Lời nói đầu
Trên nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động phải linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn thì mới tồn tại và phát triển được trên thị trường. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đó là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tối thiểu hoá sản phẩm sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, vì đây là nhân tố trực tiếp tác động đến sản xuất, giá cả hàng hoá và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệ
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ tạo cơ sở cho các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Thông qua chỉ tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành là do đầu vào từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và ra quyết định nên đầu tư sản xuất loại sản phẩm nào để thu được lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Chính vì việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành có vai trò quan trọng như vậy; cho nên trong thời gian thực tập tại Cảng Khuyến Lương em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương”.
Chuyên đề của em gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Tình hình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Cảng Khuyến Lương.
Để hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong trường và cán bộ phòng kế toán công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Nhưng đối với nhận thức và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp đề chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Chương 1
Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp sảnxuất.
1.1. Chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.1.Chi phí sản xuất
Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh là việc thực hiện quá trình tạo ra sản phẩm và cung ứng theo yêu cầu của thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Để thực hiện mục đích này thì điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất là chi phí.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất cần phải có đủ các yếu tố cơ bản đó là: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào các khoản chi phí tương ứng.
Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm, lao vụ dịch vụ bao gồm bộ phận là:
C + V + m = Giá trị sản phẩm, dịch vụ
Trong đó:
C: Là toàn bộ giá trị trực tiếp sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra những sản phẩm, dich vụ. Phần chi phí này bao gồm các khoản như: Khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... và được gọi là hao phí lao động quá khứ hay chi phí lao động vật hoá.
V: Chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, dịch vụ và được gọi là chi phí lao động sống cần thiết.
m: Là giá trị mới đối với lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ và chính là mục đích mà doanh nghiệp tìm kiếm khi tiến hành sản xuất sản phẩm.
Từ đó ta có thể đi đến cách tìm hiểu chung nhất về chi phí sản xuất như sau:
“Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp thực tế chi ra để tiến hàng các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định” các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
1.1.2-Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung mục đích và công dụng khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất, phát huy được chức năng kiểm tra. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
1.1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của các chi phí (Phân loại chi phí sản xuất theo các yếu tố).
Theo cách này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của cá chi phí giống nhau để xếp vào một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí đó như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loai trừ giá trị nguyên vật liệu không dùng hết) trong kỳ.
-Chi phí nhân công: Gồm toàn bộ số tiền công phải trả, trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy đinh của nhân công hoạt động sản xuất.
-Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm các bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp .
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ mua từ ngoài: tiền điện, nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất.
-Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài các yếu tố đã nêu trên.
Tác dụng của cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thức hiện dự toán lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong biểu B09 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính, giúp cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật liệu trực tiếp... ngoài ra, còn giúp cung cấp số liệu, tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí (còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục)
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích, công dụng chi phí để chia ra những khoản mục chi phí khác nhau, không phân biệt nội dung kinh tế.
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí như sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm không tính vào khoản mục này những chi phí sử dụng vào mục đích sản xuất chung và hoạt đông ngoài sản xuất.
-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí về nhân công, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng, sản xuất chung, bán hàng...
-Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung cho các phát sinh, đội trực tiếp sản xuất ngoài hai khoản mục đã nêu trên bao gồm các khoản sau:
+Chi phí nhân viên phân xưởng
+Chi phí vật liệu
+Chi phí dịch vụ sản xuất
+Chi phí khấu hao TSCĐ
+Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.1.2.3.Phân loại chi phí sản xuất cho đối tượng chịu chi phí chia làm hai loại:
-Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm thực hiện một công việc nhất định.
-Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, thực hiện nhiều loại công việc.
Cách phân loại này giúp xác định tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ những chi phí đó cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
1.1.2.4.Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ chia làm hai loại:
-Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi khi số lượng sản phẩm, hàng hoá thay đổi. Chi phí này gắn với từng sản phẩm riêng biệt.
-Chi phí cố định: Là những chi phí không đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi.
ý nghĩa: Theo cách phân loại chi phí này doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hơn các loại chi phí sản xuất để có thể đạt được hiệu quả sử dụng vốn. Là cơ sở xác định mức sản phẩm tối thiểu, giá cả hợp lý.
1.1.3.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Là phạm vi, giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho kiểm tra phân tích và tính giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là đối tượng chịu chi phí. Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào:
-Căn cứ vào quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm: Là đơn giản hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song.
Trong sản xuất giản đơn: Sản phẩm cuối cùng nhận được là do chế biến liên tục từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Vật liệu được sử dụng thì đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu sản xuất nhiều thứ, nhiều loại thì đối tượng có thể là nhóm sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất phức tạp: Sản phẩm cuối cùng là do lắp ráp cơ học chế biến qua nhiều bước thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ chế biến.
-Căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp hạch toán kinh tế nội bộ rộng rãi, đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích kết quả hạch toán chi phí theo phân xưởng thì các giai đoạn sản xuất cũng là đối tượng tập hợp chi phí.
-Căn cứ vào loại hình sản xuất: Đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt khối lượng lớn.
Sản xuất đơn chiếc: là sản phẩm hoặc khối lượng hoàn thành không lặp lại, đôi khi lặp lại ở khoảng thời gian không xác định thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm, từng công trình, hạng mục công trình.
Sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn: Là nhiều sản phẩm ở cùng một giai đoạn sản xuất, giai đoạn chế biến thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm.
-Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành sản phẩm để từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp.
1.1.4.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.4.1.Trình tự hạch toán và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí của doanh gnhiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với tính chất và nội dung khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí sau đó được biểu hiện thành các khoản mục khi tính giá thành sản phẩm.
Vì vậy muốn tính được giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời thì việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo một trình tự khoa học hợp lý. Trình tự này lại phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ quản lý và hạch toán...
