Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, chủng loại… và đặc biệt không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tốt cho doanh nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống của công nhân viên.
Để hạ giá thành các nhà
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty phát triển kĩ thuật điện và hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết: Các thông tin về thị trường, giá cả, các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như: năng lực sản xuất, dự trữ vật tư, tiền vốn, lợi nhuận…để từ đó quản lý chặt chẽ được chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ máy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tập tại Công ty Phát triển Kỹ thụât Điện và Hoá Hà nội, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mặt khác ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây lắp có những đặc thù riêng. Do đó em lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển Kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội.
Chương III: Một số nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Phát triển Kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội.
Ngoài ra còn có các bảng biểu, phụ lục để minh hoạ cho việc phân tích cho các nội dung của luận văn.
Do nhận thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế ngắn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Lương Trọng Yêm cùng các cô chú trong ban lãnh đạo công ty, các cán bộ phòng Tài chính- Kế toán Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
chương I
lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
I sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất( CPSX) và tính giá thành sản phẩm( GTSP).
1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán CPSX và tính GTSP.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội...Xây dựng cơ bản có những đặc điểm kỹ thuật đặc trưng riêng so với các ngành sản xuất khác, thể hiện qua các điểm khác biệt sau:
* Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình (CT, HMCT), vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, phân tán. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất: người lao động, xe, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thầu đã được thoả thuận trước, do đó tính chất hàng hoá không thể hiện rõ.
* Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các HMCT, các giai đoạn của HMCT..
* Vì hoạt động xây lắp tiến hành ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, thời tiết nên máy móc, vật tư dễ mất mát hư hỏng dẫn đến chậm trễ tiến độ thi công.
* Công tác tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay thường phổ biến theo hình thức khoán gọn các CT, HMCT, khối lượng công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí chung của các bộ phận nhận khoán
Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tập hợp CPSX và tính GTSP một cách đúng đắn thì phải dựa vào các quy định về lập dự toán CT, theo từng khoản mục chi phí và tính giá thành theo từng CT, HMCT hay giai đoạn của HMCT cụ thể. Việc tổ chức quản lý và hạch toán chi phí phải có dự toán thiết kế thi công, quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo để thường xuyên kiểm tra việc lập dự toán chi phí, từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh.
2. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán tập hợp CPSX và GTSP.
CPSX và tính GTSP là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện tốt các mục tiêu tiết kịêm CPSX và hạ GTSP, kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX và tính GTSP.
+ Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng đã tập hợp CPSX bằng phương pháp thích hợp. Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.
+ Kiểm tra tình hình các định mức chi phí vật tư, chi phí sử dụng máy thi công và dự toán chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức dự toán, các chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát hư hỏng trong sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
+ Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán kịp thời GTSP xây lắp. Kiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo từng CT, HMCT, từng đơn đặt hàng. Vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách có hiệu quả.
+ Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng CT, HMCT... trong từng thời kỳ nhất định. Lập báo cáo kế toán về CPSX và tính GTSP.
II. Những vấn đề chung về CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp xây lắp.
1.Khái niệm và nội dung của CPSX
1.1. Khái niệm CPSX.
CPSX trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định
1.2. Phân loại CPSX.
1.2.1. Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này, CPSX của doanh nghiệp xây lắp bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí về nhân công
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Cách phân loại này giúp ta biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà DN đã bỏ ra trong hoạt động xây lắp, giúp cho việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị DN, phân tích tình hình thực hiện dự toán cho kỳ sau.
1.2.2. Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, CPSX gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp ta xác định được số chi phí đã bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động của DN làm cơ sở cho việc tính giá thành và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động.
1.2.3. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, CPSX được phân thành các khoản mục :
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác
1.2.4. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
Theo cách phân loại này, CPSX bao gồm các khoản mục:
- Chi phí bất biến( định phí)
- Chi phí khả biến( bíên phí)
- Chi phí hỗn hợp
Mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ CPSX phát sinh trong toàn doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định. Nhờ có các cách phân loại này mà kế toán có thể kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành sản phẩm nhằm nhận biết và phát huy mọi khả năng tiềm tàng để có thể hạ GTSP.
2. Khái niệm và nội dung GTSP trong doanh nghiệp xây lắp
2.1. Khái niệm GTSP.
GTSP xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp CT, HMCT theo quy định.
2.2. Phân loại GTSP.
2.2.1. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
+ Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp. Đây là loại giá thành thường được xác định dựa trên cơ sở các định mức, quy định và đơn giá của cơ quan có thẩm quỳên ban hành và dựa trên mặt bằng giá cả thị trường.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán + Lãi định mức
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp nhất định trên cơ sở về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công.
