Chương 1
Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất cũng phải có 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội. Mọi hao phí tiêu hao cho quá trình
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Công Nghệ Thanh Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất của doanh nghiệp đều được đo bằng tiền. Việc dùng thước đo để biểu hiện các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động đã tiêu hao được gọi là chi phí sản xuất .
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Cụ thể trong đó hao phí về lao động sống, đó là khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn hao phí về lao động vật hoá đó là khoản hao phí về năng suất, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ.
Nhưng một doanh nghiệp sản xuất, ngoài những hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm, lao vụ còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác không có tính sản xuất như: hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác. Tất cả các hoạt động này doanh nghiệp đều phải bỏ ra gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác. Tuy nhiên chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh một cách thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh thì chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với thời kỳ báo cáo. Do đó, chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công cụ của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Bên cạnh đó, do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh từng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng xí nghiệp và từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất được tiến hành theo khoảng thời gian nhất định. Do đó, để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các mức chi phí, tính toán hiệu quả, tiết kiệm được chi phí thì cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí cũng có ý nghĩa xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sao cho phù hợp.
Hơn nữa khái niệm chi phí sản xuất phức tạp mà người quản lý lại yêu cầu tính toán chi phí theo nhiều góc độ khác nhau với những yêu cầu thực tế khác nhau. Đối với công tác kế toán việc phân loại chi phí cũng phục vụ trực tiếp và đắc lực.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như công tác kế toán nói trên, người ta thường phân loại chi phí theo 3 tiêu thức chủ yếu sau:
Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí ( theo yếu tố chi phí )
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế khác nhau của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt nơi phát sinh chi phí, thuộc lĩnh vực hoạt động nào cũng như công dụng của chi phí đó. Thông thường, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Bao gồm tất cả số tiền công phải trả, tiền trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của toàn doanh nghiệp .
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, bưu phí… phục vụ cho sản xuất kinh doanh .
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí ( theo khoản mục chi phí )
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Theo tiêu thức này toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản này số tiền công và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên, nó bao gồm:
+ Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất của phân xưởng sản xuất như dùng để sửa chữa TSCĐ dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất : Chi phí về các loại CCDC dùng trong các nhu cầu sản xuất tại phân xưởng sản xuất như: khuôn mẫu, dụng cụ, giá lắp, dụng cụ bảo hộ lao động.
+ CP nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về thời lượng, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương của nhân viên phân xưởng như: nhân viên quản lý, thủ kho…
+ Chi phí khấu haoTSCĐ: Là tất cả số tiền chi cho KHTSCĐ sử dụng trong phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất của phân xưởng như chi phí về điện, nước, điện thoại…
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản tiền sử dụng cho nhu cầu sản xuất của phân xưởng sản xuất.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ
Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại:
- Chi phí khả biến ( biến đổi )
- Chi phí bất biến ( cố định )
Ngoài các cách phân loại trên thì có thể phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí ( chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp ) …Do vậy tuỳ theo mục đích mà ta tiến hành phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ xung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về tất cả chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn công ty ở từng thời kỳ.
Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho công tác quản lý chi phí sản xuất theo định mức và giá thành kế hoạch cho kỳ sau.
1.1.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất sản phẩm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều phân xưởng khác nhau; ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm theo các qui trình công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc khác nhau và thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Do đó để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm công dụng của chi phí trong sản xuất . Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là tất cả qui trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hay từng giai đoạn, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Tuỳ theo qui trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm hay từng đơn hàng.
Như vậy: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi ( giới hạn ) mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :
Tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp.
- Phương pháp tập hợp trực tiếp : áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
- Phương pháp tập hợp gián tiếp : áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được.
Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thể hiện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, là thước đo mức tiêu hao để bù đắp trong quá trình sản xuất , là một căn cứ xây dựng giá cả sản phẩm hàng hoá. Chỉ tiêu giá thành được tính toán, xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ tính toán với số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất hoặc kết thúc một số giai đoạn sản xuất chứ không tính cho sản phẩm còn nằm trên dây truyền sản xuất.
Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có của nó là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành khối lượng sản phẩm hay công việc đã hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành là sự dịch chuyển của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc đã hoàn thành.
Như vậy, Giá thành có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm,, công việc phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về tiêu thụ, bán sản phẩm, lao vụ. Việc bù đắp các chi phí sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo đảm trang trải bù đắp được mọi chi phí đầu tư vào quá trình sản xuất và phải có lãi.
Giá thành sản phẩm chính là xuất phát điểm để xác định giá cả thị trường và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Phân loại giá thành sản phẩm
Việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích được những biến động của chỉ tiêu giá thành và chiều hướng của chúng để có biện pháp thích hợp nhằm hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ các tiêu thức khác nhau người ta phân giá thành sản phẩm thành các loại sau:
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Theo tiêu thức này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất dựa trên chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi quá trình sản xuất dựa trên các định mức, dự toán chi phí tiến hành và chi phí cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp trong sản xuất giúp cho việc đánh giá đúng các giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp áp dụng trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chi phí.
Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế chỉ được xác định khi quá trình sản xuất đã hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ chức – kĩ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
Theo cách này giá thành được chia thành:
Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ). Gtsx là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ( chi phí quản lý và chi phí bán hàng ). Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán khi sản phẩm đã được tiêu thụ, là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế lợi tức của mỗi doanh nghiệp.
Trên đây là 2 cách phân loại chủ yếu. Chúng ta cần phải sử dụng các chỉ tiêu trên để đảm bảo quản lý được kịp thời, chính xác và có kết quả kinh tế cao.
1.1.2.3. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong tất cả công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận Kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý …để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
- Về mặt tổ chức:
+ Nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành.
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc theo đơn đặt hàng thì từng loạt sản phẩm hay từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành.
+ Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
- Về mặt qui trình sản xuất
+ Nếu qui trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng hoặc cũng có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất.
+ Nếu qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý.
1.1.2.4. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã sản xuất hoàn thành.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp.
Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng.
Trong trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt, theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản phẩm dài sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất và sản phẩm đã hoàn thành.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí là biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của một quá trình vì vậy chúng giống nhau về chất. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm lao động sống và hao phí lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã được tập hợp và số lượng sản phẩm đã được hoàn thành. Nội dung giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất được tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành đều có nội dung cơ bản là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc cao. Do vậy, việc quản lý giá thành phải gắn với việc quản lý chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất khác nhau về mặt lượng. Được tính vào chỉ tiêu giá thành chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành, không kể chi phí được chi ra trong kỳ nào. Do lượng chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này thường không thống nhất với lượng chi phí sản xuất kỳ này chuyển sang kỳ sau nên tổng giá thành trong kỳ thường không bằng tổng chi phí chi ra trong kỳ đó. Hơn nữa:
Chi phí sản xuất là những chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm không kể sản phẩm đó đã hoàn thành hay chưa và thường gắn với một thời kỳ nhất định. Còn tổng sản phẩm là những chi phí sản xuất được tính cho một đối tượng tính tổng cụ thể đã hoàn thành không kể chi phí đó chi ra trong thời kỳ nào.
Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả trước trong kỳ trước nhưng kỳ này mới thực tế phát sinh, nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại, giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan trực tiếp đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Song giá thành sản phẩm lại không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà chỉ liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này.
