhân của Công ty trước nhà nước . Có những nhiệm vụ và quyền hạn sau : - Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tập đoàn giao. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm - Báo cáo Tập đoàn và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của Công ty theo quy định của Nhà nước và cấp trên. - Phòng kỹ thuật công nghệ Tham mưu cho Giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật công nghệ, thiết kế cho sản phẩm mới, sản phẩm sửa chữa, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức lao động toàn Công ty. - Phòng kỹ thuật điều độ Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, điều độ sản xuất, nghiệm thu chất lượng sản phẩm; quản lý trang thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ. - Phòng tài chính kế tóan: Tham mưu cho Giám đốc thực hiện chức năng giám sát tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Sơ đồ phòng kế toán và nhiệm vụ từng bộ phận Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tài sản cố định Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận kế toán nguyên vật liệu cụng cụ dụng cụ Bộ phận kế toán tính giá thành Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán tiêu thụ và kinh doanh bộ phận kế toán thanh toán Sơ đồ 1.3 ( mô hình bộ máy kế toán của công ty cơ khí đóng tàu TKV) Kế toán trưởng : Có chức năng giúp Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên. Bộ phận kế toán theo dõi thanh toán Kiểm tra xem xét tính hợp lý của chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi , tiền gửi, tiền vay, hàng ngày viết phiếu thu chi. Cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ ,cuối tháng đối chiếu số dư với Ngân hàng, vào nhật ký chứng từ số 1, số 2 và số 4 và bảng kờ số 1 và số 2 Bộ phận kế toán theo dõi TSCĐ Theo dõi tình hình TSCĐ của Công ty. Định kỳ hoặc thường xuyên kiểm kê TSCĐ có số liệu chính xác về thực trạng TSCĐ trong Công ty, lập bảng trích khấu hao TSCĐ, và các sổ chi tiết. Bộ phận kế toán theo dõi tiền lương, BHXH Theo dõi các hợp đồng khoán lương sản phẩm, thanh toán lương cho CBCNV và các khoản tính trích theo lương, theo dõi lương thời gian và lương nghỉ ốm của CBCNV toàn Công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, và các sổ chi tiết khác. Bộ phận kế toán theo dõi nguyên vật liệu + Theo dõi hàng nhập kho kiểm tra sự hợp lý của chứng từ hoá đơn mua hàng, hoá đơn thuế GTGT. Trích khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp kê khai thường xuyên và vào nhật ký chứng từ số 5 và các sổ chi tiết khác. + Theo dõi các khoản công nợ tài khoản 331 + Theo dõi xuất vật tư trong toàn Công ty. Kiểm kê kho hàng, đối chiếu định kỳ hay thường xuyên với các thủ kho. + Lập bảng phân bổ vật liệu và các sổ chi tiết. Bộ phận theo dõi giá thành Tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế các sản phẩm xuất xưởng. Theo dõi sản phẩm dở dang, tham mưu trực tiếp với Phòng kế hoạch kinh doanh về phần kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Ghi và theo dõi doanh tiêu thụ sản phẩm vào các bảng kê chứng từ và các sổ chi tiết. Bộ phận tiêu thụ sản phẩm Theo dõi các sản phẩm tiêu thụ trong Công ty. Tập hợp các chi phí tiêu thụ sản phẩm, vào bảng kờ số 11 và các sổ chi tiết cú liên quan.. Bộ phận kế toán tổng hợp Cuối tháng tổng hợp số liệu trong kỳ báo cáo từ các nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ. Phòng tổ chức lao động hành chính : Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý? công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quản lý? công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản trị và các công tác lao động, tiền lương, y tế, chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Công ty. Phòng kế hoạch – kinh doanh Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý ??công tác lập kế hoạch, tổng hợp thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác lập hồ sơ dự thầu, ký ? kết các hợp đồng kinh tế nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Công ty từ khâu chuẩn bị hồ sơ dự thầu đến khâu đàm phán và phê duyệt hợp đồng, theo dõi thực hiện và thanh lý ? hợp đồng. Công tác cung ứng, quản lý và sử dụng vật tư cho sản xuất kinh doanh. Lập và thanh lý các hợp đồng đầu tư xây dựng các công trình của Công ty. Biên, phiên dịch các công việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh khi được lãnh đạo Công ty yêu cầu. Phòng đầu tư – xây dựng cơ bản Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo công tác đầu tư, xây dựng của Công ty từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng Văn phòng ba phân xưởng: Quản toàn bộ về tài sản ,thiết bị nhà xưởng ,công cụ dụng cụ sản xuất thuộc phạm vi quản lý của phân xưởng. Chấp hành mệnh lệnh về sản xuất về kĩ thuật của phòng kinh tế kĩ thuật và giám đốc kĩ thuật. Nghiên cứu triển khai công việc kĩ thuật sản xuất sản phẩm và chỉ đạo trực tiếp sản xuất các tổ đội sản xuất của phân xưởng. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cơ khí đóng tàu TKV 1.3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh Phân vỏ tàu 1 + 2 Phân xưởng cơ khí Tổ sản xuất sắt Tổ sản xuất hàn Tổ sản xuất sơn Tổ sản xuất ............. Tổ sản xuất .............. Tổ sản xuất ........... Tổ sản xuất máy Tổ sản xuất tiện Tổ sản xuất điện Tổ sản xuất rốn Tổ sản xuất........ Tổ sản xuất ........... Phó giám đốc sản xuất Giám đốc Phòng điều hành sản xuất xuất Sơ đồ 1.4. đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc : Là đại diện pháp nhân của Công ty trước nhà nước . Có những nhiệm vụ và quyền hạn sau nhu đã nêu ở trên - Phó giám đốc phụ trách sản xuất kiêm đại diện lãnh đạo hệ thống chất lượng : Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, vật tư, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm và điều hành sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Thay mặt Giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lựợng. - Phòng điều hành sản xuất:thực hiện mọi công việc do phó giám đốc giao.trực tiếp điều hành sản xuất tới các phân xưởng - Phân vỏ tàu, phân xưởng cơ khí: trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm cuả nhà máy 1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là qui trình sản xuất khép kín. Sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Sản phẩm sản xuất của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại nhưng chủ yếu là đơn chiếc, tất cả đều phải trải qua các bước công nghệ như nhau. Qui trình đóng mới ,sửa chữa sản phẩm Bước 1. Chuẩn bị thiết kế bản vẽ: Bước 2. Chuẩn bị công nghệ : Bước 3. Gia công các chi tiết , kết cấu, gia công tôn vỏ, lắp ráp khung xương, ba lát, lắp ráp tổng đoạn Bước 4. Lắp ráp tổng thành. Bước 5. Công nghệ hàn: Bước 6. Công nghệ sơn Bước 7. Gia công cấu tạo hệ trục, hệ lái Bước 8. Lắp ráp hệ trục, hệ lái, thông biển. Bước 9. Hạ thuỷ tàu Bước 10. Lắp đặt thiết bị Bước 11. Nghiệm thu và thử nghiệm Bước12. Bàn giao sản phẩm Nguyên việt liệu phụ tùng Bản vẽ thiết kế kỹ thuật Chuẩn bị mặt bằng sản xuất Phóng dạg tàu Gia công mẫu Hạ liệu gia công Lắp ráp thiết bị điện Lắp ráp khung xương Vào tôn vỏ Hạ thủy Lắp ráp thiết bị máy + nội thất == Lắp ráp các thiết bị boong Bàn giao Thử nghiệm thu Sơ đồ 1-5 ( các bước sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ) : 1.3.4 Hình thức sổ kế toán Hình thức công tác kế toán áp dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. Thực hiện công tác kế toán bằng phần mền Accounting of Finance ( gọi tắt là AF5-CM1) Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán Kế toán máy Bảng kê Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết tiết tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ DÓNG TÀU TKV 2.1 Khái quát chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty đóng tàu