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành
+ Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp: được xác định khi quá trình sản xuất sản phẩm hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập doanh nghiệp
2.2.2. Căn cứ theo phạm vi tính giá thành
+ Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung tính riêng cho từng CT, HMCT, lao vụ đã hoàn thành. GTSX của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp xây lắp.
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó và được xác định khi sản phẩm xây lắp được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính lợi nhuận trước thuế của DN.
3. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP.
CPSX và GTSP là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng giống nhau về mặt chất đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, tuy nhiên nếu xét về mặt lượng thì chúng khác nhau đó là: CPSX chỉ tính trong một thời kỳ nhất định, còn GTSP bao gồm cả chi phí của khối lượng xây lắp dở dang kỳ trước chuyển sang nhưng loại trừ đi chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
CPSX được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định còn GTSP xây lắp là chi phí được tính cho một CT, HMCT hay khối lượng xây lắp hoàn thành.
III. đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX và GTSP trong doanh nghiệp xây lắp.
1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp CPSX.
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX:
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà các CPSX phát sinh được tập hợp theo phạm vi, giới hạn đó. Căn cứ vào các yếu tố:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Loại hình sản xuất: đơn chiếc, hàng loạt..
Đặc điểm tổ chức sản xuất
Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính giá thành áp dụng trong doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm về sản phẩm, về tổ chức sản xuất nên đối tượng tập hợp CPSX được xác định theo từng CT, HMCT hay theo từng đơn đặt hàng.
1.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX.
Vì đối tượng tập hợp chi phí nhiều và khác nhau do đó hình thành các phương pháp kế toán tập hợp chi phí khác nhau.
+ Phương pháp tập hợp CPSX theo CT, HMCT: Hàng tháng, chi phí phát sinh liên quan đến CT, HMCT nào thì tập hợp cho CT, HMCT đó. Các khoản chi phí đó được phân chia theo các hạng mục giá thành, giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng chi phí được tập hợp cho đối tượng kể từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành. Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ CT, HMCT.
+ Phương pháp tập hợp CPSX theo đơn vị thi công: Chi phí phát sinh được tập hợp theo từng công trường, đơn vị thi công CT. Cuối tháng, tổng số chi phí thực tế theo từng công trường, đơn vị thi công được so sánh với chi phí dự toán hay kế hoạch để xác định kết quả kinh doanh nội bộ.
+ Phương pháp tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng: Chi phí phát sinh hàng tháng sẽ được tập hợp và phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này được sử dụng khi doanh nghiệp xác định được đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt.
2. Phương pháp hạch toán kế toán.
2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( NVLTT).
* Nội dung chi phí NVLTT: Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp xây lắp là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, nửa thành phẩm mua ngoài...được sử dụng để cấu tạo nên CT. Chi phí NVLTT còn bao gồm các chi phí về vật tư, công cụ được sử dụng nhiều lần.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC.
* Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621- “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” và các TK có liên quan khác: TK 152, 153, 111, 112, 331....
Kết cấu TK 621
Bên Nợ: - Trị giá thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển chi phí NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 và chi tiết cho từng CT, HMCT để tính giá thành cho sản phẩm xây lắp.
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
Trình tự hạch toán chi phí NVLTT( Sơ đồ 1)
2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp( NCTT).
* Nội dung chi phí NCTT: Chi phí NCTT trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn( BHXH, BHYT, KPCĐ) phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng cơ bản.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương....
* Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 622- “ Chi phí nhân công trực tiếp” và các TK liên quan khác : TK 334, 335, 111, 141....
Kết cấu TK 622:
Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm tiền lương và tiền công lao động.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí NCTT vào TK 154- chi phí SXKDDD.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp tập hợp chi phí NCTT:
Chi phí NCTT được tính trực tiếp vào đối tượng chịu phí có liên quan. Trường hợp chi phí NCTT sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì hạch toán, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan theo các tiêu chuẩn thích hợp : Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức...tuỳ vào từng công việc cụ thể. Các chi phí như: BHYT, BHXH, KPCĐ trong trường hợp này được tính trực tiếp trên cơ sở tỷ lệ trích(%) theo quy định của nhà nước và số tiền lương được phân bổ cho từng đối tượng.
Trình tự hạch toán chi phí NCTT( Sơ đồ 2)
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công( MTC).