Ta có thể khái quát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua đẳng thức sau:
-
+
=
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ
Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau trong các ngành không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.3.1 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Khi nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ hơn về chi phí sản xuất, tìm cách giảm thiểu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí thu được nhiều lợi nhuận. Muốn thực hiện được điều đó thì một mặt phải cải tiến kĩ thuật để tăng năng suất, mặt khác phải tăng cường quản lý kinh tế mà trọng tâm là quản lý chi phí sản xuất. Điều này chỉ có kế toán mới thực hiện được vì đây là một công cụ quản lý kinh tế tài chính quan trọng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn. Kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Vì vậy, kế toán có thể cung cấp kịp thời những tài liệu cần thiết về các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý chi phí sản xuất đối với từng hoạt động, loại sản phẩm, lao vụ dịch vụ. Nhờ đó mà chủ doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng các yếu tố chi phí là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh chi phí định mức với chi phí thực tế; từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, có quyết định phù hợp với sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm hạ trong khi chất lượng sản phẩm không thay đổi thì uy tín cũng như chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được khẳng định. Như vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng sản xuất của sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó kế toán cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kế hoạch (Kê khai thường xuyên hoặc Kiểm kê định kỳ ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành, xác định đúng đắn trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp ,tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí , phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang trong kỳ một cách khoa học đầy đủ và chính xác để từ đó phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.1. Tổ chức chứng từ ban đầu
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Tổ chức chứng từ kế toán là sự vận dụng của phương pháp chứng từ trong thực tiễn , nhằm hoàn thành nên hệ thống thông tin ban đầu cho doanh nghiệp. Trong hạch toán chi phí sản xuất các chứng từ được sử dụng là:
Phiếu thu, Phiếu chi
Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn mua hàng
Bảng phân bổ tiền lương
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Bảng phân bổ khấu hao
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Bảng thanh toán lương
Các chứng từ được sử dụng phải tiêu chuẩn hóa về biểu mẫu, việc tạo lập và luân chuyển chứng từ phải đảm bảo được tính hợp lệ, hợp pháp. Để tính được giá thành sản xuất của sản phẩm kế toán phải mở được hệ thông sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất và lập được các bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm.
1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành việc sử dụng các tài khoản kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm cần được tập hợp theo những phạm vi nhất định có mức độ tổng hợp theo tài khoản cấp 1, cấp 2 ở các tài khoản tập hợp chi phí và phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKTX hoặc phương pháp KKĐK hàng tồn kho.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính ( nửa thành phẩm mua ngoài ), vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ.
TK sử dụng để tập hợp chi phí NVL TT là TK 621
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương
Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản mục CFNLVLTT, CFNCTT phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK sử dụng để tập hợp là TK 627 – chi phí sản xuất chung
Kế toán tổng hợp CFSX toàn doanh nghiệp dùng TK 154 ( DN áp dụng phương pháp KKTX )
Kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ .
Kế toán tổng hợp CFSX toàn doanh nghiệp dùng TK 631 (DN áp dụng phương pháp KKĐK )
Kế toán sử dụng TK 631- giá thành sản xuất để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.3.1. Kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhất là đối với ngành sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng thành định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. Thông thường chi phí NVL TT có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí, khi đó kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ cho hợp lý. Để tiến hành phân bổ chi phí NVLTT ta dùng công thức:
C
H =
n
∑ Tn
i=1
Trong đó
C : tổng chi phí nguyên vật liệu đã tập hợp cần phân bổ
Tn : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
H : Hệ số phân bổ
Chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan (Cn) được tính theo công thức:
Cn = Tn x H
Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất …
Tổng chi phí NL VLTT trong kỳ được xác định :
CF NLVL trị giá trị giá NLVL trị giá NLVL trị giá
TT thực tế NLVL còn lại đầu kỳ còn lại phế
= + _ _
Tiêu hao xuất dùng ở địa điểm cuối kỳ liệu
Trong kỳ trong kỳ sản xuất chưa sử dụng thu hồi
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí NVLTT
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí NVLTT
TK152
TK 154
TK621
Xuất NVL dùng sản xuất
Sản phẩm
Mua NVL sử dụng
ngay cho sx sp
NVL sd không hết nhập
lại kho
K/c chi phí NVL TT
TK141
Quyết toán
Tạm ứng
TK 152
TK 111, 112, 141,331
TK133
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung, chọn tiêu thức phù hợp như: tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế… để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
Lương phải trả cho CNTT
Cho CNTT sx sản phẩm
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Cho CNTT sx sản phẩm
Trích trước lương nghỉ phép
TK 335
TK 622
Sản xuất sản phẩm
Cuối kỳ K/ chi phí NCTT
TK 154
TK 338
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: trước hết kế toán phải mở bảng kê, mở số chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được phân bổ theo nguyên tắc sau:
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh
Các loại chi phí sản xuất chung còn lại tiêu chuẩn phân bổ thường là tiền lương công nhân sản xuất , định mức chi phí hoặc giờ công công nhân sản xuất.
Sơ đồ 3: Sơ đồ Kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 154
TK133
Chi phí nhân viên
CPSXC phân bổ vào chi phí chế
TK 152 biến trong kỳ
Chi phí NVL
TK 153 (142,242) TK 632
Chi phí CCDC
CPSXC không được phân bổ ghi
TK 214
nhận CPSXC trong kỳ
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK111,112,331,141
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và bằng tiền khác
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được trình bày qua sơ đồ 4
Sơ đồ 4: sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
( theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 152
TK 154
TK 621
TK138, 334
TK 622
TK 627
TK 155
TK 632
Giá thành sản xuất sản phẩm
lao vụ bán không qua kho
TK 627
Giá thành SX SP lao vu gửi bán
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Trị giá phế liệu thu hồi
nguyên liệu vật liệu trực tiếp của sản phẩm hỏng
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Khoản bồi thường ph._.ải thu do
nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hỏng
Cuối kỳ kết chuyển chí phí Giá thành sản xuất sản phẩm
sản xuất chung nhập kho
1.2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất trong tập hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản:
TK 621- chi phí NLVLTT
TK 622- chi phí NCTT
TK627- chi phí sản xuất chung
Tuy nhiên do đặc điểm của Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí được thực hiện trên TK 631- giá thành sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được trình bày qua sơ đồ 5
Sơ đồ 5: Sơ đồ Kế toán chi phí sản xuất toàn DN
( phương pháp kiểm kê định kỳ )
TK154 TK631 TK 154
Kết chuyển chi phí sản xuất của Kết chuyển chi phí của
sản phẩm dở dang đầu kỳ sản phẩm dở dang cuối kỳ
TK 621 TK611
Kết chuyển chi phí NLVL Phế liệu thu hồi của
trực tiếp sản phẩm hỏng
TK 622 TK 138
Kết chuyển chi phí nhân công Tiền bồi thường phải thu
trực tiếp về sản phẩm hỏng
TK627 TK632
Kết chuyển chi phí sản xuất Giá thành sản xuất của
chung sản phẩm hoàn thành trong kỳ
1.3. Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang
Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm dở dang cuối kỳ là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đang còn nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công tiếp mới trở thành sản phẩm .
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ.Tuy nhiên, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc phức tạp. Vì vậy, cuối kỳ tại thời điểm tính giá thành sau khi kiểm kê các sản phẩm dở dang tại các bộ phận thì tuỳ theo đặc điểm, qui trình công nghệ, tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý trong từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NLVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NLVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Công thức tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Dđk + Cn
Dck = x Qd
Qsp + Qd
Trong đó: DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
C N : Chi phí NLVL TT phát sinh trong kỳ
QSP, Qd : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ.
Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NLVLTT được bỏ vào ngay từ đầu của qui trình công nghệ sản xuất.
Trường hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí NLVL chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất.
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NLVL TT và trị giá sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí NLVLTT mà không tính đến các chi phí chế biến khác. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp mà chi phí NLVL chính trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ ít biến động. Nếu doanh nghiệp có tập hợp riêng chi phí NLVL chính trực tiếp sản xuất thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NLVL chính trực tiếp sản xuất
Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính từng khoản CPSX cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
- Đối với CPSX bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như chi phí NL, VL trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất, thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Dđk + Cn
Dck = x Qd (1)
Qsp + Qd
- Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính vào sản phẩm dở dang theo công thức:
Dđk + C
Dck = x Q’d (2)
Qsp + Q’d
Trong đó:
Q’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, theo mức độ chế biến hoàn thành (% HT)
Q’d = Qd x %HT
Đối với doanh nghiệp chế biến phức tạp kiểu liên tục thì các khoản mục chi phí của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của giai đoạn sau theo công thức 1.
