Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari

Lời nói đầu Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý kinh tế có sự đổi mới sâu sắc đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của nhiều qui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị. Do vậy, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển tro

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cơ chế mới, các doanh nghiệp sản xuất một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất. mặt khác, cần phải chú trọng công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Trong doanh nghiệp, Chi phí - Doanh thu - Lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để làm ăn có lãi, tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số bán. Như vậy, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm. Một trong những công cụ quan trọng giúp cho công tác quản lý mang lại hiệu quả nhất là hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Bởi vì, nếu chi phí không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến lãng phí làm giá thành sản phẩm tăng, đẩy giá bán tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cho nên, việc tổ chức kế toán hợp lý, chính xác, tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, góp phần vào việc quản lý tài sản, vật tư tiền vốn và đề ra các biện pháp hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm còn là tiền đề để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò tích cực của hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, ban lãnh đạo Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari đã luôn quan tâm đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý trong điều kiện mới thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cần phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa. Xuất phát từ tình hình trên, qua thời gian thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô cùng sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán và cán bộ các phòng ban liên quan tại công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari”. Nội dung cụ thể được trình bày ở ba phần chính như sau : Chương 1 : Những vấn đề chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chương 2 : Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari Chương 3 : Một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari. Chương 1 những vấn đề chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 1.1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao đông vật hoá mà doanh nghiệp đã chi cho hoạt động của mình trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất là việc phân chia toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ thành các yếu tố, khoản mục và các loại chi phí dựa trên những tiêu thức phân loại nhất định. Trên thực tế có rất nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, hình thành nên nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa và công dụng riêng. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu : Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế khác nhau của chi phí sản xuất để phân chia tổng chi phí sản xuất thành các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo đó, toàn bộ chi phí trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sau : Chi phí nguyên liệu vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí trong lĩnh vực sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau đây : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung : Bao gồm các khoản mục sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản phẩm. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia thành 2 loại Chi phí khả biến Chi phí bất biến Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí Chi phí đơn nhất Chi phí tổng hợp 1.1.2. Khái niệm và các cách phân loại giá thành Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hay một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ)do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chi phí, giá thành nói riêng, chỉ tiêu giá thành có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất. Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau. Có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu dưới đây : Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại : - Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất, kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức : Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí định mức hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong quá trình sản xuất, đồng thời giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuậtđã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế : Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ, cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật. Phân loại giá thành theo phạm vi và chi phí cấu thành. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. - Giá thành sản xuất : Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm đã hoàn thành. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ : Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ được xác định và tính toán khi sản phẩm đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.1.3. ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong khoa học quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau như thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế. Trong đó, kế toán được coi là một công cụ quản lý quan trọng. Với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh, giám sát thường xuyên liên tục sự biến động vật tư tiền vốn, bằng các thước đo giá trị và hiện vật, kế toán cung cấp những tài liệu cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phục vụ công tác quản lý. Trên cơ sở những tài liệu đó các nhà quản lý mới thấy được thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành. Qua đó đánh giá những biện pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình tổ chức sản xuất. Đồng thời kế toán tư vấn cho nhà quản trị phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để phát huy vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành nói riêng và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hành tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (Trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chi phí và giá thành chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Căn cứ vào lĩnh vực và phạm vi tác động, người ta chia chúng thành các nhóm dưới đây: 1.1.4.1.Các nhân tố trong lĩnh vực sản xuất. Các nhân tố trong phạm vi doanh nghiệp Khả năng tăng năng xuất trong mỗi kỳ kế hoạch. - Khả năng nâng cao trình độ khai thác sử dụng vốn và tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất. Khả năng nâng cao trình độ sử dụng vốn và tài sản lưu động, giảm các định mức hao phí vật tư, nguyên liệu... - Khả năng tiết kiệm các chi phí văn phòng và quản lý hành chính doanh nghiệp. Các nhân tố ngoài phạm vi doanh nghiệp Khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, làm cho năng xuất lao động tăng lên một cách đáng kể. - Hợp lý hoá tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tạo ra các khả năng tận dụng chi phí. Chọn địa điểm sản xuất hợp lý cho phép giảm chi phí vận chuyển vật tư hàng hoá. Khả năng tận dụng những thuận lợi của điều kiện tự nhiên. 1.1.4.2. Các nhân tố trong lĩnh vực lưu thông Sự thay đổi tỷ lệ phân phối thu nhập của doanh nghiệp và người lao động Sự biến động giá cả thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nói chung, mỗi nhân tố thông qua cơ chế tác động của mình đề tạo ra sự ảnh hưởng, làm thay đổi nhiều bộ phận khác nhau trong cơ cấu giá trị của chi phí và giá thành. Tuy nhiên, mỗi nhân tố bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến một bộ phận nào đó nhiều hơn so với các bộ phận khác. 1.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. giới hạn hay phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất có thể là : Nơi phát sinh chi phí : Phân xưởng, đội trại sản xuất Nơi gánh chịu chi phí : Sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình hạng, mục công trình, đơn đặt hàng. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất. Dựa trên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, kế toán tiến hành tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán thích hợp. Khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa trên những căn cứ cơ bản sau : + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. + Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm ) + Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp. + Khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là : + Toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Từng phân xưởng,từng tổ đội sản xuất. + Từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để xác định đúng đắn giá thành sản phẩm, đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tuỳ thuộc vào khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí một cách phù hợp. 1.