Tuy vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất có thể khái quát qua các bước sau:
-Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
-Bước 2: Tính toán và phân tích, phân bổ lao vụ cho các ngành sản xuất liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
-Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
-Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà dẫn đến nội dung hạch toán và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn cho mình một phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp.
1.1.4.2.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm trên cơ sở sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ mua (nhập) hoặc bán (xuất).
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ toàn doanh nghiệp kế toán dùng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, của các bộ phận thuộc sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ (kể cả ngoài gia công chế biến).
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154:
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Bên Có:
+Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong, nhập kho hoặc chuyển đi bán
+Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm (phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được)
+Trị giá nguyên vật liệu gia công xong, nhập kho
Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
1.1.4.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và được xuất dùng có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí không thể hạch toán riêng được thì phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng.
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu cho từng Tiêu thức phân bổ Hệ số phân
= x
đối tượng phân bổ của từng đối tượng bổ
Trong đó:
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ
Để xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, cuối kỳ kinh doanh phải tiến hành kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng và giá trị phế liệu thu
Chi phí nguyên Giá trị NVL xuất Giá trị NVL Giá trị phế
vật liệu trong = dùng vào kinh - còn lại chưa - liệu thu hồi
kỳ doanh trong kỳ sử dụng trong kỳ
hồi trong kỳ
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK621 như sau:
Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK154 và giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho.
Cuối kỳ tài khoản này không có số dư.
*Trình tự hạch toán:
-Xuất kho nguyên vật liệu chính sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 621: (Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 152: (Giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại)
-Nhận vật liệu về không nhập kho chuyển thẳng cho đối tượng sản xuất sản phẩm.
Nợ TK 621: (Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của vật liệu mua ngoài (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài
Có TK 441: Nhận cấp phát, nhận liên doanh
Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công
Có TK khác (311, 336, 338): Vật liệu vay mượn
-Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152: (Chi tiết vật liệu)
Có TK 621: (Chi tiết theo từng đối tượng)
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK 154: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 621: (Chi tiết theo từng đối tượng)
1.1.4.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định vơí số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Không hạch toán vào TK 622 những khoản phải trả về lương và phụ cấp lương cho nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622.
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương quy định.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các tài khoản có liên quan.
TK 622 không có số dư
*Trình tự hạch toán:
-Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ
Nợ TK 622: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 334: (Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ quy định (tính vào chi phí 19%)
Nợ TK 622: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 338: (3382, 3383, 3384)
-Với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, phần tiền lương trích vào chi phí và các khoản tiền lương trích trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch)
Nợ TK 622: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 335: (Tiền lương trích trước)
-Lao động thuê ngoài
Nợ TK 622
Có TK 111,112
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành sản phẩm theo từng đôí tượng để tính giá thành
Nợ TK 154: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 622: (Chi tiết theo từng đối tượng)
1.1.4.2.3-Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất trực tiếp sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.Đây là những chi phí phất sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ.
TK 627 Cuối kỳ không có số dư
TK627 được mở chi tiết thành sáu TK chi tiết sau:
-TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
-TK 6272 Chi phí vật liệu
-TK 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
-TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
-TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
-TK 5278 Chi phí bằng tiền khác
*Trình tự hạch toán:
-Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng
Nợ TK 627: (6271-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 334
-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 627: (6271-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
-Chi phí vật liệu dùng để sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng và các chi phí vật liệu khác dùng cho phân xưởng
Nợ TK 627 (6272-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 152 (Chi tiết tiểu khoản)
-Các chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho các bộ phận, phân xưởng
+Phân bổ một lần
Nợ TK 627 (6273-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 153: Giá trị xuất dùng
+Phân bổ nhiều lần
Nợ TK 142 (1421)
Có TK 153: Giá trị công cụ, dụng cụ xuất kho
Nợ TK 627 (6273-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 142 (1421)
-Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng
Nợ TK 627 (6274-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 214 (Chi tiết tiểu khoản)
Đồng thời ghi Nợ TK 009 (tăng vốn khấu hao)
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ
Đối với cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 627 (6277-Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Nợ TK 133 (1331-Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331... Giá trị mua ngoài
Đối với cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT
Nợ TK 627 (6277-Chi tiết theo phân xưởng, bộ phận)
Có TK 111, 112, 331...
-Các chi phí theo dự toán chi phí vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ từ hai lần trở lên)
Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng)
Có TK 335: (Chi tiết chi phí phải trả)
Có TK 142 (chi tiết chi phí trả trước)
-Các chi phí khác bằng tiền: (tiếp tân, hội nghị)
Nợ TK 627 (6278-Chi tiết theo từng phân xưởng)
Có TK liên quan(111, 112...)
-Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK 111, 112, 152, 138.
Có TK 627: (Chi tiết phân xưởng)
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí
Nợ TK 154: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 627: (Chi tiết theo từng đối tượng)
Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ chúng theo tiêu thức phù hợp.
1.1.4.3.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này thường được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động.
Theo phương pháp này, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Vì vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiếnhành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành của hàng hoá đã bán. Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ có những điểm khác biệt nhất định so với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Cụ thể là xác định nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trên tài khoản tổng hợp (TK 621) theo phương pháp kiểm kê định kỳ không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp các chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính toán.
Công thức tính:
Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế
NVL xuất dùng = NVL tồn đầu + NVL nhập - NVL tồn cuối
trong kỳ kỳ trong kỳ kỳ
T
Giá thực tế NVL xuất dùng được ghi một lần vào TK 621 vào thời điểm cuối kỳ hạch toán.
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” thay vì sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 631
Bên Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154
Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”
TK 631 cuối kỳ không có số dư
*Hạch toán vật liệu trực tiếp
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí NVL xuất dùng không phân định đâu là xuất dùng cho sản xuất, đâu là xuất dùng cho tiêu thụ, quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy để khắc phục cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ hoàn thành, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất).
