Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9

Lời mở đầu ở nước ta hiện nay, với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xây dựng trở thành một ngành sản xuất kinh doanh độc lập. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xây dựng bao gồm các tổ chức chuyên nhận thi công, cung cấp các dịch vụ về xây dựng . Các tổ chức này đều phảI tự hạch toán kinh doanh nới hình thức xây dựng theo kiểu giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và chủ thầu xây dựng là chủ yế

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u. Điều thay đổi này đã tạo sự phát triển vượt bậc trong ngành xây dựng của nước ta về số lượng các doanh nghiệp xây dựng, số lượng và chất lượng các công trình xây dựng, điều này đã đáp ứng được các yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nói tới nền kinh tế thị trường người ta không thể nói tới tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Trong các doanh nghiệp xây dựng cũng vậy, có những doanh nghiệp luôn trúng thầu, thường xuyên làm ăn có lãI, mở rộng quy mô, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Nhưng ngược lại cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cán bộ công nhân viên không có việc làm, đời sống khó khăn. Điều này xuất phát từ nhiều vấn đề, nhưng trong nền kinh tế thị trường, thì vấn đề quan trọng nhất để thắng thế trong cạnh tranh là tăng chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc xác định chính xác giá thành snả phẩm là việc làm rất cần thiết. Nó giúp các nhà quản lý điều hành phân tích, ra quyết định chủ động đúng đắn về giá cả và sử dụng hợp lý hơn nữa các yếu tố chi phí cấu thành nên sản phẩm xây lắp. Muốn xác định được chính xác giá thành sản phẩm, thí doanh nghiệp phảI hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất, tính đúng và tính đủ giá thành snả phẩm xây lắp. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đè trên, sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng số 9- VINACONEX 9, đồng thời được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Mẽ, bác kế toán trưởng Lại Văn Thăng, cùng các cô chú, anh chị trong công ty em đã lựa chọn và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 9”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Phần II: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 9. Phần III: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần 9. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chuyên đề thực tập của em chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và phê bình của các thầy co giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn Phần I Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp I/ Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1/ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.1/ KháI niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm a/ Chi phú sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây lắp đều phảI chi ra chi phí sản xuất và chi phí ngoài hoạt động snả xuất( chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bất thường,…). Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp phát sinh từ hoạt động xây lắp. Giống như các hoạt đôngj khác, hoạt động xây lắp cũng cần có vật tư, lao động, máy móc, công cụ, dụng cụ( gọi là các tư liệu lao động, đối tượng lao độngvà sức lao động). Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố cỏ bản đó dẫn tới xuất hiện các hao phí tương ứng. Các hao phí về đối tượng lao động, khấu haotư liệu lao động sẽ hình thành nên hao phí lao động vật hoá, hao phí về tiền lương, tiền công phảI trả cho công nhân sản xuất hình thành nên hoa phí lao động sống. Trong nền sản xuất hàng hoá, các hoa phí trên được biểu hiện bằng tiền gọi là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phi lao động sống và hao phí lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp, trong mỗi kỳ nhất định. Tuy nhiên, hiện nay có một số khoản không thuộc hao phí trên, phát sinh trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, VAT không được khấu trừ…, vẫn qui định là chi phí sản xuất.Vai trò và nhiệm vụ b/ Giá thành sản phẩm xây lắp: Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho tong công trình, hạng mụccông trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành cho đến giai đoạn quy ước hoàn thành nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp không công trình nào giống công trình nào, nên mỗi công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành đều có giá trị riêng. Mặt khác trong doanh nghiệp xây lắp, giá bán( giá dự thầu) có trước giá thành sản xuất. Vì vậy càng hạ giá thành sản xuất mà chất lượng công trình không thay đổi thì càng có lợi, càng có nhiều khả năng cạnh tranh hơn nên các doanh nghiệp xây lắpcó giá thành kế hoạch để phấn đấu hạ giá thành. Sản phẩm xây lắp có kết cấu phức tạp, thi công ngoài trời nên dễ phát sinh nhiều chi phí, xa nơI hạch toán, khó kiểm soát. Để quản lý chặt chẽ chi phí và đảm bảo khả năng có lãi, các doanh nghiệp xây lắp có giá thành dự toán để giới hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chia ra cho mỗi công trình. Đồng thời để nâng cao hiệu quả của hoạt động xây lắp, các doanh nghiệp thường khoán sản phẩm xây lắp cho tong tổ đội xây lắp. Cũng như các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây lắp cũng cần có giá thành thực tế để phản ánh chất lượng snae xuất. 1.1.2/ Bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra, nhưng khách nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới han cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó- đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó- đó là chi phí sản xuấ dở dang đầu kỳ. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí phát sinh trong kỳ. = + - Hơn nữa, giá thành sán phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng nhưquy định của chế độ quản lý kinh tế- tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Những quan điểm và quy định đó đôI khi không hoàn toàn khù hợp với bản chấ của chi phí và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phảI nhận thức rõ ràng đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp. Trong công thức tính toán giá thành nêu trên, giá thấnhnr phẩm được hiểu là giá thành sản xuất, chế tạo sản phẩm; không bao gồm chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung toàn doanh nghiệp. Chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiếpẽ được tính vào thu nhập của số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả. 1.2/ Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Để tiến hành sản xuất kinh doanh nói chung, xây dựng cơ bản nói riêng các doanh nghiệp phảI bỏ ra một khoản chi phí về lao động sống, đó là tiền thưởng và các khoản phảI trả cho người lao động cùng các chi phí khác về lao động vật hoá như: chi phí nguyên vật liệu, phụ ting, dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định… Các loại chi phí này thường xuyên phát sinh và gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất như vậy mà trong mỗi loại hình doanh nghiệp có những hình thức quản lý chi phí sản xuất khác nhau. Tuy vậy, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản là quản lyc chi phí theo dự toán. Dự toán được lập trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, định giá xây dựng cơ bản, tỷ xuất vốn đầu tư, lợi nhuận định mức, các thông tư, chế đọ quản lý theo chế độ hiệ hành của nhà nước. Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình gồm các khoản chi phí có liên quan như: Chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí dự phòng và các chi phí khác. 1.3/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng có những đặc trưng riêng với các ngành khác, do vậy việc quản lý quá trình đầu tư và xây dựng cơ bản là cả một quá trình khó khăn phức tạp. Trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Theo qui định hiện hành trong xây dựng cơ bản hiện nay chỉ áp dụng hình thức đấu thầu và chỉ định thầu, không áp dụng hình thức giao thầu. Vì vậy để trúng thầu xây dựng thi công một công trình thì phảI xây dựng một giá thầu hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở định mức đơn giá xây dựng do nhà nước ban hành trên cơ sở giá thành của doanh nghiệp đồng thời phảI đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện được những điều trên, kế toán cần phảI thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, lao động, sử dựng may thi công và các chi phí khác phát sinh ngoài dự toán, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hang… Tính toán chính xác, kịp thời mọi côngtác xây lắp, các lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo tong công trình, hạng mục công trình, tong sản phẩm và lao vụ, vạch ra các chức năng biện pháp hạ tổng một cách hợp lý, hiệu quả. Xác định đúng đắn công tác xây lắp đã hoàn thành, từ đó làm cơ sở để bàn giao và thanh toán giá trị khối lượng công việc đó. Định kỳ kiểm tra và đánh giá giá thành thi công dở dang theo nguyên tắc đã qui định. Đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh ở tong công trình, tong biện pháp thi công của tổ, đội… trong tong thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính tổng công tác xây lắp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là vấn đề trọng tâm của công tác hạch toán xây lắp. Tập hợp chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, nhân công, máy thi công để từ đó xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất để đưa ra biện pháp quản lý có hiệu quả. Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp thể hiện toàn bộ chất lượng sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, việc xác định được đơn giá hợp lý đảm bảo có thể trúng thầu là yếu tố khởi đầu rất quan trọng. Trong quá trình thi công, việc quản lý chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên tổng sản phẩm, hạch toán chính xác chi phí sản xuất sẽ đảm bảo tính đúng, đủ chi phí và giúp cho doanh nghiệp tính toán kết quả sản xuất kinh doanh từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ tổng sản phẩm. Để thực hiện được yêu cầu đó phảI tăng cường công tác quản lý sản xuất nói chung và quản lý chi phí sản xuất , tính giá thành nói riêng II/ Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 2.1/ Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất gồm nhiều loại, nhiều khoản có nội dung, tính chấ kinh tế và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, trong công tác quản lý, công tác tập hợp chi phí sản xuất phảI thực hiện đối với tong loại. Do đó phảI phân loại chi phí sản xuất(CPSX) theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là hai cách phân loại CPSX chủ yếu dùng trong doanh nghiệp sản xuất. 2.1.1/ Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Đặc điểm chủ yếu của cách phân loại này là dựa vào nội dung, tính chất kinh tế hoặc hình tháI nguyên thuỷ ban đầu của CPSX trong kỳ để sắp xếp các chi phí có cùng nội dung kinh tế vào một loại mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và nơI nào chịu chi phí. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân thành 5 yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu gồm: Vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… Tuy nhiên yếu tố này cần phảI loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi( không gồm các thiết bị do chủ đầu tư bàn giao). Chi phí nhân công gồm: Tiền lương, tiền công phảI trả, các khoản trích theo lương tính vào chi phí công nhân viên. Chi phí khấu hao TSCĐ gồm toàn bộ số khấu hao trích cho TSCĐ, phục vụ sả xuất, quản lý ở tổ, đội… Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp phảI chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước,… phục vụ cho hoạt động sản xuất, quản lý tổ, đội xây lắp trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Như tiền mua điện, nước… phục vụ cho sản xuất Chi phí bằng tiền khác Tác dụng của cách phân loại này là giúp các nhà quản lý nhận diện các chi phí đã chi ra một cách hệ thống, tỷ trọng của các chi phí, tổng chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ. Đồng thời là cơ sở để lập dự toán chi phí snả xuất theo yếu tố, là căn cứ để lập phần chi phí sản xuất theo yếu tố của bản thuyết minh báo cáo tài chính, là tài liệu để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố cung cấp để tính thu nhập quốc dân. 2.1.2/ Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí( phân loại chi phí theo khoản mục) Đặc điểm chủ yếu của cách phân loại này là căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản mụcchi phí khách nhau, mỗi khoản mục chi phí lại có những chi phí mục đích, công dụng khác nhau, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế gì. Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp xây lắp được chia làm 4 khoản mục. -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:là toàn bộ vật liệu chính, phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghệ, thực hiện lao vụ, dịch vụ mà đơn vị đã bỏ ra trong kỳ - Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, lương phụ của công nhân trực tiếp tiến hành hoạt động xây lắp; công nhân phục vụ xây lắp và cả tiền lương của công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, tiền luong của công nhân chuẩn bị thi công thu dọn hiện trường… - Chi phí sử dụng máy thi công: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, lương phụ trả cho công nhân sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến việc quản lý chung ở các tổ, đội xây lắp gồm lương nhân viên quản lý đội xây dựng, nhân viên xây lắp; chi phí khấu hao đồ dùng, dịch vụ mua ngoài cho các tổ, đội xây dựng, tiên lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý tổ, đội xây dựng, các khoản trích theo lương tính vào chi phí snả xuất chung, BHYT, KPCĐ, BHXH của toàn cán bộ công nhân viên * Tác dụng của cách phân loại này: Là căn cứ cho việc tập hợp chi phí sane xuất và tính giá thành theo khoản mục và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, là cơ sở để lập định mức, quản lý chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau 2.2/ Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp - Căn cứ vào phạm vi tính toán và nội dung của chi phí cấu thành nên giá thành thì giá thành sản phẩm xây lắp gồm hai loại: + Giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên liệu sản xuất, chi hpí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Các chi phí này là căn cứ ghi sổ trị giá vốn công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và tính gộp lãi + Giá thành toàn bộ: Gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Đây là căn cứ để tính lợi nhuận trước thuế Căn cứ vào số liệu và thời điểm tính giá. Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 3 loại + Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá của nhà nước Giá thành dự toán =giá dự toán-thu nhập chịu thuế tính trước-thuế GTGT đầu ra Giá trị dự toán của sản phẩm xây lắp là giá trị mà bên A đã duyệt. Giá thành dự toán bao gồm các chi phí sản xuất trực tiếp + Giá thành kế hoạch: Được xây dựng trên cơ sở giá thành dự toán và mức phấn đấu hạ giá thành do bộ phận kế hoạch lập Giá thành kế hoạch=giá thành dự toán của sản phẩm xây lắp-mức hạ giá thành kế hoạch III/ Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3.1/ Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Để có thể tiến hành tổ chức kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì kế toán phảI nắm vững nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm Theo chế độ qui định về hạch toán hiện nay, khi tính vào giá thành sản phẩm, chỉ được hạch toán 4 khoản sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công Về chi phí bảo hành và chi phí quản lý doanh nghiệp đều là những chi phí phục vụ cho sản xuất, liên quan gián tiếp đến sản xuất song về nguyên tắc hạch toán thì những chi phí này được tính vào giá thành cho toàn bộ sản phẩm bán ra. Ta có công thức sau Zto toàn bộ+ Z sản xuất= Chi phí bảo hành+ Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: Ztoàn bộ: Giá thành toàn bộ Zsản xuất: Giá thành sản xuất Việc xác định nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc tính đúng, tính đủ, và hợp lý chi phí vào giá thành sản phẩm, cũng như đảm bảo tính nhất quán trong côngtác hạch toán. 3.2/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3.2.1/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc phân loại chi phí chính là căn cứ cho việc tập hợp các loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau dùng vào quá trình sản xuất với những mục đích, công dụng khác nhau. Tuy nhiên việc phát sinh chi phí sản xuất luon gắn liền với nơI diễn ra hoạt động sản xuất( đội, tổ), và với sản phẩm sản xuất. Vì vậy khâu quan trọng đầu tiên của kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi tập hợp chi phí sản xuất tức là xác định chi phí đó liên quan đến phân xưởng, bộ phận sản xuất nào. Sau đó tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, khoản mục chi phí đã phân laọi theo từng đối tượng tập hợp. Sở dĩ kế toán chi phí sản xuất phảI xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vì việc tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành. Xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng đắn là cơ sở cho việc tính giá thành dễ dàng và chính xác vì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có quan hệ với đối tượng giá thành, và đôi khi chúng còn phù hợp với nhau. Mặt khác chúng còn phù hợp với nhau mặt khác việc tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng còn giúp công việc của người quản lý thực hiện dễ dàng hơn: Biết được nơi phát sinh chi phí để quy trách nhiệm vật chất về những chi phí đã chi ra nếu nếu như chi phí đó là chưa hơp lý. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm, vi giới hạn mà các chi phí sản xuất trong kỳ cần được cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi, giới hạn đó nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, người ta căn cứ vào; Đặc điểm sản xuất đơn vị (phân xưởng tổ đội …) Loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt ) Quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp …) Yêu cầu và trình độ kế toán… Do đặc điểm tổ chức của đơn vị xây lắp là chia thành các tổ, đội xây lắp là các công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mỗi công trình lại bao hàm nhiều hạng mục công trình, sản xuất theo đơn đặt hàng và thường được xác định là ngay sau khi hoàn thành. Vậy đối tượng kết toán là tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là các công trình và hạng mục công trình, phần kỹ thuật phần kỹ thuật và cũng có thể là tổ, đội sản xuất, đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cái gì thì chi phí phát sinh của nó sẽ được tập hợp theo đúng đối tượng mà nó phát sinh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở cac tài khoản cấp 2, 3, các sổ kế toán chi tiết để tổ chức ghi chép giúp cho việc tăng cường các công tác quản lý chi phí sản xuất, thực hiện các chế độ hoạch toán ở đơn 3.2.2 đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành là chỉ tiêu luôn gắn với đối tượng được doanh nghiệp sản xuất hoàn thành và bán. Vì vậy công việc đầu tiên là để tính giá thành là xác định đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại công trình hạng mục công trình… do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Căn cứ để xác định đối tượng giá thành. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ yêu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ nửa thành phẩm tự chế nếu là hàng hoá thì đối tượng tính giá thành nếu không là hàng hoá thì có thể không cần tính giá thành. Với đặc điểm của nghành thì đối tượng giá thành là từng công trình hạng mục công trình, phần kỹ thuật hạng mục bàn giao. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ kế toán mở các bảng tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành . 3.3 công tác kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang của doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình hay hạng mục công trình chưa hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kỳ và chưa được bên chủ đâu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang là một phần tính toán xác định chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm so với lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công để xác định công khối lượng công tác xây lắp dở dang, phát hiện tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành. Đặc điểm của việc xây dựng cơ bản là có kết cấu phức tạp, do đó việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác. Đối với doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau. 3.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vât liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chi cần tính nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Măt khác, khi tính theo phương pháp này, để đơn giản, giảm bớt khối lượng tính toán, kế toán thường quan niệm chi phi nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất. Vì vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính bằng công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Giá trị sản dở dang đầu kỳ + trong kỳ Số lượng sản phẩm dở = * phẩm dở dang dang c/ kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành dở dang cuối kỳ Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế biến phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều gia đoạn chế biến liên tục, khi áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này thì giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ của gia đoạn hai trở đi được đánh giá theo giá trị của nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. 3.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, phải tính tất cả các khoản mục chi phi cho sản phẩm dơ dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy trước hết cần căn khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán để xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. - Đối với các khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như nguyên vật liệu trực tiếp,nguyên vật liệu chính trực tiếp ) thì tính cho sản phẩm hoàn thanh và sản phẩm dở dang như sau GIá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Giá trị sản dở dang đầu kỳ + trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang = * phẩm dở cuối kỳ Số lượng sản phẩm + Số lượng sản phẩm dang c/ kỳ hoàn thành dở dang c/ kỳ -Đối với các khoản chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất(như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm Chi phí phát sinh Giá trị sản phẩm dở dang đàu kỳ + trong kỳ Số lượng dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm + Số lượng sản * sản phẩm hoàn thành phẩm tương đương tương đương Trong đó: Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm Mức độ tương đương = dở dang cuối kỳ * hoàn thành So với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dangtheo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như chỉ tiêu thành phẩm và giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán. Tuy vậy, phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan. 3.3.3/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức đọ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở rừng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạ sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang, đây là tiền đề đảm bảo tính đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. 3.4/ Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc( đơn đặt hàng) Đặc trưng của kế toán tính giá thành theo công việc là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính cộng dồn và tích luỹ theo công việc. Quá trình xử lý đơn đặt hàng sản xuất và kế toán giá thành theo đơn đặt hàng được tiến hành theo trình tự sau: Đơn đặt hàng -Quyết định sản xuất -Lệnh sản xuất Mức phân bổ chi phí sản xuất chung Phiếu theo dõi lao động Phiếu xuất kho vật liệu Phiếu chi phí công việc( tính giá thành theo đơn đặt hàng) *Theo mô hình này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được kế toán căn cứ vào các phiếu nhập kho vật liệu, phiếu theo dõi lao động để tập hợp trực tiếp cho tèng đối tượng kế toán chi phí sản xuất đó là từng đơn đặt hàng. *Đối với chi phí sản xuất chung: Trường hợp mỗi phân xưởng tiến hành thực hiện sản xuất một đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp theo từng phân xưởng và khi đó được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Trong trường hợp một phân xưởng tiến hành sản xuất nhiều đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo những tiêu chuẩn phù hợp. *Khi kế toán chi phí sản cuất chung, doanh nghiệp còn phảI xem xét đến công suet hoạt động của đơn vị. -Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suet bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Sơ đồ khái quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc(đơn đặt hàng) Chi tiết Chi tiết TK 621 TK 154 Tập hợp Giá thành sản phẩm hoàn thành CPNVLTT chi phí NVLTT Chi tiết Chi tiết TK 622 Tk 155 CPNCTT Tập hợp chi phí NCTT Giá thành sản phẩm hoàn thành Chi tiết TK 627 CPSXC phân bổ Tổng Chi tiết chi phí TK 632 SXC Giá vốn hàng bán CPSCX không được phân bổ Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng được mở một phiếu chi phí công việc hay còn gọi là phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phiếu tính giá thành theo công việc Doanh nghiệp:………… Ngày bắt đầu sản xuất…............. Khách hàng:………….. Ngày đặt hàng:………………….. Sản phẩm:…………….. Ngày hoàn thành:……………….. Số lượng:……………… Ngày giao hàng:………………… Mã công việc:………… Ngày Phân xưởng Nguyên vật liệu Nhân công trực Chi phí sản Tổng Tháng sản xuất trực tiếp tiếp xuất chung cộng Tổng cộng Phiếu này được lập khi lệnh sản xuất được ban hành. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được cập nhật và lưu trữ khi đang tiến hành sản xuất, chúng có tác dụng như các báo cáo chi phí sản xuất dở dang cho từng đơn đặt hàng. Khi sản xuất hoàn thành, kế toán chỉ việc tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành c._.ủa đơn đặt hàng hoàn thành. 