Phương pháp này có ưu điểm đảm bảo số liệu hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp. Nhưng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. Do đó phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng trong tổng CPSX tương đối lớn và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.
Đối với những sản phẩm có sản lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đều đặn, để đơn giản có thể xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả sản phẩm dở dang là 50%. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản lượng sản phẩm dở dang theo 50% chi phí, thực chất đây cũng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức.
Trước hết, Kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo định mức cho sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính theo sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
1.3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành là hàng tháng ( quý ) phù hợp với kỳ báo cáo. Trên cơ sở số lượng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí.
Công thức tính giá thành
Z = C + Dđk – Dck
Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau:
Z =
Z
Q
Trong đó:
Z,z: tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế
C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng
Dđk, Dck: chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
Q: sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành
Z = C
Để phục vụ cho việc tính giá thành Kế toán doanh nghiệp lập bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm, dịch vụ
1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại vật liệu, kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hoá chất, công nghệ hoá dầu, công nghệ nuôi ong…)
Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Trình tự tính giá thành:
+ Căn cứ các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1)
+ Tính quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Q = SQiHi
Trong đó:
Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Qi: sản lượng sản xuất thực tế sản phẩm i
Hi: hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i
+ Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Dđk + C – Dck
Zi = x QiHi
Q
Zi
Zi =
Qi
1.3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau (DNSX ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất chè…)
Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Trình tự tính giá thành:
+Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý (giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức) và CPSX đã tập hợp để tính tỷ lệ giá thành.
Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm
(theo từng khoản mục)
Tỷ lệ tính giá thành = x 100%
(theo từng khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ
(theo từng khoản mục)
+ Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục tính giá thành thực tế cho từng quy cách.
Giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính giá thành
Từng quy cách SP = của từng quy cách SP x (theo từng khoản mục)
(theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)
1.3.2.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.
Trình tự tính giá thành:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm.
- Tổ chức hạch toán rõ ràng CPSX thực tế phù hợp với định mức và số CPSX chênh lệch thoát ly định mức.
- Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch CPSX do thay đổi định mức.
- Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức sau:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch
sản xuất = định mức + do thay đổi + do thoát ly
thực tế định mức định mức
Mỗi phương pháp tính giá thành trình bày ở trên có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong những điều kiện khác nhau. Trong cùng một doanh nghiệp, việc áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau và tất yếu ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm, cuối cùng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý hết sức quan trọng đối với từng doanh nghiệp.
1.3.3. Phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu:
Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp CPSX.
1.3.3.1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng.
Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Kế toán CPSX tổ chức tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng.
+ Đối với chi phí trực tiếp (như chi phí NLVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc.
+ Đối với Chi phí SXC được tập theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (như giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…)
Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp.
Cuối mỗi tháng căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán CPSX để ghi vào các bảng tính giá thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá sản phẩm dở dang.
1.3.3.2. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục:
Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm.
Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành thì tuỳ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm (NTP) ở từng giai đoạn và thành phẩm. Kỳ tính giá thành là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo.
Phương pháp tính giá thành được ứng dụng là phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành.
Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành được chia thành 2 phương án:
Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm:
Đối tượng tính giá thành trong phương án này là NTP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm.
Kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của NTP giai đoạn trước sau đó chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng để tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Do cách kết chuyển chi phí như vậy nên phương án này gọi là phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP hoặc còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự.
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn n
Chi phí NLVL
trực tiếp
Trị giá
NTP GĐn-1 chuyển sang
Trị giá NTP GĐI chuyển sang
CP chế biến giai đoạn 2
CP chế biến giai đoạn 1
CP chế biến giai đoạn n
Tổng giá thành và giá thành ĐV giai đoạn TP
Tổng giá thành và giá thành ĐV giai đoạn 2
Tổng giá thành và giá thành ĐV giai đoạn 1
Công thức tính: Z1 = Dđk1 + C1 – Dck1
Z1
Z1 =
Q1
Trong đó
Z1: tổng giá thành của NTP hoàn thành GĐ I
Z1: giá thành đơn vị
C1: tổng CPSX đã tập hợp ở GĐ I
Dck1, Dđk1: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐ I
Q1: sản lượng NTP hoàn thành GĐ I
Kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 154 (chi tiết GĐ II): trị giá NTP GĐ I chuyển sang GĐ II
Nợ TK 155, 157, 632: trị giá NTP GĐ I nhập kho hoặc bán ra ngoài
Có TK 154 (chi tiết GĐ I): trị giá NTP GĐ I sản xuất hoàn thành
Tiếp theo kế toán căn cứ vào giá thành thực tế NTP của GĐI chuyển sang GĐII và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐII để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP hoàn thành của GĐ.
Z2 = Dđk2 + Z1 + C2 – D ck2
Z2
z2 =
Q2
Kế toán ghi sổ như sau :
Nợ TK 154 ( Chi tiết GĐIII ) : Trị giá NTP GĐII chuyển sang GĐIII .
Nợ TK 155, 157, 632 : Tri giá NTP GĐII nhập kho hoặc bán ra ngoài .
Có TK 154 ( Chi tiết GĐII ): Trị giá NTP GĐII sản xuất hoàn thành.
Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm .
Ztp = Ddkn + Z n-1 + Cn – D ckn
Ztp
Jtp =
Qtp
Kế toán ghi sổ như sau :
Nợ TK 155 : Trị giá thành phẩm nhập kho
Nợ TK 157, 632 : Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài.
Có TK 154 ( Chi tiết GĐn ) : Trị giá thành phẩm sản xuất hoàn thành
Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc theo từng khoản mục chi phí.
Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐII đến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phải tính hoàn nguyên ngược trở lại theo các khoản mục chi phí quy định . Việc hoàn nguyên rất phức tạp do vậy ít được sử dụng trong thực tế .
Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm khối lượng tính toán nhiều, nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thành thành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với từng công tác quản lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất.
Tính giá thành theo phương án không tính giá thành NTP
Đối tượng tính giá thành trong phương án này chỉ là thành sản xuất hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành ứng dụng trong phương án này là phương pháp cộng chi phí.
Trước hết kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo
từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản chi phí của giai đoạn sản xuất để tính ra giá thành thành phẩm.
Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng, nhưng do không tính giá thành NTP ở từng giai đoạn nên không có số liệu để ghi sổ kế toán để phản trị giá NTP nhập kho, trị giá NTP giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau . Số dư ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn cũng không thể hiện tương ứng với trị giá sản lượng sản phẩm dở dang hiện có ở từng giai đoạn, NTP của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau chỉ được theo dõi về mặt số lượng.
Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương pháp kết chuyển song song.
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn n
Giá thành SX của TP
CPSX của GĐ n nằm trong giá thành TP
CPSX phát sinh của GĐ n
CPSX của GĐ II nằm trong giá thành TP
CPSX phát sinh của GĐ II
CPSX của GĐ I
nằm trong giá thành TP
CPSX phát sinh
của GĐ I
Kết chuyển song song từng khoản mục
Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song :
D đkn + Công nhân
Czn
=
x
Qtpp
Q tpp + Qdn
Trong đó :
Czn : Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm .
D đkn : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của giai đoạn n bao gồm : Chi phí sản xuất đã bỏ vào giai đoạn n nhưng còn dở dang tại giai đoạn n và các giai đoạn sau .
Cn : Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n
Qtpp : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối
Qdn : Sản lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn n, bao gồm : Sản lượng sản phẩm dở dang ở tại giai đoạn n và sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn n đang tiếp tục chế biến dở dang ở các giai đoạn sau.
-Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm.