Để phản ánh chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên Tk 621 không ghi chép theo chứng từ xuất dùng NVL, công cụ, dụng cụ mà được ghi chép một lần vào cuối kỳ hạch toán. Sau khi tiến hành kiểm tra và xác định giá trị NVL, dụng cụ tồn kho và hàng đang đi đường.
Trình tự hạch toán cụ thể:
-Đầu kỳ, kết chuyển NVL chưa sử dụng
Nợ TK 611
Có TK 151, 152
-Trong kỳ, phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu
Nợ TK 611
Nợ TK 133 (Thuế GTGT của vật liệu mua ngoài)
Có TK 111, 112, 311, 331, 411
-Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho phản ánh giá trị NVL chưa sử dụng
Nợ TK 151, 152
Có TK 611
-Xác định và kết chuyển giá trị NVL sử dụng cho các mục đích chung ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 611
-Đồng thời kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng
Nợ TK 631
Có TK 622
*Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng.
Nợ TK 631
Có TK 622
*Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung cối kỳ được tập hợp vào TK 627 xà được ghi chép tương ứng theo tiểu khoản. Tương tự như áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ để tính giá thành và ghi sổ.
Nợ TK 631
Có TK 627
1.1.5.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nhập kho.
Việc tính giá sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm và phương pháp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng ở doanh nghiệp. Trên thực tế sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau:
1.1.5.1.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp này áp dụng khi nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp thì giá trị sản phẩm là dở cuối kỳ chỉ tính đến chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp còn các chi phí chế biến khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Chi phí sản xuất dở + Chi phí phát sinh Số lượng
Giá trị sản phẩm dang đầu kỳ (NVL) trong kỳ (NVL) sản phẩm
làm dở dang = x dở dang
cuối kỳ (CPNVL) Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm cuối kỳ
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ
Công thức tính:
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao vì chỉ tính một khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
1.1.5.2.Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp mà tỷ trọng các yếu tố chi phí cả chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp và các chi phí khác trong giá thành sản phẩm gần như tương đương nhau.
Giá trị sản phẩm làm + Chi phí sản xuất phát Số lượng
Giá trị sản phẩm dở đầu kỳ (NVLTT) sinh trong kỳ (NVLTT) sản phẩm
làm dở cuối kỳ = x hoàn thành
(NVLTT) Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm tương đương
hoàn thành hoàn thành tương đương
Đối với chi phí NVL trực tiếp được bỏ vào một lần ngay từ khi bắt đầu sản xuất thì giá trị sản phẩm làm dở (phần chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính) được xác định như sau:
Ưu điểm: Kết quả tính toán được có mức độ chính xác hợp lý cao hơn, vì chúng được tính toán đầy đủ các khoản chi phí. Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ, công việc này khá phức tạp.
1.1.5.3.Đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm làm dở đánh giá mức độ hoàn thành (nếu có) và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm để tính trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Chi phí dở dang cuối kỳ = sản phẩm dở dang cuối kỳ x định mức chi phí
Tóm lại mỗi một phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ có ưu và nhược điểm riêng, áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở nào thì doanh nghiệp cần xem xét đặc điểm cụ thể của mình cũng như trình độ yêu cầu quản lý.
1.2.Tổ chức công tác tính giá thành
1.2.1.Giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất, chi phí chỉ ra mối biểu hiện ở đầu vào của quá trình sản xuất, để đánh giá chất lượng sản xuất, kinh doanh cần xem xét chi phí trong mối quan hệ với kết quả đầu ra của quá trình sản xuất đó là sản phẩm hoàn thành. Quan hệ so sánh này đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm và dịch vụ cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất (tức thành phẩm) hay hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định (nửa thành phẩm).
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong hoạt động sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với giá thành thấp nhất. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
1.2.2. Các loại giá thành.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu sau:
1.2.2.1.Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
*Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng trước khi bắt đầu sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và việc hạ thấp giá thành của doanh nghiệp.
*Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức, dự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức được xem là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
*Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành công việc dựa trên cơ sở các chi phí đã phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm. Đ._.ây là chỉ tiêu phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật để thực hiện các quá trình sản xuất sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.
1.2.2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
Theo cách này giá thành được chia thành 2 loại:
*Giá thành sản xuất : Là toàn bộ chi phí của các yếu tố dùng để tạo ra sản phẩm trong đó bao gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tính cho những sản phẩm và công việc đã hoàn thành. Giá thành sản xuất là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất.
*Giá thành toàn bộ: Là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm giá thành sản xuất của số sản phẩm dịch vụ tiêu thụ cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của số sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ.
1.2.3.Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Đối tượng tính giá thành có nội dung khác đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán tổ chức công tác ghi sổ chi tiết, ghi chép ban đầu, phân bổ chi phí. Việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp... tuy nhiên chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.2.4.Kỳ tính giá thành
Để tính giá thành phải xác định được kỳ tính giá thành hay nói cách khác, nói chính xác là xác định thời điểm hay thời kỳ mà kế toán cần phải xác định để tính giá thành.
-Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo: Hàng tháng, quý, năm, được áp dụng đối với các doanh nghiệp ổn định, sản phẩm được hoàn thành liên tục.
-Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất: Đó là từ khi bỏ nguyên vật liệu vào đến khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản xuất luôn thay đổi, sản xuất có tính đơn chiếc.
1.2.5.Các phương pháp tính giá thành
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sử dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau. Một số phương pháp chủ yếu sử dụng.
1.2.5.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp): áp dụng trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất là giản đơn, không chia thành các giai đoạn rõ rệt, một quá trình sản xuất tạo ra một loại sản phẩm.