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp : Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép qui nạp trực tiếp chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có liên quan. 1.2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chúng cho các đối tượng có liên quan theo công thức : S C Ci = ´ Ti S T Trong đó : Ci : Là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i SC : Là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ Ti : Là đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng Thứ i ST : Là tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ 1.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hành tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên : Các tài khoản sử dụng : TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.2.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện như sau: Sơ đồ số 1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Giá trị nguyên liệu, Giá trị nguyên liệu (1) vật liệu xuất kho dùng vật liệu còn chưa sử (3) trực tiếp sản xuất dụng và phế liệu thu hồi TK 111, 112 TK 154 (2) Giá trị nguyên liệu, Giá trị nguyên liệu, vật liệu mua ngoài vật liệu thực tế sử (4) dùng trực tiếp SX dùng trực tiếp sản xuất TK 331 1.2.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ bao gồm : Tiền lương, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất theo qui định. Để tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện như sau: (Xem sơ đồ số 2). Sơ đồ số 2 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 Lương chính, lương Kết chuyển chi phí (1) phụ và phụ cấp phải trả nhân công trực tiếp (4) cho công nhân sản xuất cho các đối tượng TK 335 Trích trước tiền lương (2) nghỉ phép của công nhân sản xuất TK 338 Trích kinh phí công đoàn (3) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tiền lương công nhân sản xuất 1.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung là các chi phí có liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận. Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, tổ đội sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, tổ đội sản xuất thì kế toán phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho các đối tượng đó. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng nào được kết chuyển trực tiếp vào tính giá thành sản phẩm, công việc mà phân xưởng đó sản xuất. Trường hợp một phân xưởng trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung. Có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung. Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở các tài khoản cấp 2 như sau : TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung được thể hiện như sau: (xem sơ đồ số 3) 1.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp : Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí như trên kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp để tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được thực hiện trên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được thể hiện như sau :(xem sơ đồ số 4). 1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ được tập hợp trên các TK 621, 622, 627. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK 631 – Giá thành sản xuất. Nội dung và trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuấtđược thể hiện qua sơ đồ sau: (Xem sơ đồ 5) Sơ đồ số 3 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 154 (1) Chi phí nhân Kết chuyển chi phí (7) công sản xuất chung đă TK 152 tập hợp, phân bổ (2) Chi phí vật liệu cho các đối tượng liên quan TK 153 (3) Chi phí công cụ dụng cụ TK 142 TK 214 (4) Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 331 (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 111, 112, 141 (6) Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ số 4 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên ) TK 621 TK 154 TK 138, 152, 821 Cuối tháng kết (1) chuyển chi phí Phế liệu thu hồi (5) nguyên liệu, vật do sản phẩm hỏng liệu trực tiếp TK 622 TK 155 Cuối tháng kết Giá thành sản xuất (2) chuyển chi phí thành phẩm (4) nhân công trực nhập kho tiếp TK 632 TK 627 Giá thành sản xuất (4) (3) Cuối tháng kết thành phẩm chuyển chi phí bán không qua kho sản xuất chung TK 157 Giá thành sản xuất thành phẩm (4) gửi bán Sơ đồ số 5 : Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) TK 154 TK 631 TK 154 (1) Chi phi sản phẩm dở Chi phí sản phẩm (6) dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK 621 TK 611, 138, 821 (2) Chi phí nguyên liệu, Phế liệu thu hồi vật liệu trực tiếp do sản phẩm hỏng (5) hoặc tiền bồi TK 622 thường phải thu (3) Chi phí nhân công trực tiếp TK 632 Giá thành sản xuất TK 627 của sản phẩm hoàn (7) (4) Chi phí sản xuất thành trong kỳ chung 1.3. Đối tượng tính giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của kế toán tính giá thành.Trong doanh nghiệp việc xác định đối tượng tính giá thành phải tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Kế toán có thể dựa vào các căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành. + Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp + Qui trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm + Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm + Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin + Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán Trên cơ sở xem xét các yếu tố đó, đối tượng tính giá thành có thể là : - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. Ví dụ : Từng công trình, hạng mục công trình... Từng loạt sản phẩm hay từng loại sản phẩm Sản phẩm đã hoàn thành của quá trình sản xuất hay thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hay sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh Song song với việc xác định đối tượng tính giá thành kế toán còn phải xác định đơn vị tính giá thành và kỳ tính giá thành cho phù hợp. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất sản phẩm và phải thống nhất với đơn vị tính trong kế hoạch của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành : là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào cuối tháng. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt, theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. Việc xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin trung thực về giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác. 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của qui trình công nghệ hay đã hoàn thành một vài qui trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu. Đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. 1.3.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp) còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho giá thành sản phẩm chịu. Công thức tính toán như sau : Dđk + Cvl Dck = x Sd Stp + Sd Trong đó : Dck : Là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Dđk : Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Cvl : Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp : Là sản lượng thành phẩm Sd : Là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong trường hợp doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau phải được tính theo chi phí nửa thành phẩm ở giai đoạn trước đó chuyển sang. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì chi phí sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liêụ chính trực tiếp. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ. 1.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc : - Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức : Dđk + Cvl Dck = x Sd Stp + Sd Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung)thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + C Dck = x S’d Stp + S’d Trong đó : C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ. Sd : là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% hoàn thành ). S’d = Sd ´ % HT Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này kết quả tính toán có độ chính xác cao hơn. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây truyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ, đồng thời chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất. 1.3.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức : Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụng thích hợp với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý và đã thực hiện tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã thiết lập cho từng công đoạn sản xuất đó để tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. 1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí qui định cho các đối tượng tính giá thành. doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm... để lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành trong các phương pháp tính giá thành sau. 1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ đã xác định. Kế toán tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm theo công thức : Z = Cn + Dđk - Dck Trong đó : Cn : Là tổng chi phí tập hợp trong kỳ Z : Là tổng giá thành Căn cứ vào tổng giá thành và số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Z Giá thành đơn vị = S Trong đó : S : Là số lượng sản phẩm Phương pháp tính giá thành trực tiếp áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Như ._.giá thành điện, nước... 1.3.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tiếp theo một qui trình công nghệ nhất định, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là qui trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn (từng phân xưởng, tổ đội sản xuất). đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối. 1.3.