* Nội dung chi phí sử dụng MTC: Chi phí sử dụng MTC bao gồm toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng MTC của doanh nghiệp. Do đặc điểm của MTC trong doanh nghiệp xây lắp mà chi phí sử dụng MTC gồm hai loại:
+ Chi phí tạm thời: là những chi phí có liên quan đến việc lắp đặt, chạy thử, vận chuyển, di chuyển máy và chi phí về các công trình tạm thời phục vụ sử dụng MTC.
+ Chi phí thường xuyên: là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng MTC bao gồm: tiền lương công nhân điều khiển máy và phục vụ máy, chi phí vật liệu, CCDC, khấu hao MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu theo dõi hoạt động của xe...
* Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 623- “ Chi phí sử dụng máy thi công” và các TK liên quan khác: TK 111, 141, 334.....
Kết cấu TK 623
Bên Nợ: - Phản ánh chi phí sử dụng MTC thực tế phát sinh.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vào TK 154.
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng MTC:
Chi phí sử dụng MTC cho CT nào thì được tính vào GTSP của CT đó. Trường hợp chi phí sử dụng MTC liên quan đến nhiều CT, HMCT thì tiến hành phân bổ chi phí cho các CT, HMCT liên quan theo tiêu thức thích hợp.
Trình tự hạch toán chi phí sử dụng MTC( Sơ đồ 3)
2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung( SXC).
* Nội dung chi phí SXC: Chi phí sản SXC là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Bao gồm các chi phí về tiền công và các khoản phải trả cho nhân viên quản lý đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định( TSCĐ), chi phí bằng tiền khác..
* Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH..
* Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụngTK 627 – “ Chi phí sản xuất chung” và các TK liên quan khác: TK 152, 153, 334, 338...
Kết cấu TK 627
Bên Nợ: - Tập hợp các chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí SXC.
- Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC.
Tk 627 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp tập hợp chi phí SXC:
Chi phí SXC của đội xây dựng nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho đội xây dựng đó. Trong trường hợp một đội xây dựng trong kỳ có nhiều CT, HMCT thì phải tiến hành phân bổ chi phí SXC cho các CT, HMCT có liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí SXC có thể là phân bổ theo chi phí NCTT, phân bổ theo chi phí sử dụng máy thực tế...
Trình tự hạch toán chi phí SXC( Sơ đồ 4)
3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Sản phẩm làm dở trong DN xây lắp là các CT, HMCT dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Việc tính và đánh giá sản phẩm làm dở trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu.
+ Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm làm dở là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm đánh giá.
+ Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì giá trị sản phẩm làm dở là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của CT, HMCT đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang( KLXLDD) được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ.
Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ
=
Chi phí thực tế của KLXLDD đầu kỳ
+
Chi phí thực tế tập hợp trong kỳ
x
Gía trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Giá trị dự toán của KXLDD hoàn thành bàn giao trong kỳ
+
Giá thành dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Đối với những HMCT khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành( KLXLHT) bàn giao được quy định thanh toán trên cơ sở đơn giá dự toán, giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ là tổng CPSX đã được tâp hợp trừ đi giá trị đã thanh toán.
4. Đối tượng và phương pháp tính GTSP xây lắp.
4.1. Đối tượng tính giá thành
+ Đối tượng tính giá thành: là các loại sản phẩm, bán sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do công ty sản xuất ra và đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp CPSX, đó là các CT, HMCT hay KLXLHT bàn giao.
+ Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành.
4.2. Phương pháp tính giá thành.
4.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Vì sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc nên phương pháp tính giá thành được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay là phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này, tất cả các CPSX phát sinh trực tiếp cho một CT, HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó.
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ
4.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này, hàng tháng CPSX thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào CT hoàn thành thì CPSX tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn hàng đó.
4.2.3.Phương pháp cộng chi phí
Phương pháp này được áp dụng đối với các CT, HMCT phải trải qua nhiều giai đoạn thi công...
Z = C1 + C2 + C3 +.....+ CN + DDK + DCK
Trong đó:
- Z : Giá thành thực tế của toàn bộ CT, HMCT
- C1, C2, C3..... : Chi phí xây lắp các giai đoạn
- DDK, DCK : Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
4.2.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức
áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể đơn giản trong việc tính toán và kế toán có thể cung cấp số liệu giá thành kịp thời. Giá thành được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
=
Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch do thoát ly định mức
5. Kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP xây lắp hoàn thành.
Kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP xây lắp được thực hiện trên TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, mở chi tiết cho từng đối tượng. Việc tập hợp CPSX, tính GTSP xây lắp phải theo từng CT, HMCT và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC. Ngoài ra toàn bộ giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK 632 “ Giá vốn hàng bán”.