1.2.5.2. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ: áp dụng trong trường hợp một quy trình công nghệ sản xuất ra một loại sản phẩm chính và một hoặc nhiều loại sản phẩm phụ khác nhau.
1.2.5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: áp dụng trong trường hợp sản xuất mang tính chất đơn chiếc theo từng sản phẩm, loại sản phẩm... hoặc tổ chức hàng loạt theo từng mặt hàng nhỏ.
1.2.5.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu nhưng tạo ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
1.2.5.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ tạo ra một loại sản phẩm chính nhưng có quy cách phẩm chất khác nhau.
1.2.5.6. Phương pháp tính giá thành phân bước: áp dụng trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến giai đoạn sau.
1.2.5.7. Phương pháp tính giá thành liên hợp: áp dụng trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính đồng thời có một hoặc nhiều loại sản phẩm phụ khác nhau hoặc một quy trình công nghệ sản xuất ra một loại sản phẩm chính gồm nhiều phẩm cấp quy cách khác nhau đồng thời tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm phụ.
1.2.5.8. Phương pháp tính giá thành định mức: áp dụng trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất ổn định, mặt hàng ổn định. Bộ phận xây dựng định mức, quản lý định mức có nề nếp và mang tính khoa học.
Chương 2
Tình hình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng Khuyến Lương
2.1. Đặc điểm tình hình chung về cảng khuyến lương
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của cảng khuyến lương
2.1.1.1.Sự hình thành của Cảng Khuyến Lương
Cùng với phương thức vân tải mới đó là phương thức vận tải Biển Pha Sông, Cảng Khuyến Lương được Bộ giao thông vận tải ra quyết định lập số 2030/TCCB ngày 11/10/1985. Là Cảng sông thuộc khu vực Hà Nội, có trụ sở tại thôn Khuyến Lương - Xã Trần Phú - Huyện Thanh Trì - Hà Nội. Với diện tích xây dựng 11 ha nhiệm vụ chính của Cảng là bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, xây dựng cơ bản và làm nhiệm vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tiền thân của Cảng Khuyến Lương ngày hôm nay là bến phà Khuyến Lương. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, phà Khuyến Lương là huyết mạch giao thông chính của Thủ đô, do đơn vị 208 đảm nhận. Năm 1985 Bộ giao thông vận tải có quyết định ngừng khai thác bến phà Khuyến Lương chuyển khu đất bờ nam bến phà vào mặt bằng xây dựng Cảng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chủ yếu là số lượng cán bộ công nhân viên chức của đơn vị giao thông 208 chuyển sang. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn đó là các lán trại được xây dựng từ những năm chiến tranh chống Mỹ cùng với bãi chứa kho hàng, cầu tàu và khu nhà làm việc. Những buổi đầu sơ khai thành lập Cảng thật khó khăn và vất vả song với tình yêu lao động của cán bộ công nhân viên đơn vị 208 phải kiên cường dũng cảm một thời bám trụ bến phà cùng với sự quyết tâm nỗ lực của ban lãnh đạo Cảng dưới sự chỉ dẫn của liên hiệp vận tải Biển Pha Sông, sự giúp đỡ đầu tư của Bộ giao thông vận tải họ đã vượt qua các chặng đường khó khăn để làm nên một Cảng Khuyến Lương hùng mạnh ngày hôm nay.
2.1.1.2.Quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương
Chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1985 - 1990)
Giai đoạn 2 (1991 - 1993)
Giai đoạn 3 (1994 - đến nay)
*Giai đoạn 1: Vào những năm 1987-1990 hàng qua Cảng Khuyến Lương ổn định theo kế hoạch của Nhà Nước và của Bộ giao thông vận tải cũng như thành phố Hà Nội cơ cấu mặt hàng được xếp dỡ trong giai đoạn này chủ yếu gồm: Phân bón, sắt thép, nhôm, silic, gỗ thông, bông. Hàng được nhập khẩu từ Liên Xô và các nước Đông Âu chuyển tải bằng các xà lan LASH từ vịnh Hạ Long về Hà Nội qua Cảng Khuyến Lương. Phân lân Văn Điển vận chuyển bằng ô tô qua Cảng Khuyến Lương được chuyển tải xếp xuống các tàu Pha Sông Biển đưa phục vụ đồng bằng Nam Trung Bộ với nhu cầu ngày càng tăng. Thảm đay xuất khẩu của các công ty xuất nhập khẩu đưa qua Cảng Khuyến Lương được xếp xuống các xà lan LASH xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Vật liệu xây dựng được vận chuyển từ Nam Định, Ninh Bình qua Cảng Khuyến Lương đến với các công trình xây dựng Thủ Đô và các tỉnh lân cận. Than Quảng Ninh vận chuyển bằng đường sông về Thủ Đô qua Cảng Khuyến Lương phục vụ cung cấp cho máy dệt 8-3, nhà máy phân lân Văn Điển, gạch Hữu Hưng, công ty cao su Sao Vàng... Gạo từ miền nam vận chuyển ra cung cấp cho miền Bắc phần lớn qua Cảng Khuyến Lương. Đây là thời kỳ huy hoàng của Cảng Khuyến Lương, đời sống cán bộ công nhân viên tương đối bảo đảm.