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có qui trình sản xuất phức tạp kiểu vừa liên tục, vừa song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất, từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng đó. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơn đặt hàng hay loạt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Tính giá thành theo phương pháp này công việc tính toán ít và đơn giản, không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Nhưng khi sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất. Nếu chu kỳ sản xuất càng dài thì nhược điểm này càng rõ. 1.3.3.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Như trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, phương pháp tính giá thành theo hệ số như sau : Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để qui định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số một. - Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã qui định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Tổng sản lượng qui đổi = S Si ´ Hi Trong đó : Si : Là sản lượng thực tế của loại sản phẩm i Hi : Là hệ số qui định cho loại sản phẩm i Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cho cả qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm theo từng khoản mục. Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm Hệ số phân bổ = Sản lượng thực tế qui đổi của sản phẩm loại i chi phí sản phẩm i Tổng sản lượng qui đổi Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo từng khoản mục Giá thành của sản = Tổng giá thành ´ Hệ số phân bổ Phẩm loại i các loại sản phẩm Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm 1.3.3.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ : Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ, kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại với chủng loại, phẩm cấp qui cách khác nhau. Như ống nước với nhiều kích thước, đường kính và độ dài khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm. đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Nội dung phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ như sau : Tính giá thành của từng qui cách sản phẩm theo sản lượng thực tế từng qui cách nhân với giá thành đơn vị định mức hoặc giá thành đơn vị kế hoạch từng khoản mục. - Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của các loại sản phẩm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm và chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn. - Tính tỷ lệ giá thành từng khoản mục Tỷ lệ giá thành (theo khoản mục) = Tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tổng đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ Tính giá thành thực tế từng qui cách sản phẩm theo từng khoản mục Tổng giá thành thực tế từng qui cách = Tiêu chuẩn phân bổ từng qui cách ´ Tỷ lệ tính giá thành 1.3.3.6. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụng đối với các đơn vị sản xuất có đủ các điều kiện sau: + Qui trình công nghệ sản xuất đã được định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. + Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên + Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán tương đối vững vàng. Nội dung chủ yếu của phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức như sau : Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán riêng số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật phải tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang (nếu có).Trên cơ sở đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức của sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch thoát lyđịnh mức Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời chuẩn xác các khoản chi phí vượt định mức để có thể đề ra các biện pháp phấn đấu tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra người ta còn tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí. Chương 2 Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty chế tạo máy điện việt nam - hungari 2.1. Giới thiệu chung về công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: * Giới thiệu chung: Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 4-12-1978. Tên giao dịch Quốc tế là VIHEM. Địa chỉ công ty : Kilômét 25 đường Hà Nội - Thái Nguyên Cơ quan sáng lập: Bộ cơ khí luyện kim (nay là bộ công nghiệp) Hình thức hoạt động: Hoạt động độc lập trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Lĩnh vực kinh doanh của công ty : Sản xuất, bán buôn, bán lẻ các loại động cơ điện và điện dân dụng, kinh doanh vật tư kỹ thuật điện, dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất chế tạo động cơ. * Quá trình hình thành Ngày 27/12/1965 Chính phủ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và chinh phủ nước cộng hoà nhân dân Hungari đã có nghị định thư trao đổi về việc chính phủ Hungari giúp ta xây dựng một nhà máy chế tạo động cơ điện Ngày 25/2/1966 Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho Bộ Công nghiệp nặng sửa đổi thiết kế của Hungari để tiến hành xây dựng nhà máy. Đồng thời tổ chức một đoàn 163 người Kỹ sư, trung cấp, công nhân kỹ thuật và học sinh sang Hung ga ri thực tập tại nhà máy EVIG và GAN 2. Lực lượng trên sau khi thực tập xong sẽ là lực lượng nòng cốt trên dây chuyền sản xuất của nhà máy. Cuối năm 1968 nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công đã hoàn thành. Đầu năm 1975 Bộ đã ra quyết định điều động 25 cán bộ và công nhân trong đoàn thực tập ở Hung ga ri cùng một số kỹ sư đã tốt nghiệp đại học Bách Khoa về làm nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất thiết kế sản phẩm đưa thiết bị vào nhà xưởng và đào tạo công nhân. Niềm vui giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Các bước đi vào hoàn thiện và xây dựng các công trình phù trợ các công tác lắp đặt các thiết bị vào các dây chuyền sản xuất. Xây dựng bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật và các mặt chuẩn bị khác được khẩn trương thực hiện. Đến tháng 11 năm 1978 nhà máy đã chế thử thành công động cơ 33 kW, tốc độ 1000 v/p. Việc chế thử thành công khẳng định nhà máy đã có thể bước đầu đi vào hoạt động. Ngày 4/12/1978 nhà máy động cơ điện Việt Nam - Hungari - tên gọi đầu tiên của Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari, được thành lập theo quyết định số 1092/CL- CB của Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim Nguyễn Văn Kha và chính thức đi vào hoạt động. Đây là 1 nhà máy có dây truyền công nghệ hoàn chỉnh, chế tạo động cơ theo thiết kế của Hung Ga ri có công suất từ 0,75 kW đến 40 kW, tốc độ 1500 v/p, sản lượng 15.000 chiếc/năm. Ngày 20/2/1995 theo quyết định số 125/QĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Nhà máy được đổi tên thành Công ty chế tạo máy điện Việt Nam-Hungari. * Kết quả đạt được trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển của Công ty: - Giai đoạn 1979 - 1980 : Đất nước đang phải khắc phục hậu quả của chiến tranh. Vượt qua khó khăn năm đầu nhà máy đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là 1,9 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). - Từ năm 1981- 1986: Mặc dù tình hình đất nước rất khó khăn, nhưng năm nào nhà máy cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giá trị tổng sản lượng những năm này đạt bình quân 4,6 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) gấp 2,42 lần sản lượng trong giai đoạn 1979-1980. - Giai đoạn 1987- 1988: Đất nước ta bước ta bước vào thời kỳ đổi mới, điều này đã tạo ra những thách thức lớn đối với tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy. Tốc độ tăng trưởng tuy có chững lại nhưng nhà máy vẫn duy trì được việc làm và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là 10,13 tỷ đồng, gấp 2,2 lần sản lượng bình quân năm của thời kỳ 1981- 1986 (theo giá cố định năm 1994). - Giai đoạn 1989- 1992: Trong giai đoạn này tuy công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước bước đầu đã thu hút được những kết quả đã định nhưng tình hình kinh tế đất nước vẫn là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp. Nhờ sự nỗ lực, sáng tạo của tập thể lao động và cán bộ công nhân viên, nhà máy đã dần tạo được thế đứng trên thị trường. Sản phẩm của nhà máy đã được khách hàng chấp nhận. Giá trị sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là 7,71 tỷ đồng bằng 76% sản lượng bình quân năm của thời kỳ 1987- 1988. - Giai đoạn từ 1993 đến nay : Qua nhiều năm tạo dựng, bằng công sức của tập thể lao động và công nhân viên chức toàn công ty, với sự nhìn nhận thị trường một cách nghiêm túc, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn quốc. Sản phẩm của Công ty phần nào đã chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường (với thị phần trong nước là 10 %). Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàngnăm đạt 19,4%, nộp ngân sách Nhà nước hàng năm tăng từ 10% đến 17%, sản lượng bình quân hàng năm tăng gấp 18 lần so với ngày đầu mới thành lập. Đời sống và điều kiện làm việc của người lao động không ngừng được cải thiện, mối quan hệ với các bạn hàng không ngừng được củng cố và phát triển. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty: 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường: Hiện nay Công ty có trên 90 chủng loại sản phẩm thế hệ động cơ 3K, 4K, công suất đến 1000 kW, điện áp 220V đến 6000V, tốc độ quay từ 450-3000v/p Năm 1994 hoàn thành đề tài cấp Bộ nghiên cứu, thiết kế và chế tạo động cơ điện 1 pha. Chủ trì đề tài KC40-93 cấp Nhà nước: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo động cơ điện 3 pha rô to, dây quấn, điện áp 6000 V với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu đến 30 %. Sau 2 năm thực hiện đề tài nhiều loạt động cơ, rô to dây quấn từ 55 kW đến 600 kW được thiết kế, chế tạo đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực cán thép, mía đường, xi măng, thuỷ lợi (Công ty đường Biên Hoà, cán thép Nhà Bè, cán thép Tân Thuận...) Công ty đã nhận 44 huy chương vàng, 11 bằng khen các sản phẩm mới tham gia hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp. Công ty được Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3, huân chương lao động hạng 2, huân chương chiến công hạng 3 về thành tích sản xuất kinh doanh và công tác quân sự địa phương. Hiện nay Công ty đã mở 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng và có trên 50 địa điểm bán hàng ở các thành phố lớn và các tỉnh trong toàn quốc. Sản phẩm của công ty trong 2 năm 2000- 2001 đạt danh hiệu sản phẩm ưa thích được người tiêu dùng bình chọn. Do hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội - Việt Nam tổ chức, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000 chắc chắn sẽ thoả mãn yêu cầu của quý khách hàng. Hơn 20 năm qua với sự lãnh đạo của ban Giám đốc, sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã đưa công ty từng bước ổn định đi dần vào quỹ đạo phát triển, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, công nhân có tay nghề cao và ngày càng vững vàng kinh nghiệm. 2.1.2.2. Đặc điểm quy mô các nguồn lực: Về lao động: Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ sư, kỹ thuật lành nghề, có kinh nghiệm trong nhiều năm thiết kế chế tạo máy điện quay. Công ty có đội ngũ công nhân bậc cao đã nhiều năm thực hiện công nghệ chế tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra. Mấy năm trở lại đây Công ty liên tục tuyển dụng các kỹ sư, cử nhân kinh tế và công nhân lành nghề được đào tạo chính qui tại các trường. Bên cạnh đó công ty còn mở các lớp đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại Công ty. Bảng số 1: Số lượng lao động và trình độ lao động Thị trường Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm2001 1 Lao động trình độ cao đẳng, đại học 58 69 105 2 Lao động có trình độ trung cấp 30 39 51 3 Lao động trực tiếp Trong đó : Thợ bậc 4/7 421 212 400 220 355 235 Tổng số 509 508 511 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Về nguồn vốn: Bảng số 2: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm2001 I- Nguồn vốn lưu động thực tế 10.312,7 12.147,7 14.549,7 1- Ngân sách cấp 3.127 3.127 3.127 2- Tự bổ xung 860,7 860,7 860,7 3- Vay ngắn hạn 6.325 8.160 10.261,7 II- Nguồn vốn cố định thực tế 4.454,1 8.222 7.574 1- Ngân sách cấp 3.199,7 3.199,7 3.199,7 2- Tự bổ xung 1.122,4 1.629,3 1.629,3 3- Vay dài hạn 3.261 2.613 Nguồn vốn kinh doanh thực tế 14.766,8 20.369,7 22.123,4 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh thực tế của Công ty trong 3 năm qua đều tăng lên. Đó là do công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tài chính như vay vốn ngân hàng, xin cấp thêm vốn và huy động vốn của cán bộ công nhân viên. Do đó đã tạo đủ vốn để phục vụ sản xuất kịp thời. Tuy nhiên, khoản nợ vay của công ty quá nhiều điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Vì vậy, công ty phải cố gắng sử dụng linh hoạt đồng vốn để vốn quay vòng nhanh sẽ giảm chi phí về vốn. Về máy móc thiết bị : Trong 3 năm trở lại đây, công ty đã chú trọng vào đầu tư thêm máy móc thiết bị mới như máy cắt dây, máy đúc áp lực cao, máy phay giường, lò tẩm sấy chân không... để đảm bảo đáp ứng được kế hoach sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2002 công ty còn tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc hiện đại như: máy tiện CNC, máy cắt dây... để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty chế tạo máy điện Việt nam - Hunggari: Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình sao cho hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, các phòng ban tuỳ chức năng, nhiệm vụ của mình trợ giúp tham mưu cho ban giám đốc. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm - Giám đốc Công ty : Giám đốc công ty do người quyết định thành lập công ty bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm về hoạt động của công ty, Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty. - Phó giám đốc Công ty : Do người quyết định thành lập công ty bổ nhiệm có trách nhiệm giúp Giám đốc công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công uỷ quyền. + Phó giám đốc kinh doanh : Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất, chỉ đạo công tác thị trường - kinh doanh - tiếp thị. + Phó giám đốc kỹ thuật : Chỉ đạo công tác kỹ thuật của Công ty. + Phó giám đốc sản xuất : Chỉ đạo công tác kỹ thuật của Công ty. + Phó giám đốc sản xuất : Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty + Phó giám đốc hành chính : Chỉ đạo điều hành công tác hành chính. + Đại diện lãnh đạo về chất lượng : Thay mặt và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc thiết kế, xây dựng điều hành hệ thống chất lượng để đáp ứng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty. - Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong quản lý điều hành công việc theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị được Giám đốc phê duyệt các phòng ban chức năng gồm: + Phòng tài chính. + Phòng kỹ thuật + Phòng thiết bị + Phòng quản lý chất lượng + Phòng kinh doanh + Phòng bảo vệ + Phòng tổ chức hành chính + Xưởng cơ khí + Xưởng điện + Giám đốc chi nhánh : Tổ chức nghiên cứu tìm hiểu khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường chi nhánh quản lý, đứng đầu mỗi phân xưởng là các Giám đốc xưởng giúp ban giám đốc nắm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành Nhà nước sản xuất đã đề ra. Bên cạnh đó, Công ty còn có các bộ phận như Đảng uỷ, Công đoàn, đoàn thanh niên cùng giúp sức trong quản lý Công ty. Bộ máy quản lý tại Công ty được trình bày như sau : Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty vi hem Giám đốc Phó giám đốc Hành chính Phó giám đốc Sản xuất Phó giám đốc Kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Đại diện lãnh đạo về chất lượng Phòng TCHC và LĐ (HC) Phòng bảo vệ (BV) Phòng thiết bị (TB) Chi nhánh Phòng Kinh doanh (KD) Phòng kỹ thuật (KT) Phòng tài chính (TC) Phòng QLCL (CL) Quan hệ quản lý điều hành chung Quan hệ điều hành hệ thống chất lượng Xưởng điện(LR) Xưởng cơ khí (CK) 2.1.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất chế biến kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm động cơ với công suất, vòng quay khác nhau và một nhóm sản phẩm ba lát với hai loại khác nhau. Động cơ điện của Công ty bao gồm nhiều loại được chia thành động cơ 1 pha và động cơ 3 pha trong 2 loại đó lại chia thành từng loại động cơ với công suất vòng quay khác nhau. Việc sản xuất động cơ được thực hiện ở 2 phân xưởng : Xưởng điện và xưởng cơ khí. - Phôi động cơ gồm : Thân, nắp trước, nắp sau, sau khi làm sạch sẽ được chuyển vào bộ phận gia công để tạo thành bán thành phẩm đạt các thông số kỹ thuật. - Thép trục các loại qua bộ phận gia công thép để tạo thành phôi trục sau đó được đưa qua bộ phận tiện, phay, mài tạo thành các trục động cơ. - Tôn cuốn được pha cắt, sau đó được dập theo kích cỡ từng loại động cơ tạo thành lá tôn stato và rô to. lá tôn được chuyển qua bộ phận xếp ép tạo thành lõi thép stato và rô to. - Rô to được chuyển sang đúc tạo thành rô to đúc nhôm. - Rô to và trục qua bộ phận ép tạo thành rô ro trên trục. - Dây điện từ qua bộ phận quấn dây tạo thành bối dây stato. - Bối dây được lồng vào lõi thép stato tạo thành stato lồng dây. - Stato lồng dây được chuyển sang bộ phận tẩm sấy. Tất cả các bán thành phẩm được chuyển sang bộ phận lắp rắp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm hoàn thành qua bộ phận kiểm tra, sau đó mới nhập vào kho thành phẩm. Cụ thể sơ đồ quy trình sản xuất động cơ điện như sau : Sơ đồ 7 : Qui trình sản xuất động cơ điện Vật tư Rô to đúc nhôm Lõi thép Stato Trục Tẩm sấy Rô to trên trục Chi tiết phụ Nắp sau Nắp trước Sta to lồng dây Bối dây Stato Thân Lắp ráp Nhập kho Sản phẩm ba lát của công ty được chia làm 2 loại ba lát 20w và ba lát 40w Việc sản xuất ba lát cũng được thực hiện ở 2 xưởng : Xưởng điện và xưởng cơ khí. Quy trình sản xuất sản phẩm ba lát như sau : Sơ đồ 8 : Quy trình sản xuất Ba lát Vật tư Hộp Carton Chi tiết TC Vỏ Đế Lõi thép Cuộn dây Bao gói Lắp ráp Sấy tẩm Nhập kho 2.1.2.