Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xe Lửa Gia Lâm

Phần 2 Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Xe lửa Gia Lâm 2.1.Đặc điểm tình hình chung của công ty Xe lửa Gia Lâm 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Công ty Xe Lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 sau khi thực dân pháp cai trị nước ta Pháp xây dựng nhà máy với ý đồ phục vụ vận tải đường sắt cướp bóc tài nguyên khoáng sản của nước ta . - Tháng 10 năm 1954 công ty trở về tay giai cấp công nhân Việt Nam với đ

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xe Lửa Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội ngũ 400 công nhân viên chức đi vào hoạt động sản xuất phục vụ cho vận tải đường sắt nước nhà. -Đầu những năm 60 công ty được nhà nước cải tạo, mở rộng và sau đó được xây dựng lại với công suất 120 đầu máy và 1099 toa xe một năm. - Tháng 4 năm 1993 công ty được thủ tướng chính phủ cho phép thành lập lại theo nghị định 388, công ty trở thành một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng ký kết với khách hàng. Hiện nay toàn bộ CBCNV trong công ty có 636 người. Trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 580 người. Mặc dù máy móc thiết bị của công ty còn thiếu các loại máy móc đặc chủng chuyên dùng, song cũng được sử dụng và khai thác tối đa cho sản xuất sản phẩm. Mỗi năm công ty sửa chữa khoảng 20 đầu máy, đóng mới 50 toa xe, sửa chữa 50 xe khách, 200 xe hàng. Công ty đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập , tự cân đối tài chính, lấy thu bù chi, có doanh lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện nay công ty sản xuất chủ yếu theo nhiệm vụ cấp trên giao, giá đầu máy, toa xe đóng mới sửa chữa xong do Liên hiệp Đướngf sắt Việt Nam duyệt. Ngoài ra các hợp đồng sản xuất ký kết ngoài nhiệm vụ cấp trên giao như kiểm định lò xo, mẫu kim loại, làm vành xe lu, chế tạo, bảo dưỡng nồi hơi ...thì giá bán sản phẩm, chế tạo được thoả thuận giữa công ty với khách hàng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Công ty xe lửa Gia Lâm là một xí nghiệp công nghiệp đường sắt có nhiệm vụ chuyên đóng mới, sửa chữa đầu máy toa xe lửa các loại, đại tu máy công cụ, sản xuất phụ tùng đầu máy, toa xe, kiểm định mẫu kim loại, sản xuất nồi hơi các loại... Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty la sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ đầu máy, toa xe; quy mô sản xuất tương đối lớn, chu kỳ sản xuất dài( một tháng đến tháng rưỡi với đầu máy, toa xe sửa chữa; hai tháng đến ba tháng với toa xe đóng mới). Với đặc điểm trên công ty tổ chức thành 8 phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau: Phân xưởng đầu máy: Chuyên sửa chữa đầu máy điêzen, chế tạo nồi hơi. Các bộ phận các chi tiết, phụ tùng đầu máy cần thay thế thì nhận từ các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển. Phân xưởng đóng mới toa xe: Chuyên đóng mới các loại toa xe khách. Các chi tiết, phụ tùng toa xe do các phân xưởng cơ khí, cơ điện, giá chuyển chế tạo sau đó giao cho phân xưởng đóng mới lắp ráp. Phân xưởng đại tu toa xe khách: Có nhiệm vụ chuyên sửa chữa toa xe khách. Phân xưởng toa xe hàng: Chuyên sửa chữa, đóng mới các loại toa xe hàng khổ hẹp, khổ rộng. Phân xưởng gia công nóng: Chuyên tạo phôi cho việc sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe, chế tạo lò xo các loại. Phân xưởng cơ khí: Chuyên sản xuất phụ tùng đầu máy toa xe giao cho các phân xưởng đầu máy, đóng mới, đại tu xe khách, xe hàng. Phân xưởng cơ điện: Sản xuất phụ tùng toa xe, sửa chữa, bảo dưỡng máy mócthiết bị và quản lý trạm điện của công ty. Phân xưởng giá chuyển: Chuyên đóng mới, sửa chữa giá chuyển, trục bánh đầu máy toa xe. Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty thông qua các quản đốc phân xưỏng. Việc ký kết các hợp đồng với khách hàng do công ty thực hiện sau đó giao cho các phân xưởng tiến hành. * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là quy trinh sản xuất phức tạp kiểu song song, Công ty có dây truyền công nghệ khép kín từ khâu gia công chế tạo phụ tùng , phụ kiện đến lắp ráp hoàn chỉnh đầu máy, toa xe theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đường sắt. Công nghệ sản xuất của công ty là bán cơ khí kết hợp với bàn tay tinh xảo của công nhân. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty theo tuần tự các bước sau: - Khi hợp đồng sản xuất với khách hàng được ký kết thì phòng kỹ thuật sẽ lập thiết kế (đối với toa xe đóng mới) và lập bản giải thể để xác định mức độ sửa chữa ( đối với đầu máy, toa xe vào sửa chữa đại tu). - Căn cứ vào thiết kế được duyệt và các bản giải thể tiến hành sản xuất các bộ phận, chi tiết, phụ tùng đầu máy toa xe cần thiết. - Cuối cùng lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm đầu máy, toa xe. quá trình công nghệ sản xuất Đơn đặt hàng(HĐKT) Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Sản xuất 8 phân xưởng sản xuất 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty a. Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng ban Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng, bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc và kế toán trưởng. Dưới là 6 phòng ban tham mưu và phân xưởng sản xuất có chức năng nhiệm vụ khác nhau gồm: - Phòng tổ chức nhân chính: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý nhân lực, định mức lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, công tác bảo hộ an toàn lao động, công tác văn thư, lưu trữ... - Phòng tài chính kế toán: Giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính, kế toán, thực hiện hạch toán kinh doanh, thanh quyết toán với nhà nước. - Phòng kế hoạch điều độ sản xuất: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xưởng, xây dựng và duyệt giá bán cho các sản phẩm của công ty, ký kết hợp đồng với khách hàng. - Phòng kỹ thuật: Giải quyết toàn bộ khâu kỹ thuật của công ty, lập thiết kế, giải thể xác định mức độ hư hỏng và yêu cầu sửa chữa toa xe đầu máy, kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm... - Phòng vật tư vận tải: Có nhiệm vụ mua sắm, bảo quản , cấp phát vật tư theo yêu cầu kế hoạch sản xuất, quản lý phương tiện vận tải. - Phòng bảo vệ quân sự và trạm y tế: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống cháy nổ, chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên chức công ty... - Các phân xưởng sản xuất: Là các bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo lệnh sản xuất của phòng kế hoạch điều độ trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty PX Xơ khí PX Gia công nóng PX Đại tu xe hàng PX Giá chuyển PX cơ điện XP Đại tu xe khách PX Đóng mới toa xe PX Đầumáy Kế toán trưởng Phó giám đốc PGĐ nhân chính Phòng TCKT Phòng KHĐT Phòng VTVT Phòng KTCD Phòng TCNC Phòng BV, Trạm y tế giám đốc b. Quan hệ giữa các phòng ban trong công ty Công ty xe lửa Gia Lâm có cơ cấu tổ chức trực tuyến nên toàn bộ công tác tổ chức quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Quan hệ giữa các bộ phận trong công ty rất chặt chẽ được thể hiện như sau Quan hệ giữa giám đốc với các phòng ban: Giám đốc là người toàn quyền và cấp dưới thừa hành nhiệm vụ. Giám đốc đề ra nhiệm vụ cho từng phòng ban, các phòng ban thi hành nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện lại cho giám đốc. Quan hệ giữa phòng tổ chức nhân chính với các phòng khác: Chịu sự quản lý của giám đốc, phòng tổ chức tổ chức sắp xếp bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề, phân phối tiền lương, tiền thưởng cho toàn thể CBCNV công ty, lo công tác bảo hộ an toàn lao động, hành chính toàn công ty. Quan hệ giữa phòng kế hoạch và các phòng khác: Phòng kế hoạch trực tiếp quản lý các phân xưởng theo chiều dọc, chỉ đạo các phân xưởng thực hiện kế hoạch và báo cáo lại kết quả cho giám đốc. Quan hệ giữa phòng kỹ thuật với các phòng khác: Chỉ đạo toàn bộ công tác kỹ thuật, kiểm tra KCS toàn công ty. Quan hệ giữa phòng TCKT với các phòng khác: Thực hiện mọi chức năng chi trả trong công ty, lo vốn thực hiện trong quá trình SXKD, phòng TCKTcó liên quan tới tất cả các phòng ban trong công ty. Quan hệ giữa phòng bảo vệ và trạm y tế với các phòng khác: Có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác vì phòng bảo vệ trực tiếp trông coi giữ gìn toàn bộ tài sản của công ty nói chung cũng như của từng phòng ban nói riêng. Trạm y tế có liên quan tới 636 CBCNV trong công ty. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty xe lửa Gia Lâm a. Bộ máy kế toán của công ty: Căn cứ vào các đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như trình độ yêu cầu quản ký, công ty xe lửa Gia Lâm áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng TCKT từ khâu ghi chép ban đầu đến tổng hợp lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Phòng TCKT của công ty có 7 người đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các nhân viên kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và được tổ chức như sau: - Đứng đầu là Kế toán trưởng phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc tài chính kế toán. - Một phó phòng kế toán chuyên giúp Kế toán trưởng trong mọi công việc kiểm tra kế toán, đôn đốc tiến độ, lập kế hoạch tài chính. - Kế toán vật liệu theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, đánh giá phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cung cấp kịp thời mức dự trữ tối đa của các loại vật liệu, tránh tình trạng dự trữ tồn kho quá lớn, gây ứ đọng vốn. - Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Theo dõi các khoản công nợ phải thanh toán, thanh toán lương và bảo hiểm. - Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình hiện có, sự biến động về số lượng, giá trị, trích khấu hao TSCĐ, tham gia kiểm kê TSCĐ định kỳ hay bất thường. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế sản phẩm, đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ. -Một thủ quỹ phụ trách thu chi tiền mặt. sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng PP tổng hợp, kiểm tra KT vốn bằng tiền thanh toán, TT Thủ quỹ KT chi phí và giá thành KT TSCĐ KT vật liệu Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp. Công ty áp dụng máy vi tính trong việc tổ chức công tác kế toán giúp cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giảm bớt công tác kế toán thủ công. Quá trình hạch toán khi áp dụng máy vi tính nhân viên kế toán chỉ việc chuẩn bị các điều kiện về máy và nhập dữ liệu ( các chứng từ và hạch toán chứng từ gốc) vào máy, máy tự xử lý và cho thông tin đầu ra ( Các sổ kế toán, báo cáo kế toán). Riêng đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thì trình tự kế toán trên máy vi tính đựơc tiến hành theo các bước sau: - Việc tập hợp chi phí sản xuất do máy vi tính tự nhập dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự tính toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập số liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Máy vi tính tự khoá sổ kế toán và kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Căn cứ vào yêu cầu của người cần thông tin máy sẽ tự sử lý và đưa ra những thông tin theo yêu cầu. b. Hình thức kế toán tại công ty: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. * Đặc điểm chủ yếu: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinn tế. Phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán ( Quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái. * Hệ thống sổ bao gồm: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng - Sổ cái các tài khoản - Sổ kế toán chi tiết, thẻ kế toán chi tiết Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiêt nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung thường mở sồ và thẻ chi tiết sau: - Sổ chi phí sản xuất kinh doanh. - Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ. trình tự ghi sổ Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chuyên dùng Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú Ghi hàng ngày ghi cuối tháng Báo cáo tài chính Đối chiếu c. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên . Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tai khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất. d.Niên độ kế toán công ty áp dụng: Theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch( Tính từ 1/1 đến 31/12) e.Kỳ kế toán công ty áp dụng: Theo tháng, báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. - Thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 2.2. tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xe lửa Gia Lâm 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Xe lửa Gia Lâm Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song. Mỗi sản phẩm gồm nhiều sản phẩm chi tiết được tiến hành sản xuất trên một quy trình riêng nhưng song song đồng bộ với nhau sau đó mới lắp ráp thành đầu máy toa xe hoàn chỉnh. Trước đây giá bán của đơn đặt hàng được cấp trên duyệt căn cứ vào dự toán chi phí, căn cứ vào giá thành thực tế của sản phẩm, còn hiện nay công ty đã xây dựng được định mức chi phí tương đối ổn định và khi sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng cũng là lúc kết thúc hợp đồng. Xuất phát từ đặc điểm đó và yêu cầu quản lý nên công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đối với nguyên vật liệu trực tiếp là từng đơn đặt hàng sau đó tổng cộng toàn công ty còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tập hợp toàn công ty mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng. 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty Xe lửa Gia Lâm Chi phí sản xuất ở công ty được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm : + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn công ty do đó tất cả chi phí phát sinh trong kỳ đều được tập hợp trực tiếp mà không áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đơn đặt hàng. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập bảng thuyết minh tài chính ( phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp thì chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân loại theo các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Hiện nay công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên do đó cũng áp dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Xe lửa Gia Lâm 2.2.3.1. Phương pháp tập hợp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty có rất nhiều loại, mỗi loại có tính năng công dụng khác nhau trong việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Phần lớn nguyên vật liệu của công ty là mua ngoài và một phần nhỏ tự chế gọi là dự bị phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các loại sau: Vật liệu chính: Sắt, thép, tôn, gỗ các loại, nửa thành phẩm mua ngoài như: máy phát điện, rơle... Vật liệu phụ : Các loại sơn, dầu ( HDX 50, C5220, Cartrol Hyspin, AS 32, đất đèn, dây điện...) Nhiên liệu : Xăng, dầu, mỡ các loại ( Ví dụ xăng A76, A92, dầu điêzen...) Phụ tùng thay thế : Các loại vòng bi đơn, tỳ, kép, bi viên, bi đũa, căn đệm, dây đai... Dự bị phẩm : Là vật liệu do công ty tự chế tạo như Êcu16,20 , Bulông 16x100;20x100, xích hãm tay, khoá cúp, tăm bua, máy phát... Tuỳ theo từng đầu máy toa xe mà tỷ trọng của từng loại nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm có sự thay đổi nhưng nhìn chung chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 80% tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vj liệu xuất cho các phân xưởng sản xuất gồm 2 loại: Nguyên vật liệu xuất từ các kho vật tư của công ty giao cho các phân xưởng sản xuất ( chiếm tỷ trọng lớn) Nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho mà giao thẳng cho các phân xưởng ( chiếm tỷ trọng nhỏ thường là vật liệu phụ) Đối với nguyên vật liệu xuất từ các kho vật tư của công ty thì trình tự tập hợp vật liệu chính, vật liệu phụ , nhiên liệu, phụ tùng, dự bị phẩm đều theo trình tự sau: Sau khi ký các hợp đồng sản xuất với khách hàng, phòng kỹ thuật lập thiết kế ( đối với hợp đồng đóng mới toa xe) hoặc bản giải thể xác định mức độ sửa chữa ( đối với hợp đồng sửa chữa, đại tu toa xe đầu máy). Căn cứ vào thiết kế được duyệt và các bản giải thể, kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu phòng kỹ thuật viết phiếu lĩnh vật tư cho các phân xưởng chuyển qua phòng vật tư duyệt sau đó mới làm thủ tục xuất kho cho các phân xưởng. Chứng từ gốc xuất vật tư cho sản xuất ở công ty là: “ Phiếu lĩnh vật tư”- Mẫu số 6- VT Đơn vị: Công ty Phiếu lĩnh vật tư Mẫu số 6/VT Xe lửa Gia Lâm Số .... Khổ 13x9 Ngày tháng năm 2005 Tên đơn vị lĩnh: Phân xưởng đóng mới Lý do lĩnh: Sàn toa xe Lĩnh tại kho: Kho vật tư Danh điểm VT Tên,nhãn hiệu, quy cách VT Đơn vị tính Số lượng Gía đơn vị Thành tiền Ghi chú Xin lĩnh Thực phát 101004 Tôn 4 ly m2 200 157 4285.7 627,855 Cộng thành tiền ( viết bằng chữ) .............................................................................................. Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị ở công ty , việc hạch toán nguyên vật liệu kế toán chỉ sử dụng giá thực tế mà không sử dụng giá hạch toán. Giá thực tế vật liệu xuất kho công ty tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Kế toán cũng tiến hành theo dõi mở thêm một cột trên thẻ kho theo doĩ đơn giá thực tế của từng lần nhập kho sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho vào phiếu lĩnh vật tư theo đúng đơn giá mua thực tế ghi trên hoá đơn của khối lượng vật tư xuất đó. Cuối tháng kế toán tiến hành nhập kho số liệu trong tháng vào máy vi tính theo lập trình đã cài sẵn. Sau khi vào toàn bộ số liệu vật tư trong tháng, máy vi tính sẽ tự tính bảng phân bổ vật tư o từng đầu máy, toa xe, sản xuất chế tạo dự bị phẩm. Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất, dùng cho quản lý sản xuất chung và quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng phân bổ vật tư tháng 1/2005 kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong tháng và nhập số liệu trên máy vi tính để ghi vào sổ Nhật ký chung và chuyển vào sổ cái TK 621 theo định khoản: Nợ TK 621 Có TK 152 Chi tiết: TK 1521 TK 1522 TK 1523 TK 1534 TK 1525 TK 1526 Đối vơi nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho mà giao thẳng cho các phân xưởng sản xuất thì căn cứ vào hoá đơn mua và phiếu chi tiền mặt kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất vào sổ Nhật ký chung và chuyển vào sổ cái TK 621 theo định khoản: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111 Nếu mua bằng tiền mặt Có TK 112 Nếu mua bằng tiền gửi Có TK 141 Nếu tạm ứng trước Sau đó cuối tháng máy vi tính sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 theo định khoản Nợ TK 154 Có TK 621 Trong tháng 1/2005 toàn bộ chi phí NVL trực tiếp được ghi vào sổ NKC như sau: Sổ nhật ký chung Từ ngày 1/1/2005- 31/1/2005 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1373 16/1 PX cơ khí mua vật tư sx DV 621 1111 2.250.000 2.250.000 1490 18/1 Chi phí vật tư làm giá chuyển 621 141 95.000 95.000 1380 24/1 PX đầu máy mua vật tư sx 621 1111 5.737.100 5.737.100 1512 26/1 Chi phí nhiên liệu dùng cho sx ĐMTX 621 1121 4.727.697 4.727.697 1615 30/1 VLC dùng cho sx tháng 1/2005 621 1521 636.872.191 636.872.191 1615 30/1 VLP dùng cho sx tháng 1/2005 621 1522 102.557.235 102.557.235 1615 30/1 Nhiên liệu dùng cho sửa chữa tháng 1/2005 621 1523 25.200.000 25.200.000 1615 30/1 DBP dùng cho sx tháng 1/2005 621 1524 27.087.200 27.087.200 1615 30/1 Kết chuyển chi phí NVL tháng 1/2005 621 1526 12.747.380 12.747.380 1747 31/1 Kết chuyển chi phí NVL tháng 1/2005 154 621 1.308.640.903 1.308.640.903 Cộng Riêng với chi phí thu mua trong tháng mà chủ yếu là chi phí vận chuyển kế toán không tính vào giá thực tế vật liệu xuất kho. Việc vận chuyển do xe tải của công ty đảm nhiệm, trong đó tiền lương lái xe được hạch toán vào tài khoản 642 chi phí nhiên liệu ( xăng dầu) cho xe tải thì được hạch toán vào tài khoản 627. 2.2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương, trích BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Kế toán tiền lương: ở công ty, chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: + Tiền lương trả theo sản phẩm + Tiền lương trả theo thời gian Trong đó tiền lương trả theo sản phẩm là lương khoán cho từng phần công việc. Công ty đã xây dựng được định mức lao động cho từng đầu máy toa xe. Để sửa chữa và đóng mới hoàn chỉnh một đầu máy toa xe thì do công nhân của nhiều phân xưởng làm, do đó chi phí tiền lương hàng tháng được tính cho từng phân xưởng, sau đó tập hợp toàn công ty vào định kỳ cuối tháng, bao gồm cả lương công nhân sản xuất hàng trong chỉ tiêu và ngoài chỉ tiêu cấp trên giao Ngoài ra những phân xưởng trong tháng có sản xuất hàng ngoài chỉ tiêu cấp trên giao thì kế toán căn cứ vào hợp đồng ký kết với khách hàng tính