Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực-Thực phẩm Hà nội (45tr): ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực-Thực phẩm Hà nội (45tr)
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực-Thực phẩm Hà nội (45tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và phát triển. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất ra. Việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mình sản xuất ra là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng làm được. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra vô cùng gay gắt thì việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp lại càng khó hơn. Muốn đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mình sản xuất ra, trước hết doanh nghiệp cần phải tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên muốn tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm hay nói cách khác là đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần tổ chức kế toán đúng, hợp lý và chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc không thể thiếu được ở mỗi doanh nghiệp. Mặc dù công tác kế toán này chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý ở doanh nghiệp song nó lại có ý nghĩa rất quan trọng và chi phối đến chất lượng công tác kế toán khác, biểu hiện rõ nét nhất là sự chi phối của nó tới công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Đồng thời công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng chi phối đến chất lượng , hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính, tình hình thực hiện chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong thực tế , em xin chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực-thực phẩm Hà nội “ làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình .
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục gồm có ba phần :
Phần I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất .
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Chế biến kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà nội .
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Vì thời gian cũng như khả năng nghiên cứu có hạn nên bản luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót , em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Tài chính Kế toán cũng như các cán bộ phòng tài vụ của Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Tài chính Kế toán , đặc biệt là sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lời để em có thể hoàn thành bản luận văn của mình đúng thời hạn .
Phần I Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Sản xuất
A. Tầm quan trọng của tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I. Chi phí sản xuất
1. Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác mà Doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán chi phí sản xuất cần thiết phải tổ chức phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định. Trong doanh nghiệp có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào hoạt động tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó như thế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu
Chi phí tiền lương công nhân viên
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
2.2 . Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng chi phí (Phân loại chi phí theo khoản mục)
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ
Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ.
2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định.
Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc.
II. Giá thành sản phẩm
1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, quản lý, lao vụ đã hoàn thành.
2. Phân loại giá thành
* Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành :
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ sản lượng sản phẩm thực tế.
* Phân loại giá thành theo phạm vi chi phí cấu thành:
Giá thành sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm gồm: giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.
III. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những mặt khác nhau:
Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất trong thời kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn dang dở cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan tới chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Vì vậy quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
IV. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý của doanh nghiệp kế toán cần thực hiện những yêu cầu sau:
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Tổ chức tập hợp phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp đồng thời tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
B . Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, nhóm cây trồng, từng mặt hàng sản phẩm, từng công trình xây dựng, từng đơn đặt hàng, từng loạt hàng, từng bộ phận hay chi tiết sản phẩm.
2. Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành công nghiệp, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản...
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới đối tượng tập hợp chi phí đó. Cho nên có thể tổ chức tập hợp chi phí này theo phương pháp ghi trực tiếp. Điều này có nghĩa là các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng.
Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan tới nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được thì phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chúng cho từng đối tượng có liên quan theo công thức sau:
Trong đó :
Ci :Là chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho đối tượng thứ i
åC: Tổng chi phí nguyên vật liệu đã tập hợp cần phân bổ
åTi : Tổng đại lượng tiêu chuẩn cần phân bổ
Ti : Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i
Đối với chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là : Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất...
Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính ...
Việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán thực hiện trên TK 621 -“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Khoản chi phí này bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan tới nhiều đối tượng mà không hạch toán được tiền lương phụ hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: chi phí tiền công mức (kế hoạch), giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất...
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ tỷ lệ trích quy định để tính theo số tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622-“Chi phí nhân công trực tiếp”.
2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất (ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ở phân xưởng, chi phi khấu hao TSCĐ...
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng sản xuất, từng đội sản xuất.
Cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc đội sản xuất nào kết chuyển thì tính giá thành sản phẩm, công việc của phân xưởng hoặc đội sản xuất đó.
Trường hợp một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm công việc có liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là: Chi phí tiền công trực tiếp, chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí tiền công và chi phí vật liệu trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - “Chi phí sản xuất chung”.
2.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tuỳ thuộc vào việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ mà sử dụng tài khoản khác nhau. Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên phải sử dụng TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ phải sử dụng TK 631 - Giá thành sản xuất - để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Việc sử dụng TK 154 hay 631 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp được thực hiện cụ thể như sau:
2.4.1. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên
Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên thì doanh nghiệp sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
2.4.2. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng TK 631 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Doanh nghiệp tuỳ đặc điểm hoạt động sản xuất mà mở chi tiết TK 631 theo từng đối tượng chịu chi phí đã xác định.
II. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới thành thành phẩm.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ sau:
1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu.
Công thức tính toán như sau:
Dck = x Sđ
Trong đó:
Dck & Dđk: Là chi phí của sản phẩm dở dang dầu kỳ và cuối kỳ
Cn: Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
STP & Sđ: Là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ
2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang và khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức.
_ Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất thì chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau:
Trong đó :
Dck & Dđk : Là chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
Cn : Là CPNVLTT (hoặc CPNVL chính) phát sinh trong kỳ
STP & Sd : Là sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ
_ Đối với chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau:
Dck = x S'd
Trong đó:
S’d: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành tương đương (% HT)
S’d = Sd x %HT
3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
III. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, do doanh nghiệp sản xuất ra.
Để xác định đối tượng tính giá thành chính xác và hợp lý thì bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất.
Về mặt tổ chức sản xuất: nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành.