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari: Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hung ga ri là doanh nghiệp gia công cơ khí, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, cho phép công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng. công ty có hai phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau : Xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu, gá lắp,gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm như rô to, stato, trục động cơ, nắp mỡ, cánh gió, lõi thép ba lát... và thực hiện các dịch vụ cơ khí. Xưởng điện: Có nhiệm vụ thực hiện tiếp một số bước công nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như thực hiện lồng đấu, quấn, tẩm, sấy... lắp ráp động cơ. Sản phẩm hoàn thành phải qua bộ phận KCS để kiểm tra sau đó sẽ đưa vào nhập kho thành phẩm. 2.1.2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIHEM trong những năm gần đây: Bảng số 3: Kết quả hoạt động sản xuất của công ty năm 2000-2001: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch (Đồng) (Đồng) Giá trị % - Tổng DT 39.920.762.410 50.914.125.901 10.993.363.491 28 - Giảm trừ 99.223.030 672.975.991 573.752.961 578 - DT thuần 39.821.539.380 50.241.149.910 10.419.610.350 26 - Giá vốn hàng bán 33.587.074.130 41.947.729.128 8.360.654.998 25 - Lãi gộp 6.234.465.250 8.293.420.782 2.058.955.532 33 - Chi phí bán hàng 1.636.439.858 2.466.737.751 830.297.893 51 - Chi phí QLDN 2.839.208.176 3.470.641.956 631.433.780 22 - Lợi nhuận từ SXKD 1.758.817.216 2.356.041.075 597.223.859 34 + Thu nhập HĐTC 5.098.105 28.743.453 23.645.348 464 + Chi phí HĐTC 746.069.149 917.132.025 171.062.876 23 - Lợi nhuận từ HĐTC (740.971.044) (888.388.572) 147.417.528 20 + Thu nhập bất thường 35.076.000 34.599.891 (476.109) + Chi phí bất thường 14.675.272 - - Lợi nhuận từ HĐB T 20.400.728 34.599.891 14.199.163 70 - Lợi nhuận trước thuế 1.038.246.900 1.502.252.394 464.005.494 45 - Thuế thu nhập D/n 259.561.725 375.563.100 116.001.375 45 - Lợi nhuận sau thuế 778.685.175 1.126.689.294 348.004.119 45 Qua bảng kết quả hoạt động SXKD của công ty cho thấy : Tổng doanh thu năm 2000 đạt 39.920.762.410 đồng đến năm 2001 doanh thu là 50.914.125.901 đồng tăng so với năm 2000 là 10.993.363.491 đồng hay tăng 28%. - Doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 42% tương ứng với giá trị là 16.654.075.780 đồng. Sở dĩ doanh thu tăng lên là do Công ty không ngừng đầu tư tăng năng suất sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ như thành lập các chi nhánh tại miền Nam, miền Trung. Sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng. Giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 25% tương ứng 8.360.654.998 đồng do số lượng hàng hoá bán ra tăng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng tăng lên tương ứng 631.433.780 đồng (22%) và 830.297.893 (51%). Chi phí bán hàng tăng lên khá cao là do chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm nhiều. Cùng với việc tăng doanh thu, lợi nhuận thực hiện của Công ty năm 2001 so với năm 2000 là 348.004.119 tương ứng 45%. Tính chỉ tiêu : GVHB/DTTnăm 2000 = 33.587.074.130/39.821.539.380 = 0.84 GVHB/DTTnăm 2001 = 41.947.729.128/50.241.149.910 = 0.83 Tỉ trọng Giá vốn hàng bán (GVHB) trên Doanh thu thuần (DTT) năm 2001 giảm hơn so với năm 2000, trong đó, DTT và GVHB năm 2001 đều tăng so với năm 2000. GVHB tăng do số lượng sản phẩm sản xuất tăng, mặt khác, tốc độ tăng DTT cao hơn tốc độ tăng GVHB, chứng tỏ Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí ngoài sản xuất. Điều đó cho thấy lượng Sản phẩm được tiêu thụ tăng, Công ty mở rộng được thị trường, đồng thời sử dụng hiệu quả các chi phí GVHB và QLDN. Tính chỉ tiêu : CPBH/DTTnăm 2000 = 1.636.439.858/39.821.539.380 = 0.04 CPBH/DTTnăm 2001 = 2.466.737.751/50.241.149.910 = 0.05 Tỉ lệ Chi phí bán hàng (CPBH) trên Doanh thu thuần năm 2001 cao hơn năm 2000 là do trong năm 2001, để thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và thị phần, Công ty VIHEM đã mở thêm một chi nhánh tại Miền trung, do vậy, chi phí tiếp thị, quảng cáo tăng lên đáng kể. Đồng thời, chi phí hỗ trợ chi nhánh Miền Nam còn non trẻ để giữ vững và mở rộng thị trường cũng cần phải kể đến. So sánh giữa năm 2001 và 2000 thì CPBH là tăng nhưng xét trong dài hạn thì sự biến động này là hợp lý và cần thiết. Tính chỉ tiêu : CPQLDN/DTTnăm 2000 = 2.839.208.176/39.821.539.380 = 0.07 CPQLDN/DTTnăm 2001 = 3.470.641.956/50.241.149.910 = 0.07 Về cơ bản tỉ lệ chi phí QLDN/DTT giữa 2 năm 2001 và 2000 là không có biến động. Điều này cho thấy tốc độ biến động chi phí QLDN tăng hợp lý với tốc độ tăng Doanh thu thuần qua các năm. Bảng số 4: Tình hình tài chính của công ty A/ Phần tài sản : Chỉ tiêu Năm 2000 % Năm 2001 % Chênh lệch (Đồng) (Đồng) Giá trị % I/ TSLĐ và ĐTNH 17.089.664.574 48,232 21.815.701.873 54,51 4.726.037.299 27,65 1. Tiền 629.342.560 1,78 397.829.796 0,99 (231.512.764) (36,79) 2. Đầu tư TC ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 6.403.404.471 18,07 8.331.358.255 20,82 1.927.953.784 30,11 4. Hàng tồn kho 10.015.444.685 28,26 13.030.128.287 32,56 3.014.683.602 30,10 5. Tài sản LĐ khác 41.472.858 0,12 56.385.535 0,14 14.912.677 35,96 6. Chi sự nghiệp II/ TSCĐ và ĐTDH 18.347.570.184 51,77 18.205.436.106 45,49 (142.134.078) (0,77) 1. Tài sản cố định 8.552.446.282 24,13 7.880337.014 19,69 (672.109.268) (7,86) 2. Đầu tư TC dài hạn 9.778.125.000 27,59 9.778.125.000 24,43 3. Chi phí XDCB dở dang 16.998.902 0,05 546.974.092 1,37 529.975.190 3.117,7 4. Ký quý, ký cược DH Tổng tài sản : 35.437.234.758 100 40.021.137.979 100 4.583.903.221 12,94 B/ Phần nguồn vốn : Chỉ tiêu Năm 2000 % Năm 2001 % Chênh lệch (Đồng) (Đồng) Giá trị % I/Nợ phải trả 16.101.871.916 45,44 19.580.885.218 48,93 3.479.013.302 21,61 1. Nợ ngắn hạn 12.840.835.886 36,24 17.183.849.188 42,94 4.343.013.302 33,82 2. Nợ dài hạn 3.261.036.030 9,20 2.397.036.030 5,99 (864.000.000) (26,49) 3. Nợ khác II/ Nguồn vốn chủ sở hữu 19.335.362.842 54,56 20.440.252.761 51,07 1.104.889.919 5,71 1. Nguồn vốn, quỹ 19.234.948.434 54,28 20.253.906.059 50,61 1.018.957.625 5,30 2. Nguồn k. phí, quỹ khác 100.414.408 0,28 186.346.702 0,47 85.932.294 85,58 Tổng cộng nguồn vốn : 35.437.234.758 100 40.021.137.979 100 4.583.903.221 12,94 Theo kết quả tính được từ bảng phân tích cho thấy, Tổng tài sản năm 2001 tăng so với năm 2000 4.583.903.221 đ tương đương 12.94%. Sự biến động này là do ảnh hưởng của các nguyên tố sau: + TSLĐ: TSLĐ năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 4.726.037.299 đ tương đương 27,65%. Mặc dù tồn quỹ tiền mặt giảm nhưng sự tăng trưởng về TSLĐ chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu (tăng 1.927.953.784 đ tương đương 30,11%) và Hàng tồn kho (3.014.683.602đ tương đương 30,1%). Cùng với chiến lược mở rộng thị trường của Công ty việc tăng thêm mức dư nợ đối với khách hàng cũng như lượng hàng dự trữ tại Kho Công ty, các cửa hàng và Chi nhánh là hợp lý. Tuy nhiên, việc này cũng yêu cầu Công ty tăng cường quản lý và kiểm soát đối việc thu hồi công nợ và điều độ sản xuất. +TSCĐ: TSCĐ của Công ty năm 2001 giảm so với năm trước 142.134.078 đ tương ứng 0.77%. Trong sự biến động này có sự giảm sút về giá trị TSCĐ (giảm 672.109.268 đ = 7.86%) và sự tăng lên đáng kể của Chi phí ĐTXDD. Điều này là kết quả của việc Công ty đang thực hiện thay đổi máy móc thiết bị, thanh lý, xử lý máy móc thiết bị cũ, XD và đầu tư cơ sở vật chất mới. Về Nguồn vốn: Nợ phải trả của Công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 là 3.479.013.302đ tương ứng 21,61%, là do nợ ngắn hạn tăng 4.343.013.302 đ (=33,82%) và Nợ dài hạn giảm 864.000.000 đ (= 26,49%). Trong khi đó, Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 1.104.889.919đ (=5,71%) là do sự tăng thêm của tất cả các nguồn vốn, quỹ, và các nguồn kinh phí. Đây là một biểu hiện tốt của kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về Cơ cầu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: Cùng với việc tăng Hàng tồn kho và dư nợ khách hàng đã làm cho cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp thay đổi đáng kể - Tỉ trọng TSLĐ từ chỗ chiếm 48,23% tổng tài sản đã tăng lên 54,51%. Song song với việc tăng lên của TSLĐ, cơ cấu nợ ngắn hạn trong Nợ phải trả cũng tăng (Năm 2000: 36,24% ; năm 2001: 42,94%). Như vậy, ta có thể thấy rằng, Công ty đã thực hiện việc vay ngắn hạn để đầu tư vào làm tăng TSLĐ, tăng hàng hoá, nguyên vật liệu… phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trường. Xét một cách toàn diện, khi nợ dài hạn giảm, tiền tồn quỹ giảm đồng thời chi phí DTXDCBDD tăng, có thể thấy rằng, Công ty đã tự trang trải một phần Chi phí DTXDCB. Đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng Tài chính vững mạnh của Công ty trong năm phân tích. Bảng số 5: tình hình tiêu thụ, thu nhập của cán bộ cnv Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh (đồng) (đồng) Giá trị (đ) % Doanh thu thuần 39.821.539.380 50.241.149.910 10.419.610.530 126,2 Xuất nhập khẩu - - - - Vốn s x k d 18.727.033.268 19.027.033.268 300.000.000 101,6 Lợi nhuận 778.685.175 1.126.189.294 348.004.119 144,7 Lao động 509 503 (6) Thu nhập BQ/ người 1.129.666 1.441.352 311.686 127,6 Tổng Doanh thu thực hiện năm 2001 tăng 26,17% so với năm 2000 tương ứng với giá trị tuyệt đối là 10.419.610.530 đ. Cùng với việc tăng Doanh thu, Lợi nhuận năm 2001 cũng tăng lên nhiều so với ._.o, từng xưởng và kiểm kê sản phẩm dở dang theo từng loại động cơ. Để xác định chi phí sản phẩm dở dang công ty sử dụng 2 phương pháp : + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức cụ thể như sau Đối với sản phẩm dở dang là sản phẩm hoàn thành chưa nhập kho thành phẩm thì chi phí sản phẩm dở dang được tính theo giá thành đơn vị định mức. Ví dụ : Động cơ 3 pha 1,5 kW – 1000v/p đã hoàn thành chưa nhập kho thành phẩm đang tồn trên mặt bằng sản xuất phân xưởng điện cuối quí 1/2002 là 3 quả. giá thành định mức là : 765.660 đồng / 1quả. Vậy chi phí sản phẩm dở dang là : 3 ´ 765.660 = 2.296.980 đồng. Đối với bán thành phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho bán thành phẩm và bán thành phẩm tồn trong kho bán thành phẩm, cụm bán thành phẩm thì chi phí sản phẩm dở dang được tính theo chi phí định mức đơn vị. Ví dụ : Bán thành phẩm là stato, cụm bán thành phẩm là stato lồng đấu + Cuối quí 1/2002 stato của động cơ 1 pha 1,5 kW – CTLT tồn 14 quả. Vậy chi phí dở dang là : 14 ´ 110.522 = 1.547.308 đồng. + Cuối quí 1/2002 stato lồng đấu của động cơ một pha 1,5 kW – CTLT tồn 15 quả. Chi phí dở dang là : 15 ´ 269.390 = 4.040.850 đồng. Khoản mục chi phí Chi phí định mức đơn vị cho đ/c 1,5 kW - CTLT Stato Stato lồng đấu - Chi phí NVL trực tiếp 99.924. 