Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần công trình Thăng Long 9

Lời nói đầu Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của Doanh Nghiệp. Để điều hành và quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp một cách có hiệu quả nhất, các nhà Doanh Nghiệp phải nắm bắt được kịp thời, chính xác, các thông tin kinh tế về các hoạt động đó “chi phí đầu v

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần công trình Thăng Long 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào” và “kết quả đầu ra”. Tất cả những thông tin kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp được kế toán với chức năng phản ánh (thông tin) và kiểm tra để thu nhận xử lý, tổng kết một cách kịp thời, chính xác bằng một hệ thống các phương pháp khoa học của mình. LờinóiđầuSự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của Doanh Nghiệp.Để điều hành và quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp một cách có hiệu quả nhất, các nhà Doanh Nghiệp phải nắm bắt được kịp thời, chính xác, các thông tin kinh tế về các hoạt động “chi phí đầu vào” và “kết quả đầu ra”. Tất cả những thông tin kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp được kế toán với chức năng phản ánh( thông tin) và kiểm tra để thu nhận xử lý, tổng kết một cách kịp thời, chính xác bằng một hệ thống các phương pháp khoa học của mình. Thực tế cho thấy những năm qua cùng với quá trình đổi mới đi lên của nền kinh tế đất nước cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện. Để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và sự đổi mới phát triển của nền kinh tế đất nước Bộ tài chính đã tiến hành xây dựng và áp dụng chế độ kế toán mới cho tất cả các Doanh Nghiệp. Đây là bước cải cách triệt để, toàn diện hệ thống kế toán của Việt Nam trong những năm qua. Xây dựng cơ bản là nghành sản xuất vật chất, độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thực hiện cơ chế hạch toán đôc lập tự chủ, đòi hỏi các đơn vị xây lắp phải trang trải được chi phí bỏ ra và phải có lãi hơn nữa, hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức theo phương thức đấu thầu đòi hỏi các Doanh Nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác chi phí sản xuất làm cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, hạch toán chính xác chi phí sản xuất sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành, giúp cho Doanh Nghiệp tính toán được kết quả hoat động kinh doanh. Từ đó có các biện pháp kịp thời để đề ra nhằm tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm. Một trong những công cụ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kế toán mà trọng tâm là kế toán tổng hơp chi phí sản xuất và tính giá thành là yêu cầu thiết thực và là vấn đề đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tập Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những bước tiến bộ và phát triển đáng kể , tuy nhiên nó có những bước tồn tại cần hoàn thiện. Do đó em chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9” cho chuyên đề của mình. Bố cục chuyên đề được trình bày trình tự như sau: Lời mở đầu Phần thứ nhất : Một số vấn đề lí luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp. I.1Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp I.1.1 Chi phí xây lắp và phân loại chi phí xây lắp I.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp I.2 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí xây lắp I.2.1 Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí xây lắp I.2.2 Phương pháp kế toán chi phí xây lắp I.3 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp (theo các hình thức kế toán) I.4 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Phần hai : Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Đặc đIểm tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Đặc điểm chung của Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Tổ chức công tác kế toán Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Kế toán chi phí xây lắp Hạch toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Phần ba: Một số nhận xét và đánh giá về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và những kiến nghị nhằm hoang thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Những ý kiến đề xuất hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9: phần thứ nhất một số vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp I.1 Khái Niệm và phân loại Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp I.1.1 Chi phí xây lắp và phân loại chi phí xây lắp 1.Khái niệm chi phí xây lắp: Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí của đơn vị xây lắp gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp .Cụ thể : Chi phí xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực động hoạt động sản xuất xây lắp. Nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuât ngoài xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ trợ 2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp: Phân loại chi phí theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là giá trị thực tế của các loại nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả lao động thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công : + Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công. + Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung : bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như: - Chi phí nhân viên quản lí đội sản xuất gồm lương chính, lương phụ và các khoản tính theo lương của nhân viên quản lí đội. - Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng, tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ… ở đội xây lắp. - Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lí ở đội xây lắp. - Các chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí theo nội dung: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ,… mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương tiền công phảI trả, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bằng tiền khác : gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị … Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất : Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm. Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy… thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phẩm vẫn mang tính ổn định. I.