3.5/ Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất Theo mô hình này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp vẫn được căn cứ vào các chứng từ phản ánh các khoản chi phí này phát sinh để tập hợp trực tiếp cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Đối với chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất ở các phân xưởng, đội sản xuất vẫn phải đảm bảo nguyên tắc phảI tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phân xưởng thì chi phí sản xuất chung, trước hết phảI được tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới tổng hợp toàn quy trình công nghệ( toàn doanh nghiệp). Tuy vậy, đối với chi phí sản xuất chung cố định vẫn phảI được phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm phù hợp với công suất thực tế của máy móc thiết bị; phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sơ đồ kháI quát quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ quy trình sản xuất  TK152, 153 TK621 TK154 TK155 Xuất kho NVL, CCDC Dùng cho SXSP và QLPX Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 331, 111, 112 Mua NVL, CCDC Giá thành sản phẩm TK632 dùng cho SXSP và QLPX hoàn thành nhập kho TK133 Giá thành sản phẩm xuất kho bán trực tiếp TK 334, 338 TK622 TL phảI trả và các khoản trích theo K/c chi phí lương của CNSX và NVQL NCTT TK214 TK627 Giá thành sản phẩm Hoàn thành bán ngay Chi phí SXC được phân bổ Khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất quản lý ở phân xưởng TK331, 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác phát sinh tại phân xưởng Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ TK 133 được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ Trong mô hình kế toán này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, song kết quả sản xuất ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, dẫn đến đối tượng tính giá thành sẽ được xác định khác nhau cho từng loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, phảI căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho toàn bộ quy trình công nghệ để tậ dụng phương pháp kỹ thuật tính toán khác nhau để tính giá thành cho đối tượng cụ thể phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. 3.6/ Sổ và báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. *Hệ thống tài khoản được sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp Để tiến hành kế toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK154 “CPSXKDDD” dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kết cấu của TK154: Bên nợ: Phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kết chuyển cuối kỳ. Bên có: Thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. Dư nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK154 được mở chi tiết cho từng công trình, các giai đoạn công việc chung của hạng mục công trình, các công việc hạng mục công trình. Số dư cuối kỳ sẽ được xác định trên cơ sở kiểm tra và đánh giá khối lượng đang xây lắp, gia công thiết bị còn dở dang. Ngoài ra các khoản chi phí sẽ được phản ánh trên TK621, 622, 623, 627, và các TK khác như: 111, 112,133, 141, 152, 153, 214, 333, 334, 338,511, 642, 911… * Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng Một doanh nghiệp có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì yếu tố thiết lập hệ thống thông tin là rất cầc thiết, đặc biệt là các thông tin kết quả về chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở những ghi chép ban đầu, dựa vào những chứng từ kế toán và hệ thống TK, kế toán cần xây dựng hình thức sổ sách thích hợp. Nếu doanh nghiệp áp dụng theo hình thức Nhật ký chứng từ, hàng ngày căn cứ vào các chứng tứ gốc đã được kiểm tra, làm số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ số 1,2,3,4,5,6,7,8,9… Các bảng kê 4,5,6,7,9,10 và các sổ chi tiết liên quan. đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê 4 ,5,6 và sổ chi tiết ,sổ theo dõi thanh toán .Cuối tháng sẽ chuyển số liệu tổng cộng từ các sổ ,bảng này vào. Nhật ký chứng từ số 1,2,3 và ghi vào bảng kê Nhật ký chứng từ liên quan. Cuối tháng khoá sổ cộng các số liệu trên các chứng từ đối chiếu với sổ chi tiết để vào sổ cái theo dõi từng khoả. Để hoạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm, các chi phi tập hợp từ chứng từ gốc, các bảng phân bổ 1,2,3 bảng kê nhật ký chứng từ liên quan để vào bảng kê 4,5,6. Từ đó sẽ chuyển vào nhật ký sổ cái TK liên quan còn để theo dõi chi tiết kế toán phải mở số thẻ ghi chi tiết từng nghiệp vụ kế toán. cuối tháng căn cứ vào các sổ, thẻ có liên quan để lên bảng chi tiết từng TK để đối chiếu với sổ cái. 4. Đặc điểm tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiên kế toán trên máy 4.1 chức năng nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, nó phản ánh thực tế của sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ. Thông qua giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể khái quát được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát quá trình thực hiện kế hoạch giá thàng sản phẩm, phân tích các khoản mục giá thành làm cơ sở đánh giá mức tiếp kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất tại từng bộ phận phân xưởng sản xuất… Trong quá trình cập nhật dữ liệu một trương trình, người sử dụng luôn phải cập nhật ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến đến giá thành sản xuất một loại sản xuất nào đó như là : tiền lương, nguyên vật liệu,khấu hao tài sản cố định… Chính những thông tin ban đâu sẽ tạo thành các tệp dữ liễu chi tiết tệp dữ liệu tổng hợp mà sau này giúp cho người sử dụng chỉ cần thực hiện một số bước nhất định theo sự chi dẫn, chương trình sẽ thực hiện một số công việc tổng hợp và xử lý, kết chuyển, người sử dụng chỉ việc xem hoặc in giá thành sản phẩm từng loại yêu cầu. Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và yêu cầu quản lý từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. Tổ chức vận dụng các tài khoản phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm. Danh mục tài khoản kế toán được sử dụng cơ sở, mã hoá cài đặt phần mềm kế toán. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định. Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để trương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn xây dựng sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ xung và phân tích. Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng ,… xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 4.2 Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự may tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kì vào máy. Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khai sổ, kết chuyển cuối kì trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. Căn cứ vào yêu cầu người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm kê các báo cáo cần thiết. Trình tự sử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau: Bước chuẩn bị Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng… -Phần mềm kế toán sử dụng Dữ liệu đầu vào Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. Các tài liệu khấu hao khác. Máy tính xử lý thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra - bảng tính giá thành sản phẩm, các báo cáo chi tiết sản xuất , báo cáo sản xuất giá thành sản phẩm , số cái… 4.