237.343 - Chi phí nhân công trực tiếp 4.453 22.710 - Chi phí sản xuất chung 6.145 9.337 Cộng 111.522 269.390 Đối với sản phẩm dở dang là nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị thủ kho ở xưởng đã lĩnh, nhưng chưa xuất dùng vào sản xuất sản phẩm hoặc nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị đã xuất kho phân xưởng nhưng chưa dùng vào sản xuất đang tồn trên mặt bằng xưởng. Số nguyên vật liệu này không nhập lại kho vật tư của công ty. Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết được tính trong tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Giá trị nguyên vật liệu này được xác định dựa trên số nguyên vật liệu tồn kiểm kê được và đơn giá xuất vật liệu. Ví dụ : Thép ặ 8 tồn 200 kg, đơn giá xuất 4.500 đồng /1kg Chi phí dở dang là : 200 ´ 4.500 = 900.000 đồng - Sản phẩm dở dang là các chi tiết sản phẩm chế dở chưa tạo ra bán thành phẩm, công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương Ví dụ : Qui trình chế tạo stato như sau : Tôn tấm – Pha cắt tôn – Dập (tạo thành vành lá tôn) – ép (tạo thành stato) Cuối quí vành lá tôn tồn trên mặt bằng xưởng (vành lá tôn của động cơ 1 pha 0,55 kW – 1500 v/p) tương đương với 3 quả stato hoàn thành. Vậy chi phí dở dang của vành lá tôn là : 3 ´ 110.552 = 331.556 đồng Theo phương pháp tính như trên, căn cứ vào số lượng vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho kiểm kê được và giá vật tư xuất dùng, giá thành sản phẩm định mức, công ty tính được giá thành sản phẩm dở dang quí 1/ 2002 là : 603.534.505 đồng. Số liệu về chi phí sản phẩm dở dang được ghi vào sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần số dư cuối kỳ – số dư nợ). 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: ở công ty hiện nay đang sản xuất rất nhiều loại sản phẩm. Các sản phẩm này được sản xuất trên cùng một qui trình công nghệ và sử dụng chung nhiều loại vật liệu. Do vậy, công ty không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. ở đây kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ sản phẩm. Căn cứ vào chi phí dở dang đầu và cuối kỳ để tính tổng giá thành thực tế cho toàn bộ sản phẩm. Sau đó, căn cứ vào giá bán buôn làm tiêu chuẩn phân bổ để xác định tổng giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm. cụ thể việc tính giá thành được tiến hành như sau : Xác định số lượng thành phẩm nhập kho thực tế của từng loại sản phẩm (cột 2 bảng tính giá thành ). - Kế toán xác định tiêu chuẩn phân bổ của từng đối tượng tính giá thành theo giá bán buôn đơn vị sản phẩm và số lượng thực tế, sau đó xác định tổng đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ. Tổng đại lượng của = Số lượng thành phẩm ´ Giá bán buôn từng Tiêu chuẩn phân bổ nhập kho thực tế từng loại loại sản phẩm tương ứng Vậy tổng tiêu chuẩn phân bổ tính được là :12.686.307.070 đồng. Xác định tỷ lệ tính giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá = Tổng giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong quí 1/2002 được tính như sau : + 9.577.135.374 – 603.534.505 – 215.583.405 – 48.123.981 = 11.037.087.150 đồng Trong đó : Chi phí sản xuất dở dang đầu quí là : 2.327.193.667 đồng Chi phí sản xuất tập hợp được trong quí là : 9.577.135.374 đồng Chi phí sản xuất dở dang cuối quí là : 603.534.505 đồng Phế liệu thu hồi nhập kho là : 215.538.405 đồng Chi phí cho thuê nhà là : 48.123.981 đồng 11.037.087.150 Tỷ lệ tính giá thành thực tế = = 0,87 12.686.307.070 Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế = Tổng tiêu chuẩn phân bổ ´ Tỷ lệ tính của từng loại sản phẩm từng loại sản phẩm giá thành Tính giá thành đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị = Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho từng loại Ví dụ : Tính giá thành sản xuất của động cơ 1 pha 0,125 kW – 3000 v/p Số lượng sản phẩm nhập kho 142 Giá bán buôn 278.436 Tiêu chuẩn phân bổ : 142 ´ 278.436 = 39.537.912 Tổng giá thành thực tế : 39.537.912 ´ 0,87 = 34.397.983 34.397.983 Giá thành đơn vị sản phẩm = = 242.240 142 Trên cơ sở tính toán như trên ta lập được bảng tính giá thành sản phẩm quí 1/2002 (Xem bảng số 7) Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ được kế toán phản ánh vào sổ kế toán liên quan và ghi vào sổ cái TK 155 theo định khoản : Nợ TK 155 11.037. 087.150 Có TK 154 11.037. 087.150 Bảng số 7: bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm quí 1/2002 Tên sản phẩm Giá bán buôn Giá thành thực tế Số lượng Đơn giá Thành tiền Hệ số tính giá thành đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) = (2) ´ (3) (5) (6) = (7) : (2) (7) = (4) ´ (5) Động cơ 1 pha 0,125 kW – 3000 142 278.436 39.537.912 0,87 242.240 34.398.000 0,2 kW – 1500 60 394.356 23.661.379 0,87 343.090 20.585.400 0,3 kW – BHLĐ 117 435.632 50.968.965 0,87 397.000 44.343.000 0,37 kW – 1500ctlt 8 533.793 4.270.345 0,87 464.400 3.715.200 0,55 kW – 1500 9 517.069 4.653.621 0,87 449.850 4.048.650 0,55 kW – CTLT 10 582.931 5.829.310 0,87 507.150 5.071.500 0,75 kW – 1500 30 628.390 18.851.724 0,87 546.700 16.401.000 ... Tổng cộng 12.686.307.070 11.037.087.150 2.4. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari: 2.4.1. Khảo sát biến động giá thành sản phẩm của một số loại chủ yếu trong những năm qua ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban giám đốc, Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari không ngừng lớn mạnh và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Công ty đã khai thác, sử dụng các nguồn lực hợp lý, có hiệu quả hơn cho nên đã tiết kiệm được chi phí trong sản xuất và giảm được giá thành sản phẩm (Xem bảng số 8 Bảng so sánh giá thành sản phẩm). Nhìn vào bảng so sánh giá thành sản phẩm ta thấy được giá thành sản phẩm thực tế của Công ty đã giảm, năm sau thấp hơn năm trước. Để có được thành quả đó là do : Bảng số 8: Bảng so sánh giá thành sản phẩm Loại sản phẩm Giá thành sản phẩm thực tế Quí 1/2000 Quí 1/2001 Quí 1/2002 Động cơ 1 pha 0,125 kW –3000 252.955 242.829 242.240 0,2 kW – 1500 358.947 345.330 343.090 0,3 kW – BHLĐ 436.959 398.000 397.000 0,37 kW – 1500 LT 443.010 470.737 464.400 0,55 kW – 1500 503.768 465.430 449.850 0,55 kW – CTLT 554.072 508.130 507.150 0,75 kW – 1500 600.222 560.228 546.700 Nguồn số liệu : Phòng kế toán Công ty đã tích cực đầu tư nâng cấp nhà xưởng, mua máy móc thiết bị mới, xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cho nên đã tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty thường xuyên tiến hành công tác giáo dục và đào tạo để mọi thành viên trong công ty đều hiểu được mục tiêu và chính sách chất lượng của Công ty để có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình với năng xuất cao, chất lượng tốt và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng dẫn tới giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Về nguồn vốn kinh doanh : Công ty đã huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên và dân cư, trả lãi xuất cho họ cao hơn mức tiền gửi vào các tổ chức tín dụng, nhưng thấp hơn mức công ty phải trả lãi vay ngắn hạn ngân hàng. Cho nên, Công ty đã giảm được mức vay ngân hàng, giảm được chi phí về hoạt động tài chính do trả lãi cho cán bộ công nhân viên thấp hơn trả lãi vay ngân hàng. Công ty còn sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, vốn quay vòng nhanh hơn vì vậy đã tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã có chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách sản phẩm, chính sách khuyến mại hợp lý hơn cho nên sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn cho nên doanh thu tăng, lợi nhuận tăng chi phí sản xuất giảm, giá thành hạ. Nhờ có sự phấn đấu không ngừng đó, những năm qua Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định (xem bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty - Bảng số 9) Bảng số 9: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 Doanh thu Tr. đồng 33.786 39.920 53.000 Lợi nhuận Tr. đồng 730 1038 1500 Nộp ngân sách Tr. đồng 917 893 1200 Thu nhập bình quân một người / tháng Nghìn đồng 1.100 1.200 1.500 Nguồn số liệu : Phòng kế