*Giai đoạn 2: Vào giai đoạn này sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương gặp không ít khó khăn sản lượng bốc xếp giảm đáng kể. Người lao động thiếu việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên giảm sút do thu nhập thấp. Nguyên nhân của khó khăn này là do chiến tranh lạnh của liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu tan rã. Nguồn hàng xuất nhập khẩu 2 chiều từ Việt Nam sang và từ các nước Đông Âu về Việt Nam bằng các xà lan LASH không còn, nguồn hàng duy nhất qua Cảng Khuyến Lương là hàng nội địa, đó là: Gạo từ Miền Nam vận chuyển cung cấp cho Miền Bắc. Than từ Quảng Ninh cùng một số mặt hàng khác vận chuyển về Hà Nội qua Cảng, song vào thời điểm này 2 nguồn hàng còn lại duy nhất này cũng bị hạn chế bởi 2 lý do sau:
Nhu cầu vận chuyển gạo từ Miền Nam ra Miền Bắc được bốc xếp qua Cảng giảm dần và giảm hoàn toàn bởi lẽ: Từ khi khoán 10 được tạo điều kiện đổi mới trong Nông nghiệp, đã khiến người nông dân ý thức, tự chủ được trong sản xuất. Miền Bắc đã tự chủ được lương thực tạo điều kiện cho miền Nam xuất khẩu gạo. Vì không phải cung cấp gạo cho miền Bắc ra bằng đường thuỷ qua Cảng Khuyến Lương bị cắt bỏ hoàn toàn. Bị cắt bỏ hẳn nguồn doanh thu này đi đôi với việc công nhân không có việc làm, Cảng Khuyến Lương đã khó khăn nay còn khó khăn hơn.
Thêm phần khó khăn nữa đó là: Giao thông đường bộ được Nhà Nước chú trọng quan tâm phát triển một cách đồng bộ. Quốc lộ 1, quốc lộ 5 và nhiều tuyến giao thông khác đều được đổi mới xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đường bộ phát triển, phương án vận tải bằng ô tô được khách hàng quan tâm, chú ý và chấp nhận bởi với cơ chế thị trường trong khi vận tải thuỷ phải phụ thuộc vào con nước, triều cường... cùng với các tuyến đường sông khác ở miền Bắc chưa được nâng cấp. Dòng chảy phức tạp, tốc độ tầu thuyền còn hạn chế do ngành đóng tàu ở Việt Nam chưa khắc phục được việc nâng cấp tốc độ chạy trên các tuyến đường sông. Đây là những khó khăn khách quan của đường thuỷ so với đường bộ dẫn đến quá trình khai thác và phát triển việc vận tải đường sông bi hạn chế. Chính vì vậy sản lượng vận chuyển bốc xếp qua Cảng giảm sút là một tất yếu khách quan.
*Giai đoạn 3: Từ thực tế sản xuất kinh doanh của năm 1991-1993 cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương bước vào thời kỳ khó khăn lớn gần như bế tắc hoàn toàn. Vì vậy, Cảng đã quyết định: Đầu tư, chuẩn bị đủ điều kiện đón nhận những lô thiết bị lớn phục vụ xây dựng khu công nghiệp và xây dựng Thủ Đô.
Muốn vậy: yêu cầu trước mắt của Cảng là phải nhanh chóng đầu tư thiết bị khai thác cát đảm bảo cho tầu vào trả hàng và nhận hàng an toàn vì vùng nước trước bến Cảng Khuyến Lương hàng năm sau mỗi mùa mưa lũ sự bồi lắng phù sa, gây nên khan cạn bến bãi. Tầu thuyền ra vào Cảng nhận và trả hàng gặp khó khăn. Vì vậy nhu cầu nạo vét vùng nước trước Cảng được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách đối với Cảng. Cảng đã lập dự án đầu tư và công trình nạo vét vùng sông nước trước bến Cảng với hai lợi thế đó là:
Thứ nhất: nguồn cát hút lên phục vụ cho công cuộc xây dựng, kiến trúc san lấp khu vực nam Hà Nội.
Thứ hai: Vùng bến bãi đã được nạo vét liên tục là một thuận lợi lớn cho tầu lớn có thể ra vào mà không sợ khô cạn.
Cảng đã đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh vận tải. Đầu tư phương tiện thiết bị mới, tổ chức mạng lưới nhân viên tiếp thị sâu rộng, nhanh nhạy chú trọng đúng mức đến chất lượng dịch vụ, duy trì giá dịch vụ đúng hợp lý. Tranh thủ khách hàng để ký các hợp đồng vận tải bốc xếp với khối lượng lớn, thực hiện khách hàng là thượng đế.
Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường thời gian này chính là giai đoạn chuyển mình của Cảng Khuyến Lương để hoà nhập cùng bước đi của đất nước là xoá bỏ chế độ bao cấp.