TKV 2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất: Công ty cơ khí đóng tàu TKV là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, sản phẩm của Công ty là các loại tàu, thuyền ,ca nô, phà đò..., nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau, được sản xuất qua nhiều tháng mới hoàn thành cho xuất xưởng. Vậy nên trong một tháng chi phí cho sản xuất sản phẩm của Công ty được tập hợp theo khoản mục chi phí gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( là chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng máy và công cụ dụng cụ dùng vào sản phẩm ) + Chi phí nhân công trực tiếp (là tiền lương của công nhân trực tiếp sản suất sản phẩm và các khoản trích theo tiền lương BHXH,BHYT ,KPCĐ, theo quy định của Nhà nước ) + Chi phí sản xuất chung (Là tiền lương của quản đốc phân xưởng ,nhân viên phục vụ phân xưởng, lương thời gian của công nhân sản xuất, nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng , khấu hao máy móc thiết bị dùng cho sản xuất sản phẩm, chi phí điện, điện thoại, nước máy dùng cho sản xuất và chi phí bằng tiền khác.... Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tương tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức SXKD, tổ chức quản lý của Công ty, và do đặc điểm của sản phẩm sản xuất ,của lọai hình sản xuất kinh doanh ( theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng sản xuất chủ yếu là đơn chiếc ... ) mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cơ khí đóng tàu TKV đều được xác định tập hợp cho từng đơn hàng (sản phẩm) cụ thể (từng tầu, thuyền..., được đóng mới, hoặc sửa chữa nâng cấp hoán cải hoàn thành, bàn giao xuất xưởng) Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được tập hợp theo từng sản phẩm cụ thể và chi tiết theo từng loại chi phí cụ thể. 2.1.2. Khái quát giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm, đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí đóng tàu TKV: Nội dung của công tác tính giá thành Theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất theo đơn hàng, sản phẩm là các loại Tầu, thuyền, ca nô, phà đò nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau, trọng tải từ (100 tấn đến 8000 tấn). Quy trình công nghệ chủ yêú là SX đơn chiếc, thời gian sản xuất qua nhiều tháng mới hoàn thành vậy nên phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty được áp dụng theo phương pháp trực tiếp. Đối tượng tập hợp chi phí được tập hợp theo từng sản phẩm và đối tựơng tính giá thành cũng là từng sản phẩm (từng tàu) Việc tính giá thành chỉ được tiến hành khi sản phẩm hoàn thành và không nhất trí với kỳ báo cáo. + Đối với những sản phẩm đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được cho sản phẩm đó đều coi là sản phẩm dở cuối kỳ chuyển sang kỳ sau: + Đối với những sản phẩm hoàn thành trong kỳ thì tổng chi phí tập hợp được theo sản phẩm đó chính là tổng giá thành sản phẩm và cũng chính là giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành. Tại công ty kế toán mở cho mỗi sản phẩm một bảng tính giá thành chi tiết để tập hợp các chi phí sản xuất của từng sản phẩm kể từ khi bắt đầu phát sinh chi phí cho đến khi sản phẩm hoàn thành Chi tiết giá thành sản phẩm làm căn cứ cơ sở số liệu thực tế để so sánh với báo cáo quyết toán khi sản phẩm đã tiêu thụ. mục đích nhằm rút ra các giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm tạo uy tín tốt trên thị trường. 