Về mặt quy trình công nghệ: Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng cũng có thể là các loại nửa thành phẩm đã hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận tính toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
1.Phương pháp tính giá thành
1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức:
Tổng giá thành của đối tượng tính giá thành
=
Tổng CPSX đã tập hợp trong kỳ
+
Chi phí của SP dở dang đầu kỳ
-
Chi phí của SP dở dang cuối kỳ
2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản xuất sản phẩm hay giai đoạn công nghệ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn sản xuất tạo nên sản phẩm, thành phẩm:
Giá thành sản phẩm = Z1+Z2+…+Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…
2.3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Vậy để tính giá thành sản phẩm chính phải loại trừ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau:
Tổng giá thành sp chính
=
SPLD đầu kỳ
+
CPSX trong kỳ
+
SPLD cuối kỳ
-
CPSX SP phụ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân (X) với chi phí sản xuất từng khoản mục tương ứng.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với:
_ Cùng quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
_ Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm đủ chất lượng quy định còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành chịu.
Các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ phục vụ lẫn cho nhau cần loại trừ ra khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.
2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
2.5Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, với cùng một loại nguyên vật liệu đưa vào sử dụng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau:
_ Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ:
Tổng sản lượng quy đổi = åSản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi
_ Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
_ Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục)
Tổng giá thành sản phẩmi=(SPLDđk + CPSXtk-SPLDck) x Hệ số phân bổ CPSPi.
2.6. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng khi trên cùng một công nghệ sản xuất kết quả thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau. Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Để tính được giá thành, trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. Sau đó, tiến hành tuần tự theo các bước sau:
_ Tính tổng giá thành từng quy cách với giá thành đơn vị định mức hoặc giá thành đơn vị kế hoạch theo từng khoản mục.
_ Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ.
_ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ của cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của các nhóm sản phẩm.
_ Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục:
Tổng giá thành thực tế từng quy cách
=
Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách
x
Tỷ lệ giá thành
2.7 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức.
Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tiến hành như sau:
_ Tính giá thành định mức sản phẩm: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính giá thành định mức. Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc có thể tính luôn cho sản phẩm.
_ Xác định số chênh lệch (CL) do thay đổi định mức (ĐM): Do giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại theo định mức. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước).
Số CL do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ.
_ Xác định chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tết kiệm hoặc vượt chỉ tiêu. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí, song số chênh lệch do thoát ly định mức thường được tính như sau:
CL do thoát ly ĐM = Chi phí thực tế _ Chi phí định mức (Định mức mới)
_ Tính giá thành thực tế sản phẩm:
Giá thành thực tế = Giá thành ĐM CL do thay đổi ĐM CL do thoát ly ĐM.
Phương pháp tính giá thành này áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất đã định hình, các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ.
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong DNSX. Các DNSX dựa trên cơ sở lý luận này để áp dụng vào doanh nghiệp mình một cách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Phần II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến kinh doanh lương thực- Thực phẩm Hà nội
A. Đặc điểm chung về Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp bột Hoàng Mai) là một nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm thuộc liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội, với nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất mì ăn liền các loại phục vụ lương thực ăn nhanh cho nhân dân .
Ngày 27/10/1967 Xí nghiệp bột Hoàng Mai ra đời và đặt tại 67A Trương Định- Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Từ năm 1967 - 1968: Việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho Xí nghiệp. Cụ thể như: sản xuất mì sợi cung cấp cho các cửa hàng lương thực, xay xát thóc gạo, sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, cung cấp hàng lương thực cho các quận, huyện thuộc khu vực Hà Nội và các vùng lân cận.
Tháng 10/1989 Xí nghiệp đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty VIFON của thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất mì ăn liền các loại. Xí nghiệp góp vốn bằng nhà xưởng và giá trị tài sản khác, còn công ty VIFON góp thiết bị sản xuất mì ăn liền và công nghệ. Tháng 1/1990 công ty liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội. Công ty liên doanh hoạt động liên tục trong suốt 6 năm. Tháng 6/1996 liên doanh chấm dứt hoạt động. Toàn bộ tài sản, tiền vốn và số lao động của liên doanh giao lại cho Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội
Tháng 7/1996 Công ty nhận và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh mặt hàng mì ăn liền. Tên sản phẩm VIFON đã quen thuộc đối với người tiêu dùng nay đổi tên thành FOOD Hà Nội bắt đầu những bước đường khó khăn.
Cho đến nay sản phẩm mì ăn liền của Công ty đã đứng vững trên thị trường tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Điều này được thể hiện qua số liệu của một vài chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2002
Sản lượng sản phẩm
Tấn
2700
2924
Doanh thu
Tỷ đồng
25,245
27,631
Nộp ngân sách nhà nước
Triệu đồng
1514,7
1105,24
Lãi
Triệu đồng
250
270
TNBQ tháng của công nhân
Nghìn đồng
785
810
Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính ra, từ năm 1996 Công ty còn sản xuất nước giải khát cho Công ty IBC.
Hiện nay nguồn vốn của Công ty bao gồm: nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động. Trong đó nguồn vốn cố định chiếm 72% (22,2642 tỷ đồng) còn nguồn vốn lưu động chiếm 28% (8,6576 tỷ đồng).
II.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của Công ty
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Hiện nay Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội có 296 công nhân viên với 3 phân xưởng: phân xưởng sản xuất mì ăn liền, p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT511.doc