2.1.1.3.Cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả SXKD
Kết quả kinh doanh qua một số năm
ĐV tính: đồng
CChỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
KH
TH
KH
TH
1.Doanh thu
-Hoạt động SXKD
-Xây dựng cơ bản
2.Chi phí kinh doanh và tổng sản phẩm
-Hoạt động SXKD
-Xây dựng cơ bản
3.Lợi nhuận
4.Nộp ngân sách
5.Thu nhập bình quân người lao động
10.088.500.000
8.452.100.000
1.636.400.000
9.999.300.000
9.412.300.000
587.000.000
159.600.000
501.000.000
647.900
11.959.352.367
10.606.745.702
1.352.606.665
10.630.962.719
9.927.342.121
703.620.598
180.255.536
590.586.290
728.900
14.130.200.000
11.398.300.000
2.740.900.000
12.979.595.000
11.031.400.000
1.948.159.000
205.976.000
698.400.000
830.000
14.756.358.927
12.823.144.244
1.933.214.683
13.061.957.138
11.591.765.200
1.470.191.938
254.604.335
796.570.000
954.800
Qua số liệu báo cáo về thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng, một điều dễ nhận thấy là xí nghiệp luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể doanh thu kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch làm cho lợi nhuận của xí nghiệp cũng tăng lên đáng kể đồng thời mức thu nhập bình quân của mỗi công nhân viên này càng được nâng cao. Điều đó thể hiện mức độ quan tâm của lãnh đạo Cảng đối với yếu tố con người, yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
TT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ
1
Thuế GTGT
513.587.230
704.110.860
190.523.630
37,10
2
Thu tiền vốn
26.562.760
41.544.140
14.981.380
56,40
3
Tiền thuê đất
49.561.300
50.040.000
478.700
0,97
4
Thuế môn bài
875.000
875.000
0
0
Cộng:
590.586.290
796.570.000
205.983.710
Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại
- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
- TSCĐ và đầu tư dài hạn
Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, ta lập bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tiền
TT
Số tiền
Thị trường
Số tiền
Tỷ lệ
TT
I. Tổng tài sản
11.399.028.387
100
13.870.549.034
100
2.471.520.647
21,68
- TSLĐ và đầu tư NH
1.798.328.980
15,78
4.111.748.791
29,64
2.313.419.811
128,64
13,68
- TSCĐ và đầu tư DH
9.600.699.407
84,22
9.758.800.243
70,36
158.100.836
1,65
-13,86
II. Tổng doanh thu
11.959.352.367
14.756.358.927
2.797.006.560
23,39
III. Lợi nhuận
180.255.536
254.604.335
74.348.799
41,25
* Nguồn vốn:
Việc xác định chính xác nhu cầu vốn là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Do vậy để đánh giá thực tế nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hay không, ta lập bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
Số tiền
TT
Số tiền
TTễ
Số tiền
Tỷ lệ
TT
I. Tổng tài sản
11.399.028.387
100
13.870.549.034
100
2.471.520.647
21,68
- Nợ phải trả
4.416.050.674
38,74
6.830.154.729
49,24
2.414.104.055
54,67
10,5
- Vốn chủ sở hữu
6.982.977.713
61,26
7.040.394.305
50,76
57.416.592
0.82
-10,5
II. Tổng doanh thu
11.959.352.367
14.756.358.927
2.797.006.560
23,39
III. Lợi nhuận
180.255.536
254.604.335
74.348.799
41,25
2.1.2.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương
Cảng Khuyến lương có nhiệm vụ chính là bốc xếp vận chuyển hàng hoá, xây dựng cơ bản và làm các dịch vụ vận tải trong phạm vi cả nước.
Từ những năm 1990 trở về trước nhiệm vụ chính của Cảng chủ yếu là khâu trung gian làm nhiệm vụ bốc xếp, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang các nước Đông Âu và từ các nước Đông Âu về Việt Nam. Hàng hoá được đặt trên các tầu mẹ qua Cảng Hải Phòng truyền tải trên các xà lan LASH thành từng đoàn về Hà Nội qua Cảng Khuyến Lương.
Sau năm 1990 chủ yếu vận chuyển hàng nội địa song không đáng kể bởi giao thông đường bộ đang phát triển. Là doanh nghiệp hạch toán độc lập tuổi đời còn non trẻ cùng với cả nước bước vào cơ chế thị trường Cảng đã gặp không ít khó khăn đây là một thách thức lớn đối với ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV của Cảng. Song với tinh thần dám nghĩ, dám làm đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ chính của Bộ giao thông vận tải đề ra là vận tải, bốc xếp Cảng đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất cát với hai mục đích:
-Nạo hút khơi thông dòng sông để tầu cập Cảng dễ dàng.
-Cát hút lên nhằm phục vụ xây dựng, đây cũng là nguồn doanh thu chính của Cảng.
2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý (Trang sau)
2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban
* Giám đốc: Theo uỷ quyền của Tổng giám đốc XNLH vận tải Biển pha sông - Giám đốc Cảng là người có quyền điều hành cao nhất trong Cảng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng giám đốc XNLH về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương.
* Phó giám đốc: Có 3 phó giám đốc giúp việc điều hành các hoạt động của Cảng theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể:
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất :theo đõi và tham mưu cho giám đốc xí nghiệp trong các lĩnh vực :
+ Phòng kế hoạch điều độ
+ Đội kho hàng
+ Đội tổng hợp
- Phó giám đốcphụ trách kỹ thuật: theo dõi và tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Phòng kỹ thuật vật tư
Xưởng sửa chữ cơ khí
- Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản: theo dõi và tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Phòng đời sống bảo vệ
+ Đội xây dựng cơ bản
*Phòng nhân sự tiền lương .
Tham mưu cho giám đốc xắp xếp ,tổ chức,bố trí lao động trong xí nghiệp, về số lượng, trình độ nghiệp vụ,tay nghề từng phòng ban, phân xưởng, xây dựng, đơn giá, tiền lương, BHXH lập kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề cho công nhân.
*Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm nắm bắt tìm nguồn hàng cho sản xuất kinh doanh, phát triển và mở rộng các hoạt động kinh tế, phục vụ đắc lực có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phòng bảo vệ:tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực :hành chính ,quản trị,y tế ,vệ sinh lao động đời sống(nhà ăn)bảo vệ cơ quan an ninh khu vực ,dân quân tự vệ ,phòng cháy chữa cháy.
-Đội tổng hợp:tham mưu và tham gia cho giám đốc đối với các công việc như:bốc xếp thiết bị,công cụ phục vụ bốc xếp,an toàn sản xuất cấp đội
-Đội kho hàng:tham gia quản lý và tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực :giao nhận hàng hoá,khai thác cát đen,cát vàng ,quản lý kho bãi,nhà cân.
-xưởng sửa chữa cơ khí:bảo dưỡng sửa chữa thiết bị,công cụ phục vụ sản xuất,bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện của doanh nghiệp.
-Trung tâm dịch vụ vận tải:tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực :vận tải hàng hoá ,kinh doanh cho thuê kho bãi ngoài phạm vi Cảng ,kinh doanh vật liệu xây dựng ,vật tư hàng hoá tổng hợp.
-Đội xây dựng cơ bản :kinh doanh xây dựng các công trình vừa và nhỏ,tham gia dự án đầu tư xây dựng Cảng.