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.Khái niệm giá thành: Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ. Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau: -Khoản mục chi phí vật liệu. -Khoản mục chi phí nhân công. -Khoản mục chi phí máy thi công -Khoản mục chi phí sản xuất chung. 2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Xét theo thời điểm và nguồn và nguồn số liệu : Giá thành dự toán: là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức quy định của Nhà nước và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán = Giá dự toán – Lợi nhuận định mức Giá thành kế hoạch : là giá thành được xác định xuất phát từ những đIũu kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây lắp nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp được xác định theo công thức sau: (tính cho từng công trình, hạng mục công trình). Giá thành kế hoạch = Giá dự toán – Mức hạ giá thành Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành thực tế bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lí của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán. 3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chúng đều giới hạn để tập hợp chi phí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra công tác giá thành. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phí sản xuất và lượng giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Hơn nữa chi phí biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Vì vậy chúng giống nhau về bản chất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do bộ phận chi phí sản xuất không dều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Điều đó thể hiện trên sơ đồ sau: CPSXDDĐK Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ A B C D Tổng giá thành sản phẩm CPSXDDCK Qua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD - CD Hay: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Tổng giá thành=sản phẩm xây lắp + sản phẩm xây lắp - sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tập hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định được nghiệm thu bàn giao, thanh toán. Giá thành sản phẩm không bao hàm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí sinh ra nhưng chờ phân bổ cho kỳ sau. Nhưng chi phí sản xuất lại bao gồm những chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. 4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong đơn vị xây lắp Để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: Xác định đúng đối tượng tập chi phí xây lắp, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp với nghành xây dựng. Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí xây lắp thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình thực hiện định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và các chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch ngoài kế hoạch, các khoản đền bù thiệt hại, mất mát, hao phí.... trong sản xuất . Tính toán kịp thời, chính xác giá thành xây lắp của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, vạch ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả. Xác định đúng đắn, thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo đúng qui định. Đánh giá đúng dắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của từng bộ phận thi công. Kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp để cung cấp kịp thời số liệu theo yêu cầu quản lý để lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình và ra quyết định kịp thời, hợp lý. I.2 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí xây lắp I.2.1 Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí xây lắp 1. Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác định là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng sản xuất hay từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp bao gồm: Tài sản cố định, tài sản lưu động. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước. Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh. Các tài sản khác co liên quan đến doanh nghiệp. 2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí xây lắp trong kỳ Các chi phí có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó, cuối kỳ kết chuyển trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung, cuối kỳ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên quan theo các tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể là định mức chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, giờ công định mức.... tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Việc phân bổ được tiến hành theo công thức: Chi phí phân bổ cho = Tổng chi phí Hệ số từng đối tượng cần phân bổ phân bổ Trong đó : Hệ số Tổng số tiêu thức cần phân bổ của từng đối tượng phân bổ Tổng các tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng I.2.2 Phương pháp kế toán chi phí xây lắp 1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Kết cấu: - Bên nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ hạch toán. - Bên có: +) Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho. +) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ sang TK tính giá thành. TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. TK 621 không có số dư. Phương pháp hạch toán 1. Trong kỳ khi xuất nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng cho hoạt động xây lắp, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chưa có thuế) Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua kho) cho hoạt động xây lắp trong kỳ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chưa có thuế) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ(Thuế GTGT đầu vào) Có TK 331, 111, 112, 141… Trường hợp mua nguyên vật liệu không qua nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá mua có thuế GTGT) Có TK 331, 141, 111, 112… 2.Tạm ứng chi phí thu thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng ): Khi bảng qquyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành dã bàn giao được duyệt, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 141 - Tạm ứng (1413) 3.Trường hợp số nguyên liệu không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp cuối kỳ nhập lai kho, ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 622- "Chi phí nhân công trực tiếp". *Kết cấu: Bên nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm ( xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp), cung cấp dịch vụ bao gồm : Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. + Đối với hoạt động xây, lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Bên có : Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 622 không có số dư và được mở chi tiết cho các đối tượng Phương pháp kế toán: 1.Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp lao vụ, dịch vụ ( lương chính, lương phụ, phụ cấp lương ) kể cả các khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài ghi: Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334- phải trả công nhân viên ( nhân viên của doanh nghiệp xây lắp và thuê ngoài ) Có TK 111, 112 2.Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng) Khi bảng quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt ghi: Nợ TK 622- chi phi nhân công trực tiếp Có TK 141-tạm ứng (1413) 3.Kế toán chi phí sản xuất chung: Kế toán sử dụng TK 627-" Chi phí sản xuất chung" để tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành. Kết cấu: - Bên nợ : chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh. Bên có : +) Các khoản chi phí phát sinh làm giảm chi phí sản xuất chung. +) Chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. +) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí. TK 627 không có số dư và được mở chi tiết để tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất theo các yếu tố chi phí và phản ánh trên các TK : 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 - Chi phí vật liệu 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 - Chi phí bằng tiền khác Phương pháp kế toán: 1. Khi tính tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp phảI trả cho nhân viên của đội xây dựng , tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lí đội xây dựng, của công nhân xây lắp, ghi: Nợ TK 627 (6271) : Chi phí sản xuất chung Có TK 334 : Phải trả công nhân viên 2.Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng, khi bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt), ghi : Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Có TK 141 (1413) : Tạm ứng 3. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ ( % ) quy định hiện hành trên tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên qủan lý đội ( thuộc biên chế Doanh nghiệp ), ghi: Nợ TK 627 (6271) : Chi phí sản xuất chung Có TK 338 (3382, 3383, 3384 ) : Phải trả, phải nộp khác 4.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu ghi : Nợ TK 627 (6272) : Chi phí sản xuất chung Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu 5. Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho đội xây dựng, căn cứ vào phiếu xuất kho ghi: Nợ TK 627 (6273) : Chi phí sản xuất chung Có TK 153 : Công cụ, dụng cụ 6. Khi xuất công cụ dụng cụ sản xuất một lần có giá trị lớn cho đội xây dựng phải phân bổ dần, ghi: Nợ TK 142 (1421) Có TK 153 Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ ghi: Nợ TK 627 (6273 ) Có TK 142 (1421) 7. Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất .. .. thuộc đội xây dựng ghi: Nợ TK 627 (6274 ) Có TK 214 Đồng thời ghi tăng nguồn vốn khấu hao TSCĐ Nợ TK 009 8. Chi phí điện, nước, điện thoại.. .. thuộc đội xây dựng : Nợ TK 627 (6278) Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ ) Có TK 335, 112.. .. 9.Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về sửa chữa TSCĐ thuộc đội xây dựng tính vào chi hí sản xuất chung ghi: Nợ TK 627 (6273) Có TK 335, 142 - Khi sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh ghi: Nợ TK 142, 335 Nợ TK 133 ( nếu được khấu trừ thuế GTGT ) Có TK 331, 241, 111, 112 10. Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung ghi : Nợ TK 111, 112, 138.. .. Có TK 627 4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng TK 623"Chi phí sử dụng máy thi công". TK 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo công thức thi công vừa hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì doanh nghiệp hạch toán các chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627. TK 623 không dùng để hạch toán các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công. TK 623 chi phí sử dụng máy thi công có 6 TK cấp hai: - TK 6231 Chi phí nhân công : dùng để phản ánh lương chính, phụ cấp lương, lương phụ phải trả cho công nhân trực tiếp đI ều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công như : vận chuyển, cung cấp nhiên liệu - TK 6232 Chi phí vật liệu: dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu ( xăng dầu mỡ )vật liệu khác phục vụ máy thi công. - TK 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất dung để phản ánh chi phí dụng cụ liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công. -TK 6234 Chi phí khấu hao máy thi công dùng để phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. - TK 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoàI dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sữa chữa xe , máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ .. .. - TK 6238 Chi phí bằng tiền khác dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công .. .. Kết cấu: -Bên nợ : các chi phí liên quan đến máy thi công phát sinh trong kỳ -Bên có : kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công. TK 623 không có số dư cuói kỳ và được mở chi tiết theo tổ, đội máy thi công Phương pháp hạch toán : 1.Trường hợp Doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công : Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện khối lượng thi công bằng máy, hoặc giao máy thi công cho các đội, Xí nghiệp xây lắp. A.Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng thì việc hạch toán được tiến hành như sau Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công ghi: Nợ TK 621, 622, 627 Có các TK liên quan. Hạch toán chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy thực hiện TK 154 ( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ) căn cứ vào giá thành ca máy( theo giá thành thực tế hoặc giá thành nội bộ ) cung cấp cho các đối tượng xây lắp ( từng công trình, hạng mục công trình )tuỳ theo phương thức tổ chức công tác hạch toán và mối quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây lắp công trình để ghi: Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (6238 ) Có TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang + Nếu Doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ lẫn cho nhau giữa các bộ phận trong nội bộ ghi: Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (6238 ) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 333 thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 512, 511 B. Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho từng đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử dụng máy ( kể cả chi phí thường xuyên và tạm thời như phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của máy thi công sẽ hạch toán như sau Căn cứ vào tiền lương, tiền công ( không gồm BHXH, BHYT, KPCĐ ) phải trả cho công nhân điều khiển máy, ghi: Nợ TK 623 (6231) Có TK 334 Có TK 111 Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho xe, máy thi công, ghi: Nợ TK 623 (6232) Nợ TK 133 (nếu được khấu trừ) Có TK 152, 153, 111, 112, 131.. Khi khấu hao máy thi công sử dụng ở đội máy thi công , ghi: Nợ TK 623 (6234 ) Có TK 214 Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh(sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện nước, thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ), ghi: Nợ TK 623 (6237 ) Nợ TK 133(nếu được khấu trừ GTGT ) Có TK 111,112 Chi phí bằng tiền phát sinh, ghi Nợ TK 623 (6238 ) Nợ TK 133(nếu được khấu trừ GTGT ) Có TK 111,112 Trường hợp tạm ứng chi phí máy thi công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng) Khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt, ghi: Nợ TK 623 Có TK 1413 C. Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt, máy thi công được sử dụng cho từng đội xây dựng công trương để thực hiện các khối lượng thi công bằng máy, việc hạch toán khoản mục chi phí máy thi công như sau: Xuất, mua vật liệu phụ cho máy thi công ghi : - Khi xuất vật liệu phụ sử dụng cho máy thi công, ghi: Nợ TK 621 (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 152, 153 - Trường hợp khi mua vật liệu phụ cho máy thi công (không qua kho) Nợ TK 621(giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 Có TK 331, 111, 112 b. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp đIều khiển máy, ghi. Nợ TK 622 Có TK 334, 338 Khấu hao máy thi công, BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương phảI trả cho công nhân sử dụng máy thi công, chi phí sửa chữa máy, ghi: Nợ TK 627 Nợ TK 133( nếu được khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí sửa chữa máy thuê ngoài) Có TK 214, 336, 111, 112, 241, 338... D. Trường hợp thuê ca máy thi công: Nếu đơn vị thuê ngoài xe, máy thi công, khi trả tiền thuê máy thi công ghi: Nợ TK 623 (6237) Có TK 111, 112, 331 5.Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp doanh nghiệp xây lắp Tài khoản 154 : Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang TK 154 dùng để hạch toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Kết cấu và nội dung TK 154: Bên Nợ : + Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành sản phẩm xây lắp theo giá khoán nội bộ. + Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công ,chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì liên quan đến sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác. + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kì kế toán. Bên Có: + Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao ( từng phần hoặc toàn bộ) được coi là tiêu thụ: hoặc giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp ( cấp trên hoặc nội bộ) hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ. + Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đibán. + Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ , dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kì kế toán. + Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. + Trị giá nguyên liêu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập vào kho. Số Dư Bên Nợ : + Chi phí sản xuất, kinh doanh còn sản xuất dở dang cuối kì ( sản xuất xây lắp, công nghiệp, dịch vụ). + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định trong kì kế toán. Khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn những điều kiện sau: Nằm trong thiết kế công trình và đảm bảo yêu cầu về chất lượng Đã đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Phương pháp kế toán Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nhân công( kể cả chi phí nhân công thuê ngoài) cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy( chi phí ca máy thực tế) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 623 - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào bảng phân bổ chi ph._.í sản xuất chung, kết chuyển hoặc phân bổ) cho các công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Hạch toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ ( ở nhà thầu chính) Căn cứ vào giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định là tiêu thụ trong kì kế toán, ghi: Nợ TK154 Nợ TK133(1331) Có TK111, 112, 331. I.3. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp xây lắp ( theo các hình thức kế toán) Có nhiều hình thức kế toán để hạch toán chi phí sản xuất Nhật ký – sổ cái Nhật ký chung Chứng từ ghi sổ Nhật ký chứng từ Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý mà kế toán có thể lựa chọn một trong những hình thức ghi sổ trên. Đối với doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng các loại sổ sau: Sổ kế toán tổng hợp để phản ánh và ghi chép tổng hợp cho các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 621, 622, 627, 154 ) được sử dụng tuỳ theo hình thức kế toán: Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái thì sử dụng các sổ kế toán sau đây: Nhật kí – Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: + Sổ, thẻ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. + Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để phản ánh, phân tích tình hình tài sản vật tư tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung thì sử dụng các sổ kế toán sau: Sổ Nhật kí chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Sổ Nhật kí chung bao gồm các sổ như Sổ Nhật kí thu tiền, Nhật kí chi tiền, Nhật kí mua hàng, Nhật kí bán hàng. Sổ Cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hay một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ thì sử dụng các sổ kế toán sau: Sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian ( nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng kí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , quản lí chứng từ ghi sổ , vừa để kiểm tra , đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh. Sổ Cái. Sổ , thẻ kế toán chi tiết. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ thì sử dụng các sổ kế toán sau: Nhật kí chứng từ : là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Một NKCT có thể mở cho một tài khoản hoặc có thể mở cho một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Khi mở NKCT dùng chung cho nhiều tài khoản thì trên NKCT đó số phát sinh của mỗi tài khoản được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột dành cho mỗi tài khoản. Trong mọi trường hợp số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ phản ánh tập trung trên một NKCT và từ NKCT này ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh bên Nợ của mỗi tàI khoản được phản ánh trên các NKCT khác nhau , ghi Có các tài khoản có liên quan đối ứng Nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ Cái từ các NKCT. Trong hình thức Nhật kí chứng từ có 10 NKCT được đánh số từ 1NKCT số 1 đến NKCT số 10. Bảng kê : + Trong hình thức NKCT có 10 Bảng kê được đánh số thứ tự từ Bảng kê số 1 đến Bảng kê số 11 ( không có Bảng kê số 7). Bảng kê đựơc sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các NKCT liên quan. + Bảng kê có thể mở theo vế Có hoặc vế Nợ của các tài khoản, có thể kết hợp phản ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng và số dư cuối tháng… phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối tháng. Số liệu của Bảng kê không sử dụng để ghi sổ Cái. I.4 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơI phát sinh chi phí (đội sản xuất xây, lắp ) hoặc nơI chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình xây, lắp). Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quản lí chi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào: Công dụng của chi phí. Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành trong từng doanh nghiệp. Trình độ của các nhà quản lí doanh nghiệp và trình độ của cán bộ kế toán doanh nghiệp. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang theo các trường hợp cụ thể sau: 2.1 Trường hợp sản phẩm xây lắp dở dang là các khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành Trường hợp này doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán hoặc giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì (giá trị sản phẩm dở dang cuối kì) được tính theo công thức: Dck = D dk x Zdtdd Zdtht + Zdtdd Trong đó: Dck : giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. D đk : giá trị sản phẩm dở dang đầu kì. C : chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kì. Zdtht : giá thành dự toán các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kì Zdtdd : giá thành dự toán các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì theo mức độ hoàn thành. 2.2 Trường hợp sản phẩm dở dang là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Trong trường hợp này giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì chính là tổng chi phí sản xuất xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm cuối kì này của những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. 3.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp . Phương pháp giản đơn: Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành là khối lượng (hoặc giai đoạn) xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Z= C+ Ddk - Dck Z: Giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng D dk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng công trình, hạng mục công trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ trước và cuối kỳ này để tính giá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành. . Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng cho Doanh nghiệp xây lắp những công trình lớn, quá trình xây lắp có thể chia cho nhiều đội xây lắp khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Công thức: Z= Ddk + C1 + C2 + ......... + Cn – Dck C1,C2,......Cn : Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : Phương pháp này thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Mỗi đơn đặt hàng từ ngay lúc đầu thi công được mở một phiếu tính giá thành ( bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng). Chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp cho từng đơn đặt hàng bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Cuối hàng kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từng đơn đặt hàng theo từng khoản mục chi phí ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi có chứng từ chứng minh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng (công trình, hạng mục công trình hoàn thành) bằng cách cộng luỹ kế chi phí từ kỳ bắt đầu thi công đến khi đơn đặ hàng hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành, cộng luỹ kế chi phí từ kỳ bắt đầu thi công đến thời đIểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Bởi vậy bảng tính giá thành của đơn đặt hàng chưa xong được coi là các báo cáo chi phí sản xuất xây lắp dở dang. Trường hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau: Zi = Zddh X Zidt Zdt Trong đó : Zi : Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình. Zddh : Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Zdt : Giá thành dự toán của hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành. Zidt : Giá thành dự toán của hạng mục công trình. Phương pháp tính giá thành theo giá thành đinh mức: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức. Nội dung chủ yếu của phương pháp này như sau: Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệch nàyđể kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Khi có sự thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xác định số chênh lệch chi phí sản xuất xây lắp do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang cuối kỳ trước (nếu có). Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức đã được tập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức : Giá thực tế = Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do Sản phẩm định mức - thay đổi định mức - thoát ly với định mức Phần hai Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 I . Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9: 1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9: Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty: - Tên công ty : CÔNG TY Cổ PHầN XÂY DựNG CÔNG TRìNH THĂNG LONG 9. - Tên giao dịch : 9 THANG LONG CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY. - Tên viết tắt : T.L.C.JSC - Trụ sở Công ty : Xóm Đền, Thôn Kim Lũ, Xã Đại Kim, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần. - Chức năng kinh doanh : Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, san lấp mặt bằng. Do yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng. Cty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 đã được thành lập ngày 16-01-2002 theo quyết định số 636/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy chỉ mới 3 năm đi vào hoạt động nhưng ban lãnh đạo công ty đã chọn cho công ty mình hướng đi đúng đắn, ngoài việc tạo việc làm cho nhiều người lao động, mức sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần. Công tác tài chính của công ty được thực hiện một cách triệt để, nguồn vốn của công ty không ngừng được mở rộng với sự tham gia góp vốn của các cổ đông mới. Bước đầu khi đi vào hoạt động, số vốn điều lệ của công ty là 3 tỷ đồng với 4 cổ đông nhưng sau 3 năm hoạt động vốn điều lệ đã tăng lên 18 tỷ với số cổ đông tăng thêm là 2 cổ đông. Như vậy tính đến hết năm 2004 vừa qua Công ty đã tiến hành thi công và bàn giao đúng tiến độ nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp với chất lượng tốt, giá cả hợp lí như : đường Thất Khê - Lạng Sơn, Quốc lộ 32 II, liên danh DAP6 ( Đình Vũ- Hải Phòng). Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý: Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực XDCB. Do vậy, về cơ bản điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt lớn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Sự các biệt về điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất quy định đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.Quy trình công nghệ của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có thể khái quát như sau. Sơ đồ II .1: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Giải phóng mặt bằng . -Phá dỡ công trìng cũ -San nền,lấp nền Thi công nền móng Thi công phần thô : -Làm cống. -Làm móng. -Làm mặt . Thi công bề mặt và hoàn thiện công trình Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty là quy trình sản xuất hỗn hợp vừa thi công bằng lao động thủ công vừa thi công bằng máy. Đối với các công việc đơn giản như dọn dẹp giải phóng mặt bằng, đào xúc đất ... công ty có thể sử dụng lao động thuê ngoài. Giai đoạn thi công nền móng và phần thô thường do máy móc đảm nhiệm. Máy móc thiết bị thi công do phòng vật tư thiết bị quản lý ngày trung và được đưa tới công trình phục vụ thi công theo các hợp đồng thuê máy được ký giữa phòng và các đội xây dựng. Hình thức tổ chức SXKD được áp dụng tại công ty là khoán gọn công trình tới từng đội xây dựng. Theo đó các đội xât dựng phải tự đảm bảo về mặt vật tư, nhân lực cho thi công công trình. Khi công trình hoàn thành bàn giao được công ty thanh toán theo giá khoán ghi trong hợp đồng giao khoán. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 HĐQT Công trường A Công trường B Công trường C Phòng VT-XM Giám đốc 02 phó giám đốc Phòng TCHC Phòng KD-BĐS Phòng TVKT Phòng KH-KT Xưởng …………... Với cách tổ chức lao động ,tổ chức quản lí như trên sẽ tạo điều kiện quản lí chặt chẽ về mặt kinh tế, kĩ thuật khoa học tới tình hình của Đội xây lắp công trình.... đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục, mang lại hiệu quả cao, tránh thất thoát vốn. Tổ chức công tác kế toán: Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình kế toán hỗn hợp, toàn bộ công tác kế toán từ tập hợp số liệu, chứng từ ban đầu rồi đi vào hạch toán. Bộ máy kế toán gồm có 3 bộ phận: kế toán trưởng, o2 phó kế toán trưởng, các nhân viên kế toán tại công trường va tại phòng tài vụ,được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán quản trị Bộ phận kế toán nhân viên tại công trường, tại phòng TV Kế toán tài chính Trong đó: Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công ty, là người có quyền và trách nhiệm chỉ đạo phòng thực hiện các chức năng nhiệm vụ đề ra. Kế toán trưởng được uỷ quyền ký các văn bản, giấy tờ sau:ký séc bảo chi, phiếu thu, chứng từ về công nợ, văn bản từ chối về kế toán tài vụ; ký văn bản duyệt chi vốn lưu động, tiền mặt phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị(theo lệnh duyệt chi của Giám đốc); ký văn bản quyết toán hàng tháng, quý, năm; ký văn bản về quỹ tiền lương. Các phó kế toán trưởng giúp viêc cho kế toán trưởng theo sự phân công(một phó kế toán trưởng phụ trách kế toán quản trị, một phó kế toán trưởng phụ trách kế toán tài chính); Giải quyết các công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng theo uỷ quyền. Kế toán quản trị: lập kế hoạch thu, chi, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch thanh toán công nợ tuân, tháng, năm đảm bảo nền tài chính vững mạnh trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện. Cùng phòng ban khác tham mưu cho giám đốc về các dự án đầu tư. Lập các báo cáo theo yêu cầu của giám đốc. Hạch toán lãi lỗ từng công trường, xe, máy. thực hiện việc cho tạm ứng và thanh toán lương theo mức lương giám đốc đã duyệt. Kế toán tài chính: Thực hiện đúng, đủ chế độ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước. Cập nhật văn bản pháp luật phục vụ cho công tác nghiệp vụ. Thực hiện đúng yêu cầu, thời hạn công tác thuế hàng tháng, báo cáo tài chính 6 tháng, cả năm và các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trình duyệt Kế toán trưởng, Giám đốc và thực hiện trích nộp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Các nhân viên ở công trường trực tiếp trợ giúp Chỉ huy công trường, phòng tài vụ quản lý chỉ đạo tài chính, kế toán. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, kế toán máy, hình thức này rất phù hợp với công ty có quy mô hoạt động lớn, sử dụng nhiều tài khoản và thích hợp cho việc áp dụng máy tính cho phương pháp kế toán. Hình thức này ghi chép vừa đơn giản lại dễ đối chiếu số liệu, kiểm tra Các loại sổ sách: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái tài khoản Các sổ kế toán chi tiết Năm tài chính của Công ty từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm, riêng năm đầu tiên hoạt động bắt đầu từ ngày đăng ký hoạt động và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Hệ thống hạch toán kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán Báo cáo tài chính Chứng tư kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Nhận xét Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để giảm bớt số lượng chứng từ ghi sổ phải lập. Kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc sau đó lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vao chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái tài khoản Căn cứ vào chứng từ sổ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết sổ phát sinh từng tài khoản So sánh đối chiếu giữa sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết Căn cứ vào sổ cái tài khoản kế toán lập bảng cân đối tổng hợp tài khoản So sánh đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối tài khoản kế toán Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết và lập báo cáo kế toán định kì. II. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9: Kế toán chi phí xây lắp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT do bên bán lập (mua vật liệu của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ) Hoá đơn bán hàng (mua vật liệu của cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp ) Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Các chứng từ thanh toán như phiếu chi, giấy báo nợ… Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ. Tài khoản sử dụng : TK621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Nội dung: - Bên nợ: Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng để trực tiếp chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ hạch toán. - Bên có: +) Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho. +) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ sang TK tính giá thành. TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. TK 621 không có số dư. Trình tự hạch toán : 1.Trong kỳ khi xuất nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ sử dụng cho hoạt động xây lắp, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: Nợ TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chưa có thuế) Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua kho) cho hoạt động xây lắp trong kỳ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chưa có thuế) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ( Thuế GTGT đầu vào) Có TK 331, 111, 112, 141… Trường hợp mua nguyên vật liệu không qua nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá mua có thuế GTGT) Có TK 331, 141, 111, 112… 2.Tạm ứng chi phí thu thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ ( trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng ): Khi bảng qquyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành dã bàn giao được duyệt, ghi: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 141 - Tạm ứng (1413) 3.Trường hợp số nguyên liệu không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp cuối kỳ nhập lai kho, ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu, ghi: Nợ TK154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541- xây, lắp) Có TK621 : Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Sổ kế toán sử dụng : - Sổ Cái TK621, sổ chi tiết TK621. Bảng kê chi phí nguyên, vật liệu. Sổ Cái TK152, 153. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và quá trình tổ chức thi công xây lắp ở công ty nên vật tư sử dụng cho thi công ở công trình thường do các đội tự mua ngoài vận chuyển đến tận công trình và sử dụng ngay. Khi có nhu cầu về sử dụng vật liệu các đội phải có giấy xin tạm ứng kèm theo giấy báo giá gửi về công ty, phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào lượng vật tư đã bóc tách trong dự toán gửi sang phòng đề nghị giám đốc duyệt cho ứng tiền mua vật liệu. Các giấy tờ này được đưa về phòng kế toán để làm thủ tục nhận tiền đi mua vật liệu hoặc cũng có thể chuyển thẳng vào ngân hàng ( đối với tiền vay ) để trực tiếp trả cho đơn vị bán hàng . Sau đó các đội phải tập hợp chứng từ ( hoá đơn giá thanh toán, biên bản nghiệm thu khối lượng) chuyển về các phòng có liên quan để theo dõi các giấy tờ này sau khi đã được thủ trưởng đơn vị ký kế toán trưởng ký duyệt thang toán sẽ được chuyển về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán giảm nợ khi quyết toán các khoản tạm ứng phải có hồ sơ hoàn tạm ứng gồm :phiếu đề nghị tạm ứng, biên bản nghiệm thu khối lượng ,hoá đơn tài chính, phiếu thu chi, phiếu nhận tiền. Thực chất vật liệu các đội tự mua về và xuất dùng thẳng trực tiếp cho thi công xây dựng công trình giao thông . Do đó giá xuất dùng vật liệu sử dụng là giá thực tế (gồm giá mua + chi phí ). Vì vậy công ty rất chú trọng việc quản lý vật liệu từ khâu mua,vận chuyển và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường. Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc các hoá đơn mua vật liệu kế toán sẽ tập hợp chứng từ chi phí nguyên vật liệu theo từng công trình. Sao khi hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kỹ thuật, kế toán tưởng và giám đốc, kế toán tiền mặt căn cứ vào ‘giấy đề nghị tạm ứng’đã được duyệt để lập phiếu chi . Phiếu chi là cơ sở để thủ quĩ xuất tiền cho đội sản xuất. Giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi là cơ sở để kế toán ghi chứng từ, ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ chi tiết TK 111, 141 và vào sổ cái TK111, 141. Giấy đề nghị tạm ứng có mẫu như sau : Mẫu 1 Đơn vị : Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Địa chỉ : Mẫu số 03 – TT Ban hành theo QĐ 114 – TC/ QĐ/ CDKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. Giấy đề nghị tạm ứng Ngày 08 tháng 11 năm 2004 Kính gửi : Giám đốc Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Tên tôi là : Bùi Mạnh Thắng, tổ trưởng đội XDCT 06 Đề nghị tạm ứng 150.000.000 đ ( Số tiền viết bằng chữ :Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn ) Lý do tạm ứng : Mua vật liệu