số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phân xưởng, kế toán tính toán tiền lương phải trả công nhân sản xuất và nhập số liệu trên máy vi tính để ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” theo định khoản: Nợ TK 622 Có TK 3341 Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên ( Tiền lương khoán sản phẩm phải trả CNSX hàng trong chỉ tiêu) Có TK 3343 Tiền lương CNSX kinh doanh dịch vụ ( Tiền lương phải trả CNSX hàng ngoài chỉ tiêu) Có TK 3344 Thu nhập khác của công nhân sản xuất. Bảng thanh toán lương sản phẩm tháng 1/2005 Phân xưởng đầu máy STT Nội dung thanh toán Sản lượng thanh toán Định mức lao động Đơn giá tiền lương( 1 giờ) Thành tiền ( đồng) 1 Sản phẩm chính 1 sp T.toán - Sửa chữa đầu máy 577 - Sửa chữa đầu máy 571 - Sửa chữa đầu máy 584 Cộng 0,3 0,4 0,4 1,1 7560 8516 1772 15.090.400 - Chế tạo thùng gió 8 160 1280 1772 2.268.200 - Chế tạo cúp Lơloa 41 1.750.000 - Tán đinh xe 1326646 12 3 36 1716 61.800 - Lốc tôn Inox làm ket nước xe mới 16 27600 Cộng 1 9848 19.198.000 2 Quản lý + Bổ trợ - Quản lý 9848 3,8% 374 1823 681.800 - Lái cần trục 9848 2% 197 1468 289.200 - VS, trông xe, nước uống 9848 6% 591 1192 704.500 -Lương ông Thu toa xe 709.200 - Lương ông Chỉ dồn tàu 526.400 - Lương ông Long 367.200 - PCQĐ,PQĐ ( 3 người) 180.000 - PC TTSX ( 8 người) 144.000 - PC ATVS ( 9 người) 162.000 - Nước uống ( 50 người) 200.000 -Học, họp đoàn thể 110.800 - VS WC 180.000 Phép 1/2005 (47 người) 1.177.300 - VS phân xưởng 531.300 - Hỗ trợ thêm giờ PVSX 1.133.000 - Thưởng ( 86 người) 6.505.000 -Đối ngoại giao máy 577 300.000 Cộng 2 13.901.700 3 Khuyến khích tổ lái máy đi thử 300.000 Khuyến khích giao TP máy 577 1.000.000 Cộng 3 1.300.000 Tổng cộng (1+2+3) 34.399.700 Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ Theo chế độ tài chính hiện hành ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một khoản gồm BHXH, BHYT, KPCĐ một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền lương công nhân sản xuất. Do vậy khi tiền lương phát sinh ở đâu thì chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được tính ở đó Thực tế tại công ty Xe lửa Gia Lâm hàng tháng kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ để tính vào chi phí sản xuất trong kỳ của công nhân sản xuất. Kế toán nhập số liệu trên máy vi tính theo bút toán: Nợ TK 622 Có TK 3382 Kinh phí công đoàn Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 Bảo hiểm y tế Cuối tháng theo yêu cầu của kế toán, máy vi tính sẽ tự kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 622 Hiện nay hàng tháng kế toán tiền lương không nhập bảng phân bổ tiền lương. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Sổ nhật ký chung Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1576 31/1 622 3341 290.843.709 290.843.709 1568 31/1 622 3343 59.303.600 59.303.600 1571 31/1 622 3382 6.834.000 6.834.000 1708 31/1 622 3383 24.530.032 24.530.032 1572 31/1 622 3384 3.369.400 3.369.400 1748 31/1 154 622 384.880.741 384.880.741 2.2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung * Nội dung chi phí sản xuất chung Công ty Xe lửa Gia Lâm xây dựng tổ chức thành 8 phân xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung không được tập hợp riêng rẽ cho từng phân xưởng hay đơn đặt hàng mà tập hợp chung toàn công ty trên TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” ở công ty chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng TK6271 - Chi phí vật liệu phân xưởng TK 6272 Bao gồm: Vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, dự bị phẩm dùng cho sản xuất chung - Chi phí công cụ dụng cụ TK 6273 - Chi phí khấu hao TSCĐ và khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ của phân xưởng TK 6274 Chi phí bảo hộ lao động dùng cho sản xuất TK 6275 - Chi phí nâng cấp, nâng bậc cho CNV TK 6276 - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý sản xuất chung bao gồm: Chi phí điện nước, điện thoại... TK 6277 - Chi phí khác bằng tiền trong phạm vi phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí cho nhân viên phân xưởng TK 6278 Việc tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng được phản ánh trên sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 627 và sổ chi tiết các tài khoản liên quan. Cụ thể, việc tập hợp các yếu tố trên của chi phí sản xuất chung được trình bày ở phần dưới đây: Phương pháp tập hợp Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng Căn cứ vào bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng tháng 1/2005 kế toán tính toán và nhập số liệu trên máy vi tính về chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng vào sổ Nhật ký chung và chuyển vào sổ cái tài khoản 627 Các khoản trích BHXH, BHYT. KPCĐ tính vào chi phí nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ như với công nhân trực tiếp sản xuất. Số liệu tập hợp được kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung sau đó ghi sổ chi tiết khoản mục 6271 và các sổ cái liên quan. Sổ nhật ký chung Tháng 1/2005 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1567 31/1 Lương NVPX tháng 1/2005 6271 3341 59.129.700 59.129.700 1568 31/1 Lương sx dịch vụ tháng1/2005 6271 3343 14.207.200 14.207.200 1571 31/1 Trích KPCĐ CNXS tháng 1/2005 6271 3382 1.398.900 1.398.900 1708 31/1 Trích BHXH CNSX tháng1/2005 6271 3383 5.002.900 5.002.900 1572 31/1 Trích BHYT CNSX tháng1/2005 6271 3384 676.000 676.000 Cộng Sổ chi tiết khoản mục TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng Ngày/tháng/năm SHCT Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Nợ Có 31/1/2005 1567 Lương CNPX tháng 1/2005 3341 59.129.700 31/1/2005 1568 Lương SX DV tháng1/2005 3343 14.207.200 31/1/2005 1571 Trích KPCĐ CNSX tháng 1/2005 3382 1.398.900 31/1/2005 1708 Trích BHXH CNSX tháng 1/2005 3383 5.002.900 31/1/2005 1572 Trích BHYT CNSX tháng 1/2005 3384 676.000 31/1/2005 1749 KC chi phí nhân công tháng 1/2005 154 80.414.700 Cộng số phát sinh 80.414.700 80.414.700 Kế toán chi phí vật liệu phân xưởng Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh về chi phí vật liệu phân xưởng kế toán tập hợp ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản có liên quan Trong tháng 1/2005 chi phí vật liệu phân xưởng tập hợp được là: Sổ Nhật ký chung Tháng 1/2005 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1364 3/1/2005 PX giá chuyển mua vật tư 6272 1111 862.000. 862.000 1381 24/1/2005 Anh Thắng mua phanh xe ô tô 6272 1111 40.000 40.000 1616 31/1/2005 VLC dùng cho sx chung 6272 1521 13.459.545 13.459.545 1616 31/1/2005 VLP dùng cho sx chung 6272 1522 41.914.300 41.914.300 ... ... ... ... ... ... ... 1616 31/1/2005 NL dùng cho sx chung 6272 1523 2.317.000 2.317.000 1616 31/1/2005 DBP dùng cho sx chung 6272 1526 238.550 238.550 Sổ chi tiết khoản mục TK 6272- Chi phí vật liệu phân xưởng Ngày tháng SHCT Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Nợ Có 3/1/2005 1364 PX giá chuyển mua vật tư 1111 862.000 24/1/2005 1381 Anh Thắng mua phanh xe ô tô 1111 40.000 31/1/2005 1616 VLC dùng cho sx chung 1521 13.459.545 31/1/2005 1616 VLP dùng cho sx chung 1522 41.914.300 31/1/2005 1616 NL dùng cho sx chung 1523 2.317.000 31/1/2005 1616 DBP dùng cho sx chung 1526 238.550 ... ... ... ... ... 31/1/2005 1750 KC chi phí nhân công tháng 1/2005 154 83.508.631 Cộng số phát sinh 83.508.631 83.508.631 Kế toán tập hợp chi phí công cụ dụng cụ Căn cứ vào phiếu thanh toán và phiếu lĩnh công cụ dụng cụ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 627, chi tiết 6273 – “Chi phí công cụ dụng cụ” Sổ Nhật ký chung Tháng 1/2005 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1363 1/1/2005 A. Hiếu mua dụng cụ cho PXGNC 6273 1111 3.559.100 3.559.100 1364 3/1/2005 PX ĐM mua vật tư chế tạo từ dụng cụ CN 6273 1111 9.917.100 9.917.100 1364 3/1/2005 PXCK mua dụng cụ 6273 1111 1.398.000 1.398.000 1367 9/1/2005 PXCK mua dụng cụ 6273 1111 1.660.000 1.660.000 1386 31/1/2005 A. Sinh phòng KT mua dụng cụ TN quang treo 6273 141 1.760.000 1.760.000 1502 31/1/2005 Xuất dụng cụ cho các phân xưởng sx 6273 1531 36.243.600 36.243.600 1382 26/1/2005 A. Nam – GC mua dụng cụ PX 6273 1111 3.699.700 3.699.700 1382 26/1/2005 Chi phí thu gom từ dụng cụ hỏng 6273 1111 3.000.000 3.000.0._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhÇn 2.doc
  • docphÇn 1.doc
  • docPhÇn 3.doc
Tài liệu liên quan