Ztp = S C zn
1.4. Tổ chức sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tuỳ thuộc hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng ở công ty mà kế toán sử dụng các loại sổ kế toán phù hợp để tập hợp chi phí sản xuất và phản ánh giá thành sản phẩm như:
Đối với hình thức sổ kế toán: “ Nhật Ký Chung”
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các sổ kế toán dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Các sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ Nhật Ký Chung
Sổ Cái
Bảng cân đối
Số phát sinh
Báo cáo
Tài chính
Sổ thẻ kế toán
Chi tiết
Sổ nhật ký
đặc biệt
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ.
: Quan hệ đối chiếu
Đối với hình thức sổ kế toán: “ Nhật ký sổ cái”
Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái gồm có các sổ kế toán dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là:
Nhật ký sổ cái
Sổ tính giá thành sản phẩm
Đối với hình thức sổ kế toán: “ Chứng từ ghi sổ”
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”
Các loại sổ dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là
Sổ đăng ký chứng từ
Sổ thẻ chi tiết dùng cho TK 621, 622, 627
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Sổ tính giá thành sản phẩm
Đối với hình thức sổ kế toán: “ Nhật ký chứng từ”
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán được dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là:
Nhật ký chứng từ số 7
Bảng kê 3
Bảng phân bổ số 1, 2, 3
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Và sổ, thẻ tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở
công ty Công Nghệ Thanh HảI
2.1. Khái quát chung về công ty Công Nghệ Thanh Hải.
Tên công ty: Công ty Công Nghệ Thanh HảI
Tên Giao dịch: Thanh hai technology company limited
Tên viết tắt: tht co., ltd
Trụ sở công ty: Số 729, đường Nguyễn Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 04.6450866 Fax: 04.6451243
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công Nghệ Thanh Hải.
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty Công Nghệ Thanh Hải là một công ty TNHH đã được thành lập năm 1990 tiền thân là một xưởng sản xuất các mặt hàng như: Bi, đạn nghiền xi măng, phụ tùng phục vụ cho ngành cơ khí, lan can cầu thang, khung nhà, cửa các loại….Trong những năm đầu thành lập xưởng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, máy móc còn thô sơ nên về mặt kỹ thuật của các mặt hàng chưa được phát huy hết. Từ năm 1997 Xưởng đã nghiên cứu chế tạo thêm nhiều loại mặt hàng mới và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại , tuyển thêm những công nhân có trình độ kỹ thuật cao để phục vụ sản xuất. Đến năm 1998 Xưởng đã phát triển thành công ty Công Nghệ Thanh Hải có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng.
Từ khi thành lập công ty đã có nhiều thay đổi, ngoài những sản phẩm truyền thống ra công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh thêm những mặt hàng như:
- Bi, đạn dùng để nghiền xi măng với các kích cỡ đường kính từ 25-90mm.
- Phụ tùng các loại, bao gồm những phụ tùng được trực tiếp đưa vào sử dụng như: mỏ neo, xe goòng...và những phụ tùng phải qua lắp đặt, kết nối với các chi tiết khác như: hộp số, bánh răng, êcu các phôi của những chi tiết sửa chữa máy...
- Tấm lót (lò nung xi măng) dùng cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
- Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi
- Khuôn đúc
- ……..
Công ty có trụ sở chính tại 729 Đường Nguyễn Tam Trinh, Phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện tại Bắc Ninh và còn có 2 phân xưởng sản xuất và các đội thi công khác.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường công ty đã không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ, hệ thống cơ sở vật chất tại văn phòng cũng như tại các phân xưởng.
2.1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong những năm qua của công ty Công Nghệ Thanh Hải.
Cùng với sự chuyển mình của đất nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Thì công ty cũng có những bước chuyển đổi phù hợp, đến nay công ty đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm, vốn liếng, ngày càng khẳng định mình bằng những sản phẩm, công trình mới quy mô và hiện đại. Phải nói rằng trong thời gian ngắn công ty đã đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, nhiệt tình sáng tạo, kết hợp với những công nhân lao động có tay nghề, kinh nghiệm.
Để có ngày hôm nay ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty không thể quên những ngày đầu phát triển. Những ngày đầu phát triển công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, như điều kiện kỹ thuật còn lạc hậu, những yếu kém còn tồn tại như bộ máy quản lý còn cồng kềnh, vốn liếng công nghệ còn hạn chế.
Nhưng bằng lỗ lực và hết sức cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã năng động tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Có thể nói trong mọi tình huống, công ty luôn tập trung khai thác nguồn lực sẵn có, biết tận dụng hết khả năng mình có và kết hợp những cơ hội, những thuận lợi trong kinh doanh. Công ty đã khẳng định mình, dần dần đưa công ty phát triển hơn và ngày càng tiến xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động, từ đó tăng sản lượng và doanh thu cho công ty. Đến nay có thể nói công ty Công Nghệ Thanh Hải là một công ty phát triển mạnh, với các sản phẩm có uy tín và tín nhiệm trên thị trường.
2.1.1.3. Một số chỉ tiêu đạt được của công ty trong một số năm gần đây:
Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đật được trong những năm gần đây:
Bảng số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty
Đơn vị : 1000 Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Số tiền
So sánh(%)
Số tiền
So sánh(%)
1/Doanh thu
18.188.612
34.223.323
188.2
57.207.502
315.5
2/Chi phí
18.632.284
33.735.282
181.1
53.640.699
287.9
3/LN trước thuế
(443.672)
488.051
210.0
3.566.803
1323
4/Tổng quĩ lương
462.960
554.050
119.7
628.680
135.8
5/Lương bình quân
720
810
112.5
930
129.2
6/LNTT/Dthu
-
0,014
-
0,062
-
(Ghi chú: chỉ tiêu so sánh là so sánh định gốc với năm gốc là năm 2002)
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên rất nhanh, năm 2003 tăng 16.034.711 đồng tư ứng tăng 88.16% so với năm 2002. Năm 2004 doanh thu tăng 22.984.180 đồng tương ứng tăng 67.16% so với năm 2002. Đó là do công ty ngày càng mở rộng loại hình sản xuất kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm: năm 2003 tăng 931.713 đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 210%); năm 2004 tăng 3.078.762 đồng (tương ứng tăng 630%) so với năm 2003. Với kết quả như trên, công ty đã góp phần không nhỏ vào Ngân sách quốc gia cũng như ngày càng cải thiện, nâng cao đời sống của lao động, cụ thể: thu nhập bình quân của một người lao động năm 2002 là 720.000đ/tháng, năm 2003 là 810.000đ/tháng, năm 2004 là 930.000đ/tháng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm.
2.1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Công nghệ là một bộ phận quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nó có vai trò thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp khi đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Do vậy quan tâm đầu tư về công nghệ là việc làm cần thiết. Công ty Công Nghệ Thanh Hải sản xuất theo quy trình công nghệ sau :
Nguyên vật liệu (Thép phế, Fero, Niken, Crom...) mua về nhập kho sau khi đã qua kiểm tra và thử nghiệm được đánh số để phân biệt theo thủ tục nhận biết và phân loại. Đến giai đoạn đưa vào sản xuất, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ theo kế hoạch sản xuất và định mức vật tư xuất cho các đơn vị sản xuất. Vật tư sau khi kiểm tra chất lượng được đưa vào nồi nấu trong lò hồ quang 1,5 tấn, qua bước phân tích nhanh để kiểm tra thành phần, khi đạt tiêu chuẩn đem rót khuôn (các khuôn được làm từ cát, đất sét... theo các kích cỡ đã xác định), bi thô sau khi rời khuôn, qua công đoạn dọn xỉ, làm sạch rồi được đem nhiệt luyện để tạo độ cứng chắc cho bi, sau đó lại được làm sạch để hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm hoàn thành sau khi được kiểm tra, phân loại, nghiệm thu theo tiêu chuẩn được đóng vào bao gói và chuyển sang kho chứa hoặc xuất thẳng cho khách hàng.
Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, sau khi ký kết được hợp đồng kinh tế công ty chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sản xuất về cả số lượng lẫn chất lượng như nguyên vật liệu ( các loại sắt phế liệu, crôm niken …) nhân công, máy móc thiết bị tiến hành sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các công việc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Quy trình sản xuất sản phẩm đúc
Nguyên vật liệu ( Niken, nhôm,sắt…)
Tuyển
Nấu
Rót khuôn
Nhiệt luyện
Làm sạch
Đóng gói
Như vậy đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là giản đơn và mang tính liên tục. Nghĩa là tất cả các chi tiết của một hoặc của tất cả các loại sản phẩm đều trải qua các công việc trên và các công việc kế tiếp nhau liên tục giống nhau cho một sản phẩm.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đòi hỏi về mặt kỹ thuật và chất lượng hàng hoá, Công ty tổ chức sản xuất theo từng hợp đồng căn cứ vào số lượng các hợp đồng nội dung từng hợp đồng phòng quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ lập định mức vật tư, căn cứ vào phiếu do phòng điều hành sản xuất gửi xuống kế toán vật tư viết phiếu kho vật tư và xuất vật tư cho các xưởng sản xuất.
Như vậy đặc điểm tổ chức sản xuất theo hợp đồng nghĩa là quá trình lập và triển khai kế hoạch sản xuất đều phải dựa vào các hợp đồng. Tiếp đó, quá trình sản xuất từ khi bỏ nguyên liệu, bố trí lao động và các chi phí sản xuất chung khác qua các bước công việc khác nhau đều phải căn cứ vào hợp đồng và cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Với phương châm tổ chức bộ máy g._.ong đó, chi phí lãi tiền vay phân bổ cho sản phẩm bi là: 36.350.853 đ, sản phẩm phụ tùng là: 65.381.202 đ.
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627 101.732.055
Có TK 811 101.732.055
Chi phí công cụ dụng cụ (loại phân bổ nhiều lần)
Khoản mục chi phí này phản ánh giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất các loại sản phẩm trong kỳ, được tập hợp chung cho các loại công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng, cuối kỳ kế toán căn cứ vào bảng kê xuất dùng công cụ dụng cụ (giống bảng kê xuất vật tư) để phân bổ chi phí cho các đối tượng (sản phẩm) và ghi định khoản trên nhật ký chung:
Công cụ dụng cụ ở phân xưởng bao gồm các loại như: Kính hàn, giấy giáp HQ, dây curoa A34, mũi khoan Ф6, thép inox dạng cây đặc Ф70+ Ф130, đá mài, chổi than...Đó là những công cụ dụng cụ xuất một lần nhưng được phân bổ trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.
Cụ thể trong tháng 1/2005, tổng chi phí công cụ dụng cụ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung trong kỳ là: 1.603.750 đ, trong đó phân bổ cho sản phẩm bi là: 491.893 đ, sản phẩm phụ tùng là: 1.111.857 đ.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 42 ngày 14/1/2005
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 627: 1.603.750
Có TK 142.2: 1.603.750
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trong quá trình sản xuất, để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp, các phân xưởng, xí nghiệp đều phát sinh các dịch vụ mua ngoài. Công ty Thanh Hải hạch toán vào yếu tố dịch vụ mua ngoài bao gồm các loại chi phí như: mực in, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí vận chuyển...Cuối tháng căn cứ vào các hoá đơn thanh toán ....kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 49 ngày 27/1/05 chi cho chị Lan thanh toán tiền mực in tháng 1/2005 kế toán ghi:
Nợ TK 627: 148.500
Nợ TK 133: 14.850
Có TK 111: 163.350
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài quí 1 là: 9.117.798 đ, trong đó phân bổ cho sản phẩm Bi là: 3.257.968 đ, phụ tùng là: 5.859.830 đ.
Chi phí khác
Khoản mục chi phí khác tại công ty thường là các chi phí về dịch vụ mà công ty phải trả, phải nộp. Nội dung khoản mục chi phí này bao gồm: tiền điện thoại, tiền sử dụng nước, tiền photocopy, tiền vệ sinh an ninh....Hàng tháng căn cứ vào bảng kê chi phí, kế toán ghi sổ nhật ký chung theo định khoản:
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 41 ngày 12/1/05 chi cho chị Mai tiền điện thoại theo hóa đơn thuế GTGT của bưu điện Hà Nội kế toán ghi sổ nhật ký chung theo định khoản.
Nợ TK 627 750.000
Nợ TK 133 75.000
Có TK 111 825.000
Trong quí 1/2005, tổng chi phí khác phát sinh là: 28.546.326 đồng. Trong đó, phân bổ cho sản phẩm bi là: 10.200.160 đ, sản phẩm phụ tùng là: 18.346.166 đ.
Do kế toán không mở sổ chi tiết tài khoản 627, mà chỉ sử dụng Tờ kê tổng hợp để tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, tài khoản này cũng được mở cho các TK 621, 622 theo dõi phát sinh trong tháng và quí
Nhật ký chung (trích)
Quý 1/2005
Chứng từ
Diễn giải
TK
Đ/Ư
Số phát sinh
số
N/T
Nợ
Có
……
……
……..
41
12/1
Chị Mai- tiền điện thoại
627
750.000
133
75.000
111
825.000
42
14/1
Phân bổ CCDC xuất dùng
627
1.603.750
1422
1.603.750
43
15/1
XK CCDC
627
7.526.358
153
7.526.358
49
27/1
Lan – Tiền mực in
627
148.500
133
14.850
111
163.350
65
31/3
Tiền lương gián tiếp QI/05
627
47.605.600
334
47.605.600
66
31/3
BHXH,BHYT,KPCĐ củaCNTTSX
627
17.733.918
338
17.733.918
67
31/3
2% tiền KPCĐ Quý 1
627
952.112
3382
952.112
68
31/3
15% Tiền BHXH quý 1
627
2.685.270
3383
2.685.270
69
31/3
2% tiền BHYT Quý 1
627
1.002.500
3384
1.002.500
285
31/3
Khấu hao TSCĐ Quý 1
627
117.717.210
214
117.717.210
31/3
K/c CPSXC Q1/05
154
665.101.790
627
665.101.790
Tổng cộng
39.163.397.511
39.163.397.511
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
Sổ cái tài khoản 627
Chi phí sản xuất chung
Quí 1/2005
Chứng từ
Nội dung - diễn giải
t.k
đ.ư
Phát sinh trong kỳ
Số
Ngày
Nợ
Có
......
41
12/1
Chị Mai – Tiền điện thoại
111
750.000
42
14/1
Phân bổ CCDC xuất dùng
142.2
1.603.750
43
15/1
Xuất NVL phụ
152
82.521.745
44
15/1
Xuất CCDC
153
7.526.358
……
49
27/1
Lan – Tiền mực in
111
148.500
……
65
31/1
Tiền lương gián tiếp
334
47.605.600
338
9.473.362
66
31/1
Tiền BHXH,BHYT,KPCĐ của CNTTSX
338
17.733.918
256
31/3
Tiền lãi vay trả ngân hàng
811
101.732.055
285
31/3
Khấu hao máy móc thiết bị Quý I/2005
214
117.717.210
31/1
K/c chi phí SXC Q I/ 2005
154
665.101.790
.....