2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy
Cảng Khuyến Lương tổ chức bộ máy Kế toán tài chính theo hình thức tập trung, tất cả các công việc đều thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài vụ, ở xưởng, ở đội chỉ có tổ khớp khâu ghi chép ban đầu như: việc tính ngày công, theo dõi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.
*Nhiệm vụ của phòng Kế toán:
-Tính toán, ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự một cách có hệ thống.
- Giám sát tình hình hoạt động tài chính của xí nghiệp.
- Tổng hợp lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc xí nghiệp các Cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý cuả Nhà nước.
-Lập kế hoạch tài chính cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
*Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm toàn bộ trước Giám đốc chỉ đạo chung, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của doanh nghiệp.
- Kế toán thanh toán tiền lương và BHXH kiêm kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ, tổng hợp phân bổ lượng cho các đối tượng sử dụng.
- Kế toán TGNH kiêm kế toán kho vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi TGNH, tình hình nhập, xuất tồn kho vật tư.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, phân bổ và tính giá thành.
- Kế toán tiêu thụ và tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm tiêu thụ, theo dõi công nợ và tính toán kết quả sản xuất kinh doanh để lập báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi bảo quản tiền mặt của xí nghiệp.
Ngoài ra dưới bộ phận xưởng, đội còn có 1 nhân viên thống kê làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ, số liệu gửi về Phòng kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán
lương
BHXH,
TSCĐ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán chi
phí và tính giá thành
Kế toán
TGNH
Kiêm kế toán vật tư
Thủ quỹ
Thống kế đội,
xưởng
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.2- Hình thức kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ
Dựa vào quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo và các cấp chủ quản một cách chi tiết và kịp thời Cảng Khuyến Lương đã áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ” và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cảng Khuyến Lương tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Kế toán trong DN là quan trọng và cần thiết bởi vì nó giúp cho việc tổ chức công tác Kế toán được khoa học và hợp lý từ đó làm cho công việc Kế toán giảm đi rất nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng đó Cảng đã vận dụng hầu hết các loại văn bản trong hệ thống tài khoản áp dụng cho DN theo Quyết Định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995. Thông tư số 10 TC/ QĐ/ CĐKT này 20/8/1997, Thông tư số 100/1998/TC-BTC ngày 15/7/1998 về hướng dẫn Kế toán thuế GTGT và thuế thu chi Chính. Ngoài ra để thuận lợi cho doanh nghiệp của Bộ TC theo dõi, kiểm tra, kiểm soát những khoản cần theo dõi công tác Kế toán, chi tiết.
Trình tự luân chuyển chứng từ.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp các chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo Tài Chính
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
2.2.Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cảng khuyến lương
2.2.1.Kế toán tập hợp chi phí
Với chức năng khai thác cát, kinh doanh cát, sỏi, than... và bốc xếp hàng hoá. Cảng Khuyến Lương đã phải bỏ ra chi phí về vật tư, nhân công và tiền vốn để thực hiện nhiệm vụ đó. Các khoản chi phí đó phát sinh ở những giai đoạn và tồn tại dưới dạng khác nhau trong quá trình sản xuất.
2.2.1.1.Đặc điểm chi phí sản xuất của Cảng
Trong công tác quản lý doanh nghiệp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao để tiết kiệm được chi phí, từ đó góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận.
Cảng khuyến lương là một đơn vị hạch toán độc lập với dây chuyền sản xuất giản đơn, liên tục và khép kín. Trong quá trình khai thác nhiên liệu bỏ ngay từ đầu tuỳ theo lệnh khai thác, trong yêu cầu khai thác bao nhiêu m3 cát. Trước hết đội cơ giới bao gồm (tàu hút HB01 và HB02, thuyền công tác) chuẩn bị căn cứ vào lệnh sản xuất kèm theo định mức cấp phát vật tư trực tiếp lên kho lấy nhiên liệu. Khi có nhiên liệu, hai tầu hút HB01 và HB02 tiến hành hút cát theo lệnh sản xuất. Cát lên đến bãi đó chính là thành phẩm.
Hai tầu hút HB01 và HB02 sử dụng nhiên liệu chính và phụ để tiến hành khai thác. Nhiên liệu chính được sử dụng như dầu Diezen, Dầu HDX50 và nhiên liệu phụ như mỡ Láp.
Trong quý Cảng tiêu thụ được nhiều cát thì số lượng yêu cầu khai thác sẽ lớn hơn. Phòng Kỹ thuật-vật tư tiến hành xây dựng định mức đơn giá tiền lương cho một m3 cát. Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số m3 cát khai thác được. Lương định mức của công nhân khai thác là 410 đồng/ m3 cát.
2.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất ở Cảng Khuyến Lương
Chi phí sản xuất ở mỗi doanh nghiệp có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung và tính chất, công dụng,vai trò, vị trí... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi và đảm bảo sự phù hợp giữa tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đồng thời để đơn giản hoá công tác tính giá thành tại Cảng chi phí được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất của Cảng phát sinh trong kỳ chia thành:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Cảng bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm. Do đặc thù của Cảng các hoạt động chủ yếu là dịch vụ, do vậy nguyên vật liệu sử dụng trong Cảng cũng có những điểm đặc thù.
Như ta đã biết, sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình do đó thực tế nguyên vật liệu sử dụng có một tỷ trọng không nhỏ cấu thành nên giá thành sản phẩm.
-Chi phí nhân công trực tiếp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Cảng Khuyến Lương nói riêng, sản phẩm tạo ra mang hàm lượng sức lao động kết tinh khá cao. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 40%). Đây là một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị làm sao xác định thoả đáng chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất. Đối với Cảng Khuyến Lương, chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất là toàn bộ chi phí tiền lương cho công nhân. Khoản mục này được xác định dựa trên tỷ lệ doanh thu dự kiến trong kỳ.