2.2 Kế toán chi phí sản xuất 2.2.1- Kế toán chi phí nguyên, vật liệu ,công cụ, dụng cụ trực tiếp Do đặc điểm kết cấu của sản phẩm , mỗi một sản phẩm hoàn thành trị giá vốn nguyên vật liệu chiếm từ 75%- 80% trên tổng giá thành công xưởng (đối với sản phẩm đóng mới)và từ 60% - 75% (đối với sản phẩm sửa chữa) Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng của từng đơn hàng ( sản phẩm ) tuỳ thuộc vào tiến độ sản xuất theo quy trình công nghệ của Công ty, nghĩa là chi phí được bỏ dần vào sản xuất sản phẩm. Kế toán nguyên liệu ,vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty bao gồm + Nguyên vật liệu chính: Thép tấm các loại từ 1-30ly, Thép tròn các loại từ D3-D200, Thép ống các loại từ D21- D325, Thép hình các loại ( Thép L,U , I ... ), đồng, nhôm, gỗ và các vật tư khác. + Vật liệu phụ : Que hàn các loại , sơn các loại, tời, neo, xích, , cáp, dây điện, đèn và vật tư phụ khác. + Nhiên liệu : Xăng, dầu , ô xy, khí gas. + Phụ tùng thay thế: Các chi tiết máy tầu thuỷ như 6L160, Tiệp, 3D6, LX, TQ và phụ tùng ôtô và các loại phụ tùng khác. + Công cụ dụng cụ : Máy mài, máy chải, mũi khoan ... Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán chi phí NVL trực tiếp Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng: Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phấm, công việc phát sinh và phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là phương pháp ghi thẻ song song, là thẻ kho được mở tại kho và phòng kế toán + Thủ kho: Mở thẻ kho để theo dõi và phản ánh tình hình nhập xuất ,tồn nguyên, vật liệu ,công cụ dụng cụ về mặt số lượng. + Phòng kế toán: Mở thẻ kho ( kế toán chi tiết ) để theo dõi cho từng danh điểm nguyên vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho, thẻ này có nội dung tương tự như thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả về số lượng và giá trị nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ xuất, nhập, tồn trong tháng. Căn cứ theo đơn đặt hàng( hoặc hợp đồng kinh tế sản xuất sản phẩm) - Phòng kỹ thuật công nghệ nghiên cưú thiết kế và bản vẽ thiết kế để xây dựng định mức vật tư kỹ thuật cho một sản phẩm. Hàng ngày tuỳ thuộc vào công việc phát sinh theo tiến độ sản xuất cán bộ chỉ đạo sản xuất lập phiếu lĩnh vật tư ( Nhu cầu cấp ) trên cơ sơ định mức vật tư đã có sau đó công nhân trực tiếp sản xuất mang nhu cầu lĩnh vật tư lên Phòng kế hoạch kinh doanh để lập phiếu xuất kho . Phiếu xuất kho được lập 2 liên , một liên được lưu tại gốc còn liên hai người lĩnh mang vào kho để lĩnh vật tư. + Thủ kho : Có tránh nhiệm phát hàng, ghi lượng xuất vào thẻ của kho lưu phiếu xuất cuối ngày tập hợp phiếu xuất theo từng kho chuyển chứng từ về phòng kế toán. §¬n vÞ : C«ng ty c¬ khÝ ®ãng tµu TKV MÉu sè 02-VT Bé phËn : Tæ gia c«ng (Ban hµnh theo Q§ sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/3/2006 cña Bé tr­ëng BTC) PhiÕu xuÊt kho Ngµy 05 th¸ng 5 n¨m 2008 Sè : 24 - Hä vµ tªn ng­êi nhËn hµng: NguyÔn V¨n S¬n Bé phËn : Ph©n x­ëng vá 2 - Lý do xuÊt kho : Tµu OCEA BRIGHT STT Tªn nh·n hiÖu quy c¸ch phÈm chÊt vËt t­ , dông cô, s¶n phÈm, hµng ho¸ M· sè §¬n vÞ tÝnh Sè l­îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn Yªu cÇu Thùc xuÊt A B C D 1 2 3 4 1 ThÐp tÊm 12 ly Kg 28.260 28.260 12.700 358.902.000 2 ThÐp trßn D60 Kg 410 410 17.300 7.093.000 3 ThÐp èng D325x9,5 Kg 1.153 1.153 10.400 11.991.200 4 ThÐp h×nh L1120x120x12 Kg 6.290 6.290 14.700 92.463.000 Céng 470.449.200 XuÊt t¹i kho : VËt t­ chÝnh (theo ®Þnh møc ) -Tæng sè tiÒn ( ViÕt b»ng ch÷ ) : Bèn tr¨m b¶y m­¬i triÖu bèn tr¨m bèn chÝn ngµn hai tr¨m ®ång ./. - Sè chøng tõ gèc kÌm Ngµy 05 th¸ng 5 n¨m 2008 Ng­êi lËp phiÕu (Ky, hä tªn) Ng­êi nhËn hµng (Ky, hä tªn) Thñ kho (Ky, hä tªn) KÕ to¸n tr­ëng (Ky, hä tªn) Gi¸m ®èc (Ky, hä tªn) Đơn giá xuất kho Công ty hiện đang áp dụng là đơn giá bình quân tức thời (Bình quân sau mỗi lần nhập kho ) Tổng trị giá tồn kho Tổng trị giá của một loại vật tư + loại vật tư đó Đơn giá trước khi nhập nhập trong ngày xuất kho = cho 1 loại Tổng lượng vật liệu Tổng lượng vật liệu vật tư Còn tồn kho trước + nhập trong ngày khi nhập Ví dụ : Đơn giá xuất kho tính cho thép tấm 12ly để tính giá trị xuất kho cho phiếu xuất 24 ngày 05/5/2008 như sau: + Tồn kho đến ngày 04/5/2008 trên thẻ kế toán: Số lượng = 145.680 kg (Tôn 12 ly ) Đơn giá = 12.300 