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong diều kiện kế toán máy 4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * phân loại chứng từ :xử lý thông tin kế toán nói riêng và xử lý thông tin kế toán nói chung là một ngành công nghiệp .đã nói đến công nghiệp tức là nói đến tính hệ thống . do vậy ,công việc phân loại chứng từ gốc hết sức quan trọng . Công viêc phân loại chứng từ gôc đó là việc phân ra một cách có hệ thông các chứng từ có đặc điểm giống nhau : - Phiếu thu -Phiếu chi -Phiếu nhập - phiếu xuất -Hoá dơn -Biên bản giao nhận -Giấy xin tạm ứng - Giấy thanh toán tạm ứng -giấy báo có - Giấy báo nợ …… …….. Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lí . định khoản : định khoản là cách thức tính toán , xem xét một nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng phải được ở vị trí nào , hoặc ở bên nợ hoặc ở bên có. Nguyên tắc định khoản tao ra mối liêm hệ đối ứng giữa các tài khoản . Thông thường , đối với kế toán chi phí nguyên vật liếu trực tiếp thì việc nhập các dữ liệu cố định , khai báo các thông số , nhập các dữ liệu vào các mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước ,chỉ trừ khi bổ xung , mở rộng quy mô thêm vào danh mục . người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kì báo cáo khi vào màn hình nhập liệu , xem thông báo và hướng dẫn khi nhập , người sử dụng thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới . Sau khi nhập liệu xong chương trình sẽ tự động tính đơn giá bình quân của vật tư ở ô dơn giá kho và đưa sẵn vào ô đơn giá .Nhấn nút lưu để lưu dữ liệu vào máy . Sơ đồ luân chuyển chi nguyên vật liểu trực tiếp Hàng tồn kho, PN, PX, chuyển kho thẻ kho NXT kho dữ liệu tổng hợp Sổ cái TK 621, sổ chi tiết, nhật kí Báo cáo CP và giá thành Báo cáo quản trị Báo cáo tổ chức, báo cáo thuế Nguồn vụ khác: bảng phân bổ, phiếu kế toán … Phiếu thu, trả liên quan 4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở đây cũng tương tự như việc xử lý các nghiệp vụ ở kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ việc phân loại chứng từ cho đến định tài khoản . sau khi lập phương thức tình lương thì chỉ cần nhập một số mục như ngày công , giờ công , lương cơ bản , lập tức máy sẽ tự động tính toán . sơ đồ luân chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các nghiệp vụ khác: Bảng phân bổ tiền lương, phiếu kế toán báo sản phẩm hoàn thành, làm thêm Kết cấu vốn bằng tiền, phảI thu, PC, báo nợ, báo cáo Sổ quỹ tiền mặt, TGNH Phải trả, chứng từ phảI trả khác Báo cáo, sổ chi tiết công nợ Kho dữ liệu tổng cộng Sổ cái, sổ chi tiết, nhật ký Sổ cái, sổ chi tiết, nhật ký Báo cáo chi phí và giá thành Báo cáo quản trị 4.3.3 kế toán chi phí sản xuất chung ở đây cũng tương tự như việc xử lý nghiệp vụ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ việc phân loại chứng từ cho đến định khoản . Nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thồng số nhập các dữ liệu vào các chuyên mục , nhập dữ liệu phát sinh của kì báo cáo . Chi phí sản xuất chung liên quan đến các thành phần kế toán khác , do đó máy sẽ tự động tập hợp các phần khác nhau như các chứng từ tiền gửi ngân hàng , xuất vật tư ……. Riêng đối với khấu hao TSCĐ thì cần xác định được phương pháp tính và tính khấu hao . Mặt khác , chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chi phí nào . do vậy , phảI xây dựng và cài đăt tiêu thức váo cuối tháng khi tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh. *xử lý ngiệp vụ , xem tin báo cáo : -Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ . -Sổ chi tiết TK 627 . -Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung . -Sổ nhật kí chung ,sổ cái hoặc chứng từ ghi sổ…. 4.3.4 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Các phần mềm có thể thiêt lập menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển tài khoản đầu 6 sang 154 . Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh muc phân xưởng . Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí , kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào các sổ sách , báo cáo theo các khoản mục . Từ đó , lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục . Khi nhập dữ liệu các chi phí phát sinh phảI ghi ra khoản mục để trương trình tập hợp . 4.3.5 Kế toán giá thành sản phẩm *Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ : phần mềm kế toán không kể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành sản phẩm . Do vậy ,kế toán phảI xây dựng phương pháp tính toán sẩn phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình . * Quá trình thực hiện tình giá thành : - cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ ( có thể máy tự động chuyển từ cuối kì trước ). -Tập hợp chi phí : máy tự động tập hợp . -cập nhật sản xuất sản phẩm trong kì và làm dở cuối kì . -Tổng hợp số liệu . -In báo cáo Phần II Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 9 I/ Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây dựng sổ 9 1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam( VINACONEX) tên thường gọi là VINACONEX-9, trụ sở chính của công ty đặt tại tầng 6 và 7- Nhà D9- Đường Khuất Duy Tiến- Phường Thanh Xuân Bắc- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn sau: Ngày 15/11/1977, để chuyên môn hoá tổ chức và lực lượng thi công các ống khói, đài nước nhà nhiều tầng… từng bước áp dụng các phương pháp xây dựng tiên tiến, Bộ Xây Dựng(BXD) ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 129/BXD-TC về việc thành lập Công ty xây dựng số 9 thuộc BXD trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp xây dựng số 9 thuộc công ty xây dựng Xuân Hoà và đội ván khuôn trượt công trường K3 thuộc Công ty Xây dựng số 5. Lúc này trụ sở của công ty đặt tai Hà Nam Ninh. Ngày 20/11/1995 căn cứ vào quyết định số 992/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc thành lập Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đó là: Thành lập Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc BXD. Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam là Tổng Công ty nhà nước hoạt động kinh doanh bao gồm các đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị phụ thuộc; Tổng Công ty có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng Công ty. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội Ngày 12/2/1993 Bộ Trưởng BXD ra quyết định số 050A/BXD-TCLĐ về thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó doanh nghiệp được phép đặt trự sở tại thị xã Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình và Chi Nhánh Văn phòng đại diện tại Phường 8- Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội. Vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ xung: 952 triệu đồng Trong đó + Vốn cố định : 942 triệu đồng + Vốn lưu động : 10 triệu Theo nguồn vốn: + Vốn ngân sách nhà nước là : 709 triệu đồng + Vốn doanh nghiệp tự bổ xung : 243 triệu đồng Công ty xây dựng số 9 chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 1640/QĐ-BXD ngày 03/12/2004. Đồng thời, Công ty cổ phần xây dựng số 9 được công nhận là đơn vị kinh tế cơ sở tự chịu trách nhiệm, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, làm chức năng nhận thầu thi công các công trình và hạng mục công trình như ống khói, đài nước, nhà nhiều tầng…bằng các kỹ thuật thi công đặc biệt như ván khuôn, ván khuôn leo, kích nâng sàn…theo nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch Bộ giao bảo đảm đưa nhanh công trình vào sử dụng với chất lượng tốt, giá thành hạ và bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất. Từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, sau khi sổ phần hoá Công ty đã mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng, xây dựng nhf ở và xây dựng khách. Sản xuất cấu kiện bê tông, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà ở. Thi công xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, cấp thoát nước , nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện. Kinh doanh và phát triển nhà. Xuất nhập khẩu hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Phạm vị hoạt động của công ty rất rộng: Chuyên thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dựng, giao thông trên khắp lãnh thổ Việt Nam và đang ra thị trường quốc tế. Trong gần 30 năm hoạt động kể từ khi thành lập, công ty đã có nhiều thành tích đáng kể và nhận được nhiều huy chương cao quý: là nhà ứng dụng công nghệ cốp pha trượt hàng đầu của Việt Nam, đơn vị được cục sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáng chế về phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt, đòng thời là đơn vị đầu tiên của ngành xây dựng ứng dụng thành công những công nghệ tiên tiến trong thi công các dự án cầu, đường của ngành giao thông. Trong gần 30 năm qua, tập thể cán bộ cônh nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng số 9 đã xây dựng hàng trăm công trình ở phắp các tỉnh thành của cả nước như: Nhà Máy Xi Măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Sao Mai, Nhà Máy Nhiệt Điện Ninh Bình, Cầu Vượt Nam Định… Trong đó có nhiều công trình đạt huy chương vàng chất lượng của ngành xây dựng. Vừa qua công ty đã xây dựng thành công công nghệ cốp pha trượt vào thi công các nhà cao tầng Việt Nam. Công nghệ này tạo cho Công ty khả năng thi công các cao ốc đảm bảo chất lượng, tiến độ, mở ra hướng đI mới nhằm đa dạng hoá ngành nghề SXKD, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, Công ty cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm hoàn thiện chất lượng và giá cả sản phẩm. II/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 9( VINACONEX-9) 2.1/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Đặc điểm của sản phẩm xây lắp và tinh đơn chiếc và không tập trung, do vậy đòi hỏi các nhà quả lý phảI dựa trên những đặc điểm đó để sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý. ở cong ty cổ phần xây dựng số 9, việc sản xuất kinh doanh được bố chí rất hợp lý tuỳ theo năng lực , quy mô, đia bàn hoạt động mà chia thành các chi nhánh, xí nghiệp đội sản xuất. Đối với các công trình giao thầu do tổng công ty hoặc bên A 9 bên có có công trình 0 giao thi căn cứ vào hồ sơ thiết kế dự toán của công trình xây dựng, giám đốc trực tiếp phân công cho chi nhánh, xí nghiệp,đội,phòng kỹ thuật , phòng kinh tế , kế toán tài chính…sẽ giám sát việc thực hiện dự toán. Đối với các công trình do công ty đấu thầu: căn cứ vào luật đấu thầu ở bên A , theo yêu cầu của giám đốc, phòng kinh tế ,kế hoạch sẽ tính toán các chi tiêu kinh tế, kỹ thuật , dự toán chi phí …để làm sao đảm bảo được yêu cầu của bên A , vừa đem lại lợi nhuận cho công trình. Sau khi dự thầu, nếu trúng thầu , giám đốc sẽ trực tiếp giao cho các đội, xí nghiệp để tổ chức thi công. * Đăc điểm về công trình công nghệ và trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Ta có sơ đồ sau: Mua vật tư, tổ chức thi công Nghiệm thu công trình Tổ chức thi công Lập kế hoạch thi công nhận thầu Hoạt động xây dựng của công ty được tiến hành với quy trình công nghê sau: + khảo sát thăm dò thiết kế thi công phần móng công trình, máy móc thiết bị được tận dụng ở mức tối đa. + Tiến hành thi công công trình(xây dựng phần thô) + Lắp đặt hệ thống nước , thiết bị theo yêu cầu của công trình + Hoàn thiện trang trí đảm bảo tính mỹ thuật của công trình , kiểm tra nghiệm thu và tiến hành bàn giao quyết toán công trình. Việc trang bị máy móc kỹ thuật như trên tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực thi các công trình xây lắp một cách nhanh gọn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mỹ thuật cho công trình.  2.2/ Quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty Các ban điều hành dự án 1. Ban điều hành dự án B1 2. Ban điều hành dự án B2 3. Ban điều hành dự án B3 4. Ban quản lý dự án Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh HCM Đội XDCT số 6 Đội XDCT số 12 Chi nhánh NB Đội XDCT số 7 Đội XDCT số 13 Đội XDCT số 1 Đội XDCT số 10 Đội XDCT số 14 Đội XDCT số 3 Đội XDCT số 11 Đội XDCT số 15 Các phòng chức năng 1. Phòng tổ chức – hành chính 2. Phòng tài chính – kế toán 3. phòng kỹ thuật – QLDA 4. Phòng kinh tế – kế hoạch 5. Phòng quản lý CN - TB Phó giám đốc Giám đốc công ty Hội đồng quản trị Đại hội đồng quản trị Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần xây dựng số 9Ban kiểm soát Với phương châm làm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, làm việc có tính trách nhiệm và lấy hiệu quả công việc làm đầu, hiện nay, hiện nay công ty có tổng số cán bộ nhân viên là 1315 người. Trong đó: - Kỹ sư : 155 người - Kỹ thuật viên : 106 người - Công nhân kỹ thuật : 900 người - Công nhân khác : 154 người Căn cứ vào nhiệm vụ quy mô, trình độ quản lý trang thiết bị kỹ thuật những năm qua, công ty đã có mô hình quản lý trực tuyến tham mưu cho giám đốc. Công ty thực hiện chế độ một thử trưởng, xác định rã trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp quản lý. 2.3/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.3.1/ Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty Công ty tổ chức hạch toán kế toán vừa tập trung vừa phân tán, trong đó phòng kế toán là đơn vị chính vừa làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp vừa hạch toán ở các đội trong toàn công ty. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán công ty là phải ghi chép đúng, đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ, tiền vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng kinh phí của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước… Các ban quản lý dự án, đội XDCT hạch toán tập trung tại công ty, 02 chi nhánh công ty tại Ninh Bình và thành phố Hồ Chí Minh hạch toán nội bộ, hàng quý tập hợp báo cáo gửi về công ty để tổng hợp vào báo cáo chung của công ty. Các ban ĐHAD, các đội XDCT có một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, tập hợp chứng từ gửi về công ty để ghi sổ kế toán. 2.3.2/ Bộ máy kế toán của công ty * Sơ đồ bộ máy kế toán của đơn vị: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán thuế Kế toán TSCĐ & tiền lương Kế toán vật tư Thủ quỹ Bên cạnh đó, kế toán chi nhánh có nhiệm vị tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi chi phí sản xuất, tập hợp các chứng từ gốc phát sinh, mở sổ gốc kế toán, tập hợp số liệu và tính giá thành sản phẩm, cuối kỳ lập báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành gửi về phòng kế toán của công ty. Kế toán ở các đội: Căn cứ vào nhu cầu chi phí của từng công trình mà mình quản lý để lập kế hoạch xin tạm ứng vốn và tiến hành theo dõi chi công công trình, mở sổ sách kế toán, tập hợp chứng từ kịp thời, chính xác và đầy đủ theo từng công nghiệp vụ phát sinh, định kỳ( hàng quý) gửi chứng từ về phòng kế toán của công ty để hạch toán tạm ứng. 2.3.3/ Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty Theo hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và các quyết định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính theo chuẩn mực kế toán được hướng dẫn thực hiện. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản 3 số, tài khoản 4 số theo quy định của Bộ Tài Chính và yêu cầu quản lý của đơn vị. 2.3.4/ Hình thức hạch toán của công ty Hiện nay, Công ty đang áp dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Việc áp dụng hình thức này đã mang lại cho Công ty những kết quả đáng quan tâm, biểu hiện được những ưu điểm trong công tác kế toán áp dụng trên máy vi tính. Hình thức kế toán Nhật ký chung áp dụng tại Công ty bao gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: Sổ nhật ký chung Sổ cáI các tài khoản. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết. Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Phần mềm KTM Ghi chú Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng Công ty áp dụng hệ thống kế toán mới hiện hành, các dữ liệu kế toán được kiểm tra xử lý bằng máy vi tính. Phương pháp hạch toán kế toán các loại hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đương thẳng. Tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp trực tiếp( đích danh). Công ty tiính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán chi tiết NVL, CCDCtheo phương pháp ghi thẻ song song. Báo cáo tài chính: Theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán( B01-DNXL) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(B02-DNXL) theo quyết định số 15. Thuyết minh báo cáo tài chính(B09-DNXL) III/ Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 9 3.1/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Do đặc điểm riêng biệt của hoạt động xây lắp, quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng kéo dài, sản phẩm sản xuất ra là đơn chiếc, quy mô lớn, sản phẩm cố định tại một thời điểm, nơI sản xuất cũng đồng thời là nơI tiêu thụ … cho nên việc hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng số 9 được xác định cho từng công trình và hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi được khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ, tờ kê chi tiết riêng để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình. ở công ty, công việc kế toán được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính. 3.2/ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Công ty Cổ phần xây dựng số 9 kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, từ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo dự toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện ở phòng tài chính- kế toán của công ty. Các TK kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công TK 627- Chi phí sản xuất chung TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 632- Giá vốn hàng bán Và các TK liên quan như khác như: TK 152- Nguyên vật liệu TK 153- Công cụ dụng cụ TK 334- Phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả phải nộp khác TK 336- Phải trả nội bộ TK 136- Phải thu nội bộ TK 141- Tạm ứng TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn TK 214- Hao mòn TSCĐ 3.3/ Quy trình kế toán chi phí sản xuất 3.3.1/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các khoản mục chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm: xi măng, cát , đá, vôi, gạch, que hàn… Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc( phiếu xuất kho vật tư) để tiến hành tính ra giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong kỳ. Từ đó tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, để hạch toán chính xác chi phí sản xuất cho từng công trình, hạnh mục công trình, kế toán phải ghi chép ngay từ đầu đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu( phiếu xuất kho vật tư). Tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp trực tiếp. Trước hết, bộ phận kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công cho từng công trình, công việc( xây trát, gia công lắp dựng cốt thép, đổ bê tông…) bộ phận kế hoạch căn cứ khối lượng xây dựng theo từng công trình, công việc để tính định mức chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản và định mức nội bộ gửi cho bộ phận kế toán. Bộ phận kỹ thuật thi công các công trình căn cứ vào bản vẽ thi công và khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ yêu cầu cung cấp vật tư cho thi công công trình. Kế toán căn cứ yêu cầu cấp vật tư của cán bộ kỹ thuật ti công và bản định mức dự toán chi phí vật tư cho từng công trình, hạnh mục công trình do phòng kế hoạch gửi, lập phiếu xuất kho vật tư giao cho các đội trưởng thi công tạm ứng để mua vật tư. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư hợp lý, hợp lệ xuất kho vật tư và ghi số lượng vật tư thực xuất vào thẻ kho. Định kỳ kế toán xuống kiểm tra, thu chứng từ vật tư về phòng kế toán để tính toán,hạch toán. Công ty tính giá thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Cụ thể: Giá thực tế vật tư Giá mua Chi phí thu mua, Xuất kho công trìn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0709.doc
Tài liệu liên quan