Cộng phát sinh
665.101.790
665.101.790
Ngày 31 tháng 3 năm 2005
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
Tờ kê tổng hợp
TK 627: chi phí sản xuất chung
Quí I năm 2005
Số
tt
Tên tài khoản
đối ứng
T.K
Đ.ứng
Phát sinh
Nợ
có
1
Tiền mặt
111
142.258.896
2.458.995
2
Chi phí chờ kết chuyển
142.2
6.486.440
2
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
662.642.795
4
Hao mòn TSCĐ hữu hình
214.1
117.717.210
5
Phải trả cho người bán
331
250.000
6
Phải trả công nhân viên
334
47.605.600
7
Chi phí NVL phụ xuất dùng
152
212.586.993
8
Kinh phí công đoàn
338.2
6.358.837
9
Bảo hiểm xã hội
338.3
18.395.685
10
Bảo hiểm y tế
338.4
2.452.758
11
Chi phí hoạt động tài chính
811
101.732.055
12
Chi phí CCDC xuất dùng
153
9.257.356
13
Cộng phát sinh
665.101.790
665.101.790
Kế toán lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối Quý căn cứ vào sổ nhật ký chung và vào sổ cái kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Quý I/2005
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ trong quý là: 665.101.790
Tiêu thức phân bổ: theo tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất
stt
đối tượng phân bổ
Khấu hao TSCĐ
Chi phí DV mua ngoài
…
Chi phí khác
Cộng
1
Bi hợp kim
42.062.661
3.257.968
….
10.200.160
202.856.046
2
Phụ tùng
75.654.549
5.859.830
….
18.346.166
462.245.744
Cộng
665.101.790
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Cuối quí, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Toàn bộ chi phí liên quan đến gía thành sản phẩm được hạch toán trên các TK 621, 622, 627 đều được kết chuyển vào bên Nợ TK 154. Căn cứ để ghi bút toán trên là các chứng từ ghi sổ được lập vào cuối các tháng.
Kế toán căn cứ vào nhật ký chung của 3 tháng 1, 2, 3 năm 2005, nhập số liệu vào máy tính. Chương trình xử lý số liệu và kết chuyển sang các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản.
Nhật ký chung
Quý 1 / 2005
Chứng rừ
Diễn Giải
TK
Số phát sinh
Số
N/T
Nợ
Có
……
…..
……
225
31/1
Nhập kho t.phẩm PT T1
155
1.002.568.005
154
1.002.568.005
31/1
K/c chi phí NVLTT Q1/05
154
2.001.697.335
621
2.001.697.335
31/1
K/c chi phí NCTT Q1/05
154
218.985.759
622
218.985.759
31/1
K/c chi phí SXC Q1/05
154
665.101.790
627
665.101.790
………
…..
……
Tổng cộng
39.490.192.533
39.490.192.533
Ngày 31tháng 3 năm 2005
Người lập Kế toán trưởng
(Ký , họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
Sổ cái tài khoản 154(Trích)
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Quí 1/2005
Chứng từ
Nội dung - diễn giảI
t.k
đ.ư
Phát sinh trong kỳ
Số
N/T
Nợ
Có
Số dư dầu kỳ
3.914.072.169
…….
…..
…..
225
31/1
Nhập kho t.phẩm PT chế tạo SX T1
155
1.002.568.005
31/3
K/c chi phí NVL xác định GTDD- Bi
621
2.001.697.335
31/3
K/c chi phí NC xác định GTDD- Bi
622
218.985.759
31/3
K/c chi phí SXC xác định GTDD- BI
627
665.101.790
.....
Cộng phát sinh
2.855.349.379
4.266.152.765
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
Sổ chi tiết tài khoản 154
Quí 1/2005
Sản phẩm bi hợp kim
CT
Nội dung
TK
đối
ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư dầu kỳ
102.272.177
31/3/05
K/c chi phí NVL xác định GTDD- Bi
621
551.871.450
31/3/05
K/c chi phí NC xác định GTDD- Bi
622
78.247.894
31/3/05
K/c chi phí SXC xác định GTDD- Bi
627
202.856.046
……
…..
Cộng phát sinh trong kỳ
832.975.390
801.054.740
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.3. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty
2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, kế toán công ty Công Nghệ Thanh Hải xác định đối tượng tính giá thành các sản phẩm hoàn thành trong tháng như: Bi hợp kim, phụ tùng, lan can, cầu thang…
Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành ở công ty Công Nghệ Thanh Hải
Mặc dù sản xuất rất nhiều loại sản phẩm và các loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất không giống nhau nhưng công ty vẫn tập hợp chi phí theo quý và tính giá thành sản phẩm theo chu kỳ sản xuất. Đơn vị tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Mặc dù xí nghiệp sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng, nhưng do đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý của công ty Công Nghệ Thanh Hải nên doanh nghiệp thực hiện quyết toán quí và tính giá thành sản phẩm tại thời điểm cuối mỗi quí. Do đó, cuối quí quyết toán doanh nghiệp vẫn có sản phẩm dở dang, sản phẩm dở dang được xác định theo phương pháp ước tính tương đương. Để đơn giản hoá cách tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty xác định mức độ hoàn thành của nhóm sản phẩm dở dang cùng loại là 50%.
Sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vào tài khoản 154, để có thể xác định được gía thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán cần các định giá trị sản phẩm dở dang tồn đầu kỳ và cuối kỳ.
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ chính là số dư đầu kỳ của tài khoản 154.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định thông qua công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành như sau:
Cuối quí, căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm hoàn thành của cán bộ kỹ thuật, kế toán phân bổ chi phí phát sinh cho giá trị sản phẩm dở dang theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Ví dụ: Kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm hoàn thành trong quí 1-2005 của sản phẩm bi như sau:
-Tổng sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn nhập kho: 76.270 Kg
-Sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 50%: 18.099 Kg
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang(từng loại)
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
(qui đổi ra thành phẩm)
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang (qui đổi)
+
Tổng chi phí chế biến (từng loại)
x
Tổng chi phí phân bổ:
Giá trị vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không qui đổi)
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang không qui đổi
+
Toàn bộ giá trị vật liệu xuất dùng
x
Theo công thức trên ta có:
Chi phí NVL nằm trong sản phẩm dở dang : 105.845.105 đồng
Tổng chi phí nhân công : 7.890.852 đồng
Chi phí sản xuất chung : 20.456.871 đồng
Tổng : 134.192.827 đồng
2.3.4. Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm là giản đơn, khép kín, sản phẩm được sản xuất với số lượng tương đối nhiều, đối tượng tính giá thành và đối tượng kế toán tập hợp CPSX phù hợp với nhau nên kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Như đã trình bày ở trên, doanh nghiệp sản xuất bi hợp kim bao gồm có nhiều kích cỡ (Ф25- Ф 90), nhưng mức giá thành sản xuất chỉ biến động trong khoảng 9.000-11000 đ/Kg. Vì vậy doanh nghiệp không tiến hành tính gía riêng cho từng loại sản phẩm mà trong kỳ tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm, cuối kỳ tính giá bình quân cho cả nhóm. Căn cứ vào giá bình quân kỳ này và kỳ trước để kế toán điều chỉnh giá thành đơn vị cho từng sản phẩm.
Cuối quí, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ các sổ chi tiết và sổ cái tài khoản chi tiết theo từng đối tượng, tập hợp vào thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
thị trường Thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Quí 1/2005
tt
Chỉ tiêu
Dở dang
ĐK
Phát sinh trong kỳ
Dở dang CK
1
CP NVL TT
80.667.987
551.871.450
105.845.105
2
CP NC TT
6.253.234
78.247.894
7.890.852
3
CP SXC
15.368.956
202.856.046
20.456.871
Cộng
102.272.177
832.975.390
134.192.827
Sản phẩm Bi hợp kim
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Do kế toán xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giản đơn để tính gía thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Theo đó, giá đơn vị bình quân của các loại sản phẩm nhóm bi hợp kim được tính theo công thức sau
Giá thành đơn vị sản phẩm (bình quân)
102.272.177 + 832.975.390 -134.192.827
76.270
=
= 10.503 đ/Kg
Giá thành đơn vị sản phẩm (bình quân)
Tổng giá thành của nhóm sản phẩm
Số sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ là: 76.270 Kg
Công ty Công Nghệ Thanh Hải
Bảng tính giá thành sản phẩm
Quý 1/2005
Sản phẩm: Bi hợp kim
stt
Loại SP
Giá thành sản phẩm
Z0
Zbq1/ Zbq0
(%)
Giá thành thực tế
đơn vị sp
Tổng sp
A
B
C
D
E = C*D
F = E*B
1
Bi Ф 25 = 4.483 Kg
11.566
101
11.682
52.368.175
2
Bi Ф 70 = 18.622Kg
10.868
101
10.977
205.414.384
3
Bi Ф 80 = 42.926Kg
10.322
101
10.425
447.500.142
4
Bi Ф 90 = 10.239Kg
9.357
101
9.451
96.772.039
Cộng
801.055.740
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
Chương III
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Công nghệ thanh hải
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để sản xuất các loại sản phẩm và thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó phục vụ nhu cầu xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục tiêu đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất luôn là lợi nhuận tối đa, vì vậy doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả thu được là cái gì và bao nhiêu. Song chỉ biết một cách tổng thể chung thì chưa đủ, mà cần thiết phải biết một cách cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán nói chung đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm một cách chi tiết cụ thể và phù hợp với đặc thù, yêu cầu quản lý của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng. ý thức được điều này các nhà quản lý của công ty Công Nghệ Thanh Hải luôn cùng phòng tài chính kế toán nghiên cứu tìm ra những phương pháp hạch toán, cách thức quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và coi đây là chiến lược trong sự phát triển của mình. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, phương thức để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong công ty cần phảI được xem xét trên các định hướng sau.
-Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán phải phù hợp với những chính sách, chế độ quản lý tổ chức của nhà nước trong từng thời kỳ
- Hoàn thiện công tác hạch toán kế oán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và điều kiện riêng. Do đó không thể có một mô hình kế toán chung cho các doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán, đảm bảo phát huy tốt vai trò, tác dụng của kế toán với quản lý thì việc hoàn thiện công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và quy mô của doanh nghiệp cũng như cơ chế, sự phân cấp quản lý của doanh nghiệp và trình độ của nhân viên kế toán.
- Hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này phải đảm bảo tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt tất cả các chức năng nhiệm vụ của kế toán, chất lượng công tác kế toán đạt được cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Hoàn thiện công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
3.2. Những ưu điểm cơ bản
Từ khi thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh tới nay công ty Công Nghệ Thanh Hải không ngừng phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình hoàn thiện sản xuất nói chung, công tác kế toán nói riêng, trong đó có việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường về bị đạn nghiền xi măng và các phụ tùng cơ khí, đời sống cán bộ công nhân viên vì thế cũng ngày càng được nâng cao.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tiếp cận với thực tế sản xuất, thực tế công tác kế toán ở công ty em xin đưa ra một số nhận xét về tình hình công tác kế toán và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cụ thể như sau:
- Về hình thức kế toán đang áp dụng.
Công ty sử dụng hình thức “Nhật Ký Chung” để ghi chép phản ánh các nội dung kinh tế phát sinh. Trong hình thức kế toán thủ công thì đây không phải là hình thức ghi sổ thuận lợi với đặc điểm, tổ chức và sản xuất phức tạp như hiện nay của công ty. Nhưng công ty sử dụng hệ thống kế toán máy nên đây là hình thức phù hợp hơn cả. Hình thức Nhật Ký Chung là hình thức đơn giản, dễ làm, dễ học.
- Về phương pháp tính lương nhân công.
Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là trả theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và trả lương theo thời gian cho công nhân quản lý. Như vậy công ty đã đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động. Do đó đã kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động.
- Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
Công ty đang vận dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, với độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Tại bất kì thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập xuất, tồn kho từng loại hàng hoá nói chung và nguyên vật liệu nói riêng.
Kết hợp với phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh giá trị của thứ hạng nào cũng được xác định đúng theo giá nhập kho của nó.
- Về phương pháp tính giá thành
Ưu điểm lớn nhất trong công tác tính giá thành sản phẩm chính là việc áp dụng phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) là một trong những phương pháp đơn giản nhất được sử dụng để tính giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ, việc vận dụng phương pháp này không nhất thiết phải là người có trình độ cao.
- Về hình thức kế toán
ở phòng kế toán công ty đã áp dụng phần mềm kế toán bổ trợ cho công tác hạch toán kế toán ở công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được các cán bộ kế toán đưa vào máy, máy sẽ tự động kết chuyển vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết theo từng nghiệp vụ kế toán, đáp ứng được nhiệm vụ cung cấp thông tin đối với yêu cầu quản lý của công ty và các cơ quan hưu quan.
3.3. Những hạn chế cần khắc phục
Tuy nhiên, với một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất phức tạp như vậy, trong quá trình hoạt động, công ty không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Những nhược điểm cần hạn chế và khắc phục trong hoạt động kế toán, trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
- Về đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính tương đương là một trong những phương pháp sử dụng phổ biến. Tuy nhiên ở phương pháp này còn một số vấn đề chưa phù hợp. Thứ nhất chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn tính đủ 100% cho sản xuất dở dang cuối kỳ, điều này chưa hợp lý vì với đặc điểm sản xuất của công ty hiện nay, NVL được xuất ra trong nhiều lần, cho từng công đoạn vì vậy mức độ hoàn thành của sản phẩm là khác nhau. Thứ hai xác định chi phí sản xuất dở dang theo cách bình quân không phân biệt chi phí dở dang đầu kỳ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, nghĩa là trong chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ có cả chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ theo cách này, nếu chi phí sản xuất trong kỳ biến động lớn, sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ chênh lệch lớn, thì chắc chắn giá thành sản phẩm không thể trung thực theo thực tế phát sinh vì tính chất bình quân của nó.
- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất
+ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Thứ nhất: chi phí NVL không được chi tiết thành NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu…. Mà được gộp chung và chỉ sử dụng tài khoản cấp 1 TK152. Việc phản ánh chung như vậy không làm sai lệch giá thành sản phẩm nhưng lại không cho thông tin chính xác, chi tiết về các yếu tố. Từ đó không theo dõi kịp thời sự biến động của từng loại vật tư, không đánh giá được sự ảnh hưởng của từng loại vật tư đến chi phí sản xuất để có biện pháp quản lý thích hợp.
Thứ hai: Về phương pháp tính giá vật tư xuất dùng, công ty đang sử dụng phương pháp đích danh, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ có thể áp dụng được khi có hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từng thứ riêng rẽ. Trong khi đó công ty có trên 150 chủng loại vật tư sử dụng trong sản xuất và được xuất dùng liên tục trong kỳ, vì vậy việc theo dõi, cũng như quản lý vật tư không đảm bảo chặt chẽ, đặc biệt xây dựng giá trị hàng tồn kho.
+ Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Đối với khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất trực tiếp không được hạch toán phù hợp với chế độ kế toán hiện hành không tuân theo nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì phải tập hợp vào đúng đối tượng đó, phải tập hợp đúng nơi phát sinh.
+ Hạch toán chi phí sản xuất chung
Về hệ thống tài khoản sử dụng, hiện nay công ty tiến hành tập hợp tất cả các yếu tố chi phí vào tài khoản 627. Với tình hình tổ chức và đặc điểm sản xuất kinh doanh như hiện nay của công ty khoản mục chi phí SXC bao gồm rất nhiều loại, thậm chí không cùng phát sinh tại phân xưởng nhưng lại tập hợp chung vào một TK như hiện nay là chưa hợp lý. Với tổng chi phí SXC không đổi nhưng không đảm bảo khoa học trong việc quản lý và sử lý số liệu kế toán. Cụ thể, trong chi phí SXC 2 yếu tố chi phí khấu hao và chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số chi phí SXC, hơn nữa 2 yếu tố này lại được phân bổ vào cuối quý vì vậy tổng chi phí tháng cuối quý sẽ tăng trội hơn rất nhiều so với hai tháng trước. Mặt khác, trong quá trình tự hạch toán nghiệp vụ chi phí lãi tiền vay kế toán phản ánh vào TK 811 là chưa hợp lý vì trong kỳ các nghiệp vụ về hoạt động tài chính phát sinh rất ít chỉ đến cuối quý mới phát sinh .