Trình tự kế toán tổng hợp CPSX và tính GTSP xây lắp hoàn thành
( Sơ đồ 5)
Chương II
TìNH HìNH THựC Tế Về CÔNG TáC Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNh sản phẩm ở CÔNG TY PHáT TRIểN Kỹ THUậT ĐIệN Và HOá Hà NộI.
I. quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên gọi: Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Điện và Hoá Hà nội.
Trụ sở: số 40 tổ 38 Mai Động, Hoàng Mai, Hà nội
MST: 0101085063.
Ngày thành lập: 16/03/2000.
Giấy phép kinh doanh số: 0102001475
Giám đốc: Nguyễn Hồng Giang.
Kế toán trưởng: Phạm Bích Thuỷ.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty PTKTĐ&H HN được thành lập ngày 16/3/2000 theo quyết định của UBND thành phố Hà nội.
Là một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập trong thời gian ngắn nhưng công ty đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và phát triển. Từ khi thành lập công ty đã thi công được nhiều CT di dời và xây mới trên địa bàn thành phố Hà nội và các tỉnh lân cận khác: Hưng Yên, Phú Thọ, Hoà Bình….
Ngày đầu thành lập, công ty chỉ có số vốn là 450 triệu VNĐ với 10 nhân viên, uy tín trên thị trường không có nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, đời sống của anh chị em công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do có chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo công ty cùng với sự nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong công ty, công ty đã trúng thầu được nhiều công trình tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên. Đến nay, sau 7 năm thành lập, công ty đã có chỗ đứng vững trên thị trường, vị thế công ty không ngừng nâng cao.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đầu năm 2007( Phụ lục 31)
2. Đặc điểm tổ chức quản lý.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty PTKTĐ&H HN tổ chức quản lý kiểu một cấp. Đứng đầu là Giám đốc, dưới là Phó giám đốc, các phòng ban chức năng và các đội thi công trực thuộc công ty.( Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty- Phụ lục 1).
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của kế toán và căn cứ vào quy trình công nghệ, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hầu hết công việc kế toán được thực hiện trong phòng kế toán.( Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán- phụ lục 2).
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
3.1. Chế độ kế toán.
Công ty PTKTĐ&H HN áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số1141 TC- QĐ-CĐKT ngày 01/01/1995.
3.2. Hình thức ghi sổ.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụ đó, lấy số liệu trên ghi vào sổ cái, sổ chi tiết tài khoản có liên quan, sổ quỹ và lưu chứng từ đó vào cặp chứng từ từng tháng.
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung- Phụ lục 3.
3.3. Kỳ kế toán.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
3.4.Kỳ lập báo cáo.
Công ty PTKTĐ&H HN tiến hành lập báo cáo theo quý.
3.5. Kế toán hàng tồn kho.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
3.6. Phương pháp tính thuế GTGT.
Cách tính thuế của công ty được tính theo phương pháp khấu trừ
3.7. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng theo phương pháp tuyến tính( theo quyết định số166/1999/QĐ- BTC ngày 31/12/1999 về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ).
3.8. Tài khoản kế toán.
Hiện nay công ty đang sử dụng các Tk: 111, 112, 133, 131, 141, 144, 152, 153, 154, 331, 311, 333, 334, 338, 411, 421, 411, 621, 622, 623, 627, 711, 811,911
3.9. Sổ sách kế toán.
- Sổ chi tiết công trình
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ cái tài khoản
- Sổ nhật ký chung
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo tài chính…….
II. THực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty phát triển kỹ thuật điện và hoá hà nội.
1. Đối tượng tập hợp CPSX.
Tại công ty PTKTĐ&H HN, đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là từng CT, HMCT. Mỗi đối tượng kế toán tập hợp CPSX từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ chi tiết để tập hợp CPSX. Các sổ chi tiết này được tổng hợp theo từng tháng và được theo dõi theo từng khoản mục:
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí sử dụng MTC
Chi phí sản SXC.
2. Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX tại công ty.
Trong quý I/ 2007, công ty đã trúng thầu được nhiều CT lớn. Sau đây em xin trình bày kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP xây lắp của CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA- 24(22)/0.4KV(01/2/2006-31/3/2007)-Văn Lâm, Hưng Yên.
2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT.
2.1.1. Nội dung chi phí NVLTT.
Chi phí NVLTT của công ty phản ánh toàn bộ các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất dùng cho thi công CT.
Vật liệu chính: cáp ngầm, cột bê tông, cọc tiếp địa, ống nối dây dẫn…..