toán Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình để góp phần giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nhưng công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể là : - Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari chuyên sản xuất các loại máy điện cho nên có quá trình gia công chi tiết tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Nhưng một bộ phận trong Công ty vẫn còn sử dụng máy móc thiết bị cũ, độ chính xác không cao dẫn tới sản phẩm hỏng nhiều cho nên chi phí sản xuất tăng. - Một số công nhân vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình, làm bừa làm ẩu, chạy theo năng xuất dẫn tới sản phẩm hỏng nhiều cho nên chi phí sản xuất tăng. Vốn lưu động của công ty thiếu, thường xuyên phải vay lãi ngân hàng trên 60%. Cho nên làm hạn chế mức phát triển sản xuất khó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.Trong khi đó giá cả vật tư đầu vào tăng liên tục, đầu ra không tăng, tài sản dự trữ của công ty quá nhiều dẫn tới ứ đọng vốn cho nên chi phí sản xuất tăng. Ngoài ra công ty còn bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều làm cho chi phí sản xuất tăng. Thị trường tiêu thụ của công ty chưa ổn định, nhiều khu vực mới khai thác các cán bộ tiếp thị ít, thiếu kinh nghiệm, chưa được sàng lọc và thử thách nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 2.4.2. Đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ. Qua một thời gian tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, vượt qua mọi thử thách, đến nay công ty đã khảng định được vị trí của mình. Sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận và ngày càng có uy tín, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viênđược đảm bảo. Để có được kết quả đó là cả quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Kết quả đó không chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng về mặt vật chất mà còn là sự lớn mạnh toàn diện về trình độ tổ chức, quản lý sản xuất của Công ty. Để tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã ra sức phấn đấu và được công nhận có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế I SO – 9001 – 2000. Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari em có một số nhận xét đánh giá sau : 2.4.2.1. Ưu điểm: Về tổ chức : Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với qui mô sản xuất của Công ty. Bộ máy kế toán gồm 9 người có năng lực và kinh nghiệm, được tổ chức sắp sếp phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng trình độ từng người. Các cán bộ kế toán nhiệt tình, yêu nghề, luôn tiếp cận kịp thời những thay đổi về chính sách, chế độ tài chính – Kế toán do nhà nước ban hành và vận dụng linh hoạt sáng tạo chính sách, chế độ vào thực tiễn hoạt động của công ty, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Trong mấy năm trở lại đây phòng kế toán đã được trang bị máy vi tính, để đáp ứng được công việc, các cán bộ kế toán đã tự học tập để nâng cao trình độ tin học, sử dụng các phần mềm kế toán, tạo điều kiện cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý. Việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ là phù hợp với đặc điểm của công ty. Vì ở công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán tương đối vữngvàng, chính vì vậy áp dụng hình thức kế toán này sẽ giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác. Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư tiền vốn. Việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo đúng chứng từ kế toán của nhà nước. Các chứng từ được luân chuyển hợp lý để ghi sổ kế toán. Việc tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập chung cho cả hai phân xưởng sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy giúp cho công ty tập hợp chi phí sản xuáat một cách đơn giản nhanh chóng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là từng loại sản phẩm. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm như trên giúp cho công ty nắm bắt được đúng giá thành thực tế từng loại sản phẩm và tạo điều kiện giá vốn một cách chính xác. - Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định kỳ hàng quí của công ty là thích hợp. Kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo sẽ đảm bảo thông tin về giá thành sản phẩm được cung cấp kịp thời cho lãnh đạo công ty cũng như các đối tượng liên quan thông qua hệ thống báo cáo định kỳ. Công ty lựa chọn tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Dựa vào giá bán buôn đã được xây dựng làm tiêu chuẩn phân bổ nên việc tính giá thành sản phẩm cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. 2.4.2.2. Những vấn đề cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt nam – Hungari: Về hệ thống sổ kế toán : Công ty đã ứng dụng hệ thống máy vi tính trong công tác kế toán. Vì vậy, để phù hợp với việc tổ chức hạch toán trên máy, công ty đã đơn giản hoá mẫu sổ sách, phần tập hợp chi phí sản xuất được kế toán thể hiện bằng sơ đồ tài khoản chữ T trên bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là mẫu sổ đơn giản do công ty tự lập, trên bảng này chỉ thể hiện phần tập hợp chi phí sản xuất chung và phần kết chuyển các khoản mục chi phí đã tập hợp được vào tài khoản 154, mà chưa thể hiện phần tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ nhưng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các bảng kê số 4,5,6 và nhật ký chứng từ số 7 không được công ty sử dụng. điều này sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Về tập hợp chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau, kế toán sử dụng tài khoản 627 để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Tài khoản 627 không được mở các tài khoản cấp hai để theo dõi từng yếu tố chi phí thuộc khoản mục chi phí này. Như vậy, sẽ không thuận tiện cho việc phân tích hiệu quả của các chi phí. Hơn nữa, khi chi phí sản xuất chung không được phản ánh theo từng yếu tố chi phí thì việc xác định chi phí sản xuất theo yếu tố của công ty để lập báo cáo kế toán là rất khó khăn. Quan niệm về sản phẩm làm dở : Quan niệm về sản phẩm làm dở của công ty chưa thực sự đúng đắn. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất nhưng trong kỳ chưa sử dụng hết đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính vào chi phí sản phẩm dở dang, được hạch toán trong số dư nợ tài khoản 154. Cách hạch toán như vậy không phản ánh đúng sự vận động của tài sản. Về phương pháp tính giá thành sản phẩm : Công ty tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ và chọn giá bán buôn làm tiêu chuẩn phân bổ. Theo em việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ như vậy là chưa hợp lý. Chương 3 một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari 3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới: 3.1.1.Phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh: Trong những năm tới, Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari phải phấn đấu đạt được mức tăng trưởng theo yêu cầu của bộ công nghiệp, Tổng công ty, và nghị quyết đại hội Đảng bộ khối công nghiệp Hà Nội. Đồng thời phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư thiết bị và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, đảm bảo các mục tiêu xã hội, lao động tiền lương theo tiến trình cải cách hành chính của Đảng và nhà nước. Vì vậy mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới như sau : Năm 2002 : Doanh thu phấn đấu đạt 58.700 triệu đồng tăng 16% so với năm 2001. Động cơ các loại 32.000 chiếc tăng 12,3% so với thực hiện năm 2001. Ba lát các loại 400.000 chiếc tăng 13% so với thực hiện năm 2001. Năm 2003 : Doanh thu phấn đấu đạt 68.679 triệu đồng tăng 17% so với năm 2002 Động cơ các loại 36.160 chiếc tăng 13% so với thực hiện năm 2002. Ba lát các loại 450.000 chiếc tăng 12,5% so với thực hiện năm 2002. Năm 2004: Doanh thu phấn đấu đạt 81.041 triệu đồng tăng 18% so với năm 2003. Động cơ các loại 40.000 chiếc tăng 10,6% so với thực hiện năm 2003. Ba lát các loại 500.000 chiếc tăng 11% so với thực hiện năm 2003. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Phấn đấu có mức lợi nhuận và thu nhập bình quan năm sau cao hơn năm trước. 3.1.2. Phương hướng mục tiêu đối với công tác quản lý chi phí : Quản lý chi phí là vấn đề rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Quản lý chi phí chặt chẽ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm và ngược lại quản lý chi phí lỏng lẻo sẽ làm tăng chi phí tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, hàng năm công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari đã đề ra những mục tiêu đối với công tác quản lý chi phí như sau : Kiểm xoát chặt chẽ qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Phấn đấu giảm 8% tỷ lệ sản phẩm không phù hợp loại không khắc phục được đối với chi tiết gang. Kiểm xoát chặt chẽ vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, tổ chức thanh quyết toán kịp thời vật tư bán thành phẩm khi sản xuất, nhập kho hoặc giao cho khách. Kiểm xoát chặt chẽ các nhà cung ứng thông qua giá cả, chất lượng, đánh giá nhà cung ứng dựa trên khả năng cung cấp phù hợp với yêu cầu của Công ty. Có biện pháp giảm 22% tỷ lệ sản phẩm không phù hợp loại không khắc phục được đối với chi tiết gang. 3.2. M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari: 3.2.1. Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất tăng thì giá thành tăng, chi phí sản xuất giảm thì giá thành hạ. Do vậy để hạ giá thành sản phẩm thì chúng ta cần tìm ra những giải pháp làm giảm chi phí sản xuất. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm như sau : 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh : Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được định hướng hoạt động cơ bản trong dài hạn, trên cơ sở nghiên cứu dự báo biến động của môi trường và thị trường, nhận biết được cơ hội và thách thức của nó, tác động tới hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị trường cần loại sản phẩm nào và phải tiến hành nghiên cứu sản xuất loại sản phẩm mà thị trường cần, thị trường khan hiếm, chứ không phải sản xuất loại sản phẩm mà mình có. Đối với sản phẩm động cơ điện của Công ty thì nhu cầu của thị trường cũng có tính chất mùa vụ, cho nên cần phải nắm bắt nhu cầu đó để có thể sản xuất và tung ra thị trường kịp thời loại sản phẩm thị trường cần. Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn mà lại giảm được hàng tồn đọng trong kho cho nên chi phí sản xuất giảm, giá thành hạ 3.2.1.2. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực: Về nguồn vốn: - Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng. Tổ chức tốt công tác giao dịch để tránh các khoản nợ đến hạn và quá hạn chưa đòi được. Cân đối bố trí hài hoà nguyên vật liệu giữa 3 khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông, không để mức dự trữ ở các khâu quá lớn, gây ứ đọng vốn hoặc ít qua thì không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tích cực huy động vốn nhàn dỗi của cán bộ công nhân viên, giảm bớt vốn vay ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm. Về máy móc thiết bị : Tăng hệ số khai thác máy móc thiết bị để giảm chi phí cố định trên một sản phẩm thì sẽ tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm. Về lao động : Công ty nên sử dụng đúng người đúng nghề để họ có thể phát huy năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của mình 3.2.1.3. Đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất : Công ty phải tích cực đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. 3.2.1.4. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh : Bố trí sắp xếp cơ cấu tổ chức cho thật hợp lý sẽ giúp cho bộ máy của doanh nghiệp đỡ cồng kềnh hơn. Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục và đào tạo để mọi thành viên trong Công ty đều có khả năng hoàn thành công việc của mình với hiệu quả cao nhất. - Xây dựng lại các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. - Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu, mua đúng, đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian theo yêu cầu của sản xuất. Không nên mua nhiều gây ứ đọng vốn và tốn thêm chi phí lưu kho, bảo quản. - Có hình thức thưởng phạt công minh để khuyến khích động viên tinh thần, cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. - Tăng cường công tác kỷ luật sản xuất, áp dụng và duy trì một cách có hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 3.2.2.1. Sổ kế toán: Như trên đã trình bày, hệ thống sổ kế toán của công ty đã có sự vận dụng tương đối linh hoạt. Tuy nhiên việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng sơ đồ tài khoản chữ T trên bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh chưa phản ánh được quá trình tập hợp chi phí của từng khoản mục gây khó khăn cho việc đối chiếu xem xét. Mặt khác, nó chưa đảm bảo đúng hình thức kế toán mà công ty đang sử dụng. Theo em để thuận tiện hơn cho công tác hạch toán, cũng như việc đối chiếu kiểm tra, Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất vào nhật ký chứng từ số 7. 3.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Hiện tại, Công ty không mở tài khoản cấp hai cho TK 627 để theo dõi từng yếu tố chi phí thuộc chi phí sản xuất chung. Theo em, Công ty nên mở TK cấp 2 của TK 627 như sau : TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí Vật liệu TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền Việc tổ chức tài khoản cấp 2 như vậy giúp cho kế toán theo dõi được từng yếu tố chi phí. Qua đó, ta thấy được hiệu quả sử dụng của từng loại chi phí. 3.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang : Hiện tại, ở Công ty sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm cả nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất nhưng trong kỳ sử dụng không hết. Theo em quan niệm như vậy là không đúng. Nguyên vật liệu đã xuất nhưng trong kỳ sử dụng không hết Công ty có thể nhập lại kho hoặc để lại ỏ phân xưởng sang kỳ sau sử dụng tiếp nhưng kế toán phải hạch toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ. Việc quan niệm sản phẩm dở dang như vậy sẽ dẫn đến chỉ tiêu hàng tồn kho có thể bị phản ánh thấp hơn thực tế, ngược lại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có thể bị phản ánh cao hơn thực tế. Theo em, để khắc phục kế toán nên xác định giá trị của số nguyên vật liệu này để hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 152 Có TK 621 3.2.2.4. Phương pháp tính giá thành : Công ty tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ và phân bổ giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm theo giá bán buôn. Giá bán buôn của Công ty được xây dựng trên cơ sở định mức, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo em việc xác định tiêu chuẩn phân bổ như vậy là chưa hợp lý. Công ty nên chọn giá thành định mức làm tiêu chuẩn phân bổ. Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm của công ty được tính lại như sau : Tổng giá thành định mức theo sản lượng thực tế của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong kỳ là 10.033.715.590 đồng. 11.037.087.150 Tỷ lệ tính giá thành thực tế = = 1,1 10.033.715.590 Ví dụ : Tính giá thành của động cơ 1pha 0,125 kW – 3000 Số lượng sản phẩm nhập kho là : 142 cái Giá thành đơn vị định mức : 272.296 đồng Tổng giá thành định mức : 272.296 ´ 142 = 38.666.032 Tổng giá thành thực tế : 38.666.032 ´ 1,1 = 42.532.635 42.532.635 Giá thành đơn vị sản phẩm : = 299.526 142 Theo phương pháp như trên ta lập lại bảng tính giá thành sản phẩm quí 1/2002 như sau : (Xem biểu số 14 ) Bảng số 10: Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm quí 1/2002 Tên sản phẩm Giá thành định mức Giá thành thực tế Số lượng Đơn giá Thành tiền Hệ số tính giá thành Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4)= (2) ´ (3) (5) (6) =(7) : (2) (7)= (4) ´ (5) Động cơ một pha 0,125kW- 3000 v/p 142 252.000 35.784.000 1,1 277.200 39.362.400 0,2 kW – 1500 v/p 60 350.633 21.037.980 1,1 385.696 23.141.778 0,3 kW – BHLĐ 117 362.118 42.367.806 1,1 398.330 46.604.587 0,37 kW – 1500 v/p 8 400.053 3.200.424 1,1 440.058 3.520.466 0,55 kW – CTLT 10 507.734 5.077.340 1,1 558.507 5.585.074 0,55 kW – 1500 v/p 9 415.382 3.738.438 1,1 456.920 4.112.281 0,75 kW – 1500 v/p 30 530.019 15.900.570 1,1 583.021 17.490.627 ... Tổng cộng 10.033.715.590 11.037.087.150 Kết luận Vai trò của kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm nói riêng được thể hiện rất rõ nét trong cơ chế thị trường. Thông qua những thông tin do kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp, Ban lãnh đạo có được những quyết định hợp lý nhằm không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khă năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên đây là thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hunggari. Có thể nói bên cạnh nhưng thành tích đã đạt được, Công ty vẫn còn những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần phải hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong cơ chế mới. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữa lý thuyết và thực tiễn có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi Công ty phải vận dụng một cách linh hoạt lý luận vào thực tiễn trên nguyên tắc tôn trọng chính sách chế độ do Nhà nước ban hành. Qua thời gian thực tập tại Công ty, kết hợp với những kiến thức đã được học và tình hình thực tế, em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đây, với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào nỗ lực chung nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Do trình độ và thời gian có hạn công thêm vốn kiến thức thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp của em không thê tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo, các cán bộ kế toán và toàn thể các bạn quan tâm để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình kế toán tài chính: (Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội) - Nhà xuất bản tài chính năm 1999 2- Giáo trình kế toán quản trị : (Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội ) - Nhà xuất bản tài chính 1999 3- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nhà giáo ưu tú Vũ Huy Cẩm - Nhà xuất bản thống kê năm 1996 4- Bài tập giảng hoạch định kinh doanh - Tổ bộ môn quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh - khoa kinh tế - Trường đại học quốc gia Hà Nội. 5- Hệ thống sổ sách kế toán Công ty chế tạo máy điện Việt nam - Hungari. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28658.doc
Tài liệu liên quan