thi công công trình Liên danh DAP6. Thời hạn thanh toán : Trừ vào sản lượng Thủ trưởng đv K T trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghi tạm ứng Sau khi nhận được tiền nhân viên cung ứng vật tư cùng đội trường tiến hành đi muavật tư. Việc mua bán vật tư được thực hiện trên hoá đơn (xem mẫu 2 ) Mẫu 2 Mẫu số 01-GTGT 3LL Hoá đơn (GTGT). Liên 2 :Giao cho khách hàng Ngày 09 tháng 11 năm 2004 Đơn vị bán hàng : Công ty cung ứng vậy liệu xây dựng Long Giang. Địa chỉ : Họ tên người mua hàng : Bùi Mạnh Thắng . Đơn vị : Đội XDCT số 06 – Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9. Địa chỉ : Xóm Đền, Thôn Kim Lũ, Xã Đại Kim, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hình thức thanh toán :Tiền mặt. STT Tên ,quy cách sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Mã đầu cọc kg 2.120 6.095 12.921.400 2 Đá hộc m3 1000 40.000 40.000.000 3 Xi măng kg 50 645.454 32.272.700 cộng 85.194.100 Thuế suất GTGT 5% tiền thuế GTGT : 4.259.705 Tổng cộng thanh toán: 89.453.805 Số tiền viết bằng chữ (Tám mươi chín triệu bốn trăm năm mươi ba nghìn tám trăm linh lăm đồng). Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ kho đơn vị Khi vật tư được bên bán giao giao đến công trình hai bên tiến hành lập biên bản xác nhận khôí lượng . Mẫu 3 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Biên bản xác nhận khối lượng. Hôm nay, ngày 18 tháng 11 năm 2004, đại diện 2 bên gồm : Đại diện đội XDCT số 06 – Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 (bên A) Ông : Bùi Mạnh Thắng - Đội trưởng :đại diện Ông : Trần Văn Nguyên – Kế toán đội. Ông: Nguyễn Đức Giang – Nhân viên cung ứng. Đại diện :Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Long Giang(bên B). Ông :Trần Mạnh Huấn - đại diện Bà: Nguyễn Thu Hà . Hai bên thống nhất nội dung sau : Bên B đã hoàn thành cung cấp cho bên A khối lượng như đã ghi trong hoá đơn ngày 09 tháng 12 năm 2004. Và bên A thanh toán ngay 100% tổng giá trị . Cụ thể như sau : STT Tên quy cách sản phẩm Đơn vị tính Số Lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú (A) ( B) ( C ) (1) (2) (3)=(1)*(2) 1 Mã đầu cọc kg 2.120 6.095 12.921.400 2 Đá hộc m3 1000 40.000 40.000.000 3 Xi măng kg 50 645.454 32.272.700 Cộng 85.194.100 Số tiền viết bằng chữ :( Tám mươi lăm triệu một trăm chín mưoi tư nghìn một trăm đồng) . Đại diện bên A Đại diện bên B Vật tư sử dụng thi công các công trình được hạch toán theo giá thực tế Giá thực tế vật tư = Giá mua (ghi trên hoá đơn ) + Chi phí mua (Như chi phí vận chuyển, bốc dỡ …) Cuối tháng kế toán thống kê đội tiến hành ngày hợp chi phí vật liệu cho công trình lên bảng kê chi phí nguyên vật liệu. Bảng II.2 Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Đội XD Số 06 Trích : Bảng kê chi phí nguyên vật liệu nhiên liệu, công cụ dụng cụ Tháng 11 năm 2004 Đối tượng : Công Trình Liên danh DAP6 STT Trích yếu Thành Tiền TK 621 TK623 TK627 Chi phí NVLTT 175.896.802 1 Thanh toán tiền vải địa kỹ thuật 65.924.600 2 Mã đầu cọc 12.921.400 3 Đá hộc 40.000.000 4 Xi măng 32.272.700 5 Thanh toán tiền các loại thép 18.661.778 6 Thanh toán vật liệu phụ khác 6.116.324 CP nhiên liệu dùng cho máy Dầu DO. Dầu HD 40 . Dầu thuỷ lực 15.683.945 13.328.631 963.179 1.392.135 CP nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho SXC Xăng A90 . Quần áo, mũ bảo hộ lao động . Quốc, Xẻng . 6.482.725 1.937.725 2.000.000 2.545.000 Cộng 175.896.802 15.683.945 6.482.725 Bảng kê chi phí nguyên vật liệu và các chứng từ gốc được kế toán thống kê ngày hợp lại và nộp lên phòng kế toán công ty vào cuối tháng. Các chứng từ đó là căn cứ để kế toán lập chứng từ ghi sổ. Định kỳ cứ 10 ngày kế toán lập chứng từ ghi sổ một lần . Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 sử dụng TK 621” CPNVLTT’ để kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất , dùng cho quản lý doanh nghiệp kết chuyển vào TK642 , dùng cho xây dựng cơ bản chuyển thẳng vào TK241 Bảng II.3 Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Chứng từ ghi sổ Ngày 27 tháng 11 năm 2004. Đối tượng : Công trình DAP6 số 90 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu , nhiên liệu , công cụ dụng cụ cho công trình DAP6 621 623 627 1413 175.896.802 15.683.945 6.482.725 198.063.472 Cộng 198.063.472 198.063.472 Kế toán trưởng Người lập Các chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621. bảng II.4 Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Sổ chi tiết TK621 Quý IV năm 2004 Đối tượng : Công trình DAP6 – Hải Phòng Đội XDCT số 06 Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền số ngày Nợ Có 45 27/1 Chi phí NVL tháng 1 141 175.896.802 54 28/2 Chi phí NVL tháng 2 141 386.586.408 90 30/3 Chi phí NVL tháng 3 141 423.592.650 91 31/3 Kết chuyển về CPSXKD 154 986.075.860 Cộng 986.075.860 986.075.860 Bảng II .6 Công ty cổ phần XD công trình Thăng Long 9 Sổ cái TK 621 Quý IV năm 2004 Đối tượng : Công trình DAP6 – Hải Phòng Đội XD Số 06 Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Số Ng Nợ Có 91 31/3 Chi phí NVLTT công trình DAP6. 141 986.075.860 100 30/3 Chi phí NVLTT công trình Quốc lộ 32 II 141 1.505.986.916 109 ....... 30/3 ....... Chi phí NVLTT công trình đường Thất Khê - LS ................................... 141 552.506.531 127 31/3 Kết chuyển chi phí NVLTT về CPSXC 154 4.355.631.068 Cộng 4.355.631.068 4.355.631.068 Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở công ty như vậy là tương đối chặt chẽ ,nhưng việc giao khoán cho các đội xây dựng tự lo mua vật liệu có mặt hạn chế là lúc gặp khó khăn về nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chứng từ sử dụng : Bảng chấm công. Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu báo làm thêm giờ. Hợp đồng giao khoán Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Tài khoản sử dụng : TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp *Kết cấu: Bên nợ: + Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm ( xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp), cung cấp dịch vụ bao gồm : Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. + Đối với hoạt động xây, lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Bên có : Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ TK 15._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0021.doc
Tài liệu liên quan