đ/kg Giá trị = 1.791.864.000 đ + Phiếu nhập kho số 03 ngày 03/5/2008 : Số lượng = 254.340 kg Đơn giá = 12.930 đ/kg Giá trị = 3.288.390.000 đ + Giá xuất kho xuất phiếu số 24 cho tôn 12 ly sẽ được tính bằng đơn giá xuất kho trong ngày nhân lượng xuất trên phiếu xuất cụ thể : 1.791.864.000 + 3.288.390.000 = 12.700 đ x 28.260 kg = 358.902.000đ 145.680 + 254.340 Phương pháp tính đơn giá xuất kho được áp dụng tương tự cho các nguyên vật liệu ,công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng. Đối với những nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong kỳ không có phát sinh nhập mà lượng tồn kho trong kỳ vẫn đảm bảo cho nhu cầu xuất trong tháng thì đơn giá xuất kho vẫn được sử dụng theo dơn giá tồn trên thẻ kho từ đầu kỳ . Ví dụ : nhu cầu cấp vật tư nội bộ như sau Lệnh sản xuất kiêm phiếu cấp vật tư Tên Sản phẩm : Tàu OCEAN BRIGHT Đơn vị lĩnh : Tổ sắt Sơn (Phân vỏ tầu 2 ) Hạng mục công việc : Đóng mới phần vỏ tầu TT Tên vật tư Quy cách DVT Số lượng 1 Thép tấm đóng tầu SNG 8 ly KG 3.768 2 Thép tròn đóng tầu D60 KG 1.500 3 Thép ống mạ kẽm D33 KG 2.500 4 Thép hình LXô L60x60x6 KG 3.500 5 Que hàn 4 ly KG 500 6 Sơn chống rỉ M Hải Phòng Lít 30 7 Ô xy Chai chai 30 8 Khí ga Bình KG 42 9 Van gang D60-70 Cái 04 Ngày 15 tháng 5 năm 2008 Tổ sản xuất Phân xưởng Cán bộ kỹ thuật Bảng 2.2 Theo nhu cầu cấp vật tư ngày 15/5/2008 các phiếu xuất sẽ được lập tương tự như phiếu xuất kho số 24 như trên ( Một lệnh sản xuất có thể viết nhiều phiếu xuất, xuất cho nhiều tổ sản xuất ) + Phiếu xuất kho số : 67 ngày 15/5/2008 : Ghi nợ TK 621 có TK 1522 Que hàn 500 kg x 17.600 = 8.800.000 Van gang dy60 4 cái x 1.240.000 = 4.960.000 Sơn chống rỉ 30 lít x 39500 = 1.185.000 Cộng 14.945.000 đ + Phiếu xuất kho số 15 ngày 15/5/2008 : Ghi nợ TK 621 có TK 1523 Ô xy 30 chai x 42.000 = 1.260.000 Khí ga 42 kg x 25.800 = 1.083.600 Cộng 2.343.600 đ Tương tự phiếu xuất được lập hàng ngày trong tháng theo nhu cầu cấp vật tư cho sản phẩm. Căn cứ vào các phiếu xuất đã có giá trị kế toán ghi vào chi tiết xuất kho cho đối tượng sử dụng hết tháng kế toán tập hợp lại lấy số liệu để lập bảng phân bổ nguyên ,vật liệu. Chẳng hạn xuất vật liệu cho Tàu OCEA BRIGHT trong tháng 5/2008 được tập hợp vào sổ chi tiết như sau: Công ty cơ khí đóng tàu TKV Phòng Kế toán Sổ chi tiết xuất vật tư cho sản phẩm Tên sản phẩm : Tàu OCEA BRIGHT Đơn vị tính :VNĐ TT Danh mục vật tư ĐV T Dư luỹ kế đầu kỳ Phát sinh tháng 5 Tổng cộng Lg Tiền Lg Tiền Lg Tiền I NVL chính 24.944.223.196 948.250.160 25.892.473.356 1 Thép tấm các loại kg 1.567.452 18.774.940.056 39.753 504.863.100 1.607.205 19.279.803.156 2 Thép tròn các loại kg 34.578 585.924.210 5.480 94.804.000 40.058 680.728.210 3 Thép hình các loại kg 344.879 4.662.764.080 12.145 178.531.500 357.024 4.841.295.580 4 Thép ống các loại kg 89.465 920.594.850 11.459 170.051.560 100.924 1.090.646.410 ... ........................... ......... ................ II Vật liệu phụ 750.506.800 121.742.500 872.249.300 1 Que hàn kg 7 758 136.540.800 1.250 22.000.000 9.008 158.540.800 2 Sơn các loại L 10.165 613.966.000 1.650 99.742.500 11.815 713.708.500 ... ................... .......... ................... II Nhiên liệu 121.867.200 27.342.000 149.209.200 1 Ô xy ch 1.560 65.520.000 350 14.700.000 1.910 80.220.000 2 Khí ga kg 2.184 56.347.200 490 12.642.000 2.674 68.989.200 ... .................. ........ .................... I Phụ tùng máy 375.410.000 778.647.180 1.154.057.180 ... ........................ V Công cụ dụng cụ 65 026 933 950.672 65.977.605 ... ........................... ......... ................ ........... ................... ............. ................... Tổng cộng 26.257.034.129 1.876.932.512 28.133.966.641 Kế toán trưởng Kế toán lập Bảng 2.3 Cuối tháng trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết vật liệu xuất cho sản phẩm kế toán vào Bảng phân bổ vật liệu và công cụ, dụng cụ . Tháng 05 năm 2008 (Biểu 01-phụ lục) Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ vật liệu kế toán định khoản Nợ TK 621 : (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT : 1.876.932.512 ................................................... Có TK 152: (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT : 1.875.981.840 ................................................... Trong đó : - TK 1521: (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT : 948.250.160 ................................................. - TK 1522: (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT: 27.342.000 ................................................ - TK1523: (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT: 778.647.180 - TK1528 : (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT : 121.742.500 ............................................ Có TK 153 : (Chi tiết từng sản phẩm) Tàu OCEAN BRIGHT: 950.672 ................................................... * Kết chuyển chi phí nguyên ,vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và là cơ sở số liệu để ghi vào bảng kê số 4. 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty đươc bao gồm các chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (là các khoản tiền lương trong hợp đồng khoán sản xuất sản phẩm, các phần việc phát sinh bổ xung theo giấy giao việc cho tổ sản xuất) và chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, được tính theo tỷ lệ % quy định so với tiền lương của công nhân sản xuất Đối với việc thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất sản phẩm Công ty áp dụng hình thức khoán tiền lương trực tiếp theo hợp đồng nội bộ đối với từng đơn hàng (sản phẩm) sản xuất cụ thể với từng bộ phận sản xuất và hợp đồng khoán lương đươc lập dựa trên cơ sở định mưc vật tư kỹ thuật, định mức đơn giá tiền lương của từng phần việc cần làm theo yêu cầu của sản xuất. Do đặc điểm của qui trình sản xuất sản phẩm là sản phẩm được sản xuất qua nhiều tháng mới hoàn thành vậy nên chi phí tiền lương được tập hợp theo khoản mục (chi phí nhân công trực tiếp) cũng phải căn cứ vào khối lượng công việc và mức độ hoàn thành của sản phẩm để tính trả lương sản phẩm trong tháng Kế toán sử dụng Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng và tập hợp riêng cho từng sản phẩm (cụ thể từng tầu) Trình tự thanh toán lương Dựa vào định mức tiền lương là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương cho từng đơn hàng (1 đơn vị sản phẩm) Cơ sở lập dựa trên định mức vật tư kỹ thuật và bản vẽ thiết kế... trên cơ sở định mức tiền lương giám đốc Công ty khoán trả lương theo phần việc cụ thể của từng đơn hàng thông qua các hợp đồng nội bộ. Hợp đồng khoán lương nội bộ là hợp đồng được ký kết giữa Công ty với bộ phận trực tiếp sản xuất. Ví dụ : TẬP ĐOÀN CN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM Công ty cơ khí đóng tàu TKV Hợp đồng khoán lương nội bộ Sản xuất sản phẩm : Tàu OCEAN BRIGHT Thời gian thi công 05 tháng ( Từ 25/12/2007-25/5/2008 bàn giao ) Các phần việc cụ thể ngoài các nội dung của hợp đồng thì phần tiền công cho từng phần việc là : + Công thợ sắt = 281.400.000đ + Công thợ hàn = 120.600.000 đ + Công thợ sơn = 86.000.000 đ + Công thợ lắp máy = 92.000.000 đ + Công thợ khác = 187.500.000 đ Tổng cộng = 767.500.000 đ Giám đốc CT Phân xưởng Các bộ phòng KTSX Tổ sản xuất Hàng tháng đến kỳ thanh toán lương, bộ phận thanh toán tiền lương tập hợp toàn bộ chứng từ tiền lương phát sinh trong tháng. Gồm có Bảng thanh toán lương sản phẩm và các chứng từ chi tiết kèm theo và căn vào mức độ khối lượng công việc hoàn thành để trả lương sản phẩm theo hợp đồng khoán lương và công việc đã hoành thành theo nhgiệm thu khối lượng trong tháng cụ thể được tập hợp l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21531.doc
Tài liệu liên quan