Vật liệu phụ: tời lắc 1.5 tấn, quại cáp, dây thừng, máy bơm…
Nhiên liệu: xăng A92, A95, dầu diegen….
2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng.
Phiếu nhập kho( Mẫu 01-VT), phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT), các giấy tờ tạm ứng, hoá đơn GTGT và các giấy tờ liên quan khác.
2.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Kế toán sử dụng TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh chi phí NVLTT phát sinh tại công ty, tài khoản này được mở riêng cho từng CT và các Tk liên quan khác: Tk 111,112,141,152,154……
2.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí NVLTT
Tại công ty PTKTĐ&H HN, vật liệu xuất dùng cho CT nào sẽ được tập hợp trực tiếp cho CT đó theo giá thực tế. Vật liệu dùng cho CT, công ty mua rồi xuất thẳng tới chân CT không qua kho công ty.
Giá thực tế xuất dùng = Giá mua vật tư.
Ví dụ1: Theo phiếu xuất kho số 13 ngày 3/2/2007( phụ lục 6), tại CT xuất phục vụ thi công CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, kế toán hạch toán:
Nợ TK 621 84.560.000
Có TK 152 84.560.000
Cụ thể, khi có nhu cầu về vật tư, căn cứ vào dự toán, phương án thi công, kế hoạch cung ứng vật tư cho thi công CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo, nhân viên phòng kế hoạch viết Giấy đề nghị tạm ứng( Phụ lục 4). Giấy được duyệt chuyển qua phòng kế toán làm căn cứ cho tạm ứng để mua vật tư. Sau khi kế toán thanh toán lập phiếu chi xuất tiền mua vật tư, vật tư mua về được chuyển thẳng tới chân CT phục vụ cho thi công, được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn, chi phí thu mua vận chuyển công ty tính vào chi phí SXC. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng của bên bán, đội trưởng CT và người giao vật tư tiến hành kiểm tra số lượng vật tư để lập phiếu nhập kho CT.
Ví dụ2: Căn cứ vào phiếu nhập kho số32 ngày 02/1/2007 (Phụ lục 5), mua 18m ống thép luồn cáp Ф108 dùng cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo 180KVA-24(22)/0,4 KV- Văn Lâm, Hưng Yên, đơn giá là: 18m x125.000đ =2.250.000đ
Thuế GTGT 10% = 2.250.000 x10% =225.000đ
Tổng giá thanh toán: 2.250.000 + 225.000 = 2.475.000đ
Căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn mua hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 152 2.250.000
Nợ TK 133 225.000
Có TK 331 2.475.000
Kế toán nhập số liệu vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 7) và sổ cái TK 621( Phụ lục 8). Các chứng từ ghi sổ cũng được phản ánh vào sổ chi tiết chi phí NVL cho CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo(Phụ lục 9).
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT vào GTSP theo bút toán:
Nợ TK 154( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 326.757.700
Có TK 621( CT Đường dây và trạm biến áp kiểu treo) 326.757.700
2.2. Phương pháp tập hợp chi phí NCTT.
2.2.1. Nội dung chi phí NCTT.
Chi phí NCTT tại công ty bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất xây lắp thuộc biên chế công ty và công nhân thuê ngoài trực tiếp tham gia vào xây lắp.
2.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng.
Bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán lương, biên bản nghiệm thu….
2.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Chi phí nhân công của công ty được hạch toán trên TK 622- “ Chi phí nhân công trực tiếp”- mở chi tiết cho từng CT và các TK liên quan khác: TK 111, 112, 141, 3341- Phải trả nhân viên công ty, 3342- Phải trả nhân viên thuê ngoài.
2.2.4. Phương pháp tập hợp chi phí NCTT.
Hiện nay, lao động trong công ty PTKTĐ&H HN được chia thành 2 bộ phận: nhân viên thuộc biên chế công ty và nhân viên thuê ngoài. Căn cứ tình hình thực tế họat động, công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: lương hợp đồng không xác định thời hạn và lương theo hình thức giao khoán.
Phòng kế hoạch và phòng kế toán lập Hợp đồng giao khoán cho các đội( Phụ lục 10). Đội trưởng là người chịu trách nhiệm nhận khoán, giao khoán công việc cho từng tổ công nhân và theo dõi tình hình hoạt động của tổ mình thông qua bảng chấm công và hợp đồng làm khoán.
Từ các bảng chấm công( Phụ lục 11), kế toán lập bảng thanh toán lương( Phụ lục 12) đồng thời theo dõi khối lượng côn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5100.doc