Hơn nữa, trong phần tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng hình thức phân bổ các chi phí chung cho các đối tượng sản phẩm theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp. Trong thực tế công ty đã quá lạm dụng phương pháp này, để phân bổ một yếu tố chi phí cho một loại sản phẩm phải mất vài ba công đoạn để phân chia. Ví dụ trường hợp cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản phẩm bi hợp kim Ф 25, kế toán cần phân bổ chi phí khấu hao cho sản xuất bi, sau đó lại phân bổ lần nữa cho từng loại sản phẩm cụ thể. Như vậy việc phân bổ chi phí đều dựa trên số tương đối, lại được sử dụng quá nhiều lần làm cho độ chính xác sau mỗi lần phân bổ giảm, kết quả thu được có thể là một số không đủ tin cậy, sai lệch về giá trị. Mặt khác chi phí nhân công của công ty lại chưa phản ánh đúng thực tế (chưa đầy đủ)
- Về công tác tính giá thành sản phẩm
Về phương pháp tính giá thành sản phẩm hiện nay với đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau và căn cứ vào quá trình công nghệ phức tạp cho thấy việc áp dụng phương pháp này gây nhiều bất lợi đó là giá thành sản phẩm không chính xác, rất khó khăn trong việc tập hợp phân loại chi phí, phát sinh nhiều thao tác đẫn đến làm tăng công việc kế toán. Ngoài ra việc tổ chức tính giá thành còn không phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất tại công ty. Như cách tính giá thành sản phẩm bi đã được trình bầy ở trên, theo phương pháp này giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm không được tập hợp chính xác chi phí phát sinh do đó giá thành sản phẩm chưa được phản ánh đúng thực tế. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất loại sản phẩm này trên thị trường làm cho các quyết định kinh doanh của công ty không phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó hình thức tính giá thành bình quân cho một nhóm sản phẩm cùng loại sau đó ước lượng để suy ra giá thành của từng loại sản phẩm riêng rẽ như hiện nay không đảm bảo tính chính xác cho giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Về kỳ tính giá thành hiện nay đang áp dụng là quý, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cho thấy chu kỳ để sản xuất ra một sản phẩm không kéo dài, sau mỗi một nồi nguyên liệu được rót ra khuôn, sau khi làm sạch, dọn xỉ, cho đến lúc hoàn thiện sản phẩm mất khoảng 40h, vì vậy trong kỳ liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho. Do đó, việc tính giá thành theo quý như hiện nay là quá dài, ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin cung cấp cho nhà quản lý.
3.4. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Công tác kế toán nói chung
-Về đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang như hiện nay chưa đạt hiệu quả cao theo em, kế toán nên kết hợp việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng tương đương tính theo chi phí nhập trước xuất trước xác định theo từng khoản mục chi phí. Theo cách này thì chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ là kết quả của kỳ trước, còn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là kết quả của kỳ này. Như vậy, CPSX dở dang cuối kỳ chỉ phụ thuộc duy nhất vào sự biến dộng của CPSX trong kỳ thể hiện tính trung thực của CPSX còn tồn đến cuối kỳ. Cách tính như sau:
Chi phí NVL Chi phí phát sinh trong kỳ
Dở dang đến = x Số sản phẩm
cuối kỳ Số Sp + Sp DD + Sp DD DD cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ cuối kỳ
Chi phí chế biến Chi phí phát sinh trong kỳ
dở dang đến = x số sp dd
cuối kỳ Số Sp + Số SP dd + Sp dd đkỳ + Sp dd ckỳ cuối kỳ
hoàn thành đầu kỳ quy đổi quy đổi
+
+
=
Chi phi DD Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC
Cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ DD cuối kỳ
Cách tính này chi phí Nhập trước – Xuất trước thì trung thực hơn với sự biến động chi phí sản xuất trong kỳ, nhưng tính toán cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhờ vào hệ thống máy tính được áp dụng ở công ty thì việc tính toán cũng trở nên dễ dàng.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
-Về công tác hạch toán chi phí NVLTT: để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng NVL có hiệu quả kế toán nên mở TK cấp 2 của TK 152 cụ thể: TK152.1-NVL chính, TK152.2-NVL phụ, TK152.3-Nhiên liệu. Đối với hình thức đề nghị xuất kho NVL dung cho sản xuất, công ty nên sử dụng phiếu đề nghị xuất kho thay vì sử dụng sổ yêu cầu để thuận tiện trong việc luân chuyển chứng từ
Đồng thời để khắc phục những khó khăn trong phương pháp tính giá thành NVL xuất kho, kế toán nên sử dụng phương pháp giá Nhập trước- Xuất trước để xác định giá trị NVL xuất kho cho phù hợp với đặc điểm NVL hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là nó gần đúng với luồng nhập- xuất hàng thực tế. Phương pháp này sẽ gắn với phương pháp giá thực tế đích danh do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho và tồn kho. Đặc biệt, khi giá cả có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này doanh nghiệp có được số lãi nhiều hơn so với khi áp dụng các phương pháp khác do giá vốn của hàng bán bao gồm giá trị của những vật tư hàng hoá mua vào từ trước với giá thấp
-Về các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất. Như trên ta đã biết công ty không hạch toán đúng theo chế độ kế toán hiện hành, vì vậy công ty cần tiến hành hạch toán đúng theo chế độ.
Nợ TK 622 19% x Tổng quỹ lương cơ bản
Có TK 338.2 KPCĐ (2%)
Có TK 338.3 BHXH (15%)
Có TK 338.4 BHYT (2%)
-Về hạch toán chi phí sản xuất chung
+TK sử dụng: nên mở TK cấp 2 của TK 627 để hạch toán các yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ. TK627.1- Lương nhân viên quản lý, TK627.3- Công cụ dụng cụ, TK 627.4- Khấu hao TSCĐ, TK627.6- chi phí khác, Tk627.7- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Từ đó kế toán tiến hành tập hợp từng yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ vào các TK tương ứng. Với cách phân loại này vừa đảm bảo nhận biết chi phí rõ ràng, vừa cung cấp thông tin đầy đủ chi tiết cho bộ phận kế toán quản trị phân tích.
+Hạch toán lãi tiền vay: chi phí lãi tiền vay được hạch toán qua TK811
sau đó mới kết chuyển sang TK627, chi phí lãi vay đã được tính vào CPSX trong kỳ, được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. Theo em với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty thì quy trình hạch toán như vậy là không cần thiết kế toán có thể ghi sổ nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 627 chi phí lãi vay kết chuyển vào CPSX
Có TK 311 chi phí lãi vay được phân bổ- phải trả
Công tác tính giá thành
-Về phương pháp tính giá thành: công ty nên sử dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành đơn vị cho từng sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty hiện nay, nhiều chủng loại nhiều kích cỡ. Do đó khi sử dụng phương pháp tỉ lệ, xác định đơn giá kế hoạch (định mức) cho từng kỳ sẽ đảm bảo tính chính xác cao và công việc kế toán cũng đơn giản, dễ làm hơn. Đồng thời áp dụng phương pháp này kế toán sẽ bỏ qua bước phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương thực tế, vừa phức tạp lại tính chính xác không cao.
Ngoài ra công ty nên sử dụng các mẫu sổ kế toán theo như chế độ kế toán tài chính đã giới thiệu, nhằm cung cấp thông tin một cách rõ ràng nhất và thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định của các nhà quản lý. Đặc biệt công ty nên sử dụng thẻ tính giá thành sản phẩm thay vì bảng tính giá thành như hiện nay vừa không khoa học lại phản ánh thông tin không chính xác.
-Về kỳ tính giá thành: công ty nên sử dụng là tháng, để đảm bảo cung cấp thông tin về sản phẩm trong kỳ được cập nhật và phù hợp với giá cả trên thi trường luôn luôn biến đổi.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34175.doc