-Chi phí sản xuất chung: Theo chế độ kế toán Việt Nam, chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí thuộc phạm trù chi phí sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cấu tạo nên sản phẩm, do đó chi phí sản xuất chung thường phát sinh ngoài các phân xưởng sản xuất. Tại Cảng Khuyến Lương chi phí sản xuất chung, đặc biệt là của loại hình khai thác cát có một số khác biệt, có những khoản chi phí nhìn theo góc độ phát sinh thì đó là chi phí trực tiếp, nhưng Cảng lại hạch toán vào chi phí sản xuất chung, chẳng hạn các khoản trích theo lương.
2.2.1.3.Đối tượng tập hợp chi phí
Để có thể hạch toán chính xác chi phí sản xuất thì nhất thiết phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, phù hợp với yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất. Do vậy việc xác định này có ý nghĩa quan trọng với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn vị. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là phát hiện nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Phù hợp với nguyên tắc đó, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất tại Cảng Khuyến Lương đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là đội cơ giới (tầu HB01 và tầu HB02). Các đối tượng này sẽ cho biết toàn bộ chi phí tại bộ phận mình dùng cho nhiệm vụ khai thác cát.
Như đã trình bày ở các phần trên, do ảnh hưởng của quy trình khai thác đặc thù của ngành nên cách hạch toán từng khoản mục chi phí và nội dung của các khoản mục cũng mang tính chất đặc thù.
2.2.1.4.Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất
Như trên đã nói, Cảng Khuyến Lương có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Nhưng trong đó nổi bật hơn cả là hoạt động khai thác cát đen. Trên thực tế, để nạo vét luồng lạch trước bến tạo điều kiện cho tầu bè đi lại và cập bến được an toàn thuận tiện, hàng năm Bộ Giao Thông cấp cho Cảng một khoản chi phí nhất định từ Ngân sách Nhà Nước. Nhưng do nhiều điều kiện khác nhau, Cảng xin được làm công việc này, để bù đắp chính những chi phí để nạo vét này khi mà nguồn vốn Ngân sách cấp không còn, Cảng Khuyến Lương xin phép được tận thu sản phẩm cát đen nạo vét được và đã được Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, Sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nội cho phép. Hiện nay hoạt động này trở thành hoạt động khai thác được báo cáo doanh thu và hạch toán theo chế độ hiện hành bởi lẽ:
-Cảng thực hiện nộp thuế tài nguyên
-Khối lượng cát hút lớn
Đây là hoạt động đem lại doanh thu rất lớn cho Cảng. Sản phẩm cát khai thác lên bờ chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tự nhiên (ví dụ: nước sông Hồng kéo trên báo động 2). Do vậy, chi phí bỏ ra cũng mang tính đặc thù. Nếu hút đúng kỹ thuật, hàm lượng phù sa trong cát ít thì chi phí bỏ ra có hiệu quả. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi cộng với khai thác không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến chất lượng cát khai thác lên không cao, lãng phí là điều không tránh khỏi.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Cảng, làm tiền đề để phát triển Cảng nên em chỉ xin đi sâu vào chi phí và tính giá thành sản phẩm cát đen của hoạt động khai thác cát cát đen (bộ phận tầu hút).
Doanh thu các hoạt động sản xuất của Cảng
Tên hoạt động
Doanh thu năm 2001(đồng)
Tỷ trọng (%)
Hoạt động vận tải
4.819.146.463
28%
Khai thác cát đen
4.602.947.502
27%
Khai thác Cảng
2.835.675.091
16%
Kinh doanh dịch vụ tổng hợp
2.876.942.126
17%
Hoạt động XDCBB
2.226.008.793
13%
Tổng
17.360.719.975
100%
Để thực hiện công tác kế toán CFXS và tính giá thành sản phẩm cát đen, Cảng Khuyến Lương sử dụng các TK: 621, 622, 627, 154, 142.
Chi phí phát sinh trong kỳ của hoạt động khai thác cát được tập hợp trực tiếp cho sản phẩm sản xuất ra trong kỳ theo 9 khoản mục sau:
*Các khoản chi phí phản ánh vào TK 621 “CFNVLTT” bao gồm:
-Chi phí vật liệu, vật tư
-Chi phí nhiên liệu
*Hạch toán vào TK 622 “CFNCTT”
-Chi phí NCTT
*Phản ánh vào TK 627 “CFSXC” bao gồm các khoản mục sau:
-Chi phí BHXH, KPCĐ
-Chi phí ăn ca côngnhân trực tiếp
-Chi phí điện năng
-Chi phí thuê ngoài
-Chi phí chung khác
-Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 154 cuối kỳ được kết chuyển từ các tài khoản có liên quan để xác định giá thành sản phẩm.
2.2.1.4.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho việc khai thác cát đen của bộ phận tầu hút là yếu ó chủ yếu nhất cấu thành nên giá thành sản phẩm cát đen khai thác được, bao gồm: Vật liệu, vật tư sửa chữa, nhiên liệu.
-Nhiên liệu chính: là các loại dầu đảm bảo cho việc hoạt động của tầu hút như: dầu Do, dầu HDX 50.
-Nhiên liệu phụ: là các loại dầu mỡ phụ dùng để bảo dưỡng giúp tầu hút như: mỡ Láp, dầu phụ...
-Vật liệu: là các loại vật tư xuất để sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng giúp cho tầu hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu quả khai thác cát.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên tài khoản 621 “ CFNVLTT” và được tính theo định mức sau: 1m3 cát khai thác được định mức 0,32 lít dầu đỏ. Trong đó dầu phụ được phép chiếm 3% lít dầu đỏ tiêu hao. Các chi phí này phát sinh không cố định bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, vào số m3 cát kha._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33525.doc